Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ thành phố nam định, tỉnh nam định giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.54 MB, 109 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục viết tắt .............................................................................................. vii
Danh mục bảng ................................................................................................ viii
Danh mục hình ................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu............................................................................................ 2
2.1. Mục đích ................................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu .................................................................................................. 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3
1.1. Khái quát về nước mặt .................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm tổng quan nước mặt ............................................................ 3
1.1.2. Vai trò của nước .................................................................................. 4
1.1.3. Vai trò của các hồ ................................................................................ 7
1.2. Tài nguyên nước mặt của thế giới và Việt Nam ............................................ 8
1.2.1. Trên Trái Đất ....................................................................................... 8
1.2.2. Trên Việt Nam ..................................................................................... 9
1.3. Các hồ chứa ở Việt Nam ............................................................................. 12
1.3.1. Hiện trạng các hồ ............................................................................... 12
1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước hồ........................................................... 14
1.4. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ...................................................... 18
1.4.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước............................................. 18
1.4.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước hồ ............................................. 18
1.4.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước mặt .......................... 21
1.4.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước................................................ 28
1.4.5.Tổng quan về Chỉ số chất lượng nước (WQI – Water Quality Index) .. 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp



Page iv


Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 32
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................. 32
2.2.1. Không gian nghiên cứu ...................................................................... 32
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 32
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 32
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nam Định .................. 32
2.3.2. Đánh giá hiện trạng nước mặt khu vực các hồ ................................... 32
2.3.3. Nguồn phát sinh chất thải có tác động tới chất lượng nước hồ trện
địa bàn thành phố .............................................................................. 33
2.3.4. Tìm hiểu công tác quản lý môi trường nước mặt, nước hồ của thành phố .. 33
2.3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả
trong quản lý nước hồ trên địa bàn thành phố Nam Định .................. 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 33
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ............................................... 33
2.4.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................... 37
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu hiện trường ......................... 34
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................. 35
2.4.5. Phương pháp so sánh đối chứng ........................................................ 36
2.4.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ................................................. 36
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 38
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nam Định ........................... 38
3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên thành phố Nam Định ................................ 38
3.1.2. Điều kiện văn hóa, xã hội .................................................................. 43
3.1.3. Tình hình kinh tế ............................................................................... 45

3.2. Các nguồn phát sinh chất thải ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ trên địa
bàn TP. Nam Định .................................................................................... 47
3.2.1. Hiện trạng các hồ tại các khu vực nghiên cứu .................................... 47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.2.2. Nguồn phát sinh chất thải có tác động tới chất lượng nước hồ trên
địa bàn TP.Nam Định ....................................................................... 51
3.3. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước tại các hồ khu vực
nghiên cứu trên địa bàn TP.Nam Định ................................................ 62
3.3.1. Diễn biến chất lượng nước theo các thông số quan trắc ..................... 62
3.3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ theo chỉ số WQI ................... 85
3.4. Công tác quản lý môi trường nước mặt, nước hồ thành phố ........................ 88
3.4.1. Quy hoạch TP gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội và BVMT.................................................................................... 88
3.4.2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế ...................... 88
3.4.3. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ
chức quản lý tập trung....................................................................... 89
3.4.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cưỡng chế tuân thủ pháp luật . 90
3.4.5. Tăng cường các nguồn lực ................................................................. 90
3.4.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các mô hình quản lý và công
nghệ thân thiện môi trường ............................................................... 91
3.4.7. Sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng ........................................ 91
3.5. Đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước hồ. ......................................... 91
3.5.1. Biện pháp chung ................................................................................ 92
3.5.2. Biện pháp riêng đối với từng hồ......................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 97

1. Kết luận ......................................................................................................... 97
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 99
Tiếng Việt ......................................................................................................... 99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3


BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

5

CCN

Cụm công nghiệp

6

COD

Nhu cầu oxy hóa học

7

DO

Oxy hóa tan

8


ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

9

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Liên Hợp Quốc

10

LVS

Lưu vực sông

11

NH4+

Amoniac

12

NM

Nước mặt


13

NTSH

Nước thải sinh hoạt

14

KCN

Khu công nghiệp

15

KT-XH, AN-QP

Kinh tế - xã hội, An ninh – quốc phòng

16

PO43-

Phosphate

17

TNMT

Tài nguyên môi trường


18

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

19

THCS

Trung học cơ sở

20

TP

Thành phố

21

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

22

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


23

UBND

Ủy ban nhân dân

24

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

25

WQI

Chỉ số chất lượng nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang


1.1.

Bảng lượng nước chảy trên sông của thế giới ............................................ 8

1.2.

Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng ............................................. 13

1.3.

Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
từ các KCN khu vực Đồng bằng sông Hồng ............................................ 23

1.4.

Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt đô thị qua các năm ................................................................... 26

2.1:

Các thông số phân tích ............................................................................ 36

2.2.

Thang màu đánh giá chất lượng nước...................................................... 37

3.1.

Tổng hợp lượng nước mưa chảy tràn ....................................................... 51


3.2.

Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn.......................... 52

3.3.

Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại

Phường Lộc Vượng,

Phường Thống Nhất ................................................................................ 53
3.4.

Bảng hiện trạng diện tích - dân số TP Nam Định năm 2015 .................... 54

3.5.

Dự báo khối lượng chất ô nhiễm do hàng ngày đưa vào môi trường............ 54

3.6.

Đặc trưng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt khách sạn, nhà hàng ............. 56

3.7.

Các chất gây ô nhiễm và đặc tính nước thải dệt nhuộm ........................... 58

3.8.

Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm. ............................................. 58


3.9.

Chất lượng nước thải nhiễm dầu ............................................................. 60

3.10. Kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011-2015 .... 63
3.11. Kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Truyền Thống .............................. 69
3.12. Kết quả quan trắc Hồ Thống Nhất giai đoạn 2011 - 2015 ........................ 74
3.13. Kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Sinh Thái giai đoạn 2011 - 2015 .......... 78
3.14. Diễn biến chất lượng nước hồ Xăng Dầu giai đoạn 2011 - 2015.............. 81
3.15. Chỉ số WQI của các hồ qua các năm ....................................................... 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
Số hình
1.1.

Tên hình

Trang

Diễn biến BOD5 trên các sông chính tại các thành phố lớn giai đoạn
2005 - 2009 ............................................................................................. 12

1.2.


Đánh giá ô nhiễm các hồ thành phố Hà Nội thông qua giá trị BOD5........ 15

3.1.

Bản đồ thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định .......................................... 39

3.2.

Diễn biến nhiệt độ qua các năm giai đoạn 2011 - 2014 ............................ 41

3.3.

Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình qua các năm tỉnh Nam Định
giai đoạn 2011 - 2015.............................................................................. 42

3.4.

Diễn biến số giờ nắng các tháng qua các năm tỉnh Nam Định giai
đoạn 2011 - 2015 .................................................................................... 42

3.5.

Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng qua các năm tỉnh Nam
Định giai đoạn 2011 - 2015 ..................................................................... 43

3.6.

Một số hình ảnh quanh cảnh hồ Vị Xuyên, thành phố Nam Định ............ 48

3.7.


Một số hình ảnh hồ Truyền Thống, Thành phố Nam Định ...................... 49

3.8.

Một số hình ảnh hồ Thống Nhất, Thành phố Nam Định .......................... 50

3.9.

Một số hình ảnh hồ Sinh Thái, Thành phố Nam Định.............................. 50

3.10. Một số hình ảnh hồ Xăng Dầu, Thành phố Nam Định ............................. 51
3.11. Cống nước thải nhà máy Dệt nhuộm Nam Định đổ vào hồ ...................... 59
3.12. Diễn biến chất lượng COD hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 - 2015 .............. 64
3.13. Diễn biến chất lượng BOD5 hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 - 2015 ............. 64
3.14. Diễn biến chất lượng DO hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 - 2015 ................ 65
3.15. Diễn biến chất lượng NH4+ hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 – 2015 ............. 66
3.16. Diễn biến chất lượng PO43- hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 - 2015 .............. 66
3.17. Diễn biến chất lượng TSS hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 - 2015 ............... 67
3.18. Diễn biến chất lượng coliform hồ Vị Xuyên giai đoạn 2011 – 2015 ........ 67
3.19. Diễn biến chất lượng COD hồ Truyền Thống giai đoạn 2011 – 2015 .......... 70
3.20. Diễn biến chất lượng BOD5 hồ Truyền Thống giai đoạn 2011 – 2015 ......... 71
3.21. Diễn biến chất lượng NH4+ hồ Truyền Thống giai đoạn 2011 – 2015 .......... 71
3.22. Diễn biến chất lượng TSS hồ Truyền Thống giai đoạn 2011 – 2015 ........... 72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


3.23. Diễn biến chất lượng Coliform hồ Truyền Thống giai đoạn 2011

– 2015..................................................................................................... 72
3.24. Diễn biến chất lượng COD hồ Thống Nhất giai đoạn 2011 – 2015 .......... 75
3.25. Diễn biến chất lượng BOD5 hồ Thống Nhất giai đoạn 2011 – 2015......... 75
3.26. Diễn biến chất lượng NH4+ hồ Thống Nhất giai đoạn 2011 – 2015 .......... 76
3.27. Diễn biến chất lượng TSS hồ Thống Nhất giai đoạn 2011 – 2015 ........... 76
3.28. Diễn biến chất lượng Phenol hồ Thống Nhất giai đoạn 2011 – 2015 ........... 77
3.29. Diễn biến chất lượng TSS hồ Sinh Thái giai đoạn 2011 – 2015 ............... 79
3.30. Diễn biến chất lượng Phenol hồ Sinh Thái giai đoạn 2011 – 2015 ........... 79
3.31. Diễn biến chất lượng chất hoạt động bề mặt hồ Sinh Thái giai đoạn
2011 – 2015 ............................................................................................ 80
3.32. Diễn biến chất lượng COD hồ Xăng Dầu giai đoạn 2011 – 2015............. 82
3.33. Diễn biến chất lượng BOD5 hồ Xăng Dầu giai đoạn 2011 – 2015 ........... 82
3.34. Diễn biến chất lượng TSS hồ Xăng Dầu giai đoạn 2011 – 2015 .............. 83
3.35. Diễn biến chất lượng chất hoạt động bề mặt hồ Xăng Dầu giai đoạn
2011 – 2015 ............................................................................................ 83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng Sông Hồng trù phú, là
địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên với hạ tầng giao thông để phát
triển cả đường bộ và đường sông tạo thuận lợi cho sự phát triển toàn diện kinh tế
xã hội. Cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội thành
phố Nam Định cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường đang
tăng nhanh. Tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện đời sống, cơ sở hạ tầng tại
hầu khắp các khu vực thành thị, nông thôn, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng

đã và đang là nguyên nhân dẫn tới suy thoái chất lượng môi trường do nước thải,
khí thải và chất thải rắn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sức
khỏe người dân....
Với tổng diện tích chiếm khoảng 5% tổng diện tích của thành phố, các hồ
ở thành phố Nam Định đóng vai trò quan trọng đối với môi trường, trong đời
sống và hoạt động hàng ngày của người dân: điều hòa vi khí hậu của thành phố,
là nơi chứa và xử lý nước thải, nước mưa của thành phố trước khi được đưa vào
lưu vực sông, là nơi nuôi trồng thủy hải sản, nơi vui chơi thể thao, giải trí của
nhân dân trong thành phố.…
Cùng sự phát triển mạnh mẽ của thành phố, đặc biệt là sự phát triển của
các ngành công nghiệp truyền thống về dệt nhuộm, may mặc, gia công cơ khí,
mạ đúc nhựa, chế biến lương thực thực phẩm, xây dựng,..., phát triển kinh doanh
dịch vụ, nhà hàng ăn uống, khách sạn đã tạo ra một lượng nước thải lớn. Đây
đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong đó có các hồ của
thành phố, ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái hồ, các hoạt động kinh tế,
xã hội, sức khỏe cộng đồng và làm mất mỹ quan thành phố.
Dưới áp lực của quá trình sản xuất công nghiệp, đô thị hóa, hệ thống thu
gom nước thải không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất
gây ô nhiễm xả xuống các ao hồ trong thành phố tăng nhanh là một trong những
nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước hồ thành phố. Mặt khác do công tác quy hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


quản lý nguồn thải, kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự tốt. Những hạn chế này là do
thiếu những đánh giá tổng thể về hiện trạng, áp lực đến hệ thống nước mặt.
Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần phải có những nghiên cứu khoa
học một cách khách quan, chính xác về vấn đề nước mặt, nước hồ của thành phố

Nam Định để đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu,
khắc phục ô nhiễm môi trường nước hồ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền
vững của thành phố.
Để hiểu thêm về tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt các hồ khu vực thành
phố Nam Định và đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải
thiện chất lượng nước các hồ trong thành phố, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ thành phố Nam Định – tỉnh Nam
Định giai đoạn 2011 - 2015”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ trên địa bàn thành phố.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra, đánh giá chất lượng nước hồ của thành phố.
- Xác định được các nguồn thải và mức độ tác động của chúng tới chất
lượng nước hồ tại thành phố.
- Thu thập thông tin về kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể trong các
giai đoạn 2010-2015 và 2015 – 2020.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và
bảo vệ môi trường nước hồ thành phố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về nước mặt
1.1.1. Khái niệm tổng quan nước mặt

- Tài nuyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn, vừa
hữu hạn và chính bản thân của nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc
sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp,
giao thông vận tải thuỷ, du lịch ....
- Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học
là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt nước là một chất rất quan trọng trong
nhiều ngành khoa học và trong đời sống. (Phạm Ngọc Dũng, 2005)
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.Lượng giáng thủy này được
thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm
cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của
các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới
các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời
lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát
hơi nước ở thực vật và động vật..., hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng
tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên
mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác,
ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ
hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch
nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và
bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một
thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng
trở nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong
các hồ nước mặn trên các lục địa. (Phạm Ngọc Dũng, 2005)
1.1.2. Vai trò của nước
1.1.2.1. Với con người
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên
quả đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả
đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa,
con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã
coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã
hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển
trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở
lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn
minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh
Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam ...
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng
lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng
xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước
ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương
chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất
quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng
trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa
vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người
nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy
trì các hoạt động sống bình thường.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức
năng các hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người
thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm
giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.

Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên
20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen
uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước
qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ
cơ thể đang bị thiếu nước.Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là
yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người. (Nguyễn Thị Hưởng, 2011)
1.1.2.2. Đối với sinh vật
• Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới
98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
• Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc
phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
• Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất
vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
• Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho
nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
• Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá
trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và
OH- do nước phân ly ra.
• Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ

cơ thể.
• Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
• Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của
các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. ¾ Vì vậy các
cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước. (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


1.1.2.3. Đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
• Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát
triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít
nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước
trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định
hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt,
ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ
tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với VIệt Nam,
nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông
Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái
nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên
một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo - đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt
Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O. (Phạm Ngọc Dũng, 2005)
• Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn.
Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan
các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn
nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước
trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát

hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong
quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.
Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một
lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không
tồn tại. Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống
tưới nước để trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng
của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn
cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng
trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra nước còn được coi là một khoáng
sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật
chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người. (Phạm Ngọc
Dũng, 2005)
1.1.3. Vai trò của các hồ
- Cung cấp các nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất và sinh hoạt nước,
đất đai, khoáng sản, thủy sản.
- Bảo vệ sự sống của con người và các hệ sinh thái.
- Là môi trường tiếp nhận, chuyển tải và tự làm sạch các chất thải.
- Là nơi tập hợp nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị về mặt kinh tế.
• Giá trị sử dụng trực tiếp: Cung cấp nước cấp nước tưới, phục vụ nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản.
Thành phố Hà Nội có Hồ Tây là một vật báu mà thiên nhiên ban tặng cho
nhân dân thủ đô Hà Nội, ngoài những giá trị gián tiếp hàng năm hồ còn cung cấp

cho ngư dân trong vùng các loại cá tôm đặc biệt của Hồ Tây. 10 năm trở về
trước, ốc Hồ Tây nhiều đến nỗi Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây khai thác không
xuể, mỗi người một ngày có thể vét được cả tạ ốc. Cả trăm người làm nghề nạo
vét ốc Hồ Tây, mỗi ngày vét lên gần chục tấn ốc, đủ cung cấp một phần cho TP
Hà Nội. Tôm càng Hồ Tây tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế
cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây
(Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965). (Nguyễn Cao Huần và cs., 2010)


Giá trị gián tiếp
- Điều hòa nước mặt, chứa nước mặt, phục vụ cho phát triển du lịch, tạo

cảnh quan môi trường đô thị phục vụ các hoạt động thể thao, giải trí trên sông,
hồ gắn liền với các loại hình kinh doanh dịch vụ, công viên bể bơi.. Hàng năm
Trên Hồ Tây còn tổ chức các lễ hội truyền thống mang giá trị tinh thần cao.
- Giá trị bảo tồn: Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, duy trì hệ
sinh thái nước lành mạnh, bảo tồn đa dạng sinh học dưới nước,bảo tồn các vùng
đất ngập nước có giá trị. Đã có nhiều các nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học
của hệ sinh thái Hồ Tây. (Nguyễn Cao Huần và cs., 2010)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.2. Tài nguyên nước mặt của thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên Trái Đất
1.2.1.1. Tài nguyên nước mặt
Theo Korzun và cs., lượng nước toàn cầu là khoảng 1386 triệu km3, trong
đó nước biển và nước đại dương chiếm 96,5%. Chỉ còn lại 3,3% lượng nước trong
đất liền và trong khí quyển. Lượng nước ngọt mà con người có thể sự dụng được

khoảng 35 triệu km3, chiếm 2,53% lượng nước toàn cầu. Tuy nhiên trong số lượng
nước ngọt đó, băng và tuyết chiếm 24,7 triệu km3 và nước ngầm nằm ở độ sâu tới
600m so với mực nước biển chiếm 10,53 triệu km3. Lượng nước ngọt trong các hồ
chứa là 91.000 km3 và trong các suối là 2.120 km3.
Lượng mưa trung bình hàng năm trên bề mặt trái đất khoảng 800mm… Tuy
nhiên sự phân bố mưa không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, tạo nên
những vùng mưa nhiều, dư thừa nước và những vùng ít thiếu nước. Vùng dư thừa
nước là nơi lượng mưa cao, thỏa mãn được nhu cầu nước tiềm năng của thảm thực
vật. Vùng mưa ít là nơi mưa ít không dủ cho thảm thực vật phát triển. Nhìn chung,
Châu Phi, Trung Đông, miền Tây nước Mỹ, Tây Bắc Mehico, một phần của Chile,
Argentina và phần lớn Australia được coi là những vùng thiếu nước. Nguồn nước
trên các sông là nguồn nước quan trọng, đáp ứng nhu cầu nước của con người và
vi sinh vật trên cạn. Theo Shiklomanov, lưu lượng nước trên các dòng sông thông
qua chu trình nước toàn cầu, thể hiện sự biến động nhiều hơn lượng nước chứa
trong các hồ, lượng nước ngầm và các khối băng. (Tôn Thất Lãng, 2007)
Bảng 1.1. Bảng lượng nước chảy trên sông của thế giới
Khu vực
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi
Bắc và Trung Mỹ
Nam Mỹ
Úc
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
Tổng số

Dòng chảy hàng
năm (km3)
321

14.410
4.570
8.200
11.765
348
2.040
2.230
46.768

% so với
Diện tích
toàn cầu
(1000km2)
7
10.500
31
43.475
10
30.120
17
24.200
25
17.800
1
7.683
4
1.267
5
13.977
100

149.022
Nguồn: Tôn Thất Lãng (2007)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.2.1.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Trong thập niên 60,ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp
độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ
nghệ, tiêu biểu như:
Anh Quốc: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ
thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi
người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng lớn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề
cũng không khác nhiều. Người dân Pari còn uống sông Seine đến cuối thế kỷ 18.
Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng
làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính.
Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là
nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bale năm
1986) them vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng tương tự ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác.
Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm năng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.
1.2.2. Trên Việt Nam
1.2.2.1 Tài nguyên nước mặt
Theo Trần Thanh Xuân, Viện Khí tượng Thủy văn – Bộ Tài nguyên và
Môi trường, tài nguyên nước mặt của Việt Nam là tương đối phong phú, chiếm
khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện
tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc

điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời
gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố
rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm
60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kong bằng khoảng 500 km3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, không trên
dưới 20 km3 (2,3 – 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba
cũng xấp xỉ nhau, khoảng 8,5 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là
phần lớn nước sông (khoảng 60%) là được hình thành trên phần lưu vực nằm ở
nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kong chiếm nhiều nhất 447 km3 (88%).
Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta,
thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm
23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kong (53 km3) chiếm 15,6%, hệ thống sông
Đồng Nai (32,8 km3) chiếm 9,6%. (Phạm Ngọc Hồ và cs., 2009)
1.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng
hơn 830 – 840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài
(Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2010). Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ
thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên
nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu.
Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt: Tình trạng nhiều KCN, nhà máy, khu đô
thị … xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn
nước trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị
ô nhiễm. Tại mỗi lưu vực sông, theo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu
vực, tỉ lệ đóng góp lượng thải ô nhiễm nước của các ngành có khác nhau. Tuy
nhiên, áp lực nước thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. (Lý Thị
Thu Hà, 2010)
Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp: nước thải từ hoạt
động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là nguồn gây áp lực lớn nhất
đến môi trường nước mặt lục địa.
Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, việc sử dụng hóa
chất BVTV và phân bón bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước.
Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải đô thị chưa xử lý: nước dùng
trong sinh hoạt của dân cư và các đô thị ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và
sự phát triển các dịch vụ đô thị. Hiện nay, hầu hết các đô thị đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt, nếu có thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so
với yêu cầu.
Diễn biến ô nhiễm nước mặt: đối với các lưu vực sông, ô nhiễm chất hữu
cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có
nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển hình như vấn đề ô nhiễm môi trường
nước tại khu vực hạ lưu các sông và hệ thống hồ ao, kênh mương, các sông nhỏ
trong khu vực nội thành, nội thị.
Tuy nhiên, mức độ còn phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dòng chảy. Mức

độ ô nhiễm thường tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông
giảm. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ thuộc mạnh vào hiệu quả kiểm
soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. Thực tế hiện nay, do các nguồn thải đổ
vào lưu vực sông hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn đề ô nhiễm nước
mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung các
hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn nước
thải chưa qua xử lý của các đô thị và của các cơ sở sản xuất thì chất lượng nước
thường giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả
nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép
dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ
quan các khu vực. (Lương Đức Phẩm, 2009)
Theo kết quả quan trắc thông số BOD5 tại một số điểm của các hệ thống
sông chính trên cả nước đã thấy có hiện tượng vượt mức tiêu chuẩn cho phép và
dao động từ 1,5- 3 lần. Hình 1.1 dưới đây là đồ thị biểu hiện chỉ số BOD5 của các
con sông chính của các thành phố lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Hình 1.1. Diễn biến BOD5 trên các sông chính tại các thành phố lớn
giai đoạn 2005 - 2009
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2012, Môi trường nước mặt lục địa, Bộ
TN&MT, 2012
1.3. Các hồ chứa ở Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng các hồ
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2012, các hồ chứa (tự nhiên và

nhân tạo), đập dâng và các công trình thủy lợi là một phần không thể thiếu của
các LVS và thực tế cho thấy, dòng chảy của các con sông trong lưu vực đang
được kiểm soát bởi các hồ chứa và đập nước. Theo con số tính toán, tổng dung
tích hữu ích của các hồ chứa của nước ta vào khoảng 37 tỷ m3 (chiếm khoảng
4,5% của tổng lượng nước mặt trung bình năm). Trong đó, trên 45% nằm trong
LVS Hồng – Thái Bình, 22% ở LVS Đồng Nai và 5-7% nằm ở LVS Cả, LVS Ba
và Sê San. Tính riêng cho LVS Đồng Nai thì dung tích hữu ích của các hồ chứa
chiếm 23% tổng lượng nước trung bình năm của cả lưu vực. Trên các LVS khác
lượng nước trữ bằng 20% tổng lượng nước mặt hàng năm, trong đó có 12 LVS ở
mức dưới 10%. LVS Hồng – Thái Bình có 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa
lớn và nhỏ, 1.300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm điện lớn nhỏ, hàng vạn công
trình tiểu thủy nông. LVS Hương với 100 hồ chứa các loại được xây dựng ở vùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


trung du, miền núi và vùng cát. LVS Đồng Nai với 911 công trình, trong đó có
406 hồ chứa, 371 đập dâng và cống, 134 trợm bơm và hệ thống thủy lợi. LVS Mê
Kong với kế hoạch phát triển 15 bậc thang thủy điện, phía hạ lưu có 12 công
trình đang được đề xuất (phần lớn các công trình này nằm ở phía thượng lưu,
không thuộc lãnh thổ Việt Nam).
Bảng 1.2. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng
Số lượng

STT

Lưu vực sông

Tên hồ chứa


1

Hồng

8

2



5

Cửa Đạt, Hủa Na, Trung Sơn, Pa Ma, Huổi Tạo

3

Cả

4

Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Ngàn Trươi

4

Hương

4

5


Vu Ba- Thu Bồn

6

6

Trà Khúc

2

Đăk Đrinh, Nước Trong

7

Kôn – Hà Thanh

3

Vĩnh Sơn A – Vĩnh Sơn B, Bình Định, Múi Một

8

Ba

5

9

Sê San


5

10

Srêpốk

6

hồ chứa

Sơn La, Hòa Bình,Thác Bà, Tuyên Quang, Huổi
Quảng, Bản Chát, Nậm Na 3, Lai Châu

Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch, A Lưới (trên
sông A Sáp thuộc LVS Sê Kông)
A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung
2, Sông Bung 4, Đăk Mi 1

Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun
Hạ, cụm hồ An Khê – Kanak
Plêy Krông, Ialy, Sê San 4, Thượng Kon Tum,
Sê San 4A
Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpốk 3, Srêpốk
4, Đức Xuyên, Srêpốk 7
Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Đơn Dương, Hàm

11

Đồng Nai


13

Thuận – Đa Mi – Cầu Đơn, Đại Ninh, Đồng Nai
2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Srok Phu Miêng,
Phước Hòa

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Môi trường nước mặt lục địa,
Bộ TN&MT, 2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Chỉ có 3 LVS có hồ chứa có dung tích phòng lũ, đó là LVS Hồng – Thái
Bình, LVS Mã và LVS Hương (59%). LVS Hồng dung tích trữ là 16,73 tỷ m3 đủ
để chống lũ với tần suất 1% ở Sơn Tây và giữ mực nước lũ ở Hà Nội không vượt
quá 13,6m; trong đó 38% dung tích này được sử dụng cho phòng lũ, 93% để phát
điện. LVS Mã có tổng dung tích là 1,25 tỷ m3, 24% cho phòng lũ và 69% cho
phát điện. LVS Hương có tổng dung tích là 1.258 tỷ m3, 59% cho phòng lũ và
0% cho phát điện. Các LVS khác có dung tích hồ chứa sử dụng phát điện gồm
LVS Cả (57% dung tích hữu ích), LVS Thạch Hãn (49%), LVS Vu Gia- Thu
Bồn (67%), LVS Ba (90%), LVS Đồng Nai (84%), LVS Sê San (89%), LVS Srê
Pôk (48%). (Nguyễn Thanh Sơn,2005)
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2012, các hồ tự nhiên đóng vai
trò điều hòa nước mưa, một số hồ lớn được coi như lá phổi của các thành phố.
Tuy nhiên, hệ thống hồ những năm gần đây đang bị ô nhiễm hữu cơ do nước thải
sinh hoạt và một phần rác thải do người dân thiếu ý thức xả thải xuống hồ.
Các hồ thủy điện, thủy lợi trên toàn quốc rất đa dạng, đa phần các hồ đều

là các hồ chứa, công trình thủy lợi hoặc công trình đa mục đích (hồ chứa, thủy
lợi, thủy điện,…). Về cơ bản, hệ thống các hồ tự nhiên có chất lượng nước đảm
bảo, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Chất lượng môi trường nước tại các hồ chứa,
công trình thủy lợi hoặc công trình đa mục đích về cơ bản vẫn đáp ứng cho nhu
cầu nước sử dụng trong sinh hoạt, tuy nhiên chất lượng môi trường nước của một
số hồ đã bị ô nhiễm tại một số thời điểm trong năm. Tuy nhiên, chất lượng nước
các hồ trong khu vực nội thành, nội thị tại một số thành phố lớn hiện đã bị ô
nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ.
1.3.2. Hệ thống ao hồ tại một số thành phố lớn
1.3.2.1. Hệ thống ao hồ tại thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê, hiện nay trong nội thành Hà Nội có khoảng 110 hồ
và hồ chứa với tổng diện tích khoảng 1.165ha. Chất lượng nước của hệ thống ao
hồ Hà Nội đã và đang có xu hướng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là các hồ
như: Hồ Yên Sở được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50%
lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa
nghiêm trọng vì khu vực trong khuôn viên hồ là nơi nuôi dưỡng mầm mống của
dịch bệnh. (Nguyễn Cao Huần và cs.,2010)
Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng 2010 đã tiến hành phân
tích nước 120 ao hồ tại Hà Nội bao gồm các thống số: DO, nhiệt độ, BOD, độ
độc, chlorophyll. Phần lớn các hồ đều bị ô nhiễm hữu cơ. 71% hồ có các yếu tố
sinh hóa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đó 14% hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ
nặng; 25% hồ ô nhiễm nặng và 32 hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm. Kết quả phân tích
cho thấy phần lớn các hồ bị ô nhiễm hữu cơ. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nước
thải sinh hoạt và một phần rác thải do người dân thiếu ý thức thải xuống hồ. Có

tới 71% hồ có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (>15mg/l) trong đó 14
hồ có ô nhiễm hữu cơ rất nặng (>100mg/l), 25% hồ ô nhiễm nặng (từ 50100mg/l), 32% có dấu hiệu ô nhiễm. (Trịnh Như Thanh,2010)

14%

29%

25%

32%
ô nhiễm rất nặng

ô nhiễm nặng

ô nhiễm

Không ô nhiễm

Hình 1.2. Đánh giá ô nhiễm các hồ thành phố Hà Nội thông qua giá trị BOD5.
Việc phân tích chất lượng nước các hồ Hà Nội cho thấy các hoạt động của
con người như xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải, lấp ao hồ,… đã tạo ra
những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái ao hồ, phần lớn các hồ đều đã bị ô nhiễm
hữu cơ kèm theo hiện tượng phú dưỡng. Nếu không có những giải pháp tích cực
từ phía chính quyền và người dân trong việc bảo vệ môi trường ao hồ thì một số
ao hồ có thể chết hẳn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



1.3.2.2. Hệ thống ao hồ tại thành phố Huế
TP.Huế được coi là trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước với nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi có quần thể di tích cổ đô huế được UNESSCO
công nhân di sản thế giới vào năm 1993. Cảnh quan môi trường gắn liền với quần
thể di tích là những nhân tố quan trọng tạo nên quần thể di sản văn hóa Huế
chính là hệ thống ao hồ nằm trong TP.Huế. Hệ thống ao hồ này không những tạo
nên vẻ đẹp hài hòa mềm mại duyên dáng cho các công trình kiến trúc của Huế
mà còn là nhân tố hết sức quan trọng trong việc điều hòa môi trường sống, tạo
nên sự cân bằng sinh thái, điều tiết lưu thông sông trong khu vực kinh thành Huế
và các vùng phụ cận.
Hệ thống ao hồ trong TP.Huế đảm nhận các chức năng chính: cung cấp
nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; tạo cân bằng sinh thái; điều tiết và
thoát nước bên trong kinh thành tránh gây ngập úng và mùa mưa lũ lụt; tạo cảnh
quan môi trường. Tất cả các ao hồ thông với nhau qua hệ thống cống ngầm, cống
nối, và mạch ngầm để nhận nước thải từ các khu dân cư. Nước mưa nước thải
theo hệ thống cống dẫn sẽ đổ dồn về các ao hồ làm cho các ao hồ trở thành rốn
nước của khu vực và các ao hồ thông qua quá trình tự làm sạch của mình sẽ góp
phần giảm thiểu các chất ô nhiễm. Sự tồn tại hoạt động của hệ thống ao hồ đóng
vai trò quan trọng trong chức năng tiêu thoát nước của TP.Huế. Tuy có vai trò
hết sức quan trọng như vậy nhưng cùng với sự phát triển lớn mạnh của TP.Huế
trong những năm vừa qua đã làm cho hệ thống các ao hồ trong khu vực bị san
lấp, lấn chiếm, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. (Nguyễn Thị
Thu Huyền, 2013)
Theo nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước của một số hồ khu
vực TP.Huế, kết quả quan trắc giai đoạn từ 1995 đến 2012 cho thấy:
- Giá trị pH của các ao hồ nằm trong TP.Huế ít dao động và thỏa mãn quy
chuẩn cho phép QCVN08:2008/BTNMT.
- Giá trị DO của các ao hồ có xu hướng giảm dần, một số hồ không thỏa
mãn QCVN08:2008/BTNMT cột B1 nhưng thỏa mãn quy chuẩn cho phép


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


QCVN08:2008/BTNMT cột B2. Hàm lượng DO trong nước giảm sẽ ảnh hưởng
đến khả năng tự làm sạch cũng như hệ sinh thái của các ao hồ.
- Chất hữu cơ (BOD5, COD)
+ Giá trị BOD5 của các ao hồ trong TP.Huế có xu hướng tăng dần nhưng
thỏa mãn quy chuẩn cho phép QCVN08:2008/BTNMT. Chỉ có hồ Tịnh Tâm vào
năm 2005 vượt so với cột B1 nhưng thỏa mãn so với cột B2.
+ Giá trị COD của các ao hồ trong TP.Huế có xu hướng tăng dần, hầu hết
đều vượt so với cột B1 và có một số vượt so với cột B2 QCVN08:2008/BTNMT.
Điều đó chứng tỏ rằng các ao hồ đang bị ô nhiễm chất hữu cơ mà nguyên nhân
chủ yếu là do tiếp nhận nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của các hộ dân sống
tại khu vực này.
- Chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-)
+ Giá trị NO3- của các ao hồ biến đổi không theo quy luật nhất định nhưng
thỏa mãn quy chuẩn cho phép. Ngoại trừ năm 2005 có giá trị tăng đột biến thì các
năm về sau có thể thấy nồng độ Nitrat tăng dẫn.
+ Giá trị PO43- của các ao hồ biến đổi không theo quy luật nhất định
nhưng hầu hết đều vượt tiêu chuẩn so với cột B1 và có một số hồ vượt so với cột
B2 theo QCVN08:2008/BTNMT. Điều này chứng tổ các ao hồ đang bị ô nhiễm
chất dinh dưỡng mà nguyên nhân chủ yếu là do tiếp nhận nước thải chưa qua xử
lý của các hộ dân sống xung quanh. (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2013)
Tóm lại môi trường nước của các ao hồ nằm trong TP.Huế đang có dấu
hiệu ngày càng xấu đi, kết quả quan trắc cho thấy nước của các ao hồ đã có dấu
hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho
chất lượng nước của các ao hồ trong TP.Huế bị suy giảm do tiếp nhận nguồn

nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của các hộ dân sống xung quanh, đặc biệt vẫn
còn tình trạng các nhà vệ sinh tạm bợ được xây dựng rải rác dọc theo các ao hồ
vừa làm mất vẻ thẩm mỹ vừa là nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước. Do
đó, đánh giá diễn biến chất lượng nước của các ao hồ TP để tìm ra nguyên nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


gây ô nhiễm và có những giải pháp bảo vệ kịp thời là việc làm nhất thiết hiện nay
của TP. (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2013)
1.4. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ
1.4.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải
trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Theo Luật tài nguyên nước 2012 đã định nghĩa:
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước
so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan
trắc trong các thời kỳ trước đó.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao

thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi
các tác nhân vật lý.
1.4.2. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước hồ
1.4.2.1. Các chỉ tiêu vật lý
- Giá trị pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×