Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 112 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
  


PHẠM DIỄM TRINH


ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ SỰ SẴN LÒNG
CHI TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG
HUYỆN PHONG ĐIỀN, CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên – Thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102





12 - 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH


PHẠM DIỄM TRINH
4105709


ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ SỰ SẴN LÒNG
CHI TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG
HUYỆN PHONG ĐIỀN, CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên – Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG


12 - 2013

i

LỜI CẢM ƠN


Qua 4 năm học tập ở ghế nhà trường là khoảng thời gian tôi được cung
cấp lượng kiến thức dồi dào để có những lý luận sâu sắc về lý thuyết làm nền
tản vững chắc cho tương lai sắp tới.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi làm hành trang bước vào đời. Đặc biệt, là
sự hướng dẫn của cô Trần Thụy Ái Đông, người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa, tôi kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để đào
tạo ngày càng nhiều thế hệ có tri thức phục vụ đất nước.
Dù luôn cố gắng học tập nhưng những kiến thức, kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế, rất mong qua luận văn này sẽ nhận được sự góp ý, chỉ bảo
tận tình của quý thầy cô, các anh chị để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện



Phạm Diễm Trinh





ii

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện



Phạm Diễm Trinh


iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày… tháng …năm 2013
Giáo viên hướng dẫn






iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày… tháng …năm 2013
Giáo viên phản biện






v

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. Về không gian 3
1.4.2. Về thời gian 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.5. Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6

2.1. Phương pháp luận 7
2.1.1 Khái niệm Môi trường và ô nhiễm môi trường 7
2.1.2 Định nghĩa tài nguyên nước và tài nguyên nước mặt 7
2.1.3 Quan trắc môi trường 8
2.1.4 Một số thông số đánh giá môi trường nước mặt 9
2.1.4.1 Độ pH 9
2.1.4.2 Tổng hàm lượng chất rắn (TS) 10
2.1.4.3 Tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan (DS) 10
2.1.4.4 COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) 10
2.1.4.5 Hàm lượng oxygen hòa tan (DO) 10
2.1.4.6 Hàm lượng oxygen sinh hóa (BOD5) 11
2.1.5 Khái niệm ô nhiễm nước 11
2.1.6 Các tác nhân gây ô nhiễm 12
2.1.6.1 Nước bị ô nhiễm do kim loại nặng 12
2.1.6.2 Nước bị ô nhiễm do vi sinh vật 12

vi

2.1.6.3 Nước bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón 13
2.1.7 Một số bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm 13
2.1.8 Định nghĩa giá sẵn lòng trả (Willingness to pay – WTP) 14
2.1.9 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM 15
2.1.9.1 Định nghĩa 15
2.1.9.2 Các bước thực hiện 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 19
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 20
2.2.4 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu 20
2.2.4.1 Bảng câu hỏi 20

2.2.4.2 Kịch bản 21
2.2.5 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 22
2.2.6 Cách thức chi trả 22
CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT CỦA XÃ
TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 23
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
3.1.2 Tình hình văn hóa – xã hội 23
3.1.2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 23
3.1.2.2 Công nghiệp 25
3.1.2.3 Thương mại dịch vụ 25
3.2 Thực trạng nguồn nước mặt trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ 26
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỨC SẲN LONG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN
CHO VIỆC CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 30
4.1. Mô tả mẫu điều tra 30
4.2. Đối tượng nghiên cứu 30

vii

4.3. Phân tích sự quan tâm và nhận thức của đáp viên về vấn đề xã hội, vấn đề
bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn sinh sống 34
4.3.1. Sự quan tâm và nhận thức của đáp viên về vấn đề xã hội 34
4.3.2. Sự quan tâm và nhận thức của đáp viên về vấn đề môi trường 36
4.3.3. Sự quan tâm của đáp viên đối với các vấn đề môi trường tại khu vực họ
đang sinh sống 36
4.4. Phân tích sự quan tâm của đáp viên về việc ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
trên địa bàn sinh sống 37
4.4.1 Nhận thức và thái độ của đáp viên về vấn đề ô nhiễm môi trường liên

quan đến nguồn nước 37
4.4.1.1. Phân tích nhận thức của người dân về nguồn nước sinh hoạt 37
4.4.1.2. Nhận thức và thái độ của đáp viên về vấn đề ô nhiễm môi trường liên
quan đến nguồn nước 38
4.4.2 Phân tích nhận thức của người dân về ô nhiễm nước mặt do
rác thải 40
4.4.2.1 Ô nhiễm nước mặt do rác thải 40
4.4.2.2 Tình trạng vứt rác xuống sông 42
4.4.3 Phân tích nhận thức của người dân về ô nhiễm nước mặt do
nước thải 44
4.4.4 Mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 45
4.4.4.1. Mức độ ô nhiễm 45
4.4.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm 46
4.4.4.3. Loại hình nhà vệ sinh 47
4.4.5 Hậu quả của nguồn nước mặt bị ô nhiễm 48
4.4.6 Tình hình tiếp cận thông tin của đáp viên 50
4.4.7 Lợi ích của việc cải thiện môi trường nước mặt 54
4.5. Đánh giá mức độ tin cậy vào kịch bản 55
4.6. Phân tích sự sẵn lòng và không sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện nguồn
nước mặt 56
4.6.1. Sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện nguồn nước mặt
trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền 56

viii

4.6.2. Nguyên nhân đồng tình và không đồng tình với việc chi trả cho vấn đề
cải thiện nguồn nước mặt trên địa bàn 57
4.6.2.1 Nguyên nhân đồng tình 57
4.6.2.2. Nguyên nhân không đồng tình 58
4.6.3 Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp

viên trong việc cải thiện chất lượng nước mặt 59
4.6.3.1 Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải
thiện chất lượng nước mặt và thu nhập trung bình của các hộ dân 59
4.6.3.2 Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải
thiện chất lượng nước mặt và độ tuổi của đáp viên 60
4.6.3.3 Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải
thiện chất lượng nước mặt và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước
bị ô nhiễm 61
4.6.4 Phân tích sự sẵn lòng chi trả 62
4.6.4.1 Tính WTP chưa điều chỉnh 62
4.6.4.2 Điều chỉnh WTP 63
4.7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên đối
với việc cải thiện chất lượng nước 64
4.7.1. Giải thích biến và Các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả 64
4.7.2. Dấu kì vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Logit 64
4.7.3. Mô hình Logit và các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả 66
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC MẶT ĐỊA
BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ 69
5.1. Hiện trạng tồn tại và nguyên nhân 69
5.2. Giải pháp cho việc cải thiện chất lượng nước mặt 70
5.3. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trên địa
bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền 72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

ix

6.1 Kết luận 73
6.2 Kiến nghị 74

6.2.1 Đối với nhà nước 74
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 75
6.2.3 Đối với người dân ở địa phương 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3





















x


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Tình hình kinh tế huyện Phong Điền giai đoạn 2010- 2012 23
Bảng 3.2: Một số thông số về đo lường chât lượng nước mặt xã Trường Long
giai đoạn 2010 – 2012 27
Bảng 4.1: Mô tả các đối tượng nghiên cứu 30
Bảng 4.2: Nghề nghiệp của đáp viên 33
Bảng 4.3: Sự quan tâm của đáp viên về những vấn đề quốc gia đang đối
mặt 35
Bảng 4.4: Các vấn đề môi trường tại khu vực sinh sống của đáp viên được
quan tâm 37
Bảng 4.5: Nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình 38
Bảng 4.6: Mức độ quan tâm của đáp viên đối với môi trường nước 39
Bảng 4.7: Đáp viên từng sử dụng nước dưới sông để phục vụ sinh hoạt 39
Bảng 4.8: Phân loại rác thải hộ gia đình 41
Bảng 4.9: Lý do đổ rác trực tiếp xuống sông 42
Bảng 4.10: Tình trạng vức rác xuống sông 43
Bảng 4.11: Nhận xét của đáp viên về hành vi vứt rác xuống sông 43
Bảng 4.12: Cách xử lý nước thải của hộ gia đình 44
Bảng 4.13: Lý do thải nước thải sinh hoạt xuống kênh, rạch gần nhà 45
Bảng 4.14: Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước mặt 46
Bảng 4.15: Phân loại nhà vệ sinh của hộ gia đình 48
Bảng 4.16: Ảnh hưởng từ nguồn nước mặt bị ô nhiễm 48
Bảng 4.17: Các chi phí phát sinh của người dân 49
Bảng 4.18: Lý do không nhận được thông tin tuyên truyền 52
Bảng 4.19: Kênh thông tin tuyên truyền của đáp viên 52
Bảng 4.20: Đánh giá mức độ hiệu quả của kênh tuyên truyền 53
Bảng 4.21: Lợi ích từ việc cải thiện môi trường nước mặt 55


xi

Bảng 4.22: Tỷ lệ sẵn lòng chi trả của đáp viên 56
Bảng 4.23: Lý do đáp viên sẵn lòng đóng góp cho khoản phí cải thiện chất
lượng nước mặt 57
Bảng 4.24: Lý do đáp viên không sẵn lòng đóng góp cho khoản phí cải thiện
chất lượng nước mặt 58
Bảng 4.25:Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện
chất lượng nước mặt và thu nhập của đáp viên 60
Bảng 4.26: Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện
chất lượng nước mặt và độ tuổi của đáp viên 61
Bảng 4.27: Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện
chất lượng nước mặt và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm 62
Bảng 4.28: Đo lường giá trị WTP chưa điều chỉnh 63
Bảng 4.29: Đo lường giá trị WTP sau điều chỉnh sự chắc chắn 64
Bảng 4.30: Dấu kỳ vọng của các biến giải thích 66
Bảng 4.31: Kết quả xử lý của các biến trong mô hình hồi quy 67

















xii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Giới tính của đáp viên 31
Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên 32
Hình 4.3 Thu nhập của đáp viên 33
Hình 4.4 Tình trạng hôn nhân của đáp viên 34
Hình 4.5 Mức độ quan tâm của đáp viên vấn đề môi trường Việt Nam 36
Hình 4.6 Cách xử lý nước thải của hộ gia đình 41
Hình 4.7 Mức độ ô nhiễm của nguồn nước ở xã Trường Long 45
Hình 4.8 Tỷ lệ tiếp nhận thông tin tuyên truyền của đáp viên 51
Hình 4.9 Thái độ tin cậy vào kịch bản của đáp viên 56



















xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CVM (Contogent Valuation Method): Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
WTP (Willingness To Pay) : Ước muốn sẵn lòng chi trả.



























1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay, song song với việc
phát triển kinh tế toàn cầu với công nghệ ngày càng phát triển một cách mạnh
mẽ làm thay đổi quá trình sản xuất, đời sống của con người cả về vật chất và
tinh thần thì bên cạnh đó bảo vệ môi trường đang được các nước trên Thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng chú trọng, quan tâm nhiều hơn.
Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay,
với tình hình khí hậu ngày càng diễn biến khá phức tạp và không thể nào
lường trước được với số lượng cơn bão tràn vào nước ta ngày càng gia tăng, lũ
lụt và hạn hán xảy ra ngày càng nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
vật chất, tinh thần của người dân. Việc làm sao để phát triển kinh tế đi đôi với
việc bảo vệ môi trường bền vững là nhiệm vụ đòi hỏi các cá nhân, cộng đồng,
tổ chức, đặc biệt là Nhà nước ta phải có những chính sách cả vĩ mô và vi mô
phù hợp để thực hiện được nhiệm vụ đó.
Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc trung ương, với nền
kinh tế ngày càng đi lên phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ với các
khu Công nghiệp được mở rộng nhưng bên cạnh đó thì tình trạng ô nhiễm môi
trường cũng tăng do lượng rác thải và nước thải độc hại ngày càng tăng. Bên

cạnh đó, tốc độ đô thị hóa cao của thành phố Cần Thơ cũng là nguyên nhân
gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng với việc ngăn sông, lắp đất đã khiến
một số kênh rạch trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm như rạch Tham Tướng,
rạch Cái Khế. Hậu quả của việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố dẫn
đến tình trạng môi trường đất, môi trường nước bị biến đổi gây suy thoái, ô
nhiễm môi trường, bên cạnh đó với đặc trưng của Cần Thơ là vùng tập trung
nhiều loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động, sua mùa thu hoạch đã làm
cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất
mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, ô nhiễm môi trường. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của thành phố đã và đang gây ra nhiều hiệu ứng phụ
tiêu cực, các xu hướng tiêu cực này thể hiện rõ nét nhất trong sự suy thoái môi
trường và việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
nguồn tài nguyên nước của thành phố. Theo kết quả giám sát ô nhiễm môi
trường ở thành phố Cần Thơ gần như tất cả các kênh mương cấp thoát nước
chính trên các địa bàn thành phố đã và đang bị ô nhiễm ở mức đáng báo động,
nước ở hầu hết ở các kênh mương đã chuyển sang màu đen và có mùi hôi, đặc

2

biệt là nhiều nơi ở khu vực nội ô thành phố. Vấn đề ô nhiễm nước tại thành
phố Cần Thơ đã trở thành một trong những mối quan tâm cấp bách, vì hầu như
tất cả nước thải chưa được xử lý vẫn được xả ra sông Hậu, chất thải công
nghiệp chưa được xử lý và nước mặt trong khu vực nông thôn bị ô nhiễm chủ
yếu là do các chất hữu cơ, vi trùng và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, bên
cạnh đó nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm do ảnh hưởng của sự ô nhiễm
nguồn nước mặt. Thực tế hiện nay, việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải
công nghiệp, cũng như các loại rác thải sinh hoạt tập trung vần chưa tồn tại và
với mức chi phí khá cao, cho nên tất cả các loại chất thải còn lại sau quá trình
sản xuất, sinh hoạt được thải trực tiếp ra sông, kênh rạch xung quanh dẫn đến
tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đên cuộc sống

người dân.
Việc ô nhiễm nước mặt ở các địa phương nói chung và của thành phố
Cần Thơ nói riêng đang cần được quan tâm nghiên cứu và tìm hướng giải
pháp để nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước, cũng như mang lại cho người dân
một môi trường trong lành, sạch sẽ hơn. Vì những lý do trên nên đề tài được
thực hiện đề tài: “Đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải
thiện chất lượng nguồn nước mặt ở địa bàn xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ”. Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu nhận thức của người
dân ở khu vực về mức độ ô nhiễm, cũng như mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt
của người dân và từ đó sẽ đưa ra được sự sẵn lòng trả của các người dân trên
khu vực về việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất
lượng nguồn nước mặt xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ nhằm đề xuất giải pháp giúp cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa
bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng nước mặt tại xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ.
Phân tích thái độ, nhận thức và mức độ quan tâm của người dân ở địa
bàn về tình hình ô nhiễm môi trường nói chung cũng như tình trạng ô nhiễm
nguồn nước nói riêng.
Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện nguồn nước
mặt trên địa bàn thuộc xã Trường Long, huyện Phong Điền.

3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân để
cải thiện nguồn nước mặt trên địa bàn thuộc xã Trường Long, huyện Phong

Điền.
Đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện lại nguồn nước đồng thời nâng cao
nhận thức của người dân sinh sống trên địa bàn thuộc xã Trường Long, huyện
Phong Điền.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Người dân nhận thức như thế nào về việc ô nhiễm môi trường cũng như
vấn đề ô nhiễm nguồn nước?
Các hộ gia đình sẵn lòng chi trả mức giá là bao nhiêu cho việc cải thiện
nguồn nước mặt bị ô nhiễm thuộc xã Trường Long, huyện Phong Điền?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện
nguồn nước mặt của người dân thuộc xã Trường Long, huyện Phong Điền?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Về không gian
Đề tài được áp dụng trên khu vực xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Về thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian: từ tháng 8 năm 2013 đến
tháng 12 năm 2013. Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 11
năm 2013. Số liệu thứ cấp được sử dụng ở giai đoạn 2010-2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng đề tài thực hiện điều tra và nghiên cứu là các hộ gia đình sinh
trên địa bàn thuộc xã Trường Long, huyện Phong Điền.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Bài nghiên cứu của tác giả Bùi Đức Kính (2009) về “Định giá cấp nước
nông thôn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trường hợp địa bàn ở xã Vĩnh Đông
thuộc địa bàn tỉnh Long An”. Tác giả thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên môi trường thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên để thực hiện nghiên cứu.
Áp dụng CVM với hai mức giá, để định giá cấp nước sinh hoạt tại 217 hộ gia
đình được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trực tiếp. Số liệu được phân tích
bằng mô hình Log-logistic và Log-normal. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

người dân trong xã sẵn sàng chi trả khoảng 5,8% tổng thu nhập hộ gia đình
cho nước sạch. Mặc dù mức giá là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến WTP của

4

người dân; nhưng kết quả còn cho thấy thu nhập, chất lượng nguồn nước và
một loạt các nhân tố khác ảnh hưởng lớn mà nhà đầu tư cần phải quan tâm khi
thực hiện dự án.
Bài ngiên cứu của Đặng Văn Song và công sự (2011) để xác định “Mức
sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội”. Thông qua quan sát,
thu thập số liệu thứ cấp qua viêc điều tra 116 hộ nông dân trên địa bàn thị trấn
Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ. Qua kết quả nghiên cứu, thì thực trạng chất thải sinh
hoạt ở huyện gia lâm là rất lớn, cụ thể lượng chất thải rắn trên địa bài được
vận chuyển tới bãi rác huyện Kiêu Kỵ là 140,7 tấn/ngày đêm, tại thị trấn Trầu
Quỳ là 9 tấn/ngày đêm và tại khu vực nghiên cứu là 248 m
3
Bằng phương
pháp CVM, mức giá sẵn lòng trả WTP của các nông hộ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi và số khẩu/hộ,
áp dụng bình quân gia quyền cũng số liệu điều tra phỏng vấn xác định được
mứa chi bình quân của nông hộ là 6.000 đồng/người/tháng. Mức WTP một
năm trên địa bàn nghiên cứu khoảng 4 tỷ đồng/năm. Số tiền này nếu được sử
dụng đúng mục đích sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom, quản lý, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt và cải thiện môi trường sống của người dân.
Tác giả Diệp Thanh Tuyền (2012) về “Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của
các hộ gia đình ở Thị xã Bình Minh về phí vận chuyển rác thải sinh hoạt” sử
dụng phương pháp CVM, xác định sự sẵn lòng chi trả của người dân trên địa
bàn Thị xã Bình Minh, nghiên cứu sử dụng mô hình probit đến đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân. Thông qua việc thu

thập số liệu thứ cấp từ 60 hộ gia đình trên địa bàn. Qua đó, tỷ lệ đáp viên sẵn
lòng chi trả cho chính sách tăng phí vệ sinh vẫn còn tương đối thấp chiếm 60%
tổng số mẫu quan sát nhưng WTP trung bình của người dân tương đối cao là
19.416 đồng/tháng. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức sẵn lòng chi trả
của người dân phụ thuộc nhiều vào thu nhập của họ và số thành viên trong gia
đình. Tức là khi thu nhập của họ càng cao, tình trạng kinh tế trong gia đình
càng ổn định thì sự sẵn lòng chi trả cho việc tăng phí vệ sinh càng cao. Bên
cạnh đó, số thành viên trong gia đình càng nhiều thì sự sẵn lòng chi trả cho phí
vệ sinh mới trong thời gian sắp tới ở địa bàn Thị xã càng cao.
Tác giả Lương Hoàng Phương (2012), “Đánh giá nhận thức và ước muốn
sẵn lòng chi trả về việc cải thiện nguồn tài nguyên nước mặt tại xã Ninh Thới
huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh”. Đề tài sử dụng phương pháp CVM để đưa ra
mức giá sẵn lòng chi trả có việc cải thiện nguồn tài nguyên nước mặt, bên
cạnh đó còn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả. Mô hình khảo sát 70 hộ gia đình trên địa

5

bàn, qua đó có 100% đáp viên đều mong muốn nguồn nước mặt ở Xã Ninh
Thới giảm ô nhiễm, mức giá WTP trung bình được tính trên 70 hộ dân là
35.100 đồng/ năm. Qua kết quả của mô hình hồi quy thì mức sẵn lòng chi rả
của người dân còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thu nhập, học vấn giới tính
và phiền toái. Vì vậy cần có chính sách hợp lý để kích thích người dân sẵn
lòng chi trả thông qua việc tác động đến những biến ảnh hưởng đến mô hình.
Tác giả Lê Thị Thúy Kiều (2012) nghiên cứu về “Ước tính mức sẵn lòng
trả của ba mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh Tay Chân Miệng ở huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ” áp dụng phương pháp CVM để đánh giá mức sẵn
lòng chi trả của người dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó còn áp dụng mô
hình Logit và Tobit nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn
lòng chi trả của người dân. Cuộc nghiên cứu khảo sát 170 hộ gia đình, thấy

rằng việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em là một vấn đề rất quan trọng và rất được
các bậc làm cha làm mẹ quan tâm. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy có
97,6% đáp viên sẵn lòng chủng ngừa vaccine phòng TCM. Trong đó có 90,4%
đáp viên sẵn lòng trả tiền để chủng ngừa vaccine. Mức giá sẵn lòng trả trung
bình/người của các đáp viên sẵn lòng trả là 752.237 đồng đối với vaccine 1 lần
uống và là 555.541 đồng đối với vaccine 2 lần uống. Mức giá trung bình/hộ là
1.746.184 đồng đối với vaccine 1 lần uống và 1.275.473 đồng đối với vaccine
2 lần uống. Đây là mức giá mà người dân sẽ sẵn lòng trả để chủng ngừa nếu
như có vaccine phòng bệnh TCM. Các yếu tố như thu nhập, số thành viên
trong gia đình và độ tuổi có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả cũng như mức giá
sẵn lòng trả của các đáp viên để chủng ngừa vaccine. Trong đó yếu tố tuổi và
thu nhập có tác động cùng chiều đến sự sẵn lòng trả cũng như mức giá sẵn
lòng trả của đáp viên, yếu tố số thành viên trong gia đình có tác động ngược
chiều đến sự sẵn lòng trả và mức giá sẵn lòng trả của đáp viên.
Trần Thị Diễm Hằng (2012), “Phân tích tình hình ô nhiễm nước mặt ở
bến phà Xóm Chài ở quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ”. Đề tài áp dụng
phương pháp so sánh tương đối để phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường
nước mặt ở bến phà Xóm Chài, phương pháp phân tích tần số dùng để thấy
được những nhận định của người dân xung quanh về tình hình ô nhiễm nước
tại địa bàn nghiên cứu. Trong bài, tác giả sử dụng kiểm định sự khác nhau của
hai trung bình dựa trên mẫu từng cặp để chứng minh rằng giá trị của các chỉ
tiêu đo lường chất lượng nước mặt sẽ khác nhau nếu thời điểm giám sát khác
nhau. Đề tài thu số liệu sơ cấp từ 60 hộ gia đình sống dọc theo mé sông ở bến
phà Xóm Chài. Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp những người dân sống xung
quanh bến phà Xóm Chài, đa số đáp viên quan tâm đến vấn đề môi trường và
nhận thức được về những tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra, một số đáp

6

viên có ý thức BVMT rất cao. Chỉ một số ít đáp viên trả lời là không quan tâm

(15%) trong đó cũng có cả những người nhận thức được rằng ô nhiễm môi
trường gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống con người nói chung và
sinh giới nói riêng. Bên cạnh đó, tìm ra được những ảnh hưởng của việc nguồn
nước bị ô nhiễm gây ra cho người dân xung quanh. Những ảnh hưởng đó có
thể là nước bốc mùi hôi thối; nước bị ô nhiễm là phát sinh nhiều ruồi, muỗi và
các sinh vật gây bệnh khác; ảnh hưởng tới sức khỏe; làm tăng chi phí sinh hoạt
của người dân và mặt nước bị ô nhiễm làm mất vẻ đẹp mỹ quan thành phố.
Bài nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Ngân (2012), về “Đánh giá nhận thức
và sự sẵn lòng chi trả để làm giảm ô nhiễm nước mặt tại khu vực chợ Cái
Răng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp đánh
giá ngẫu nhiên để xác định giá sẵn lòng chi trả của người dân ở chợ Cái Răng
cho việc cải thiện nước mặt và mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh
hưởng tới sự sẵn lòng chi trả của người dân. Qua khảo sát, xác định được
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là do nước và rác thải của người dân
không có ý thức đổ trực tiếp xuống sông nơi họi sinh sống, nước thải sinh hoạt
đổ xuống sông mà không qua một phương pháp xử lý nào. Bài viết phỏng vấn
ngẫu nhiên 57 hộ gia đình trên địa bàn Chợ, trong đó có 22 đáp viên đồng ý
đóng góp cho việc cải thiện nguồn nước. Mức WTP trung bình 13.508 đồng/
tháng. Qua đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của
người dân là: mức giá (10.000 đồng, 20.000 đồng, 40.000 đồng, 100.000 đồng,
200.000 đồng) tức là mức giá đưa ra càng cao thì sự sẵn lòng trả của người
dân càng thấp.
Đề tài với mục tiệu nghiên cứu “Đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi
trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt ở địa bàn xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” nhằm đánh giá nhận thức của người
dân nông thôn về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên nước mặt. Mặt khác,
tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, qua đó tìm
hiểu sự sẵn lòng chi trả của người dân trong việc cải thiện chất lượng nước
mặt trong thời gian sắp tới và những yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả
của người dân trên địa bàn xã.Thông qua đề tài này, có thể giúp người dân ở

xã Trường Long, huyện Phong Điền hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là bảo vệ nguồn nước nói riêng. Bên
cạnh đó, giúp họ ý thức các tác nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm
nước và góp phần nâng cao nhận thức việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt
là vô cùng quan trọng.


7

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm Môi trường và Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam (2005) định nghĩa “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và
các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi
là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân
trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại

chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm,
người ta phân ra các loại ô nhiễm: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô
nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2.1.2 Định nghĩa tài nguyên nước và tài nguyên nước mặt
Theo điều 2 của Luật Tài nguyên nước (1998) định nghĩa “Tài nguyên
nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc
lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Cụ thể hơn, tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng
hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong
các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, giải trí và môi trường. Hầu
hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Tài nguyên nước mặt thường được gọi là nguồn nước mặt, tồn tại thường
xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông

8

ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hoặc cũng có thể là
nước ngầmchảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm trong đất cũng như dư
thừa số lượngtrong các tầng nước ngầm.
Theo điều 3 của Luật Tài nguyên nước (1998) thì “Nước mặt là nước tồn
tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”. Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc
nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự
nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm
xuống đất. Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá
vỡ các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây
dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập
nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các
khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (2008): quy
định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. Quy chuẩn này áp
dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ
cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
Quy chuẩn được phân hạng thành 4 cột nhằm đánh giá và kiểm soát chất
lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác
như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công
nghệ xử phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng
như loại B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, các mục đích sử dụng khác
có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng
nguồn nước thấp.
2.1.3 Quan trắc môi trường
Theo điều 3 luật Bảo vệ môi trường (2005) định nghĩa “Quan trắc môi
trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên
môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến
chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”.
Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:

9

 Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy
mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
 Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng
vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của
các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
 Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm,

suy thoái môi trường.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ lưu trữ,
cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
2.1.4 Một số thông số đánh giá môi trường nước mặt
2.1.4.1 Độ pH
Độ pH là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong
nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch
nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học (sự kết tủa, sự
hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH
của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lí nước. pH được xác
định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
pH là đại lượng đặc trưng cho tính chất của môi trường lỏng và được thể
hiện như sau:
- Môi trường axit có độ pH < 7
- Môi trường trung bình có độ pH = 7
- Môi trường bazơ có pH > 7
Môi trường có độ pH càng gần 7 thì chất lượng môi trường càng tốt, môi
trường càng có tính axit hay bazơ thì chất lượng môi trường càng xấu và cũng
ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật, thực vật và các vật liệu.
Độ pH cao ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người sử dụng là nó
làm hỏng men răng pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường
ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả
năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước
có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất
trihalomethane gây ung thư. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh
hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5.



10


2.1.4.2 Tổng hàm lượng chất rắn (TS)
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các
chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng
các chất rắn là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi
1lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105
0
C cho tới khối lượng
không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
2.1.4.3Tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan (DS)
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất
vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan là lượng khô của phần
dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh
rồi sấy khô ở 105
0
C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
DS = TS - SS
2.1.4.4 COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước
bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn
bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để
oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà
tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm
giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói
chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác
nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
2.1.4.5 Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)
DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho
sự hô hấp của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa

tan đóng một vai trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy
sinh phát triển, nó là điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí
của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi
sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO
sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như
một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước.
DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative
capacity - AC). Đơn vị tính của DO thường dùng là mg/l. Oxygen hòa tan
trong nước không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng DO trong
nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học
của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật,…

×