Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái f1(landrace x yorkshire) phối với đực pidu (pietrain x duroc) và pietrain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.03 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục sơ đồ, biểu đồ

vii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1

1.1



Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

5

2.1

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

5

2.1.1

Cơ sở sinh lý sinh sản của con cái, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng

5

2.1.2

Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng


10

2.1.3

Cơ sở sinh lý của chất lượng thân thịt, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố
ảnh hưởng

14

2.1.4

Tiêu tốn thức ăn

16

2.1.5

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn

17

2.2

Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước

17

2.2.1


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

17

2.2.2

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

19

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1

Đối tượng

21

3.2

Địa điểm, thời gian

21

3.3

Điều kiện theo dõi


21

3.4

Nội dung theo dõi

22

3.4.1

Xác định năng suất sinh sản của lợn nái

23

3.4.2

Xác định khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn

23

3.4.3

Xác định năng suất thân thịt

24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii



3.4.4

Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái của nái lai F1(L×Y) phối
với đực giống PiDu và Pi

3.4.5

24

Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của tổ hợp lai F1(L×Y)
với đực PiDu và Pi

25

3.5

Phương pháp nghiên cứu

25

3.5.1

Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái

25

3.5.2

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn


26

3.5.3

Xác định các chỉ tiêu năng suất thân thịt

27

3.5.4

Xác định hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái

29

3.5.5

Xác định hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt

30

3.6

Xử lý số liệu

31

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1


32

Khả năng sản xuất củ a tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu
và Pi

32

4.1.1

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực giống PiDu và Pi

32

4.1.2

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu qua các lứa đẻ.

39

4.2

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

49

4.3

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn con

50


4.4

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt

52

4.5

Năng suất thân thịt của con lai F1(L×Y) phối với đực giống PiDu và Pi

54

4.6

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của các công thức lai
F1(L×Y) phối với đực giống PiDu và Pi

57

4.6.1

Hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái

57

4.6.2

Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt/100 kg lợn hơi theo tổ hợp lai


59

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1

Kết luận

61

5.2

Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS


Cai sữa

ĐN

Để nuôi

ĐR

Số con đẻ ra

Du

Lợn Duroc

F1(L×Y)

Lợn lai Landrace và Yorkshire

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KL

Khối lượng

L

Lợn Landrace


Pi

Lợn Pietrain

PiDu

Lợn lai Pietrain và Duroc

SC

Số con

SS

Sơ sinh

SSS

Sơ sinh sống

TA

Thức ăn

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

Y


Lợn Yorkshire

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Số lượng lợn theo dõi

21

Bảng 3.2

Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn theo dõi

22

Bảng 3.4

Phương thức phân lô theo dõi

26

Bảng 4.1

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi


33

Bảng 4.2

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi ở lứa
đẻ thứ nhất

Bảng 4.3

40

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi ở lứa
đẻ thứ 2

Bảng 4.4

40

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi ở lứa
đẻ thứ 3

Bảng 4.5

41

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi ở lứa
đẻ thứ 4

Bảng 4.6


41

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi ở lứa
đẻ thứ 5

Bảng 4.7

42

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi ở lứa
đẻ thứ 6

42

Bảng 4.8

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa

49

Bảng 4.9

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con

50

Bảng 4.10

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt


52

Bảng 4.11

Năng suất thân thịt của con lai F1(L×Y) phối với đực giống PiDu và Pi

54

Bảng 4.12

Hiệu quả kinh tế/nái/lứa của lợn nái F1(L×Y) phối với đực giống PiDu

Bảng 4.13

và Pi

58

Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt/100 kg lợn hơi theo tổ hợp lai

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1

Các nhân tố xác định thành tích sinh sản

Sơ đồ 2.2

Các hợp phần cấu thành của thân thịt

8
14

Biểu đồ 4.1 Số con đẻ ra/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai
sữa/ổ của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi

35

Biểu đồ 4.2 Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng 60 ngày tuổi/ổ
của nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu và Pi

38

Biểu đồ 4.3 Số con đẻ ra của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu và Pi qua các
lứa đẻ

43

Biểu đồ 4.4 Số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu và Pi
qua các lứa đẻ

44


Biểu đồ 4.5 Số con cái sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu và Pi qua
các lứa đẻ

45

Biểu đồ 4.6 Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu và Pi
qua các lứa đẻ

46

Biểu đồ 4.7 Khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) khi phối với đực PiDu và Pi
qua các lứa đẻ

47

Biểu đồ 4.8 Tăng khối lượng của lợn con khi cho nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và
Pi giai đoạn từ SS – CS và CS đến 60 ngày tuổi

51

Biểu đồ 4.9 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái của nái lai F1(L×Y) phối vái
đực giống PiDu và Pi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

60

Page vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Phát triển ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng rất quan trọng trong
phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, do nhu cầu thịt lợn
trên thị trường trong nước và xuất khẩu đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thì giải
pháp lai tạo giữa các giống lợn ngoại với ngoại để tạo ra con lai thương phẩm 2, 3, 4 giống
ngoại … đang rất được quan tâm, mở rộng và ứng dụng ở các vùng miền trên cả nước. Do
vậy, việc đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 3, 4 giống
ngoại... là hết sức cần thiết và quan trọng.
Đề tài “Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace×
Yorkshire) phối với đực PiDu (Pietrain×Duroc) và Pietrain” tiến hành nghiên cứu trên đối
tượng nghiên cứu là lợn nái F1(L×Y), lợn đực giống PiDu và Pi, lợn con và lợn thịt được
tạo ra từ hai tổ hợp lai trên nhằm đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho thịt và hiệu
quả kinh tế của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu và Pi.
Kết quả thu được như sau: năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực PiDu
và Pi đạt kết quả tương đối tốt, số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,62; 10,53 con, số con cai
sữa/ổ tương ứng là 10,05 và 9,94 con/ổ, số con 60 ngày tuổi/ổ của lần lượt là 9,64 con và
9,51 con, khối lượng cai sữa/con lần lượt là 6,18 và 6,03 kg, khối lượng 60 ngày tuổi/con
tương ứng là 21,05; 19,82 kg; lợn nái F1(L×Y) phối với lợn đực PiDu đạt năng suất sinh
sản cao hơn so với lợn nái F1(L×Y) phối với lợn đực Pi; năng suất sinh sản của lợn nái
F1(L×Y) phối với lơn đực PiDu và Pi qua các lứa thể hiện khuynh hướng lứa 1 thấp nhất,
tăng dần lên cao nhất ở lứa 4 và giảm dần từ lứa 5, lứa 6; tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa,
ở giai đoạn lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi và giai đoạn lợn thịt của tổ hợp lai
PiDu× F1(L×Y) lần lượt là 6,07 kg; 1,63 kg và 2,46 kg thấp hơn so với các chỉ tiêu này của
tổ hợp lai Pi×F1(L×Y) (6,29 kg; 1,65 kg và 2,48 kg); năng suất sinh trưởng, cho thịt và
chất lượng thịt của các tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) cao hơn so với tổ hợp lai Pi×F1(L×Y);
hiệu quả kinh tế khi nuôi lợn nái, lợn thịt của tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) (lần lượt là 3026,16
nghìn đồng/nái/lứa và 907,66 nghìn đồng/100 kg lợn hơi) cao hơn so với các chỉ tiêu này của
tổ hợp lai Pi×F1(L×Y) (lần lượt là 2703,37 nghìn đồng/nái/lứa và 885,03 nghìn đồng/100 kg
lợn hơi).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


THESIS ABSTRACT
Development of livestock sector in general, in particular pig farming is important in
agricultural economic development in Vietnam. In recent years, as demand for pork in the
domestic market and exports are increasingly high demands on the quality of the solution
hybridization between exotic breeds with foreign to generate commercial crossbred 2, 3, 4
exotic ... is very interesting, extended and applied in all regions across the country.
Therefore, the assessment of fertility, growth and the meat of the hybrid combinations 3, 4
exotic ... is very necessary and important.
The theme "Evaluation of the potential production of hybrid combinations between
sows F1(Landrace×Yorkshire) mated to males PiDu (Pietrain×Duroc) and Pietrain"
research on research subjects are sows F1(L×Y), boars PiDu, Pi, pigs and pig meat are
created from two hybrid combinations to assess fertility, growth, meat and economic
effects of hybrid combinations between sows F1(L×Y) coordinate with male PiDu and Pi
The results were as follows: reproductive performance of sows F1(L×Y) coordinate
with male PiDu and Pi achieved relatively good results, the newborn overlive/parities
respectively 10.62; 10.53 piglegs, number weaned / litter respectively 10.05 and 9.94
piglegs/ parities, the number of piglegs 60 days old/ parities respectively 9.64 and
9.51ones, weaning weight of pigleg/ head respectively 6.18 and 6.03 kg, mass 60 days old /
pigleg respectively 21.05; 19.82 kg; sows F1(L×Y) coordinate with boars PiDu achieve
higher reproductive performance than sows F1(L×Y) coordinate with Pi boar; reproductive
performance of sows F1(L×Y) in collaboration with large males over age PiDu and Pi
represents tendency be the lowest at first parities, ascending to the highest at ages 4 and
decreases from the 5 and 6 parities; FCR / kg weaners, in the period from weaning piglets
to 60 days of age and stage of hybrid combinations porkers PiDu×F1(L×Y) respectively

6.07 kg; 1,63kg 2,46 kg and lower than the indicators of hybrid combinations Pi×F1(L×Y)
((6.29 kg; 1,65kg and 2,48kg); growth performance, meat and meat quality of hybrid
combinations PiDu×F1(L×Y) higher than hybrid combinations Pi×F1(L×Y); economic
efficiency when sows, pigs of hybrid combinations PiDu×F1(L×Y) (respectively 3026.16
thousand VND / sow / litter and 907.66 thousand VND / 100 kg pig slightly) higher than
the indicators of hybrid combinations Pi×F1(L×Y) (respectively 2703.37 thousand
VND/sow/ litter and 885.03 thousand VND/100 kg pig).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ
trọng giá trị sản phẩm trong GDP có xu hướng giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm
chăn nuôi lại có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc
biệt là tỷ trọng giá trị thịt lợn. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu
sau, thứ nhất với sự trợ giúp của công nghệ, kỹ thuật mới, năng xuất chăn nuôi
ngày càng tăng, thời gian nuôi được rút ngắn, do đó lợi nhuận thu được từ chăn
nuôi đang có xu hướng tăng nhanh hơn lợi nhuận từ trồng trọt; thứ hai, khi đất
nước ngày càng phát triển thì các yếu tố toàn cầu hoá, khu vực hóa và vùng sản
xuất đòi hỏi nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng cao. Trong
thực phẩm tiêu dùng cho con người, thịt và các sản phẩm từ thịt là thực phẩm đang
được xã hội đặc biệt quan tâm.
Nhu cầu về thịt trong khẩu phần ăn của chúng ta ngày nay chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thực tế. Năm 2000 ở Việt Nam mức tiêu thụ thịt trung bình là 18
kg/người/năm, đến năm 2010 tăng lên 34 kg/người/năm, dự kiến năm 2030 tăng

45kg/người/năm, chủ yếu là thịt lợn. Do vậy phát triển ngành chăn nuôi nói
chung, chăn nuôi lợn nói riêng rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, ghóp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Nông nghiệp, Nông thôn và tái cơ cấu đàn lợn ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây do nhu cầu thịt lợn trên thị trường trong nước
và xuất khẩu đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng như: tỷ lệ nạc cao, mỡ
thấp, thịt có màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon, không bị tồn dư các chất kháng
sinh và các chất kích thích khác... Để đáp ứng nhu cầu ấy, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã cho phép các trung tâm giống, trang trại chăn nuôi nhập
các giống lợn ngoại và tiến hành thử nghiệm lai với nhiều công thức lai khác
nhau qua đó tạo ra các thế hệ con lai có khả năng sinh sản, sinh trưởng tốt, tăng
trọng nhanh, có khả năng thích nghi với môi trường sống, sức chống đỡ với bệnh
tật tốt, tiêu tốn thức ăn giảm và có tỷ lệ nạc cao đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi
lợn hướng nạc phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay nước ta đã nhập một số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


giống lợn ngoại cao sản như: Y, L, H, Du và Pi… với mục đích nâng cao dần
năng suất của đàn lợn nội, nuôi thuần hóa và nhân rộng các giống lợn ngoại, để
đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Chính vì
vậy, năng suất ngành chăn nuôi lợn ở nước ta trong thời gian qua đã không ngừng
được nâng lên rõ rệt. Đó cũng là nhờ sự đóng góp rất to lớn của các nhà khoa học
chăn nuôi đã nghiên cứu áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến về:
giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, thú y cũng như cải tiến chế độ quản lý, tổ chức.
Nhưng so với một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới chúng ta vẫn
còn ở mức năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.

Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn đã
khẳng định lai giống luôn mang lại hiệu quả cao vì ưu thế lai làm tăng khả năng
sinh trưởng, chống chịu bệnh tật và sinh sản ở đời con lai tốt hơn so với trung
bình của giống bố, mẹ. Để đạt được mục tiêu tăng nhanh tổng sản lượng thịt lợn,
đồng thời nâng cao chất lượng thịt phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm vừa qua khi đàn lợn ngoại nhập nội đã có khả năng thích nghi
khá tốt và cho năng suất cũng như chất lượng khá ổn định ở Việt Nam, thì việc
lai tạo giữa các giống lợn ngoại với ngoại để tạo ra con lai thương phẩm 2, 3, 4
giống ngoại … đang rất được quan tâm, mở rộng và ứng dụng ở các vùng miền
trên cả nước.
Theo kết quả điều tra của Vũ Đình Tôn và cs. (2007) ở các hộ chăn nuôi tại
một số tỉnh phía Bắc cho thấy, việc sử dụng đực lai là khá cao và chiếm 36% trong
cơ cấu đực giống (trong đó đực lai giữa Pi và Du (PiDu) chiếm 15%).
Phùng thị Vân và cs. (2001), Trương Hữu Dũng và cs. (2004) đã thông
báo kết quả theo dõi sinh trưởng của tổ hợp lai 3 giống giữa đực Du phối với nái
F1(Y×L). Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) đã công bố năng suất sinh
sản và tốc độ sinh trưởng của tổ hợp lai giữa đực Du, Pi và nái F1(Y×L).
Lợn Y và L là hai giống lợn ngoại đã được nhập vào nước ta từ khá lâu, bên
cạnh việc sử dụng các đực giống để lai tạo với đàn lợn nội, thì lợn thuần Y, L và
lai F1(L×Y) đã được nuôi làm nái rất phổ biến trong các trang trại từ Bắc - Nam.
Đối với chăn nuôi lợn thương phẩm khi việc chăn nuôi lợn thương phẩm 3, 4
giống ngoại... được nhân rộng thì lợn Y, L và F1(L×Y) thường được sử dụng làm
nái để phối với lợn đực Du, Pi, PiDu (Pi×Du)… (lợn có tốc độ tăng trọng và tỷ lệ
nạc cao) tạo ra con lai thương phẩm nuôi lấy thịt phục vụ cho việc nâng cao năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, việc đánh giá khả năng sinh sản,

sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai 3, 4 giống ngoại... là hết sức cần thiết và
quan trọng.
Trại chăn nuôi của bà Hoàng Thị Thái – Xã Ngọc Châu - Huyện Tân Yên
- Tỉnh Bắc Giang là một trang trại chăn nuôi lợn nái lai và lợn thịt thương phẩm
3, 4 giống ngoại điển hình tại tỉnh Bắc Giang. Trại được thành lập từ năm 2006 là
trại sản xuất giống khép kín. Quy mô đàn nái lai giống F1(Y×L), F1(L×Y) 500
con, đực lai PiDu 20 con, đực Pi 20 con, lợn thịt 3.000 con.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Landrace×Yorkshire)
phối với đực PiDu (Pietrain×Duroc) và Pietrain”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá năng suất sinh sản của hai tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) và
Pi×F1(L×Y).
- Đánh giá tiêu tốn thức ăn của lợn ở các tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) và
Pi×F1(L×Y).
- Đánh giá năng suất sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt của các tổ
hợp lai PiDu×F1(L×Y) và Pi×F1(L×Y).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tổ hợp lai trên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu về sinh sản, sinh trưởng của
hai tổ hợp lai PiDu×F1(L×Y) và Pi×F1(L×Y).
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.2.3.1. Về mặt ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, cơ sở khoa
học về sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa lợn nái F1(L×Y)
phối với đực PiDu và Pi trong điều kiện chăn nuôi trang trại giống xã Ngọc Châu
- Huyện Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang. Đồng thời kết quả của nghiên cứu này là cơ
sở để các nhà chuyên môn có được định hướng trong việc lựa chọn công thức lai
phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở đây cũng như ở các địa phương khác trong cả

nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.3.2. Về mặt ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng tổ hợp lai
PiDu×F1(L×Y) và Pi×F1(L×Y).
- Đưa ra khuyến cáo người chăn nuôi nên nuôi tổ hợp lai nào sẽ mang lại
năng suất và chất lượng cao tương ứng với điều kiện hiện có.
- Xác định được các công thức lai phù hợp và có hiệu quả tại địa bàn
nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Cơ sở sinh lý sinh sản của con cái, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố
ảnh hưởng
2.1.1.1. Cơ sở sinh lý sinh sản của con cái
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật
đồng thời là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm. Sinh sản hữu tính là
hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật, đó là quá trình có
sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, tiền đề của sự sinh sản hữu tính là quá
trình giao phối. Sinh sản hữu tính là một quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra

tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp
tử, hợp tử phát triển trong tử cung của con cái, cuối cùng sinh ra đời con. Khả năng
sinh sản được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu: đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ sống khi đẻ
và khi cai sữa, độ đồng đều, khả năng tiết sữa, thời gian động dục trở lại của lợn cái
sau khi cai sữa. Sinh sản của gia súc là một hình thái của sức sản xuất và cũng biểu
hiện đặc trưng của tính di truyền của mỗi phẩm chất giống.
Ở lợn cũng như ở gia súc, gia cầm khác chức năng tái sản xuất chỉ có thể
được bắt đầu khi con vật đã thành thục về tính tức là khi con vật bắt đầu có phản
xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Ở gia súc tuổi thành thục về tính được ghi
nhận bằng các biểu hiện: bộ phận sinh dục phát triển tương đối hoàn chỉnh, con
cái rụng trứng lần đầu, con đực sinh tinh. Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả
năng thụ thai, các đặc tính sinh dục thứ cấp xuất hiện, con vật xuất hiện các phản
xạ sinh dục con cái động đực, con đực có phản xạ giao phối.
Tuy nhiên, người ta chỉ đưa vào khai thác khi lợn đã thành thục về thể vóc,
đó là tuổi mà con vật có sự phát triển về ngoại hình và thể vóc đạt tới độ hoàn chỉnh,
xương đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định, thời gian thành thục về thể vóc
thường chậm hơn thành thục về tính, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính
thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Chính vì vậy, trong chăn nuôi lợn không nên cho
lợn cái sinh sản quá sớm vì nếu lợn cái phối giống sớm khi cơ thể chưa thành thục
về thể vóc sẽ có ảnh hưởng xấu như: trong thời gian chửa có sự phân hóa chất dinh
dưỡng, ưu tiên cho sự phát triển của bào thai, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của
cơ thể mẹ do đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là mẹ yếu,
con nhỏ. Mặt khác, khung xương chậu chưa phát triển hoàn toàn, nhỏ hẹp làm con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


vật đẻ khó. Do đó việc xác định tuổi phối giống lần đầu đối với lợn cái có ý nghĩa
quan trọng trong chăn nuôi.

Khi lợn đã thành thục về tính, cơ quan sinh dục không có bào thai và không
có hiện tượng bệnh lý, thì ở cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục có biến đổi
kèm theo sự rụng trứng. Sự sinh trưởng của trứng dưới sự điều tiết của hormone
thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ và biểu hiện
bằng những triệu chứng động dục kèm theo chu kỳ được gọi là chu kỳ tính. Thời
gian chu kỳ tính là từ lần rụng trứng trước tới lần rụng trứng sau. Chu kỳ tính được
bắt đầu từ khi lợn cái thành thục về tính, nó tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn
toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ tính của lợn cái là một hiện tượng sinh vật học
có quy luật, nó tạo ra hàng loạt những điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối,
thụ tinh và phát triển bào thai. Thời gian chu kỳ tính của lợn là từ 17 - 27 ngày,
trung bình là 21 ngày. Thời gian của mỗi lần động đực là: 3 - 4 ngày, sau khi lợn
động đực 24 - 30 giờ thì trứng rụng, thời gian trứng rụng kéo dài từ 4 - 6 giờ, ở lợn
cái tơ quá trình này kéo dài hơn (khoảng 10 giờ). Có từ 10 - 25 tế bào trứng rụng
trên một lần, ở lợn cái tơ số lượng trung bình là 14 và dao động từ 7 - 16, ở lợn
trưởng thành trung bình là 20 và dao động từ 7 - 16, còn ở lợn trưởng thành trung
bình là 20 và dao động từ 15 - 25. Ở các giống khác nhau thì số lượng trứng rụng
cũng khác nhau.
Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như: khí hậu, nhiệt độ, ánh
sáng, chế độ nuôi dưỡng, quản lý, tác động xoa bóp, mùi vị con đực, tình trạng
cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến chu
kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh, thể dịch.
Tất cả các kích thích đó được cơ quan cảm nhận như: tai, mắt, mũi, da …
thu nhận, từ đó tác động lên hệ thống thần kinh trung ương và thông qua sự điều
tiết của tuyến yên để điều chỉnh quá trình sinh dục. Bởi vì giữa vùng
hypothalamus và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết với nhau, khu vực có nhiều
mạch quản và thần kinh. Nếu thần kinh đi vào hypothalamus bị tổn thương hay
đường truyền xuống tuyến yên bị cắt đứt thì sự phân tiết hormone kích thích sinh
dục của tuyến yên cũng đồng thời giảm theo.
Sự điều chỉnh chu kỳ tính không những được thực hiện tuân theo phương
thức phản xạ không điều kiện, mà có thể thực hiện thông qua sự liên hệ phản xạ

có điều kiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Cùng với yếu tố thần kinh, hormone của tuyến yên là một điều kiện quan
trọng và cần thiết để làm xuất hiện, điều chỉnh hoạt động của quá trình sinh dục.
Hypothalamus dưới tác động của gonadotropin releaser hormone (GRH).
Hormone này kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng FSH và LH, FSH kích
thích sự phát triển của trứng còn LH kích thích thải trứng và ảnh hưởng đến hình
thành thể vàng. Sau khi rụng trứng 7 ngày thể vàng đạt được kích thước 8 - 9 nm.
Ở tổ chức tuyến của thể vàng tiết ra hormone progesterol giúp cho quá trình
chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung. Thể vàng tồn tại trong suốt quá trình
mang thai hormone progesterol ức chế hypothalamus giải phóng GnRH trong
thời gian mang thai và qua đó ngăn cản động dục. Do vậy, hormone này được coi
như là hormone bảo vệ sự mang thai. Nếu như trứng rụng không được thụ tinh,
thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15 - 17 bị phá vỡ dưới tác động của prostaglandine
do sừng tử cung tiết ra sau đó chu kỳ tính mới lại bắt đầu.
Theo quy luật, lợn mẹ sau khi cai sữa con sẽ biểu hiện động dục vào ngày
thứ 4 đến thứ 8. Tuy nhiên, thời gian động dục trở lại sau cai sữa phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như thể lực lợn mẹ, thời gian bú sữa, khí hậu,...
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái
Mục đích của việc sản xuất lợn con là để bán, làm giống hay là để nuôi
thịt, kết quả sản phẩm này tùy thuộc vào khả năng sản xuất của lợn nái và được
thể hiện qua chỉ tiêu tổng hợp là số lợn con cai sữa (hay số lợn con có khả năng
sản xuất)/nái/năm. Để có được số lợn con cai sữa/nái/năm cao thì chúng ta cần
phải hoàn thiện tất cả các bước trong quá trình chăn nuôi. Các yếu tố ảnh hưởng
đến số lợn con cai sữa/nái/năm như:

- Tuổi thành thục về tính (ngày)
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
- Thời gian phối giống trở lại (ngày)
- Thời gian cai sữa (ngày)
- Tỷ lệ thụ thai (%)
- Số con sơ sinh/ổ (con)
- Số con còn sống/ổ (con)
- Số con để lại nuôi/ổ (con)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


- Số con 21 ngày tuổi/ổ (con)
- Số con cai sữa/ổ (con)
- Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)
* Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng đàn con
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con (%)
* Các nhân tố xác định thành tích sinh sản của lợn nái được minh họa qua sơ
đồ:
Số con cai sữa/nái/năm

Số con để


Số lứa/năm/nái

nuôi/lứa

Hao hụt

Số con

TG

chăn nuôi

sơ sinh sống

phối
sau cai sữa

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Hợp tử

rụng

trứng

chết


trứng

thụ tinh

Khoảng
cách giữa
cai sữa và
động dục

TG
mang
thai

Tỷ lệ
thụ
thai,
không
thụ thai

TG
bú mẹ

Không
có khả
năng
sinh
sản

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố xác định thành tích sinh sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 8


2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái, có thể
chia thành 2 loại: nhân tố di truyền và nhân tố ngoại cảnh. Trong các nhân tố
ngoại cảnh có 2 loại nhân tố tác động do thiên nhiên (thời tiết, khí hậu...), nhân tố
tác động do con người (kỹ thuật chăn nuôi, thụ tinh nhân tạo, cai sữa sớm, bổ
sung thức ăn cho lợn con...).
* Giống:
Giống là yếu tố mang tính di truyền, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất
sinh sản của lợn nái. Giống và đặc tính sản suất của nó gắn liền với năng suất. Các
giống khác nhau, năng suất sinh sản cũng khác nhau. Căn cứ vào khả năng sinh
sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:
- Các giống đa dụng như Landrace, Yorkshire và một số dòng nguyên
chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng (dòng bố) như Pietrain, Landrace của Bỉ có khả
năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dùng (dòng mẹ) như Meishan của Trung Quốc có khả
năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
* Phương pháp nhân giống:
Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.
+ Cho nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng là năng suất của
giống đó ví dụ như: Móng Cái Móng Cái, Y×Y.
+ Cho lai giống thì năng suất sẽ cao hơn 2 giống gốc, các giống gốc càng
thuần thì khi lai giống cho ưu thế lai càng cao.
+ Như vậy, nhân giống thuần chủng hay nhân giống tạp giao sẽ cho kết

quả sản xuất khác nhau.
* Thứ tự các lứa đẻ:
Khả năng sản xuất của lợn nái ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác
nhau. Lợn cái hậu bị, ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp, sau đó từ lứa 2
trở đi, số con/ổ sẽ tăng dần lên và đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lợn con/ổ ở các lứa từ
thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi, quản lý, chăm sóc sao cho đàn lợn mẹ
không tăng cân quá và cũng không gầy sút quá.
Giữ vững năng suất bằng cách kéo dài thành tích sinh sản của các lứa đẻ
từ thứ 6 trở đi cho đến lứa đẻ thứ 10 sẽ có lợi nhiều hơn là loại thải chúng sớm,
để thay thế bằng đàn nái hậu bị. Nếu tăng số lợn nái hậu bị đẻ lứa 1 vào đàn nái
sinh sản sẽ làm tăng giá thành của 1 kg khối lượng lợn con cai sữa, làm giảm lợi
nhuận của cơ sở chăn nuôi.
* Kỹ thuật phối giống:
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng đến số lượng lợn con/lứa. Chọn thời
điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con sơ sinh/lứa. Để xác
định được thời điểm phối giống thích hợp người chăn nuôi cần theo dõi lợn quá
trình động dục của lợn nái, thông thường sau khi lợn chịu đực khoảng 12 giờ sau
trứng sẽ rụng, thời gian rụng trứng kéo dài 10 - 15 giờ, vì vậy mà tùy vào phương
pháp phối giống ta chọn thời điểm phối giống cho thích hợp. Chẳng hạn nếu phối
giống 1 lần, khi lợn nái chịu đực sau 24 - 36 giờ ta cho phối. Còn nếu phối 2 lần thì
lần 1 sau khi chịu đực 24 giờ và lần 2 sau lần 1: 12 giờ hoặc 24 giờ. Đối với lợn nái
hậu bị lần 1 sau chịu đực 12 giờ và lần 2 sau chịu đực 24 giờ.
* Dinh dưỡng:

Dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị có chửa và lợn nái cơ bản có chửa là
yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới thành tích sản xuất của lợn nái. Một
khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng sẽ đạt được kết quả sinh sản
cao nhất. Với khẩu phần ăn đủ thức ăn tinh, có bổ sung khoáng, vitamin, thức ăn
xanh đầy đủ sẽ làm cho thành tích sinh sản của lợn nái cao và duy trì được lâu.
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố
ảnh hưởng
2.1.2.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng
- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích của từng
bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Thực chất của sự sinh trưởng chính là sự
tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Để theo dõi các chỉ
tiêu sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các cơ quan, bộ phận hay
toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong này phụ thuộc vào
loài vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá. Chẳng hạn lợn con thường cân khối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


lượng vào lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ. Đối với lợn thịt thường cân khối
lượng khi bắt đầu nuôi, kết thúc nuôi và từng tháng tuổi.
- Sự sinh trưởng của gia súc nói chung và của lợn nói riêng đều tuân theo
quy luật của sinh vật: quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật theo giai
đoạn và quy luật theo chu kỳ.
+ Quy luật sinh trưởng không đồng đều: quy luật này thể hiện ở chỗ
cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng trọng cũng vậy, các cơ quan
bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng có sự sinh trưởng và phát triển khác nhau,
ví dụ như: cơ thể lợn khi con non tốc độ sinh trưởng của các bắp cơ phát triển
mạnh hơn. Do đó, lợi dụng quy luật này, người ta tác động thức ăn sao cho lợn

tăng trọng nhanh ở giai đoạn đầu để tỷ lệ nạc cao hơn trong thành phần thịt xẻ.
+ Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn: đối với lợn là loài động vật có vú, quy
luật theo giai đoạn được chia ra thành giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai:
* Giai đoạn trong thai được chia thành: thời kỳ phôi thai là 1 - 22 ngày;
thời kỳ tiền thai là 23 - 38 ngày; thời kỳ thai nhi là 39 - 114 ngày. Trong thực tế
sản xuất, người chăn nuôi cần chú ý lợn chửa ở 2 thời kỳ là: thời kỳ I được tính
từ khi bắt đầu thụ thai cho đến trước 1 tháng trước khi đẻ, thời kỳ II là thời gian 1
tháng trước khi đẻ. Việc chia lợn chửa thành 2 thời kỳ I và II là để thuận tiện cho
việc chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa. Trên thực tế lợn chửa kỳ II rất quan
trọng, vì ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống về sau, 3/4
khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Lợn chửa kỳ II mà
nuôi dưỡng kém, sau khi sinh ra, dù nuôi dưỡng tốt lợn con vẫn chậm lớn ảnh
hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng.
* Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: giai đoạn này được chia ra làm 4 thời kỳ,
thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Thời
kỳ bú sữa ở lợn: thông thường ở Việt Nam là 60 ngày (2 tháng). Trong thời kỳ này
dù cho tách mẹ sớm ở 21, 28, 35, 42… ngày tuổi thì chế độ dinh dưỡng cho lợn con
vẫn là chế độ bú sữa mẹ. Thức ăn nhân tạo cho lơn con ở giai đoạn này phải chế
biến sao cho phù hợp với khả năng tiêu hóa của lợn con. Sau khi tách mẹ, những
ngày đầu thức ăn nhân tạo vẫn làm cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi vẫn
còn bú sữa mẹ. Có như vậy, khi đưa vào nuôi thịt hay nuôi hậu bị, lợn con không có
hiện tượng chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa sớm ở lợn con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn còn tùy thuộc vào mục

đích chăn nuôi mà người chăn nuôi thường có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
* Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn sơ sinh đến cai sữa
thường đánh giá qua các chỉ tiêu.
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/con (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Tăng khối lượng từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (kg)
- Tăng khối lượng từ 21 ngày tuổi đến cai sữa (kg)
- Tiêu tốn thức ăn/kg cai sữa (kg)
* Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ cai sữa đến xuất chuồng
thường dùng các chỉ tiêu.
- Tuổi bắt đầu thí nghiệm (ngày)
- Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg)
- Tuổi kết thúc thí nghiệm (ngày)
- Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg)
- Tăng khối lượng/ngày tuổi (kg)
- Tăng khối lượng/ngày nuôi (kg)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
Các tính trạng về khả năng sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của lợn
nói riêng đều là những tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền
và yếu tố ngoại cảnh, giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được biểu thị
P=G+E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình (Phenotyp value)
G là giá trị kiểu gen (Genotyp value)
E là sai lệch môi trường (Enviromental deviation)
- Ảnh hưởng của nhân tố di truyền
Các giống, các dòng khác nhau có tiềm năng sinh trưởng khác nhau, nó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 12


thể hiện ở quá trình tích lũy của các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ tổng hợp
protein phụ thuộc vào sự hoạt động của gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ
thể, tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc thông qua hệ số di truyền, hệ
số di truyền rất khác nhau ở các giai đoạn phát triển của lợn.
Để tạo ra dòng, giống có sức sản xuất cao phải chọn lọc những cơ thể
đực và cái có đặc tính di truyền mong muốn cho giao phối, trong quá trình đó
cần chọn lọc những cá thể có đặc tính tốt để củng cố tính di truyền. Kết hợp với
phương pháp chọn giống ta còn phải tiến hành lai tạo để nâng cấp khả năng
sinh trưởng của giống đó.
Ngoài ra, tính biệt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng
của con vật đó là do sự cấu thành của cơ thể khác nhau điều này được chi phối
bởi tác động của hormone. Thường ở lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn nái
và đực thiến, tuy nhiên nhu cầu năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng lớn hơn
lợn cái và đực thiến.
- Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh
Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn nói
riêng và của gia súc, gia cầm nói chung bao gồm rất nhiều yếu tố: điều kiện thiên
nhiên, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và sử dụng …
+ Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại biểu thị tổng hợp sự chăm sóc, quản lý,
nuôi dưỡng đàn lợn. Lợn sẽ phát huy được hết tiềm năng và cho sức sản xuất cao
trong điều kiện chăn nuôi phù hợp với đặc tính của chúng. Thông thường, khi bị
nuôi trong chuồng chật hẹp thì khả năng tăng trọng của lợn là thấp hơn so với
được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
+ Ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên
Đây là yếu tố khách quan tác động trực tiếp lên cơ thể lợn, như khi nhiệt
độ quá nóng làm cho lợn mệt mỏi, tiêu phí năng lượng nhiều, khi nhiệt độ quá

lạnh thì lợn cần phải huy động một nguồn năng lượng lớn để chống lạnh, từ đó
đều ảnh hưởng đến sức sản xuất của chúng. Lợn chỉ có thể phát triển tốt trong
một phạm vi nhất định với từng nhân tố. Chính vì vậy, trong chăn nuôi để hạn
chế được những tác động bất lợi của thiên nhiên, các cơ sở chăn nuôi phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi, tạo điều kiện
tiểu khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của lợn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


+ Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh
trưởng của lợn đó là yếu tố nuôi dưỡng. Một khẩu phần đầy phù hợp cho từng
giai đoạn phát triển, từng mục tiêu sản xuất với một chế độ ăn hợp lý sẽ tạo điều
kiện cho lợn phát huy được hết tiềm năng di truyền của nó. Trong khẩu phần ăn
của lợn ngoài việc phải đầy đủ các chất dinh dưỡng thì yêu cầu sự cân bằng dinh
dưỡng và chất lượng thức ăn là rất quan trọng, nó tăng tỷ lệ hấp thu, giảm chi phí
năng lượng cho tiêu hóa từ đó tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và làm giảm TTTĂ/kg
tăng trọng.
2.1.3. Cơ sở sinh lý của năng suất thân thịt, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu
tố ảnh hưởng
2.1.3.1. Các thành phần của năng suất thân thịt và cơ sở sinh lý học
Chất lượng thân thịt bao gồm thành phần thân thịt cũng như chất lượng thịt
và mỡ. Các hợp phần cấu thành chất lượng thân thịt được thể hiện ở sơ đồ sau:
Giá trị thân thịt

- Nội tạng
- Mỡ nội tạng

Chất lượng thân thịt


- Phần khác
(da, lông…)

Thành
phần
thân thịt
(các đoạn cắt,
các tổ chức: nạc,
mỡ, xương, da)

Chất lượng thịt
(phẩm chất thịt,
giá trị dinh
dưỡng của thịt)

Chất lượng
mỡ

Sơ đồ 2.2: Các hợp phần cấu thành của thân thịt
Tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da được coi như là các chỉ tiêu đánh giá thành phần
thân thịt. Tỷ lệ xương và da chiếm khoảng 20%. Sự khác nhau về thành phần thân
thịt chủ yếu do sự thay đổi của phần thịt nạc và mỡ, khối lượng của các đoạn cắt
có ý nghĩa quyết định như phần tổ chức cơ có trong toàn bộ thân thịt cho nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



phương pháp mổ khảo sát cắt đoạn không chỉ dùng để đánh giá phần thịt nạc (r =
0,94 - 0,97) mà còn sử dụng như là cơ sở để đánh giá phần thịt nạc. Phần thịt nạc
có thể được đánh giá dựa vào kích thước các chiều đo của thân thịt (kích thước và
diện tích).
Phẩm chất thịt được biểu hiện như là chất lượng thịt và được đánh giá
thông qua các đặc tính của thịt nạc như kỹ nghệ chế biến, các đặc tính thuộc giác
quan và hàm lượng dinh dưỡng.
2.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thân thịt
Để đánh giá năng suất thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về
thân thịt và chất lượng thịt. Đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng: tuổi giết
thịt, khối lượng kết thúc, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc,
độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn.
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất thân thịt
- Yếu tố giống
Các giống khác nhau thì có khả năng cho thịt và chất lượng thịt cũng rất
khác nhau. Ngày nay, do yêu cầu của thị trường hay yêu cầu của người tiêu dùng
đòi hỏi thịt ít mỡ, cho nên xu hướng hiện nay bằng các biện pháp nhân giống,
chọn lọc, lai tạo đã làm thay đổi rõ rệt thành phần thân thịt.
Ảnh hưởng của giới tính: sự khác nhau về giới tính có ảnh hưởng rất rõ tới
thành phần thân thịt đó chính là do sự tác động của các hormone khác nhau. Ở
cùng khối lượng giết thịt, đực giống có tỷ lệ nạc cao nhất sau đó đến lợn cái và
đực thiến. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa lợn đực và lợn cái là nhỏ hơn so với lợn
đực và lợn thiến.
- Yếu tố môi trường
Ngoài các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến thành phần thịt xẻ thì các yếu tố
môi trường đặc biệt là nuôi dưỡng có ảnh hưởng làm thay đổi thành phần này. Rõ
ràng là cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein cho gia súc sẽ thúc đẩy quá trình tổng
hợp protein trong cơ thể.
Hạn chế thức ăn và một số năng lượng có ảnh hưởng đến thành phần thân
thịt. Ở lợn được nuôi dưỡng tự do, năng lượng thu được cao hơn so với nhu cầu

nên tích lũy nhiều mỡ, gia súc thậm chí biểu hiện tăng trọng của phần nạc thấp
hơn Nhiều tác giả chỉ ra rằng, nuôi dưỡng tự do ở giai đoạn vỗ béo thứ nhất sau
đó bằng khẩu phần ăn hạn chế sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ nạc trong thân thịt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Như vậy, ảnh hưởng của nuôi dưỡng đến thành phần thân thịt là kết quả
của mối quan hệ tích lũy protein và lipit khác nhau. Do vậy, nuôi dưỡng định
hướng lợn vỗ béo phải được đề cập tới để có thể khai thác triệt để khả năng tích
lũy nạc cực đại hay với mục đích sản xuất thân thịt với phần mỡ thấp.
Nuôi dưỡng ít có ảnh hưởng tới phẩm chất thịt. Các kết quả nghiên cứu
thường biểu hiện mâu thuẫn lẫn nhau. Tuy nhiên, cường độ nuôi dưỡng có ý
nghĩa hay có ảnh hưởng đến phẩm chất thịt. Lợn được nuôi dưỡng tự do thường
có phẩm chất thịt không mong muốn cao hơn so với lợn được nuôi dưỡng theo
khẩu phần và hạn chế. Điều chắc chắn là cả trong trường hợp cung cấp đầy đủ
hoặc quá nhiều chất dinh dưỡng đều làm tăng cường các ảnh hưởng stress khác,
điều đó phụ thuộc vào hàm lượng glucogen.
Ngoài yếu tố nuôi dưỡng thì hình thức nuôi dưỡng và khí hậu có ảnh
hưởng đến thành phần thân thịt. Các yếu tố này có tác động không chỉ đến thành
phần thân thịt mà còn đến thành tích vỗ béo. Độ lớn của nhóm có ảnh hưởng
không rõ ràng đến thành phần thân thịt. Bên cạnh đó, hình thức nuôi theo nhóm
và nuôi có thể có ảnh hưởng đến thành phần thân thịt. Các yếu tố về nhiệt độ và
độ ẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của gia súc, bởi vì chúng có ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất ở lợn.
Qua đây cho thấy ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phương thức giết mổ…ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất thân thịt. Muốn có được thân thịt và chất lượng thịt đạt theo tiêu chuẩn của
giống thì khâu nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đặc biệt quan trọng.

2.1.4. Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là tỷ lệ chuyển hoá thức
ăn để đạt được tốc độ tăng khối lượng cơ thể, vì tăng khối lượng cơ thể là một
chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn. Nói cách khác tiêu tốn thức
ăn là một hiệu suất giữa thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng cơ thể.
Chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, tiêu tốn thức ăn
trên kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng. Tiêu
tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu, thời tiết, chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình hình sức khoẻ của đàn lợn. Đây là chỉ tiêu có ý
nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


2.1.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn là mối tương quan so sánh giữa thu
nhập có được so với lượng chi phí đầu tư cho 1 lứa lợn thịt hay lợn nái.
Để tính được hiệu quả kinh tế nuôi lợn, các chi phí để tạo ra sản phẩm
(thịt, lợn con) cần biết cách tính giá thành sản phẩm. Giá thành gồm có:
* Chi phí cố định: Bao gồm các chi phí về đầu vào cho việc sản xuất ra
sản phẩm. Các chi phí này là những chi phí bắt buộc phải chi bao. Cụ thể như:
- Tiền công cho bộ phận quản lý, bảo vệ, sửa chữa chuồng trại, vệ sinh
định kỳ.
- Tiền thay thế dụng cụ chăn nuôi, sửa chữa máy móc. Tiền khấu hao
chuồng nuôi, máy móc.
- Tiền vay lãi ngân hàng.
- Tiền thuế, tiền bảo hiểm.
- Các khoản tiền chi khác.

* Chi phí không cố định: Chi phí này chỉ thể hiện khi có lợn trong chuồng
nuôi, gồm:
- Chi phí thức ăn, thường chiếm tới 70 – 75% trong tổng chi phí cho giá
thành sản phẩm chăn nuôi lợn.
- Nhân công chăn nuôi trực tiếp, bảo vệ, thú y, điện nước …theo tỷ lệ
đầu con.
- Chi phí mua con giống, chi phí vận chuyển.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn giống lợn trên thế giới đã sử dụng
các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm nhiều máu
có năng suất và tỷ lệ nạc cao. Nhiều giống lợn cao sản đã được sử dụng làm
nguyên liệu cho các công thức lai như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D),
Hampshire (H), Pietrain (Pi)…
Theo Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm
trước, việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


thành phổ biến.
So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski et al. (1997),
cho thấy con lai có 25% và 50% máu Pi có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Sử
dụng đực lai F1(Pi × Du) có tác dụng nâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn
(Gajewczyk et al., 1998). Các nghiên cứu của Gerasimov et al.(1997) cho biết lai
hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ
ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng

số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 con so với 10,1 con/lứa), tăng khối
lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Vì vậy, việc sử dụng lai hai, ba giống là
phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm
(Dzhunelbaev et al., 1998). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy
lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn thuần. Gerasimov et
al. (1997) cho biết công thức lai hai giống (Du × Large Black), công thức lai ba
giống Du × (Poltava Meat × Russian Large White) có khả năng tăng trọng cao
nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác.
Ở Mỹ, năng suất sinh sản của đàn lợn nái năm 1970 chỉ đạt 7,2 lợn con cai
sữa/lứa, với số lứa đẻ/nái/năm là 1,80 (Gerrits et al., 1979, trích từ Gordon, 1997).
Việc sử dụng nái lai (L×Y) phối giống với lợn Pi để sản xuất con lai ba
giống, sử dụng nái lai (L×Y) phối với lợn đực lai (Pi×Du) để sản xuất con lai bốn
giống khá phổ biến tại Bỉ (Pascal Leroy et al., 1996). Lợn đực giống Pi đã được
cải tiến có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt
(Leroy et al., 2000). Warnants et al. (2003), cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái
lai phối giống với lợn đực Pi để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức
ăn thấp.
Tại Áo với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản
xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein×LW)
và F1(Edelschwein×L) được phối giống với lợn đực Pi hoặc Du để sản xuất con
lai ba giống nuôi thịt.
Khi lai giữa Du với L Bỉ, các tác giả Pavlik and Pulkrabek (1989) cho biết
con lai có tăng khối lượng đạt 804 g/ngày cao hơn so với lợn lai F1(L×Y).
Millet et al. (2004) nghiên cứu về lợn lai Pi×(L×Du) cho kết quả về khả
năng qua các giai đoạn nuôi 21 – 43 kg; 43 – 70 kg và 70 – 105 kg đạt tương ứng
643; 833 và 792 g/ngày với mức tiêu tốn thức ăn tương ứng cho các giai đoạn là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18



×