Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đào tạo sử dụng phần mềm Famis và phần mềm hệ thống thông tin đất đai - ViLIS, triển khai thí điểm phần mềm trên địa bàn xã Trường Lộc huyện Can Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.41 KB, 38 trang )

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT PHƯƠNG ÁN
Trên cơ sở thực trạng tình hình quản lý đất đai những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh xác
định nhiệm vụ của công tác địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai
đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015 của tỉnh là tập trung đo đạc, lập hồ sơ
địa chính đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp cho tất cả các xã chưa được
đo đạc bản đồ địa chính chính quy; số hoá và chuyển đổi bản đồ địa chính đã đo đạc
chính quy về hệ toạ độ VN-2000, tổ chức cấp mới, cấp đổi giấy CNQSD đất nông
nghiệp, phi nông nghiệp cho tất cả các chủ sử dụng đất theo bản đồ địa chính mới.
Lúc đó tỉnh Hà Tĩnh sẽ có bộ số liệu về đất đai hoàn thiện và đầy đủ nhất, thống kê
được chính xác diện tích các loại đất, diện tích giao cho hộ gia đình cá nhân, tổ chức;
đáp ứng được đầy đủ cho công tác quản lý đất đai ở địa phương và số liệu cho công
tác xây dựng chiến lược phát triển kinh xã hội của các cấp chính quyền.
Tổ chức xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đất đai thí điểm xã Trường Lộc huyện Can Lộc
nhằm vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu quản lý đất đai các cấp tỉnh - huyện - xã phục
vụ mục tiêu nâng cao ứng dụng công nghệ mới trong ngành đáp ứng được những thay
đổi của Luật đất đai mới và sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt đáp
ứng tốt nhu cầu cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, minh bạch hóa
công khai hóa quá trình xử lý hồ sơ trong lĩnh vực đất đai cho công tác lưu trữ, quản lý
và khai thác hệ thống hồ sơ là rất cần thiết.


Tên chương trình:

“Đào tạo sử dụng phần mềm Famis và phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS, triển khai thí điểm phần mềm trên địa bàn xã Trường Lộc huyện Can Lộc”


Mục tiêu :

Mục tiêu chính của dự án đào tạo này là “ Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ địa
phương về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai
thống nhất các cấp tại địa phương ”




Các căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

1


- Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị BCH TW về việc đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Thông tư số 99/2001/TT/BTC ngày 05/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu
tiên kinh phí để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định
52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.
- Nghị định 91/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2002 Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kết luận
Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX;
- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường
đến năm 2020;
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu và tài nguyên và
môi trường.
- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP
ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai

thác và sử dụng dữ liệu và tài nguyên và môi trường
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-50-2007 Quy định bổ sung về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02-8-2007 về “Hướng dẫn việc lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”;
- Thông tư số 17/2010/ TT-BTNMT ngày 04-10-2010 về “Quy định kỹ thuật về
chuẩn dữ liệu địa chính";
2


- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22-10-2010 về Quy định bổ sung về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ;
- Quyết định số 221/QĐ-BTNMT ngày 14-02-2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS tại các
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trên toàn quốc;
- Chỉ thị 03/CT-BTNMT ngày 25/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành của
ngành tài nguyên và môi trường;
- Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK về việc Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính.


Tổng kinh phí thực hiện:

Tổng cộng: 2.718.380.773 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, bảy trăm mười tám triệu,

ba trăm tám mươi nghìn bảy trăm bảy ba đồng)


Thời gian thực hiện:
Từ tháng ...... năm ........ đến tháng ........ năm .........



Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu, nhiệm vụ.
Mục tiêu chính là “Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ địa phương về ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai thống nhất các cấp tại
địa phương” trên cơ sở đó phát triển công nghệ thông tin theo một thiết kế tổng
thể, thống nhất trong toàn ngành và có kế hoạch triển khai dài hạn nhằm đảm bảo
các điều kiện cần thiết cho việc lưu trữ, bảo quản, khai thác thông tin tài liệu đất
đai - nhà ở góp phần cho công tác cải cách thủ tục hành chính tại địa phương.
Bên cạnh mục tiêu chính còn có các mục tiêu khác như sau:
- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ địa phương về ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ cho công tác lưu trữ, thu thập, cập nhật, cung cấp và khai
thác thông tin Tài nguyên và môi trường.

3


- Tổ chức xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đất đai thí điểm xã Trường Lộc huyện Can
Lộc nhằm vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu quản lý đất đai các cấp tỉnh - huyện – xã
phục vụ mục tiêu nâng cao ứng dụng công nghệ mới trong ngành đáp ứng được
những thay đổi của Luật đất đai mới và sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh Hà Tĩnh,

đặc biệt đáp ứng tốt nhu cầu cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, minh
bạch hóa công khai hóa quá trình xử lý hồ sơ trong lĩnh vực đất đai cho công tác lưu
trữ, quản lý và khai thác hệ thống hồ sơ là rất cần thiết.
2. Khảo sát và phân tích hiện trạng
a) Cơ cấu tổ chức
Thực hiện các quy định của Nhà nước nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai
của các cấp, tỉnh Hà Tĩnh luôn chú trọng việc đào tạo cán bộ cũng như đổi mới tổ
chức của bộ máy quản lý đất đai.
Đến nay, Ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là cán bộ trong
lĩnh vực đất đai có trình độ chuyên môn, cũng như trẻ khoẻ và năng động có khả năng
đáp ứng được nhiệm vụ quản lý đất đai, tổ chức thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật
trong lĩnh vực đất đai.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của công tác quản lý đất đai ở địa phương đã cơ bản ổn
định theo quy định của Trung ương.
Sở Tài nguyên và Môi trường gồm 7 phòng chuyên môn, 4 đơn vị sự nghiệp và
01 đơn vị quản lý Nhà nước. Các phòng chuyên môn gồm: Văn phòng sở, phòng
Đăng ký thống kê, phòng Đo đạc bản đồ, phòng Quy hoạch giao đất, phòng Môi
trường, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, phòng Tài nguyên khoáng sản, Thanh
tra Sở và 4 đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm Kỹ thuật địa chính và Công nghệ thông
tin, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, và 01 đơn vị quản lý nhà nước là: Chi cục bảo vệ
Môi trường
Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được kiện toàn từ tỉnh
đến xã. Số lượng cán bộ của các phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện chỉ
có từ 6 đến 7 người/phòng và còn yếu về chuyên môn nên phần nào ảnh hưởng đến
công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng dân cư.
4



Trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có cán bộ địa chính. Nhưng
do diện tích tự nhiên của các xã rộng, cán bộ địa chính chủ yếu là người địa phương,
trình độ văn hoá thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo (đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có
trình độ trung cấp chỉ tập trung ở các phường, thị trấn và các xã nằm gần khu trung
tâm huyện lỵ) và phải kiêm nhiều việc trong xã như: Môi trường, giao thông, xây
dựng, thuỷ lợi… nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai tại địa
phương.
b) Quy trình tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ và hạ tầng kỹ thuật
Hiện nay, công nghệ sản xuất chính và trình độ công nghệ của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã nâng nên một bước đáng kể, từ việc đo lưới và đo chi tiết
bằng máy đo góc và cạnh độc lập, công tác đo đạc bản đồ bằng hệ thống máy móc
điện tử, lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis, đăng ký, lập hồ sơ đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng công nghệ số.
Đối với cấp huyện chủ yếu thực hiện công tác lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động thủ công.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý nghiệp vụ của các cấp tại Hà
Tĩnh vẫn còn yếu, ngoài các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường thì các đơn vị cấp huyện vẫn còn làm theo truyền thống trên giấy
c) Nhân lực, đánh giá khả năng thích hợp với hệ thống
Hà Tĩnh là một tỉnh miền bắc trung bộ, công tác quản lý đất đai trong những năm
qua ngày càng đi vào nề nếp, các nhiệm vụ về quản lý đất đai được tiến hành đồng bộ
đã và đang phát huy tác dụng trong thực tế đời sống xã hội. Nhận thức của nhân dân
về chính sách pháp luật đất đai được nâng lên đáng kể, việc sử dụng đất dần đi vào
đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Phần lớn dữ liệu địa chính của tỉnh đều được lưu trữ dưới dạng giấy và chưa
được cập nhật chỉnh lý biến động cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, đặc biệt là
các phường của thành phố Hà Tĩnh và các thị trấn nơi mà biến động đất đai thường
xuyên diễn ra, dẫn đến dữ liệu hồ sơ địa chính khó hoặc không khai thác được gây
khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Công tác lập hồ sơ địa chính và chỉnh lý biến động đã được tiến hành, tuy nhiên

chưa đảm bảo yêu cầu, tình hình biến động diễn ra thường xuyên nhưng chưa được
5


cập nhật kịp thời, chất lượng của công tác chỉnh lý vẫn còn thấp, việc chỉnh lý được
thực hiện rất sơ sài không theo quy trình ban hành, các tài liệu về mặt pháp lý không
được lưu trữ đầy đủ.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh chưa được chú
trọng, đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai theo mục đích sử dụng. Việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn kém hiệu quả, trong những năm tới
cần triển khai hoàn chỉnh việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã
và triển khai tại các xã, thị trấn đã hết kỳ quy hoạch nhằm giúp UBND các cấp quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chặt chẽ hơn.
Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy CNQSD đất còn chậm. Phần lớn đất ở
nông thôn, đất ở đô thị, đất do các tổ chức quản lý, sử dụng chưa được cấp giấy
CNQSD đất gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Nguyên nhân chủ
yếu do hệ thống hồ sơ địa chính không đồng bộ, phần lớn diện tích đất đai chưa được
đo đạc địa chính. Việc đăng ký đất đai, cập nhật, chỉnh lý biến động trong nhiều năm
qua chưa được thực hiện kịp thời.
d) Cơ sở hạ tầng phần cứng và hạ tầng mạng
Cơ sở hạ tầng phần cứng:
Máy chủ: Chưa có
Hệ thống máy trạm: Đảm bảo mỗi cán bộ có 01 máy để tác nghiệp
Cơ sở hạ tầng mạng: Trong toàn ngành Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh từ
cấp Sở cho đến phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị đều đã được trạng bị lắp
đặt hệ thống mạng ADSL, đường truyền ổn định đáp ứng được yêu cầu công việc
chuyên môn.
Để triển khai dự án cần đầu tư máy chủ để lưu trữ dữ liệu, cấu hình tối thiếu như
sau:
Qua phân tích hiện trạng tình hình quản lý đất đai của tỉnh Hà Tĩnh trong những

năm qua, để quản lý được đất đai ngày càng tốt hơn, đi vào nề nếp theo luật đất đai;
Hà Tĩnh phải sớm hoàn thiện công tác xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất
đai toàn tỉnh. Để thiết lập được số liệu cơ bản ban đầu về hiện trạng đất đai của tỉnh
phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong
những năm tới, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về đất đai.
6


Song song với việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng cần thiết phải thực hiện
thường xuyên công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ. Việc đào tạo sử dụng phần
mềm Famis và phần mềm ViLIS trong thời gian này là việc cần thiết để đào tạo cán
bộ có đủ trình độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu số và quản lý vận hành
hệ thống hồ sơ phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo chủ trương phát
triển ngành của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
e. Hiện trạng dữ liệu đất đai xã Trường Lộc - huyện Can Lộc
- Dữ liệu bản đồ: xã Trường Lộc có 18 mảnh bản đồ dạng số với 10388 thửa đất
cần cấp GCN, gồm hai loại tỷ lệ:
8 tờ tỷ lệ: 1/2.000 (1-8)
10 tờ tỷ lệ 1/1.000 (9-18)
Dữ liệu đều trên định dạng chuẩn Microstation, bản đồ chưa theo chuẩn quy định
hiện hành và hầu như chưa được cập nhật chỉnh lý biến động trong quá trình quản lý.
- Thực trạng cấp giấy chứng nhận: trong xã đã cấp được 561 GCN đất nông
nghiệp, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất phi nông nghiệp. hầu
hết giấy chứng nhận đất nông nghiệp đã được cấp đổi. Mức độ biến động hồ sơ đất
đai thấp, chiếm khoảng 5% số lượng hồ sơ đất đai.
Toàn xã có khoảng 780 chủ sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính đề quản lý ở dạng giấy bộ sổ Địa chính, sổ Cấp giấy chứng
nhận, sổ Mục kê, sổ Đăng ký biến động.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Phân tích lựa chọn giải pháp để triển khai

a) Về chi phí mua sắm phần mềm nền, có 2 phương án sau:
PHƯƠNG ÁN I
TT

Sản phẩm

I

CẤP THÀNH PHỐ

1

ArcGIS Server 9.3 Enterprise Standard

Số lượng

Up to 2 Sockets – max 2 cores per socket

01

2

Standard ArcGIS Engine Runtime

04

3

SQL Server Enterprise
SQLSvrEnt 2008 SNGL OLP NL


01

7


TT

Sản phẩm

Số lượng

SQLCAL 2008 SNGL OLP NL UsrCAL

10

SQLSvrEnt 2008 ENG DiskKit MVL DVD

01

II

CẤP HUYỆN (cho một đơn vị quận/huyện)

12

1

ArcGIS Server 9.3 Enterprise Basic
Up to 2 Sockets – max 2 cores per socket


01

2

Standard ArcGIS Engine Runtime

01

3

SQL Server Standard
SQLSvrStd 2008 SNGL OLP NL

01

SQLCAL 2008 SNGL OLP NL UsrCAL

10

SQLSvrStd 2008 ENG DiskKit MVL DVD

01

PHƯƠNG ÁN II – PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN
STT

Sản phẩm

I


CẤP THÀNH PHỐ

1

ArcGIS Server 9.3 Enterprise Basic

Số lượng

Up to 2 Sockets – max 2 cores per socket

01

2

Standard ArcGIS Engine Runtime

04

3

SQL Server Standard

II

SQLSvrStd 2008 SNGL OLP NL

01

SQLCAL 2008 SNGL OLP NL UsrCAL


10

SQLSvrStd 2008 ENG DiskKit MVL DVD

01

CẤP HUYỆN (cho một đơn vị quận/huyện)

12

ArcGIS SDE Basic + SQL Server Express
1

Dung lượng CSDL giới hạn 4GB.

01

(miễn phí, chỉ tính công cài đặt cấu hình hệ thống)
2

Standard ArcGIS Engine Runtime

01

Tổng cộng

b) Phân tích về công nghệ để lựa chọn giải pháp triển khai.
* Giải pháp công nghệ nền cho triển khai hệ thống ViLIS.
Công nghệ nền cho hệ thống phần mềm VILIS dựa trên nền tảng công nghệ hệ

thống thông tin địa lý ArcGIS của hãng ESRI (Mỹ) (Tham khảo trang web:
www.esri.com ).
* Giải pháp công nghệ hệ thống thông tin địa lý của ArcGIS bao gồm:
8


- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) để lưu trữ các thông tin về hồ sơ địa
chính. Sử dụng các phần mềm thương mại như Microsoft SQL Server, ORACLE,
DB2, các phần mềm này được cài đặt trên máy chủ.
- Phần mềm quản trị dữ liệu không gian (bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử
dụng đất .v.v ) ArcGIS Server. ArcGIS Server được cài đặt trên máy chủ.
- Phần mềm biên tập bản đồ ArcGIS Desktop: Phần mềm thao tác với các lớp
thông tin bản đồ, được cài đặt trên từng máy trạm. Dữ liệu xử lý có thể được lưu trữ
tại từng máy trạm hoặc ArcGIS Desktop kết nối với máy chủ (Server) để lấy dữ liệu
lưu trữ trong đó ra hiển thị, xử lý và in ấn.
- Bộ thư viện ArcEngine: Để tạo tính mềm dẻo cho việc ứng dụng trong các lĩnh
vực khác nhau, công nghệ ArcGIS cung cấp khả năng cho các nhà phát triển phần
mềm có thể tự xây dựng phần mềm thao tác, xử lý bản đồ theo yêu cầu riêng của
mình (gọi là các ứng dụng tùy biến customise application) dựa trên một bộ thư viên
cung cấp các chức năng xử lý dữ liệu cơ bản.
Phần mềm ViLIS là một ứng dụng đặc thù trong lĩnh vực quản lý đất đai được phát
triển dựa trên công nghệ hệ thống thông tin địa lý ArcGIS. Vì vậy các phương án triển
khai phần mềm ViLIS bản chất là dựa trên việc lựa chọn giải pháp phù hợp nhất dựa
trên các giải pháp khác nhau của công nghệ ArcGIS. Sau đây
Phần mềm ViLIS đưa ra hai phương án triển khai xuống các địa phương (cấp tỉnh,
cấp huyện). Sau đây là đánh giá giữa hai phương án triển khai:
TT
1

2

2.1

Phương án I
Phương án II
Phát triển các mô đun của phần mềm ViLIS ở cả hai cấp tỉnh và huyện
Sử dụng bộ thư viện ArcEngine
Sử dụng bộ thư viện ArcEngine
Đây là giải pháp hợp lý để phát triển các ứng dụng
đặc thù như VILIS:
Mềm dẻo, tủy biến cao
Chủ động phát triển các chức năng theo yêu
cầu
Bản quyền bộ thư viện thấp
Triển khai ở cấp tỉnh
Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ ArcGIS Server
Sử dụng phiên bản ArcGIS Server 9.3 Sử dụng phiên bản ArcGIS Server 9.3 Enterprise
Enterprise Standard
Basic
Ưu điểm:
Ưu điểm:
9


TT

2.2

2
2.1


2.2

Phương án I
Mạnh về khi triển khai trên mạng diện
rộng (internet/intranet) theo công nghệ
web
Nhược điểm:
Kinh phí cao
Đòi hỏi có hạ tầng mạng viễn thông kết
nối tốc độ cao giữa các cấp

Phương án II
Hợp lý với điều kiện hệ thống chủ yếu vận hành trên
hệ thống mạng LAN cục bộ

Nhược điểm:
Trong tương lai khi công nghệ web phát triển, cần
thiết phải nâng cấp. Tuy nhiên trước mắt có thể sử
dụng các phần mềm mã nguồn mở để phục vụ nhu
cầu tra cứu, cung cấp thông tin trên mạng internet.
Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS Microsoft SQL Server
Sử dụng phiên bản SQL Server Enterprise Sử dụng phiên bản SQL Server Standard
Ưu điểm:
Ưu điểm:
Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mở rộng và Phù hợp với yêu cầu về dung lượng lưu trữ và hiệu
tích hợp hệ thống trong một CSDL duy suất để vận hành, khai thác CSDL đất đai cấp tỉnh
nhất trong tương lai (một CSDL tích hợp
dung lượng rất lớn)
Nhược điểm:
Nhược điểm:

Kinh phí cao
Mở rộng thành một CSDL tích hợp khó khăn, tuy
nhiên có thể khắc phục bằng giải pháp công nghệ liên
kết các CSDL khác nhau trong một hệ thống duy
nhất hoặc nâng cấp trong tương lai
Triển khai ở cấp huyện
Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ ArcGIS Server
Sử dụng phiên bản ArcGIS Server 9.3 Sử dụng phiên bản ArcGIS SDE Basic
Enterprise Basic
Ưu điểm:
Ưu điểm:
Cho phép mở rộng và tích hợp CSDL đất Phù hợp với công tác xây dựng CSDL đất đai ban
đai với các CSDL khác
đầu
Nhược điểm:
Nhược điểm:
Cần có kinh phí đầu tư bản quyền phần Số lượng người truy nhập đồng thời cập nhật vào
mềm
CSDL bị hạn chế
Dung lượng dữ liệu bị hạn chế 4GB
Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS Microsoft SQL Server
Sử dụng phiên bản SQL Server Standard
Sử dụng phiên bản SQL Server Standard
Ưu điểm:
Ưu điểm:
Đầy đủ các công cụ quản trị CSDL
Đầy đủ các tính năng của một hệ quản trị CSDL
Không hạn chế dung lượng lưu trữ
Miễn phí
Nhược điểm:

Nhược điểm:
Cần có kinh phí đầu tư bản quyền phần Giới hạn dung lương lưu trữ chỉ 4GB
mềm
Phù hợp với địa phương đã có:
Phù hợp với địa phương:
10


TT

3

Phương án I
Nguồn dữ liệu dưới dạng số đầy đủ, sẵn
sàng chuyển đổi vào trong CSDL
Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông kết nối các
cấp mạnh, cho phép có thể triển khai áp
dụng công nghệ web
Có nguồn kinh phí đầu tư lớn, tổng thể
ngay trong quá trình triển khai
Đánh giá về kinh phí
Quá cao

Phương án II
Đang trong quá trình đo đạc và thành lập CSDL theo
từng địa bàn
Kinh phí triển khai và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai
có thể được phân kỳ theo từng giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất
đai

Giai đoạn 2: hoàn thiện hệ thống tích hợp
Trong khả năng đầu tư

Tiêu chí để lựa chọn phương án triển khai:
- Đồng bộ giữa triển khai phần mềm và tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: bản
đồ và hồ sơ địa chính cần chuẩn hóa và chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu;
- Mức độ sẵn sàng cho tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại để vận hành hệ thống;
- Khả năng tài chính đầu tư theo giai đoạn hoặc đầu tư tổng thể tại 1 thời điểm.
Kết quả lựa chọn giải pháp:
Với tình hình triển khai hiện đại hóa công tác quản lý đất đai tại tỉnh Hà Tĩnh hiện
nay, lựa chọn phương án 2 để triển khai. Sau đây là một số lý do:
- Hà Tĩnh đang trong quá trình triển khai công tác đo đạc song song với công tác
xây dựng CSDL đất đai và triển khai phần mềm;
- Phương án triển khai theo từng đơn vị huyện;
- Cơ sở hạ tầng mạng còn yếu, chủ yếu có thể sử dụng để trao đổi, đồng bộ dữ liệu
chứ chưa phù hợp để hệ thống chạy hoàn toàn trên mạng diện rộng;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phòng máy chủ đang trong quá trình hoàn thiện, nâng
cấp;
- Việc triển khai công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai sẽ kéo dài, có khả năng
nâng cấp hệ thống sau khi hoàn thành công tác xây dựng CSDL;
- Kinh phí đầu tư ban đầu của phương án 2 phù hợp với khả năng của địa phương.
2. Công nghệ, giải pháp và tổ chức thực hiện
a) Công nghệ, giải pháp
* Các phần mềm sử dụng:
11


- Phần mềm “Tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral
Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần

mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
- Phần mềm “Hệ thống thông tin đất đai ViLIS (Vietnam Land Information
System)” đã được vận hành thành công trong việc xây dựng và quản lý CSDL đất đai tại
nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã được Bộ tài nguyên và Môi trường công nhận
là phần mềm chính thức được sử dụng trong tác nghiệp quản lý đất đai bằng quyết định
221/2007/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 2 năm 2007 Về việc sử dụng thống nhất phần
mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS). Phần mềm ViLIS đã chứng minh được tính phù
hợp và hiệu quả trong việc xây dựng CSDL đất đai theo các qui định mới tại Thông tư
09/2007/TT-BTNMT.
* Thông tin về phần mềm đào tạo:
- Phần mềm Famis: Khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và
quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại
nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ
địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về
Bản đồ và Hồ sơ địa chính thống nhất.
- Phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS
Ngày 14-02-2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyết định số 221/QĐBTNMT quyết định về việc thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS)
trên toàn quốc và công văn số 1945/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 24-05-2007 về thống
nhất sử dụng phần mềm ViLIS tại VPĐKQSDĐ các cấp trên toàn quốc.
Mục đích của phần mềm ViLIS là xây dựng một mô hình đăng ký đất đai hiện
đại, dựa trên các công nghệ tiên tiến. Theo khía cạnh kỹ thuật, một mô hình đăng ký
đất đai hiện đại đòi hỏi cần có:
- Một cơ sở dữ liệu địa chính đầy đủ và chính xác;
- Một tập hợp các quy trình xử lý các giao dịch đất đai rõ ràng và có tính chuẩn;
- Một hệ thống phần mềm, phần cứng phục vụ cho quá trình tác nghiệp;
- Một đội ngũ các cán bộ được đào tạo, có kiến thức chuyên môn vững vàng
cũng như sử dụng thành thạo các công cụ tiên tiến được trang bị.
12



Phần mềm ViLIS là một hệ thống phần mềm bao gồm nhiều mô đun khác nhau,
mỗi mô đun cung cấp các nhóm, các công cụ để thực hiện một nội dung của công tác
quản lý đất đai khác nhau. Các mô đun chính của phần mềm ViLIS:
- Mô đun quản lý bản đồ địa chính và Cơ sở toán học của bản đồ;
- Mô đun quản lý cơ sở dữ liệu địa chính: bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ
đất đai;
- Mô đun Kê khai đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ và tài sản gắn khác
liền với đất;
- Mô đun Cập nhật và quản lý biến động đất đai;
- Mô đun chuẩn hóa và quản lý các giao dịch đất đai và quá trình xử lý, luân
chuyển hồ sơ.
Phần mềm ViLIS đáp ứng tốt trong hiện đại hóa và hỗ trợ cải cách hành chính
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh với các chức
năng sau:
* Nhóm chức năng chuẩn hóa dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Để hỗ trợ cho công tác xây dựng CSDL đất đai, ViLIS đã đưa ra một qui trình
chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính từ các thông tin, số liệu ban đầu của
hồ sơ địa chính. Hiện nay qui trình này đã được triển khai áp dụng tại nhiều địa
phương và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng và đặc thù dữ liệu ở từng
vùng địa phương khác nhau.
Bộ công cụ phục vụ xây dựng CSDL đất đai của phần mềm ViLIS như sau:
- Phần mềm FAMIS: xây dựng, biên tập và chuẩn hóa bản đồ địa chính số
- Phần mềm Viewmap:
+ Kiểm tra phát hiện lỗi về thông tin thuộc tính của bản đồ địa chính trên toàn
xã như: Thửa đất có số hiệu thửa = 0, thửa đất có số hiệu trùng nhau, thửa đất chưa
được gán mục đích sử dụng…
+ Kiểm tra phát hiện lỗi của các đối tượng địa lý của bản đồ địa chính trên toàn
xã như: Thửa đất chưa tạo được vùng, lỗi tiếp biên trùng đè giữa các tờ bản đồ
trong đơn vị hành chính.


13


- Các chức năng làm việc với CSDL đất đai của ViLIS: chuyển đổi dữ liệu, phát
hiện không đồng nhất giữa dữ liệu bản đồ địa chính và dữ liệu hồ sơ đất đai,
phân lớp, quản lý các lớp thông tin bản đồ địa chính.
* Mô đun quản lý lưu trữ và quản trị CSDL đất đai
Các nhóm chức năng của ViLIS về lưu trữ và quản trị CSDL đất đai:
- Quản lý bản đồ địa chính và hồ sơ đất đai trong một CSDL đất đai thống nhất,
đảm bảo tính đồng bộ dữ liệu;
- Cung cấp môi trường đồ họa hiển thị, trình bày các lớp thông tin của bản đồ địa
chính tích hợp với các thông tin thuộc tính đất đai một cách mềm dẻo, trực
quan;
- Cung cấp các chức năng tìm kiếm, tra cứu tổng hợp thông tin nhanh chóng,
chính xác và thuận tiện cho người sử dụng;
- Bảo mật CSDL đất đai nhiều cấp, kiểm soát danh sách và quá trình truy nhập
cơ sở dữ liệu theo danh sách người sử dụng khác nhau;
- Sao lưu dữ liệu định kỳ và phục hồi dữ liệu theo yêu cầu quản trị.
* Mô đun quản trị người sử dụng
Các nhóm chức năng của mô đun quản trị người dùng của phần mềm ViLIS bao
gồm:
- Thêm, loại bỏ hoặc chỉnh sửa người sử dụng
- Phân quyền cho người sử dụng gồm: Các chức năng người dùng được sử
dụng, các đơn vị hành chính được phép truy nhập …
* Mô đun kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ đất đai
Các nhóm chức năng của ViLIS về kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận và
lập hồ sơ đất đai:
- ViLIS cung cấp các chức năng thành lập, in ấn bộ hồ sơ đất đai và in, lưu trữ
các loại giấy chứng nhận đã cấp trước đây và giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Cung cấp các chức năng hỗ trợ cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp trước
đây và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất ban đầu theo nhu cầu hoặc theo đợt;
14


- Tạo và in hồ sơ sổ sách, các loại bảng biểu phục vụ quá trình đăng ký thống kê
đất đai:
.Tạo và in sổ đất đai;
.Tạo và in sổ mục kê đất đai;
.Tạo và in sổ cấp giấy chứng nhận;
.Tạo và in sổ theo dõi biến động;
.Tạo và in bảng liệt kê các thông tin: Số hiệu bản đồ, số hiệu thửa, địa danh,
diện tích, loại đất, ghi chú trong công tác quản lý, sử dụng đất của địa
phương và in thành báo cáo;
.Tạo và in TK01, TK02, TK03;
.Tạo và in phiếu chuyển nghĩa vụ tài chính ;
.Tạo và in tờ trình UBND;
.Tạo và in phiếu kiểm tra;
.Thống kê các chủ sử dụng đất đã có đơn đăng ký đủ điều kiện hoặc không
đủ điều kiện cấp giấy và in ra thành báo cáo;
.Tạo danh sách công khai chủ sử dụng đủ điều kiện và không đủ điều kiện
cấp giấy;
- Thống kê định kỳ về tình hình xử lý hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận.
* Mô đun cập nhật biến động đất đai và bảo trì CSDL đất đai
Khi cập nhật biến động đất đai thực hiện trên CSDL đất đai bằng phần mềm
ViLIS thì biến động đất đai thuộc thẩm quyền ở cấp nào sẽ do cấp đó thực hiện, cụ
thể như sau:
- VPĐKQSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện
chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính và cập nhật, chỉnh lý dữ liệu thuộc tính đất đai

đối với các đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp, chỉnh lý Giấy chứng
nhận của cấp tỉnh;
- VPĐKQSDĐ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu trách nhiệm thực
hiện cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính đất đai đối với

15


các đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy chứng
nhận của cấp huyện;
- Việc cập nhật biến đồng trên bản đồ địa chính sẽ thực hiện bởi VPĐKQSDĐ
cấp huyện sau đó được đồng bộ với CSDL đất đai cấp tỉnh để đảm bảo tính
đồng nhất, toàn vẹn và an toàn của cơ sở dữ liệu;
- Các thông tin biến động cập nhật ở cấp huyện sẽ được truyền lên cấp tỉnh qua
hệ thống mạng và ViLIS cung cấp các mô đun để cập nhật dữ liệu từ CSDL đất
đai thành phần cấp huyện lên CSDL đất đai cấp tỉnh.
* Quản lý quá trình giao dịch đất đai và hỗ trợ cải cách hành chính
Trong một hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, hệ thống cần phải quản lý được
các quá trình thực hiện các giao dịch đất đai và các tài liệu pháp lý phát sinh trong quá
trình thực hiện các giao dịch đất đai.
Việc thực hiện một giao dịch đất đai cụ thể dưới góc độ của cơ quan quản lý
nhà nước về đất đai được gọi là xử lý hồ sơ đất đai. Mỗi một loại giao dịch đất đai
khác nhau sẽ có những quy định về trình tự, thủ tục, các văn bản thẩm tra, quyết định
phát sinh trong quá trình thực hiện, gọi là quy trình xử lý hồ sơ.
Quy trình thực hiện một giao dịch đất đai bao gồm nhiều bước. Mỗi bước sẽ
thực hiện một nội dung nào đó và mỗi bước đều có thông tin đầu vào và thông tin đầu
ra. Thông tin đầu ra của bước này là thông tin đầu vào của bước tiếp theo. Một quy
trình sẽ liên quan đến nhiều bộ phận chức năng của đơn vị. Thông thường việc hỗ trợ
xử lý công việc bằng các phần mềm được sử dụng độc lập ở từng bộ phận, việc
chuyển thông tin từ bộ phận này sang bộ phận kia được thực hiện 1 cách thủ công

(chuyển văn bản giấy, copy file số liệu) với năng suất thấp và không có tính kiểm
soát. Với việc quản lý quy trình xử lý hồ sơ đất đai, phần mềm ViLIS không chỉ cung
cấp các mô đun phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận mà
còn giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận khi mô phỏng, lặp lại tác nghiệp của các
cán bộ theo quy trình xử lý hồ sơ đất đai của một giao dịch đất đai nào đó. Thông tin
được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ.
Điều này làm tăng năng suất lao động, hiệu quả xử lý công việc cũng như hiệu quả
quản lý rất cao cho lãnh đạo.

16


ViLIS đưa ra các qui trình chuẩn cho các tác nghiệp khác nhau của công tác
quản lý đất đai. Ứng với mỗi một dạng công việc, hệ thống sẽ xây dựng một qui trình
gồm các bước cụ thể. Để thực hiện công việc này, người sử dụng bắt buộc phải tuân
thủ thực hiện theo từng bước đã được qui định từ trước.
ViLIS cho phép người quản trị hệ thống hoặc người lãnh đạo tự định nghĩa ra
một qui trình cụ thể, các thao tác chuyên môn nghiệp vụ gắn với từng bước của qui
trình. Người lãnh đạo cũng xác định trách nhiệm tổ hoặc người cụ thể sẽ phụ trách
từng bước trong qui trình.
ViLIS cung cấp các chức năng hỗ trợ cho quản lý các quy trình giao dịch đất
đai như sau:
- ViLIS hỗ trợ một cách mềm dẻo và mở để định nghĩa quy trình giao dịch đất
đai (Land Transaction);
.Nhà quản trị tự định nghĩa các bước của quy trình;
.Quản lý cán bộ: tổ thực hiện , cán bộ thực hiện với trách nhiệm và công việc
cụ thể;
.Một bước liên kết với một số chức năng của phần mềm hỗ trợ: chia thửa, in
phiếu chuyển, tờ trình, in GCNQSDĐ …;
- Quản lý các quy trình thực hiện một giao dịch đất đai:

. Thực hiện quy trình: theo từng bước đã định nghĩa trước;
. Tra cứu tình trạng hồ sơ đang xử lý: ai, ở đâu, khi nào xong;
. Quản lý các cán bộ xử lý hồ sơ;
. Liên kết với hệ thống quản lý tài liệu đất đai;
. Phát hiện và ngăn chặn những hồ sơ phi pháp lý: tranh chấp, đang xử lý ở
tòa án.
ViLIS cung cấp một môi trường làm việc thống nhất, được quy trình hóa và
kiểm soát chặt chẽ, cho phép liên thông giữa các bộ phận xử lý nghiệp vụ khác nhau,
tăng cường khả năng quản lý hồ sơ và các giao dịch đất đai, hỗ trợ trực tiếp cải cách
hành chính trong quản lý đất đai.
* ViLIS đảm bảo hiệu suất, an toàn bảo mật và đồng nhất dữ liệu
17


ViLIS chủ yếu hoạt động theo kiến trúc khách/chủ hệ thống mạng cục bộ
(LAN). Cơ sở dữ liệu địa chính được lưu trữ trên máy chủ. Phần mềm ViLIS được cài
đặt trên các máy trạm truy nhập và xử lý dữ liệu trên máy chủ, cho phép nhiều người
sử dụng truy nhập đồng thời.
ViLIS tận dụng được sức mạnh xử lý dữ liệu tại máy chủ và phân tích, hiển thị
dữ liệu tại các máy trạm vì vậy ViLIS chạy ổn định trên các máy tính có cấu hình
trung bình, tận dụng được các thiết bị máy móc đã hiện có khi triển khai.
ViLIS có tính bảo mật, an toàn dữ liệu cao do dữ liệu chỉ lưu trữ tại một cơ sở
dữ liệu duy nhất trên máy chủ. Điều này cũng đảm bảo cho tính thống nhất và đồng
bộ dữ liệu đất đai.
* ViLIS có tính mở, dễ sử dụng
ViLIS có giao diện bằng tiếng Việt và gần gũi với chuyên môn. Các cán bộ
giảng dạy đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực
quản lý đất đai. Do vậy, công tác đào tạo chuyển giao công nghệ của ViLIS nhanh
chóng. ViLIS cung cấp qui trình làm việc, một trong những ưu điểm nổi bật của
ViLIS, giúp đơn giản hóa sử dụng phần mềm và tránh được những nguyên nhân chủ

quan khi khai thác sử dụng phần mềm.
* ViLIS được bảo trì , nâng cấp thường xuyên
Chi phí vận hành, bảo trì đảm bảo hệ thống hoạt động thường xuyên. Đây là chi
phí bắt buộc để khai thác sử dụng bất cứ một hệ thống thông tin nào. Chi phí này sẽ
được giảm thiểu nếu cán bộ địa phương được đào tạo tốt, chủ động đảm nhiệm được
nội dung vận hành, bảo trì đảm bảo hệ thống hoạt động thường xuyên.
b) Triển khai áp dụng phần mềm ViLIS phục vụ công tác quản lý đất đai
Song song với xây dựng CSDL đất đai, phần mềm ViLIS sẽ được triển khai để
khai thác CSDL địa chính.
Trên cơ sở kết quả đó Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh đề xuất sử
dụng phần mềm ViLIS sẽ thích hợp với tư cách là phần mềm xử lý chuyên đề về quản
lý khai thác CSDL đất đai cấp huyện thị xã, thành phố. Việc tích hợp qua các nội
dung sau :
+ Tích hợp về không gian: vị trí địa lý, hệ qui chiếu.
18


+ Tích hợp về thuộc tính: theo đối tượng quản lý ví dụ như đơn vị hành chính
+ Tích hợp về thời gian: quản lý các đối tượng theo các chu kỳ thời gian khác
nhau
+ Tích hợp về hệ quản trị CSDL thuộc tính và đồ họa.
+ Tích hợp về nền phát triển các ứng dụng đồ họa.
Do vậy ViLIS sẽ là giải pháp chính để triển khai cấp huyện, thị trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh.
* Phân tích và định hướng lựa chọn công nghệ cụ thể:
Hệ quản trị CSDL :
Sử dụng các hệ quản trị CSDL sau:
• Đối với cấp huyện: sử dụng Microsoft SQL Server hoặc MySQL.
• Đối với cấp thành phố : Microsoft SQL Server.
Hệ thống thông tin địa lý :

• Sử dụng ESRI ArcGIS và ArcSDE cho hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu.
• Sử dụng ArcIMS hoặc ArcGIS server để xây dựng các dịch vụ Web.
• Sử dụng mã nguồn mở Geoserver, Deegree hoặc UMN Mapserver để công bố
và trao đổi thông tin trên Internet qua các chuẩn WMS, WFS, WCS.
Công nghệ lập trình.
Sử dụng các platform Microsoft.NET cho các ứng dụng Desktop và Web.
Các chuẩn về công nghệ thông tin cần áp dụng.
Tham khảo và áp dụng các chuẩn cần thiết cho hệ thống tại Quyết định số 19 và
20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/04/2008 về việc ban hành Ban hành “Quy định áp dụng
tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước” và “Danh mục
tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước”.
c) Tổ chức thực hiện.
* Chuẩn bị cho xây dựng Cơ sở dữ liệu:
Để thực hiện công tác lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính phải tuân thủ chặt chẽ theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT
ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
19


- Các loại hồ sơ, tài liệu cần thiết để lập đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng
đất: đơn đăng ký đất đai phải rõ ràng về số thửa, diện tích, loại đất, nguồn gốc đất,
mục đích sử dụng.
- Đối với từng địa bàn xã, huyện, tỉnh phải lập ban chỉ đạo về đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Các cấp phải xây dựng
phương án giao đất, cấp giấy CNQSD đất và kế hoạch tổ chức của địa phương mình.
Có bộ phận cập nhật và quản lý (Văn phòng ĐKQSD đất cấp huyện).
- Phương pháp lập hồ sơ sẽ được sử dụng toàn bộ bằng ứng dụng tin học. Đối với
hồ sơ đang lưu trữ ở dạng trên giấy phải tiến hành số hoá lại và tổng hợp với các
vùng đo mới, đo bổ sung theo từng xã, phường, thị trấn để xây dựng thành 01 bộ hồ
sơ hoàn chỉnh

Xây dựng cơ sở dữ liệu phải được thực hiện đồng bộ với quá trình đo đạc, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống phần mềm, phần cứng phải được xây
dựng trước và đưa vào vận hành ngay để không xảy ra hiện tượng phát sinh các hồ sơ
ngoài hệ thống. Nguồn thông tin để xây dựng dữ liệu cho hệ thống bao gồm : bản đồ
địa chính chính quy đã được chỉnh lý biến động và nhập liệu các hồ sơ địa chính trên
nền bản đồ địa chính chính quy. Hệ thống phải đảm bảo các tính chất sau:


Hệ thống được triển khai sẽ hoàn thiện các chức năng theo yêu cầu trên một cơ
sở dữ liệu nhất quán về bản đồ cũng như hồ sơ.

• Ưu tiên đáp ứng cho công tác cấp mới và cấp đổi giấy và thành lập hồ sơ địa
chính cấp huyện trên nền bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ cấp giấy chứng
nhận theo bản đồ địa chính chính quy.
Tính thống nhất và nhất quán của cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trong dự án này cần
phải ưu tiên hàng đầu

* Đào tạo nhân lực:
Mục tiêu của nhiệm vụ đào tạo là:
• Thay đổi thói quen của cán bộ địa chính, thay xử lý công việc trên giấy bằng xử
lý công việc trên máy tính thông qua các chức năng mà hệ thống đã xây dựng.
• Nhìn nhận được tính hiệu quả mà hệ thống đem lại.
• Nhận thức được vai trò của mình trong một hệ thống chung.
20


Quá trình đào tạo cần chia làm 2 giai đoạn:
• Đào tạo tập trung cho các đơn vị tham gia: chủ trì đào tạo là cán bộ lãnh đạo
ngành và đơn vị tham gia thi công nhằm quán triệt chủ trương việc xây dựng hệ
thống, giải thích rõ về mục tiêu cũng như chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của

đơn vị trong việc vận hành hệ thống.
• Đào tạo tại chỗ: đơn vị thi công phối hợp với huyện, thị tổ chức đào tạo tại nơi
làm việc nhằm giúp đỡ các cán bộ trong đơn vị thụ hưởng sử dụng thành thạo
các chức năng của hệ thống.
• Chuyển giao công nghệ được thực hiện đối với cấp Sở. Sở Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm tiếp nhận các thành quả xây dựng hệ thống do đơn vị thi
công bàn giao. Nội dung gồm có:
• Các tài liệu thiết kế hệ thống.
• Các tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Đơn vị thi công có trách nhiệm hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn phát triển hệ
thống đã được xây dựng cho cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung đào tạo:
• Mô đun cập nhật dữ liệu đo đạc từ bản đồ vào CSDL.
• Đào tạo qui trình xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý
đất đai
• Mô đun quản lý Hồ sơ địa chính, kê khai đăng ký và cấp GCN đất.
• Mô đun cập nhật, theo dõi và quản lý biến động đất đai.
• Mô đun qui trình xử lý hồ sơ.
Đối tượng đào tạo
• Cán bộ chuyên trách của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tĩnh.
• Cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở.
• Cán bộ phòng tài nguyên và môi trường thành phố và huyện
• Cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
• Cán bộ địa chính cấp xã.

3.Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thử nghiệm
21


a. Nội dung cơ sở dữ liệu

Nội dung thu thập cơ sở dữ liệu địa chính được quy định trong Thông tư số
09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ sở dữ liệu địa chính
được xây dựng phải phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về nội dung thông tin
quy định trong Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT và qui định kỹ thuật về nội dung thu
thập và xây dựng CSDL địa chính do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành;
Dữ liệu địa chính bao gồm: dữ liệu không gian địa chính và dữ liệu thuộc tính
địa chính được lập, tổ chức lưu trữ và quản lý theo công nghệ cơ sở dữ liệu số để phục
vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh gồm 5 đối tượng dữ liệu quản lý sau:
+ Dữ liệu ranh giới thửa đất
Ranh giới thửa đất phải thể hiện là phần bao diện tích đất thuộc thửa đất đó.
ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn…) không
thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính
thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự
nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên
không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên
bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường
ranh tự nhiên đó và thu nhận thông tin về độ rộng của đường ranh tự nhiên cho đối
tượng ranh giới thửa đất.
+ Dữ liệu thửa đất
* Yêu cầu chung về thu thập dữ liệu thửa đất: thửa đất là đơn vị cơ bản trong
quản lý đất đai, được xác lập theo một trong số các sau:
- Thửa đất đã được người sử dụng đất tạo lập, đang sử dụng và được Nhà nước
công nhận;
- Thửa đất được hình thành khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
- Thửa đất được hình thành trong quá trình sử dụng đất do hợp nhiều thửa đất
thành một thửa đất (gọi là hợp thửa) hoặc tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (gọi
là tách thửa) theo yêu cầu của quản lý hoặc nhu cầu của người sử dụng đất phù hợp
với quy định của pháp luật về đất đai.
Chuẩn dữ liệu địa chính quy định 03 đối tượng liên quan đến dữ liệu về thửa đất
như sau:

22


+ Thửa đất thuộc tính;
+ Thửa đất không gian theo mô hình không gian tô-pô;
+ Thửa đất không gian theo mô hình không gian hình học.
Dữ liệu về thửa đất trong cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng theo một trong
số các sau:
+ Xây dựng dữ liệu địa chính khi chưa xác định chính xác hoặc chưa xây
dựng được dữ liệu không gian của thửa đất thì chỉ áp dụng đối tượng thửa đất thuộc
tính;
+ Xây dựng dữ liệu địa chính khi có đầy đủ thông tin về đối tượng ranh
giới thửa đất thì áp dụng đối tượng thửa đất thuộc tính và thửa đất tô-pô và phải đảm
bảo liên kết giữa hai đối tượng này qua mã thửa đất;
* Đối tượng thửa đất thuộc tính
- Diện tích của thửa đất, được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m 2), làm tròn số
đến một (01) chữ số thập phân:
+ Xác định được đối tượng thửa đất hình học hoặc thửa đất tôpô thì giá
trị diện tích phải bằng giá trị diện tích tính toán từ phần diện tích được giới hạn từ
đường bao là các đối tượng ranh giới thửa đất;
+ Nếu không xây dựng được thửa đất hình học hoặc tôpô thì xác định
theo diện tích thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất, không có hồ sơ kỹ thuật thửa
đất thì xác định theo kết quả đo đạc diện tích tại thực địa.
* Mã thửa đất
Mã thửa đất phải đảm bảo xác định duy nhất trong cơ sở dữ liệu địa chính (được
thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã). Các thông tin cụ thể cấu thành lên mã thửa
đất như sau:
- Mã số đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Thủ tướng chính phủ về việc
ban hành bản danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam;
- Số hiệu và số thứ tự tờ bản đồ địa chính (có thửa đất) của đơn vị hành chính

cấp xã (số thứ tự tờ bản đồ địa chính được đánh số liên tiếp từ số 01 trở đi theo
nguyên tắc từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn và từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và không
được trùng nhau trong một đơn vị hành chính; trong một đơn vị hành chính việc đo
23


vẽ, thành lập bản đồ địa chính được thực hiện trong các thời gian đo vẽ khác nhau thì
số thứ tự tờ bản đồ địa chính của lần đo vẽ tiếp theo là số thứ tự tiếp theo của số thứ
tự tờ bản đồ địa chính cuối cùng của lần đo vẽ trước đó);
- Số thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường,
thị trấn được đánh số liên tiếp từ số Dc1 trở đi theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới và không được trùng nhau trong một tờ bản đồ địa chính.
* Địa chỉ thửa đất
Phải thu nhận thông tin về địa chỉ thửa đất cho tất cả các thửa đất, Cụ thể như
sau:
- Thửa đất tại các khu vực đô thị thì xác định và bổ xung được đầy đủ các thông
tin như sau:
+ Số nhà (nếu có), địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc tập thể xác định số
nhà là số hiệu căn hộ /số hiệu tòa nhà (ví dụ, 806/B11D, 806 là số hiệu căn hộ, B11D
là số hiệu tòa nhà chung cư);
+ Tên hẻm, phân cách nhau bằng ký tự “/” (ví dụ 61/71);
+ Tên đường hoặc tên phố (nếu có);
+ Tên tổ dân phố, khu phố...;
- Thửa đất tại các khu vực nông thôn thì xác định theo tên ấp, xóm;
- Thửa đất là thửa đất nông nghiệp thì xác đinh theo tên xứ đồng.
* Tài liệu đo đạc đã được sử dụng
Thu nhận thông tin đối với các thửa đất đã sử dụng các tài liệu gồm: sơ đồ, bản
đồ giải thửa, bình đồ ảnh chưa nắn và bản trích đo địa chính phục vụ cho việc giao
đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tin này là cơ sở để
xác định mức độ chính xác về không gian của thửa đất và là căn cứ để thực hiện đổi

giấy chứng nhận khi đo vẽ lại bản đồ địa chính. Tài liệu đo đạc được xác định qua
những thông tin sau:
- Loại tài liệu đo đạc: Thửa đất sử dụng sơ đồ thửa đất để cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; Thửa đất sử dụng bản đồ giải thửa để cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất;...
- Thời điểm hoàn thành việc xây dựng tài liệu đo đạc.
24


- Tên đơn vị xây dựng tài liệu đo đạc.
* Thông tin về quan hệ giữa các thửa đất trước và sau biến động
- Thửa đất là kết quả của việc thực hiện chỉnh lý biến động từ các thửa đất khác
thì phải xác định được các thửa đất đó (thông qua mã thửa);
- Thửa đất được chỉnh lý biến động thì phải xác định được các thửa đất kết quả
(thông qua mã thửa).
* Loại đất
Thu nhận thông tin loại đất theo mục đích sử dụng của thửa đất cho tất cả các
thửa đất, các đối tượng chiếm đất những không tạo thành thửa đất bao gồm:
- Mục đích sử dụng đất theo Giấy chứng nhận đã cấp (trong thửa đất đã được
cấp Giấy chứng nhận);
- Mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai;
- Mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
- Địa phương có quy định thêm về mục đích sử dụng đất chi tiết thì thu nhận
thêm mục đích sử dụng đất chi tiết đó.
+ Dữ liệu về chủ sử dụng, quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất và các
giao dịch đăng ký đất đai
Dữ liệu người sử dụng đất được thu nhận đối với tất cả các thửa đất đang có
người sử dụng để thể hiện các thông tin về mã loại đối tượng sử dụng đất, tên, địa chỉ
và các thông tin khác của người sử dụng đất;
Dữ liệu về người quản lý đất được thu nhận đối với các thửa đất được nhà nước

giao cho các chủ sử dụng đất, cộng đồng dân cư để quản lý theo quy định tại Điều 3
của nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về thi
hành Luật đất đai
Dữ liệu về người sử dụng tài sản gắn liền với đất được thu nhận đối với tất cả
các tài sản được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất theo quy định của chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

25


×