Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.65 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh mục hộp

viii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của Đề tài

1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


4

2.1

4

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

4

2.1.2 Các cây trồng vụ đông chủ yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật

7

2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông

10

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông

11

2.2

14

Cơ sở thực tiễn


2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam

14

2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông ở một số địa phương của Việt Nam 15
2.2.3 Các bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho phát triển sản xuất
cây vụ đông

19

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

21
21

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

21

3.1.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội

23

3.2

30


Phương pháp nghiên cứu

iv


3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

30

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

31

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

33

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

33

3.2.5 Phương pháp ma trận SWOT

33

3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

34

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


35

4.1

Hiện trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Tam Dương

35

4.1.1 Chính sách khuyến khích của nhà nước

35

4.1.2 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đông

37

4.1.3 Hình thức tổ chức sản xuất cây vụ đông của huyện

41

4.1.4 Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây vụ đông

43

4.1.5 Liên kết trong sản xuất cây vụ đông huyện Tam Dương

46

4.2


Đặc điểm hộ sản xuất cây vụ đông

47

4.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra

47

4.2.2 Nguồn lực đất đai của hộ

48

4.2.3 Nguồn lực lao động của hộ

49

4.3

Kết quả sản xuất cây vụ đông ở hộ điều tra

50

4.3.1 Năng suất, diện tích, sản lượng cây vụ đông tại các hộ điều tra

50

4.3.2 Chi phí sản xuất ở các hộ điều tra

51


4.3.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông

53

4.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông

58

4.4.1 Điều kiện tự nhiên

58

4.4.2 Chủ trương, chính sách cho phát triển cây vụ đông

60

4.4.3 Nguồn lực cho sản xuất vụ đông

61

4.4.4 Cơ sở hạ tầng

62

4.4.5 Công tác khuyến nông, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

63


4.4.6 Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông

63

4.4.7 Những khó khăn trong sản xuất vụ đông theo đánh giá của hộ

66

Giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông huyện Tam Dương

67

4.5

v


4.5.1 Cơ sở để đưa ra giải pháp

67

4.5.2 Các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông.

69

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

77


5.1

Kết luận

77

5.2

Kiến nghị

79

5.2.1 Đối với chính quyền

79

5.2.2 Đối với hộ sản xuất

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ


: Bình quân

CC

: Cơ cấu

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HQ

: Hiệu quả

HQKT

: Hiệu quả kinh tế


HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KQ

: Kết quả

NN

: Nông nghiệp

NQ

: Nghị quyết

NXB

: Nhà xuất bản

PTNT

: Phát triển nông thôn




: Quyết định

SXHH

: Sản xuất hàng hóa

SP

: Sản phẩm

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

SL

: Số lượng

TT

: Thị trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VietGAP

: Quy trình thực hành nông nghiệp tốt


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Bình quân diện tích, năng suất, sản lượng một số cây vụ đông tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2012

18

3.1

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Tam Dương qua 3 năm

24

3.2

Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tam Dương qua 3 năm


25

3.3

Tình hình dân số và lao động huyện Tam Dương qua 3 năm

26

3.4

Diện tích sản xuất cây vụ đông của các xã, thị trấn huyện Tam Dương
năm 2014

31

3.5

Số lượng cán bộ quản lý cấp huyện và xã được điều tra

32

4.1

Diện tích cây vụ đông huyện Tam Dương qua 3 năm

37

4.2


Diện tích sản xuất cây vụ đông của các xã, thị trấn huyện Tam Dương
năm 2014

38

4.3

Năng suất một số cây vụ đông chủ yếu huyện Tam Dương từ 2012 – 2014

39

4.4

Sản lượng một số cây vụ đông huyện Tam Dương từ 2012 – 2014

40

4.5

So sánh hiệu quả giữa công thức luân canh cũ (Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô tẻ)
và công thức luân canh mới (Lúa xuân – Lúa mùa sớm – Ngô nếp HN88)

45

4.6

Thông tin chung về hộ điều tra

47


4.7

Diện tích đất sản xuất của các hộ dân năm 2014

49

4.8

Tình hình lao động tại các hộ điều tra

49

4.9

Diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đông tại các hộ điều tra

50

4.10 Diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đông theo từng nhóm hộ

51

4.11 Chi phí sản xuất cây vụ đông năm 2014 của các hộ dân

52

4.12 Chi phí sản xuất cây vụ đông theo nhóm hộ năm 2014

53


4.13 Kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây vụ đông năm 2014

54

4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây vụ đông theo từng nhóm hộ

57

4.15 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông của các hộ

64

4.16 Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm vụ đông

65

của các hộ

65

4.17 Một số khó khăn trong sản xuất vụ đông theo đánh giá của hộ

67

4.18 Bảng phân tích SWOT

68

viii



DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Luân canh gối vụ ở xã Vân Hội, huyện Tam Dương

44

4.2

Niềm vui từ cây dưa chuột

55

ix


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến
lược phát triển nền kinh tế đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng nông nghiệp có thế

mạnh như: lúa gạo, cà phê, cao su...ngành sản xuất rau đang từng bước vươn lên
cải tiến cách thức sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh hướng tới mục
tiêu là mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn. Nhiều chính sách lớn khuyến
khích phát triển sản xuất rau quả đã ra đời, trong đó có quy hoạch phát triển rau
quả Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 và chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau
quả, chè an toàn đến năm 2015 đã được phê duyệt, là những yếu tố hết sức thuận
lợi cho sự phát triển của rau trong tương lai. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất
nước nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và
khá toàn diện. Đặc biệt là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn
định đời sống chính trị, tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả to lớn trong đó sản
xuất cây vụ đông đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao tổng sản lượng
lương thực. Vụ đông không còn chỉ là vụ tận dụng đất đai sau 2 vụ lúa mà đã trở
thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm đem lại nhiều sản phẩm đặc trưng trong mùa
đông. Với những kết quả, hiệu quả đem lại vụ đông đã khẳng định được vai trò to
lớn trong sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, sản xuất vụ đông góp phần khai thác
có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai và lao động nông nghiệp. Thứ hai, sản xuất vụ
đông đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thứ ba, sản xuất vụ đông góp phần nâng
cao thu nhập cho các hộ nông dân. Ngoài ra, việc thâm canh một số giống cây họ
đậu trong vụ đông còn góp phần cải tạo đất.

1


Tam Dương là một trong những địa phương sản xuất vụ đông trọng điểm
của tỉnh Vĩnh Phúc. Sản xuất vụ đông của huyện trong thời gian qua ngoài ý
nghĩa tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường
và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân mà còn góp
phần quan trọng làm tăng thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích, khai thác và sử

dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực đất đai, lao động và tiền vốn. Cũng giống
như các địa phương khác, việc trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa và đất chuyên
màu của huyện được chú trọng vì những loại cây này cho giá trị kinh tế cao hơn.
Nhiều xã trước đây chưa có truyền thống trồng cây vụ đông, trong những năm
qua đã phát triển và trở thành vụ sản xuất chính trong năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được sản xuất vụ đông của huyện cũng đã bộc
lộ một số mặt hạn chế: Thứ nhất diện tích cây vụ đông tuy lớn nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng đất đai của huyện, vẫn còn những diện tích có khả năng canh
tác cây vụ đông nhưng lại chưa sử dụng tới; Thứ hai việc sản xuất cây vụ đông
trong các hộ dân còn mang tính bị động, sản xuất manh mún, phụ thuộc nhiều
vào điều kiện thời tiết, cơ sở hạ tầng; Thứ ba thị trường đầu ra cho sản phẩm cây vụ
đông còn bấp bênh, chưa có một hệ thống kênh thị trường đồng bộ phục vụ cho việc
tiêu thụ các sản phẩm phụ đông cho nông dân. Ngoài ra các thể chế chính sách,
nguồn lực lao động, vốn sản xuất cũng tác động đến việc sản xuất vụ đông của các
hộ trong huyện.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, để góp phần định hướng cho sản xuất
cây cây vụ đông nhằm nâng cao đời sống của người nông dân trên địa bàn huyện Tam
Dương và các huyện lân cận, rộng khắp Vĩnh Phúc nên tôi thực hiện đề tài: “Phát triển
sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển cây vụ đông và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển đó nhằm đề xuất một số giải pháp để phát triển hơn nữa
sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông.

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông
trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây vụ đông ở địa
phương trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu hiện trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây
vụ đông từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng phát triển cây vụ
đông tại huyện Tam Dương (chủ yếu là dưa chuột, ngô và đỗ tương).
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 – 1015.
+ Thời gian thực hiện đề tài: 6/2014 – 10/2015.

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm “Phát triển”
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến

hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và
Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù triết học và phát triển được hiểu theo nghĩa chung nhất
đó là việc làm ra nhiều sản phẩm hơn cái vốn có của sự vất hiện tượng, làm
phong phú về chủng loại cũng như thay đổi về chất lượng tùy vào người sử dụng.
Và mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Tóm lại có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh
sống ở bất cứ nơi đâu đều thõa mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất
lượng cuộc sống, có môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản
của con người và đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực, không có chiến
tranh. Nói cách khác phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao
hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự
bình đẳng về cơ hội; đảm bảo các quyền chính trị và công dân là những mục tiêu
rộng hơn phát triển.

4


* Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất;
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế
và xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh, 2008).
Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh

tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người; Sự biến đổi về chất
kinh tế là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày
càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là
tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh
dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế,
nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v... Hoàn
thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
* Khái niệm “Tăng trưởng”
Tăng trưởng là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô, sản lượng trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất. Sự tăng
trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ
cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay
chậm so với thời điểm gốc (Ngô Thắng Lợi, 2012).
*Khái niệm “Sản xuất”
Theo Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình (2009): Sản xuất là quá trình
phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để
tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ (đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến
một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằn g một hàm sản xuất:
Q = f(X1,X2…Xn)
Trong đó:
Q: số lượng một loại sản phẩm nhất định.
X1,X2…Xn: lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong
quá trình sản xuất.

5


Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản phẩm.

+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn
vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng
sản phẩm có số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu
vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay
đổi thị mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
Tóm lại: Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm phối hợp
tối ưu các yếu tố tham gia sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ cho
nhu cầu con người và xã hội.
Sản xuất trong nền kinh tế thị trường thường trả lời các câu hỏi như: Sản
xuất cái gì?; Sản xuất cho ai?; Sản xuất như thế nào?
* Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản xuất (Nguyễn
Thực Huy, 2009).
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường
chấp nhận.
Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ
thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện
tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.


6


PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế nhằm tăng tốc độ quay vòng sủ dụng các yếu tố đầu vào. Như
vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế
sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và
lao động (Nguyễn Thực Huy, 2009).
* Cây vụ đông
Là những loại cây được trồng vào vụ đông (trồng từ cuối tháng 9, đầu
tháng 10, thu hoạch vào trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12 ở miền Bắc) – vụ
sản xuất thứ 3 của các địa phương miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ban đầu vụ đông
được quan tâm chủ yếu dưới góc độ tận dụng đất đai sau 2 vụ lúa. Tuy nhiên, do
gắn chặt điều kiện thời tiết mùa đông nên sản xuất vụ đông tạo ra những sản
phẩm đặc trưng. Do đặc điểm này mà sản xuất vụ đông đã góp phần đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng của thị trường về các loại lương thực thực phẩm (Đinh
Văn Đãn, 2002).
* Phát triển sản xuất cây vụ đông
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển sản xuất, chúng ta có thể quan niệm
phát triển cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu
cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
Như vậy, phát triển sản xuất cây vụ đông bao hàm sự biến đổi về số lượng ( diện
tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất) và cả sự biến đổi về chất lượng (việc
làm, cải thiện đời sống người nông dân và bảo vệ, cải tạo môi trường).
2.1.2 Các cây trồng vụ đông chủ yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
a. Các cây trồng vụ đông chủ yếu
Sản phẩm của cây vụ đông là lương thực, thực phẩm tiêu dùng hàng
ngày.Cây vụ đông trồng từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch vào trung tuần
tháng 11 đến giữa tháng 12 ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ nên đều là cây ngắn

ngày. Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày như : ngô, bí
xanh, đỗ tương, dưa chuột, lạc, khoai lang ... cùng với đó là một số loại rau.

7


b. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất cây vụ đông
Cây vụ đông lúc đầu được người dân sử dụng với mục đích cung cấp
lương thực trước lúc giáp hạt, vụ đông chưa thực sự được coi là vụ sản xuất
chính trong năm. Nhưng với trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ, ngày càng có
nhiều giống cây trồng cho năng suất cao, chống chịu tốt với điều kiện khắc
nghiệt của thời tiết, chính vì vậy trong nông nghiệp nước ta chính thức hình
thành thêm một vụ sản xuất mới – vụ đông.
Tuy nhiên để khai thác tối đa tiềm năng của vụ đông giúp cho việc phát
triển sản xuất cây vụ đông đạt hiệu quả cao hơn chúng ta cần phải nghiên cứu
một số đặc điểm cơ bản của cây vụ đông:
- Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính
sinh lý và sinh hoá khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về
thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, việc lựa
chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với
sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên
cạnh đó, các hộ nông dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra
một tập đoàn giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng
như chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải
làm đúng và kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng vụ đông, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp (Trần Đức
Toàn, 2008).
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nông dân
cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm tạo ra
năng suất cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho

nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nông hộ sản xuất cây vụ
đông. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó việc tăng tỷ trọng
hàng hoá trong cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển
ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hoá (Trần Đức Toàn, 2008).
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh,
khô và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản

8


xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến
phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đông. Vì vậy,
từng vùng, từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của khí hậu để có
những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh được những
thiệt hại khôn lường có thể xảy ra.
- Đặc điểm sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng
nước cao nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản
xuất ra phải bán ngay làm cho tỷ suất hàng hoá của sản phẩm vụ đông cao. Do đó
cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm
bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Cây trồng vụ đông đòi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do
vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí
hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này (Trần Đức Toàn, 2008).
- Sản phẩm của cây vụ đông là lương thực, thực phẩm tiêu dùng hàng
ngày và là sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường có độ co giãn thấp. Do đó
cây vụ đông ngoài việc đòi hỏi tính kịp thời trong thời vụ sản xuất còn phải cung
ứng kịp thời cho thị trường. Mặc khác quy trình sản xuất của các cây trồng vụ
đông rất phức tạp và đa dạng bao gồm các tiêu chuẩn về kinh tế kỹ thuật nhất
định do đó chúng ta phải sử dụng một lực lượng lao động nông thôn có kiến thức
khoa học và kỹ thuật trong hầu hết các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả (Đinh Văn Đãn, 2002).
- Sản xuất vụ đông là vụ sản xuất còn rất nhiều tiềm năng, nếu được khai
thác đúng đắn hợp lý sẽ đóng góp đáng kể vào chuyển nền nông nghiệp sang sản
xuất hàng hóa, đồng thời đây cũng là vụ sản xuất có nhiều rủi ro:
+ Tiềm năng sản xuất vụ đông gồm: Tiềm năng về diện tích, lao động,
tiềm năng tăng khối lượng hàng hóa, tiềm năng về thu nhập.
+ Rủi ro trong sản xuất vụ đông gồm: Rủi ro về thời tiết, thị trường, công
tác trình độ tổ chức sản xuất: Công tác quản lý, công nghệ…

9


2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông
Từ khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm, cũng như xuất phát từ các
vấn đề thuộc nội dung kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất
cây vụ đông sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung của phát triển sản xuất cây vụ
đông bao gồm các vấn đề:
- Gia tăng về quy mô sản xuất
Đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, quy mô các hộ sản xuất cây vụ
đông. Do quỹ đất có hạn nên để gia tăng về quy mô sản xuất cần phải chú trọng
đến việc bố trí các cây trồng hợp lý, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn...
- Gia tăng về năng suất, chất lượng sản phẩm
Trong nghiên cứu phát triển sản xuất cây vụ đông sự gia tăng về năng suất
cây trồng rất cần được quan tâm ngoài ra thị trường tiêu thụ luôn đòi hỏi sản
phẩm có chất lượng, cây vụ đông có đặc điểm đặc thù đó là sản phẩm hàng hóa
có tính thời vụ, có thời gian tích trữ ngắn. Do đó cần có biện pháp thu hoạch, bảo
quản chế biến và tiêu thụ kịp thời để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Gia tăng hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân
Để gia tăng hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân cần đánh giá chi phí
sản xuất để thấy được mức độ đầu tư của người dân trong sản xuất vụ đông: Chi

phí bao gồm chi phí bên ngoài (chi phí mua phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực
vật, thuê lao động) và chi phí trong gia đình ( phân hữu cơ của gia đình, lao động
gia đình) từ đó có biện pháp giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập cho người
nông dân.
- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Thực hiện tổ chức sản xuất theo quy mô nào là phù hợp nhất cho từng
vùng và địa phương, mô hình theo hộ gia đình, mô hình trồng cây vụ đông theo
tổ sản xuất.
Cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất để đảm tiêu thụ
sản phẩm cho người nông dân. Phải có phương thức bán hàng phù hợp nhất, có
chính sách yểm trợ cho tiêu thụ sản phẩm, xác định thương hiệu sản phẩm và
phương thức thanh toán phù hợp. Đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng tiêu thụ

10


sản phẩm. Chú ý thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị trường ngách.
Trong tiêu thụ phải chú ý đến giá cả sản phẩm. Giá cả khác nhau có tác dụng
khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển sản xuất. Mặt khác giá cả phân phối sản
phẩm trên thị trường theo các kênh cũng khác nhau. Cần chú trọng chất lượng
sản phẩm và nhu cầu thị trường trong quá trình phát triển thị trường sản phẩm.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
Muốn phát triển sản xuất cây vụ đông với năng suất, sản lượng cao thì phải
áp dụng khoa học kỹ thuật (giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hoá...) trong việc trồng
cây vụ đông, đầu tư từ gây trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông
2.1.2.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Sản phẩm sản xuất của ngành trồng trọt trong quá trình phát triển chịu
nhiều tác động của điều kiện tự nhiên. Trong đó, yếu tố thời tiết đóng vai trò
quan trọng. Khí hậu thời tiết biến đổi phức tạp, xói mòn vào mùa mưa và rét hại

vào mùa đông gây hại nhiều cho sản xuất. Cây trồng vụ đông là một trong những
đối tượng sản xuất chính của nông nghiệp là những cơ thể sống dựa vào điều
kiện tự nhiên (đất, nước, thời tiết, khí hậu, môi trường...), có quy luật sinh tồn,
phát triển độc lập với ý muốn của con người. Cây vụ đông chỉ phát triển tốt, cho
năng suất và chất lượng cao khi có điều kiện tự nhiên về thời tiết, khí hậu, đất,
nước, phân bón, môi trường phù hợp.
2.1.2.2 Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
*) Chủ trương chính sách
Các chính sách ban hành của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển
sản xuất cây vụ đông luôn là một tác động quan trọng nhằm khuyến khích, thúc
đẩy hoặc kìm hãm người dân bảo tồn và phát triển các sản phẩm của ngành. Đó
là một số chính sách như bảo tồn và phát triển ngành trồng trọt nói chung,cây vụ
đông nói riêng. chính sách cho vay vốn sản xuất với lãi suất thấp, chính sách
khuyến khích phát triển, chính sách hỗ trợ người dân trồng cây vụ đông, chính
sách tiêu thụ sản phẩm...

11


Như vậy hệ thống chính sách Nhà nước và các đường lối chủ trương của
Đảng chính là những định hướng trong sản xuất, phát triển cây vụ đông, định
hướng tiêu thụ các sản phẩm, là cơ sở pháp lý, chỗ dựa để người dân tiến hành
sản xuất thông qua việc quy hoạch các vùng sản xuất nhất định.
*) Cơ sở hạ tầng
- Về thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, sản
lượng cây trồng vụ đông. Nếu như không chủ động trong vấn đề dự trữ nước
tưới, tiêu thoát nước sẽ không phòng tránh được những rủi do về thời tiết cho sản
xuất cây vụ đông.
- Về giao thông: Hệ thống giao thông thôn xóm ảnh hưởng nhiều đến việc
tiêu thụ sản phẩm, nhất là những sản phẩm hàng hoá tiêu thụ ngắn ngày như một

số cây vụ đông.
* Nguồn lực về vốn sản xuất
Vốn và tài sản là yếu tố quan trọng và tiên quyết trong bất kỳ hoạt động
sản xuất kinh doanh nào. Đặc biệt đối với người dân sản xuất cây vụ đông ở nông
thôn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay nên rất khó đầu tư phát triển theo hướng
sản xuất với quy mô lớn.
Những hộ có nguồn vốn lớn, tài sản nhiều sẽ đầu tư mở rộng quy mô lớn,
đầu tư nhiều về các yếu tố đầu vào nên sản xuất hiệu quả hơn, sản phẩm cung cấp ra
thị trường nhiều hơn. Ngược lại, các hộ ít vốn và ít tài sản sẽ không dám đầu tư các
yếu tố đầu vào, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ vì thế năng suất kém và ít hiệu quả.
*) Nguồn lực lao động
Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào nó
được xem là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Đối với sản cây vụ
đông nguồn lao động chính là các thành viên trong gia đình. Chất lượng lao động
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm, do chất lượng lao động ở
các hộ gia đình còn thấp nên năng suất lao động không cao.

12


*) Thị trường
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đặc biệt quan trọng của bất kỳ một sản phẩm
hàng hóa nào. Đối với người dân ở nông thôn sản xuất cây vụ đông họ thường
không có cái nhìn về thị trường một cách chính xác, nên dẫn đếntình trạng dư
thừa sản phẩm. Ở nông thôn do họ thường sản xuất theo phong trào, thường dựa
vào mức giá thực tế để ra quyết định sản xuất vụ tiếp theo mà không nghĩ đến
hậu quả khi quá nhiều người sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến sự quyết định trong
sản xuất của người dân (Trần Đức Toàn, 2008).
2.1.2.3. Nhóm yếu tố về kỹ thuật
*) Giống

Giống là yếu tố đầu vào đối với các hộ sản xuất cây vụ đông. Nếu có
nguồn giống tốt, cung cấp đầy đủ với giá cả hợp lý sẽ khuyến khích người dân
đầu tư phát triển sản xuất. Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định tới năng suất, chất lượng cây vụ đông. Do đó, để đẩy mạnh phát triển sản
xuất cây vụ đông, cần tháo gỡ khó khăn về giống và có biện pháp hoàn thiện
công tác sản xuất giống cây trồng.
*) Công tác khuyến nông,chuyển giao khoa học kỹ thuật
Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến sự
phát triển sản xuất cây vụ đông, khi công tác này thực hiện tốt nó tác động đến
các mặt như sau:
- Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn
nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, bản sắc của chúng nhằm cải thiện thu nhập
từ cây vụ đông cho người dân.
- Làm phương thức trồng trọt ngày càng hiệu quả, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào nhằm giúp sản phẩm cây vụ đông có chất lượng tốt hơn,
làm tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cây vụ đông so với sản phẩm của các
địa phương khác.
- Trình độ chuyên môn của người dân ngày càng được nâng cao sẽ làm
cho việc tăng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cây vụ đông
làm cho năng suất lao động ngày càng cao.

13


2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam
2.2.1.1 Sự hình thành phát triển cây vụ đông ở Việt Nam
Lúc đầu khi mới đưa vào sản xuất, các cây trồng vụ đông chỉ mang tính
chất tận dụng đất đai, giải quyết nhu cầu lương thực cho người dân trước vụ thu
hoạch lúa. Trải qua hơn 20 năm vụ đông trở thành một vụ sản xuất chính trong năm,

vụ đông đã phát triển mạnh và rộng khắp ở các vùng miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Bên cạnh đó do tác động tiến bộ KHKT làm thay đổi cơ cấu mùa vụ nên các cây
trồng vụ đông mới được phát triển mạnh trở thành sản phẩm hàng hoá.
Sản xuất cây vụ đông đã đem lại nhiều sản phẩm trao đổi giữa các vùng
trong nước và trên thế giới. Tính đến năm 2013 diện tích các tỉnh phía Bắc đạt
452.461ha. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có diện tích lớn nhất chiếm
205.597ha (tương ứng 45,4%), Trung du chiếm 21,6%, Bắc trung bộ là 24,3% và
Miền núi chiếm 8,1% (Thu Hoài, 2013).
Bên cạnh đó trong những năm gần đây nhờ thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất trong
vụ đông như dưa hấu, củ đậu, ớt, ngô ngọt...đã giúp cho nhiều hộ dân nâng cao
thu nhập, ổn định kinh tế gia đình.
2.2.1.2 Kết quả của sản xuất cây vụ đông trong thời gian qua.
Từ nhiều năm trở lại đây, sản xuất vụ Đông đã được xác định là một trong
ba vụ sản xuất chính trong năm của người nông dân. Với sự vào cuộc của các
cấp, các ngành và những chính sách hỗ trợ kịp thời hàng năm, cùng với kinh
nghiệm của người nông dân,vụ đông đã mang lại những kết quả tích cực, nâng
cao thu nhập cho người nông dân, đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc
xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
Diện tích ngô năm 2010 là 1126,39 nghìn ha, năng suất 40,8 tạ/ha, sản
lượng đạt 4,6 triệu tấn, đến năm 2014 đạt 1178,9 nghìn ha, năng suất bình quân
đạt 44 tạ/ha, sản lượn đạt 5,2 triệu tấn. Cây ngô vụ đông đã phát triển rộng khắp
không chỉ mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng mà cả ở các tỉnh thuộc khu vực

14


Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và bắc miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An. Tuy nhiên
diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trong cả nước do biến động về thời tiết
diện tích đậu tương bị giảm đi, cụ thể: Năm 2010 diện tích 197,8 nghìn ha, năng

suất đạt 15,09 tạ/ha và sản lượng đạt 298,6 nghìn, năm 2014 diện tích đạt 111,2
nghìn ha, năng suất đạt 21,8 tạ/ha, sản lượng đạt 160 nghìn tấn. Diện tích, năng
suất, sản lượng khoai tây cả nước liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm
2010 diện tích là 36,6 nghìn ha với sản lượng là 394, 8 nghìn tấn, đến năm 2014
diện tích đạt khoảng 50 nghìn ha, sản lượng ước khoảng 750 nghìn tấn (Nguyên
Bình, 2014 ).
2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông ở một số địa phương của Việt Nam
* Tại Hải Dương
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Dương là một trong những địa
phương đi đầu việc mở rộng và thâm canh cây vụ đông. Với 70 nghìn ha đất canh
tác, những năm gần đây, diện tích cây vụ đông ở Hải Dương luôn ở mức hơn 20
nghìn ha. Năm 2009, cả tỉnh gieo trồng 24.715 ha, chiếm 35,3% diện tích đất
canh tác, vượt 105 ha so với kế hoạch và tăng 16% so với vụ đông năm 2008. Để
đạt được kết quả này là do cây vụ đông đang hấp dẫn nông dân chuyển dịch cây
trồng, chuyển đổi mùa vụ. Các huyện có diện tích gieo trồng cây vụ đông lớn
như Gia Lộc, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Nam Sách, Kim Thành... (Sở nông nghiệp và
PTNT tỉnh Hải Dương, 2011).
Vụ đông 2010, các địa phương đã tập trung hỗ trợ cho 3 loại cây trồng là:
Ngô nếp, bí xanh, khoai tây. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đã khuyến khích
mở rộng sản xuất, toàn tỉnh đã gieo trồng được 14.233 ha cây vụ Đông trong đó ngô
534 ha, cà rốt 988 ha, khoai lang, khoai tây 33 ha, đậu tương 10 ha, hành tỏi 3.900
ha, rau các loại 8.768 ha (Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2011).
Để khuyến khích mở rộng sản xuất chuyên canh các loại cây trồng có quy
mô lớn, Hải Dương có chính sách hỗ trợ 50% giá giống cho các loại cây gieo
trồng tập trung với diện tích từ 10 ha trở lên. Mục đích là tạo ra những vùng
chuyên canh có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, thuận lợi cho việc thu gom,

15



tiêu thụ sản phẩm và các khâu dịch vụ kỹ thuật trong canh tác, bảo vệ và thu
hoạch cây trồng. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cải bắp, súp lơ,
cà chua, ớt, dưa hấu, cà-rốt... đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất với quy
mô lớn. Ở hai xã Đức Chính, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng) những năm trước đây
chủ yếu trồng cà-rốt ở vùng đất bãi sông Đuống có diện tích hơn 300 ha. Từ vụ
đông năm 2010 đến nay, do đạt hiệu quả cao, người mua đã trả bảy triệu
đồng/sào Bắc Bộ (360m2), cho nên nhiều hộ đã chở đất phù sa từ bãi sông vào
đồng để trồng cà rốt. Huyện Gia Lộc cũng hình thành những vùng chuyên canh
cây trồng có quy mô từ 50 ha trở lên, như cải bắp ở các xã Gia Xuyên, Hoàng
Diệu, Lê Lợi; vùng su hào ở các xã Phạm Chấn, Đoàn Thượng, Đồng Quang; bí
xanh ở xã Quang Minh; ngô giống ở các xã Đoàn Thượng, Lê Lợi...Có thể nhận
định rằng, với 35% diện tích canh tác đưa vào sản xuất rau, màu vụ đông như ở
Hải Dương là tỷ lệ khá cao, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm vẫn thuận lợi và giá trị
lợi nhuận thu được trên cây vụ đông vẫn cao hơn nhiều so với cây lúa (Sở nông
nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2011).
* Tại huyện Hoa Lư - Ninh Bình
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Hoa Lư đã có nhiều thành tựu
quan trọng trong phát triển cây vụ đông trong thời gian qua.
Từ năm 2006 cho đến nay diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng vụ
đông của toàn huyện đã tăng lên theo từng năm. Cơ cấu diện tích thay đổi theo
hướng tích cực để phù hợp đáp ứng được với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó
hàng loạt các chính sách hỗ trợ tích cực từ phía các cấp ban ngành địa phương
trong tỉnh cũng như của huyện và các xã trong huyện cho phát triển cây vụ đông.
Sản xuất vụ đông năm 2006 diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp,
hai cơn bão số 7, 8 gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ đông, hầu hết các cây
vụ đông trồng sớm và diện tích khoai tây trồng đầu tháng 11 bị ảnh hưởng và mất
trắng. Do vậy diện tích, năng suất và sản lượng của toàn huyện đều thấp hơn năm
2005. Xong với sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành cùng với sự nỗ lực phấn
đấu của các cấp, các ngành và bà con nông dân trong huyện, nên sản suất vụ


16


đông năm 2006 đã đạt được những kết quả khá tốt, vụ đông 2006 diện tích đậu
tương là 387,4 ha, ngô ngọt 40 ha, năng suất đạt 94,6 tạ/ha, diện tích ớt xuất khẩu
đạt 5,5 ha. Có được kết quả như trên là do có sự chỉ đạo quan tâm của các cấp
ngành, có một số chính sách hỗ trợ cho sản xuất vụ đông phát triển như chính
sách trợ giá vật tư, chính sách đất đai...đồng thời người dân đã tích cực áp dụng
các tiến bộ k học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho gia đình. Vụ đông 2007 Hoa Lư cũng như các địa phương khác trong tỉnh bị
thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 4 và số 5 làm cho diện tích vụ đông giảm mạnh,
tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của UBND tỉnh, huyện và các phòng chức năng, Hoa Lư
được hỗ trợ 01 công trình phục vụ tiêu nước và 400kg hạt giống để khôi phục lại
diện tích vụ đông (Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình, 2011).
Từ năm 2009 đến năm 2012 diện tích vụ đông trên đất 2 vụ lúa tăng
mạnh, đặc biệt là diện tích đậu tương năm 2010 đạt 865,4 ha, ngô ngọt là 60,20
ha. Đến năm 2012 tổng diện tích vụ đông toàn huyện là 1287 ha, trong đó ngô
ngọt là 48,5 ha, chủ yếu là diện tích rau đậu và đậu tương trên đất 2 vụ lúa (Sở
nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình, 2011).
Như vậy có thể nói vụ đông thực sự là vụ sản xuất chính của người dân
Hoa Lư, nó góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới cho toàn huyện.
* Tại Thanh Hóa
Thanh Hóa có diện tích cây vụ đông khá cao,vụ đông trong những năm
qua thực sự trở thành vụ sản xuất thứ 3 của các hộ dân trong toàn tỉnh.
Từ năm 2006 đến nay, vụ đông của tỉnh đã đem lại nhiều giá trị to lớn. Tổng
diện tích vụ đông năm 2006 toàn tỉnh gieo trồng 58816 ha, năm 2010 là 49321 ha và
năm 2011 là 52345 ha. Bình quân giai đoạn 2006 – 2010 tổng diện tích gieo trồng
vụ đông của tỉnh là 52953 ha. Sản xuất vụ đông năm 2012 tuy gặp đôi chút khó
khăn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương và của các cấp, các

ngành; cùng với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của ngành Nông nghiệp và PTNT và bà
con nông dân trong toàn tỉnh, nên sản xuất vụ đông năm 2012 tuy không hoàn thành

17


kế hoạch diện tích đề ra song đã giành được một số kết quả đáng khích lệ, tổng
diện tích gieo trồng vụ đông đạt 47.092 ha (Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh
Hóa, 2011).
Bảng 2.1 Bình quân diện tích, năng suất, sản lượng một số cây vụ đông tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2012
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

Ngô

23.017

41,5

95.520


Khoai lang

7.300

64,9

47.415

Lạc

1.542

17,4

2.683

Đậu tương

3.467

15,8

5.188

Rau đậu các loại

16.500

116,5


192.142

Chỉ tiêu

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá
Sản xuất cây vụ đông của tỉnh cũng gặp phải nhiều khó khăn: Thứ nhất
phần lớn cây trồng vụ đông sản xuất đang còn manh mún, nhỏ lẻ, nhất là cây rau
quả xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Chưa có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đầu tư
và thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây trồng vụ đông ở tỉnh ta. Thứ hai điều
kiện thời tiết khí hậu thường không thuận lợi, mưa lớn tập trung vào tháng 8,
tháng 9 ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất và gây ngập
úng, mất diện tích cây trồng vụ đông. Thứ ba thời vụ vụ đông rất căng thẳng, lực
lượng lao động thiếu; giá phân bón, giống và nhân công lao động (do thiếu lao
động, phải đi thuê) tăng cao.
Quan điểm phát triển cây vụ đông của tỉnh trong thời gian tới của tỉnh:
Xác định sản xuất vụ đông vẫn là vụ có nhiều tiềm năng phát triển, là lợi thế của
khí hậu miền Bắc, đặc biệt là khả năng phát triển rau màu với giá thành hạ phục
vụ tiêu dùng trong tỉnh, cũng như xuất khẩu; quỹ đất dồi dào với đa dạng các loại
cây trồng, nhất là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì vậy phải kiên định chủ
trương phát triển vụ đông, tập trung tạo bước phát triển mới trong sản xuất vụ

18


đông. Trong giai đoạn hiện nay sản xuất vụ đông là sản xuất hàng hoá vì vậy trong
lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất vụ đông phải có cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận mới
phù hợp với các qui luật của kinh tế thị trường, coi phát triển sản xuất vụ đông là
hướng mới trong đầu tư kinh doanh nông nghiệp, phải tạo điều kiện để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vụ đông, hình thành cơ cấu cây trồng hợp lý, hình

thành vùng chuyên canh tập trung sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo tiêu chuẩn an
toàn, gắn với chế biến và tiêu thụ, có như vậy vụ đông mới phát triển bền vững và
hiệu quả. Vì vậy tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp gồm giải pháp về
quy hoạch vùng cho các cây trồng vụ đông. Giải pháp về cơ chế, chính sách phát
triển vụ đông: chính sách hỗ trợ đậu tương giống và giống cho nhóm cây rau quả
xuất khẩu (ớt, ngô ngọt, dưa bao tử, ki tây). Định mức hỗ trợ: 50% giá giống đậu
tương, khoai tây, ớt, ngô ngọt và dưa bao tử tại thời điểm mua giống phục vụ cho
sản xuất vụ đông. Riêng đối với nhóm cây: ớt, ngô ngọt, dưa bao tử, ki tây, nông
dân chỉ được hỗ trợ tiền giống khi UBND huyện hoặc UBND xã ký hợp đồng với
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu mua, bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra
thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ công và làm tốt
công tác tổ chức chỉ đạo của các cấp, ngành trong tỉnh (Sở nông nghiệp và PTNT
tỉnh Thanh Hóa, 2011).
2.2.3 Các bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho phát triển sản xuất cây
vụ đông
Qua những cơ sở thực tiễn về phát triển cây vụ đông cho thấy:
- Phát triển sản xuất cây vụ đông đang là sự lựa chọn để làm giàu kinh tế gia
đình của khá nhiều hộ nông dân trong giai đoạn hiện nay.
- Cần có sự liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp với nông dân, trong
sản xuất cây vụ đông chú trọng đến nâng cao chất lượng và đảm bảo các tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm. Mở rộng các cơ sở chế biến cây vụ đông nhằm chủ
động khâu tiêu thụ, nâng cao giá trị hàng hóa và tạo thêm việc làm cho khu vực
nông thôn.

19


×