Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học và tác dụng giải lo âu của cây trinh nữ móc ( mimosa diplotricha var diplotricha sauvalle)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 91 trang )

MỤC LỤC 

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 
1.1.2. Đặc điểm thực vật của loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle ............... 3 
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Mimosa L. ....................................................................... 3 
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle (Mimosa
invisa Mart. ex Colla) [4][53][55]. ................................................................................. 4 
1.1.2.3. Đặc điểm thực vật thứ Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle ............... 5 
1.1.3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến ......................................................................... 5 
1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................................... 5 
1.1.5. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của loài Mimosa diplotricha var.
diplotricha Sauvalle ......................................................................................................... 9 
1.1.6. Sử dụng loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle trong y học cổ truyền . 10
1.2. Tổng quan về lo âu và rối loạn lo âu ....................................................................... 10 
1.2.1. Định nghĩa, phân loại ........................................................................................... 10 
1.2.2. Thuốc hóa dược sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu .......................................... 11 
1.2.3. Sử dụng dược liệu trong điều trị rối loạn lo âu .................................................... 11 
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................................. 15 
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 15 
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ....................................................................................... 15 
2.1.2. Hóa chất ............................................................................................................... 15 
2.1.3. Thiết bị ................................................................................................................. 16 
2.1.4. Động vật thí nghiệm ............................................................................................. 16 
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 17 
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc. ..................... 17 



2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc. ............... 17 
2.2.3. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn phần
cây Trinh nữ móc. .......................................................................................................... 17 
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 17 
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc ...................... 18 
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc ................ 18 
2.3.3. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng giải lo âu dịch chiết nước toàn phần phần
trên mặt đất cây Trinh nữ móc ....................................................................................... 22 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 29 
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc ................... 31 
3.2.1. Định tính một số nhóm chất hữu cơ trong dược liệu ........................................... 31 
3.2.4. Phân lập một số thành phần từ phân đoạn ethyl acetat ........................................ 35 
3.3. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn phần cây
Trinh nữ móc. ................................................................................................................. 40 
3.3.1. Đánh giá độc tính cấp của cây Trinh nữ móc ...................................................... 40 
3.3.2. Đánh giá tác dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn phần Trinh nữ móc ............ 42 
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết nước toàn phần Trinh nữ móc đến hoạt động
tự nhiên và hành vi khám phá của chuột trên thử nghiệm OFT..................................... 43 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 51 


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APA

Hiệp hội tâm thần Hoa Kì ( The American Psychiatric Association)

BZD
BuOH
DCM

DSM-5TM

Benzodiazepin
Buthanol
Dicloromethan
Diagnostic and Statist manual of Mental disoreders ( Fifth edition)

DZP
EPM

Diazepam
Mô hình chữ thập nâng cao (Elevated plus maze)

EtOAc

Ethyl acetat

GABA

Gamma amino butyric acid

GAD

Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder)

Gdl

Gam dược liệu (Tính theo dược liệu khô tuyệt đối)

ICD-10


International Classification of Diseases, Tenth Revision

LD50
MeOH
MS

Lethal Dose (Liều 50% động vật thực nghiệm chết)
Methanol
Mass spectrometry (Khối phổ)

NMR

Nuclear magnetic resonance (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)

OFT

Mô hình môi trường mở (Open frield test)

PD
SIT

Rối loạn hoảng sợ (Panic disorder)
Mô hình tương tác xã hội (Social interaction test)

SLTT
SSRI

Số lần ở trung tâm
Ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin (Serotonin selective reuptake

inhibitors)

TGTT
TLC
(SKLM)
TT
WHO
YHCT

Thời gian ở trung tâm
Sắc ký lớp mỏng
Thuốc thử
Tổ chức y tế thế giới (The World Health Organization)
Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1

3.3

Tên bảng
Trang
Các loài thuộc chi Mimosa L. phân bố ở Việt Nam
4
Các phản ứng hóa học áp dụng trong định tính loài Mimosa
18
diplotricha var. diplotricha Sauvalle
31

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm hợp chất trong loài Mimosa
diplotricha var. diplotricha Sauvalle
Kết quả định tính flavonoid và alcaloid trong các phân đoạn của
33
loài Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle
Dữ liệu phổ NMR của hợp chất MD02
37

3.4

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất MD03

39

3.5

Bố trí thí nghiệm cho thử độc tính cấp của mẫu thử cao Trinh
nữ móc
Kết quả khảo sát tác dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn
phần của dược liệu Trinh nữ móc theo mô EPM

41

Kết quả khảo sát tác dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn phần
Trinh nữ móc theo mô hình OFT

44

2.1
3.1

3.2

3.6
3.7

42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Công thức một số flavonnoid phân lập từ loài
Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle
Loài Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle
thu hái ở Hải Dương
Sơ đồ chiết xuất phân đoạn phần trên mặt đất
Trinh nữ móc
Mô hình chữ thập nâng cao
Mô hình môi trường mở
Vi phẫu thân Mimosa diplotricha var. diplotricha
Sauvalle
Một số đặc điểm bột phần trên mặt đất loài
Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle
Sắc kí đồ của cắn ethyl acetat với hệ dung môi (II)

Công thức cấu tạo của rutin
Công thức cấu tạo của quercetin

8

2.1
2.2
2.3
2.4
3.1
3.2
3.4
3.5
3.6

15
21
25
26
29
30
34
38
40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tâm sinh lý cũng
như hành vi của người bệnh. Bệnh có tỷ lệ mắc cao cũng như xu hướng ngày
càng gia tăng [20]. Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là

phối hợp liệu pháp tâm lý với thuốc giải lo âu (anxiolytics). Hạn chế lớn nhất
của các thuốc có nguồn gốc hóa dược là tác dụng phụ, khả năng lệ thuộc thuốc
và phản ứng cai thuốc xảy ra khi dừng điều trị. Vì vậy, sử dụng các thuốc và sản
phẩm có nguồn gốc dược liệu hiện được coi là hướng tiếp cận bổ sung và thay
thế cho các thuốc có nguồn gốc hóa dược trong điều trị rối loạn lo âu [42].
Cây Trinh nữ móc có tên khoa học là Mimosa diplotricha var. diplotricha
Sauvalle (Họ Đậu Fabaceae) là một loài mọc hoang với sức sống mạnh mẽ, phát
tán rộng rãi ở nhiều tỉnh nước ta. Ở một số nước loài này được coi là loài xâm
thưc có hại cần phải diệt bỏ. Cây thường mọc lẫn với loài Trinh nữ (Xấu hổ)
Mimosa pudica L. là một loài đã được sử dụng trong y học cổ truyền nhiều nước
để điều trị các trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh. Mặc dù ở Việt nam,
Trinh nữ móc không được dùng làm thuốc nhưng trong y học cổ truyền của một
số nước, cây đã được sử dụng với tác dụng trấn an tinh thần. Kết quả nghiên cứu
bước đầu của chúng tôi cho thấy cả 2 loài Mimosa pudica và Mimosa
diplotricha đều có tác dụng an thần, giải lo âu.
Tuy nhiên cho đến nay trên thế giới mới có một số ít nghiên cứu về thành
phần hóa học của Trinh nữ móc, chưa có nghiên cứu nào, đặc biệt tại Việt nam
về thành phần hóa học cũng như tác dụng làm thuốc của loại cây này. Do đó để
nghiên cứu sâu hơn theo định hướng tác dụng giải lo âu, nhằm mục đích có thể
đưa dược liệu này vào sử dụng, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành
phần hóa học và tác dụng giải lo âu của cây Trinh nữ móc (Mimosa
diplotricha var. diplotricha Sauvalle)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Mô tả được đặc điểm vi học phần trên mặt đất của loài Mimosa diplotricha
var. diplotricha Sauvalle
2. Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất của
diplotricha var. diplotricha Sauvalle
1

loài Mimosa



3. Đánh giá được độc tính cấp, tác dụng giải lo âu của dịch chiết toàn phần
phần trên mặt đất loài Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây Trinh nữ móc
1.1.1. Tên gọi, vị trí phân loại của cây Trinh nữ móc
Tên khoa học: Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle
Tên đồng nghĩa: Mimosa invisa [55].
Tên địa phương: Anathottawadi, padaincha (Ấn Độ), banla saet
(Campuchia), duri semalu (Malaysia), makahiyang lalaki (Philippin), maiyaraap
thao (Thailan), cogadrogadro (Fiji) [55].
Theo hệ thống phân loại Takhtajan 1987, Mimosa diplotricha C. Wright
ex Sauvalle thuộc chi Mimosa L., phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), Họ Đậu
(Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), phân lớp Hoa Hồng (Rosidae), lớp Ngọc Lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), giới thực vật (Plantae) [3].
1.1.2. Đặc điểm thực vật của loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Mimosa L.
Cây bụi hay cây cỏ, hiếm khi cây gỗ, thường có gai. Lá kèm nhỏ, rụng
sớm. Lá kép lông chim, thường rất nhạy cảm. Cụm hoa hình cầu hay hình trụ
nhọn, đơn độc hay tụ lại thành bó, mọc ở nách lá, có cuống. Hoa nhỏ, lưỡng
tính, không cuống, thường 4 cánh, hình chuông, có răng cưa, tiền khai hoa van.
Tràng hợp ở gốc. Nhị 4 - 8, rời, thò. Bao phấn không có nắp. Bầu nhụy chứa rất
nhiều noãn, dạng sợi mảnh. Quả loại đậu, hình thuôn dài hay thẳng, thường dạng
phẳng - bẹt, có lông. Quả thắt lại theo các hạt, có nhiều lông cứng, đốt mang
một hạt. Hạt hình elip hoặc hình cầu, phẳng [55].
Chi Mimosa L. có khoảng 400 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở khu

vực nhiệt đới châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á [39]. Ở Việt Nam có 4 loài, nguồn
gốc và phân bố của 4 loài này được trình bày ở bảng 1.1[4][13][17].

3


Bảng 1.1: Các loài thuộc chi Mimosa L. phân bố ở Việt Nam [13]

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Nguồn gốc

Phân bố ở
Việt Nam

Mimosa

Trinh nữ móc,

diplotricha C.

Trinh nữ có gai,

Vùng nhiệt

Khắp nơi ở

Wright ex


Trinh nữ thân

đới châu Mỹ

Việt Nam

Sauvalle

vuông

M. pigra L.

Mai dương,
Trinh nữ nhọn
Trinh nữ, Trinh nữ

M. pudica L.

móc, Mắc cỡ, Cỏ
thẹn

M.scabrella

Trinh nữ nhám,

Benth.

Trinh nữ sao


Vĩnh Phúc,
Nam Mỹ

Hải Dương,
Lâm Đồng...

Vùng nhiệt

Khắp nơi ở

đới Châu Mỹ

Việt Nam

Nam Braxin

Lâm Đồng

1.1.2.2. Đặc điểm thực vật loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle
(Mimosa invisa Mart. ex Colla) [4][53][55].
Cây bụi thấp hay cây cỏ lâu năm. Thường có dạng bụi dày đặc, hệ thống rễ
phát triển mạnh mẽ, thường hóa gỗ ở phần gốc sát mặt đất. Thân leo hoặc mọc
bằng phẳng trên mặt đất, có thể cao đến 5m, 4 góc, nhiều lông, với nhiều gai uốn
ngược lại mọc rải rác ngẫu nhiên dọc theo chiều dài thân, gai dài 3 - 6 mm.
Lá kép lông chim, dài 10 - 15 cm, nhạy cảm khi chạm phải, có từ 4 - 9 cặp thứ
diệp, dài 2 - 4,5 cm, lá mang 12 - 30 cặp lá chét, không cuống, hình thuôn dài,
dài 12 mm, rộng 1,5 mm. cụm hoa đầu, 1- 3 ở nách lá, dài 1 cm (có nhiều sợi
4



lông nhỏ), cuống hoa dài 5 - 10 mm. Hoa lưỡng tính. Đài hoa hợp. Tràng hình
phễu, chia 4 thùy, có lông tơ ở ngoài. Nhị 8, màu hồng tím nhạt có lông tơ. Quả
mọc thành cụm, hơi cong, thuôn dài, có nhiều lông cứng, màu vàng nâu, tách
ngang thành nhiều đoạn, đoạn có chứa một hạt. Hạt phẳng, hình trứng, dài 2 2,5 mm, màu nâu sáng. Loài này gồm 2 thứ Mimosa diplotricha var. diplotricha
Sauvalle và Mimosa diplotricha var. odibilis Barneby.
1.1.2.3. Đặc điểm thực vật thứ Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle.
Cây bụi cao 2-6m, thân vuông bốn cạnh mang gai móc ngược, gai dài 1,32,6mm. Lá kép lông chim, có từ 4-9 cặp thứ diệp, mỗi thứ diệp mang từ 12-30
đôi lá chép nhỏ, có hiện tượng cụp lá khi gặp tác động. Cụm hoa hình cầu màu
hồng, ở nách lá, cuống dài 0,5-0,6mm, hoa có 8 nhị, hoa nở vào cuối thu. Quả
dẹt co gai nhỏ, thắt lại giữa các hạt, có từ 3-5 hạt. Hạt hình bầu dục hay hình
trứng dẹt, nâu bóng, dài 2-,36mm, rộng 1,9-2,7mm[55].
1.1.2.4. Đặc điểm thực vật thứ Mimosa diplotricha var. odibilis Barneby.
Giống đặc điểm của thứ Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle, tuy
nhiên ở thứ này thân không mang gai móc ngược [56].
1.1.3. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
1. Đối với loài Mimosa diplotricha var. diplotricha, ở Việt Nam, loài này
chưa được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, y học cổ truyền ở một số nước sử
dụng rễ, lá hoặc toàn cây cho một số tác dụng dược lý khác nhau [31].
1.1.4. Thành phần hóa học
Một số nhóm hợp chất đã được phân lập từ loài này, bao gồm:
- Flavonoid: Đây là nhóm hợp chất được tìm thấy nhiều nhất. Cấu trúc một
số flavonoid phân lập từ loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle được
trình bày ở hình 1.4 [31].
5


OH
OH
HO


OH

O

OH
HO

O
OH

O

OH

O

H3C

OH
OH

O

OH
OH

O

Quercetin (1)


quercetin - 3 - O – rhamnopyranosid (2)
OH

OH

OH

OH
HO

HO

O

O

O
OH

O

O OH
HO

O

OH

O


OH

O

OH

OH

OH

quercetin - 3 - O – arabinofuranosid (3)

quercetin - 3 - O – xylopyranosid (4)
O

OH

OH

OH
HO

HO

O

OH

CH3


O

O

O

6

O
CH3


Luteolin (5)

5,3’ - di - O – methylluteolin (6)
OH

OH

OH
HO

O

OH

OH
HO

O


OH

O
OH

O

O

OH

O

OH

OH

O

O

HO

OH

OH

OH


myricetin - 3 - O – xylopyranosid (7)

myricetin - 3 - O – arabinofuranosid (8)

OH
O
HO

CH3

OH

OCH3
H3CO

O

O

OH

O
O

OCH3

CH3

O


7,3’,4’ - trihydroxy - 3,8 dimethoxy – flavon (9)

H3CO

diplotrin A (2’, 5’ - dihydroxy - 3,
7, 8, 4’ - tetramethoxy - flavon) (10)

HO

OCH3

OCH3
O

OCH3

HO

OH

H3CO

O

OCH3
OCH3

OCH3
O


diplotrin B (3’ - hydroxy - 3, 7,
8, 4’ - tetramethoxy - flavon) (11)

O

diplotrin C (2’ - hydroxy - 7, 4’,
5’ - trimethoxy - flavon) (12)
7


H3CO

O

OCH3

OCH3
O

HO

OH

O

CH2OH
OCH3

O


OH

O
OH

O

diplotasin (4 - hydroxy - 3, 10, 11 trimethoxyisochromeno - [4,3 - b chromen - 7(5H) – one (13)

O

OCH3

5” - methoxy hydnocarpin – D (14)
OCH3

OCH3
H3CO

H3CO

O

H3CO

OCH3

OCH3
O
OH

OCH3

OH

O

O

4’, 6, 7 - trimethoxy – flavonol (15)

2’ - hydroxy - 3, 7, 8, 4’, 5’ pentamethoxy – flavon (16)
OH

O

O

OH

O

Alpinumisoflavon (17)
Hình 1.1. Công thức cấu tạo một số flavonoid phân lập từ loài
Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle
- Hợp chất phenol:
Các hợp chất phenol đã được tìm thấy trong dịch chiết clorofom của loài
Mimosa invisa Mart. ex Colla: 4 - hydroxy - 3, 5 - dimethoxy benzaldehyd; acid
8



4 - hydroxy - 3 - methoxy benzoic (acid vanillic); 4 - hydroxy - 3 - methoxy
benzaldehyd (vanillin)[16].
- Các hợp chất triterpenoid: 3 triterpenoid đã được phân lập là lupeol, β amyrin, và acid betulinic [31][32].
- Các hợp chất khác:
Hai hợp chất nhóm lignan (salicifoliol, pinoresinol), dẫn chất coumarin (acid p
- hydroxy coumaric) và sitosterol được phân lập từ thân loài Mimosa diplotricha
C. Wright ex Sauvalle [16] Ngoài ra, một aldol ester của acid béo mới có tên là 17
- O - triacontanoyl heptadecanal cũng đã được phân lập từ loài này [31].
1.1.5. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của loài Mimosa diplotricha C.
Wright ex Sauvalle.
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác dụng dược lý của
loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle. Một số nghiên cứu trên thế giới
về tác dụng dược lý của loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle bao
gồm: Tác dụng chống oxy hóa, tác dụng kháng khuẩn và tác dụng chống ung
thư.
 Tác dụng chống oxy hóa:
Các hợp chất trong Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle có tác dụng
chống oxy hóa. Tác dụng này được chứng minh là do sự có mặt của một số
nhóm hợp chất: flavonoid và lignan. Trong đó, quercetin glucosid có tác dụng
chống oxy hóa kém hơn quercetin, salicifoliol có tác dụng tốt hơn pinoresinol [18].
 Tác dụng kháng khuẩn:
Đã có nghiên cứu cho thấy dịch chiết thô của loài Mimosa diplotricha C.
Wright ex Sauvalle có tác dụng kháng khuẩn trên 7 loại vi khuẩn (Escherichia
coli; Enterobacter aerogenes; Staphylococcus aureus; Pseudomonas
aeruginosa; Klebsiella pneumoniae; Salmonella typhi; Candida albicans) với
nồng độ ức chế tối thiểu từ 128 - 256 μg/ml. Tác dụng này được chứng minh là
do sự có mặt của hợp chất 17 - O - triacontanoyl heptadecanal cùng với 8 hợp
chất đã được biết đến (β-sitosterol, β - amyrin, lupeol, 4’- O 9



methylepinumisoflavon, alpinumisoflavon, 3 - O - β - D - glucopyranosyl sitosterol, acid betulinic, epirobinetinidol) [31].
Tác dụng chống ung thư:
Các hợp chất 5 - deoxyflavon (diplotrin A, diplotrin B, diplotrin C,
diplotasin và 5” - methoxyhydnocarpin - D) được đánh giá là có tác dụng trên
một số dòng tế bào ung thư A549, AGS, HT29, và PC3 ở người. Trong đó, hợp
chất diplotrin B và 5” - methoxyhydnocarpin - D có tác dụng ức chế sự phát
triển của tế bào mạnh nhất [31].
1.1.6. Sử dụng loài Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle trong y học cổ
truyền
Trên thế giới, một số nước đã sử dụng loài Mimosa diplotricha C. Wright
ex Sauvalle làm thuốc. Ở Formosan, rễ hoặc toàn cây của loài Mimosa
diplotricha C. Wright ex Sauvalle được sử dụng như một loại thuốc truyền
thống với các tác dụng: giảm đau, chống ung thư, chống độc, cầm máu, trấn an
tinh thần Ở Cameroon, Banglades trong Dược điển quốc gia đã sử dụng nước
sắc của loài này phối hợp với một số thành phần khác để điều trị viêm phế quản và
hen phế quản. Dịch chiết nước được sử dụng như thuốc sát trùng để súc miệng, làm
dịu cơn đau răng [31].
Ở nước ta, loài này chưa được sử dụng làm thuốc mà nó chỉ được biết đến
như một loài thực vật xâm lấn có hại.
1.2. Tổng quan về lo âu và rối loạn lo âu
1.2.1. Định nghĩa, phân loại
Lo âu bình thường là phản xạ tự nhiên của con người trước những khó
khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt
qua, tồn tại, vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm
sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe
dọa.

10



Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe
dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo
những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý [8].
- Phân loại rối loạn lo âu:
Theo hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế ICD – 10 của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO, 2003) và DSM-5TM của Hiệp Hội tâm thần Hoa Kỳ (APA, 2013) thì
rối loạn lo âu về cơ bản được chia thành các dạng như sau [45]:
+ Ám ảnh sợ khoảng trống, bao gồm có hoặc không có rối loạn hoảng sợ.
+ Ám ảnh xã hội (Social phobias).
+ Ám ảnh sợ đặc hiệu/riêng lẻ (Specific phobias).
+ Rối loạn hoảng sợ (Panic disorder, PD).
+ Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder , GAD).
+ Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
+ Rối loạn stress sau chấn thương.
1.2.2. Thuốc hóa dược sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu
Trong điều trị rối loạn lo âu biện pháp trị liệu tâm lý luôn luôn đi kèm với
liệu pháp hóa dược[8]. Các nhóm thuốc hóa dược chính được sử dụng trong điều
trị rối loạn lo âu bao gồm: thuốc chống trầm cảm, các benzodiazepin và các chất
chủ vận receptor 5-HT1A của serotonin [11]. Gồm có:
- Các thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin (SSRI):
fluoxetin, paroxetin, fluvoxamin, sertralin, citalopram, escitalopram.
- Các thuốc chống trầm cảm ba vòng: imipramin, clomipramin, doxepin.
- Các benzodiazepin (BZD): diazepam, alprazolam, clorazepam.
- Chất chủ vận từng phần receptor 5-HT1A (buspiron).
1.2.3. Sử dụng dược liệu trong điều trị rối loạn lo âu
Việc sử dụng các thuốc hóa dược trong điều trị rối loạn lo âu hiện nay khá
phổ biến. Ưu điểm của các thuốc này là đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt trên
11



lâm sàng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các thuốc có nguồn gốc hóa dược là
các tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng kéo dài, khả năng lệ thuộc thuốc, hội
chứng cai thuốc xảy ra khi dừng điều trị và nguy cơ tương tác thuốc bất lợi với
nhiều nhóm thuốc khác.
Vì vậy sử dụng các thuốc và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu hiện được
coi là hướng tiếp cận bổ sung và thay thế cho các thuốc có nguồn gốc hóa dược
trong điều trị rối loạn lo âu, đồng thời khắc phục những hạn chế của thuốc hóa
dược. Nghiên cứu của Kessler (2001) cho thấy 57% trong số 2055 bệnh nhân có
rối loạn lo âu được phỏng vấn cho biết họ đã sử dụng dược liệu trong vòng 12
tháng trở lại để điều trị các triệu chứng của rối loạn lo âu [40].
Một số dược liệu đã được sử dụng trong y học phương Tây cũng như các
nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lo âu như:
- Kava Kava (Pipermethysticum G Forst) họ Piperaceae là một loại thực vật
sống ở Thái Bình Dương, rễ được sử dụng để điều trị lo âu, căng thẳng và bồn
chồn.
Ngoài ra Kava Kava còn có tác dụng chống co thắt và giãn cơ, có hiệu quả trong
điều trị lo âu và mất ngủ [42], [43].
- Valerian (Valeriana officinalis L.), họ Valeriaceae, còn gọi là cây nữ lang.
Thân và rễ được sử dụng rộng rãi để điều trị mất ngủ, giải lo âu, an thần. Cơ chế
tác dụng có thể là kết quả của sự tương tác của valerian với receptor GABAA.
Acid valerenic đã được chứng minh là có tác dụng ức chế enzym GABAtransaminase, dẫn đến tác dụng an thần [19].
- Cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urban), họ Apiaceae, còn gọi là cây
Liên tiền thảo, đã được sử dụng từ hàng thế kỉ trước trong y học Ayurvedic với
công dụng giải lo âu, làm tinh thần thoải mái, thư giãn [16], [51]. Cao cồn
ethylic Rau má được chứng minh có hoạt tính chống stress, trong đó có stress
gây bởi sự tạo loét dạ dày ở chuột cống trắng, giống như hoạt tính của diazepam
12


[16]. Dịch chiết methanol của Rau má ở mức liều 500 mg/kg thể trọng chuột và

chất asiaticosid phân lập từ Rau má với mức liều từ 1-10 mg/kg thể trọng chuột
đã được chứng minh có tác dụng giải lo âu trong một số mô hình nghiên cứu
hành vi trên chuột (mô hình chữ thập nâng cao - EPM, mô hình môi trường mở OFT, mô hình tương tác xã hội – SIT) [51].
- Hoa khô của cây Matricaria recutita L. được sử dụng nhiều ở châu Âu
và Mỹ để làm trà có tác dụng chống co thắt và an thần. Trong dịch chiết nước có
1 số hợp chất có tác dụng có ái lực đáng kể với các thụ thể benzodiazepin và
trong số đó đã phân lập và nhận diện được một chất là 5,7,4-trihydroxyflavone
(apigenin). Apigenin cũng đã được chứng minh có tác dụng giải lo âu trong thử
nghiệm mô hình chữ thập trên chuột (EPM) [48].
- Lạc tiên (Passiflora spp.), họ Lạc tiên (Passifloraceae), được sử dụng trong y
học cổ truyền của nhiều nước với tác dụng an thần, giải lo âu, chống co giật và
mất ngủ. Ở châu Âu thường sử dụng hai loài P. coeruela và P.incarnata. Ở
Brasil loài P. eldulis lại được sử dụng chủ yếu dưới dạng nước ép quả. Việt Nam
phổ biến với loài lạc tiên P. foetieda [16]. Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên
cứu chứng minh tác dụng an thần giải lo âu của các loài lạc tiên trên các mô
hình thực nghiệm trên động vật [27] . Trong số các thành phần chính của lạc tiên
thì flavonoid được cho là thành phần có liên quan đến tác dụng trên thần kinh.
Theo Miguel Coleta và các cộng sự (2006), dịch chiết nước và các flavonoid của
lá loài P. eldulis có tác dụng giải lo âu, trong số đó có luteolin-7-O-(2rhamnosylglucoside) . Một sự tương quan giữa hàm lượng flavonoid trong lá P.
eldulis (gồm vitexin, isovitexin, orientin và isooreientin) với tác dụng trên thần
kinh cũng được De-Paris và các cộng sự chỉ ra[25]. Chrysin được phân lập từ P.
incarnata cũng được chứng minh là có tác dụng giải lo âu rõ rệt ở mức liều 1
mg/kg thể trọng chuột và cơ chế của nó có thể liên quan đến sự kích thích
receptor GABAA [54].
13


- Cao lá Ginkgo biloba L. (bạch quả) cũng được chứng minh là có tác dụng
làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) [52].
Hướng nghiên cứu tác dụng dược lý hướng giải lo âu trên các mô hình thực

nghiệm cũng đã bước đầu được triển khai bởi một số nhóm nghiên cứu trên các
dược liệu hoặc một số công thức phối hợp dược liệu và chế phẩm có nguồn gốc
dược liệu tại Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã xác định được
majonosid R2 là hoạt chất quan trọng quyết định tác dụng giải lo âu và chống
trầm cảm của nhân sâm do nguyên nhân stress trên chuột [5]. Nhóm nghiên cứu
của Nguyễn Ngọc Khôi, Võ Phùng Nguyên đã áp dụng thành công các mô hình:
môi trường mở, chữ thập nâng cao và ngăn sáng/ tối để đánh giá tác dụng giải lo
âu của các tinh dầu từ vỏ quả cây chi Citrus [1], của phối hợp các dược liệu Rau
má, quế và nhân sâm [16]. Nhóm nghiên cứu Bộ môn Dược lực trường Đại học
Dược Hà Nội cũng đã triển khai mô hình đánh giá tác dụng giải lo âu trên mô
hình chữ thập nâng cao ở chuột bình thường và ở chuột stress do cô lập và đã áp
dụng để đánh giá tác dụng của chế phẩm Sleepy care [9].

14


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
* Mẫu nghiên cứu
Phần trên mặt đất của Trinh nữ móc được thu hái ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương vào tháng 10 năm 2015. Mẫu đã được ThS. Nghiêm Đức Trọng bộ
môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội giám định tên khoa học là Mimosa
diplotricha var.diplotricha Sauvalle. Tiêu bản Trinh nữ móc có mã số
HNIP/18161/16 được lưu tại phòng tiêu bản bộ môn Thực vật trường Đại học
Dược Hà Nội.

Hình 2.1. Mimosa diplotricha var. diplotricha Sauvalle thu hái ở Hải
Dương.

2.1.2. Hóa chất
- Các thuốc thử thường dùng trong định tính (Dragendorff, Mayer,
Bouchardat, NH3,…); thuốc thử NP/PEG.
- Dung môi: nước cất, Dicloromethan, methanol, ethyl acetat, n-hexan.
15


- Diazepam (Biệt dược Seduxen 5 mg của Gedeon Richter, Hungari, HSD
8/2017, pha thành hỗn dịch có nồng độ 0,2 mg/ml).
2.1.3. Thiết bị
- Các dụng cụ thí nghiệm thường qui (bình nón, bình gạn, cốc có mỏ,
pipet...).
- Bản mỏng silicagel GF254 (Merck) pha thường tráng sẵn.
- Bột silicagel pha thường cỡ hạt 40 - 60µm.
- Máy chấm sắc ký Linomat V.
- Cột sắc kí, đèn tử ngoại.
- Tủ sấy SELLAB, tủ sấy MODEL UNB 500, máy cất quay Buchi
ROTAVAPOR R-200.
- Cân phân tích Precisa, cân kỹ thuật Satorius.
- Máy xác định độ ẩm Sartorius.
- Máy ảnh Sony.
- Máy đo phổ cộng hưởng hạt nhân (NMR): Bruker AM 500 FT-NMR
Spectrometer, máy đo phổ khối Agilent 1100, Viện Hóa học các hợp chất thiên
nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Mô hình chữ thập nâng cao, bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà
Nội.
- Mô hình môi trường mở (OFT), bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội.
- Các dụng cụ bắt giữ động vật, bơm và kim đầu tù để cho động vật uống
mẫu thử.
- Đồng hồ bấm giây, camera quan sát.

2.1.4. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino khỏe mạnh, 4 tuần tuổi, trọng lượng 20 ± 2g
được cung cấp bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chuột được chia lô ngẫu nhiên
9-10 con/lô, nuôi ổn định trong điều kiện thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi tiến
16


hành nghiên cứu, uống nước tự do, nuôi bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện vệ sinh
dịch tễ Trung ương cung cấp.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc.
- Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu thân cây Trinh nữ móc.
- Nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc.
- Định tính sơ bộ các nhóm chất trong dược liệu bằng các phản ứng hóa
học[6][10].
- Định tính các nhóm chất trong dược liệu bằng sắc ký lớp mỏng.
- Phân lập và nhận dạng một số thành phần từ phân đoạn ethyl acetat dựa trên
các dữ liệu phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) một chiều và hai
chiều.
2.2.3. Đánh giá độc tính cấp và tác dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn
phần cây Trinh nữ móc.
- Đánh giá độc tính cấp của dịch chiết nước toàn phần cây Trinh nữ móc.
- Đánh giá tác dụng giải lo âu của dịch chiết toàn phần phần trên mặt đất cây
Trinh nữ móc
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Thu mẫu, xử lý và bảo quản mẫu
- Mẫu dược liệu được thu hái vào thời kỳ cây đã ra hoa và kết quả. Mẫu
được định danh khoa học và lưu tiêu bản tại phòng tiêu bản bộ môn Thực vật,
trường Đại học Dược Hà Nội.

- Mẫu dược liệu cắt vi phẫu dùng mẫu tươi hoặc mẫu khô bảo quản trong
hỗn hợp cồn : nước (1:1).

17


Mẫu dược liệu dùng để soi bột được thái nhỏ, sấy khô, nghiền thành bột,
bảo quản trong lọ có nút kín, ghi nhãn để nơi khô ráo.
- Mẫu dược liệu dùng để nghiên cứu thành phần hóa học và thử tác dụng
dược lý được thái nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ < 60oC, bảo quản nơi khô ráo thoáng
mát.

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc
2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu thân cây.
- Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái, cắt vi phẫu tẩy, nhuộm và chụp ảnh
các đặc điểm vi phẫu thân dược liệu.
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu
- Quan sát, mô tả đặc điểm cảm quan bột, làm tiêu bản bột và chụp ảnh các
đặc điểm bột phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc.
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất cây Trinh nữ móc
2.3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất trong dược liệu bằng các phản ứng
hóa học [6][10].
Bằng các phản ứng hóa học các phản ứng định tính được trình bày trong
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các phản ứng hóa học áp dụng trong định tính loài Mimosa
diplotricha var. diplotricha Sauvalle
S
TT

Nhóm

chất

Phản ứng định tính
+ Phản ứng với thuốc thử Mayer

1

Alcaloid

+ Phản ứng với thuốc thử Dragendorff
+ Phản ứng với thuốc thử Bouchardat
18


+ Phản ứng Liebermann
2

Glycosid tim

+ Phản ứng Baljet
+ Phản ứng Legal
+ Phản ứng Keller – Killiani
+ Phản ứng Cyanidin

3

Flavonoid

+ Phản ứng với dung dịch natri hydroxyd 10%
+ Phản ứng với hơi ammoniac

+ Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorid
+ Phản ứng đóng mở vòng lacton

4

Coumarin

+ Phản ứng diazo hóa
+ Phản ứng quan sát huỳnh quang

5

Saponin

+ Phản ứng quan sát hiện tượng tạo bọt
+ Phản ứng với dung dịch chì acetat 10%

6

Tanin

+ Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorid 5%
+ Phản ứng với dung dịch gelatin 1%

7

Anthranoid

+ Phản ứng Borntraeger


8

Acid hữu cơ

+ Phản ứng với bột natri cacbonat

9

Acid amin

+ Phản ứng với thuốc thử ninhydrin 3%

10

Đường khử

+ Phản ứng với thuốc thử Fehling A + B

11

Polysaccharid

12

Caroten

13

Sterol


14

Chất béo

+ Phản ứng với thuốc thử Lugol
+ Phản ứng với thuốc thử acid sulfuric đậm đặc
+ Phản ứng Liebermann
+ Hơ nóng và quan sát vết mờ trên giấy lọc

19


2.3.2.2. Chiết xuất phân đoạn, định tính các phân đoạn bằng phản ứng hóa
học và SKLM.
* Chiết xuất
Chiết xuất bằng phương pháp sắc với nước. Các phân đoạn dịch chiết thu
được bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng với dung môi có độ phân cực tăng dần
n- hexan, ethyl acetat. Các phân đoạn dịch chiết được cất thu hồi dung môi tới
cắn. Phần nước còn lại cô đến cắn.

20


×