Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện việt yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.06 KB, 118 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vii

Danh mục sơ đồ, đồ thị, hộp

ix

danh mục sơ đồ, đồ thị, hộp

ix

Danh mục các từ viết tắt

x

PHẦN I MỞ ĐẦU


1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

3


1.4. Câu hỏi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG

5

2.1. Cơ sở lý luận

5

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến làng nghề truyền thống và phát triển
làng nghề truyền thống

5

2.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế

11

2.1.3. Nội dung cơ bản của phát triển làng nghề truyền thống

12

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống

14


2.2 Cơ sở thực tiễn

17

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống trên thế giới

17

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống tại Việt Nam

19

2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

22

iv


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

24

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Việt Yên

24


3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Việt Yên

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

32

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

32

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

35

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

35

3.2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh phát triển làng nghề truyền thống

35

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

38

4.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang


38

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống

38

4.1.2. Thực trạng phát triển về quy mô làng nghề truyền thống

40

4.1.3. Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất

45

4.1.4. Thực trạng về cơ cấu, chủng loại sản phẩm

47

4.1.5. Thực trạng về chất lượng sản phẩm

50

4.1.6. Thực trạng về công nghệ và kỹ thuật sản xuất

52

4.1.7. Thực trạng về sử dụng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm

54


4.1.8. Kết quả và hiệu quả phát triển làng nghề truyền thống

67

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Việt Yên

73

4.2.1. Nhân tố về chính sách

73

4.2.2. Quy hoạch làng nghề

74

4.2.3. Nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

76

4.2.4. Nguyên nhiên vật liệu

77

4.2.5. Nhân tố về vốn

78


4.2.6. Nhân tố về lao động

79

4.2.7. Nhân tố về công nghệ và kỹ thuật sản xuất

81

4.2.8. Nhân tố về thị trường

81

4.2.9. Điều kiện tự nhiên, truyền thống

82

v


4.3. Đánh giá chung

83

4.3.1. Thành tựu

83

4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

84


4.3.3. Phân tích ma trận SWOT

86

4.4. Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện Việt Yên

88

4.4.1. Định hướng phát triển

88

4.4.2. Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên

89

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

5.1. Kết luận

95

5.2. Một số kiến nghị

97


5.2.1. Đối với Nhà nước

97

5.2.2. Đối với cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

PHỤ LỤC

100

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên Bảng

Trang

3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Việt Yên giai đoạn 2011 - 2013

27


3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện Việt Yên giai đoạn 2011 -2013

30

3.3

Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện 2011 - 2013

31

4.1

Một số thông tin về các hộ điều tra

41

4.2

Tình hình phát triển nghề mây tre đan của huyện Việt Yên trong 3 năm (2012 –
2014)

42

4.3

Quy mô sản xuất làng nghề giai đoạn 2012-2014

44

4.4


Hình thức tổ chức sản xuất ở làng nghề

45

4.5

Khối lượng sản xuất một số sản phẩm chính của làng nghề MTĐ Tăng Tiến

48

4.6

Khối lượng sản phẩm rượu làng Vân từ 2012-2014

50

4.7

Cơ cấu sản phẩm mây tre đan phân theo chất lượng sản phẩm

50

4.8

Cơ cấu sản phẩm rượu làng Vân phân theo chất lượng sản phẩm

51

4.9


Nguồn lực đất đai cho sản xuất MTĐ

55

4.10 Nguồn lực đất đai cho sản xuất rượu

55

4.11 Số lượng và chất lượng lao động trong các hộ điều tra năm 2014

57

4.12 Tình hình huy động vốn bình quân của 1 hộ điều tra năm 2014

58

4.13 Số lượng, chủng loại nguyên liệu cho sản xuất mây tre đan của các hộ
điều tra

61

4.14 Số lượng, chủng loại nguyên liệu cho sản xuất rượu ở hộ điều tra

62

4.15 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề MTĐ 2014

63


4.16 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề rượu 2014

63

4.17 Giá thành sản phẩm

66

4.18 Kết quả và hiệu quả sản xuất rá, rổ năm 2014

68

4.19 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất Tăm lụa năm 2014

69

4.20 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thúng, nia năm 2014

70

4.21 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rượu 2014

71

4.22 Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề giai đoạn 2016-2020

75

vii



4.23 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Việt yên năm 2014

76

4.24 Các đơn vị cung cấp nguyên liệu cho nghề mây tre đan trên địa bàn

78

4.25 Ý kiến của hộ về khó khăn trong vay vốn ở làng nghề

79

4.26 Công nghệ và kỹ thuật sử dụng trong làng nghề

81

4.27 Ý kiến của hộ điều tra về thị trường tiêu thụ sản phẩm

82

4.28 Phân tích ma trận SWOT

86

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP


STT
4.1

STT
4.1

STT

Tên hình
Kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Tăng Tiến và rượu làng Vân

Tên đồ thị
Tình hình sử dụng lao động của hộ điều tra

Tên hộp

Số trang
63

Số trang
80

Số trang

4.1

Rượu làng Vân vẫn sản xuất theo hộ là chủ yếu

47


4.2

Công nghệ sản xuất MTĐ Tăng Tiến

53

4.3

Kỹ thuật nấu rượu làng Vân vẫn thô sơ

54

4.4

Tổ chức tập huấn cho địa phương

77

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CC

Cơ cấu

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CS

Cộng sự

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HTX

Hợp tác xã

KH – CN

Khoa học – Công nghệ

LNTT


Làng nghề truyền thống

MTĐ

Mây tre đan



Nghị định

ONMT

Ô nhiễm môi trường



Quyết định

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


UBND

Ủy ban nhân dân

XK

Xuất khẩu

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Có
hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựng các cụm công
nghiệp hoặc cụm công nghiệp - TTCN; hai là phát triển các làng nghề và ngành
nghề ở nông thôn. Phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc
làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Để phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ
trương chính sách, nhất là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về
một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định
66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề
nông thôn đã có nhiều bước phát triển rõ rệt. Sự phát triển của các làng nghề đã góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị
sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp
phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.
Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua
cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, của tỉnh thì Việt Yên cũng không

ngừng đổi mới và phát triển trở thành một huyện có tiềm lực khá về kinh tế và đời
sống chính trị, xã hội ổn định và không ngừng nâng cao. Về làng nghề, Việt Yên
hiện có 13 làng nghề cả truyền thống và làng nghề mới phát triển trong những năm
gần đây, đặc biệt là làng nghề mây tre đan truyền thống và Rượu làng Vân. Làng
nghề mây tre đan trước đây chủ yếu tồn tại ở xã Tăng Tiến, sau đó đã phát triển và
mở rộng ra các làng xã lân cận và đã có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển
kinh tế xã hội của địa phương do vậy huyện cũng như tỉnh đã rất quan tâm, chú
trọng và đặt vấn đề duy trì và phát triển làng nghề này, mở rộng ra các địa phương
khác trong tỉnh và khu vực. Rượu làng Vân vốn vẫn nổi tiếng từ xưa đến nay và vẫn
luôn được người dân trong làng duy trì, mặc dù đã có thời gian nhiều hộ bỏ nghề

1


nấu rượu chuyển sang các nghề khác do xu thế phát triển hiện nay và đầu ra cho sản
phẩm không được đảm bảo nhưng thời gian gần đây do được chính quyền quan tâm
phát triển nên nhiều hộ đã quay lại nghề nấu rượu và cũng có các cơ sở sản xuất
được mở rộng không chỉ cũng cấp trong tỉnh mà còn lan ra các nơi khác khiến Rượu
làng Vân được nhiều người biết đến hơn. Bên cạnh đó, các hộ nấu rượu còn có thể
sử dụng bã rượu để chăn nuôi nên đời sống người dân trong làng nghề cũng khá giả
hơn trước.
Tuy nhiên, tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của các làng nghề trên địa
bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Kinh tế tuy
đạt tăng trưởng, song chưa đảm bảo phát triển bền vững; Phát triển sản xuất của các
LNTT trên địa bàn huyện Việt Yên đang đứng trước nhiều khó khăn trong việc duy
trì sự phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ, thiết bị ít được đầu tư,
trình độ tay nghề của lao động cũng như năng lực quản lý của chủ cơ sở còn một số
hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định…Môi trường sản xuất kinh
doanh đang bị ô nhiễm, dịch vụ sản xuất không đồng bộ…
Trong xu thế toàn cầu hoá cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công

nghệ, làng nghề của huyện có những cơ hội để phát triển, song cũng đứng trước không
ít khó khăn, thách thức mới. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với
nhiều hàng hoá của các nước có trình độ công nghệ cao, kiểu dáng mẫu mã đa dạng,
chất lượng cao, giá thành hạ…Do vậy, nếu không đầu tư phát triển, biến thách thức
thành cơ hội thì các LNTT của Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng sẽ
phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Vậy hiện nay làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên đang phát
triển như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của làng
nghề? Thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển như thế nào? Qua đó, có các
giải pháp nào để phát triển LNTT trên địa bàn huyện Việt Yên?... Để trả lời những
câu hỏi trên tôi xin thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển làng nghề truyền
thống trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. M c tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh
phát triển làng nghề trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển làng

nghề truyền thống.
-

Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn


huyện Việt Yên.
-

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống

trên địa bàn huyện Việt Yên.
-

Đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển làng nghề truyền

thống trên địa bàn huyện Việt Yên
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng
và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang, tập trung vào nghiên cứu hai làng nghề là: Làng nghề mây tre đan Tăng
Tiến và làng nghề Rượu làng Vân.
Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu từ 2011 đến 2014
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề quản lý, kinh tế tổ chức, cơ chế liên kết liên quan đến
phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên. Đối tượng trực tiếp
là các chủ thể tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống (các
hộ, các tổ sản xuất, HTX) trên địa bàn huyện Việt Yên.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên
như thế nào?


3


- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống trên địa
bàn huyện Việt Yên?
- Giải pháp nào để phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện
Việt Yên?
- Định hướng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Việt Yên
trong thời gian tới?

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến làng nghề truyền thống và phát triển làng
nghề truyền thống

2.1.1.1 Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống Làng nghề
Làng nghề
Theo quan điểm của Vương Thị Ngọc (2011) thì khái niệm làng nghề bắt đầu
từ “làng xã”. “Làng xã” là khái niệm xuất hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử phát
triển của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người dân đã sống thành những cụm nhỏ
cùng sinh hoạt cùng kiếm sống, sau này khi hình thành đất nước thì những cụm nhỏ
như vậy được gọi là làng xã. Người dân sống trong một làng xã Việt Nam trước đây
sống chủ yếu bằng săn bắn, đánh bắt, trồng trọt. Sau này, do sự phát triển của loài
người, cùng với sự tiến bộ trong nhận thức, sự hình thành giao thương thì ngoài

trồng trọt cơ bản một số nơi đã hình thành những ngành nghề mới như đan lát, thêu
thùa, dệt… Theo đó, những người dân sinh sống trong làng xã cùng chia sẻ phương
thức làm để đem trao đổi buôn bán với nơi khác. Mỗi nơi tùy vào điều kiện khí hậu,
đất đai, tài nguyên… mà hình thành những ngành nghề khác nhau phù hợp với lợi
thế của mình. Từ đó người ta hình thành khái niệm “ Làng nghề”.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về “Làng nghề” cũng như các quy
định khác nhau về tiêu chuẩn để công nhận “Làng nghề” giữa các địa phương trong
nước. Theo Vương Thị Ngọc (2011) thì “Làng nghề được hiểu là những làng ở
nông thôn có một hay một số nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao
động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông”.
Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, ngày nay làng nghề không
bị bó hẹp trong phạm vi một làng mà chúng lan toả ra thành nhiều làng, xã, hình
thành vùng sản xuất các ngành nghề thủ công giống nhau. Mặt khác ngành nghề ở

5


các làng nghề cũng được đa dạng hóa và phát triển cả về công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống con người với các loại
hình sản xuất kinh doanh (SXKD) chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Các thành phần
kinh tế không còn phổ biến là các hộ gia đình mà đã đa dạng các thành phần, các tổ
chức kinh tế như các tổ hợp, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, các
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...
Có nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm làng nghề. Theo Trần Minh Yến (2004)
thì “làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về
kinh tế xã hội và văn hóa”.
Theo Lê Thị Minh Lý (2003) thì “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh
thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các

nghề có mối liên hệ mật thiết với nhua để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và
được tồn tại lưu truyền trong dân gian”.
Có thể coi làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát triển do
sự hình thành sự phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất phù hợp với
sự phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với
những đặc trưng của nền văn hoá lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự
cấp tự túc.
Mặt khác, làng nghề còn là những làng ở đó có số người chuyên làm nghề
thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm tỷ lệ khá
lớn trong tổng dân số của làng. Như ở Tỉnh Bắc Ninh quy định tiêu chí để xem xét
một cách cụ thể đối với một làng nghề là:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.

6


- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên những tiêu chí trên không phải là tuyệt đối mà chỉ có ý nghĩa
tương đối về mặt định lượng. Bởi vì ở mỗi làng nghề bao giờ cũng có sự khác nhau
về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm và số người tham gia
vào trong quá trình sản xuất. Do vậy sự phát triển của các làng nghề thường khác
nhau và có những biến động khác nhau trong từng thời kỳ.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phân công lao
động đã phát triển ở mức độ cao hơn thì khái niệm làng nghề cũng được mở rộng
hơn, nó không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có các hộ chuyên làm nghề thủ công.
Điều này có thể hiểu dưới hai góc độ: Thứ nhất là, công nghệ sản xuất không hoàn
toàn là công nghệ thủ công như trước đây, mà ở nhiều làng nghề đã áp dụng công

nghệ mới, hiện đại như cơ khí và bán cơ khí. Thứ hai là, trong các làng nghề khi sản
xuất phát triển ở mức độ cao hơn thì sẽ làm nảy sinh sự phát triển của nhiều nghề
khác nhằm phục vụ cho nó. Tương ứng với điều đó sẽ xuất hiện những người
chuyên cung cấp dịch vụ phục vụ cho sản xuất trong làng nghề như cung cấp
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ và cơ sở sản xuất chuyên làm nghề thủ
công, từ đó hình thành và phát triển những làng nghề với mô hình kết hợp nhiều
nghề hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chẳng hạn như ở Ninh Hiệp xuất hiện thêm nhiều
nghề mới ngoài những nghề truyền thống và dần dần hình thành nên một mô hình
kết hợp nông- công- thương - dịch vụ.
Tóm lại, khái niệm làng nghề có thể được hiểu là một cụm dân cư sinh sống
trong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã, phường, thị trấn, có hoạt
động sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong
làng đảm bảo đủ số nhân lực, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương để
sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau được sản xuất từ
hoạt động của ngành nghề đó, và trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ
yếu của một bộ phận người dân trong làng (những làng ở nông thôn có các ngành
nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, lao động và tỷ trọng thu nhập so với
nghề nông).

7


Làng nghề mới được hình thành trên cơ sở phát triển lan toả của nghề truyền
thống, việc truyền nghề, nhận cấy nghề mới sang các làng xã khác. Ngày nay, cùng
với sự phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với yêu cầu chuyên môn hóa hiện
đại hóa thì các làng nghề cũ cũng như mới hình thành đã có những thay đổi tích cực
so với trước đâynhư đa dạng hóa hình thức sản xuất kinh doanh, chú trọng vào chất
lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm…
Làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống được hình thành dựa trên tổ hợp của hai

khái niệm “Làng nghề” và “Truyền thống”. Truyền thống là thể hiện sự lâu đời, sự
truyền đời của các ngành nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế hệ sau tiếp bước
thế hệ trước không để mai một nghề của gia tộc, sự phát triển của nghề đó được
công nhận trong một thời gian dài từ thời điểm hình thành cho tới hiện tại và không
bị biến đổi về bản chất.
Như vậy làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu
đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, sản
phẩm mang tính truyền thống và được công nhận qua nhiều thế hệ sản xuất, có uy
tín trên thị trường; là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề; là nơi có
nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ
trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các
thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc, không để nghề
của mình bị thị trường hóa chạy theo xu thế mà biến chất.
Các làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí
làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư
116/2006/TT- BNN.
Đối với những làng chưa đạt tối thiểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất
kinh doanh ngành nghề ổn định nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công
nhận theo quy định của Thông tư 116/2006/TT-BNN thì cũng được công nhận là
làng nghề truyền thống.
Theo định nghĩa này thì một nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền
thống cần hội đủ các yếu tố sau:
+ Là làng nghề đã hình thành và phát triển lâu đời

8


+ Sản phẩm mang tính chất đặc trưng, riêng biệt, có giá trị kinh tế và văn hóa
cao, biểu thị chiều dài lịch sử
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề

+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định
+ Sử dụng nguyên liệu trong nước
+ Làng nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp
đáng kể vào ngân sách của Nhà nước.
Có thể phân chia các ngành nghề thủ công truyền thống thành các nhóm
chính như:
1- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mü nghệ như: gốm sứ mỹ
nghệ, sơn mài, thêu, ren, khảm, thảm, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, chạm mạ vàng
bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại,....
2- Các ngành nghề sản xuất các, cụ sản xuất như: rèn sắt, làm cầy bừa, nông
cụ đóng thuyền,...
3- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như:
dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, nong, nia, sọt, bồ,...; bện thừng, chạo dệt vải.
4- Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn,đúc,
đồng, gang, sản xuất vật liệu xây dựng,....
5- Các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát làm bún, bánh,
đường mật, làm đậu tương, đậu phụ, miến, nấu rượu, chế biến hải sản các loại,....

Khái niệm về phát triển và phát triển làng nghề truyền thống
Theo Đinh Văn Hải và Lương Thu Thủy (2014) thì:
- Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về số lượng của một sự vật nhất
định. Trong kinh tế tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay
lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế có thể
hiểu là kết quả của mọi quá trình hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất cũng
như trong lĩnh vực dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định. Nếu sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất,
từng vùng của một quốc gia.

9



- Phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạch khác nhau.
Sư tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, sự tăng lên của
sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia của một
quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là một nội dung của sự phát
triển. Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân.
Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống
bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững: Theo quan điểm của Liên hợp Quốc thì một thế giới
phát triển bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái
tạo nhanh hơn khả năng tự tái tạo chúng, không sử dụng các nguồn tài nguyên
không thể tái tạo nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không
thải ra môi trường những chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và đồng
hoá chúng. Như vậy phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài,
vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Một vấn đề đặt ra là những người đang hưởng thụ những thành tựu của sự phát triển
kinh tế ngày nay có thể sẽ làm cho các thế hệ tương lai phải chịu đựng tình cảnh tồi
tệ do môi trường sinh thái bị suy thoái quá mức. Các thế hệ tương lai không chỉ kế
thừa tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên của hiện tại, mà còn thừa hưởng các
thành quả của lao động hiện tại dưới dạng chất lượng giáo dục, kỹ thuật và kiến
thức cũng như vốn vật chất.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất đã kế thừa những phân tích ở trên và đã đưa
ra khái niệm vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển bền vững là phát triển
nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Phát triển làng nghề: Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng, phát triển, tôi cho
rằng phát triển làng nghề là sự tăng lên về quy mô, số lượng và người tham gia vào
sản xuất, chế biến các sản phẩm của làng nghề nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả

sản xuất, chế biến sản phẩm. Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng cần được quan tâm
trong phát triển LNTT để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài.

10


Sự tăng lên về số lượng, quy mô của người tham gia vào sản xuất, chế biến
các sản phẩm làng nghề có nghĩa là số lượng làng nghề được tăng lên cả về số
lượng, quy mô sản xuất của họ. Trong đó những nghề cũ được củng cố, nghề mới
được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng không ngừng tăng lên, nó thể hiện sự tăng
trưởng của một nghề. Sự phát triển của một nghề phải đảm bảo hiệu quả cả về mặt
kinh tế- xã hội- môi trường.
2.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây làng nghề truyền thống đã có nhiều đóng góp tiêu
biểu trong phát triển kinh tế nông thôn. Theo Lê Xuân Bá (2006) thì LNTT đã có
những đóng góp sau:
- Thứ nhất, góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp và tình trạng thát
nghiệp tạm thời (thời gian nông nhàn) trong nông thôn, tạo điều kiện phân bổ lại và
sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn.
Trong những năm gần đây phát triển ngành nghề nông thôn là một chủ
trương đúng đắn và đã thu hút nhiều lao động tại địa phương vào các hoạt động
ngành nghề, giảm thiểu thất nghiệp và tình trạng lao đông phải xa quê đi làm, tạo
điều kiện cho các ngành nghề dịch vụ đi kèm cùng phát triển, qua đó đóng góp vào
sự phát triển chung.
- Thứ hai, sản xuất làng nghề góp phần sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết
kiệm, tăng năng suất lao động cho xã hội, tạo thu nhập cho người dân nông thôn.
Sản xuất làng nghề không cần nguồn vốn quá lớn, phù hợp với điều kiện
kinh tế hộ gia đình, các sản phậm là tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để sản xuất
không cần đầu tư quá nhiều công nghệ như: mây, tre, nứa, gạo, sắn, ngô... Hiện nay,
các làng nghề được chú trọng phát triển nên vấn đề đầu ra sản phẩm được quan tâm

nhiều hơn, ví dụ như sự hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân để thu
gom sản phẩm và đảm bảo đầu ra cho người dân cũng như đảm bảo thu nhập cho
người dân, Sự liên kết thể hiện rõ ràng, hộ sản xuất còn các tổ chức tiêu thụ sản
phẩm tìm đối tác đầu ra...
- Thứ ba, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa dân tộc. Giá trị của nghề
truyền thống có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng có hai điểm không

11


thể bỏ qua, đó là những giá trị công nghệ bí truyền và những nét đặc trưng trong
bản sắc văn hóa dân tộc mà nghề truyền thống mang lại. Hiện nay, phát triển làng
nghề truyền thống còn đam tới sự phát triển về du lịch và các dịch vụ kèm theo.
Chính vì vậy việc phát triển các ngành nghề và các làng nghề truyền thống chính là
việc giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời giới thiệu cho
bạn bè quốc tế biết những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
- Thứ tư, đóng góp cho sự phát triển và tăng tiềm lực kinh tế của địa phương,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới.
Làng nghề phát triển tác động đa dạng hoá kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá
trình phát triển công nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nông thôn phát
triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển KT-XH nông thôn,
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tài sản và nguồn vốn kinh doanh của các thành phần
kinh tế được tăng lên theo hướng hiện đại. Vì vậy, làng nghề được coi là cơ sở và là
một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình phát triển nông thôn,
đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kéo theo sự ra đời của các
ngành nghề khác như dịch vụ, thương mại phát triển.
2.1.3. Nội dung cơ bản của phát triển làng nghề truyền thống
Nội dung cơ bản của phát triển LNTT là sự tăng lên cả về số lượng và chất
lượng LNTT, sự thay đổi về chất kéo theo sự thay đổi về lượng.

- Về lượng: Theo Lê Xuân Bá (2006) thì: Lượng là số lượng LNTT được
công nhận thêm, còn tồn tại và phát triển, số người tham gia vào sản xuất, chế biến
sản phẩm của nghề truyền thống đảm bảo được hiệu quả sản xuất, chế biến.
Sự tăng lên về số lượng LNTT không phải là sự công nhận LNTT tràn lan
mà không quan tâm đến bản chất LNTT đó mà là sự duy trì và phát triển những
LNTT vẫn đang tồn tại và sự bảo tồn phát triển những LNTT đang bị mai một suy
yếu; số hộ tham gia vào sản xuất, chế biến các sản phẩm thuộc nghề truyền thống
tăng lên, giá trị sản lượng sản phẩm làng nghề không ngừng được nâng lên, sự phát
triển của một LNTT phải đảm bảo hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội – môi trường.

12


Phát triển LNTT phải đảm bảo thoả mãn yêu cầu: Sử dụng các nguồn lực
như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, thị trường… phải đảm bảo hợp lý và đạt
hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cho người lao động, không gây ô nhiễm
môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Về chất: Phát triển LNTT phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm
sản xuất ra, sản phẩm mà thị trường trong nước và nước ngoài thích ứng về mẫu
mã, quy cách, giá cả; đặc biệt là sản phẩm được kết hợp sản xuất công nghệ tiên
tiến, kết hợp với công nghệ cổ truyền, kỹ năng kỹ sảo đặc trưng của sản phẩm sản
xuất và tiêu thụ trong phát triển LNTT luôn luôn được gắn liền với nhau như một
mắt xích hoàn hảo, sản xuất LNTT phát triển luôn gắn liền với dịch vụ phát triển
như dịch vụ vật tư nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ tiêu dùng dân sinh…
Đi liền phát triển LNTT về lượng và chất thì nội dung cơ bản của phát triển
làng nghề gắn liền phát triển kinh tế với xã hội và môi trường sinh thái.
+ Về xã hội: Tạo ra nhiều việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng cao mức sống
dân chúng.
+ Về môi trường: Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi
trường, tiếng ồn…

Hiện nay trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế hội nhập thế giới, muốn
khuyến khích các LNTT phát triển Đảng và Nhà nước đã và đang ban hành nhiều
chính sách khuyến khích phát triển. Song để LNTT phát triển mạnh cần tạo điều
kiện các vấn đề: Quy hoạch phát triển (kể cả lượng sản phẩm, ngành nghề, mặt
bằng cho cơ sở sản xuất của LNTT đầu tư phát triển) có mặt bằng cho đầu tư phát
triển thì các cơ sở sản xuất mới có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất hiện đại kết
hợp vốn, công nghệ cổ truyền. Có mặt bằng sản xuất mới tránh được những sản
phẩm bị ô nhiễm ra khỏi dân cư của làng nghề và xử lý mô trường tập trung mới
đảm bảo, có mặt bằng cho LNTT đầu tư phát triển thì quy mô sản xuất mới được
mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng lên, giải quyết việc làm cho người lao
động, đời sống của người dân ngày được nâng lên, an ninh chính trị được ổn định.
Do vậy phát triển LNTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng
và Nhà nước ta trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện tiến trình đưa đất
nước ta cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020 như Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X đã đề ra.

13


2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống
Thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển các LNTT và các nhân
tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng các nhân tố chính tác động đến phát
triển LNTT là:
- Chính sách: Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi chính sách phải thay
đổi và hoàn thiện hơn để tạo hành lang pháp lý thuận lợi và phù hợp với xu thế phát
triển hiện đại. Hệ thống các chính sách của nhà nước có những tác động to lớn có ý
nghĩa quyết định tới sự phát triển KT - XH nói chung và các LNTT nói riêng. Sự
can thiệp của nhà nước vào các hoạt động SXKD trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường là một tất yếu, mà các công cụ quan trọng nhất là các chính sách, đặc biệt
là các chính sách kinh tế. Các chính sách này có vai trò trong việc hoạch định, hỗ

trợ LNTT phát triển, tạo môi trường SXKD cho sự phát triển của LNTT.
- Quy hoạch phát triển: Phát triển nghề và làng nghề theo quy hoạch sẽ góp
phần tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, phát huy thế mạnh, mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững, là tiền đề cần thiết cho sự phát triển cơ
sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông
thôn mới.
- Kết cấu hạ tầng và dịch vụ công: Các LNTT chỉ có thể phát triển mạnh ở
những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Trong điều kiện hội
nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, nguồn
nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận
tải phát triển thuận lợi cho các LNTT giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện giao
lưu phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết v.v… Hệ thống cung
cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông v.v… cũng có ảnh hưởng rất lớn
tới phát triển của các LNTT, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người lao động, góp phần phát
triển KT-XH bền vững.

14


- Nguyên vật liệu: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương trước đây
là đặc điểm của LNTT và là nhân tố góp phần hình thành LNTT. Hiện nay, do hội
nhập kinh tế, CSHT giao thông, bưu chính viễn thông… thuận lợi, nguồn nguyên
vật liệu khác nhau cho sản xuất các sản phẩm. Vì vậy khối lượng, chất lượng, chủng
loại và khoảng cách nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng,
giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất. Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu
hợp lý, thay thế, giá rẻ phù hợp với quá trình sản xuất là nhân tố tác động đến sự
phát triển của các LNTT.

- Vốn cho SXKD: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình SXKD. Các
LNTT muốn đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, đổi
mới công nghệ, mở rộng thị trường v.v… đều phải cần đến nhu cầu vốn. Vốn nhiều
hay ít do nhu cầu quy mô, đặc điểm sản xuất sản phẩm các ngành nghề ở từng
LNTT. Ngày nay các LNTT đang phát triển theo xu thế hiện đại, đa dạng, chuyên
môn hoá, sản phẩm hàng loạt… thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sự đáp ứng về vốn có
một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh tranh và phát triển của các LN.
Nguồn vốn ở đây có thể là đi vay ở các tổ chức tín dụng hoặc vốn tự có. Nếu cơ chế
tín dụng tốt tạo điều kiện cho hộ vay vốn đầu tư thì hộ sẽ có điều kiện đầu tư mở
rộng sản xuất hơn. Còn nếu tiếp cận vốn khó, hộ sẽ không có đủ điều kiện để đầu
tư sản xuất như vậy sự phát triển sẽ kém đi.
- Nguồn nhân lực: Những nghệ nhân, chủ cơ sở SXKD và những người thợ
thủ công có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các LNTT.
Những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề là những người truyền nghề, dạy
nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo. Ngày nay việc
phát triển sản xuất theo hướng CNH, HĐH, hội nhập, thị trường cạnh tranh đòi hỏi
chất lượng nguồn nhân lực cao. Đó là đội ngũ các chủ cơ sở SXKD phải am hiểu
nhiều mặt KT-XH, lực lượng quản lý phải tinh thông, đội ngũ công nhân có trình độ
chuyên môn cao v.v… để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
ngày càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đòi hỏi phải đa dạng hoá các sản
phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy các LNTT cũng phải
không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD. Trình

15


độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành
sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nó có thể
quyết định sự tồn tại hay suy vong của cơ sở sản xuất sản phẩm đó.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sự tồn tại và phát triển các LNTT phụ thuộc
rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những LNTT có khả năng đáp ứng và thích
ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng. Chính
thị trường đã tạo định hướng cho phát triển của các LNTT. Các hộ, cơ sở SXKD
của các LNTT phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng
hoá dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để
hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp. Ngày nay thị trường không còn bó hẹp là thị
trường hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường tài chính, thị
trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ… đều có
ảnh hưởng đến sự phát triển của các LNTT.
- Điều kiện tự nhiên, truyền thống:
Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói
chung và các LNTT nói riêng. Các nhân tố này có thể trở thành điều kiện để hình
thành và phát triển LNTT, cũng có thể là đối tượng lao động để các LNTT khai thác
và chế biến. Vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp
tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường… tạo điều kiện cho các LNTT phát triển.
Yếu tố truyền thống: Yếu tố này cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đến sự
phát triển LNTT. Trong các LNTT các nghệ nhân, thợ cả có tay nghề cao là những
hạt nhân để bảo tồn duy trì và phát triển LNTT. Những nét độc đáo của sản phẩm
truyền thống gắn với đặc trưng văn hoá của từng LNTT là những giá trị vô hình tạo
nên sự tồn tại phát triển của các LNTT. Những luật lệ, quy ước, phong tục tập quán
của các LNTT cũng tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp và cũng
có khi thúc đẩy LNTT và cũng có thể kìm hãm sự phát triển các LNTT. Những yếu
tố truyền thống phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu những yếu tố mới phù
hợp, đặc biệt là về khoa học công nghệ, thị trường hội nhập và cạnh tranh… để các
LNTT và sản phẩm của nó vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc vừa được xã hội,
thị trường tiếp nhận và thúc đẩy phát triển.

16



2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống trên thế giới
* Kinh nghiệm ở Nhật Bản
Theo Mai Thế Hớn (1999), Ở Nhật Bản, bên cạnh những ngành kinh tế hiện
đại với các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn thì ở các vùng thị trấn, thị tứ,
làng xã ở nông thôn, một mạng lưới các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ đã được xây
dựng và đặc biệt các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn, các hộ làm nghề thủ
công được chú trọng phát triển. Chính trên cơ sở đó nhiều vùng trên đất nước Nhật
Bản đã tồn tại nhiều nghề thủ công như: nghề đan lát, dệt chiếu, may áo kimono,
rèn kiếm, dệt lụa…
Để hỗ trợ các nghề thủ công phát triển thì chính phủ Nhật Bản đề ra một luật
pháp đặc biệt để khôi phục và phát triển các nghề thủ công và pháp luật này được
gọi là “Luật nghề truyền thống”. Luật này có tác dụng để bảo lãnh và bảo hiểm tín
dụng để giúp đỡ các làng nghề truyền thống vay vốn mà không cần thế chấp. Trên
cơ sở các luật nghề thì các chính sách trợ giúp theo kế hoạch khôi phục và phát triển
nghề truyền thống được ban hành. Trên cơ sở lập kế hoạch để khôi phục hay phát
triển các nghề truyền thống thì các chủ cơ sở sẽ được hỗ trợ về mọi mặt.
Bằng hàng loạt những hỗ trợ như trên, nghề ở Nhật Bản đã phát triển
mạnh mẽ và hàng năm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mang lại nhiều USD
cho đất nước.
* Kinh nghiệm ở Ấn Độ
Theo Mai Thế Hớn (1999), Ấn Độ có nhiều nghề và làng nghề được hình
thành từ rất lâu trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. Hiện nay có hàng triệu
người đang sống bằng nghề thủ công. Các nghề ở Ấn Độ bao gồm chế tác kim
hoàn, đồ trang sức, gốm mỹ nghệ, sản xuất tơ lụa. Trong số những nghề thủ công
thì nghề chế tác kim hoàn và trang sức là một trong những nghề mũi nhọn, nghề
hoạt động có hiệu quả cao và thu ngoại tệ nhiều nhất. Ngành công nghiệp đá quý
của Ấn Độ đứng đầu trên thị trường thế giới, các mặt hàng này chủ yếu được xuất

khẩu sang Mỹ, HồngKông.

17


Ấn Độ cũng rất chú trọng và có nhiều biện pháp, chính sách để hỗ trợ các
nghề. Ngoài chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng thì chính phủ còn rất chú
trọng đến việc tăng cường và bồi dưỡng nguồn nhân lực, Thợ thủ công được chính
phủ quan tâm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, trong đó các nghệ nhân và thợ cả
được coi như vốn quý của quốc gia. Hàng năm chính phủ tổ chức cấp giải thưởng
quốc gia cho thợ cả. Những sự quan tâm đó đã khuyến khích, động viên những
người thợ giỏi tâm huyết với nghề, góp phần vào việc duy trì và phát triển các nghề
của đất nước
* Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Theo GS. Phạm Vân Đình (1998), Trung Quốc là nước các nhiều nghề phát
triển. Từ xa xưa nó đã thực sự nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề gốm,
nghề giấy, nghề đúc kim hoàn… trải qua nhiều biến đổi trong các thời kỳ lịch sử,
nhiều nghề thủ công truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển. Phát triển nghề
được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm coi đây là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá nông thôn. Nhiều chính sách đã được
ban hành và thực hiện thành công. Các chính sách hỗ trợ nghề thủ công bao gồm:
Chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, chính sách bảo hộ
hành nội địa…
Trung Quốc đã có một thời gian, hàng của các nghề được sản xuất ra hầu hết
không bán được do không đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng, mẫu mã
sản phẩm nhiều cơ sở đã bị thua lỗ, phá sản. Nguyên nhân của khó khăn trên là do
kỹ thuật thủ công lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, năng suất thấp, chất
lượng kém. Để khắc phục những khó khăn này thì chính phủ Trung Quốc đã đề ra
chương trình “Đốm lửa” nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiên
tiến tới những vùng nông thôn, kết hợp khoa học kỹ thuật với kinh tế.

Với chương trình “Đốm lửa” thì nghề thủ công của Trung Quốc đã dần
dần ra khỏi khó khăn và tạo ra một đột phá mới trong phát triển các nghề thủ
công của mình.

18


×