Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổ chức họat động ôn tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.17 KB, 13 trang )

Tạp chí Dạy và học ngày nay. Số tháng 2/2007
Tổ chức hoạt động ôn tập trong dạy học lịch sử ở tr-ờng THPT
ThS. Hoàng Thanh Tú Khoa S- phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội
Trong dạy học lịch sử (LS) ở tr-ờng phổ thông, giáo viên (GV) h-ớng
dẫn cho học sinh (HS) tiếp thu hai loại tri thức: Thứ nhất, củng cố, bổ sung
những tri thức đã được tiếp nhậnThứ hai, cung cấp kiến thức mới(1).
Củng cố, ôn tập tri thức đã tiếp nhận một cách vững chắc sẽ là cơ sở cho học
sinh tiếp thu tri thức mới. Theo Jean-Marc Denommé và Madeleine Roy
trong cuốn Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, ng-ời học khai
thác cái mà anh ta đã biết, với sự giúp đỡ của người dạy để nắm bắt và thu
lượm tri thức mới(2).
Các bài học trong ch-ơng trình môn Lịch sử ở tr-ờng THPT đ-ợc kết
cấu theo một hệ thống, có mối liên hệ lôgic với nhau. Việc tổ chức hoạt động
ôn tập một cách hiệu quả sẽ giúp HS không chỉ nhớ đ-ợc các sự kiện lịch sử
cơ bản trong mối quan hệ lôgic, biện chứng mà còn đ-ợc rèn luyện các kỹ
năng học tập bộ môn. Trong dạy học LS ở tr-ờng phổ thông, hoạt động ôn
tập th-ờng đ-ợc tổ chức ở phần sơ kết của từng bài học, sơ kết sau khi kết
thúc một ch-ơng và đặc biệt là trong các bài ôn tập, tổng kết riêng biệt.
Sơ kết bài học là một hình thức ôn tập th-ờng xuyên trong dạy học LS
ở tr-ờng phổ thông. Còn các bài ôn tập, tổng kết cuối mỗi ch-ơng hay một
giai đoạn lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng. Bài ôn tập là bài học được tổ
chức với mục đích là ôn lại, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã
học(3) . Nhiệm vụ của loại bài này nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến
thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên trong thực tế
nhiều giáo viên còn bỏ qua hoặc tiến hành một cách vội vàng phần sơ kết bài
học. Khi dạy các bài ôn tập, tổng kết nhiều GV còn nhắc lại nội dung trong
SGK, sử dụng các ph-ơng pháp giảng dạy đơn điệu nên HS th-ờng không
hứng thú với những tiết học này. Việc GV ch-a chú ý đúng mức đến việc tổ
chức hoạt động ôn tập, ch-a h-ớng dẫn cách học bài cho HS đã dẫn đến một
thực trạng là các em ch-a ham thích học tập bộ môn và kết quả học tập còn
hạn chế.


Một số hình thức d-ới đây giúp GV tổ chức hoạt động ôn tập cho HS
một cách hiệu quả hơn:
1. Ôn tập sự kiện:
- Sắp xếp các sự kiện lịch sử

1


GV lập danh sách các sự kiện cơ bản trong một bài, một ch-ơng hoặc
một giai đoạn sau đó yêu cầu HS sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời
gian. Cách này rất dễ thực hiện nhằm giúp HS ghi nhớ các sự kiện LS.
- Vẽ sơ đồ mạng thiết lập mối liên hệ giữa các sự kiện:
GV đ-a ra chủ đề ôn tập rồi h-ớng dẫn HS vẽ sơ đồ mạng thiết lập mối
liên hệ giữa các sự kiện LS. Hoặc GV có thể cung cấp cho HS một sơ đồ
trống với các từ khóa gợi ý để giúp HS điền vào sơ đồ tổng kết đó. Bằng cách
này GV đã h-ớng dẫn HS không chỉ ghi nhớ mà còn phân tích để hiểu bản
chất của các sự kiện LS. Qua đó cũng rèn cho HS các kỹ năng t- duy: lôgic,
phân tích, tổng hợp; rèn các kỹ năng học tập bộ môn: vẽ sơ đồ, sắp xếp thông
tin...
Ví dụ: Chủ đề ôn tập Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ
hai (Môn Lịch sử lớp 12).
Hội nghị I-an-ta
Thời gian: tháng 2/1945
Tham dự: nguyên thủ ba
c-ờng quốc Liên Xô, Mĩ,
Anh (Xtalin, Rudơven,
Sớcsin)
Địa điểm: I-an-ta (Liên
Xô)


Những quyết định quan trọng
Tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít
Thành lập tổ chức Liên
hợp quốc
Thỏa thuận về việc đóng
quân, phân chia phạm vi
ảnh h-ởng

Hệ quả
Một trật tự thế giới mới
đ-ợc hình thành trật tự
hai cực I-an-ta

Trật tự thế giới mới sau
chiến tranh thế giới thứ
hai- Hội nghị I-an-ta và
Pôt-xđam

Hội nghị Pôt-xđam
Thời gian: tháng 7, 8 1945
Tham dự: Nguyên thủ
ba c-ờng quốc Liên Xô,
Mĩ, Anh (Xtalin, Truman
Sớcsin)
Địa điểm: Pôt-xđam
(Đức)

Quyết định
Giải quyết vấn đề n-ớc

Đức
Thỏa thuận phân chia
các khu vực chiếm đóng và
kiểm soát n-ớc Đức
2

Hệ quả
Trên lãnh thổ Đức hình
thành hai nhà n-ớc Đức với
chế độ chính trị và con
đ-ờng phát triển khác nhau


2. Ôn tập các khái niệm lịch sử:
Ghi nhớ chính xác và biết cách sử dụng các khái niệm là một yêu cầu
bắt buộc đối với HS trong học tập LS. Sau khi học xong một ch-ơng hay một
giai đoạn LS, GV cần h-ớng dẫn HS ôn tập bằng cách lập bảng tổng kết các
khái niệm mà HS đ-ợc học theo ba nội dung: khái niệm, giải thích, hoàn
cảnh lịch sử. Theo cách này HS không chỉ giải thích đ-ợc nội dung khái
niệm mà còn gắn nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để hiểu sâu sắc hơn.
Ví dụ:
Khái niệm
Giải thích
Hoàn cảnh lịch sử
Cải tổ
Tổ chức lại nền kinh tế, Công cuộc cải tổ do
chính trị, xã hội theo M.Goóc-ba-chốp tiến
những yêu cầu mới, hành ở Liên Xô từ 1985
nguyên tắc mới.
1991.

Hậu quả là chế độ
XHCN ở Liên Xô sụp
đổ,
Liên
bang
CHXHCN Xô Viết tan
rã.
Trật tự hai cực I-an-ta
Trật tự thế giới đ-ợc Theo sự thỏa thuận của
thiết lập sau Chiến tranh ba n-ớc Liên Xô, Mĩ,
thế giới thứ hai, phân Anh tại Hội nghị I-anchia thành hai cực ta (tháng 2/1945), thế
đối lập nhau: Liên Xô giới chia thành hai phe,
(đại diện cho các n-ớc trật tự hai cực I-an-ta
XHCN) và Mĩ (đại diện đ-ợc thiết lập. Từ năm
cho các n-ớc TBCN).
1991, trật tự này bị sụp
đổ, trật tự thế giới mới
hình thành.
Chiến tranh lạnh
Là cuộc chiến tranh đối Tình hình thế giới luôn
đầu của các n-ớc đế căng thẳng từ sau Chiến
quốc đối với Liên Xô và tranh thế giới thứ hai do
các n-ớc XHCN từ sau chính sách chạy đua vũ
Chiến tranh thế giới thứ trang, lập các liên minh
hai.
quân sự của các n-ớc đế

3



quốc nhằm bao vây để
rồi ngăn chặn, tiêu diệt
các n-ớc XHCN.
Tổ chức hoạt động ôn tập trong dạy học lịch sử ở tr-ờng THPT đạt ba
mục tiêu cơ bản: giúp học sinh đạt đ-ợc tính bền vững của kiến thức, giáo
dục t- t-ởng, tình cảm, lòng ham thích học tập lịch sử và rèn luyện các kỹ
năng học tập bộ môn. Vì vậy mỗi GV cần chú ý đến việc tổ chức hoạt động
ôn tập một cách hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng thụ động trong nghe
giảng, ghi chép và trả lời đúng nh- thầy giảng, nh- sách viết khi kiểm tra của
học sinh phổ thông hiện nay. Đây cũng chính là một biện pháp h-ớng dẫn HS
ph-ơng pháp học nhằm giúp các em thành công trong học tập môn Lịch sử.

Tài liệu tham khảo
1. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Ph-ơng pháp dạy học lịch sử, tập 2.
NXBĐHSP, Hà Nội, 2002, tr.116.
2. Jean Marc Denommé et Madeleine Roy. Tiến tới một ph-ơng pháp sphạm t-ơng tác. NXB Thanh niên. Hà Nội, 2000, tr.73.
3. Phạm Viết V-ợng, Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000,
tr.117.

4













×