Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân thích hợp cho đậu tương xuân tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.43 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THỊ LIÊN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ CÔNG THỨC
BÓN PHÂN THÍCH HỢP CHO ĐẬU TƯƠNG XUÂN
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THỊ LIÊN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ CÔNG THỨC
BÓN PHÂN THÍCH HỢP CHO ĐẬU TƯƠNG XUÂN
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH

HÀ NỘI, NĂM 2015
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Hà Thị Liên Phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Vũ Đình Chính đã
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Nông học đặc biệt là bộ môn Cây Công nghiệp
đã trực tiếp hoặc gián tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và các cán bộ
Phòng Nông nghiệp, huyện Văn Chấn, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện,
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn chỉnh
luận văn tốt nghiệp mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Hà Thị Liên Phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục đích và yêu cầu

4

2.1. Mục đích

4


2.2. Yêu cầu

4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

3.1. Ý nghĩa khoa học

4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

6

1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

6

1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

6

1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam


9

1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Yên Bái
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam

12
14

1.2.1. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới

14

1.2.2. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam

16

1.3. Nghiên cứu về phân bón cho đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam

21

1.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho đậu tương trên thế giới

21

1.3.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho đậu tương tại Việt Nam

24

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


29

2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

29

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

30

2.2. Nội dung nghiên cứu

30

2.3. Phương pháp nghiên cứu

31

2.3.1. Thí nghiệm 1:


31

2.3.2. Thí nghiệm 2:

31

2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

32

2.4.1. Thời vụ và mật độ

32

2.4.2. Phương pháp bón phân

33

2.4.3. Chăm sóc

33

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi (Theo Quy chuẩn Việt
Nam QCVN 01-58:2011/BNNPTNT)

33

2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

33


2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

34

2.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu (Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN
01-58:2011/BNNPTNT)

35

2.6. Phương pháp xử lý số liệu.

36

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

3.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất
của một số giống đậu tương trong điệu kiện vụ xuân tại huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái

37

3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm và tỷ lệ nảy
mầm

37

3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương


40

3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng khác của các giống đậu tương

42

3.1.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương

43

3.1.5. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương

45

3.1.6. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương

48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.1.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương

50

3.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương


52

3.1.9. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

54

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống đậu tương ĐT20 và Đ8 trong điều
kiện vụ xuân tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

56

3.2.1. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến thời gian mọc và tỷ lệ nảy
mầm của hai giống đậu tương ĐT20 và Đ8

56

3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng của
hai giống đậu tương

57

3.2.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của hai giống đậu tương

58

3.2.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chỉ số diện tích lá

60


3.2.5. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khả năng tích lũy chất
khô của hai giống đậu tương

62

3.2.6. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự hình thành nốt sần và
khối lượng nốt sần hữu hiệu của hai giống đậu tương

64

3.2.7. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến khả năng sinh trưởng của 2
giống đậu

67

3.2.8. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
hại và khả năng chống đổ của hai giống đậu tương

68

3.2.9. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của hai giống đậu tương

71

3.2.10. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất của hai giống
đậu tương

74


3.2.11. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thu nhập thuần của hai
giống đậu tương

76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

79

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


1. Kết luận

79

2. Đề nghị

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

88

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CS

Cộng sự

CT

Công thức

CTV

Cộng tác viên

Đ/c

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Ogranization

KL

Khối lượng

KLNS


Khối lượng nốt sần

SLNS

Số lượng nốt sần

TB

Trung bình

TL

Tỷ lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới giai đoạn
2003 – 2013


6

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước sản
xuất đậu tương lớn trên thế giới giai đoạn 2009-2013

7

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam

10

giai đoạn 2003 – 2013

10

Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Yên Bái, giai đoạn
2010 - 2014

13

Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở huyện Văn Chấn,

13

giai đoạn 2010 - 2014

14

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương và tỷ lệ nảy mầm


38

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu
tương vụ xuân 2015 qua các tuần đo

41

Bảng 3.3. Đường kính thân, chiều cao đóng quả, số cành cấp 1 và tổng số
đốt mang quả của các giống đậu tương thí nghiệm

42

Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống đậu tương qua 3 thời kỳ
44

sinh trưởng trong vụ xuân 2015
Bảng 3.5. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương

47

trong vụ xuân 2015

47

Bảng 3.6. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương

48

Bảng 3.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương vụ xuân 2015


50

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương

52

Bảng 3.9. Năng suất của các giống đậu tương vụ xuân 2015

54

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến thời gian mọc
và tỷ lệ nảy mầm của hai giống ĐT20 và Đ8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

56

Page viii


Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh
trưởng của hai giống đậu tương ĐT20 và Đ8

57

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao thân
chính của hai giống đậu tương ĐT20 và Đ8 (Đơn vị tính: cm)

59

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khả năng sinh

trưởng của hai giống đậu tương ĐT20 và Đ8

67

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ của hai giống đậu tương ĐT20 và Đ8

69

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất của hai giống đậu tương ĐT20 và Đ8

72

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất của hai
giống đậu tương thí nghiệm ĐT20 và Đ8

74

Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trên hai giống đậu
tương ĐT20 và Đ8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

77

Page ix


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine Max (L) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày,
cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, làm thức ăn cho
gia súc và là cây trồng góp phần nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, đậu
tương còn là cây trồng ngắn ngày, dễ luân canh, xen canh, gối vụ góp phần tăng
sản phẩm cho xã hội cũng như thu nhập của nông dân.
Hạt đậu tương có các thành phần hoá học sau: Gluxit 15 - 25%, chất béo
15 – 20%, protein từ 35 - 45%, muối khoáng 6% và các vitamin, muối khoáng và
các acid amin cơ bản như: isolơxin, lơxin, lysin, metionin, phenilalanin,
triptophan, valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp prôtêin
hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino axit không thay thế cần thiết
cho cơ thể. Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại "thịt không
xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt
động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gam đậu tương có thể tương
đương với lượng đạm trong 800 gam thịt bò.
Ngày nay người ta còn biết đến trong hạt đậu tương có chất Lecxithin có
tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng của cơ thể. Dầu
đậu tương cũng là nguồn thực phẩm có giá trị cao, dùng dầu có thể thay thế mỡ
động vật tránh được sơ vữa động mạch.
Trên thế giới hiện nay đa số các nước trồng đậu tương, diện tích và sản
lượng đậu tương trên thế giới không ngừng tăng cao qua các năm. Năm 2013,
diện tích đậu tương chiếm 111,54 triệu ha, năng suất bình quân 24,75 tạ/ha, sản
lượng đạt 276,03 triệu tấn, tăng 27,88 triệu ha và 85,37 triệu tấn so với năm
2003. Diện tích đậu tương trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazin, Trung
Quốc, Argentina và Ấn Độ, trong đó nước Mỹ là nước sản xuất đậu tương lớn
nhất thế giới diện tích đậu tương chiếm hơn 1/3 diện tích trồng đậu tương toàn
thế giới. Trong khu vực châu Á hiện nay, diện tích đậu tương Việt Nam đang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



được tăng dần, đã vượt qua Myanmar và đang đứng thứ 4 sau các nước Ấn Độ,
Trung Quốc, Triều Tiên.
Tại Việt Nam trong thời gian qua diện tích và sản lượng đậu tương đang
sụt giảm nghiêm trọng, sản xuất đậu tương cho hiệu quả thấp, giá thành đậu
tương trong nước cao khiến nước ta hàng năm đang phải nhập khẩu một lượng
lớn đậu tương từ nước ngoài. Chính vì vậy hiện nay, Chính phủ cũng như Bộ
Nông nghiệp và PTNT đang có những ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển cây
trồng này thông qua chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu nành và
lạc đến năm 2020 là phải đạt 500 ngàn ha, năng suất đạt 3 – 3,5 tấn/ha cho vùng
thâm canh, đạt 1,5 – 2,5 tấn/ha, chịu hạn khá cho vùng nhờ nước trời (QĐ
35/QĐ-BNN-KHCN).
Văn Chấn là huyện phía Tây của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích tự nhiên
121.090,02 ha, trong đó đất sản xuất nghiệp là 109.944,53 ha (chiếm 90,7% tổng diện
tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 5.473,06 ha (chiếm 4,5%) , còn lại là đất chưa sử
dụng. Tổng dân số toàn huyện là 145.711 người gồm 13 dân tộc anh em sinh sống
bao gồm: Kinh- Tày – Thái – Dao - Mông – Nùng…, trong đó có tới 90% dân số
tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của huyện Văn
Chấn còn mang tính tự cung tự cấp cao, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, cơ cấu
cây trồng đơn điệu, nhiều nơi tình trạng độc canh cây lúa còn cao, đời sống người
dân còn gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Văn Chấn
(Nông, lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ), trong đó cây lúa nước, ngô,
đậu tương là cây lương thực chủ lực góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn
định đời sống nhân dân trong huyện.
Huyện Văn Chấn được phân ra 2 vùng sản xuất nông nghiệp rõ rệt: Vùng
ngoài là các xã có địa hình thấp nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Lò phì
nhiêu, nơi đây có 3 dân tộc sinh sống: Kinh – Mường – Thái, do vậy trình độ dân
trí và sản xuất nông có nhiều thuận lợi. Vùng trong là các xã vùng cao bao gồm:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Suối Giàng, Suối Quyền, Nậm Búng, … Nơi tập trung chủ yếu 2 dân tộc sinh
sống là dân tộc Mông và dân tộc Dao, trình độ dân trí thấp, vị trí nằm cách xa
đường quốc lộ nên khả năng giao thương tiếp thu khoa học công nghệ mới còn
gặp rất nhiều khó khăn
Là một huyện miền núi, giao thông đi lại giữa các thôn bản và với các
huyện bên ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thông tin kinh tế có nhiều hạn chế, kỹ
thuật canh tác chậm đổi mới, nhiều tiến bộ kỹ thuật phổ cập ở miền xuôi còn chưa
được biết đến ở đây, đặc biệt là những giống cây trồng, vật nuôi mới, kỹ thuật
thâm canh, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh… Do đặc điểm địa hình chia
cắt, đồi núi nhiều, nên để việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả chưa cao.
Trong nhiều năm qua, do sức ép của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển
sản xuất để đảm bảo thu nhập và an ninh lương thực tại chỗ ở miền núi đã trở
thành vấn đề ngày càng lớn vì thế cây đậu tương đã trở thành cây trồng không thể
thiếu trong công thức luân canh, tăng vụ (lúa xuân sớm – lúa mùa - đậu tương đông hay
đậu tương xuân – lúa mùa – cây vụ đông) do đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên
một đơn vị diện tích. Tuy nhiên sản xuất đậu tương tại Văn Chấn còn nhiều hạn chế vì
diện tích sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đang bị thu hẹp do từ năm 2013 trở lại
đây chính sách hỗ trợ giống của Nhà nước cho người dân không còn. Hiện nay người
dân vẫn chỉ sử dụng giống DT84 để sản suất, đây là giống cũ năng suất thấp không cao
như một số giống đậu tương mới hiện nay (ĐT51, Đ2101...), bên cạnh đó phong tục tập
quán canh tác của người dân chủ yếu theo hướng truyền thống, không đầu tư thâm
canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất dẫn đến năng suất đậu tương thấp.
Nông dân trong vùng có thói quen canh tác một vụ lúa hoặc 1 vụ màu do: thời
tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, mưa tập chung từ tháng 4 đến tháng 10, từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau hầu như thời tiết không có mưa. Nhiệt độ, độ ẩm không khí

và đất xuống rất thấp làm cho việc canh tác càng trở nên khó khăn gấp bội.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp, làm tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


năng suất đậu tương trên một đơn vị diện tích, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,
tăng hiệu quả kinh tế cho người dân tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Chấn
riêng, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Đình Chính, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân thích hợp cho đậu
tương xuân tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định một số giống đậu tương sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất
cao và công thức bón phân hợp lý cho đậu tương trong điều kiện vụ xuân tại xã
Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số
giống đậu tương trong điều kiện vụ xuân tại xã Phù Nham, Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất trên 2 giống đậu tương ĐT20 và Đ8.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học một số giống đậu tương năng suất cao và công
thức bón phân hợp lý cho đậu tương xuân tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất đậu tương tại Yên Bái.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài xác định được giống đậu tương mới có năng
suất cao, thích ứng tốt … giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn về giống cây
trồng hơn để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác.
- Góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc, thúc đẩy việc phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


sản xuất đậu tương tại vùng đất cát pha của huyện theo hướng hàng hóa, đồng
thời góp phần bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới, bởi giá trị
kinh tế, giá trị dinh dưỡng và giá trị cải tạo đất. Xuất phát từ giá trị đó mà cây
đậu tương được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất nên diện tích,
năng suất và sản lượng cũng được tăng dần qua các năm. Tình hình sản xuất đậu
tương trên thế giới trong những năm gần đây được trình bày ở bảng 1.1:
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới
giai đoạn 2003 – 2013
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(tạ/ha)

(Triệu tấn)

2003

83,66

22,79

190,66

2004

91,61

22,44

205,53

2005

91,42


23,45

214,35

2006

95,25

22,92

218,35

2007

90,11

24,36

219,54

2008

96,87

23,84

230,95

2009


99,5

22,43

223,18

2010

102,39

25,54

261,58

2011

103,82

25,23

261,89

2012

105,02

22,95

240,97


2013

111,54

24,75

276,03

Năm

(Nguồn: FAO STAT, 2014)
Qua bảng 1.1 cho thấy:
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới thời gian gần đây từ năm 2003
– 2013 có biến động tăng, riêng năm 2007 diện tích có giảm nhưng đã được phục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


hồi và phát triển trở lại. Về năng suất đậu tương luôn biến động song xu hướng
chung là tăng lên, đạt cao nhất là 25,84 tạ/ha vào năm 2010. Đây cũng là mức
năng suất đậu tương bình quân thế giới cao nhất theo thống kê của FAO và
USDA cho đến nay. Sản lượng đậu tương thế giới lại tăng khá ổn định, đến năm
2013 đạt 276,03 triệu tấn, tăng gấp 1,45 lần so với năm 2003.
Năm 2007, diện tích giảm nhẹ so với năm 2006, tuy nhiên diện tích tăng trở
lại vào năm 2008 và đến năm 2013 đã có sự tăng trưởng đáng kể. Diện tích trồng
đậu tương trên thế giới năm 2013 đạt 111,54 triệu ha, tăng lên gấp 1,33 lần so với
năm 2003.
Hiện nay, sản xuất đậu tương đã được mở rộng và phát triển trên toàn thế
giới, tuy nhiên diện tích chủ yếu vẫn tập trung ở một số nước ở Châu Mỹ và

Châu Á. Các nước có trình độ thâm canh cao và diện tích trồng đậu tương lớn
của thế giới hiện nay là Mỹ, Braxin, Achentina và Trung Quốc. Diện tích, năng
suất và sản lượng đậu tương của các nước này trong 5 năm gần đây được thể hiện
ở bảng 1.2:
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của một số nước
sản xuất đậu tương lớn trên thế giới giai đoạn 2009-2013
Quốc gia

Mỹ

Brazil

Achentina
Trung
Quốc

Chỉ tiêu

Năm
2009

2010

2011

2012

2013

Diện tích (triệu ha)


30,9

31

29,9

30,8

30,7

Năng suất (tạ/ha)

29,6

29,2

28,2

26,6

29,2

Sản lượng (triệu tấn)
Diện tích (triệu ha)

91,4
21,8

90,6

23,3

84,2
24

82,1
25

89,5
27,9

Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)

26,4
57,4
16,8
18,5
31
9,2
16,3

29,5
68,8
18,1

29,1
52,7
8,5
17,7

31,1
74,8
18,8
26,1
48,9
7,9
18,4

26,4
65,9
17,6
22,8
40,1
6,8
19,3

29,3
81,7
19,4
25,4
49,3
6,6
18,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 7


Sản lượng (triệu tấn)

15

15,1
14,5
13,1
12,5
(Nguồn: FAO STAT, 2014)

Hiện nay Mỹ là nước đứng đầu trên thế giới về sản xuất đậu tương. Diện
tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Mỹ trong thời gian gần đây khá ổn định.
Năm 2013 diện tích trồng đậu tương của Mỹ là 30,7 triệu ha chiếm 27,5 diện tích
trồng đậu tương toàn thế giới. Về sản lượng đậu tương của Mỹ năm 2013 đạt 89,5
triệu tấn chiếm 32,42% sản lượng đậu tương thế giới. Về năng suất, Mỹ là nước có
năng suất đậu tương đạt cao và ổn định nhất thế giới, năng suất đậu tương trung bình
trong 5 năm từ năm 2009-2013 là 28,6 tạ/ha, cao hơn so với năng suất đậu tương
trung bình của thế giới.
Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất đậu tương là Brazil. Diện tích trồng đậu
tương của Brazil không ngừng tăng lên trong các năm vừa qua, năm 2009 diện
tích trồng đậu tương của Brazil là 21,8 triệu ha thì đến năm 2013 diện tích trồng
đậu tương là 27,9 triệu ha, tăng lên 7,1 triệu ha và hiện nay diện tích trồng đậu
tương của Brazil chiếm 25% diện tích trồng đậu tương trên thế giới. Về năng
suất,năng suất đậu tương của Brazil biến động khá lớn qua các năm tuy nhiên
năng suất đậu tương trung bình của Brazil trong 5 năm từ năm 2009-2013 đạt
28,5 tạ/ha gần bằng so với năng suất của Mỹ. Sự biến động lớn về năng suất làm

cho sản lượng đậu tương của Brazil cũng có sự biến động khá lớn giữa các năm,
năm 2013 sản lượng của đậu tương 81,7 triệu tấn chiếm 29,6% tổng sản lượng
thế giới và chỉ đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Quốc gia đứng thứ ba sau Mỹ và Brazil về sản xuất đậu tương là
Achentina. Tại quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì.
Từ năm 1961-1962 chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu
tương nên cây đậu tương được phát triển khá mạnh. Năm 2009 diện tích đậu
tương của Achentina đạt 16,8 triệu ha thì đến năm 2013 diện tích trồng đậu tương
của Achentina đã tăng lên 2,6 triệu ha đạt 19,4 triệu ha và chiếm 17,4% diện tích
trồng đậu tương toàn thế giới. Về năng suất, trong 5 năm trở lại đây năng suất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


đậu tương của Achentina có sự biến động lớn giữa các năm. Năng suất đậu tương
đạt cao nhất vào năm 2010 với năng suất đạt 29,1 tạ/ha sau đó vào năm 2011 và
2012 năng lại suất giảm khá nhiều, năng suất đậu tương năm 2012 của Achentina
chỉ đạt 22,8 tạ/ha và còn thấp hơn so với năng suất đậu tương trung bình của thế
giới năm đó. Tuy nhiên đến năm 2013 năn suất đã tăng trở lại đạt 25,4 tạ/ha. Sự
biến động lớn về năng suất đậu tương làm sản lượng đậu tương của Achentina
cũng có sự biến động khá lớn qua các năm gần đây. Sản lượng đậu tương năm
2010 đạt cao nhất với 52,7 triệu tấn, đến năm 2012 sản lượng giảm 1/5 chỉ còn
40,1 triệu tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng đậu tương đã tăng trở lại đạt 49,3
triệu tấn.
Đứng thứ 4 về sản xuất đậu tương trên thế giới và đứng đầu Châu Á là
Trung Quốc. Sản xuất đậu tương của Trung Quốc trong thời gian gần đây đang
có xu hướng giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng khiến cho Trung Quốc phải
nhập khẩu một lượng lớn đậu tương. Nguyên nhân chính là do sự phát triển của
các ngành kinh tế khác làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, bên cạnh đó là

việc sản xuất đậu tương ở trong nước không đem lại năng suất và chất lượng cao
như sản xuất đậu tương ở nước ngoài. Năm 2013 diện tích trồng đậu tương của
Trung Quốc là 6,6 triệu ha giảm 2,6 triệu ha so với năm 2009. Về năng suất đậu
tương trung bình của Trung Quốc năm các năm gần đây có xu hướng tăng nhưng
vẫn thấp hơn nhiều so với năng suất đậu tương trung bình của thế giới tuy nhiên
đến năm 2013 năng suất lại có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước và đạt 18,9
tạ/ha. Năng suất tăng nhẹ nhưng diện tích lại giảm mạnh làm cho sản lượng đậu
tương của Trung Quốc trong các năm gần đây liên tục giảm, so với năm 2009 thì
năm 2013 sản lượng đậu tương của Trung Quốc giảm 2,5 triệu tấn chỉ còn 12,5
triệu tấn.
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và là chủ yếu
cho nên cây đậu tương cũng được trồng từ rất sớm. Hiện nay, ở Việt Nam cây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


đậu tương có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
ở những vùng nông thôn nghèo, có nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài việc cung
cấp nguyên liệu chế biến làm thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho xuất
khẩu, cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi rất tốt.
Cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác
nhau, đối với đất bạc màu và khô hạn thì cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao
nhất. Đồng thời nó cũng đóng góp rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải tạo đất đai, cải
tạo môi trường.
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam trong 10 năm gần
đây được thể hiện ở bảng 1.3:
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam

giai đoạn 2003 – 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(Tạ/ha)

(1000 tấn)

2003

165,6

13,27

219,7

2004

183,8

13,38

245,9

2005


204,1

14,34

292,7

2006

185,6

13,91

258,1

2007

187,4

14,7

275,5

2008

192,1

13,93

267,6


2009

147

14,64

215,2

2010

197,8

15,1

298,6

2011

181,39

14,69

266,54

2012

120,75

14,52


175,3

2013

117,19

14,36

168,3

Năm

(Nguồn: FAO STAT, 2014)
Qua bảng 1.3 cho thấy:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Diện tích đậu tương của nước ta trong 10 năm gần đây thì từ năm 20032010 có xu hướng tăng, tuy nhiên giai đoạn 3 năm gần dây từ năm 2011-2013
diện tích đậu tương có xu hướng giảm mạnh. Diện tích trồng đậu tương của nước
ta năm 2013 chỉ còn 117,19 nghìn ha giảm 48,41 nghìn ha so với năm 2003 và so
với diện tích trồng đậu tương năm 2005 thì diện tích giảm đi một nửa. Nguyên
nhân chính là do việc mở rộng đáng kể về diện tích cây trồng khác, sản xuất đậu
tương hiệu quả kinh tế thấp, chi phí lao động cao và năng suất đậu tương của
nước ta chưa cao, ngoài ra yếu tố thời tiết mưa nhiều cũng làm ảnh hưởng lớn
đến diện tích và năng xuất của đậu tương.
Về năng suất đậu tương của nước ta trong giai đoạn 10 năm gần đây khá
ổn định. Tuy nhiên năng suất đậu tương của nước ta đạt thấp so với năng suất

đậu tương trung bình của thế giới và chỉ bằng một nửa năng suất đậu tương của
Mỹ, theo số liệu của FAO thì năng suất đậu tương năm 2013 của nước ta chỉ đạt
14,36 tạ/ha trong khi năng suất đậu tương trung bình của thế giới là 24,75 tạ/ha,
của Mỹ là 29,2 tạ/ha
Cùng với việc giảm về diện tích thì sản lượng đậu tương của nước ta trong
3 năm gần đây từ năm 2011-2013 cũng giảm mạnh. Sản lượng đậu tương của
nước ta năm 2013 là 168,3 nghìn tấn trong khi sản lượng đậu tương năm 2010
đạt 298,60 nghìn tấn giảm 130,3 nghìn tấn.
Đến năm 2009, Việt Nam có 8 vùng trồng đậu tương lớn, trong đó 70% ở
miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% đậu tương của Việt Nam được
trồng ở vùng cao, nơi đất không màu mỡ; 35% trồng ở vùng đất thấp khu vực
đồng bằng sông Hồng (Cục xúc tiến thương mại, 2011).
Về thời vụ trồng đậu tương, theo những năm gần đây, nhờ ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, cây đậu tương đã được trồng rộng rãi ở miền Bắc, biến
đất 2 vụ lúa thành đất trồng được 3 vụ trong năm (Trần Đình Long, 1998). Vụ
đậu tương xuân gieo từ 10/2 – 10/3, (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể
gieo sớm hơn từ 20/1 – 10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4; vùng Tây Bắc Bắc bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


(Sơn La, Lai Châu…) gieo muộn từ 1/3 – 20/3). Vụ đậu tương hè gieo từ 25/5 –
20/6 (một số tỉnh có tập quán gieo đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thì phải gieo kết
thúc trước 1/6 và dùng giống ngắn ngày). Vụ đậu tương đông được gieo vào 05/9
– 05/10.
Ở các tỉnh miền Nam thường chỉ có 2 vụ đậu tương trong năm và tùy từng
vùng địa lý cụ thể mà có thời vụ trồng thích hợp: Vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ: vụ 1 gieo tháng 4, 5 và thu hoạch tháng 7, 8 (hay gặp mưa, chất lượng
hạt kém); vụ 2 gieo tháng 7, 8 và thu hoạch tháng 10, 11. Vùng đồng bằng sông

Cửu Long vụ 1 gieo tháng 12, thu hoạch vào tháng 2, 3; vụ 2 gieo cuối tháng 2
đến đầu tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 (Nguyễn Ngọc Thành, 1996).
Hiện nay, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp & PTNT đang có những
ưu tiên nghiên cứu và phát triển cây đậu tương thông qua chiến lược quốc gia sau
thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu nành và lạc đến năm 2020 (Quyết định 20/2007/QĐBNN) và mục tiêu đề ra đến năm 2015 là phải đạt diện tích 500 nghìn ha, năng
suất đạt 3 – 3,5 tấn/ha cho vùng thâm canh, đạt 1,5 – 2,5 tấn/ha, chịu hạn khá cho
vùng nhờ nước trời (Quyết định 35/QĐ-BNN-KHCN).
1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung
du Bắc bộ. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.627,64 ha. Trong đó
diện tích nhóm đất nông nghiệp là 585.088,51 ha, chiếm 85% diện tích đất tự
nhiên với các cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, đậu tương, lạc, hoa màu…, còn lại
53.711,31 ha là đất phi lâm nghiệp và 49827,82 ha diện tích đất chưa sử dụng.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, diện tích và sản lượng đậu tương
trong những năm qua có xu thế giảm mạnh, năng suất đậu tương có xu hướng
tăng tuy nhiên vẫn thấp hơn năng suất bình quân của cả nước. Năm suất trung
bình của đậu tương năm 2011 thấp nhất đạt 11,08 tạ/ha và năm 2013 năng xuất
đạt cao nhất là 12,32 tạ/ha, tăng 1,24 ta/ha so với năm 2011. Năng suất của đậu
tương tăng là do người dân đã biết áp dụng nhiều tiến bộ, khoa học, kỹ thuật mới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


vào sản suất như bón phân cân đối hợp lý, sử dụng các giống cho năng suất cao,
chống chịu sâu bệnh tốt… Tuy nhiên hiện nay tỉnh cũng chưa có nhiều nghiên
cứu khảo nghiệm giống cũng như các loại phân bón thích hợp cho các vùng sinh
thái trong tỉnh.

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Yên Bái,

giai đoạn 2010 - 2014
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2010

2.721,8

11,92

3.245,3

2011

1.764,0

11,08

1.954,6

2012

900,6

12,31


1.108,2

2013

526,7

12,32

648,7

2014*

334,3

12,07

415,5

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, năm 2015)
Đậu tương là cây trồng quan trọng, có thể trồng nhiều vụ trong năm, trên
các loại đất khác nhau và là cây trồng tốt trong cơ cấu luân canh, xen canh, gối
vụ với các cây trồng khác tại huyện Văn Chấn. Tuy nhiên hiện nay diện tích và
sản lượng đậu tương của huyện Văn Chấn đang có xu hướng giảm từ 635,8 ha
(2010) xuống 99,3 ha (2014) và sản lượng giảm từ 686,1 tấn xuống 119,1 tấn
(2014) do thiếu nguồn giống năng suất cao, chất lượng hạt giống kém, giống bị
lẫn, tỷ lệ nảy mầm không đảm bảo, dẫn đến sản lượng giảm.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở huyện Văn Chấn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 13


giai đoạn 2010 - 2014
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2010

635,8

10,79

686,1

2011

428,8

11,04

473,5

2012


407,9

11,60

474,9

2013

180,6

12,02

217,1

2014*

99,3

12,00

119,1

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, năm 2015)
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới
Hiện nay nguồn gen đậu tương của thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 14 nước:
Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp, Nigienia, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên,
Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan và Liên Xô (cũ)... với tổng số 45.038 giống. Nhìn
chung những quốc gia sản xuất cũng như xuất – nhập khẩu đậu tương lớn trên thế giới
cũng đồng thời là những nước rất chú trọng nghiên cứu về cây trồng này (Trần Đình

Long và cs., 2005).
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu sản xuất đậu tương. Mỹ đã nghiên cứu tạo
ra nhiều giống đậu tương mới, năm 1893, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu
tương thu thập từ các nước trên thế giới. Từ năm 1928 – 1932 tính trung bình
hàng năm nước Mỹ nhập nội trên 1.190 dòng, giống đậu tương từ nhiều quốc
gia khác nhau trên thế giới. Hiện đã có trên 100 dòng đậu tương khác nhau
được Mỹ đưa vào sản xuất và đã chọn ra được một số giống có khả năng chống
chịu với bệnh Phytopthora và có khả năng thích ứng rộng như: Amsoy 71, Lec
36, Clark 63, Harky 63. Mục tiêu của công tác chọn tạo giống đậu tương của
Mỹ là chọn tạo ra những giống có khả năng thâm canh, phản ứng với quang chu
kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao,
dễ bảo quản và chế biến (Johnson H, W. and Bernard, R. L, 1976).
Ngoài nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


tốt thì việc nghiên cứu, chọn tạo được các giống có sức đề kháng đa hiệu, kháng
được nhiều loài sâu, bệnh hại và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng là một
vấn đề rất quan trọng mà quốc gia sản xuất đậu tương hàng đầu thế giới này rất
quan tâm. Ở Mỹ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ tế bào phân tử để xác
định các gen kiểm soát về sâu, bệnh hại, tuyến trùng, phản ứng thuốc, vi khuẩn
và nốt sần…, mặt khác còn chuyển ghép gen tạo vật liệu khởi đầu mới, áp dụng
công nghệ tế bào để phân lập được gen chịu hạn thành công (Hội thảo đậu tương
quốc gia, 2003).
Tại Brazil: Là nước sản xuất đậu tương lớn thứ hai trên thế giới. Từ năm
1976 đã có gần 500 dòng đậu tương được trung tâm nghiên cứu quốc gia Brazil
nghiên cứu và chọn tạo được nhiều giống thích hợp với vùng đất vĩ độ thấp ở
Brazil, tiêu biểu như các giống: Numbairi, ABC – 8, Doko, Cristalina (Vũ Tuyên

Hoàng và cs., 1995).
Tại Nhật Bản hiện Viện tài nguyên sinh học Nông nghiệp Quốc gia Nhật
Bản hiện đang lưu giữ khoảng 6.000 mẫu giống đậu tương khác nhau, trong đó
có 2.000 mẫu giống được nhập từ nước ngoài về phục vụ cho công tác chọn tạo
giống (Kamiya et al.,1998).
Johnson et al. (1995) xác định giữa năng suất và thời gian sinh trưởng,
khối lượng hạt và tính chống tách hạt có tương quan di truyền chặt.
Năm 2002, Trung tâm OARDC (trường đại học Ohio) đã chọn tạo thành
công 6 giống đậu tương mới cho vụ xuân bao gồm Ohio FG1, Ohio FG3, HS963136, HS96-3140, HS96-3145 và HS96-3850 có năng suất và chất lượng cao hơn
giống đối chứng và khả năng chống chịu tốt với bệnh lở cổ rễ và gỉ sắt
(Anonymous, 2002).
Tại Đài Loan, Năm 1961 Viện khoa học Nông nghiệp Đài Loan đã bắt
đầu tiến hành chương trình chọn tạo giống và đưa vào sản xuất các giống
Kaosing 3, Tainung 3, Tainung 4... Đây là các giống được tạo ra thông qua xử
lý Nơtron và tia X cho các giống đột biến Tainung. Tainung 1 và Tainung 2 có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×