Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SỢI,VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VIỆT THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.15 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG TIÊU THỤ SỢI,VẢI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT VIỆT THẮNG

HOÀNG VŨ THỊ NGỌC THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và biện
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sợi, vải tại Công Ty Cổ Phần Dệt Việt
Thắng” do Hoàng Vũ Thị Ngọc Thanh, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________.

TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
họ tên)

Ngày

tháng

(Chữ ký
họ tên)

năm

Ngày
ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ba, Mẹ và các thành viên
trong gia đình. Ba, Mẹ luôn là nguồn động viên to lớn giúp con vượt qua khó khăn và
là chỗ dựa tinh thần cho con thực hiện những ước mơ trong cuộc đời.

Xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh nói chung và của Khoa Kinh Tế nói riêng đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi
những kiến thức chuyên môn và cả những kinh nghiệm sống để làm hành trang vững
tin bước vào đời.
Xin chân thành cám ơn thầy Ts.Lê Quang Thông người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Tổng Giám đốc Công Ty Cổ
Phần Dệt Việt Thắng, đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt xin cảm ơn
các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế Hoạch Kinh Doanh – những người đã trực tiếp
hướng dẫn cho chúng em được tiếp cận với thực tế. Dù rất bận rộn với công việc
nhưng các anh chị đã tranh thủ hỗ trợ, cung cấp tư liệu, thông tin cho tôi trong quá
trình tìm hiểu, khảo sát thực hiện đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ động viên của các bạn, xin gửi lời cám
ơn thân thiết đến các bạn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Quý thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt.
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong Công Ty luôn gặt hái được
nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống.

Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Vũ Thị Ngọc Thanh

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG VŨ THỊ NGỌC THANH. Tháng 07 năm 2009. “Thực Trạng và
Biện Pháp Nhằm Thúc Đẩy Hoạt Động Tiêu Thụ Sợi, Vải Tại Công Ty Cổ Phần
Dệt Việt Thắng”.
HOANG VU THI NGOC THANH. July 2009. “Situation and Solutions to

Strengthen Texttile Consumption at Viet Thang Textile Joint Stock Company”.
Các doanh nghiệp luôn cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng trên
thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối
với khách hàng, có như vậy mới tồn tại và phát triển được. Đề tài đánh giá và phân
tích tình thực tế hoạt động tiêu thụ vải, sợi tại Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng, xác
định thuận lợi và khó khăn của công ty. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra biện pháp mở
rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh tiêu thụ sợi, vải của công ty trong
thời gian sắp tới.

iv


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài

3

1.4. Cấu trúc khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


5

2.1. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng

5

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

5

2.1.2. Loại hình doanh nghiệp và qui mô

7

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

7

2.2.1. Chức năng

7

2.2.2. Nhiệm vụ

8

2.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức

9


2.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

9

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.4. Sơ đồ cơ cấu công ty

10
13

2.4.1. Sơ đồ cơ cấu các nhà máy sản xuất của công ty

13

2.4.2. Các nhà máy trực thuộc Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng

13

2.5. Quy trình sản xuất – công nghệ

15

2.5.1. Sơ đồ quy trình sản xuất sợi và dệt
v

15


2.5.2. Ưu nhược điểm của quy trình sản xuất

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
18
18

3.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

18

3.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

19

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

22

3.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ

28

3.2. Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

30


3.2.2. Phương pháp mô tả

30

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử

31

3.2.4. Phương pháp phân tích

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát thị trường kinh doanh của công ty

32
32

4.1.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

32

4.1.2. Vị thế cạnh tranh của Vicotex trên thị trường

33

4.1.3. Giới thiệu sản phẩm của công ty

35


4.1.4. Đặc điểm cung ứng sản phẩm của công ty

38

4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 – 2008

39

4.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

39

4.2.2. Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

42

4.3. Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sợi, vải từ năm 2006 – 2008

44

4.3.1. Tình hình tiêu thụ sản lượng sợi, vải theo thị trường
44

từ năm 2006 – 2008
4.3.2. Tình hình tiêu thụ sản lượng theo từng loại mặt hàng chính

47

của công ty từ năm 2006 – 2008

4.3.3. Doanh thu tiêu thụ sợi, vải theo thị trường của công ty

49

từ năm 2006 – 2008
4.3.4. Doanh thu tiêu thụ sợi, vải theo mặt hàng chính

50

từ năm 2006 – 2008
4.3.5. Tình hình xuất khẩu sợi, vải theo thị trường của công ty
vi

52


4.3.6. Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty từ năm 2006 – 2008

54

4.3.7. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty từ năm 2006 – 2008

55

4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sợi, vải của công ty

56

4.4.1. Nhân tố bên trong


56

4.4.2. Nhân tố bên ngoài

62

4.5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

66

4.5.1. Những thuận lợi

66

4.5.2. Những khó khăn

68

4.5.3. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty đến năm 2020

70

4.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ
72

phần Dệt Việt Thắng
4.6.1. Thành lập bộ phận Marketing

72


4.6.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

75

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

79

5.1. Kết luận

79

5.2. Đề nghị

79

5.2.1. Đối với nhà nước

79

5.2.2. Đối với Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC


84

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

CPSXKD

Chi phí sản xuất kinh doanh

ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần




Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

Hv

Hiệu suất sử dụng đồng vốn

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

P


Giá bán một đơn vị sản phẩm

Q

Sản lượng

TC

Tổng chi phí

TCHC

Tổ chức hành chính

TCKT

Tài chính kế toán

TDT

Tổng doanh thu

TGĐ

Tổng giám đốc

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNDP

Tổ chức Liên Hiệp Quốc

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VICOTEX

Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng

VIMYTEX

Công ty Việt Mỹ kỹ nghệ dệt sợi

VINATEX

Tập đoàn dệt may Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới
viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.4.2.1. Thiết Bị Sản Xuất Của Nhà Máy Sợi

14

Bảng 2.4.2.2. Thiết Bị Sản Xuất Của Nhà Máy Dệt

14

Bảng 4.2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Từ Năm 2006 – 2008

40

Bảng 4.2.2.1. Chỉ Tiêu Về Doanh Thu Của Công Ty Từ Năm 2006 – 2008

42

Bảng 4.2.2.2. Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Từ Năm 2006 – 2008

43

Bảng 4.2.2.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty từ năm 2006 – 2008

44

Bảng 4.2.2.4. Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Từ 2006 – 2008

44


Bảng 4.3.1.1. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Vải Theo Thị Trường
45

Từ Năm 2006 – 2008
Bảng 4.3.1.2. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Sợi Theo Thị Trường

46

Từ Năm 2006 – 2008
Bảng 4.3.2. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Theo Từng Loại Mặt Hàng Chính

47

Từ Năm 2006 – 2008

Bảng 4.3.3. Doanh Thu Tiêu Thụ Sợi, Vải Theo Thị Trường Từ Năm 2006 – 2008 49
Bảng 4.3.4. Doanh Thu Tiêu Thụ Sợi, Vải Theo Mặt Hàng Chính
50

Từ Năm 2006 – 2008

Bảng 4.3.5. Tình Hình Xuất Khẩu Sợi, Vải Theo Thị Trường Từ Năm 2006 - 2008 52
Bảng 4.3.6. Bảng Cân Đối Kế Toán Rút Gọn Từ Năm 2006 – 2008

54

Bảng 4.3.7.1. Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Vốn Chủ Sở Hữu

55


Bảng 4.3.7.2. Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Trong Sản Xuất Kinh Doanh

55

Bảng 4.4.1. Bảng Chiết Tính Giá Thành Vải Mộc (khổ 1.2m)

57

Bảng 4.4.2. Hiện trạng thiết bị và năng lực sản xuất của Nhà Máy Sợi

59

ix


Bảng 4.4.3. Hiện Trạng Thiết Bị Và Năng Lực Sản Xuất Của Nhà Máy Dệt

60

Bảng 4.4.4. Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Từ Năm 2007 – 2/2009

62

Bảng 4.4.2. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty Từ Năm 2006 – 2008 64

x


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.3.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty

9

Hình 2.4.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Các Nhà Máy Sản Xuất Của Công Ty

13

Hình 2.5.1. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sợi, Vải Tại Công Ty

16

Hình 4.1.3.1. Một Số Hình ảnh Về Sản Phẩm Sợi Của Công Ty

35

Hình 4.1.3.2. Một Số Hình ảnh Về Sản Phẩm Vải Mộc Của Công Ty

37

Hình 4.1.3.3. Một Số Hình ảnh Về Sản Phẩm Vải Thành Phẩm Của Công Ty

38

Hình 4.3.1.1. Biểu Đồ Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Vải Theo Thị Trường
45

Từ Năm 2006 – 2008
Hình 4.3.1.2. Biểu Đồ Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Sợi Theo Thị Trường


46

Từ Năm 2006 – 2008
Hình 4.3.3. Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ Sợi, Vải Theo Thị Trường

49

Từ Năm 2006 – 2008

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sản lượng thực hiện năm 2008
Phụ lục 2. Dự kiến kế hoạch sản xuất năm 2008, năm 2009 và năm 2010
Phụ lục 3. Tình hình lao động tiền lương tháng 2/2009

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh
nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động
trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu
cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất

của doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp sau mỗi quá trình sản xuất phải tiến hành
việc bán sản phẩm để thu lại những gì đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này,
doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ta
thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, duy
trì và gia tăng tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Trong điều
kiện cạnh tranh ngày nay đã khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn
hơn bao giờ hết. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới công
tác tiêu thụ sản phẩm sao cho đạt hiệu quả cao và thu được lợi nhuận - đó là mục tiêu
cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc tiêu thụ
được sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ
hàng sang tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh
của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên
quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng
mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho tàng, xây dựng chương trình bán
hàng. Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính
sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hoá của doanh
nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với các khách hàng mục tiêu của mình, để đứng
1


vững trên thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh và đưa doanh nghiệp ngày càng
phát triển lớn mạnh.
Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ chưa được các doanh nghiệp chú ý
một cách đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Trước đây, việc tiêu thụ
hoàn toàn do Nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp thương nghiệp. Trong
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể dựa vào Nhà nước giúp đỡ cho
việc thực hiện hoạt động tiêu thụ, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng cho mình
chương trình thích hợp nhằm đảm bảo cho tiêu thụ được tối đa sản phẩm mà mình sản
xuất. Một trong các chương trình đó chính là chương trình về xây dựng các biện pháp

và chính sách phù hợp.
Chuyển sang cổ phần hoá cùng với sự đổi mới về kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Công ty cổ
phần Dệt Việt Thắng đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất. Công
ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào thị trường tiêu thụ của nước ta. Vì vậy, để
tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra cho
Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng những cơ hội và thử thách. Đẩy mạnh hoạt động tiêu
thụ, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối
với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại
công ty, em đã nghiên cứu hoạt động tiêu thụ của công ty và chọn đề tài: “Thực trạng
và biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sợi, vải tại Công ty cổ phần Dệt Việt
Thắng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sợi, vải từ năm 2006 - 2008 tại Công ty
cổ phần Dệt Việt Thắng và đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
cho công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình thực tế hoạt động tiêu thụ sợi, vải của Công ty Cổ Phần Dệt
Việt Thắng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tiêu thụ sợi, vải của công ty.
2


Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sợi, vải của
công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi không gian:
Địa bàn nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng, P. Linh Trung, Q.
Thủ Đức, TP.HCM

Phạm vi thời gian:
Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu qua 3 năm từ 2006 - 2008
Thời gian nghiên cứu từ ngày 16/02/2009 đến ngày 16/04/2009
1.4. Cấu trúc khoá luận
Luận văn gồm năm chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên khái quát sự hình thành và phát triển, chức năng cũng như nhiệm vụ
của công ty. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và quy trình sản
xuất - công nghệ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm về tiêu thụ, vai trò, nhiệm vụ, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
tiêu thụ sản phẩm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ, những
phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm ra
kết quả nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của khóa luận, từ việc khái quát thị trường kinh doanh, đánh
giá tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng hoạt động
tiêu thụ sợi, vải của công ty. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
và cuối cùng là đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sợi, vải của công ty. Từ đó đề ra
một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sợi, vải tại công ty cổ phần Dệt
Việt Thắng.

3


Chương 5: Kết Luận và Kiến nghị
Thông qua quá trình nghiên cứu đưa ra kết luận về năng lực quản lý và hiệu quả
kinh doanh của hoạt động tiêu thụ sợi, vải của công ty. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động tiêu thụ giúp công ty mở rộng và phát triển thị trường.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công Ty Dệt Việt Thắng là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Dệt May Việt
Nam (VINATEX).
Năm 1960: công ty được thành lập dưới tên gọi Công Ty Việt Mỹ Kỹ Nghệ Sợi
(VIMYTEX), bao gồm 3 nhà máy chính: nhà máy sợi, dệt và in – nhuộm – hoàn tất.
Công ty đầu tư các thiết bị loại mới nhất được nhập chủ yếu từ Mỹ, Nhật, Đài Loan.
Tháng 5 năm 1975, nhà nước tiếp quản, quốc hữu hóa trên cơ sở tịch thu toàn
bộ tài sản giao cho Tổng Công Ty Dệt thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ tiếp quản, duy trì,
điều hành các hoạt động sản xuất của VIMYTEX theo chế độ quốc doanh (quyết định
số 1243/QĐ–UB ngày 30/09/1977). Được lấy tên là Xí Nghiệp Dệt Việt Thắng. Kể từ
đó công ty không ngừng phát triển với một số thiết bị đầu tư mới do UNDP tài trợ.
Năm 1978: Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết số 156/CNN/TCLD sát nhập nhà máy
Dệt Bình Thọ (là một phân xưởng của công ty nay gọi là Nhà Máy Dệt Việt Thắng II)
vào Công Ty Dệt Việt Thắng.
Năm 1989: công ty chứng kiến một bước ngoặc với việc lần đầu tiên trong
ngành Dệt Việt Nam - sự ra đời của một xưởng may mới trong khuôn viên công ty. Từ
đó ngành may của công ty không ngừng phát triển với tốc độ cao. Hiện nay công ty có
4 xưởng may và 1 trung tâm thời trang được trang bị với trên 2000 máy may hiện đại
các loại. Từ các nhà máy may này, các sản phẩm may mặc chất lượng cao đã được
xuất khẩu sang thị trường: Nga, Nhật, Mỹ, Đức, Tây Âu…
Ngày 21/11/1990 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 579/TCTD thành lập

Nhà Máy Liên Hiệp Dệt Việt Thắng trên cơ sở Nhà Máy Dệt Việt Thắng.
5


Ngày 01/09/1992 Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định số 771/CN-TCTD đổi tên
Nhà Máy Liên Hiệp Dệt Việt Thắng thành Công Ty Dệt Việt Thắng.
Ngày 24/03/1993 Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định số 273/CNN-TCTD thành
lập Doanh nghiệp nhà nước theo nghị quyết 388/NĐ-HĐBT ngày 20/11/1992 và nghị
định 156/NĐ-HĐBT ngày 07/05/1992 của hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1995: công ty đã đầu tư các dây chuyền mới như dây chuyền sợi
(Toyoda), dây chuyền nấu tẩy và giặt liên tục (Brugman) và nhiều thiết bị may như:
Juki, Veit, Brother…
Năm 1999: nhà máy xử lý nước thải công suất 4800m3/ngày được xây dựng.
Năm 2000: nhận chứng chỉ ISO 9002 về quản lý chất lượng. Đầu tư các nhà
máy dệt mới: Picanol, Tsudakoma, máy nhuộm giai đoạn Jigger và các thiết bị thí
nghiệm: Datacolor, Roaches…
Năm 2001: đầu tư dây chuyền sợi: Erfanji, Rieter…, máy hồ căng mới và
nhuộm mới liên tục (Monfots), lò dầu (Implantz).
Năm 2002: là doanh nghiệp quốc doanh đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam
đạt chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường.
Năm 2003: công ty được cấp chứng chỉ SA 8000 về trách nhiệm xã hội.
Ngày 21/01/2006 công ty Dệt Việt Thắng chuyển đổi thành Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Dệt Việt Thắng theo nghị quyết số 223/2005/QĐ-TT ngày
15/09/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Ngày 14/11/2006 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp đã có quyết định số 3241//QĐBCN phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt
Việt Thắng thành Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng. Cũng trong năm 2006 báo Thời
báo Kinh tế Sài Sòn phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam tổ chức cuộc bình chọn
“Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam 2006” và công ty đã được bình
chọn là: Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, Doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội
địa tốt, Doanh nghiệp quản lý môi trường tốt, Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều

năm liền.
Tháng 03/2007 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng – công ty TNHH Nhà
nước một thành viên Dệt Việt Thắng đã chính thức chuyển đổi thành Công Ty Cổ

6


Phần Dệt Việt Thắng theo nghị quyết vừa ký của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Hoàng
Trung Hải.
Ngày 04/09/2007 được bình chọn là “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May
Việt Nam 2007”.
2.1.2. Loại hình doanh nghiệp và qui mô
Tên giao dịch trong nước: Công Ty Cổ Phần Dệt Việt Thắng
Tên giao dịch nước ngoài: Viet Thang Textile Joint Stock Company
Tên viết tắc: VICOTEX
Trụ sở chính: 127 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM.
Điện thoại: 8969337 – 8960543
Fax: 84-8-89699319
Email:
Website: www.vietthang.com.vn
Giấy phép đăng kí kinh doanh: số 4103006066 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư
TPHCM cấp ngày 08/02/2007.
Mã số thuế: 0301445210
Mã số tài khoản VNĐ: 007.1.00.000595.3 tại Ngân hàng Ngoại Thương
TPHCM.
Mã số tài khoản ngoại tệ: 007.1.37.008249.7 tại Ngân hàng Ngoại Thương
TPHCM.
Tổng vốn điều lệ 140 tỉ đồng trong đó: cổ phần nhà nước hiện chiếm 52,14%
vốn điều lệ; cổ phần ưu đãi bán cho người lao động chiếm 18,68%; cổ phần bán cho
nhà đầu tư chiến lược chiếm 9,18% và cổ phần bán đấu giá công khai chiếm 20%.

Công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sợi, vải các loại nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ
ngày được cấp phép đăng kí kinh doanh. Công ty thực hiện hạch toán độc lập, có tài
khoản riêng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật hiện hành.
7


Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi, vải đáp ứng nhu
cầu cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Có 2 chức năng: chức năng kinh tế và chức
năng xã hội.
a/ Chức năng kinh tế
Đáp ứng nhu cầu thuộc về ngành dệt và may mặc cho thị trường trong nước và
xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm và làm tăng lợi nhuận.
Chuyên sản xuất, mua bán các mặt hàng sợi cotton, sợi Peco và CVC, vải
cotton 100%, vải T/C và CVC cao cấp.
Nhận gia công và bán sản phẩm in hoa lưới quay cho các mặt hàng khổ từ
1.60m trở xuống làm mền đắp, tấm trải giường nhiều kiểu dáng đẹp nhờ sử dụng máy
may chần.
Ngoài ra công ty còn nhận gia công kéo sợi, dệt và hoàn tất may mặc theo yêu
cầu của khách hàng hoặc hợp tác dưới các hình thức liên doanh, liên kết, đầu tư với
các đơn vị trong và ngoài nước.
Xuất nhập khẩu trực tiếp đồng thời nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị
khác nếu có yêu cầu.
b/ Chức năng xã hội
Ngoài việc phải giữ vững, ổn định và không ngừng phát triển vị trí của mình
trên thị trường, công ty còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, điều đó được thể

hiện qua việc đầu tư thêm công nghệ xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới.
Tổ chức các chương trình phúc lợi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán
bộ công nhân viên như: cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe định kỳ, phương tiện
đi lại, tiền thưởng nghỉ lễ, nghỉ phép, xây dựng nhà trẻ, căn tin.
2.2.2. Nhiệm vụ
Công ty có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý, đảm bảo và phát triển vốn
được giao, chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý kinh tế tài chính, hạch toán,
thống kê, đảm bảo tính xác thực theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty được quyền quyết định về tổ chức bộ máy nhân sự, thực hiện an toàn
lao động cho người trực tiếp sản xuất đồng thời cũng làm tốt nghĩa vụ quốc phòng đối
với địa phương và đất nước.
8


Tìm kiếm các hợp đồng, các đơn hàng sản xuất kinh doanh, đảm bảo có việc
làm thường xuyên cho người lao động, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các
hợp đồng kinh tế đã được ký kết theo phân cấp, chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả
các hoạt động kinh tế đó.
Tìm hiểu thông tin thị trường, thị hiếu của khách hàng, nhận diện các mặt hàng
và mẫu mã đang có xu hướng phát triển mạnh nhằm đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
2.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức
2.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 2.3.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty
- 4 phòng chức năng

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

tham mưu


- 2 đơn vị SX
- 2 đơn vị dịch vụ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

NHÀ

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG


PHÒNG

NHÀ

QUẢN LÝ

MÁY



KHÁM

TỔ

KẾ

TÀI

KỸ

MÁY

PHẦN VỐN

SỢI

NGHIỆP

ĐA


CHỨC

HOẠCH

CHÍNH

THUẬT

DỆT

TẠI CÔNG TY

DỊCH

KHOA

HÀNH

KINH

KẾ

VẬT

CHÍNH

DOANH

TOÁN




VỤ

CỔ PHẦN
MAY VIỆT
THẮNG

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính

9


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty quyết định những
vấn đề chung cho toàn công ty, quyết định phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của năm tài chính.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông (ĐHCĐ). HĐQT có trách nhiệm giám
sát Ban Tổng Giám Đốc và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT
do luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết của
ĐHCĐ quy định. Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra. HĐQT là cơ quan
quyết định cao nhất gồm 5 thành viên (1 Chủ tịch HĐQT và 4 uỷ viên):
Chủ tịch HĐQT: ông Nguyễn Đức Khiêm.
Ủy viên HĐQT: ông Nguyễn Hữu Phú.
Ủy viên HĐQT: ông Nguyễn Tiến Bình.
Ủy viên HĐQT: ông Trần Chí Nguyện.
Ủy viên HĐQT: ông Diều Chí Hảo.
Tổng giám Đốc: do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành và có quyết định cao

nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách
nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó Tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty theo phân công của Tổng giám đốc là người trực
tiếp quản lý và chỉ đạo các phòng ban như: phòng TCHC, phòng KHKD, phòng
TCKT…, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng
giám đốc phân công thực hiện.
Phó Tổng giám đốc: thay mặt TGĐ trực tiếp tham gia quản lý phần vốn của
công ty tại Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng.
Giám đốc điều hành nhà máy sợi: tham mưu, giúp TGĐ về lĩnh vực kỹ thuật –
sản xuất sợi, trực tiếp phụ trách và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy sợi. Đồng
thời, thay mặt TGĐ điều hành, tổ chức, quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh

10


của nhà máy sợi trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các phương án cụ thể. Các phương
án, kế hoạch phải được TGĐ thông qua và phê duyệt bao gồm:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh sợi.
Đầu tư nâng cấp, đổi mới máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
Chế độ bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
Giám đốc điều hành nhà máy dệt: tham mưu, giúp TGĐ về lĩnh vực kỹ thuật –
sản xuất vải, trực tiếp phụ trách và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy dệt.
Đồng thời, thay mặt TGĐ điều hành, tổ chức, quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy Dệt 1 và Dệt 2 trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các phương án cụ
thể. Các phương án, kế hoạch phải được TGĐ thông qua và phê duyệt bao gồm:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh vải mộc
Đầu tư nâng cấp, đổi mới máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
Chế độ bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
Các phòng ban nghiệp vụ:

a/ Phòng xí nghiệp dịch vụ
Hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, tự cân đối thu chi, tự trang
trải các chi phí. Nhiệm vụ cụ thể là:
Đảm bảo đời sống công nhân, cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ chế độ
ăn uống cho công nhân viên.
Tổ chức bán hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho công nhân viên.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b/ Phòng khám đa khoa
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác vệ sinh phòng dịch môi trường.
Thực hiện chức năng quản lý sức khỏe ban đầu, tổ chức sơ cấp cứu tai nạn lao
động và cấp cứu các bệnh khác.
Kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Tổ chức việc khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp và giám định y khoa
cho cán bộ công nhân viên.
c/ Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu, giúp TGĐ về công tác tổ chức quản lý, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, nâng lương, kỷ luật cán bộ.
11


Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề, xét nâng bậc
lương cho cán bộ công nhân viên.
Xây dựng kế hoạch tiền lương, kiểm tra giám sát việc trả lương.
Giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Tổ chức công tác bảo vệ, phương tiện đi lại cho cán bộ công nhân viên.
Quản lý hồ sơ nhân viên, soạn thảo và theo dõi việc thực hiện các quy chế.
Quản lý hành chính văn phòng, đất đai, nhà xưởng, bảo hiểm.
d/ Phòng kế hoạch kinh doanh
Tham mưu giúp TGĐ về công tác thị trường, kế hoạch sản xuất – kinh doanh.
Tham gia các hội chợ thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Nghiên

cứu mẫu mã giá cả, thị hiếu, thị trường.
Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sản xuất và tiêu thụ thời gian dài.
Điều phối sản xuất, cân đối nguồn nguyên liệu và đề xuất phương án sản xuất
Quản lý kho hàng, điều động vận tải phục vụ cho sản xuất và mua bán.
Thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường nội địa, tìm đối tác, đàm phán ký kết
hợp đồng dựa trên khả năng sản xuất.
Kết hợp với phòng kế toán và các bộ phận khác lập giá thành cho từng loại sản
phẩm, từng đơn vị đặt hàng.
e/ Phòng tài chính kế toán
Quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý và thực hiện các chế độ thủ tục tài chính kế toán theo quy định hiện
hành.
Phân tích, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính.
f/ Phòng kế toán vật tư
Thành lập do sáp nhập phòng kĩ thuật và phòng cung ứng vật tư – kho vận.
Tham mưu giúp TGĐ về công tác kỹ thuật công nghệ - thiết bị, công tác định
mức kinh tế kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản.
Kiểm tra việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật,
các quy trình quy phạm kỹ thuật và công nghệ.

12


Quản lý, kiểm định các thiết bị đo lường, thiết bị áp lực, theo dõi công tác an
toàn lao động, an toàn thiết bị, quản lý hệ thống điện nước.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Quản lý toàn bộ kho tàng, bảo quản và đảm nhận dịch vụ vận chuyển vật tư,
hàng hóa.

Thu gom và tổ chức tiêu thụ các loại vật tư, phế liệu, phế phẩm.
2.4. Sơ đồ cơ cấu công ty
2.4.1. Sơ đồ cơ cấu các nhà máy sản xuất của công ty
Hình 2.4.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Các Nhà Máy Sản Xuất Của Công Ty
VICOTEX

NHÀ MÁY DỆT

NHÀ MÁY SỢI

LIÊN DOANH

Choongnam - Việt Thắng
Vicoluch I
Công ty CP may Việt Thắng
Công ty CP nguyên phụ liệu
dệt may Bình An

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
2.4.2. Các nhà máy trực thuộc Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng
a/ Nhà máy sợi:
Diện tích nhà xưởng: 22.625 m2
Thiết bị 55.000 cọc sợi, bao gồm các
thiết bị sau:
13


×