DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu đàn lợn của Trại Đại Việt (2009 - 2011) 4
Bảng 1.2: Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của trại 13
Bảng 2.1. Triệu chứng điển hình của các thể viêm tử cung 29
Bảng 2.2: Một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung, đẻ khó, bại liệt sau đẻ 45
Bảng 2.3: Số lƣợng đàn nái của trại qua các năm 47
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở đàn lợn nái theo dõi tại cơ sở 48
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo giống 50
Bảng 2.6: Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo lứa đẻ 51
Bảng 2.7: Tỷ lệ và cƣờng độ mắc bệnh viêm tử cung 54
Bảng 2.8: Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó và mức độ can thiệp 55
Bảng 2.9: Kết quả điều trị một số bệnh sản khoa ở lợn nái 56
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn nái sau khi điều trị 58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở đàn lợn nái theo dõi tại cơ sở 49
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo giống 51
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo lứa đẻ 52
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
cs : Cộng sự
P : Thể trọng
kg : Kilogam
ml : Mililit
mg : Miligam
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1
1.1.1.3. Thời tiết khí hậu 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.2.1. Nguồn lao động 2
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức lao động của trại bao gồm 3
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 3
1.1.3. Tình hình sản xuất 4
1.1.3.1. Sản xuất ngành chăn nuôi 4
1.1.3.2. Sản xuất ngành trồng trọt 6
1.1.4. Đánh giá chung 6
1.1.4.1. Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 7
1.2. KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 7
1.2.2. Phƣơng pháp tiến hành 8
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 9
1.2.3.1. Công tác vệ sinh thú y 9
1.2.3.2. Công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng 10
1.2.3.3. Công tác thú y 12
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 19
1.3.1. Kết luận 19
1.3.2. Đề nghị 19
1
Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 20
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 21
2.2.1. Cơ sở khoa học 21
2.2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của cái 21
2.2.1.2. Chu kì động dục của lợn 24
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 36
2.2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 36
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài 40
2.3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.3.2. Nội dung tiến hành 41
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 41
2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi 41
2.3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp thu thập thông tin 42
2.3.4. Phƣơng pháp điều trị 42
2.3.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu 45
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 47
2.4.1. Số lƣợng đàn lợn nái của trại qua các năm 47
2.4.3. Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo giống 50
2.4.4. Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo lứa đẻ 51
2.4.5. Tỷ lệ và cƣờng độ mắc bệnh viêm tử cung 54
2.4.7. Kết quả điều trị một số bệnh sản khoa ở lợn nái theo dõi 56
2.4.8. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn nái sau khi điều trị 57
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 59
2.5.1. Kết luận 59
2.5.2. Tồn tại 60
2.5.3. Đề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi lợn nái Đại Việt thuộc xã Việt Ngọc nằm ở phía Tây của
huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc giáp xã Dƣơng Thành của Tỉnh
Thái Nguyên. Phía Đông giáp xã Lam Cốt, xã Song Vân thuộc Huyện Tân Yên.
Phía Nam giáp với xã Lƣơng Phong thuộc huyện Hiệp Hòa. Phía Tây giáp xã
Hoàng thanh thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc giang.
Trại nằm xa khu dân cƣ. Với vị trí nhƣ vậy thì khả năng tiếp cận khoa
học kĩ thuật của trại là rất dẽ dàng. Việc vận chuyển thức ăn và xuất bán lợn
cũng rất thuận lợi. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện để lây lan dịch bệnh.
1.1.1.2. Địa hình, đất đai
Trại chăn nuôi lợn nái Đại Việt có địa hình tƣơng đối bằng phẳng với
tổng diện tích tự nhiên là: 2,5ha.
+ Hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn nái ngoại: 1500m
2
+ Hệ thống chuồng trại chăn nuôi thỏ: 250m
2
+ Hệ thống nhà kho: 120m
2
+ Bếp ăn: 50m
2
+ Nhà ở của công nhân: 200m
2
+ Nhà điều hành: 70m
2
+ Công trình vệ sinh nhà tắm: 20m
2
+ Đƣờng giao thông nội trại: 500m
+ Ao hồ mặt nƣớc: 7200m
2
+ Lƣới điện nội trại: 1000m
2
+ Bioga sử lý nƣớc thải: 200m
3
+ Diện tích trồng cây xanh:
+ Diện tích còn lại là hành lang trại.
Với diện tích đất đai tƣơng đối rộng thuận lợi cho sự phát triển sản xuất
chăn nuôi của trại.
1.1.1.3. Thời tiết khí hậu
Theo sự phân bố về vị trí địa lí, Việt Ngọc nằm ở Phía bắc của đất nƣớc
nên Việt Ngọc chịu sự ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu
đƣợc chia ra làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Trong đó có mùa mƣa và mùa khô:
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 22 - 24
0
C. Lƣợng mƣa trung bình từ 2000 - 2400mm. Độ
ẩm trung bình từ 82 - 84%.
Về mùa mƣa có gió mùa đông nam mang lại khí hậu mát mẻ và lƣợng
mƣa lớn.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình
từ 12 - 24
0
C. Lƣợng mƣa thấp. Độ ẩm trung bình từ 76 - 78%.
Về mùa đông do có gió mùa đông bắc kéo dài, có thể có sƣơng muối
nên nhiệt độ có thể giảm xuống 8 - 10
0
C.
Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 7 và tháng mƣa ít nhất là tháng 11.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Nguồn lao động
Trại chăn nuôi lợn nái Đại Việt đƣợc xây dựng năm 2008, là một xí
nghiệp liên doanh với công ty DABACO. Xí nghiệp có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và chuyển giao
tiến bộ khoa học kĩ thuật đến ngƣời chăn nuôi. Đồng thời giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho ngƣời lao động của địa phƣơng.
3
Tổng số cán bộ nhân viên trại : 13 ngƣời. Số ngƣời lao động có trình độ
kĩ thuật gồm có 5 ngƣời: 2 Đại học, 1 Cao đẳng, 2 Trung cấp. Số lao động còn
lại có trình độ phổ thông.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức lao động của trại bao gồm
+ Ban giám đốc có: 1 giám đốc phụ trách chung.
+ Tổ kĩ thuật có: 2 ngƣời.
+ Tổ phục vụ, bảo vệ kiêm điện nƣớc có: 2 ngƣời.
+ Lao động trực tiếp có: 8 ngƣời.
Công nhân trong trại có thu nhập bình quân là 1.700.000đồng/tháng.
Hàng tháng đều có sự điều chỉnh mức lƣơng cho công nhân dựa trên chất
lƣợng và hiệu quả công việc đạt đƣợc.
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Để đảm bảo công tác chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân nên trại đã
đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm:
+ Khu sát trùng.
+ Kho để thức ăn và thuốc thú y.
+ Nhà chế pha chế và bảo quản tinh dịch.
+ Một khu nhà hành chính để tiếp khách và là nơi sinh hoạt văn hoá,
văn nghệ cho công nhân vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ tết.
+ Một máy phát điện.
+ Một trạm biến áp.
+ Một khu nhà cấp bốn dành cho công nhân nghỉ ngơi.
Quy mô trại đƣợc chia làm 3 khu trong đó:
+ Khu 1 gồm:
- Chuồng nuôi lợn đực, nái chờ phối và nái chửa gồm 4 dãy.
- Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi lợn con có 4 dãy.
+ Khu 2: Chuồng nuôi lợn cách ly.
4
+ Khu 3: Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa.
Chuồng nuôi đƣợc xây dựng khép kín, ngăn cách với môi trƣờng bên
ngoài bằng hệ thống tƣờng bao. Bên trong chuồng đƣợc trang bị các thiết bị
hệ thống đèn điện sƣởi ấm cho lợn con, lồng úm cho lợn con, hệ thống máng
ăn, vòi uống, Mặt khác trại cũng đã trang bị các phƣơng tiện vận chuyển
cám cho lợn.
1.1.3. Tình hình sản xuất
1.1.3.1. Sản xuất ngành chăn nuôi
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống lai thƣơng phẩm,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sau đó, các lợn giống đƣợc chuyển
đến các trại lợn thịt của công ty Dabaco, hoặc bán cho khách hàng.
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất đƣợc 2,45 - 2,5 lứa/năm.
Tỷ lệ sơ sinh là 11,93 con/đàn, tỷ lệ cai sữa: 9,97 con/đàn. Trại hoạt động vào
mức khá theo đánh giá của công ty Dabaco. Hoạt động chăn nuôi của trại là
chỉ chăn nuôi lợn nái, cơ cấu đầu lợn của trại đƣợc biểu thị qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Cơ cấu đàn lợn của Trại Đại Việt (2009 - 2011)
Loại lợn
Số lƣợng lợn của các năm (con)
2009
2010
2011
Nái sinh sản
240
250
300
Nái hậu bị
30
50
50
Đực làm việc
6
7
9
Đực hậu bị
3
4
6
Lợn con theo mẹ
6218
6971
8205
Tổng số (con)
6497
7282
8570
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trang trại)
Qua bảng 1.1. cho thấy:
Trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chỉ có lợn nái, lợn
đực giống và lợn con theo mẹ. Tổng đàn lợn năm 2011 cho thấy: số lợn đực
giống của trại là 15, lợn nái sinh sản 300, lợn nái hậu bị 50 con.
5
Tại trại lợn nái nuôi con đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 23 ngày, lợn con
cai sữa là xuất chuồng chuyển sang các trại chăn nuôi lợn thịt của công ty.
Trong trại có 15 con lợn đực giống, các lợn đực giống này đƣợc nuôi
nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tính để thụ tinh
nhân tạo. Tinh lợn đƣợc khai thác từ 2 giống lợn của công ty Dabaco là Duroc
và Pidu. Lợn nái đƣợc phối 3 lần và đƣợc luân chuyển giống tinh cũng nhƣ
con đực.
Thức ăn cho lợn nái là hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lƣợng cao, đƣợc
công ty Dabaco cấp cho từng đối tƣợng lợn của trại.
* Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty
Dabaco.
- Công tác vệ sinh:
Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom
phân, nƣớc tiểu, khơi thông cống rãnh, đƣờng đi trong trại đƣợc quét dọn, phun
thuốc sát trùng, hành lang đi lại đƣợc quét dọn và rắc vôi theo quy định.
Khi công nhân, kỹ sƣ, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nƣớc sạch trƣớc khi thay quần áo bảo hộ
lao động, mới đƣợc vào khu chuồng nuôi.
- Công tác phòng bệnh:
Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không đƣợc tự
tiện sang khu vực khác, các phƣơng tiện vào trại đƣợc sát trùng một cách
nghiêm ngặt. Với phƣơng châm phòng bệnh là chính nên tất cả gia súc ở đây
đều đƣợc cho uống thuốc, tiêm phòng vaccine.
6
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn đƣợc trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ
lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn đƣợc tiêm vaccine ở trạng thái khỏe
mạnh, đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và
các bệnh mạn tính khác để tạo đƣợc trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh:
Kỹ thuật viên của trang trại, luôn theo dõi, kiểm tra đàn lợn thƣờng xuyên, các
bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn đƣợc kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách
ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu nên điều trị đạt hiệu quả từ 80-90% trong một thời
gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại về số lƣợng đàn gia súc
1.1.3.2. Sản xuất ngành trồng trọt
Xây dựng và mở rộng vƣờn rau tƣơi của trại để phuc vụ cho nhu cầu
của công nhân trong trại.
Trồng các loại cây ăn quả có năng suất cao nhƣ: vải, nhãn, chuối Đảm
bảo sự cân bằng sinh thái của trại.
Bao quanh trại đƣợc trồng các loại cây keo có năng suất cao giúp cải
thiện môi trƣờng chăn nuôi trong trại.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Trại có hệ thống chuồng trại và trang thiết bị hiện đại, do đó năng suất
và chất lƣợng sản phẩm không ngừng đƣợc tăng lên. Đây là yếu tố quan trọng
nhất để tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh và là tiền đề cho sự phát triển của
trại trong tƣơng lai.
Với đội ngũ kĩ thuật và công nhân có trình độ kĩ thuật cao, nhiệt tình
với công việc chăm chỉ và có tính kỉ luật cao trong công việc.
7
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng của sản phẩm đã không
ngừng cải tiên giống lợn bố mẹ. Đồng thời tthƣờng xuyên đầu tƣ tu sửa để
xây dựng mô hình chăn nuôi lớn mạnh và hiệu quả.
Mặt khác ban lãnh đạo thƣờng xuyên quan tâm chăm sóc tới đời sống
tinh thần cũng nhƣ vật chất của cán bộ và công nhân trong trại.
1.1.4.2. Khó khăn
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ giữa các mùa
có sự chênh lệch lớn đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới năng suất chăn nuôi
của trại.
Một số trang thiết bị của trại có dấu hiệu bị xuống cấp.
Thức ăn đƣợc nhập từ nơi khác về nên có giá thành của sản phẩm tăng do
phí vận chuyển tăng cao. Mặt khác khi gặp thời tiết xấu thì cám dễ bị ẩm mốc.
Công tác vệ sinh chuồng trại còn gặp nhiều khó khăn do trại đƣơc chăn
nuôi với số lƣợng lợn lớn.
Vốn đầu tƣ của trại còn hạn chế nên trang thiết bị của trại vẫn còn hạn chế.
Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp nên công tác phòng
bệnh cho đàn lợn còn gặp nhiều khó khăn.
Thị trƣờng chăn nuôi còn nhiêu bất ổn nên ảnh hƣởng rất lớn tới giá
thành sản phẩm và thu nhập của ngƣời chăn nuôi.
1.2. KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Đƣợc sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, đƣợc sự
giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn và tòan thể cán bộ và công nhân của
trại chăn nuôi lợn nái Đại Việt, tôi đƣợc thực tập tại cơ sở. Trong thời gian
thực tập tốt nghiệp ngoài việc tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp
tôi còn tham gia công tác phục vụ sản xuất, trong đó chủ yếu là lĩnh vục thú y,
bao gồm những nội dung sau:
8
- Tìm hiểu quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng và yêu cầu kĩ thuật đối với
lợn nái ngoại ở các giai đoạn hậu bị, chửa kì I, chửa kì II, chửa kì III và thời
kì đẻ và kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn.
- Chăm sóc nái nuôi con, chăm sóc lợn con đến khi cai sữa.
- Tham gia chăm sóc và sử dụng lợn đực giống.
- Đƣa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn sản xuất, đẩy mạnh công
tác chuyển giao khoa học kĩ thuật tới ngƣời chăn nuôi.
- Tham gia các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động thú y nhƣ: Tiêm phòng,
chẩn đoán, điều trị, vệ sinh thú y, cho trại.
- Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Theo dõi một số bệnh sản
khoa trên đàn lợn nái ngoại tại trại chăn nuôi lợn nái Đại Việt - Việt Ngọc -
Tân Yên - Bắc Giang và sử dụng một số phác đồ điều trị’’.
1.2.2. Phƣơng pháp tiến hành
Để thực hiện tốt nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu trong thời gian
thực tập, tôi đã lên kế hoạch cụ thể cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu cho
phù hợp với nội dung nghiên cứu và tình hình sản xuất của trại để thu đƣợc
kết quả tốt nhất. Xây dựng cho mình một động cơ làm việc đúng đắn, chịu
khó học hỏi kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc, không ngại khó, ngại khổ.
Trực tiếp tham gia sản xuất và bám sát địa bàn trong thời gian thực tập,
tìm hiểu tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên địa bàn, phát huy những thuận lợi
sẵn có, khắc phục những khó khăn về trang bị kĩ thuật và trang thiết bị khác
để hoàn thành tốt công việc.
Thƣờng xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hƣớng dẫn. Học hỏi
kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc, dựa vào ban lãnh đạo, cán bộ kĩ thuật
và công nhân của trại.
Tham khảo tài liệu kết hợp đi sâu vào thực tế học hỏi kinh nghiệm,
những kiến thức chuyên môn từ các cán bộ cơ sở, các bạn đồng nghiệp đi
9
trƣớc để củng cố kiến thức và nâng cao tay nghề áp dụng cho chuyên đề đạt
đƣợc kết quả tốt nhất.
Phổ biến những kiến thức khoa học kĩ thuật đến ngƣời chăn nuôi trong
quá trình tham gia sản xuất, phòng, trị bệnh cho đàn nái. Mạnh dạn áp dụng
những kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất. Chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy, quy chế, quy định của nhà trƣờng và của trại.
Tham gia đầy đủ các hoạt động, các phong trào khác của trại trong quá
trình thực tập.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác vệ sinh thú y
Vệ sinh phòng bệnh là công tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức
đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh
có tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống.
Chuồng trại đƣợc xây dựng thoáng mát về mùa hè, mùa đông đƣợc che
chắn cẩn thận, xung quanh các chuồng nuôi đều trồng các cây lớn. Khoảng
cách giữa các nhà nái lại có các hồ nƣớc tạo cho các chuồng nuôi có độ thông
thoáng và mát tự nhiên. Giữa khu nái sinh sản và Khu cách ly có hố vôi nƣớc
có tác dụng sát trùng, đồng thời tại cửa của mỗi chuồng đều rắc vôi bột, từ đó
hạn chế đƣợc rất nhiều tác động của mầm bệnh bên ngoài đối với lợn nuôi
trong chuồng. Hàng ngày, hàng tháng đều có lịch phun thuốc sát trùng định kỳ
và làm cỏ dại xung quanh khu vực nuôi. Chuồng đƣợc tiêu độc bằng thuốc sát
trùng Ommicide vào đầu giờ chiều hàng ngày, pha với tỷ lệ 1: 3200.
Ở các chuồng đẻ, sau khi làm cai sữa lợn mẹ đƣợc chuyển xuống chuồng
bầu 1 (khu vực chờ phối). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này đƣợc
tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1
ngày sau đó đƣợc cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng đƣợc cọ sạch, xịt
bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch
10
vôi. Gầm chuồng cũng đƣợc vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ. Để khô 1
ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuông bầu lên.
Hàng ngày tham gia vệ sinh quét dọn chuồng trại, cọ rửa máng ăn.
Thƣờng xuyên rác vôi bột vào vào lối đi. Sau mỗi lần rác vôi bột và phun
thuốc khử trùng cho các ô chuồng mới xuất lợn, đảm bảo mỗi lần xuất lợn là
7-10 ngày.
Định kì rác vôi bột, phun thuốc sát trùng trong chuồng trại, đƣờng đi và
xung quanh khu vực trại, thƣờng xuyên thay nƣớc trong hố sát trùng để tiêu
diệt mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vục chăn nuôi. Từ đó ngăn chặn dịch
bệnh xảy ra.
1.2.3.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
* Nuôi dưỡng đàn nái hậu bị
Thức ăn cho lợn nái ở giai đoạn này là thức ăn DB972 của công ty cổ
phần DABACO Việt Nam. Khẩu phần ăn cho lợn hậu bị là 2,5 kg/con/ngày.
Bắt đầu phối giống khi nái khoảng 8 tháng tuổi và đạt khối lƣợng khoảng
130 kg. Phối giống bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo. Sau đó cho ăn theo
khẩu phần ăn của nái chửa.
* Nuôi dưỡng đàn nái chửa
Giai đoạn mang thai của lợn nái đƣợc chia làm 3 thời kì:
- Thời kì I (từ phối giống có chửa đến 84 ngày): ở thời kì này chế độ
chăm sóc đơn giản, thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là cám hỗn hợp DB982
của công ty DABACO Việt Nam. Nƣớc uống tự do, khẩu phần thức ăn là:
Nái gầy: 2 - 2,5 kg/con/ngày.
Nái trung bình: 1,8 kg/con/ngày.
Nái béo: 1,6 kg/con/ngày.
- Thời kì II (từ ngày 85 đến 100 ngày): ở thời kì này chế độ ăn cao hơn,
thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là cám hỗn hợp DB982 của công ty DABACO
Việt Nam vì giai đoạn này lợn cần nhiều chất để nuôi thai. Khẩu phần ăn:
11
Nái gầy: 2,5 - 3 kg/con/ngày.
Nái bình thƣờng: 2 - 2,5 kg/con/ngày.
Nái béo: 2 - 2,2 kg/con/ngày.
- Thời kì III (từ ngày 100 đến 114 ngày): ở thời kì này cho lợn nái ăn
thức dành cho nái đẻ. Cám sử dụng cho lợn ở giai đoạn này là DB992. Khẩu
phần ăn là:
Nái gầy: 2,5 - 3 kg/con/ngày.
Nái bình thƣờng: 2,2 - 2,5 kg/con/ngày.
Nái béo: 2,0 - 2,2 kg/con/ngày.
* Nuôi dưỡng và chăm sóc đàn nái đẻ và nái nuôi con
- Công tác chuẩn bị trƣớc khi đẻ:
Trƣớc khi lợn đẻ 15 ngày thì vệ sinh, sát trùng chuồng đẻ, sau đó đƣa
lợn sắp đẻ lên chuồng dành cho nái đẻ và nuôi con. Chế độ chăm sóc vẫn nhƣ
chửa kì III.
Đến lúc trƣớc khi đẻ 1 ngày thì khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày nhƣng
chia làm nhiều bữa (3 bữa), nƣớc uống tự do.
Khi nái đẻ thì cho lợn nái nhịn ăn.
Nái đẻ ngày thứ nhất cho ăn cám DB992 với khẩu phần 1,5 kg/con/ngày.
Nái đẻ ngày thứ hai cho ăn cám DB992 với khẩu phần 2 kg/con/ngày.
Nái đẻ ngày thứ ba cho ăn cám DB992 với khẩu phần 3 kg/con/ngày.
Nái đẻ ngày thứ tƣ cho ăn cám DB992 với khẩu phần 4 kg/con/ngày.
Nái đẻ ngày thứ năm cho ăn cám DB992 với khẩu phần 5 kg/con/ngày.
Nái đẻ ngày thứ sáu cho ăn cám DB992 với khẩu phần 6 kg/con/ngày.
Từ ngày thứ 7 trở đi thì tùy thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và số lƣợng
lợn con mà cho ăn với khẩu phần tăng lên hoặc giảm xuống.
12
* Đỡ đẻ cho lợn mẹ và chăm sóc cho lợn con
Theo dõi lịch đẻ của lợn và chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu để đỡ đẻ
nhƣ: bóng đèn, lồng úm cho lợn con, bột Bittra, oxytoxin, kháng sinh, kéo,
thuốc sát trùng.
Lợn con sau khi sinh đƣợc một ngày thì tiến hành bấm nanh, cho uống
kháng thể E.coli, ghép đàn và thuốc phòng bệnh cầu trùng. Đến ngày thứ 3 thì
tiêm sắt với liều 1 ml/con và cắt đuôi cho lợn con . Khi lợn đƣợc 5 ngày tuổi thì
thiến cho lợn đực. Sau đó 1 tuần tiến hành tiêm sắt với liều 2 ml/con.
Tập ăn sớm cho lợn khi đƣợc 5 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp 4000A.
Đến ngày thứ 21 tiêm vaccine dịch tả lợn cho lợn con và đƣa sang
chuồng cai sữa.
1.2.3.3. Công tác thú y
Đây là nhiệm vụ cơ bản của một bác sĩ thú y. Vì vây tôi đã tích cực
tham gia vào quá trình chăn nuôi của trại:
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn của trại.
- Đƣa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Tham gia điều trị bệnh
cho đàn vật nuôi trên địa bàn.
Với phƣơng châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trại đã thƣờng xuyên tổ
chức tiêm phòng cho đàn nái cũng nhƣ đàn lợn con. Nhằm tạo miễn dịch chủ
động và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn.
Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể
khi có đƣợc điều kiện thích hợp để gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh
phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vaccine luôn đƣợc công ty coi trọng và đặt
lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đặc thù của trại
luôn sản xuất lợn giống nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng chính
xác là rất quan trọng.
Tiêm phòng bằng vaccine là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia
súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của
13
vaccine phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ
tiêm vaccine cho lợn khỏe mạnh để tạo đƣợc trạng thái miễn dịch tốt nhất cho
đàn lợn.
Bảng 1.2: Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của trại
Heo con
Ngày tuổi
Vaccine
Liều lƣợng
Công việc khác
1
Ferum B12
2ml/con
Cắt tai, đuôi, cắt nanh,
ghép đàn
21
SF1
2ml/con
Dịch tả
Nái hậu bị
Tuần tuổi
Loại vaccine
Liều lƣợng
Ghi chú
24
PV1, AD1
2ml/nái
Khô thai, giả dại
25
PRRS1
2ml/nái
Tai xanh
26
FMD1(Atofor)
2ml/nái
LMLM
27
SF
2ml/nái
Dịch tả
28
PV2, AD2
2ml/nái
Khô thai, giả dại
29
PRRS2
2ml/nái
Tai xanh
30
FMD2
2ml/nái
LMLM
Heo nái
Mang thai
Vaccine
Liều lƣợng
Ghi chú
10 - 11
SF
2ml/nái
Dịch tả
Tiêm
toàn trại
FMD
2ml/nái
4 tháng/lần
PRRS
2ml/nái
3 tháng/lần
AD
2ml/nái
4 tháng/lần
a) Công tác chẩn đoán.
Để việc điều trị cho đàn gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán bệnh
sớm, kịp thời và chính xác giúp ta đƣa ra phác đồ điều trị có hiệu quả làm giảm
đƣợc tỉ lệ tử vong và thiệt hại kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Vì vây tôi cùng cán
bộ kĩ thuật của trại tiến hành theo dõi ở tất cả các ô chuồng và dãy chuồng để
phát hiện ra lợn ốm. Khi quan sát thấy lợn có triệu chứng nhƣ mệt mỏi, bỏ ăn,
ít hoạt động,… chúng tôi tiến hành quan sát và chẩn đoán bệnh.
14
b) Công tác điều trị bệnh.
Trong thời gian thực tập ở trại là điều kiện thuận lợi để tôi thực hành
những kĩ năng nghề nghiệp. Thời gian này tôi đã tiến hành điều trị một số
bệnh và thu đƣợc kết quả nhất định. Cụ thể nhƣ sau:
* Bệnh phân trắng lợn con
Triệu chứng: lợn con ít vận động, ít bú, phân lỏng, màu trắng sữa, có
khi màu vàng nhạt, có mùi hôi tanh đặc trƣng, phân bết xung quanh hậu môn,
đuôi, nền chuồng có nhiều phân màu trắng sữa, có con ỉa vọt cần câu. những
con bị bệnh 3 - 4 ngày lông xù, còi cọc, da nhăn nheo. Nếu không điều trị lợn
con sẽ chết. Mổ khám thấy ruột chứa đầy nƣớc màu vàng, chƣớng hơi, bệnh
xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ.
Điều trị bệnh lợn con phân trắng bằng những thuốc sau:
Phác đồ 1: Genta - tylosin: 1 ml/con/ngày.
B - complex ADE: 1 ml/con/ngày.
Tiêm bắp. Điều trị 3 - 5 ngày liên tục.
Phác đồ 2: Mycocin: 1 ml/con/ngày.
B - complex ADE: 1 ml/con/ngày.
Tiêm bắp. Điều trị 3 - 5 ngày liên tục.
* Bệnh tiêu chảy ở lợn con
Triệu chứng: lợn ỉa nhiều lần, kém ăn, mệt mỏi, có con bụng chƣớng to,
ỉa phân lỏng mùi thối khẳn, phân dính quanh hậu môn.
Điều trị:
Phác đồ 1: Enrotil 10%: 0,5 ml/con/ngày.
B - complex ADE: 1 ml/con/ngày.
Tiêm bắp. Điều trị 3 - 5 ngày liên tục.
Phác đồ 2: Dufafloxacin: 1 ml/con/ngày.
B.complex ADE: 1 ml/con/ngày.
Tiêm bắp. Điều trị 3 - 5 ngày liên tục.
15
* Bệnh viêm khớp
Triệu chứng: Lợn có hiện tƣợng sƣng to ở khớp, con vật đi lại khó
khăn, đi lại bằng ba chân, con vật sốt nhẹ, hay nằm. Sau bệnh nặng con vật
không đi lại đƣợc, nằm một chỗ.
Điều trị:
Dexamethasol: 1,5 ml/50kgP.
B - complex ADE: 1 ml/con/ngày.
Tiêm trực tiếp vào chỗ viêm. Tiêm ngày 2 lần. Điều trị trong 5 - 7 ngày.
* Bệnh ghẻ
Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Thƣờng xảy ra ở vùng ra mỏng: đùi, tai,
bụng,… trên da xuất hiện mụn ghẻ màu đỏ sau đó bị tróc ra thành vảy có màu
nâu hay xám. Con vật gầy dần rụng lông, bệnh nặng có thể gây chết ở lợn
con. Bệnh lan truyền chủ yếu trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khoẻ hoặc qua
chuồng trại cái ghẻ cƣ trú ở trong chuồng nuôi.
Điều trị:
Hanmectin-25: 1,5 - 2 ml/6-7kgTT
Bivermectin 0,25: 1 - 2 ml/10kgTT
Tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Hộ lí và chăm sóc: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại cho lợn. Các li những
con lợn bị nặng.
* Bệnh viêm tử cung
Triệu chứng: Con vật sốt, ăn uống kém, đêm và sáng sớm thấy dịch
chảy ra nhiều ở đƣờng sinh dục. Dịch viêm lúc đầu chảy ra loãng sau đặc mủ
bám vào 2 mép âm hộ, mùi tanh khó chịu.
Điều trị:
Phác đồ 1: Hitamox LA: 18 - 20 ml/con/ngày.
Oxytoxin: 4 - 6 ml/con/ngày.
16
Catosa: 10 ml/con/ngày.
Điều trị trong 3 - 5 ngày
Phác đồ 2: Sure Shot LA: 18 - 20 ml/con/ngày.
Oxytoxin: 4 - 6 ml/con/ngày.
Catosa: 10 ml/con/ngày.
Điều trị trong 3 - 5 ngày liên tục.
* Bệnh đẻ khó
Triệu trứng: Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian rặn dài mà không đẻ đƣợc,
cơn co bóp rặn đẻ thƣa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nƣớc ối tiết ra nhiều và
có lẫn máu. Con vật có biểu hiện sốt. Cọ sát cơ thể vào thành chuồng.
Điều trị:
Phác đồ 1: Oxytoxin: 4 - 6 ml/lần.
Phác đồ 2: Sử dụng thủ thuật can thiệp để hỗ trợ nái đƣa thai ra ngoài.
* Bệnh bại liệt sau đẻ
Triệu chứng: Gồm 2 thể: thể nhẹ và thể điển hình.
- Thể điển hình: thƣờng chiếm 20% tổng số các ca bệnh, bệnh phát triển
nhanh từ lúc bắt đầu phát bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng điển
hình không quá 12 giờ. Thú giảm ăn, giảm nhu động ruột, giảm nhai lại, có
thể chƣớng hơi nhẹ, bầu vú căng sữa, thú yếu không muốn đi lại, đứng không
vững. Sau đó xuất hiện các cơn co giật thƣờng ở cổ, 4 chân, sau vài giờ thú
không đứng vững đƣợc phải nằm liệt. Lƣỡi và hầu bị liệt, nƣớc bọt đọng lại
và chảy ra ngoài. Thân nhiệt thấp, lạnh ở vùng đầu và 4 chân. Không can
thiệp kịp thời thì thú sẽ hôn mê, mất phản xạ, đồng tử mở rộng rồi chết.
- Thể nhẹ: Chiếm đa số, thú đi đứng không vững, thích nằm, tất cả bầu
vú đều căng cứng sữa và không xuống sữa.
Điều trị:
Tiêm bắp Calci Fort: 10 - 20 ml/con/ngày.
Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin B1, B12, Vitamin C.
Thời gian điều trị 6 - 9 ngày.
17
1.2.3.4. Công tác khác
Ngoài các công việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, phòng và trị bệnh cho lợn
và tiến hành nghiên cứu tôi còn tham gia một số công việc nhƣ:
- Trực lợn đẻ và đỡ đẻ.
- Cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi, thiến lợn con, tiêm sắt cho lợn con.
- Phối tinh nhân tạo cho lợn nái đông dục.
- Đỡ lợn đẻ cho lợn nái đƣợc 226 con, số con an toàn 201 con tỷ lệ an
toàn 88,93%.
- Tiêm Dextran - Fe cho lợn con đƣợc 483 con, đạt 483 con, tỷ lệ an
toàn 100%.
- Thiến lợn đực con đƣợc 97, đạt 92, tỷ lệ thành công là 94,85%.
- Phun thuốc trị ghẻ cho lợn nái đạt đƣợc 350 con, an toàn 337 con, tỷ lể
khỏi 96,28%.
- Cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng với số lƣợng 409 con, khỏi
379 tỷ lệ đƣợc 92,42%.
- Xuất 1900 lợn con.
- Mổ hecni 7 con, an toàn 7 con, tỷ lệ đạt 100%.
Ngoài việc chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác nhƣ:
18
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT
Nội dung
Số lƣợng
(con)
Kết quả
(con)
Tỷ lệ
(%)
1
Tiêm vaccine phòng bệnh
An toàn
Dịch tả lợn
Cầu trùng
Lở mồm long móng
Giả dại
Khô thai
Tai xanh
500
450
250
230
235
820
500
423
250
230
233
820
100
94,00
100
100
99,15
100
2
Điều trị bệnh
Khỏi
Lợn con phân trắng
Lợn con tiêu chảy
Viêm tử cung
Đẻ khó
Bại liệt sau đẻ
Viêm khớp
Ghẻ
745
130
40
56
3
50
15
727
120
40
54
3
42
15
97,58
92.31
100
96,43
100
80,00
100
3
Công tác khác
An toàn
Đỡ đẻ
Cắt rốn, căt đuôi, bấm nanh
Tiêm sắt
Thiến lợn con
Mổ héc ni
226
400
317
97
7
201
400
317
92
7
88,93
100
100
94,85
100
19
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Sau một thời gian thực tập tại trại chăn nuôi lợn Đại Việt - Việt Ngọc -
Tân Yên - Bắc Giang, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ tận tình của chủ trại chăn nuôi,
cán bộ thú y, công nhân trong trại và đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y đặc biệt là cô giáo hƣớng
dẫn, đã giúp đỡ tôi có cơ hội tiếp xúc với thực tế sản xuất, đƣợc vận dụng,
củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở nhà trƣờng. Nhờ vậy giúp tôi có nhiều
kiến thức của mình, hơn nữa còn rèn luyện cho mình tác phong làm việc của
một ngƣời bác sĩ thú y.
Qua thực tế làm việc đã giúp tôi trƣởng thành hơn về mọi mặt, giúp tôi
mạnh dạn và tự tin vào khả năng làm việc của mình, để hoàn thành tốt công
việc đƣợc giao. Vì vậy, làm cho tôi cảm thấy yêu nghề hơn, chịu khó học hỏi
kinh nghiệm của thầy cô, đồng nghiệp đi trƣớc và bạn bè hơn nữa.
Trong quá trình thực tập, tôi thấy từ lý thuyết đến thực hành còn một
khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyết thì chƣa đủ, mà cần phải làm đƣợc
để giúp ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Vì vậy, tôi thấy việc đi thực tập
tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng cũng nhƣ tất
cả mọi sinh viên nói chung trƣớc khi tốt nghiệp ra trƣờng.
1.3.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trại chăn nuôi lợn Đại Việt - Việt Ngọc -
Tân Yên - Bắc Giang tôi thấy có một số tồn tại cần phải khắc phục, vì vậy tôi
có một số ý kiến đề xuất nhƣ sau:
- Cán bộ thú y cần hƣớng dẫn chu đáo cho công nhân cách phát hiện lợn
ốm kịp thời.
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa.
- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa.
- Thay thế một số trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cũ hỏng để tránh thất
thoát lợn.
20
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Theo dõi một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái ngoại tại
trại chăn nuôi lợn nái Đại Việt - Việt Ngọc - Tân Yên - Bắc Giang và sử
dụng một số phác đồ điều trị”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sản khoa gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi lợn nói riêng. Bệnh không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn
ảnh hƣởng tới khả năng sinh sản của đàn lợn nái. Do đó ngƣời chăn nuôi và
các bác sĩ thú y cần chu ý tới bệnh viêm tử cung, bệnh đẻ khó, bệnh bại liệt
sau đẻ. Để có những biện pháp thích hợp nhất điều trị bệnh cho đàn lợn nái.
Đồng thời giảm thiểu các bệnh kế từ bệnh sản khoa gây ra.
Ngành chăn nuôi lợn cũng nhƣ những ngành chăn nuôi khác. Ngoài
việc cung cấp cho con ngƣời một lƣợng lớn thực phẩm là thịt còn cung cấp
hàng nghìn tấn phân bón cho ngành trồng trọt. Bên cạnh đó còn giải quyết
công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế đất nƣớc, ngành chăn nuôi lợn của nƣớc ta cũng có những bƣớc
chuyển biến mạnh mẽ với những hình thức chăn nuôi đa dạng từ chăn nuôi hộ
gia đình với số lƣợng nhỏ đến chăn nuôi trang trại với số lƣợng lớn.
Tại những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản khi dịch bệnh xảy ra không
những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng
cũng nhƣ số lƣợng của sản phẩm. Trong đó phải kể tới bệnh sản khoa đã làm
cho quá trình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Bệnh sản khoa thƣờng xảy ra
nhƣ bệnh viêm tử cung, bệnh đẻ khó, bệnh bại liệt sau đẻ, bệnh viêm vú,
Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa đẻ, làm giảm khả năng sinh sản, giảm tỉ lệ thụ
thai, nếu bệnh nặng dẫn đến mất khả năng sinh sản đặc biệt trên các đàn nái