Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại tỉnh sekong chdcnd lào và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


PHOUVONG BOUPHAPHANH

TÌNH HÌNH BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ
TẠI TỈNH SEKONG - CHDCND LÀO VÀ ỨNG
DỤNG MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


PHOUVONG BOUPHAPHANH

TÌNH HÌNH BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ
TẠI TỈNH SEKONG - CHDCND LÀO VÀ ỨNG
DỤNG MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH


CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS.NGUYỄN BÁ HIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

PHOUVONG BOUPHAPHANH

i


LỜI CÁM ƠN

Luận văn này được thực hiện và hoàn thành , tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới PGS. TS.Nguyễn Bá Hiên, Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm,
Khoa Thú y- HọcViện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ qúy báu của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn

Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y , Ban chủ nhiệm Khoa Thú y, Ban Quản
lý đào tạo - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
học tập và hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Luận văn này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo, cán bộ của Sở
Nông- Lâm Nghiệp và cán bộ chi cục thú y, phòng Nông- Lâm Nghiệp của các
Huyện Tỉnh Sê Kong CHDCND- Lào giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong qúa
trình thực hiện luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ qúy bấu đó.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi cũng nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ
tận tình từ lãnh đạo đến cán bộ phòng thí nghiệm khám chứa bệnh gia súc gia
cầm Thành phố Pak Sê Tinh Chăm Pa Sắk CHDCND - Lào, Sự giúp đỡ nhiệt
tình của của lãnh đạo và cán bộ Thú y Thủ Đô Viêng Chăn CHDCND-Lào đã
tạo điều kiện thuận lợi và thời gian giúp đỡ tôi trong qúa trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tôi xin trân thành cảm ơn.
Hà Nội, Ngày

tháng

Năm 2015

Tác giả luận văn

PHOUVONG BOUPHAPHANH

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan


i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

Đặt vấn đề

1


Mục tiêu nghiên cứu

2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò trên thế giới và ở chdcnd lào

3

1.1.1 Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò trên thế giới

3

1.1.2 Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở CHDCND Lào

5

1.2 Bệnh tụ huyết trùng trâu bò

7

1.2.1 Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò

7

1.2.2 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu bò


15

1.2.3 Triệu chứng và bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu bò

18

1.2.4 Chẩn đoán

20

1.2.5 Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng

22

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

25

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

25

2.2 Nội dung nghiên cứu

25

2.2.1 Điều tra tình hình chăn nuôi trâu bò ở tỉnh Sê Kong
2.2.2 Điều tra tình hình bệnh và tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng


iii

25


trâu bò ở tỉnh Sê Kong

25

2.2.3 Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò tại tỉnh
Sê Kong

25

2.2.4 Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
nuôi tại tỉnh Sê Kong

26

2.3 Nguyên liệu

26

2.4 Phương pháp nghiên cứu

26

2.4.1 Phương pháp xác định ca bệnh

27


2.4.2 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

27

2.4.3 Phương pháp phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida

28

2.4.4 Kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh

29

2.4.5 Phương pháp thử nghiệm phác đồ điều trị

30

2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu

30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

3.1 Tình hình chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh sê kong

31

3.1.1 Một số điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sê Kong


31

3.1.2 Tình hình chăn nuôi trâu bò, ở tỉnh Sê Kong

33

3.2 Tình hình bệnh và tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng trâu, bò ở
tỉnh sê kong

33

3.2.1 Tình hình bệnh trên đàn trâu bò nuôi tại tỉnh Sê Kong

33

3.2.2 Tình hình bệnh tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò nuôi tại tỉnh
Sê Kong

35

3.2.3 Tình hình tiêm phòng vacxin bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại
tỉnh Sê Kong năm 2011-2015

41

3.3 Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò nuôi tại tỉnh
sê kong

42


3.3.1 Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò ở tỉnh
Sê Kong

42
iv


3.3.2 Kiểm tra một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella
multocida phân lập được ở trâu, bò tại tỉnh Sê Kong

45

3.4 Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh
sê kong

48

3.4.1 Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập ở trâu bò

48

3.4.2 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu
bò ở tỉnh Sê Kong

49

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


51

Kết luận

51

Đề nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

56

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN

Acid deoxyribonucleic

AGPT

Agar gel precipitation test


ARN

Acid ribonucleic

B. trehalosi

Bibersteinia trehalosi

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

FAO

Food and Agricultural Organization

HS

Haemorrhagic Septicaemia

IHA

Indirect Haemaglutination test

M. haemolytica


Mannheimia haemolytica

OIE

Office International des Epizooties

PCR

Polymerase chain reaction

P. multocida

Pasteurella multocida

pp

Payper

vi


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang


1.1

Tình hình bệnh Tụ huyết trùng trâu bò trên thế giới giai đoạn 2005-2015

1.2

Phân biệt một số Pasteurella và Mannheimia gây bệnh chính

13

3.1

Tình hình chăn nuôi trâu bò ở tỉnh Sê Kong năm 2011 - 2015

33

3.2

Tình hình bệnh trâu, bò ở tỉnh Sê Kong từ năm 2011 đến 2015

34

3.3

Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở tỉnh Sê Kong từ năm 2011
đến 2015

3.4

36


Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở trâu nuôi tại tỉnh Sê Kong năm
2011 – 2015 theo lứa tuổi

3.5

38

Tình hình bệnh Tụ huyết trùng ở bò nuôi tại tỉnh Sê Kong năm
2011 – 2015 theo lứa tuổi

3.6

5

40

Tình hình tiêm phòng vacxin bệnh Tụ huyết trùng trâu bò tại tỉnh
Sê Kong từ năm 2011 đến 2015

42

3.7

Kết quả phân lập Pasteurella multocida ở trâu tại tỉnh Sê kong

43

3.8


Kết quả phân lập Pasteurella multocida ở bò tại tỉnh Sê kong

44

3.9

Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella
multocida phân lập được ở trâu

3.10

Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella
multocida phân lập được ở bò

3.11

46
46

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn
Pasteurella multocida

48

3.12

Phác đồ điều trị bệnh Tụ huyết trùng trâu bò ở tỉnh Sê kong

49


3.13

Kết quả điều trị bệnh Tụ huyết trùng ở trâu tại tỉnh Sê Kong

50

3.14

Kết quả điều trị bệnh Tụ huyết trùng ở bò tại tỉnh Sê Kong

50

vii


DANH MỤC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

1.1 Tình hình bệnh Tụ huyết trùng trâu bò ở Lào năm 2011 và 2015

6

3.1 Vị trí địa lý tỉnh Sê Kong

32


3.2 Tỷ lệ ốm của trâu, bò nuôi tại tỉnh Sê Kong

35

3.3 Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Sê Kong 2011-2015

37

3.4 Tỷ lệ trâu mắc tụ huyết trùng theo lứa tuổi

39

3.5 Tỷ lệ bò mắc tụ huyết trùng theo lứa tuổi

41

3.6 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu

43

3.7 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở bò

44

viii


MỞ ĐẦU


Đặt vấn đề
Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là môt bệnh truyền nhiễm cấp tính
gây bệnh cho nhiều loài gia súc, gia cầm. Trong đó có trâu, bò bị bệnh với
những biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, khó thở, giảm ăn hoặc bỏ ăn, chướng
bụng... gây những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế nói chung và ngành nông
nghiệp nói riêng.
Chăn nuôi trâu, bò đang là môt ngành quan trọng trong nền nông nghiệp
Lào. Chăn nuôi trâu, bò hàng năm cung cấp một lượng sức kéo và lượng phân
bón cho trổng trọt, cung cấp rất lớn nguổn thực phẩm như: thịt, sữa có chất lượng
và giá trị dinh dưỡng cao cho xã hội tiêu dùng.
Chăn nuôi trâu, bò muốn phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế, ngoài
công tác giống, thức ăn, quản lý chăm sóc thì công tác phòng chống dịch bệnh
là rất quan trọng. Do đặc điểm của từng vùng, từng khu vực và từng địa
phương, do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau nên vẫn còn một số bệnh
truyền nhiễm xẩy ra như bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đã gây thiệt hại lớn về
kinh tế cho nhân dân.
Ở Lào, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đã được xác định có mặt ở hầu hết các
địa phương trong cả nước (Cục Thú y và Thủy sản, 2003). Chính vì vậy bệnh này
luôn được xác định là đối tượng nghiên cứu của ngành thú y trong những năm
qua, hiện tại và những năm tiếp theo.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng và phân lập vi
khuẩn Pasteurella nhưng nó chỉ mang tính chất vùng, miền đại diện cho khu vực
chứ chưa đại diện chung cho toàn bộ được.
Do đặc điểm dịch tễ học của bệnh phức tạp, nguồn gieo rắc mầm bệnh là
động vật khoẻ mang trùng vẫn chưa được làm sáng tỏ, gặp điều kiện thuận lợi
bệnh phát ra ồ ạt hoặc phát ra lẻ tẻ theo từng địa phương. Bởi vậy việc nghiên
cứu tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên cả nước và phân lập vi khuẩn

1



Pasteurella hiện nay vẫn được các nhà khoa học quan tâm nhằm tìm ra những
giải pháp tốt đã ngăn chặn dịch bệnh xẩy ra.
Do đặc điểm, vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai và điều kiện kinh tế xã
hội, phong tục tập quán và trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và
chăn nuôi của người dân ở tỉnh Sê Kong - Lào, tình hình chăn nuôi trâu, bò đang
phát triển. Tuy nhiên hàng năm bệnh tụ huyết trùng vẫn xẩy ra khá phổ biến, gây
ốm, chết số lượng đáng kể trâu, bò của địa phương và đã trở thành vấn đề bức
xúc, cần được nghiên cứu. Vì lẽ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình
hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại tỉnh Sekong - CHDCND Lào và ứng dụng
một số phác đồ điều trị bệnh”
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một được số đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu bò
tại tình Sekong – CHDCND Lào
- Phân lập và xác định được một số đặc tính sinh học của vi khuẩn
Pasteurella gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò
- Ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò có hiệu quả

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò trên thế giới và ở CHDCND- lào
1.1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đã được Bollinger phát hiện trong năm 1878
tại nước Đức. Năm 1885, Kitt đã phân lập vi khuẩn tụ huyết trùng ở bò, nghiên
cứu vi khuẩn gây bệnh ở các loài gia súc, thấy sự giống nhau về tính chất gây
bệnh, nhưng tương đổng về kháng nguyên ở các loài có khác nhau và đặt tên là
Pasteurella để ghi nhớ công lao của người đầu tiên nghiên cứu phát hiện ra loại

vi khuẩn.
Theo Luis Pasteur, người có nhiều đóng góp vào nghiên cứu phát hiện ra
loại vi khuẩn này, năm 1887 Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là
Pasteurella (De Alwis, 1992). Do Pasteurella gây bệnh cho nhiều loài gia súc,
gia cầm nên tên của vi khuẩn, theo những năm trước đây, được gắn liền với tên
của loài vật mà chúng gây bệnh. vi khuẩn gây bệnh phân lập từ bò được gọi tên
là Pasteurella boviseptica, từ lợn là Pasteurella suiseptica. Rosenbush and
Merchant (1939) đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella multocida, và tên
này được gọi cho đến nay. Bệnh do Pasteurella multocida gây ra thường ở hai
thể chủ yếu nhiễm trùng máu - xuất huyết (Haemorrhagic Septicaemia - HS) và
viêm phổi ở bò (Bovine Pneumonia). Thể nhiễm trùng máu - xuất huyết thấy ở
trâu, bò các nước châu Á và châu Phi (Bain et al, 1982).
Từ năm 1887 đến nay bệnh đã được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới
thuộc khắp các châu lục.
Châu Phi: Theo những báo cáo trước đây, tụ huyết trùng xẩy ra không lớn
bởi số lượng trâu, bò ít. Theo De Alwis (1999), bệnh tụ huyết trùng đã có ở vùng
Bắc Phi, Trung Phi, Đông châu Phi và cả Nam châu Phi. Những năm gần đây,
bệnh được phát hiện ở nhiều nước thuộc châu lục này. Tại Đông Phi, bệnh xuất
hiện ở Eritrea vào tháng 6/2009. Tại Nam Phi, bệnh xuất hiện ở South Africa vào
tháng 11/2011. Tại Tây Phi, bệnh xuất hiện ở Ghana, Niger và Sierra Leone vào

3


tháng 10/2010, tháng 12/2013 và tháng 12/2014. Bệnh cũng đã xuất hiện ở trâu
bò hoang dã tại Sierra Leone vào tháng 12/2014 (OIE, 2015a)
Châu Mỹ: bệnh xẩy ra ở bò rừng tại các công viên quốc gia trong các năm
1912, 1922, 1966, 1967; ở bò sữa năm 1969 và ở bò thịt vùng California năm
1993. Cùng năm 1993, ổ dịch tụ huyết trùng xẩy ra ở bò tại Canada. Bệnh xẩy ra
tại một số nước Nam Mỹ, nơi có mât độ trâu cao và các điều kiện tự nhiên tương

tự như các vùng nhiệt đới của châu Á. Bệnh xuất hiện ở Colombia vào tháng
10/2007 (OIE, 2015a).
Châu Á: bệnh tụ huyết trùng đã xẩy ra ở trâu bò nuôi tại các nước Nam Á
và Đông Nam Á:
Nam Á: Theo FAO (1991), những vụ dịch xẩy ra lớn ở Ấn Độ, vào các
năm từ 1936 - 1974 hằng năm có tới vài trăm ổ dịch tụ huyết trùng, hơn 40 nghìn
gia súc chết mỗi năm, năm 1950 số gia súc chết rất lớn lên đến gần 60 ngàn con.
Tại Iran bệnh được thông báo năm 1930. Dulta và cộng sự (1990) đánh giá 4 thâp
kỷ đối với Ấn Độ, bệnh tụ huyết trùng đã làm chết 46 - 55% trong tổng số bò
chết do các loại bệnh gây cho đàn trâu, bò. De Alwis (1999), Dulta và cộng sự
(1990) đã phân tích tình hình dịch bệnh xẩy ra ở đàn trâu, bò của Ấn Độ từ năm
1974 - 1986 cho thấy bệnh tụ huyết trùng có tỷ lệ chết cao nhất và lây lan thứ hai
khi so sánh với các bệnh khác như lở mồm long móng, nhiệt thán, ung khí thán.
Đông Nam Á: bao gồm Indonesia, Philippin, Thái Lan và Malaysia. Bệnh
cũng đã xuất hiện ở Malaysia vào tháng 6/2012. Thái Lan số lượng trâu bò rất
lớn nhưng dịch phát ra ở mức độ thấp..
Philippin, trong năm 1990 đã có 1057 con bò chết trong tổng số 14.331
con mắc bệnh tụ huyết trùng trên tổng số đàn bò là 1,67 triệu con. Số trâu chết
1725 con trong số 17.720 con mắc bệnh tụ huyết trùng, trên tổng số đàn trâu là
2,66 triệu con.
Châu Âu những năm gần đây cũng đã phát hiện những ổ dịch tụ huyết
trùng trâu bò cả ở trâu bò nuôi lẫn trâu bò hoang dã. Bệnh đã xuất hiện ở Latvia
tháng 12/2102, tại Azerbaijan trên trâu bò hoang dã vào năm 2009 và xuất hiện ở

4


trâu bò nuôi vào tháng 6/2014. Tại Ý, bệnh xuất hiện ở trâu bò nuôi vào 6/2007
và trên trâu bò hoang vào 6/2014.
Bảng 1.1. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng trâu bò trên thế giới giai đoạn

2005-2015
Bệnh tụ huyết trùng

Khu vực

Nước

Tây Á

Armenia

8/2010

Đông Nam Á

Malaysia

6/2012

Đông Âu

Azerbaijan

6/2014

Bắc Âu

Latvia

12/2012


Nam Âu

Italy

6/2007

Nam Mỹ

Colombia

10/2007

Đông Phi

Eritrea

6/2009

Tây Phi

Ghana

10/2010

Tây Phi

Niger

12/2013


Tây Phi

Sierra Leone

12/2014

Nam Phi

South Africa

11/2011

Trâu bò nuôi

Trâu bò hoang dã

2009
6/2014

12/2014

(Nguồn: OIE, 2015a
/>1.1.2. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở CHDCND Lào
Bệnh tụ huyết trùng trên gia súc ở Lào được phát hiện từ những năm cuối
thế kỷ 20 bởi các nhà nghiên cứu người Ấn Độ. Misra R.P (1987) đã thông báo
về bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam
giai đoạn1979 - 1986. Bệnh xảy ra ở các tỉnh miền Bắc như: Siêng Khuang, Say
Nha Bu Ly, Luang Năm Tha, Luang Pha Bang các hàng năm trâu, bò chết trung
bình 80 - 120 con / năm trên toàn miền Bắc Lào.

Bệnh xảy ra các tỉnh miền Trung vào các năm1982 - 1985, hàng năm có
nhiều trâu, bò chết 80 - 90 con/ năm, theo Som May (1986). Sinh Khăm (1998)
cho biết bệnh xảy ra ở các tỉnh miền Trung vào các năm 1982 - 1985, hàng năm

5


có nhiều trâu, bò chết (50 - 70 con/ năm) là do P.multocida, gây thiệt hại rất lớn
về kinh tế.
Ở các tỉnh miền Nam Lào, giai đoạn 1986 – 1990, ở tỉnh Khăm Muan, Sa
Văn Na Khệt, Chăm Pa Sac, hàng năm số trâu, bò ốm do bệnh tụ huyết trùng là
250con/năm và chết 140con /năm (Sinh Khăm, 1993).
Theo Bun Mi (2005), bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở tỉnh Xay Nha Bu Ly
vào các năm 2003 - 2004 có nhiều trâu, bò chết (175 con /năm).
Theo Bun Lom (2005), ở tỉnh Siêng Khoang từ năm 2004 bệnh tụ huyết
trùng xảy ra làm trâu, bò chết (96 con /năm).
Theo Khăm Phon (1996), bệnh thường xảy ra ở những vùng ẩm thấp, khí
hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là vào đầu mùa mưa hoặc sau những trận mưa
rào đột ngột và vào các giai đoạn chuyển mùa. Tại Việt Nam Đỗ Văn Được (1999)
nghiên cứu ở Lạng Sơn cho thấy vùng núi đất, có độ dốc lớn, nhiệt độ thấp, độ ẩm
cao, tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chăn thả tự do tỷ lê trâu, bò nhiễm bệnh và
chết do bệnh viêm phổi cao. Các nghiên cứu ở miền Bắc tỉnh Xay Nha Bó Ly của
Bun Lom (2003) cho biết ở vùng đổi núi thấp, tỷ lê trâu bò nhiễm bệnh tụ huyết
trùng và chết cao. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Lào đều cho thấy rằng
bệnh tụ huyết trùng mang tính chất vùng miền (vùng địa lý) rất rõ. Ở Lào, các
nghiên cứu cũng cho thấy bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thường xẩy ra ở những vùng
đất trũng, khí hậu nóng và ẩm ướt, theo Cục Thú y và Thuỷ sản (2003).

2011
2015

Hình 1.1. Tình hình bệnh Tụ huyết trùng trâu bò ở Lào năm 2011 và 2015
(Nguồn: OIE Disease distribution map, 2015b)

6


Theo thông tin dịch bệnh từ OIE, lần gần nhất có báo cáo về bệnh tụ huyết
trùng ở Lào là vào 6 tháng đầu năm 2011. Năm 2015, mặc dù chưa thấy báo cáo
về tình hình bệnh tụ huyết trùng ở Lào, nhưng dữ liệu bản đồ cho thấy các nước
Việt Nam, Campuchia và Thái Lan (chung biên giới với Lào) đều có bệnh Tụ
huyết trùng (OIE, 2015b). Như vậy chắc chắn bệnh tụ huyết trùng vẫn đang lưu
hành ở đàn trâu bò nuôi tại Lào.
1.2. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (Pasteurellosis bovum) là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính ở trâu, bò do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida (P. multocida)
thuộc các typ A, B, D, E gây ra. Các biểu hiện đặc trưng: tụ huyết và xuất huyết
ở những vùng đặc biệt trên cơ thể, vi khuẩn thường xâm nhập vào máu gây bại
huyết; vì vậy tên bệnh còn được gọi là bệnh bại huyết - xuất huyết
(Haemorrhagic septicaemia - HS) ở trâu, bò.
1.2.1. Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò
1.2.1.1. Phân loại
Họ Pasteurellaceae gồm 15 chi, 7 chi trong số đó là những vi khuẩn rất
quan trọng đối với thú y: Actinobacillus, Avibacterium, Haemophilus,
Histophilus, Mannheimia, Pasteurella và Bibersteinia. (Quinn và cộng sự, 2011).
Những chi họ này có một số đặc điểm chung, một vài vi khuẩn được tái phân loại
dựa vào những nghiên cứu giải trình tự gen 16s RNA. Pasteurella trehalosi (
trước đây được gọi là Pasteurella haemolytica biotype T) đã được xếp loại lại
thành Bibersteinia trehalosi (Blackall và cộng sự, 2007). Những chủng vi khuẩn
P. haemolytica được phân lập trước đây và từng cho là thuộc nhóm biotype A thì
đã được xếp vào


một nhánh mới

haemolytica (Sneath

and

Stevens,

và đặt tên lại

1990). Pasteurella

là Mannheimia
multocida,

B.

trehalosi và M. haemolyticaare là những chủng gây bệnh chính cho động vật.
Các chi họ Actinobacillus, Histophilus và Haemophilus cũng có một số vi
khuẩn gây bệnh cho động vật. Một vài Pasteurella và Mannheimia khác được
phân lập từ động vật nuôi và người.
Pasteurella multocida serotype B:2 gây bệnh ở khu vực châu Á, Trung

7


Đông và một số khu vực thuộc Nam Âu trong khi serotype E:2 gây bệnh ở châu
Phi. Tuy nhiên những năm gần đây serotype E ít được phát hiện ở châu Phi mà
thấy có sự lưu hành của type B (Dziva et al., 2008).

Quinn và cộng sự (2011) đã tổng hợp và phân loại một số vi khuẩn thuộc
họ Pasteurellaceae gây bệnh cho trâu bò. Trong đó chủ yếu là P. multocida type
A, B và E gây bệnh cho trâu bò nhưng type A liên quan nhiều với bệnh viêm
phổi địa phương, Mannheimia haemolytica gây bệnh cho trâu bò ở dạng viêm
phổi. Ngoài ra có một số khác cũng gây bệnh cho trâu bò nhưng hiếm gặp như:
M. granulomatis và P. lymphangitidis.
1.2.1.2. Đặc điểm hình thái
P.multocida là vi khuẩn gram âm, trong môi trường nuôi cấy mới và tổ
chức động vật vi khuẩn bắt màu lưỡng cực đặc trưng khi nhuộm với Leishman
hoặc xanh methylene. Nếu nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thì ít thấy tính
chất này. Manniger (1919) giải thích tính lưỡng cực của vi khuẩn là do tế bào vi
khuẩn đang ở giai đoạn sinh sản, trước khi phân chia các tế bào phát triển trong
động vật hay trong môi trường nuôi cấy; để lâu vi khuẩn tăng lên về kích thước,
nguyên sinh chất tập trung ở hai đầu tế bào nên khi nhuộm thấy dạng khuẩn
lưỡng cực, phần thân tế bào không bắt màu.
Vi khuẩn P.multocida là loài hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiên có dạng cầu
trực khuẩn bắt màu gram âm và có kích thước nhỏ (0,2 x 1-2 µm). Vi khuẩn có
giáp mô không sinh nha bào và bắt màu lưỡng cực, vi khuẩn có thể đứng riêng lẻ
hoặc đứng thành đôi. Theo Smith (1959) kích thước và hình thái của vi khuẩn có
sự thay đổi phụ thuộc vào nguổn gốc của chúng.
Vi khuẩn phân lập từ bò có kích thước đồng nhất 0,5 µm - 1,2 µm. Carter
(1967) cho rằng tính đa dạng của vi khuẩn liên quan đến điều kiện nuôi cấy thiếu
oxy. Vi khuẩn thường đổng nhất trong máu đông vật, trong môi trường nuôi cấy
vi khuẩn thường có nhiều hình dạng như hình trứng, hình cầu.
Theo Rosenbush và Merchant (1939) khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi
trường có thêm cacbon vi khuẩn thường mọc thành chuỗi, hình thái của vi khuẩn

8



còn thay đổi theo hình thái của nó, kích thước của vi khuẩn có giáp mô còn lớn
hơn vi khuẩn không giáp mô.
1.2.1.3. Đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn trên các môi trường
Vi khuẩn P.multocida có thể nuôi cấy ở nhiều loại môi trường: thể lỏng,
thể đặc hoặc bán cố thể, môi trường có thể cho thêm chất kích thích.
P.multocida phát triển ức chế các loại vi khuẩn khác, tuỳ vào mục đích
nghiên cứu mà cho thêm vào môi trường các loại đường, axit amin và các hoá
chất khác nhau để đánh giá vi khuẩn.
Trong môi trường nước thịt Hotinger hoặc Martin sau khi nuôi cấy 24 giờ,
P.multocida phát triển làm đục nhẹ môi trường, khi lắc nhẹ có vẩn đục như
sương mù sau đó mất dần. Nếu để quá 24 giờ dưới đáy có lắng cặn nhầy và bên
trên có màng mỏng.
Carter (1952) cho biết trong môi trường nước thịt Hotinger hoặc Martin
sau khi nuôi cấy 24 giờ P.multocida mọc tốt làm đục môi trường, tạo mùi đặc
trưng, khi nuôi cấy vi khuẩn lâu, mùi tanh này mất dần. Vi khuẩn thoái hoá
nhanh sau khi phân lập và nuôi giữ trên môi trường dinh dưỡng Carter (1967).
Moriss (1959) đã đưa ra một môi trường chọn lọc có cho thêm neomycine (2,5
mg/l) để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ các mẫu bị tạp khuẩn. Neomycine có
tác dụng ngăn chặn sự phát triển của P. pseudotuberculosis mà vẫn cho phép P.
mutocida phát triển.
Theo Namioka và Murata (1961a) môi trường nuôi cấy tốt nhất cho vi
khuẩn P. multocida là môi trường YPC (Yeast extract Pepton, L.cystine) có thêm
Sucrose và Sodium sunfate. Đây cũng là môi trường giúp tái tạo mô của vi
khuẩn. Prince (1969) cũng cho rằng tính chất kháng nguyên của vi khuẩn tăng
lên rõ ràng khi được nuôi cấy ở môi trường YPC này có bổ xung thêm máu.
Nhưng Jordan (1982) lưu ý rằng máu có thể được thay thế bằng Hematin, Sodium
sunfat. Để làm tăng số lượng khuẩn lạc trên môi trường rắn có thể cho thêm
Pantothenate, Thiamin và L.cystine. Moriss (1959) đã đưa ra một môi trường chọn
lọc để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ các mẫu tạp khuẩn và cho thêm kháng sinh
Neomycine có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của P. pseudotubecculosis để vi


9


khuẩn P.multocida phát triển.
Theo Namioka và Murata (1961b) môi trường để phân lập, nuôi giữ và thu
hoạch kháng nguyên, môi trường giữ giống tươi và đông khô dùng cho vi khuẩn
P.multocida như sau: Môi trường phân lập, môi trường thạch có thêm 5% - 10%
huyết thanh thỏ hoặc ngựa.
Môi trường nuôi cấy và thu hoạch kháng nguyên: môi trường YPC thạch,
môi trường này giúp phục hổi những khuẩn lạc thoái hoá và thu được những
kháng nguyên có chất lượng dùng trong các phản ứng sinh hoá và định type vi
khuẩn. Khi giữ giống tươi có thể dùng môi trường này đậy nút kín ở 40C giữ
được 2 - 3 tuần.
Để đông khô giữ giống: dùng môi trường YPC không cho thạch mà cho
thêm 1,0 gam sucarose 1,0 gam sodium glutamic, vi khuẩn ở dạng đông khô có
thể giữ được10 năm trong điều kiên 40C.
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường lỏng, người ta có thể
dùng phương pháp sục khí, để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn
P.multocida. Khi so sánh 2 phương pháp nuôi: sục khí và cấy tĩnh thấy số lượng
vi khuẩn tăng lên gấp 20 lần ở cùng loại môi trường, người ta áp dụng phương
pháp nuôi cấy này để tăng số lượng vi khuẩn trong 1ml canh trùng và để rút ngắn
thời gian nuôi cấy trong sản xuất vacxin phòng bênh.
Theo Carter (1952), trong môi trường nước thịt, vi khuẩn P.multocida
mọc tốt tạo mùi tanh đặc trưng, mùi tanh đặc trưng này thể hiên rõ nhất ở pha
phát triển nhanh. Sau khi nuôi cấy lâu, mùi tanh này mất dần.
Nuôi cấy trên môi trường thạch thường ở 370C sau 24 giờ vi khuẩn
P.multocida phát triển thành các dạng khuẩn lạc sau:
- Dạng S (Smooth) khuẩn lạc có mặt vổng trơn bóng loáng, dung quang


sắc cầu vổng, đôc lực mạnh, vi khuẩn thuôc dạng khuẩn lạc này, thường tạo lớp
giáp mô nhiều hơn loại xù xì.
- Dạng M (Mucoid) khuẩn lạc nhầy ướt, kích thước to nhất dung quang

sắc cầu vổng, đôc lực yếu hơn dạng S.
- Dạng R (Rough) khuẩn lạc dẹt rìa nhám, xù xì, dung quang màu xanh,

dạng này đôc lực yếu.

10


Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu, khuẩn lạc phát triển hình tròn,
kích thước lớn hơn thạch thường.
Trên môi trường thạch huyết cầu tố và huyết thanh, Nguyễn Như Thanh
(2001) cho rằng đây là môi trường đặc biệt để giám định và kiểm tra độc lực của
vi khuẩn P.multocida. Khi nuôi cấy vi khuẩn P.multocida phát triển thành khuẩn
lạc nhỏ, rìa gọn, xung quanh mép rìa khuẩn lạc có hiên tượng phát huỳnh quang.
Khuẩn lạc dạng S có dung quang màu xanh lơ chiếm tỷ lệ 2/3, còn lại là khuẩn
lạc R có dung quang vàng. Theo Hudson (1954), nhiệt độ thích hợp nhất cho vi
khuẩn P.multocida phát triển là 370C với pH từ 7,2 - 7,6. Nhiệt độ với pH < 6
hoặc pH > 8,5 vi khuẩn mọc kém, nếu muốn vi khuẩn mọc tốt cho thêm vào
môi trường 5% - 10% huyết thanh đông vật. Hoàng Đạo Phấn (1986) cho biết vi
khuẩn mọc tốt trong môi trường nước thịt pepton, sau môt ngày đêm vi khuẩn
làm đục môi trường nhưng vài ngày nước thịt trở nên trong, đáy có cặn lắc khó
tan. Tác giả cho rằng để giữ giống tươi, cần cấy chuyển vi khuẩn qua môi
trường thạch máu, vì vi khuẩn mới được phân lập mọc tốt trong các môi trường
nuôi cấy thông thường, nhưng khi nuôi cấy tiếp sẽ mọc yếu, vì vậy phải cho
thêm vào môi trường nuôi cấy một lượng huyết thanh.
Theo Nguyễn Như Thanh (2001), độc lực của vi khuẩn giảm dần từ dạng

S đến dạng R. Theo Carter (1952) và Rimler (1992) khuẩn lạc của vi khuẩn P.
multocida tập trung ở 2 dạng chính: khuẩn lạc có dung quang sắc cầu vồng và
khuẩn lạc có dung quang màu xanh. Dung quang của khuẩn lạc liên quan đến vỏ
nhầy của vi khuẩn, vi khuẩn có khuẩn lạc dung quang sắc cầu vồng đứng riêng lẻ
hoặc từng đôi có vỏ nhầy và rất độc, thường gây bệnh thể cấp tính, khuẩn lạc có
dung quang màu xanh kém độc lực hơn dạng S, thường gặp ở những gia súc bị
bênh theo tính chất vùng dịch địa phương (Rimler and Rohoades, 1987).
Theo Hedleston (1996), những khuẩn lạc của vi khuẩn mới phân lập có
dung quang không đồng đều và có xu hướng dính vào nhau. Dung quang của
khuẩn lạc cũng thay đổi khi cấy chuyển nhiều lần qua môi trường dinh dưỡng
hoặc tiêm truyền qua động vật thí nghiêm khuẩn lạc có thể chuyển từ dạng S
sang dạng M hoặc dạng R và ngược lại. Rosenbush and Merchant (1939) cho
rằng khi cấy vi khuẩn P. multocida trên thạch máu hay tiêm truyền qua động vật

11


thí nghiêm, khuẩn lạc của vi khuẩn được tăng cường độ dung quang. Tác giả giải
thích rằng hiên tượng dung quang của khuẩn lạc vi khuẩn có liên quan đến tính
chất của một số hợp chất có khả năng hấp thụ những tia ánh sáng nhất định có
trong vi khuẩn. Vi khuẩn nuôi cấy lâu ngày hoặc cấy chuyển nhiều lần thì khuẩn
lạc có sự thay đổi.
1.2.1.4. Đặc tính sinh vật hoá học
Có nhiều công trình nghiên cứu đặc tính sinh hoá của vi khuẩn
P.multocida và dựa vào các đặc tính và các phản ứng sinh hoá này của vi khuẩn
P.multocida để xác định và phân biệt với các loài vi khuẩn khác và chủng vi
khuẩn có nguồn gốc từ các loài động vật khác nhau.
Carter (1955) đã cho rằng các chủng P.multocida type A phân giải
Arabinose và Dullitol, không phân giải Xylose. Các type B và type C phân giải
xylose nhưng không phân giải Arabinose và Dulcitol. Chúng còn phân giải

Glerecose, Inositol, Dextrin và tinh bột. Một số chủng phân giải yếu Sorbitol,
Glycorol và Fructose tạo thành axít.
Lignieres (1990) cho biết vi khuẩn P.multocida làm tan chảy gelatin, không
phân giải lactose, không sinh Indol và đã chia vi khuẩn P.multocida làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các nhóm phân giải lactose, maltose, glucose, mannit, gây

dung huyết.
- Nhóm 2: gồm các vi khuẩn phân giải glucose, sacharose, mannit, không

phân giải lactose, maltose, không dung huyết.
- Nhóm 3: gồm các vi khuẩn phân giải glucose, sacharose, mannit,

lactose, maltose, không dung huyết.
Tác giả còn cho thấy rằng khi nuôi cấy lâu trong phòng thí nghiêm vi
khuẩn mất khả năng phân giải Arabinose và xylose. Tất cả các chủng nghiên cứu
trên đều sinh Indol không di động, không dung huyết và không phân giải Urea.
Abdullahi Mz et al. (1990) nghiên cứu khả năng dung huyết của các
chủng P.multocida và kết luận rằng tất cả đều không gây dung huyết, khi nghiên
cứu về phản ứng Indol của các chủng P.multocida đã xác định là P.multocida sản
sinh Indole.
Mỗi loại vi khuẩn có sự trao đổi chất riêng của nó, quá trình trao đổi chất

12


là quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng để sống và phát triển, đổng thời cũng đào
thải những chất không cần thiết cho tế bào vi khuẩn và những chất thải của nó ra
ngoài. Những chất đào thải đó ở mỗi loại vi khuẩn có khác nhau, do đó sự trao
đổi chất khác nhau của vi khuẩn dẫn đến sự khác nhau về tính chất sinh hoá của
từng loại vi khuẩn. Dựa trên sự khác nhau về tính chất sinh hoá, để ứng dụng vào

việc chẩn đoán phân lập vi khuẩn, những phản ứng sinh hoá này của vi khuẩn
P.multocida được xác định để phân biệt với các loài vi khuẩn khác, dùng để xác
định các chủng vi khuẩn từ các loài động vật khác nhau và dùng để phân biệt các
loài vi khuẩn khác thuộc giống Pasteurella.
Quinn và cộng sự (2011) đã đưa ra bảng so sánh một số đặc tính sinh vật
hóa học của những chủng Pasteurella và Mannheimia gây bệnh chính.
Bảng 1.2. Phân biệt một số Pasteurella và Mannheimia gây bệnh chính
M.
haemolytica

Đặc điểm

Pasteurella species

Dung huyết máu cừu
Mọc trên MacConkey
Mùi đặc trưng

+
+
-

P.
P.
B. trehalosi
multocida
pneumotropica
+
+
v

+
-

Indol
Catalase
Urease

+
-

+
+
-

-

+
+
+

Ornithine decarboxylase
Lên men Lactose
Lên men Sucrose
Lên men D-trehalose

+
+
-

+

+
v

+
+

+
v
+
+

Lên men L-arabinose
Lên men Maltose
Lên men D-xylose

+
+

v
v

+
-

v
v

Ghi chú:

(+): Dương tính

(-): Âm tính
(v): Không ổn định, lúc dương tính, lúc âm tính

13


1.2.1.5. Đặc tính kháng nguyên và giáp mô của Pasteurella multocida
* Kháng nguyên của Pasteurella multocida
Kháng nguyên của vi khuẩn P.multocida rất phức tạp, cấu trúc từng loại
kháng nguyên thay đổi. Cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được kháng
nguyên của P.multocida có 2 loại là kháng nguyên vỏ (K) và kháng nguyên thân
(O). Kháng nguyên vỏ (K) chính là lớp vỏ bao xung quanh vi khuẩn, che cho
kháng nguyên O khỏi bị tác dụng của kháng thể O. Do đó muốn phát hiện kháng
nguyên O phải phá huỷ kháng nguyên K hoặc dùng phương pháp nuôi cấy cho vi
khuẩn hình thành kháng nguyên giáp mô K, kháng nguyên giáp mô K chỉ có ở vi
khuẩn tụ huyết trùng tạo khuẩn lạc S và không bao giờ gặp ở vi khuẩn tạo khuẩn
lạc dạng nhầy M và xù xì dạng R.
Prince và Smith (1966) dùng phương pháp miễn dịch điện di đã tách được
16 kháng nguyên. Bằng phương pháp khác nhau các tác giả đã xác định cấu trúc
các loại kháng nguyên và gọi chúng theo bản chất cấu trúc: kháng nguyên
protein, kháng nguyên lypopolysaccharid, polysaccharid và và axit amin.
Carter và Chengapa (1991) cho rằng cần phải kết hợp 2 hệ thống là phản
ứng ngưng kết hổng cầu gián tiếp và phản ứng khuếch tán trên thạch sẽ xác định
serotype của P.multocida. Hai hệ thống định type của P.multocida được dùng là:
- Namioka và Murata (1961a) - Carter (1955)
- Carter (1955) – Heddleston (1972)

Trong đó hệ thống Carter - Heddleston được dùng phổ biến.
Pheng Phet, Thong Phun và Yoshikasu Iritani (2004) cho biết ở Lào, bệnh
tụ huyết trùng trâu, bò cũng gặp các chủng thuộc typ B.

* Giáp mô của vi khuẩn Pasteurella multocida
Nhiều tác giả nghiên cứu độc lực của vi khuẩn P.multocida đã khẳng định
độc lực của vi khuẩn P.multocida liên quan chặt chẽ với giáp mô của vi khuẩn.
Vi khuẩn P.multocida sản sinh trong điều kiện nhất định sẽ sinh ra giáp mô bao
quanh tế bào. Manninger (1919) đã xác định những vi khuẩn có giáp mô thì thấy
có độc lực và những vi khuẩn không có giáp mô thì thấy không có độc lực. Theo
Caster (1967), những vi khuẩn P.multocida phân lập được từ động vật mắc bệnh

14


cấp tính sẽ thấy có giáp mô và có độc lực. Khi nuôi cấy vi khuẩn này lâu trong
môi trường nhân tạo, giáp mô của vi khuẩn sẽ mất và vi khuẩn không còn độc
lực. Nhưng ta lại cấy tiếp vi khuẩn mất giáp mô này trong môi trường cho thêm
máu hay tiêm truyền qua động vật thí nghiệm thì vi khuẩn P.multocida tái tạo lại
giáp mô và thể hiện độc lực. Caster còn cho rằng khi nuôi cấy vi khuẩn ở 370C
trong môi trường nhân tạo qua một đêm thấy vi khuẩn phát triển giáp mô đầy đủ,
sau đó mất dần đi. Điều này chứng tỏ giáp mô chỉ tổn tại ở những vi khuẩn non.
Theo tác giả thì khả năng xâm nhập và sự phát triển của vi khuẩn ở trong
ký chủ là nhờ sự có mặt của giáp mô. Một chủng mất khả năng tái tạo giáp mô
cũng sẽ không còn độc lực. Nhiều chủng khi phân lập có giáp mô rõ ràng nhưng
độc lực lại ít, vì độc lực của vi khuẩn có thể phụ thuộc vào cấu trúc hoá học của
giáp mô hơn là sự có mặt của chúng. Có thể nhuộm được lớp vỏ giáp mô của vi
khuẩn bằng phương pháp nhuộm Hiss và phương pháp nhuộm Anthony.
1.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu bò
1.2.2.1. Loài vật và lứa tuổi mắc bệnh
Trong thiên nhiên: trâu, bò cảm thụ mạnh nhất. Trâu, bò rừng cũng mắc
bệnh. Bệnh từ trâu, bò có thể lây sang ngựa, chó và lợn vì vậy trong ổ dịch tụ
huyết trùng trâu, bò cần chú ý phòng bệnh cho các loài động vật này. Bê, nghé
đang bú mẹ ít mắc, trâu bò 2 - 3 tuổi mắc bệnh hơn trâu, bò già. Trâu dường như

thường mẫn cảm và mắc bệnh nặng hơn bò với thời gian nung bệnh ngắn hơn.
Trong phòng thí nghiệm: thỏ cảm nhiễm nhất, tiêm vi khuẩn vào dưới da
hoặc tĩnh mạch chỉ sau 1 - 2 ngày thỏ chết. Bệnh tích thể hiện: chỗ tiêm có nước,
tụ máu, lồng ngực tích nước; phổi và khí quản viêm xuất huyết, ruột xuất huyết.
(Nguyễn Bá Hiên và cs., 2013).
1.2.2.2. Mùa vụ mắc bệnh
Theo các tác giả trên thế giới, Việt Nam và Lào nghiên cứu về bệnh tụ
huyết trùng cho rằng bệnh phụ thuôc rất nhiều vào yếu tố thời tiết khí hậu. Yeo
và Mokhtar (1992) theo dõi dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Malaysia kết luận
khi nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng phải quan tâm tới điệu kiện thời
tiết, khí hậu và địa lý từng vùng vì những yếu tố này ảnh hưởng tới sự tổn tại và

15


×