Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu phát triển sản xuất rau trái vụ mộc châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 92 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu đồ

vii

Danh mục hộp

vii

Danh mục các từ viết tắt

viii

1. MỞ ĐẦU



1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau trái vụ

4

2.1.1 Một số vấn đề chung về sản xuất rau trái vụ
2.1.2 Phát triển sản xuất rau trái vụ
2.2 Cơ sở thực tiễn

4
10
21


2.2.1 Kinh nghiệm phát triển rau trái vụ trên thế giới

21

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển rau trái vụ ở Việt Nam

24

2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan

27

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

3.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

29

3.1.1 Điều kiên tự nhiên

29

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Mộc Châu

32

3.2. Phương pháp nghiên cứu


36

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra

36

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

36

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

39

4.1 Thực trạng phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu

39

4.1.1 Tình hình sản xuất rau trái vụ Mộc Châu


39

4.1.2 Thương hiệu sản phẩm Rau an toàn Mộc Châu

50

4.1.3 Thực trạng và khả năng phát triển sản xuất rau an toàn trái vụ ở các hộ
điều tra

52

4.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rau trái vụ Mộc Châu

58

4.1.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau trái vụ Mộc Châu

65

4.1.6 Đánh giá khả năng phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu

70

4.2 Giải pháp phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu

73

4.2.1 Phát triển, mở rộng các mô hình sản xuất rau trái vụ

73


4.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về vốn

76

4.2.3 Xây dựng quy trình, kỹ thuật sản xuất

76

4.2.4 Xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn

77

4.2.5 Mở rộng thị trường

78

4.2.6 Cơ chế chính sách

78

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

80

5.1 Kết luận

80

5.2 Kiến nghị


81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Cơ cấu diện tích các loại đất của huyện Mộc Châu từ 2012 -2014............ 30

3.2

Giá trị sản lượng các ngành kinh tế chính của huyện Mộc Châu từ 20122014.......................................................................................................... 35


4.1

Diện tích gieo trồng rau trên địa bàn Huyện Mộc Châu............................. 40

4.2

Diện tích sản xuất rau trái vụ của huyện Mộc Châu từ 2012 - 2014........... 40

4.3

Sản lượng rau trên địa bàn huyện Mộc Châu từ 2012-2014 ....................... 41

4.4

Năng suất một số loại rau chính trên địa bàn Huyện Mộc Châu 2012-2014 ........ 42

4.5

Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu .................................. 49

4.6

Giá bán một số loại rau Mộc Châu tại các thời điểm trong năm ................ 49

4.7

Thông tin chung các hộ điều tra ................................................................ 53

4.8


Diện tích đất sản xuất của các hộ điều tra.................................................. 55

4.9

Đánh giá mức độ hiểu biết của các hộ về rau trái vụ ................................. 55

4.10

Khả năng tiếp cận các nguồn hỗ trợ của các hộ ......................................... 56

4.11

Nhu cầu cần hỗ trợ của các hộ .................................................................. 57

4.12

Diện tích các loại đất của huyện Mộc Châu 2012 -2014 ............................ 58

4.13

Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện Mộc Châu ................................ 59

4.14

Thông tin các của hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu........ 60

4.15

Hiệu quả sản xuất một số lại rau và cây trồng chính của Mộc Châu .......... 66


4.16

Hiệu quả của sản xuất rau trái vụ và chính vụ trên một số loại rau ............ 69

4.17

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển sản
xuất rau trái vụ Mộc Châu......................................................................... 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của huyện Mộc Châu ............ 33

4.1

Tỉ lệ các nguồn thu nhập của hộ ................................................................... 54
DANH MỤC HỘP


STT

Tên hộp

Trang

4.1

Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu ............................ 47

4.2

Xây dựng thương hiệu rau trái vụ Mộc Châu ........................................ 52

4.3

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong phát triển sản xuất rau
trái vụ Mộc châu ......................................................................................... 65

4.4

Tiềm năng phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu ........................... 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐHQGTPHCM

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

GO

Tổng giá trị sản xuất

GAP

Good Agricultural Practices

HTX

Hợp tác xã

HV


Học viên

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LN

Lợi nhuận

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TC

Tổng chi phí

VNUA

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

SL

Sản lượng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta thì tốc
độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức sống của người dân ngày được cải thiện và
tăng lên, nhu cầu về nông sản phẩm đòi hỏi ngày một nhiều hơn cả về số lượng và
chất lượng vì vậy sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự biến đổi tích cực để phù
hợp với yêu cầu khách quan. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nông sản phẩm
thì chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
làm cho thu nhập và mức sống của bà con nông dân ngày một cải thiện hơn.
Trong bữa ăn hợp lý hàng ngày, rau tươi có vai trò quan trọng trong nhóm
thực phẩm cần thiết. Rau tươi cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính
sinh học cao như protid và lipid, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các
vitamin (A, C), các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại
đường tan trong nước và chất xenluloza. Theo thống kê của FAO gần đây, lượng
rau tiêu thụ trung bình hàng ngày của một người khoảng 400g. Như vậy nếu quy đổi
ra lượng rau tiêu thụ một ngày của cả nước hay thậm chí chỉ là một thành phố sẽ rất
lớn. Tại miền Bắc, thị trường tiêu thụ rau lớn nhất là Hà Nội. Hiện nay việc sản xuất
rau của Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu (dự án sản xuất và tiêu thụ
rau an toàn Hà Nội 2010 – 2015). Nguồn cung cấp rau chính cho Hà Nội là các
vùng chuyên canh rau tại các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận như Hưng Yên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng… Tuy nhiên trong giai đoạn trái vụ
(thường từ tháng 4 đến tháng 9), do thiếu nguồn cung nên một số loại rau được nhập
về từ các vùng sản xuất nằm cách xa Hà Nội (Đà Lạt) hoặc nhập khẩu (Trung
Quốc). Bên cạnh đó, một số địa phương khác có điều kiện thuận lợi để sản xuất rau

trái vụ cũng tham gia cung ứng các loại rau đến thị trường Hà Nội như Sa Pa, Tam
Đảo, Mộc Châu…
Với hơn 3.000 ha rau các loại, được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, thổ nhưỡng
và điều kiện địa lý, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đang dần trở thành vùng
chuyên canh rau trái vụ, đa dạng chủng loại nhất của miền Bắc. Mộc Châu cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


là nơi sản xuất, cung ứng một số loại rau, nhất là các sản phẩm rau trái vụ với
khối lượng lớn cho thị trường Hà Nội như su su, đậu trạch, cải bắp, cà chua, su
hào, các loại rau cải…
Trong những năm gần đây cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, Mộc Châu đang từng bước
xây dựng thương hiệu Rau an toàn Mộc Châu trong đó chủ lực là các sản phẩm rau
trái vụ. Sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết
đến và đánh giá cao. Tuy nhiên việc sản xuất và kinh doanh rau trái vụ của các tác
nhân trong chuỗi giá trị rau trái vụ Mộc Châu còn một số vấn đề cần giải quyết như:
thông tin về chất lượng và khối lượng sản phẩm, cung cấp các dịch vụ đi kèm,
thương hiệu sản phẩm, mối liên kết và trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong
chuỗi...
Từ những yêu cầu thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu” nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực
trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau trái vụ tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau trái vụ;
Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất rau trái vụ Mộc Châu tại
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau trái vụ Mộc Châu, đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng sản xuất, tiêu
thụ và các giải pháp phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và các giải pháp phát triển
sản xuất rau trái vụ Mộc Châu.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Mộc
Châu tỉnh Sơn La.
Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu đề tài từ 2012 đến 2014;
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 2014 đến 2015.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau trái vụ
2.1.1 Một số vấn đề chung về sản xuất rau trái vụ
2.1.1.1 Khái niệm về rau trái vụ
Rau: Là tên gọi chung của các loại thực vật có thể dùng làm thực phẩm cho
con người. Dựa vào đặc tính của từng loại mà ta có thể chia Rau thành các loại:
- Rau ăn lá : Là các loại rau sử dụng phần lá, ngọn non để sử dụng làm thực
phẩm ví dụ: Bắp cải, các loại rau cải, rau ngót….
- Rau ăn quả: Là các loại rau sử dụng quả để làm thực phẩm, ví dụ : Cà chua,
cà pháo, ớt, đu đủ, đậu trạch….
- Rau ăn củ: Là các loại rau sử dụng phần củ để sử dụng làm thực phẩm, ví
dụ: Cà rốt, khoai tây….
- Rau ăn thân: Là các loại rau sử dụng phần thân, hoặc một phần của thân để
làm thực phẩm, ví dụ : su hào, măng, chuối….
- Ngoài ra còn một số loại như rau ăn rễ (ngó sen…), rau ăn hoa (súp lơ, hoa
chuối, thiên lý…), các loại rau gia vị (húng, mùi…).
Ở Việt Nam, với đặc điểm về thời tiết, khí hậu và đặc tính canh tác nông
nghiệp nên việc trồng các loại rau thường tuân theo mùa vụ nhất định phù hợp với
đặc tính sinh học của từng loại rau. Đặc biệt là miền bắc với kiểu khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, khí hậu miền bắc phân làm 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông giữa các mùa
có sự chênh lệch về nhiệt độ rõ rệt. Vì vậy các loại rau thường phát triển và thích
nghi với những điều kiện khác nhau sẽ phân ra những mùa vụ khác nhau.
Quan điểm về rau chính vụ và rau trái vụ
Theo TS. Ngô Quang Vinh, GS.TS Phạm Văn Biên và TS. Meisaku Koizumi
(2002), Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP
Hồ Chí Minh.
“Nếu ta coi mùa khô, với vụ Đông xuân là chính vụ hầu hết các loại rau đều phát
triển tốt, năng suất cao thì mùa mưa, hầu hết các loại rau đều phát triển kém hơn,
năng suất thấp hơn. Ta gọi rau mùa mưa là rau trái vụ.” Với quan điểm này thì mùa


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


khô (vụ Đông xuân với thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) là
thời điểm rau chính vụ và mùa mưa (ứng với vụ hè thu) từ tháng 4 đến tháng 9 là
thời điểm rau trái vụ.
Theo ThS. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn và Trần Thị Thu Trà
(2008), Công nghệ chế biến rau trái, tập 1. Nhà xuất bản ĐHQGTPHCM.
“ Rau trái đúng vụ ( in-season fruit and vegetable ): đậu trái, phát triển và
chín bình thường, tùy thuộc đất đai, thời tiết. Chất lượng trái cao, thơm ngọt, kích
thước lớn, ít bị sâu bệnh.
Rau trái trái vụ (off- season fruit and vegetable ): vì nhu cầu thị trường, một
vài biện pháp sẽ được tác động để thúc đẩy cây đậu trái không đúng mùa. Chất
lượng trái thấp hơn, chua hơn, nhỏ hơn, nhưng đổi lại giá bán lại cao hơn. Ngoài ra,
năng suất và sản lượng thu trái được trải đều trong năm, làm tăng giá trị kinh tế”.
Như vậy với các quan điểm trên ta có thể thấy đặc điểm chung của rau trái
vụ đó là được sản xuất trái với thời điểm thích hợp để cây phát triển và sinh trưởng
bình thường. Việc sản xuất rau trái vụ có sự tác động của con người nhằm hạn chế
các tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu. Một cách tổng quát nhất ta có thể hiểu
như sau:
Rau chính vụ: Là các loại rau được trồng vào thời điểm khí hậu, thời tiết
thuận lợi, phù hợp với yêu cầu đặc tính sinh học của chúng (nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm..).
Rau trái vụ: Là các loại rau được trồng vào thời điểm khí hậu, thời tiết ít
thuận lợi, ít phù hợp với yêu cầu đặc tính sinh học của chúng (nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm…). Ở nước ta thì sản xuất rau trái vụ thường tập trung từ tháng 4 đến
tháng 9 dương lịch. Đây là thời gian mùa hè và mùa thu nền nhiệt độ cao, ánh

sáng nhiều, lượng mưa lớn ít phù hợp với các loại rau phổ biến mang tính ôn đới.
Việc sản xuất rau trái vụ yêu cầu phương pháp, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc
đặc biệt hơn chính vụ.
Rau trái vụ Mộc Châu: Là các loại rau được trồng vào thời điểm khí hậu,
thời tiết ít phù hợp với yêu cầu đặc tính sinh học của chúng. Các loại rau này được
trồng trên địa bàn huyện Mộc Châu và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo chứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


nhận số 37/2013/CCQLCL NLS-TS- Sơn La.
Sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu nằm trong thương hiệu Rau an toàn Mộc
Châu, được sử dụng tem nhãn của Rau an toàn Mộc Châu khi đáp ứng đủ các tiêu
chí qui định trong qui chế sử dụng nhãn hiệu Rau an toàn Mộc Châu.
2.1.1.2 Đặc điểm sản xuất rau trái vụ
Sản xuất rau trái vụ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Với các hoạt động sản
xuất nông nghiệp khác chỉ cần ở đâu có đất và lao động là có thể tiến hành sản xuất.
Nhưng do đặc thù yêu cầu về điều kiện tự nhiên phù hợp với từng loại rau nên việc
sản xuất rau trái vụ yêu cầu phải nghiên cứu và lựa chọn vùng, khu vực sản xuất có
điều kiện tự nhiên (đất, nguồn nước, khí hậu…) phù hợp hoặc có thể cải tạo để phù
hợp với các loại cây rau.
Sản xuất rau trái vụ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu. Với việc phân
hóa thời tiết theo mùa và biên độ dao động về một số yếu tố của thời tiết cao (nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm, thời gian chiếu sáng, lượng mưa…) nên việc lựa chọn các loại
giống rau phù hợp và áp dụng các biện pháp KHKT nhằm hạn chế tác động của các
yếu tố thời tiết là việc làm quan trọng trong sản xuất rau trái vụ.
Chi phí sản xuất rau trái vụ cao hơn so với sản xuất rau chính vụ. Sản xuất
rau trái vụ yêu cầu chi phí về các loại giống cao hơn, sử dụng các loại giống lai,

biến đổi nhằm thích ứng với một số điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn ví dụ giống
chịu nhiệt, kháng bệnh…Ngoài ra chi phí đầu tư để áp dụng các KHKT vào sản
xuất cũng cao hơn sản xuất rau chính vu như: Màng phủ, nhà lưới, nhà vòm, hệ
thống tưới….
Sản xuất rau trái vụ yêu cầu về trình độ kỹ thuật cao. Để sản xuất rau trái vụ
yêu cầu phải sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn, áp dụng các KHKT vào
sản xuất nhiều hơn so với sản xuất rau chính vụ. Đặc biệt việc sản xuất rau trái vụ
theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu chế độ chăm sóc và sử dụng các loại phân bón,
thuốc BVTV phải theo quy trình và đảm bảo các tiêu chí an toàn cụ thể.
Nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ cao. Hiện nay việc sản
xuất rau trái vụ ở nước ta còn tương đối hạn chế. Sản lượng và chất lượng chưa đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt các sản phẩm rau trái vụ đảm bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


về chất lượng an toàn còn rất ít. Trong khi nhu cầu chủ yếu nằm ở các thành phố lớn
như Hà Nội thì lượng rau trái vụ sản xuất tại các vùng lân cận còn ít, các vùng có
sản lượng lớn thì lại ở xa việc vận chuyển, bảo quản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ thường qua nhiều
mắt xích nên dẫn đến giá bán đội lên quá cao so với giá thành sản xuất.
2.1.1.3 Sản xuất rau trái vụ theo hướng an toàn
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mức sống của người dân ngày
càng cao. Từ những nhu cầu “ ăn no – mặc ấm” dần chuyển sang nhu cầu “ ăn ngon
– mặc đẹp”, người tiêu dùng giờ đây không chỉ quan tâm đến số lượng mà quan tâm
đến chất lượng các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản. Rau nói chung và
rau trái vụ nói riêng là những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, không thể thiếu đối

với mọi nhà. Tuy nhiên việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm rau, rau trái vụ đi
đôi với những yêu cầu về chất lượng các sản phẩm này.
Việc sản xuất rau nói chung và rau trái vụ nói riêng theo hướng an toàn đang
là hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất rau an toàn không
những đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung mà còn góp phần nâng cao thu nhập
cho người sản xuất rau, rau trái vụ.
Khái niệm về rau an toàn
Rau an toàn được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm
tất cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng,
hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức
tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn” (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (2007), quyết định số 04/2007/QĐ-BNN).
Tiêu chuẩn rau an toàn về hình thái theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn năm 2007, sản phẩm rau tươi phải được thu hoạch đúng lúc, đúng độ già kỹ
thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp
chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp. Bên cạnh đó, rau an toàn cần phải đảm bảo
các tiêu chuẩn về mức giới hạn tối đa cho phép của các nội chất như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


- Hàm lượng nitrat (NO3) (mg/kg) (Phụ lục 1)
- Hàm lượng của một số kim loại nặng và độc tố (Phụ lục 2)
- Hàm lượng của một số vi sinh vật (Phụ lục 3)
- Hàm lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 4)
Tại những vùng sản xuất nông nghiệp có môi trường sinh thái không tốt, cây
rau có thể bị chuột, sâu bệnh hại làm thất thu trung bình 20 – 40% năng suất, nhiều

vùng thậm chí còn mất trắng. Chính vì thế hóa chất bảo vệ thực vật được dùng
thường xuyên trên đồng ruộng. Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm tăng
ô nhiễm môi trường sinh thái, làm giảm mật độ và số lượng thiên dịch. Thêm vào
đó, mực nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
quá cao.
Điều kiện để sản xuất rau an toàn
Những quy định chung:
Sản xuất các loại "rau an toàn", khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng
loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Nếu thực hiện đầy đủ và
nghiêm túc những điều kiện sau đây thì bảo đảm các yêu cầu về "rau an toàn" như
đã nêu trên.
Đất trồng:
Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các
chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang,
không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.
Phân bón:
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục,
tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân
rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân
dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt
đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có
thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam)
và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều
hòa sinh trưởng cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8



Nước tưới:
Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô
nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp,
thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.
Phòng trừ sâu bệnh
Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế
thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho
người và môi trường. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:
Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh
trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp
phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau.
Chú ý thực hiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ
với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại
khác.
Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện
sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc
trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, hoặc hạn chế tối đa sử dụng
các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc
nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc,
thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng
các loài sinh vật có ích trên ruộng.
Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen
thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của
từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm, ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu
hoạch) bằng các hoá chất BVTV.
Sản xuất rau an toàn trái vụ
Việc sản xuất rau an toàn yêu cầu quy trình kỹ thuật và áp dụng các tiêu
chuẩn về độ an toàn cao. Cùng với đó là chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng sẽ bị
ảnh hưởng. Việc áp dụng sản xuất rau an toàn trong trái vụ càng gặp nhiều khó khăn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


hơn khi những điều kiện về khí hậu, thời tiết ít phù hợp hơn với các lại rau.
Tuy nhiên cùng với sự hát triển của kinh tế - xã hội, đời sống được nâng cao,
nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn ngày càng được nâng cao. Nhất là với
các sản phẩm thực phẩm. Vì vậy việc phát triển sản xuất phải hướng tới đáp ứng
như cầu đó của người tiêu dùng.
Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam đã áp dụng rất nhiều công nghệ sản xuất
rau như trồng rau trong nhà màng, nhà lưới, nhà kính hiện đại của Israel, trồng rau
bằng phương pháp thuỷ canh tĩnh, thuỷ canh tuần hoàn (NFT)…và đặc biệt là ứng
dụng công nghệ vòm che để sản sản xuất rau trái vụ đem lại hiệu quả rất cao. Nông
dân dễ áp dụng , chi phí đầu tu thấp, kỹ thuật đơn giản. Nhờ ứng dụng công nghệ
này mà các loại thông thường chỉ trồng được chính vụ nay đã được trồng quanh
năm như su hào, cần tây, xà lách…
2.1.2 Phát triển sản xuất rau trái vụ
2.1.2.1 Tổng quan về phát triển sản xuất rau trái vụ
Lý luận về phát triển sản xuất
Phát triển theo định nghĩa tiếng việt nghĩa là sự biến đổi theo chiều hướng
tăng lên từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Theo Triết học duy vật biện chứng thì phát triển là phạm trù triết học khái
quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện.
Như vậy, sự phát triển là quá trình không ngừng gia tăng về trình độ, về
kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh tính quy định mới cao hơn về
chất. Phép biện chứng duy vật khẳng định sự phát triển, đổi mới là quá trình diễn ra
không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy của con người.

Trong giới hữu sinh, sự phát triển biểu hiện ở việc tăng cường khả năng thích
nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện
chính mình, ở khả năng hoàn thiện về trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường.
Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự
nhiên và xã hội theo quy luật, thông qua hoạt động thực tiễn của con người, hướng
tới sự nghiệp giải phóng con người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu
sắc, đầy đủ hơn về tự nhiên và xã hội và nhận thức chính bản thân con người. Phép
biện chứng duy vật khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật,
hiện tượng nhưng không diễn ra một cách trực tuyến, mà quanh co, phức tạp, theo
hình xoáy ốc; trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay
để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính
sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất
và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết
làm ra sản phẩm?
Phát triển sản xuất rau trái vụ
Như vậy phát triển sản xuất rau trái vụ được hiểu là quá trình gia tăng không
ngừng về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và hướng tới dần hoàn thiện đáp
ứng như cầu của người tiêu dùng sản phẩm rau trái vụ.
Phát triển sản xuất rau trái vụ bao gồm: Phát triển về chiều rộng và phát triển
về chiều sâu.
- Phát triển về chiều rộng: Phát triển sản xuất rau trái vụ về chiều rộng được

hiểu như quá trình mở rộng về diện tích sản xuất rau trái vụ, gia tăng về số hộ tham
gia sản xuất rau trái vụ, gia tăng chủng loại rau trái vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm rau trái vụ…
- Phát triển về chiều sâu: Phát triển sản xuất rau trái vụ về chiều sâu được
hiểu như quá trình nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm rau, tăng giá bán,
nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất rau trái vụ, nâng cao kiến thức cho người sản
xuất, tăng mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng…
2.1.2.2 Lợi ích của việc phát triển sản xuất rau trái vụ
Việc sản xuất rau trái vụ tuy yêu cầu về kỹ thuật canh tác cũng như áp dụng
các biện pháp KHKT (sử dụng màng phủ, lưới che, nhà lưới, nhà vòm..) vào sản
xuất nên chi phí cho sản xuất luôn cao hơn so với sản xuất rau chính vụ theo cách
truyền thống. Nhưng đổi lại nhu cầu về sản phẩm rau trái vụ và giá sản phẩm luôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


cao hơn. Vì vậy việc đầu tư cho sản xuất rau trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn các loại rau chính vụ.
So với các cây trồng khác lợi nhuận từ việc trồng rau cao hơn rất nhiều
(gấp khoảng 5 lần so với trồng lúa) tuy nhiên do sản xuất chính vụ sản lượng
lớn nhiều khi cung vượt quá cầu dẫn đến việc tiêu thụ khó và giá cả bấp bênh.
Việc sản xuất rau trái vụ sẽ giải quyết được các vấn đề khó khăn trên khi nhu cầu
về các loại rau trái vụ hiện nay rất cao, giá cả ổn định và mang lại lợi nhuận cao
cho người nông dân.
Rau xanh, củ, quả cung cấp các dưỡng chất cần thiết và rất quan trọng cho
con người như chất xơ, vitamin, khoáng chất như sắt, đồng, magiê....mà không có
tác dụng phụ kèm theo, không những thế chúng còn giúp ta tiêu hóa tốt, tạo cảm
giác ngon miệng, đồng thời cũng chứa nhiều chất có khả năng làm giảm sự lão hóa

của tế bào con người, qua đó giúp con người trẻ đẹp, khỏe mạnh hơn. Một số rau củ
quả có khả năng chữa bệnh nữa. Vì thế trong thành phần thức ăn của con người
không thể thiếu rau. Tuy nhiên với thời tiết khí hậu nắng nóng vào mùa hè nên ít
phù hợp với các loại rau ôn đới như bắp cải, cà chua, xà lách, các loại rau họ thập
tự… vì vậy thời điểm từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là khoảng thời gian khan
hiếm các loại rau, củ nhất. Nhu cầu về các loại rau trái vụ vào thời điểm này là rất
cao. Việc phát triển sản xuất rau trái vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đó không những
đảm bảo về số lượng mà còn đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng.
Ngoài ra với việc phát triển sản xuất rau trái vụ mang lại lợi nhuận cao hơn
các cây trồng khác sẽ thu hút và tận dụng được nguồn lao động dồi dào hoạt động
trong ngành nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho nông dân.
2.1.2.3 Nội dung của phát triển rau trái vụ
Phát triển về diện tích
Khi nhắc đến phát triển sản xuất nông nghiệp một trong những yếu tố đầu
tiên được nhắc đến là mở rộng diện tích đất canh tác. Việc phát triển sản xuất rau
trái vụ cũng vậy. Diện tích sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất cụ thể
là sản lượng và năng suất sản phẩm. Tuy nhiên với đặc điểm yêu cầu khắt khe về
một số điều kiện khí hậu, thời tiết (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ….), thị trường tiêu thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


(gần vùng sản xuất)… việc mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ yêu cầu phải có sự
nghiên cứu, lựa chọn những vùng phù hợp để mở rộng sản xuất.
Phát triển về kỹ thuật canh tác
Kỹ thuật canh tác (phương thức sản xuất) là yếu tố quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và sản xuất rau trái vụ nói riêng. Với yêu cầu cao về sự phù
hợp của các yếu tố khí hậu, thời tiết đối với từng loại rau cụ thể nên việc sản xuất

các loại rau trong thời điểm trái vụ gặp rất nhiều khó khăn. Việc áp dụng các tiến bộ
KHKT vào sản xuất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động tiêu cực của các
điều kiện khí hậu, thời tiết bất lợi đối với các loại rau trong thời điểm trái vụ là yêu
cầu cần thiết trong sản xuất rau trái vụ. Một số kỹ thuật canh tác được áp dụng trong
sản xuất rau trái vụ hiện nay như: Xây dựng nhà vòm nilon, xây dụng nhà lưới, sử
dụng màng phủ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt….
Phát triển về sản lượng, năng suất
Cùng với việc mở rộng diện tích sản xuất và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản
xuất, việc phát triển sản xuất rau trái vụ hướng tới nâng cao sản lượng và tăng năng
suất cây trồng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và sức ép gia tăng dân số nhu cầu
về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, nhất là đối với các sản phẩm rau trái vụ.
Cùng với quá trình đô thị hóa ngày càng cao khiến diện tích sản xuất ngày càng bị
thu hẹp trong khi nhu cầu sử dụng rau của con người ngày càng tăng việc tăng sản
lượng thông qua tăng năng suất cây trồng ngày càng trở nên cần thiết.
Để tăng năng suất rau trái vụ ngoài áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất
cần phải phải nghiên cứu và ứng dụng các giống rau mới phù hợp với điều kiện tự
nhiên và mang lại năng suất cao hơn.
Sản lượng rau trái vụ phụ thuộc vào diện tích sản xuất và năng suất các loại
rau trái vụ.
Phát triển về trình độ của người sản xuất
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe
con người và vật nuôi là xu thế ưu tiên của nông nghiệp thế giới thế kỷ 21. Vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội và đặt ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13



cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau trái vụ nói riêng những thách
thức mới.
Là chủ thể của quá trình sản xuất rau trái vụ, người sản xuất là người quyết
định sản xuất cây gì, sản xuất bao nhiêu, cách sản xuất như thế nào. Họ luôn phải
đứng trước nhiều khó khăn và phải cân nhắc ứng xử ra sao để sản xuất tốt, mang lại
hiệu quả kinh tế. Đặc biệt sản xuất rau trái vụ hiện nay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về
khí hậu, thời tiết, rủi ro về thị trường.
Để phát triển sản xuất rau trái vụ yêu cầu đầu tiên là phải làm sao để nâng
cao trình độ, nhận thức của người sản xuất. Chỉ cho họ biết cách tư duy nên chọn
cây trồng nào, cách thức tổ chức sản xuất ra làm sao, ứng phó với những rủi ro tiềm
ẩn như thế nào, lựa chọn và phát triển thị trường ra làm sao….Để làm được những
điều đó các cơ quan hữu quan cần có những chính sách, kế hoạch hỗ trợ nhằm nâng
cao năng lực cho người sản xuất thông qua tuyên truyền, vận động, tổ chức các
khóa học, lớp học tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất. Xây dựng các mô
hình trình diễn sản xuất rau trái vụ, gắn mô hình với việc đào tạo tại hiện trường….
Yêu cầu về trình độ của người sản xuất rau trái vụ bao gồm:
- Nhận thức về rau trái vụ và rau trái vụ theo tiêu chuẩn an toàn
- Kỹ thuật canh tác, sản xuất rau trái vụ
- Khả năng hoạch toán kinh tế hộ, lập kế hoạch sản xuất cho hộ, nhóm hộ
- Các kiến thức về kinh doanh, thị trường tiêu thụ rau trái vụ
Phát triển về giống
Phát triển về giống rau trái vụ bao gồm: phát triển về số lượng giống rau và
phát triển về chất lượng giống rau.
Hiện ít các loại rau được trồng trái vụ, việc phát triển sản xuất rau trái vu đòi
hỏi phải phát triển đa dạng các chủng loại rau nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Việc nghiên cứu đưa nhiều loại rau vào sản xuất trái vụ đang ngày càng được
quan tâm. Ngoài ra việc nghiên cứu ra các bộ giống mới có các đặc tính thích nghi
tốt với một số điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, có giá trị kinh tế cao cũng là
một hướng đi cần thiết cho phát triển rau trái vụ.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


Phát triển về thị trường tiêu thụ
Bài toán “Được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá” đang là bài toán khó
có lời giải đáp đối với nông dân. Đặc biệt là đối với sản xuất rau vì đặc thù khó bảo
quản và khó dự trữ. Tuy nhiên đối với các sản phẩm rau trái vụ hiện nay gánh nặng
đó của người nông dân chưa cao do nhu cầu của thị trường cao và ngày càng tăng,
trong khi cung hiện nay chưa đủ cầu.
Thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ là quá trình bảo quản và
vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Mặc dù nhu cầu cao nhưng nhiều nơi không có sản
phẩm để cung ứng trong khi nhiều nơi lại dư thừa sản phẩm. Hay khi sản phẩm đến
tay người tiêu dùng thì qua nhiều khâu trung gian nên giá đội lên rất cao.
Yêu cầu để phát triển về thị trường tiêu thụ rau trái vụ là: Xây dựng, quy
hoạch vùng sản xuất gần với các thị trường lớn (các đô thị), tăng cường các hoạt
động chế biến, bảo quản, dự trữ sản phẩm sau thu hoạch, xây dựng mối liên kết giữa
người sản xuất và thị trường….
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau trái vụ
Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa lý
Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng
như sản xuất rau trái vụ nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không
gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở
mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình
thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa
hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau.
Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ hội để phát triển sản xuất.
Việt Nam vừa gia nhập WTO tạo điều kiện cho nước ta học hỏi, tiếp thu những

kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau trái vụ nói
riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng tạo nhiều điều kiện
cho nước ta trong xuất khẩu các sản phẩm rau ra các nước trên thế giới.
Điều kiện đất đai
Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


cũng như sản xuất rau trái vụ nói riêng. Các tiêu thức của đất đai cần được phân
tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau trái vụ là: Tổng
diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn nước đất, hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng
các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất…); đặc điểm về địa hình, độ cao của đất đai.
Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là
phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai
khó khăn cho phát triển cây trồng này, nhưng lại thuận lợi cho phát triển loại cây
khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng
của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định.
Điều kiện khí hậu
Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất rau trái vụ. Cần phải phân
tích những thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm
không khí…, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng
cụ thể.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có pha trộn tính chất ôn đới nhất là
miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: Trung du, miền núi,
đồng bằng và ven biển.
Đặc điểm này đem lại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau

trái vụ nói riêng nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng năm
có lượng mưa quân bình tương đối lớn 880m2, trong đó chỉ riêng lưu vực sông
Hồng và sông Mêkông chiếm 75%. Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt rất phong phú
cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ, ánh
sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C…), tập đoàn cây trồng và vật nuôi
phong phú, đa dạng. Nhờ những thuận lợi đó mà ta có thể gieo trồng nhiều loại rau
phong phú, và quanh năm, đảm bảo sản xuất liên tục và thu lợi nhuận cao. Đây là
yếu tố then chốt để phát triển sản xuất rau trái vụ.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng còn nhiều khó khăn lớn như: mưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng.
Nắng nhiều thường gây nên khô hạn, có nhiều vùng thiếu cả nước cho người, vật
nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra
những tổn thất lớn đối với mùa màng. Bên cạnh đó một mùa thường chỉ cơ một số
loại rau nhất định mà nhu cầu của người dân vẫn rất nhiều, điều đó đặt ra nhiều vấn
đề về sản xuất rau trái vụ…
Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội
Lao động
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển rau trái vụ. Nước ta
là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn,
nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở ngại cho phát triển kinh tế cũng như ổn
định đời sống dân cư. Hiện nay, nước ta vẫn còn 70% dân số sống ở vùng nông thôn
và 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Dân số nước ta trẻ nên lực lượng

lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân, hàng năm có them khaỏng 1,1
triệu lao động mới. Chính vì vậy, nguồn lực lao động của nước ta rất dồi dào, có thể
đáp ứng được nhu cầu cho phát triển nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau
nói riêng. Là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất rau trái vụ ở
Việt nam hiện nay.
Vốn
Bên cạnh nguồn lực về lao động, vốn cũng là vấn đề không thể thiếu trong
phát triển sản xuất rau trái vụ. Nhà nước cũng đã có những chính sách để hỗ trợ
người dân vay vốn phục vụ cho sản xuất rau nói chung và rau trái vụ nói riêng.
Những năm gần đây, Nhà nước đã có những đổi mới quan trọng trong chính sách
tín dụng nông nghiệp, thể hiện tập trung ở Nghị quyết Trung ương lần thứ năm
(khóa VII) và Nghị quyết 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ
người sản xuất vay vốn, gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: ngân hàng Nhà
nước và ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
tự nguyện do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn vốn tối đa đáp ứng
cho nhu cầu phát triển nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 17


- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân
dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm (có và không có kỳ hạn), tín
phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng…
- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và thủy sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế.
- Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối
với vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp

phần xóa đói hiảm nghèo trong nông thôn.
Vốn trong sản xuất rau an toàn thường là vốn tự có của người dân, hay vốn
đi vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước cũng có
các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông
hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau.
Thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn, chi phối quá trình sản xuất kinh
doanh rau trái vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau trái vụ.
Yếu tố thị trường bao gồm: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Về yếu tố thị trường đầu vào đối với rau trái vụ: Để sản xuất rau trái vụ yêu
cầu những yếu tố đầu vào (giống, phân bón, cơ sở hạ tầng….) khắt khe hơn đối với
sản xuất rau chính vụ. Đặc biệt là sản xuất rau trái vụ theo hướng an toàn, các yếu
tố về giống, phân bón, thuốc bvtv…phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn
an toàn. Về cơ sở hạ tầng cũng đòi hỏi cao với các mô hình nhà lưới, nhà vòm…Để
phát triển sản xuất rau trái vụ một cách hiệu quả đòi hỏi phải đáp ứng đủ và đảm
bảo các yếu tố đầu vào đó.
Về yếu tố thị trường đầu ra đối với rau trái vụ: Cầu thị trường phụ thuộc cơ
cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Do rau trái vụ là sản phẩm có nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của dân cư, trong khi lượng cung sản phẩm rau trái vụ hiện nay còn rất ít
và chưa đảm bảo về chất lượng nên thị trường tiêu thụ rau trái vụ còn rất rộng mở,
đặc biệt là đối với các thành thị, thành phố lớn.
Về cung cấp rau trái vụ, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường.
Cung cấp rau trái vụ hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 18


xuất chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các mô hình, quy mô còn nhỏ. Để tổ

chức sản xuất kinh doanh rau trái vụ được hiệu quả cần có sự quản lý chặt chẽ trong
sản xuất, cung cấp đầy đủ số lượng cũng như chất lượng rau trái vụ theo yêu cầu,
đúng thời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
Giá
Vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất rau trái vụ , giá rau trái vụ thường cao hơn rau chính vụ và rau sản xuất theo
cách truyền thống do chi phí sản xuất rau trái vụ thường cao hơn. Hoặc do qua
nhiều khâu trung gian nên khi sản phẩm rau trái vụ đến tay người tiêu dùng bị đội
giá lên rất cao. Giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hơn, và nếu giá quá
thấp thì không đảm bảo cho sản xuất.
Nhóm yếu tố về cơ chế quản lý, chính sách của các cơ quan hữu quan
Chính sách, cơ chế quản lý
Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triển
sản xuất rau trái vụ. Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ cho sản xuất rau nói
chung và sản xuất rau trái vụ nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần kinh tế,
khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị
trường; Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập
cho các tăng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân; Chính sách đầu tư
và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất
và tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sản xuất rau trái vụ theo hướng an toàn cần phải đảm bảo các
quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất rau an toàn như: Yêu cầu về nhân lực,
về đất trồng, về phân bón, thuốc bvtv, nước tưới, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và
bảo quản….
Ngoài ra còn có các quy định của Nhà nước về thủ tục chứng nhận điều kiện
sản xuất rau an toàn, thủ tục chứng nhận rau an toàn. Các cơ sở sản xuất rau trái vụ
theo hướng an toàn phải đảm bảo đầy đủ các quy định của Nhà nước về các vấn đề
có liên quan đến rau an toàn này mới có thể đi vào sản xuất kinh doanh rau an toàn.
Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 19


Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như
đường xá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống
thông tin liên lạc… Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông
nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau trái vụ.
Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong
việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh
doanh rau trái vụ. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất rau quả nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Năng suất rau quả trong nhà kính, nhà che nilông, rau trồng trong dung dịch không
đất rất cao (bình quân từ 25 – 30 kg/m2 đối với cà chua, dưa chuột là 250 – 300
tấn/ha, gấp 20 lần so với trồng ngoài đồng và phương thức canh tác truyền thống),
do khống chế được các yếu tố ngoại cảnh. Rau quả trồng trong nhà kính, nhà lưới
không chứa độc tố, hợp vệ sinh, mẫu mã đẹp, dễ xuất khẩu.
2.1.2.5 Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau trái vụ
Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm đầu tiên của các hộ nông dân khi quyết
định sản xuất một loại cây trồng nào đó. Với nền nông nghiệp của nước ta đa số các
nông dân hiện nay lựa chọn cây trồng canh tác chính là lúa và ngô. Xét về hiệu quả
kinh tế so với việc sản xuất rau màu thấp hơn khá nhiều (Sản xuất rau mang lại hiệu
quả gấp 5 lần sản xuất lúa).
Sản xuất rau trái vụ mang lại thu nhập cao hơn với sản xuất lúa, ngô hoặc rau
chính vụ do nhu cầu về rau trái vụ cao và giá cả cao. Tuy nhiên chi phí để sản xuất
rau trái vụ cũng cao hơn rất nhiều so với sản xuất rau chính vụ và một số cây trồng
khác do yêu cầu về chi phí đầu tư ban đầu cao (giống, cơ sở hạ tầng…), công chăm
sóc nhiều, đặc biệt là các yếu tố rủi ro (sâu bệnh, thiên tai..) cao.

Phát triển sản xuất rau trái vụ hướng tới nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế
trong sản xuất rau trái vụ thông qua nâng cao sản lượng, năng suất cây trồng, nâng
cao giá bán, tối thiểu chi phí đầu tư và đặc biệt là hạn chế tối đa các rủi ro có thể
gặp phải trong sản xuất rau trái vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 20


×