Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến sinh trưởng và năng suất ngô trong vụ đông tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.04 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG BẰNG BẦU CẢI TIẾN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NGÔ TRONG VỤ
ĐÔNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG BẰNG BẦU CẢI TIẾN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NGÔ TRONG VỤ
ĐÔNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS NGUYỄN THẾ HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày......tháng.......năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thế
Hùng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy, cô và các cán bộ nhân viên trong
khoa Nông học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, trong bộ môn đã tận tình
truyền đạt những kiến thức rất hữu ích cho tôi trong thời gian học tập tại trường,

đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã chăm lo cho tôi mọi điều kiện
vật chất lẫn tình thần trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã cộng tác, giúp
đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, cán bộ công nhân viên chức
trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam sức khỏe và thành công trong sự nghiệp
cao quý này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày......tháng.......năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hạnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng biểu

vii

Danh mục biểu đồ

viii

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

3


Yêu cầu của đề tài

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Tình hình nghiên sản xuất ngô trên thế giới

3

1.2 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam

6

1.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng bầu và giá thể trồng cây trên thế giới và
Việt Nam

8

1.3.1 Một số nghiên cứu sử dụng bầu và giá thể trên thế giới

8

1.3.2 Một số nghiên cứu về bầu và giá thể ở Việt Nam

9


1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mật độ trồng thích hợp cho cây ngô.

12

1.4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và khả
năng chống chịu của cây ngô.
1.4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng ngô đến năng suất cây ngô
1.5 Kỹ thuật làm ngô bầu truyền thống

12
15
19

1.5.1 Lược sử kỹ thuật làm ngô bầu ở miền Bắc Vệt Nam

19

1.5.2 Kỹ thuật làm ngô bầu truyền thống

20

1.5.3 Ưu nhược điểm của kỹ thuật làm ngô bầu truyền thống

22

1.6 Kỹ thuật trồng ngô vụ Đông mật độ cao theo phương pháp đặt bầu
chỉnh tán lá bằng bầu cải tiến
1.6.1 Kỹ thuật làm bầu cải tiến

24

25

iii


1.6.2 Cách gieo hạt

25

1.6.3 Kỹ thuật trồng ngô vụ Đông mật độ cao theo phương pháp đặt bầu
chỉnh tán lá bằng bầu cải tiến
1.6.4 Ưu điểm của kỹ thuật làm ngô bầu cải tiến

25
27

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1 Nội dung

28

2.2 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

28

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu


28

2.2.2 Địa điểm bố trí thí nghiệm

29

2.2.3 Thời gian tiến hành thí nghiệm

29

2.3 Phương pháp thí nghiệm

29

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghệm
2.3.2

Kỹ thuật canh tác

29
31

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi:

32

2.4 Xử lý số liệu

36


Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

3.1 Kết quả thí nghiệm 1: Xác định thời gian tan của bầu trong điều kiện
thời tiết mưa, ngập nước trong vụ Đông.

37

3.2 Kết quả thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu
cải tiến đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống ngô
(LVN4, NK4300) trong vụ Đông 2014 tại vùng Gia Lâm – Hà Nội

38

3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến sinh trưởng và
phát triển của 2 giống ngô thí nghiệm

38

3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến động thái sinh
trưởng và phát triển của 2 giống ngô thí nghiệm

42

3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến chiều cao cây
cuối cùng và chiều cao đóng bắp của 2 giống ngô thí nghiệm

45


3.2.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến diện tích lá
(m2lá/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI) của 2 giống ngô thí
nghiệm

48

iv


3.2.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến chỉ số màu
xanh (chỉ số SPAD) của 2 giống ngô thí nghiệm

50

3.2.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến cường độ ánh
sáng tại các tầng lá khác nhau của 2 giống ngô thí nghiệm

52

3 .2.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến khả năng
chống chịu của 2 giống thí nghiệm

55

3.2.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến đặc điểm hình
thái bắp của 2 giống thí nghiệm

59

3.2.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến năng suất và

các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm

61

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

67

1

Kết luận

67

2

Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCT


Bầu cải tiến

BNN& PTNT

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

CCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động

ĐC

Đối chứng

FAO

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc


HCCN

Hữu cơ công nghiệp

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD0,05

Sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

SPAD

Chỉ số màu xanh

TB

Trung bình

TLĐB


Tỷ lệ đóng bắp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2008 -2013

4

1.2 Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2013

5

1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn 2008-2013

7

3.1 Sự thay đổi kích thước của 5 loại bầu cải tiến theo thời gian vùi trong đất


37

3.2 Mức độ phân huỷ của 5 loại bầu cải tiến theo thời gian vùi trong đất

37

3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới sinh trưởng và phát
triển của 2 giống ngô thí nghiệm

39

3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới động thái tăng
trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô thí nghiệm

42

3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới động thái tăng
trưởng số lá của 2 giống ngô thí nghiệm

45

3.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới chiều cao cây cuối
cùng và chiều cao đóng bắp của 2 giống ngô thí nghiệm

46

3.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới diện tích lá và chỉ
số diện tích lá của 2 giống ngô thí nghiệm

49


3.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến tới chỉ số màu xanh
(SPAD) của 2 giống ngô thí nghiệm

51

3.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến cường độ ánh sáng
tại các tầng lá khác nhau của 2 giống ngô thí nghiệm

54

3.10 Ảnh hưởng của mật độ trồng bầu đến khả năng chống chịu của 2
giống thí nghiệm

56

3.11 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến đặc điểm hình thái
bắp của 2 giống ngô thí nghiệm

60

3.12 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến các yếu tố cấu
thành năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm

61

3.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến năng suất của 2
giống ngô thí nghiệm

64

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1

Bầu cải tiến

31

Hình 2.2

Gieo ươm cây con trên bầu cải tiến

31

Biểu đồ 3.1

Mức độ phân huỷ của 5 loại bầu cải tiến theo thời gian vùi
trong đất

Biểu đồ 3.2

38

Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến năng suất
của 2 giống ngô thí nghiệm

viii


65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là 1 trong 5 cây lương thực quan trọng nhất trên thế
giới, chỉ đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực
quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác.
Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng
xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả
nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm
2001 tổng diện tích ngô là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm
2010, diện tích ngô cả nước 1126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên
4,6 triệu tấn; sơ bộ năm 2013 diện tích ngô cả nước 1172,6nghìn ha, năng suất
44,3 tạ/ha, sản lượng trên 5,1 triệu tấn. Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở
nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu
tấn ngô hạt.
Cho tới nay, việc nâng cao năng suất sản lượng ngô chủ yếu được thực
hiện bằng việc không ngừng mở rộng diện tích gieo trồng, cải tiến giống, sử dụng
các giống lai và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Trong đó,
một hướng đi mới hiện nay là tăng mật độ gieo trồng bằng cách thu hẹp khoảng
cách giữa các hàng và khoảng cách giữa các cá thể. Đồng thời, để khắc phục một
số khó khăn về thời vụ, thời tiết bất thuận,… người nông dân đã áp dụng kỹ thuật
làm bầu cho cây ngô thời kỳ cây con ở giai đoạn đầu trong vườn ươm sau đó
chuyển sang trồng đại trà. Hiện nay, có 2 cách làm bầu truyền thống: gieo bằng
túi bầu nilon hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Cả hai cách làm bầu trên trên có
các nhược điểm như: bầu bằng túi nilon chỉ sử dụng 1 lần gây lãng phí, tăng chi
phí, gây ô nhiễm môi trường; làm bầu gieo trên khay có thể tích nhỏ, khi ra bầu

dễ bị vỡ, thời gian sống trong bầu ngắn. Hơn nữa, giá thể làm bầu đều do người
dân tự phối trộn cho nên không đảm bảo chất lượng, dẫn đến chất lượng cây

1


giống kém, việc ra bầu và chăm sóc sau khi ra bầu gặp nhiều khó khăn, tốn công
lao động và làm năng suất bị giảm.
Một hướng nghiên cứu mới gần đây tạo ra các loại bầu từ thân lá, phụ
phẩm theo hướng công nghiệp thay thế vỏ bầu làm từ túi nilon vừa tận dụng
nguồn nguyên liệu dồi dào từ các sản phẩm phụ nông nghiệp như rơm rạ, vỏ trấu,
các phụ phẩm chế biến nông phẩm vừa giải quyết tốt những vấn đề môi trường.
Hướng nghiên cứu này tập trung vào các nội dung nghiên cứu chế tạo bầu công
nghiệp giá thành thấp, có khả tích hợp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như:
sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan, các loại chất giữ nước, giữ ẩm, có
thể trồng bằng máy, trồng dày nhằm tăng mật độ dẫn đến tăng năng suất cây
ngô,…
Để nghiên cứu sử dụng hiệu quả sản phẩm bầu hữu cơ công nghiệp mới
đối với việc tăng mật độ trồng cho cây ngô, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của mật độ trồng bằng bầu cải tiến đến sinh trưởng và
năng suất ngô trong vụ Đông tại Gia Lâm - Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Giới thiệu được một số thông số kỹ thuật và ưu điểm của bầu cải tiến so
với cách làm bầu truyền thống.
Lựa chọn được mật độ trồng bằng bầu cải tiến hợp lý cho 2 giống ngô
LVN4 và NK4300 trong thí nghiệm cho khả năng sinh trưởng, phát triển và năng
suất cao nhất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định thời gian tan của bầu trong điều kiện thời tiết giả định mưa,
ngập nước trong vụ Đông.

- Xác định mật độ trồng thích hợp khi gieo ươm trên bầu cải tiến cho sinh
trưởng phát triển tốt và năng suất cao nhất đối với 2 giống ngô trong thí nghiệm.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất được sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc. Tại Mỹ, hơn 90% sản lượng ngô được sử dụng làm
thức ăn chăn nuôi và 10% làm thức ăn cho người qua các sản phẩm chế biến công
nghiệp. Ở châu Phi và một số nước châu Á, hơn 90% sản lượng ngô được sử
dụng làm lương thực cho con người, cung cấp 80 đến 90% năng lượng. Từ đầu
thế kỷ XX đến nay, ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục cả về diện tích, sản
lượng và năng suất.
Ngô là cây trồng có nền di truyền rộng, thích ứng với nhiều vùng sinh thái
khác nhau, do đó ngô được trồng ở nhiều nước. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
ngô trên thế giới không ngừng thay đổi, xu hướng tăng lên rất mạnh. Kết quả trên
có được là do ứng dụng lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống kết hợp với việc
không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác và ứng dụng công nghệ
cao trong canh tác cây ngô.
Theo tài liệu công bố của CIMMYT, diện tích trồng ngô tăng đáng kể
trong vòng 20 năm trở lại đây, tuy nhiên trong những năm gần đây thì diện tích
trồng ngô trên toàn thế giới biến động không nhiều (năm 2001 diện tích trồng
ngô trên thế giới là 139,4 triệu ha; năm 2004 là 145,1 triệu ha). Nguyên nhân
làm cho diện tích ngô hiện nay tăng chậm là do quỹ đất canh tác hạn hẹp, đất
đai bị sa mạc hoá, hạn hán, lũ lụt, xói mòn, rửa trôi... mặc dù vậy năng suất và
sản lượng ngô vẫn tăng mạnh, do các nước đã đầu tư thích đáng cho việc phát
triển sản xuất ngô như: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân
bón, kỹ thuật canh tác....


3


Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2008 -2013
Diên tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008

161,19

5,13

827,48

2009

158,84

5,16


819,70

2010

161,82

5,21

844,35

2011

171,78

5,15

885,28

2012

176,99

4,94

875,09

2013

184,24


5,52

1016,43

Năm

Nguồn: FAOSTAT 2014
Qua số liệu bảng 1.1 cho thấy: trong 6 năm gần đây diện tích trồng ngô trên
thế giới biến động không đáng kể, nhưng năng suất và sản lượng liên tục tăng.
Sản lượng ngô thế giới năm 2012 đạt 875,09 triệu tấn tăng 47,61 triệu tấn so với
năm 2008. Năm 2013, diện tích, năng suất cũng như sản lượng ngô của thế giới
đạt cao nhất: diện tích đạt 184,24 (triệu ha), năng suất đạt 5,52 (tấn/ha) và sản
lượng đạt 1016,43 (triệu tấn).
Tuy nhiên thực tế cho thấy năng suất ngô cao (trên mức trung bình của thế
giới) chỉ tập trung ở những nước phát triển, vì các nước này đã sử dụng gần như
100% diện tích để gieo trồng những giống ngô lai có năng suất cao, đồng thời có
điều kiện để đầu tư thâm canh cao.
Số liệu bảng 1.2 cho thấy: Brazil là nước có diện tích trồng ngô nhiều nhất
trên thế giới, năm 2013 diện tích ngô của Brazil là 80,27 triệu ha, tiếp theo là
Trung Quốc 36,33 triệu ha, Mỹ 35,47 triệu ha, đứng thứ tư là Argentina (32,12
triệu ha).
Về năng suất thì Saint Vincent và Grenadines là nước đạt năng suất ngô
cao nhất, năm 2013 năng suất ngô của Saint Vincent và Grenadines đạt 248,57
tạ/ha, tiếp đến là Israel (225,56 tạ/ha), Jordan (201,03 tạ/ha) Kuwait (200,0 tạ/ha),
…. Nhưng những nước này có diện tích trồng ngô thấp, do vậy Mỹ, Trung Quốc
và Mexico vẫn là 3 nước có sản lượng ngô lớn so với các nước khác trên toàn cầu

4



Bảng 1.2: Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2013
Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triêu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

32,12

66,04

4,86

Ấn Độ

23,29

24,52

9,50


Brazil

80,27

52,54

15,28

Chilê

0,14

106,32

1,52

Hungari

1,25

53,63

6,72

Indonexia

3,82

48,44


18,51

Israel

0,0049

225,56

0,11

Jordan

0,00071

201,03

0,014

Kuwait

0,001

200,00

0,02

Mexico

7,09


31,94

22,66

35,47

99,69

353,7

1,85

81,39

15,05

0,00087

248,57

0,000035

Tajikistan

0,13

150,77

0,196


Thái Lan

1,15

44,18

5,06

Trung Quốc

36,33

60,16

218,62

Ukraine

30,95

54,00

0,064

Mỹ
Pháp
Saint Vincent và
Grenadines

Nguồn: FAOSTAT – 2014

Theo đánh giá của FAO, tổng lượng cầu ngô thế giới ở mức gần với lượng
sản ngô sản xuất ra trong năm, có xu hướng tăng từ niên vụ 2001-2002 đến 20132014, mức tăng bình quân là 3,6%/năm (tương đương mức tăng lượng cung).
Lượng cầu chiếm từ 83-87% tổng lượng cung, lượng dự trữ của năm chiếm 1317% tổng lượng cung ngô hàng năm.
Lượng ngô sử dụng cho chăn nuôi chiếm 60-70% tổng lượng tiêu thụ
ngô của nămCác quốc gia tiêu thụ ngô nhiều nhất trên thế giới cũng chính là
những quốc gia có sản lượng lớn nhất, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, khối EU5


27, Brazil, Mexico chiếm 71% lượng ngô tiêu thụ của thế giới. Riêng Hoa Kỳ tiêu
thụ gần 300 triệu tấn (chiếm 85% sản lượng ngô sản xuất), Trung Quốc tiêu thụ 200
triệu tấn (chiếm 97%). Hoa Kỳ xuất khẩu một lượng ngô khá lớn (50 triệu
tấn/năm), Brazil (20,5 triệu tấn), Ukraine (20 triệu tấn), Argentina (9,5 triệu tấn),
chiếm 74% tổng sản lượng ngô xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2013-2014.
Các quốc gia nhập khẩu ngô là Nhật Bản (15,5 triệu tấn), EU-27 (14 triệu
tấn), Mexico (11 triệu tấn), Hàn Quốc (9,5 triệu tấn), Ai Cập (7 triệu tấn), Iran (5
triệu tấn), Colombia (4,5 triệu tấn), Trung Quốc (4 triệu tấn), các nước này chiếm
65% tổng lượng nhập khẩu ngô của các quốc gia trên thế giới (AGROINFO, 2014).
1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ngô được trồng ở Việt Nam cách đây khoảng 300 năm nhưng đã nhanh
chóng trở thành một trong hai cây lương thực quan trọng nhất trong hệ thống các
cây lương thực ở Việt Nam.
Ngô là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều vụ trong
năm, trồng được trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau, điều kiện tự nhiên ở
nước ta rất thuận lợi cho cây ngô phát triển. Chính vì vậy, ở nước ta ngô được
trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước, giai đoạn 1990-2000 tỷ lệ tăng trưởng
ngô ở nước ta khá cao đạt 3,7%/năm về diện tích, 5,5%/năm về năng suất,
9,2%/năm về sản lượng (theo số liệu thống kê năm 2000 của tổ chức CIMMYT).
Nhìn chung tiềm năng phát triển và sản xuất ngô ở nước ta còn rất lớn cả về diện
tích và thâm canh tăng năng suất.
Những năm trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam chưa được chú trọng nên

phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Theo thống kê của
những năm trước 1985 diện tích trồng ngô biến động từ 270.000 ha- 400.000 ha,
năng suất khoảng 0,9- 1,1 tấn/ha và sản lượng không vượt quá 45 vạn tấn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do tập quán canh tác lạc hậu, chưa
đầu tư thích đáng cho việc phát triển sản xuất ngô, cơ cấu mùa vụ chưa ổn định
cho từng vùng sinh thái, do chưa có chính sách của Nhà nước về đầu tư vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn thấp, tiêu thụ không ổn định. Năng suất ngô Việt Nam
đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do vẫn trồng các giống ngô địa phương

6


với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm
Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (International Maize and Wheat Improvement
Center), nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta, góp phần nâng năng
suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô
nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay,
gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải
thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác (đặc biệt là trồng ngô mật độ cao và thu hẹp
khoảng cách hàng) theo yêu cầu của giống mới.
Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam trong những năm gần đây được thể
hiện qua bảng 1.3
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam
giai đoạn 2008-2013

2008
2009

Diện tích
( 1000 ha)

1140,2
1089,2

Năng suất
(tạ/ha)
40,1
40,1

Sản lượng
(1000 tấn)
4573,1
4371,7

2010
2011
2012

1126,9
1121,2
1118,2

40,9
43,1
42,9

4606,9
4835,7
4803,1

2013


1172,6

44,3

5193,5

Năm

Nguồn: Nguồn FAOSTAT , 2014 và Niên giám thống kê, 2014
Số liệu bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng ngô của Việt Nam giảm dần
trong 5 năm gần đây, biến động từ 1140,2 nghìn ha (2008) xuống 1118,2 nghìn
ha (2012), sau đó tăng trở lại vào năm 2013 với 1172,6 nghìn ha; năng suất tăng
không đáng kể từ 40,1 tạ/ha (2008) lên 44,3 tạ/ha (2013).
Hiện nay diện tích ngô của nước ta chiếm 10% diện tích canh tác và
chiếm 0,7% diện tích ngô của thế giới. Năng suất ngô của Việt Nam cũng tăng
dần trong 5 năm qua, nhưng nếu so với năng suất trung bình của thế giới thì
năng suất ngô của nước ta còn rất thấp, năm 2012 năng suất ngô của thế giới là
58,98tạ/ha, còn ở Việt Nam là 42,9 tạ/ha. Tuy nhiên, do người dân vẫn còn trồng
ngô theo các phương pháp truyền thống, chi phí đầu tư cho trồng ngô cao nên

7


hiệu quả kinh tế mà ngô đem lại thấp chính vì vậy chúng ta cần tìm được những
phương trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng bầu và giá thể trồng cây trên thế giới và
Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu sử dụng bầu và giá thể trên thế giới
Trồng cây trong giá thể là biện pháp trồng cây trong các giá thể tự tạo không

phải là đất. Dinh dưỡng được cung cấp cho cây thông qua phân bón trộn trong giá
thể và bón thúc. Giá thể được để trong những khay chậu. Khay chậu có thể làm
bằng gỗ, xốp, đất nung, sành, sứ, đá, kim loại,…tuỳ vào điều kiện mà người trồng
có thể chọn lựa và sử dụng theo sở thích của mình.
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn từ
các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, cát, bột
đá…tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thông thoáng, giữ nước tốt và có
khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh.
Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn,
dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu có tỉ lệ 1:1:1 là cát rây + đất vườn
+ phân hữu cơ; đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân
chuồng + bột xơ dừa.
Hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than bùn rêu nước + 1 cát bổ
sung 2,4kg đá vôi nghiền + 0,6kg supephotphat 20% + 285g KNOP3. Nhưng ở
hỗn hợp bầu trồng cây 3 than bùn rêu nước + 1 cát thì bổ sung 1,8kg đá vôi
nghiền + 1,5kg supephotphat 20% + 740g KNOP3 + 1,2g NH4NO3 (Bunt, 1965).
Ở Mỹ, công thức phối trộn (tính theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao
gồm mùn sét, mùn cát sét và mùn cát có tỉ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho thấy
cây con mập, khoẻ (J.W.Masstalerz, 1997)
Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau châu Á khuyến cáo việc sử dụng rêu
than bùn hoặc chất khoáng được coi như môi trường tốt cho cây con. Ví dụ: đối
với ớt, sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần chất khoáng. Hỗn hợp đặc biệt bao
gồm đất + rêu than bùn + phân chuồng. Trấu hun và trấu đốt cũng được sử dụng
như thành phần của hỗn hợp.

8


1.3.2. Một số nghiên cứu về bầu và giá thể ở Việt Nam
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn

từ các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa,
cát, bột đá…tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thông thoáng và
có khả năng giữ nước tốt.
Viện rau quả Hà Nội đưa ra công thức phối trộn giá thể cho gieo cải bao
trong khay gồm đất + cát + phân chuồng +trấu hun theo tỷ lệ 3:1:1:1 và lượng
NPK là 500g sunphat amon, 500gsupe photphat và 170g clorua kali trong 1tấn
giá thể (Ngô Thị Hạnh, 1997). Qua thực tế cho biết: trong nhà lưới có mái che, cứ
100kg đất than bùn thì trộn 10kg vôi bột, 10kg supe lân và 6kg N-P-K con cò
(13-8-12) và ủ 1-2 tháng rồi đem vào khay để gieo hạt (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và
cs., 2001)
Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện
Thổ nhưỡng Nông hoá đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở
thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá
thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44%
chất hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các dinh
dưỡng trung và vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT05 cung cấp các
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn
bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05
được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương
phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và thuận lợi.
Để nhân giống cây trong vườn dùng chậu, bồn để giâm, dưới đáy bồn chậu
nên lót bằng than củi để dễ thoát nước, bên trên dùng 4/5 bùn ao phơi khô, đập
nhỏ và 1/5 cát vàng (hoặc cát đen) trộn phủ một lớp tro bếp mịn (Dương Thiên
Tước, 1997)
Đánh giá về các nguồn nguyên liệu sử dụng để phối trộn giá thể, đối
với rau giống và rau an toàn thì đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long
là thành phần cơ bản của giá thể. Tuy nhiên, tỉ lệ phối trộn ở miền
Bắc và miền Nam khác nhau phụ thuộc vào chất độn hữu cơ. Miền Bắc chủ

9



yếu dùng trấu hun và rơm rạ mục, miền Nam chủ yếu là xơ dừa ngoài ra
có bổ sung than bùn và phân chuồng hoai mục.
Ở những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đối với những giống rau
quý hiếm có thể gieo cây con trong vườn ươm. Giá thể làm bầu gồm đất bột đã
phơi ải, đập nhỏ, sạch cỏ dại chiếm 1/3 khối lượng ruột bầu, 1/3 xỉ than và 1/3
phân chuồng hoai mục trộn đều, cứ 10kg ruột bầu (chất bồi dưỡng cây giống) trộn
thêm 0,5kg supe lân để xúc tiến quá trình hình thành và sinh trưởngcủa rễ. Nếu
gieo hạt vào khay thì độ dày của chất bồi dưỡng tuỳ theo loại cây trồng, trung bình
từ 5-7cm (Tạ Thu Cúc và cs., 2000)
Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2003) qua nghiên
cứu bước đầu, đã đưa ra 5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại câytrồng như sau:
cây hồng Đà Lạt: than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + đất10%; cây cảnh: than bùn
76,5% + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất;hoa giống: than bùn 45% + 22,5%
trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất; ớt:than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10% đất và
cà chua: 67,5% than bùn +22,5% bèo dâu + 10% đất.
Nghiên cứu về giá thể để trồng rau sạch cũng đã được Trường Đại học An
Giang nghiên cứu, với đề tài: “Nghiên cứu một số giá thể trồng cải mầm thích
hợp và cho hiệu quả kinh tế cao”. Nghiên cứu sử dụng giá thể và
dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cải mầm được thực hiện tại khoa
Nông nghiệp Tài nguyên thiên nhiên - Trường Đại học An Giang từ tháng 5 đến
tháng 8 năm 2005 với 4 loại giá thể rẻ tiền và có sẵn tại tỉnh An Giang là trấu,tro
trấu, đất hỗn hợp với

các trường hợp không sử dụng hoặc có sử

dụng bổ sung phân cá, dinh dưỡng thủy canh rau châu Á (Hà Nội), dinh
dưỡng MS (Murashge Skoog) tự pha chế. Qua thí nghiệm đã cho thấy sử
dụng phân cá với giá thể tro trấu + trấu cho lợi nhuận cao 23.616

đồng/kg. Từ đó có thể thấy việc trồng cải mầm bằng giá thể là khá đơn
giản, dễ thực hiện, giá thể trồng rất dồi dào và luôn có sẵn, chi phí
đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao.
Hiện nay có nhiều công nghệ mới có thể ứng dụng cho sản xuất nông
nghiệp, nếu được sử dụng sẽ giúp cho việc tăng vụ hoặc mở rộng diện tích đất canh

10


tác trên các vùng đất khó khăn tăng vụ hiệu quả hơn trong đó có hướng sử dụng
bầu, túi gieo cây con ở giai đoạn đầu trong vườn ươm sau đó chuyển sang trồng đại
trà. Sử dụng bầu trồng cây là tiến bộ kỹ thuật hiện được áp dụng rộng rãi đối với
các loại cây trồng cạn ngắn ngày như ngô, các loại cây rau, hoa quý hiếm (Nguyễn
Mạnh Chinh, 2005). Nhờ sử dụng bầu, các hộ nông dân có thể chuẩn bị cây con,
cây giống đúng thời vụ, giải quyết các khó khăn thời tiết không thể khắc phục khi
gieo trồng các loại cây trồng cạn. Hiện nay sản xuất bầu được làm theo các cách:
sử dụng túi nilong hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Cả hai cách làm bầu trên trên
có các nhược điểm như: i) bầu bằng túi nilong chỉ sử dụng 1 lần gây lãng phí, tăng
chi phí, gây ô nhiễm môi trường; ii) làm bầu gieo trên khay có thể tích nhỏ, khi ra
bầu dễ bị vỡ, thời gian sống trong bầu ngắn, chất lượng cây giống kém làm năng
suất bị giảm (Cao Kỳ Sơn và cs., 2008).
Một hướng nghiên cứu mới là tạo các vỏ bầu từ thân lá, phụ phẩm nông
nghiệp thay thế vỏbầu làm từ túi ni lông để tận dụng nguồn nguyên liệu từ các
sản phẩm phụ nông nghiệp dồi dào như rơm rạ và thân lá cây trồng sau thu
hoạch. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, loại vỏ bầu hữu cơ có thể sử dụng
tốt để trồng các loại cây hàng năm và làm bầu cho các loại cây lâm nghiệp.
Người dân có thể sản xuất các nguyên liệu làm bầu từ các nguồn vật liệu sẵn có
tại địa phương, giúp tận dụng được nguyên liệu và nguồn lao động.
Sử dụng vỏ bầu hữu cơ công nghiệp (HCCN) cho phép tích hợp nhiều tiến
bộ khoa học kỹ thuật mới như: sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan,

các loại chất giữ nước, giữ ẩm, có thể trồng bằng máy… Do được tích hợp các
công nghệ, bầu HCCN có các ưu điểm như giảm số lần bón phân, tưới nưới, với
một số một sốloại cây trồng ngắn ngày không cần phải bón thúc sau khi ra bầu.
Cho đến nay các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng vỏ bầu
HCCN, kết hợp sử dụng các loại giá thể đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây trồng còn rất ít. Do vậy, cần có các nghiên cứu để sử dụng hiệu quả sản
phẩm vỏ bầu HCCN mới cho các nhóm cây trồng nông lâm nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu “Sử dụng vỏ bầu hữu cơ và gía thể trồng một số
loại rau tại vùng Gia Lâm, Hà Nội” (Nguyễn Thế Hùng và cs., 2013), vỏ bầu

11


HCCN được làm từ thân lá lúa nghiền có khả năng phân hủy nhanh trong đất sau
20 ngày. Vỏ bầu có tác dụng giữ ẩm, cung cấp nước, đảm bảo độ thoáng, khi
phân hủy tạo ra mùn cung cấp cho cây trồng. Có thể sử dụng vỏ bầu HCCN để
ươm các loại hạt rau. Hạt các loại rau quả như: Bí đỏ hạt đậu, bí đỏ lai F1, đậu
đũa, rau muống có khả năng nẩy mầm và sinh trưởng tốt trên bầu HCCN, thời
gian lưu cây trong bầu có thể kéo dài đến 25 ngày. Giá thể GT1: Đất phù sa
(50%): thân lá lúa nghiền (20%): chất giữ ẩm (20%): phân vi sinh (10%): phân
nén chậm tan (2,5g/kg giá thể) thích hợp cho việc ươm 4 loại hạt giống rau nêu
trên. Tỉ lệ nẩy mầm của hai loại rau cải bó xôi và cân tây gieo trên vỏ bầu HCCN
cao hơn khi gieo trên vỏ bầu bằng ni lông và bằng giấy. Rau cải bó xôi nẩy mầm
và sinh trưởng tốt, cho năng suất cao nhất trên giá thể GT2 (gồm Đất phù sa
40%): thân lá lúa nghiền (25%): chất giữ ẩm (25%): phân vi sinh (10%): phân
nén chậm tan (2,5g/kg giá thể). Giá thể GT1 (gồm Đất phù sa (50%): thân lá lúa
nghiền (20%): chất giữ ẩm (20%): phân vi sinh (10%): phân nén chậm tan
(2,5g/kg giá thể) được xác định phù hợp để ươm và trồng rau cần tây.
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mật độ trồng thích hợp cho
cây ngô.

1.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và khả năng
chống chịu của cây ngô.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về khoảng cách hàng và mật độ ở
điều kiện nước ta. Khoảng cách hàng - dựa theo khuyến cáo của CIMMYT là
70-75cm. Tài liệu cũng khuyến cáo dựa vào thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình
thái như chiều cao cây, bộ lá (dài ngày, cao cây, lá rậm… thì trồng thưa; ngắn
ngày, thấp cây, lá thoáng hoặc đứng thì trồng dày), theo mùa vụ… (Phan Xuân
Hào, 2009) .
Mức tăng năng suất của ngô khi có tưới phụ thuộc cả mật độ gieo, có liên
quan với độ chiếu sáng khác nhau cũng như cường độ quang hợp khác nhau. Khi
tăng mật độ cây không có nghĩa là làm tăng khối lượng vật chất khô. Sự tăng
năng suất về mặt lý thuyết chỉ đạt được khi chỉ số diện tích lá (LAI) xấp xỉ 4,0 và
năng suất sẽ không tăng khi chỉ số diện tich lá là 4,7.

12


Mối quan hệ giữa năng suất hạt và chỉ số diện tích là ở ngô đã phát hiện
được sự khác nhau rất rõ giữa các kiểu gen. Ở mật độ 34.600 và 65.200 cây /ha
có chỉ số LAI tương ứng là 2,47 và 4,00, ở mật độ cây cao chi số LAI rất khác
nhau giữa 15 giống từ mức thấp 3,45 đến mức cao 4,61. Sự khác nhau rất lớn của
LAI ở mật độ cây cao của các giống, chỉ ra việc quản lý điều chỉnh diện tích lá
thông qua mật độ cây (Moro và cs,1996).
Giữa LAI và mật độ cây trồng có quan hệ trực tiếp với nhau. LAI tăng theo
đường thẳng khi mật độ cây tăng từ 34.000 đến 69.000 cây/ha cho dù diện tích lá
/cây giảm khi mật độ cây tăng (Pedro Revilla và cs, 2000)
Mối quan hệ giữa các đặc tính của ngô với năng suất khi kiểm tra các cặp
lai đơn gieo trồng ở những mật độ khác nhau cho thấy: Ở mật độ thấp, chiều cao
cây, chiều cao đóng bắp quan hệ có ý nghĩa đối với năng suất; ở mật độ cây trung
bình, đường kính bắp. Tỷ lệ hạt/bắp, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là có

quan hệ ý nghĩa đối với năng suất ngoại trừ khối lượng 1.000hạt, ngày tung
phấn, ngày phun râu (Senner và cs, 2004)
Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 tại Đan Phượng, Viện Nghiên cứu Ngô đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng nhằm tăng năng suất
và hiệu quả sản xuất ngô” với:
+ 8 giống: LVN4, LVN184, LVN99, LVN10, LVN45, LVN9, LVN14
và LVN145. Đa dạng về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái, khả năng
chống chịu.
+ 5 mật độ: 5, 6, 7, 8 và 9 vạn cây/ha
+ Khoảng cách hàng đều : 50, 70 , 90 cm (2006,2007)
+ Hàng kép: (70+50), (70+40), (65+35) cm và 60cm cho mật độ 7,6 vạn
cây/ha (2008)
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Chiều cao cây và độ cao đóng bắp ở khoảng
cách hàng 90cm có xu hướng thấp hơn một ít so với các công thức khác. Tức là
ở khoảng cách này, cây ngô nhận được ánh sáng nhiều nhất. Tuy nhiên, năng suất
lại cho thấp nhất. Điều đó là do ưu thế của cây ngô với quang hợp C4 và lợi thế
về dinh dưỡng khi trồng hàng hẹp, khoảng cách giữa các cây phân bố đều nhau

13


hơn (Phan Xuân Hào 2009).
Mục tiêu cuối cùng của người sản xuất là năng suất, nhưng để một giống
ngô có năng suất cao thì ngoài sinh trưởng, phát triển tốt, cần có khả năng chống
chịu tốt. Theo Stall (1989), khi làm thí nghiệm mật độ với giống ngô chín sớm
Browing ở khoảng cách hàng 80 cm cho thấy, mật độ cây có liên quan đến năng
suất ngô cũng như tỷ lệ đổ.
Ở mật độ 12cây/m2 năng suất ngô hạt đạt 72,3 tạ/ha, tỷ lệ đổ 18%.
Ở mật độ 15cây/m2 năng suất tăng lên 73,9 tạ/ha và tỷ lệ đổ là 25%.
Khi thay đổi khoảng cách hàng từ 80cm xuống khoảng cách hàng 45cm, ở

mật độ 12 cây/m2, năng suất đạt 80 tạ/ha, tỷ lệ đổ là 7%; ở mật độ 15 cây/m2 năng
suất đạt 88 tạ/ha, tỷ lệ đổ 12%. Như vậy ở cùng một mật độ gieo trồng thì khoảng
cách hàng hẹp đã có ảnh hưởng tích cực đến việc tăng năng suất hạt và cho tỷ lệ
cây bị đổ thấp hơn. Nếu tăng mật độ lên 20cây/m2 thì năng suất vẫ đạt 9,4 tạ/ha
đồng thời tỷ lệ đổ cũng tăng 19%, tiếp tục tăng mật độ cây cao hơn nữa năng suất
hạt hầu như không tăng thậm chí còn giảm và tỷ lệ đổ sẽ tăng cao hơn.
Thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu Ngô – Đan Phượng – Hà Nội với các giống ngô
lai phổ biến và triển vọng của Viện LVN10, LVN4, LVN99, LVN14.
Thí nghiệm được tiến hành ở 2 vụ: Xuân và Thu 2008.
*Vụ Xuân các giống được trồng với mật độ 7,58 vạn cây/ha, với các
khoảng cách:
- Hàng đơn: 60 x 22 cm/ cây
- Hàng kép: (70 + 50) x 22 cm/cây
- Hàng kép: (70 + 40) x 24 cm/cây
*Vụ Thu:
- Hàng đơn: 50 x 26,6 cm/cây
- Hàng đơn: 60 x 22 cm/cây
- Hàng kép: (65 + 35) x 26,4 cm/cây
Thí nghiệm với 3 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên hoàn thiện.
* Các mô hình trồng theo khoảng cách hàng 50-60 cm, khoảng cách cây từ
25-30 cm và mật độ đạt 6,6 – 7,1 vạn cây/ha

14


Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Ở vụ Xuân, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp,
khả năng chống đổ, gãy và sâu bệnh của các giống không có sự khác nhau giữa
các khoảng cách hàng khác nhau. Chỉ phụ thuộc vào bản chất từng giống.
Ở vụ Thu, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp, khả

năng chống đỏ, gãy và sâu bệnh chỉ phụ thuộc vào giống, mà không phụ thuộc
vào khoảng cách hàng và cây. Chẳng hạn giống LVN 4 bị đổ nhiều ở công thức
hàng đơn 60x22 cm thì ở các công thức hàng kép cũng có biểu hiện tương tự, còn
giống LVN 10 và LVN 99 không bị đổ gãy ở cả 3 công thức.
Các chỉ tiêu khác hầu như không có sự khác biệt rõ ràng giữa các công thức,
kể cả mức độ nhiễm sâu bệnh và đổ gãy. Các chỉ tiêu trên chỉ phụ thuộc vào
giống. Tức là những giống dễ đổ gãy hay dễ nhiễm sâu bệnh thì ở mật độ và
khoảng cách nào cũng bị ảnh hưởng nặng hơn các giống khác (Phan Xuân Hào,
2009).
Không thấy sự sai khác rõ về các chỉ tiêu thời gian sinh trưởng, đặc điểm
hình thái, khả năng chống chiụ với đỗ gãy, sâu bệnh chính, tỷ lệ cây vô
hiệu…giữa các công thức.
Kết quả nghiên cứu của của Việt Nam phù hợp với nhiều công trình đã
được công bố trong và ngoài nước, đặc biệt là những khuyến cáo của Viện
Nghiên cứu Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế.
1.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng ngô đến năng suất cây ngô
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của các
nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải thiện
mật độ trồng ngô trên thế giới. Các giống ngô lai mới có khả năng chịu được mật
độ cao gấp 2-3 lần so với các giống tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng
suất cao hơn hẳn (Hallauer, 1991; Banzinger và cs., 2000).
Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được nghiên
cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô. Cùng với việc mở
rộng các giống ngô lai và cơ giới hoá, khoảng cách hàng hẹp hơn đã trở nên phổ
biến với khoảng cách cây đều nhau hơn. Ở Kansas, với cùng một mật độ nhưng

15



×