Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá năng lực kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng lưu vực suối bó cá trên địa bàn thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 62 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................................................. 6
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài ............................................................................ 10
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................11
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................ 11
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 11
1.1.2. Vai trò và ảnh hưởng của nước đến sự phát triển kinh tế, cuộc sống của con
người ................................................................................................................................ 13
1.1.2.1. Vai trò .....................................................................................................13
1.1.2.2. Tác động của ô nhiễm nước ...................................................................15
1.1.3. Vai trò của cộng đồng trong việc kiểm soát ô nhiễm nước ............................ 17
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cộng đồng trong việc KSONNN của lưu vực suối
Bó Cá ............................................................................................................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 21
1.2.1. Ở Việt Nam ........................................................................................................... 21
1.2.2. Ở Sơn La ............................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƢỚC LƢU VỰC SUỐI BÓ CÁ VÀ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƢỚC CỦA CỘNG ĐỒNG 25
2.1. Khái quát khu vực nghiên cứu .................................................................................. 25
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ............................................................................. 25
2.1.2. Điều kiện tự nhiện ............................................................................................... 25


2.1.2.1. Địa hình – địa mạo .................................................................................25
2.1.2.2. Khí hậu....................................................................................................26
2.1.2.3. Thủy văn..................................................................................................26
2.1.2.4. Khoáng sản .............................................................................................28
2.1.2.5. Tài nguyên đất ........................................................................................29
2.1.2.6. Tài nguyên nước .....................................................................................29
2.1.2.7. Tài nguyên rừng .....................................................................................30
2.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội.................................................................... 31
2.1.3.1.Dân cư và nguồn lao động ......................................................................31
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ................................................31
2.2.3.3 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................35
2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước lưu vực suối Bó Cá ........................................................ 38


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm suối Bó Cá ......................................................................... 38
2.2.2. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm suối Bó Cá ................................... 39
2.2.2.1. Nguyên nhân tự nhiên.............................................................................39
2.2.2.2.Nguyên nhân nhân tạo .............................................................................40
2.3. Đánh giá năng lực kiểm soát ô nhiễm nước của cộng đồng tại lưu vực suối Bó
Cá ......................................................................................................................................... 42
2.3.1. Các nhóm cộng đồng .......................................................................................... 42
2.3.2. Những phát hiện về nhận thức cộng đồng trong việc kiểm soát ô nhiễm
nước ................................................................................................................................. 43
2.3.2.1. Mức độ quan tâm ....................................................................................43
2.3.2.2. Khả năng đánh giá và viết báo cáo........................................................44
2.3.2.3. Mối quan hệ và uy tín trong cộng đồng .................................................46

2.3.2.4. Có thời gian và khả năng gắn bó lâu dài...............................................47
2.3.4. Xác định nhóm cộng đồng nòng cốt .................................................................. 48
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỒNG CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƢỚC Ở KHU VỰC SUỐI BÓ CÁ,
THÀNH PHỐ SƠN LA ................................................................................................49
3.1. Ý nghĩa của giải pháp nâng cao năng lực cộng đồng ............................................ 49
3.2. Một số giải pháp và mô hình nâng cao năng lực cộng đồng và mô hình KSONN
dựa vào cộng đồng ............................................................................................................. 49
3.2.1.Tập huấn cho cộng đồng về một số biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước ....... 49
3.2.2.Tuyên truyền .......................................................................................................... 51
3.2.3. Hương ước bản làng ........................................................................................... 51
3.2.4. Đoạn suối tự quản ............................................................................................... 52
3.2.5. Phối hợp kiểm soát ô nhiễm nước với những khu vực thượng nguồn .......... 53
3.2.6. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kiểm soát ô nhiễm nước ..................... 53
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nước sạch và ô nhiễm nước đang là một trong những vấn đề đáng
quan tâm của các quốc gia trên thế. Nước được coi là tài nguyên là tài nguyên
vô tận. Tuy nhiên trong những năm gần đây, con người sử dụng nguồn tài
nguyên hợp lý đã khiến tài nguyên nước đang ngày bị suy thoái và ảnh hưởng
lớn tới cuộc sống con người trên khắp hành tinh.

Trước những vấn đề liên quan tới nguồn nước, trên thế giới và Việt Nam
đã có rất nhiều những nghiên cứu về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên quý
giá này. Tuy nhiên không phải ai trong cộng đồng cũng là những người hiểu và
biết về cách sử dụng cũng như bảo vệ nguồn nước xung quanh. Trong khi đó, họ
lại là những người sống và tổ chức các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngay
chính tại những nguồn nước tự nhiên ấy.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc, với điều kiện địa hình
đồi núi, khí hậu nhiệt đới có mùa khô sâu sắc. Tài nguyên nước đối với các dân
tộc Sơn La có vai trò vô cùng quan trọng, bởi rất nhiều nơi ở xảy ra hiện tượng
thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Lưu vực suối Bó Cá nằm trên phạm vi của xã
Chiềng Đen và phường Chiềng An của TP. Sơn La và một phần thuộc huyện
Thuận Châu là một trong những con suối quan trọng bởi nó là nơi cung cấp
nước chủ yếu cho hang Tát Tòng (nơi Xí nghiệp cung cấp nước Sơn La lấy nước
để sản xuất nước sạch cung cấp cho hơn 10.000 dân TP. Sơn La). Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước
ngầm do các nguyên nhân như: rác thải công nghiệp (chế biến cà phê), hóa chất
nông nghiệp, rác thải sinh hoạt,... thuộc lưu vực suối Bó Cá đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến chất lượng nước của hang Tát Tòng. Đây là một trong những vấn đề cấp
bách cần phải giải quyết triệt để nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người
dân toàn bộ thành phố Sơn La.
1
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

Một trong những giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho
hang Tát Tòng đó là sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ và giữ gìn

vệ sinh môi trường khu vực lưu vực suối Bó Cá, bởi lẽ cộng đồng là những
người sống tại địa phương, vấn đề ô nhiễm nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chính bản thân họ. Hơn nữa, cộng đồng thân
thuộc những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập quán của người dân bản
địa nên việc tuyên truyền hay tổ chức các phong trào thi đua bảo vệ môi trường
tại địa phương sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, trong cộng đồng không
phải ai cũng có sự hiểu biết, có năng lực về các vấn đề liên quan đến nguồn
nước chính vì vậy cần phải lựa chọn một nhóm các cộng đồng nòng cốt để phát
huy thế mạnh của họ trong công tác bảo về môi trường.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
năng lực kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng lưu vực suối Bó Cá trên
địa bàn thành phố Sơn La”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Ngoài nước
Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia sớm phát hiện và bảo vệ nguồn tài
nguyên này. Luật Nước sạch của Hoa Kỳ ra đời năm 1972, khi quốc gia này
nhận thấy sự ô nhiễm khủng khiếp từ các dòng sông do nước thải của các nhà
máy đem lại, nổi bật là sông Cuyahoga ở bang Ohaio. Với chiều dài 160 km, lưu
vực 2.100 km2, bề mặt sông luôn bao phủ một lớp dầu nhờ màu nâu cũng như
lớp dầu đen nổi váng trên mặt nước dày khoảng 20 cm, không có sinh vật nào có
thể tồn tại, mức độ ô nhiễm nặng nề khiến dòng sông đã tự bốc cháy. Để giải
quyết vấn đề này, năm 1972 Chính phủ Mỹ đã thúc đẩy và ban hành Luật Nước
sạch. Nhờ có luật này nhiều kế hoạch hành động không chỉ cho sông Cuyahoga
mà còn cho tất cả các sông, hồ trên toàn nước Mỹ được thực hiện và sông
Cuyahoga đã được hồi sinh. Tại quốc gia này, vai trò của cộng đồng trong kiểm
soát ô nhiễm nguồn nước là vô cùng quan trọng. Cộng đồng có ý thức cao, được
2
Trường Đại học Tây Bắc



Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

tập huấn bài bản và đã hình thành một mạng lưới rộng khắp góp phần kiểm soát
ô nhiễm nước ở các con sông, hồ trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Hơn nữa những kết
quả giám sát của cộng đồng được công khai trên cả nước, điều này càng thúc
đẩy cộng đồng tham gia vào quá trình kiểm soát ô nhiễm nước một cách hiệu
quả.
Ở Úc, từ năm 1993 chương trình Waterwatch Victoria là một chương
trình cộng đồng tham gia kết nối các cộng đồng địa phương với sức khoẻ con
sông và vấn đề quản lí nước bền vững được khởi xướng để giúp cộng đồng tham
gia vào việc giám sát và quản lí đường thủy trong lưu vực của họ, năm 2011
Waterwatch Victoria từ những dữ liệu do cộng đồng thu thập được đã chia sẻ dữ
liệu trực tuyến và hướng dẫn người sử dụng để có thể truy cập dữ liệu này một
cách hiệu quả nhất.
Cùng với sự hỗ trợ về mặt pháp lý, hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trên
thế giới đã tiến hành những nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm nước: Richard
Helmer, Ivanildo Hespanhol trong nghiên cứu Water Polution Control – 1997
trong đó tác giả đã chỉ ra những giải pháp trong kiểm soát ô nhiễm nước mà một
trong những giải pháp đó là sự tham gia của cộng đồng, tác giả đánh giá cao vai
trò của cộng đồng như một trong những nhân tố thúc đẩy vấn đề kiểm soát ô
nhiễm nước được thành công. Deanna E.Conners, Susan Eggert, Jennifer Keyes
trong Community - Based Water Quality Monitoring - 2011, Akinagachi trong
nghiên cứu Experience in environmental control – 2011 để đưa ra những kinh
nghiệm trong kiểm soát môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm nước nói
riêng, tác giả nhấn mạnh đến việc ứng dụng những công nghệ trong xử lí nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt là giải pháp quan trọng và là kinh
nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới,…
Ngoài 2 quốc gia là Mỹ và Úc trên thế giới còn rất nhiều quốc gia đã triển

khai mô hình kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng như: Nhật Bản,
Malaysia, Hàn Quốc, …rất thành công.
3
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

2.2. Trong nước
Vấn đề ô nhiễm nước cũng đã được Việt Nam chú trọng, dù chưa có
những văn bản luật chuyên biệt về kiểm soát ô nhiễm nước nhưng vấn đề tài
nguyên và ô nhiễm tài nguyên trong đó có cả tài nguyên nước đã có trong một
số văn bản luật. Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam lần đầu tiên được ban
hành vào năm1998. Về vấn đề sở hữu, Luật này quy định tài nguyên nước là tài
sản của tất cả mọi người và được Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 1). Điều
này có nghĩa nước là tài sản chung. Luật cũng quy định mọi tổ chức hoặc cá
nhân đều có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên nước phục vụ đời sống và
sản xuất, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.
Trong Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 đã được
phê duyệt theo Quyết định 81/2006/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14
tháng 4 năm 2006, chiến lược này nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một
biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững.
Chiến lược này nhấn mạnh: 1) huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ
tài nguyên nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng
đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; 2) xây dựng các cơ chế phù hợp huy
động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám
sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị
ô nhiễm và suy thoái; 3) tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân

trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch
lưu vực sông và dự án về tài nguyên nước. Theo Báo cáo Diễn biến Môi trường
Việt Nam – Môi trường nước năm 2003, khi xem xét lại cấu trúc thể chế hiện tại,
Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng vai trò của
người sử dụng nước ít được chú trọng trong các hệ thống quản lý nước. Gần
đây, Chính phủ đã cho thực hiện thí điểm một vài thay đổi có tính chiến lược để
chuyển giao quyền quản lý thuỷ lợi cho các công ty thuỷ nông và nhóm những
người sử dụng nước ở cấp cơ sở nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Ngày nay,
4
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

có nhiều loại hình thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước ở Việt Nam
đã nổi lên. Với xu hướng “xã hội dân sự” đang phát triển trong nước, sẽ có
nhiều tổ chức cộng đồng hơn ra đời trong tương lai, và chắc chắn xu hướng này
sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản trị xã hội
và quản lý tài nguyên.
Thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã ký kết Dự án hợp tác về "Tăng cường năng lực quản lý môi
trường nước tại Việt Nam", với sự tham gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Tổng cục Môi trường, các Sở TN&MT tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thừa Thiên - Huế. Thời hạn thực hiện
Dự án từ năm 2011 - 2013 đã đem lại những kết quả nghiên cứu bổ ích về vấn
đề ô nhiễm môi trường nước ở một số địa phương cũng như nâng cao năng lực
quản lý môi trường nước tại Việt Nam.
Trong nước đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm

nước như: Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam của tác giả Thu Hà đăng trên
báo Lao động số 18 ngày 11/5/2014. Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyễn Thùy Linh,
Trần Thế Loãn: Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam: cơ hội và thách thức trên
Tạp chí Môi trường trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải có những bộ
Luật chuyên biệt về kiểm soát ô nhiễm nước, đó là một trong những yêu cầu
quan trọng trong thời kì phát triển hiện nay. Kiểm soát ô nhiễm nước cần có
hành động quyết liệt tác giả Khánh Khoa trên báo Hà Nội Mới,...
Hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở những báo cáo nhỏ hoặc chưa xác
định cộng đồng là nhân tố chính trong kiểm soát ô nhiễm nước. Tuy nhiên các
tác giả đã đưa ra các định hướng và một số giải pháp cho vấn đề kiểm soát ô
nhiễm nước (KSONN) ở Việt Nam.

5
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu đánh giá năng lực của cộng đồng trong việc kiểm soát ô nhiễm
nước tại lưu vực suối Bó Cá. Từ đó xác định nhóm cộng đồng nòng cốt làm cơ sở
đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung vào đánh giá năng lực trong kiểm soát ô nhiễm nước của
cộng đồng tại lực vực suối Bó Cá được xác định chủ yếu thuộc khu vực: phường
Chiềng An và xã Chiềng Đen (TP. Sơn La). Đưa ra được nhóm cộng đồng nòng
cốt và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước phù hợp với điều kiện khu vực

cũng như năng lực của cộng đồng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá năng lực cộng đồng dựa
trên các nhóm nội dung: mức độ quan tâm đến vấn đề ô nhiễm, khả năng đánh
giá và viết báo cáo, mối quan hệ và uy tín trong cộng đồng, thời gian và khả
năng gắn bó lâu dài với dự án. Xác định nhóm cộng đồng có năng lực và đề
xuất mô hình kiểm soát ô nhiễm nước tại địa phương.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được xác định là lưu vực suối Bó Cá
thuộc 2 khu vực: phường Chiềng An và xã Chiềng Đen thuộc TP. Sơn La.
- Về thời gian: Việc đánh giá năng lực và xác định nhóm nòng cốt thực hiện
chủ yếu trong thời gian từ 2015 đến 2016; đề xuất mô hình được thực hiện từ
năm 2016 đến năm 2020.
- Về số liệu: các số liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu, phân tích
chủ yếu là số liệu sơ cấp do quá trình điều tra thực tế tại các bản thuộc lưu vực
của suối Bó Cá.

6
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống và lãnh thổ
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm rộng rãi trong nghiên
cứu Địa lý. Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một lãnh thổ nào đó phải đặt nó
trong hệ thống các thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp KT – XH. Khi nghiên

cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong mối tương quan với những vấn
đề xung quanh (các yếu tố trong cấp phân vị cao hơn và thấp hơn nó). Trong quá
trình đánh giá năng lực kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng động lưu vực suối
Bó Cá trên địa bàn Thành phố Sơn La, tác giả tập trung chủ yếu vào phạm vi lưu
vực thuộc xã Chiềng Đen và phường Chiềng An, tuy nhiên những vấn đề nghiên
cứu tại lưu vực luôn được xem xét trong tổng thể toàn bộ Thành phố Sơn La.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của khoa học Địa lý. Nội
dung của quan điểm này được xem xét dưới 2 góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố KT – XH, sự phân bố, quy luật phân bố
và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa
các hợp phần của thể tổng hợp Địa lý.
- Nghiên cứu sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân
tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố tác động đến việc kiểm soát ô nhiễm nước
trong khu vực nghiên cứu.
Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài phân bố trên phạm vi không gian lãnh
thổ nhất định và có đặc trưng riêng nên việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho
phép xem xét các yếu tố tác động đến sự kiểm soát ô nhiễm nước trong phạm vi
lãnh thổ đề tài nghiên cứu cũng như mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận lãnh
thổ khác.

7
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016


4.1.3. Quan điểm bền vững
Phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm vừa được coi là mục tiêu
nghiên cứu trong các nghiên cứu Địa lý nói chung. Thành phố Sơn La là một
trong những khu vực có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, song những vấn đề
như khai thác bất hợp lý, phí phạm, cạn kiệt tài nguyên hay ô nhiễm môi trường
cũng đã và đang nảy sinh. Vì vậy, cần phải đảm bảo phát triển bền vững trên cả
3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
4.1.4. Quan điểm lịch sử
Lưu vực suối Bó Cá là vùng đất có bề dày lịch sử, là nơi cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc ít người với bản sắc văn hoá lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm
lịch sử với những bước phát triển thăng trầm, đến nay, vùng đất này vẫn giữ
được những đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, văn hoá và con người. Những đặc
thù này là điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp liên quan đến KSONN trên
địa bàn. Sử dụng quan điểm lịch sử để nghiên cứu nguồn gốc phát sinh, quá
trình hình thành và phát triển các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, để từ đó có
thể hoạch định những giải pháp KSONN hợp lý, giúp cho việc tổ chức các hoạt
động kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn có hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số quan điểm khác
như quan điểm kinh tế, quan điểm sinh thái, quan điểm dự báo…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng phổ biến hầu như trong tất cả các nghiên
cứu. Việc vận dụng phương pháp này đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu trước
đó, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hoá, tiết
kiệm được thời gian và công sức. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ
liệu sẽ giúp phát hiện nhiều vấn đề trọng tâm và nhiều khía cạnh cần được tiếp
cận của vấn đề.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được những kết quả phân tích, việc tổng
hợp sẽ giúp hệ thống hoá 1 cách toàn diện và khái quát về vấn đề nghiên cứu.
8

Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

Tài liệu cần thu thập gồm các tài liệu trong phòng và tài liệu ngoài thực địa.
4.2.2. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu đối tượng địa lý. Việc
tiếp cận trực tiếp các đối tượng nghiên cứu cho phép thu thập các thông tin cập
nhật, cụ thể và chính xác là các tài liệu thành văn và các bản đồ không có ưu thế
bằng.
Với phương pháp này, chúng ta có thể chủ động quan sát, điều tra, thu
thập, phỏng vấn về những vấn đề mình quan tâm và nghiên cứu. Các kết quả
kiểm tra thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại tài liệu cũng như một số
vấn đề thế giới quan trong quá trình nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, đề tài còn sử dụng
một số công cụ hỗ trợ như các phần mềm Mapinfo, Microsoft,… các công cụ
này hỗ trợ đắc lực trong việc xử lý các số liệu thông tin để làm cơ sở cho việc
đánh giá hiện tượng và xu hướng phát triển của hiện tượng, đồng thời là cơ sở
dữ liệu để thành lập hệ thống bản đồ, biểu đồ nhằm góp phần xác định các đặc
điểm phân bố, mức độ tập trung của đối tượng nghiên cứu theo không gian và
thời gian.
4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với 60 cá nhân (ở các hộ gia đình khác
nhau) trong phạm vi 2 khu vực: xã Chiềng Đen và Chiềng An của TP. Sơn La về
những vấn đề liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước và các vấn đề môi trường
liên quan.

Chỉ tiêu đánh giá năng lực cộng đồng trong việc kiểm soát ONN của lưu
vực suối Bó Cá:
- Mức độ quan tâm của cộng đồng đến vấn đề ONN dựa trên một số chỉ
tiêu cơ bản:
- Khả năng đo đạc, đánh giá và viết báo cáo của cộng đồng
9
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

- Mối quan hệ và uy tín trong cộng đồng
- Thời gian và khả năng gắn bó lâu dài với dự án
Lựa chọn các thành viên (người dân, cán bộ đoàn thể, cán bộ nhà nước,
giảng viên, sinh viên) phù hợp để xây dựng nhóm cộng đồng nòng cốt và nhóm
hỗ trợ cộng đồng để triển khai các hoạt động giám sát ONN
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: Điều tra xã hội
học, phương pháp dự báo, phương pháp thông kê, phương pháp so sánh,…
5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài
- Chọn lọc và xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài ô nhiễm môi
trường nước.
- Khái quát đặc điểm khu vực nghiên cứu và làm rõ hiện trạng ô nhiễm
nước tại khu vực suối Bó Cá.
- Đánh giá năng lực kiểm soát ô nhiễm nước của cộng đồng.Lựa chọn
nhóm cộng đồng nòng cốt.
- Đề xuất một số mô hình kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng tại
khu vực suối Bó Cá.
6. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II: Hiện trạng ô nhiễm nước lưu vực suối Bó Cá và đánh giá năng
lực kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng
Chương III: Giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước dựa vào cộng đồng tại lưu
vực suối Bó Cá trên địa bàn Thành phố Sơn La
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

10
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
*Tài nguyên nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là
H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô
và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong
nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước
che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có
thể khai thác dùng làm nước uống.
Nước được coi là một trong những tài nguyên vô tận. Nước trên Trái Đất

có trữ lượng lớn, khoảng 1,45 tỷ km3, bao phủ 71% diện tích Trái Đất, tương
đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước mặt, dòng chảy ngầm và nước ngầm.
Nước tồn tại ở ba trạng thái khác nhau tuy thuộc vào nhiệt độ là trạng thái rắn,
trạng thái lỏng và trạng thái khí.
*Nước sạch
Nước sạch chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên trong sinh hoạt nước sạch
là nước không màu, không mùi, không vị, có thể chứa các yếu tố vật lý hóa học
và vi sinh trong mức độ cho phép không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Nước sạch trong sinh hoạt theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (quyết định
số 09/2005/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 11 tháng 3 năm
2005) được hiểu: “Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi
vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng nước, không chứa các mầm bệnh và các
chất độc hại”.
Nước sạch trong sinh hoạt là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp
chất hữu cơ, kim loại và các ion hòa tan với một vi lượng rất nhỏ.
11
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

Trong tự nhiên có thể hiểu nước sạch là loại nước mà ở đó các loại động
vật dưới nước có thể tồn tại và phát triển tốt. Khi con người và các loại động vật
sử dụng nó thì không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
*Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có

ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề
mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên
mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các
loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ
các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất,
các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của
con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ,... sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước
dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự
điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa “Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.

12
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

1.1.2. Vai trò và ảnh hưởng của nước đến sự phát triển kinh tế, cuộc
sống của con người

1.1.2.1. Vai trò
Theo A.p.Carpinxki “Nước là loại khoáng sản quý giá nhất nhưng nước
không đơn thuần là một nguyên liệu khoáng, đó không chỉ là nguyên liệu cho
phát triển nông nghiệp và công nghiệp, mà nước là người thật sự dẫn đường của
nền văn minh nhân loại, đó là thứ máu sống để tạo nên sự sống ở nhiều nơi
chưa có sự sống”.
Trong tuyên bố của liên hợp quốc về thập niên nước 2005 – 2015 đã nhận
định “ Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững và là nền tảng quan trọng cho
sự phát triển kinh tế xã hội, cho hệ sinh thái khỏe mạnh và cho sự sinh tồn của
con người. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng về bệnh tật
và nâng cao sức khỏe, phúc lợi và năng suất của người dân. Nước cũng là cốt
lõi cho sản xuất kinh tế và cho bảo tồn các lợi ích và dịch vụ cho con người.
Nước cũng là công cụ chính cho ứng phó biến đổi khí hậu và phục vụ như mối
liên kết giữa hệ thống khí hậu, xã hội loài người và môi trường”.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một phần thiết yếu của sự sống
và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự sinh trưởng và phát triển của thế
giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại và phát triển
bền vững của đất nước. Mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người
và môi trường. Tài nguyên nước vừa là nguồn tài nguyên hữu hạn vừa là vô hạn.
- Đối với cơ thể sống và con người
Trong con người 70% cơ thể là nước, nếu không có đủ lượng nước sạch
cung cấp thì con người khó có thể duy trì sự sống.
Con người ngay từ lúc khỏe mạnh bình thường thì mặc dù có thể nhịn ăn
tới 3 tuần nhưng không thể không uống nước trong 3 ngày. Do nước là một chất
truyền dẫn cho hầu hết các phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể, các phản ứng
này phục vụ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta và giúp thúc đẩy

13
Trường Đại học Tây Bắc



Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

quá trình hấp thụ thức ăn,… nên vai trò của nước đối với cơ thể là hết sức quan
trọng.
- Đối với các ngành kinh tế
Đối với phát triển kinh tế, nước sạch là người bạn không thể thiếu của
nông nghiệp nông thôn. Những cây trồng lương thực thực phẩm không được
cung cấp nguồn nước sạch thì không thể phát triển được từ đó khó có thể đảm
bảo được chất lượng cây trồng, không thể có sản phẩm an toàn phục vụ cho
người dân và để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Ngoài ra, nguồn nước còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt
động y tế và nhiều hoạt động khác như ngành công nghiệp, giao thông vận tải,
du lịch dịch vụ,…
Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp
là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp
như than, thép, giấy,…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày càng
phát triển, đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ và
đường bờ biển dài hàng nghìn kilômét.
Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa
rất lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính
trị, xã hội của một quốc gia.
- Đối với môi trường
Nước là một phần tất yếu của môi trường. Bởi vậy, môi trường tự nhiên
chỉ có thể được đảm bảo khi tài nguyên nước trong sạch. Nguồn nước được bảo
đảm trong sạch chính là các dòng sông, ao hồ,… không bị ô nhiễm, khiến cho

không khí, đất đai không bị ảnh hưởng, các loài sinh vật có thể sinh sống bình
thường,…

14
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

1.1.2.2. Tác động của ô nhiễm nước
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung
thư,… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng
mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra
ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho một số ngành sản xuất kinh doanh,
các hộ nuôi trồng thủy sản,...
- Đối với con người
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì
chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao
nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như
ung thư, đột biến. Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con
người như: Ag, Hg, Pb, Asen, Zn,…
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để
ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước
có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi
dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,

Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tertbutyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng
gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch,
lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột
sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ,
thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho,... gây ngộ
độc, viêm gan, nôn mửa.
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu,
thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực
phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các
15
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh
hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi, …
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate
kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký
sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun,
sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây
đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Vi khuẩn có hại trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con
người và động vật như virut gây nên bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Nó chính là
nguyên nhân gây nên các vụ dịch, lây lan các bệnh nguy hiểm, làm cho bệnh
dịch ngày càng lan rộng.

- Đối với kinh tế
Nước bị ô nhiễm đều sẽ ảnh hưởng tới các ngành kinh tế khác nhất là
ngành nông nghiệp trong đó đáng chú ý nhất là nhóm ngành thủy sản và trồng
trọt; du lịch,…
Nước bị ô nhiễm sẽ không được sử dụng trong đời sống sản xuất. Ô
nhiễm quá nặng sẽ làm chết các sinh vật trong khu vực sông, suối từ đó mất cân
bằng sinh thái, suy giảm sự đa dạng sinh học của khu vực.
Nước bị ô nhiễm khi sử dụng sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì
chất lượng nước không được đảm bảo vệ sinh an toàn, nước bị ô nhiễm gây ra
các trở ngại thu hút đầu tư hoặc các công trình công cộng không thể phát triển.
Làm kìm hãm kinh tế phát triển.
Trong nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng, khi nước bị ô
nhiễm sẽ làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng của các sản phẩm. Trong
thủy sản cũng vậy nước bị ô nhiễm sẽ làm số lượng các loại thủy hải sản chết
hoặc bị nhiễm các chất không tốt cho sức khỏe cũng làm ảnh hưởng tới chất
lượng và số lượng. Tóm lại nước không sạch hay bị ô nhiễm thì sẽ làm cho chất
16
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

lượng của sản phẩm không đạt yêu cầu, không những làm cho kinh tế chậm phát
triển mà còn phải chi phí cho các hoạt động xã hội để làm giảm ô nhiễm hay
KSONN.
Đối với du lịch, đây là ngành công nghiệp không khói của mỗi quốc gia
và mỗi khu vực. Điều kiện để phát triển du lịch là phải có tài nguyên du lịch
,ngoài ra còn có các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

trong đó có nước. Đi du lịch là để tận hưởng cái đẹp, cái tốt nếu có một yếu tố
thay đổi thì sẽ làm các yếu tố thay đổi theo. Và nếu nước bị ô nhiễm thì sẽ
không thể phát triển du lịch được làm ảnh hưởng đến thu nhập, doanh thu và chi
phí bảo vệ môi trường.
Tóm lại ô nhiễm nước ảnh hưởng tác động đến phát triển kinh tế của địa
phương liên quan đến các chi phí chữa bệnh, việc nghỉ học, nghỉ làm do sức
khỏe không đảm bảo. Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến thủy sản, nông nghiệp,
thủy điện. Ngoài ra ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước vì làm
giảm nguồn nước mặt sạch cung cấp cho các nhà máy xử lý nước, chi phí xử lý
nước tăng thêm dẫn đến chi phí nước sinh hoạt ngày càng tăng.
- Đối với môi trường
Nước bị ô nhiễm dẫn theo nhiều vấn đề về môi trường như mất cân bằng
sinh thái, suy giảm sự đa dạng vốn có của các hệ sinh thái, từ đó gây khó khăn
cho việc khắc phục hậu quả do ô nhiễm nước gây ra cũng như kinh phí để bảo
vệ môi trường cao.
1.1.3. Vai trò của cộng đồng trong việc kiểm soát ô nhiễm nước
Kiểm soát ô nhiễm (Pollution Control) được hiểu một cách tổng quát là
“Tổng hợp các hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, không cho
sự ô nhiễm xảy ra; theo dõi, phát hiện nếu có sự ô nhiễm xảy ra để kịp thời ngăn
chặn; chủ động xử lý, khống chế việc phát tán chất ô nhiễm ra môi trường xung
quanh làm giảm thiểu hay loại trừ được nó”.
Kiểm soát ô nhiễm bao gồm 2 giai đoạn là giai đoạn “giảm thiểu” và giai
đoạn “kiểm soát”. Đối tượng của KSON là các chất/thành phần gây ô nhiễm, nó
17
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016


khác với đối tượng quản lý môi trường là các thành phần hay tác nhân tham gia
vào hay có tác động, ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đó có thể là tiêu cực
hay tích cực.
Quản lý môi trường (QLMT) là quản lý các đối tượng sao cho các hoạt
động của các đối tượng đó, bên cạnh việc làm cho môi trường tốt lên, không
được làm cho chất lượng môi trường xấu đi. KSON là kiểm soát các chất/thành
phần gây ô nhiễm và kiểm soát chủ thể của nó hay nói cách khác là nguồn phát
sinh ra nó. KSON là một bộ phận cấu thành quan trọng của QLMT, đồng thời,
KSON là một lĩnh vực/công cụ quan trọng nhất của quản lý nhà nước về BVMT.
Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có 3
khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.
Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa
vụ tham dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành
công.
Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý tài
nguyên nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan
đến kiểm soát, vận hành, duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm.
Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ
các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là đề
cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và
tài chính, cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế
hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước.
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động là một quá trình có sự tham
gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý nước có hiệu
quả. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa
phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế, năng lực địa
phương và công nghệ được sử dụng. Mô hình này có thể xác lập dưới dạng các
hội người tiêu dùng và các nhóm hành động cộng đồng ở khu vực thành thị cho


18
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

đến các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông thôn
(Bandaragoda 2005).
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng động không hàm ý cộng đồng phải
có trách nhiệm đối với tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà họ đang sử
dụng. Họ có thể phải tham gia vào một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý,
vận hành, kỹ thuật và tài chính của một hệ thống cấp nước. Theo Bruns (1997),
mức độ tham gia của cộng đồng là rất đa dạng, từ việc đơn thuần chia sẻ thông
tin về kế hoạch nước, cho đến thảo luận để đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc
tham gia như hình thức “nhân công giá rẻ” hoặc là “chia sẻ chi phí”, hoặc tham
gia để xây dựng quyết định dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm
và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa phương.
*Vai trò của cộng đồng trong việc KSONN
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã có những quy định nhằm tạo cơ sở pháp
lý cho sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Điều 103,104 và 105
Luật BVMT 2005 quy định về công khai thông tin, dữ liệu về môi trường: tổ
chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh…có trách nhiệm công khai với
nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh về tình hình môi trường
cũng như các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động. Như vậy cộng đồng dân
cư theo quy định này được các chủ thể khác nhau công khai những thông tin có
liên quan đến môi trường, tuy nhiên cộng đồng được tiếp nhận thông tin một
cách bị động mà chưa có quyền chủ động yêu cầu các chủ thể cung cấp thông tin
môi trường.

Nhìn chung, sự tham gia của cộng đồng vừa là quốc sách vừa là động lực
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Nhiều kinh nghiệm thành công
trong thực tế cho thấy chính sách xã hội hóa trong bảo vệ môi trường là một
chính sách đúng đắn, do vậy bên cạnh Luật thì các văn bản dưới luật cần làm rõ
cơ chế bảo đảm thực hiện quyền “biết, bàn, làm, kiểm tra, khiếu nại và tố cáo”
của cộng đồng trong BVMT nói chung và trong KSONN nói riêng.
19
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

Lưu vực suối Bó Cá chính là nơi cung cấp nước cho hơn 10.000 hộ dân
thành phố Sơn La. Do vậy vấn đề KSONN lại càng trở nên quan trọng. Giải
pháp cộng đồng sẽ đóng vai trò quan trọng để KSONN khu vực này. Cộng đồng
(khu vực đầu nguồn) hiểu được tác hại của vấn đề ô nhiễm nước sẽ nâng cao ý
thức trong chính hoạt động sản xuất và sinh hoạt của họ. Cộng đồng (ở khu vực
hạ nguồn) sẽ theo dõi và kiểm tra lượng nước, kịp thời thông báo đến cơ quan
chức năng địa phương gần nhất về những thay đổi bất thường trong nước.
Giải pháp cộng đồng sẽ thực sự có hiệu quả, bởi sự sinh sống và lao động
thường xuyên của người dân trong lưu vực sẽ góp phần giám sát chặt chẽ và sát
sao những hoạt động và nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cộng đồng trong việc KSONNN của
lưu vực suối Bó Cá
- Mức độ quan tâm của cộng đồng đến vấn đề ONN dựa trên một số chỉ tiêu cơ
bản:
+ Cộng đồng có bị ảnh hưởng trực tiếp từ vấn đề ONN.
+ Nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường nói chung và ONN

nói riêng.
+ Quy định trong trách nhiệm.
+ Công việc liên quan: cộng đồng có làm các công việc liên quan tới
nguồn nước như: trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,…
- Khả năng đo đạc và viết báo cáo của cộng đồng:
+ Cộng đồng có hiểu biết về những kiến thức cơ bản về kỹ thuật.
+ Mức độ am hiểu của cộng đồng về khu vực cần khảo sát.
+ Cộng đồng có am hiểu, có kinh nghiệm về ONN, có khả năng đánh giá
cảm quan nước bị ô nhiễm hay không.
+ Cộng đồng có am hiểu về luật pháp BVMT.
20
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

- Mối quan hệ và uy tín trong cộng đồng:
+ Chức vụ trong chính quyền.
+ Tuổi tác (các bô lão,…)
+ Khả năng tài chính.
+ Có quan hệ với những người có ảnh hưởng trong xã hội.
- Thời gian và khả năng gắn bó lâu dài với dự án
+ Sống tại địa phương bị ảnh hưởng.
+ Có trách nhiệm về QLNN về vấn đề MT
+ Có lợi ích về chuyên môn (nghiên cứu, số liệu,…), VD: các giảng viên,
nhà nghiên cứu,…
+ Có nhiều thời gian rảnh rỗi (cán bộ hưu trí,..)
Lựa chọn các thành viên (người dân, cán bộ đoàn thể, cán bộ nhà nước,

giảng viên, sinh viên) phù hợp để xây dựng nhóm cộng đồng nòng cốt và nhóm
hỗ trợ cộng đồng để triển khai các hoạt động GSONN.
Mẫu phiếu điều tra (phần phụ lục)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Ở Việt Nam
Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn
gây ô nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức
khỏe của người. Tại một số địa phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các
trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 – 50% là do từ sử dụng
nguồn nước ô nhiễm.
Theo thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ TN&MT trung bình mỗi
năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do các nguyên nhân liên quan
đến nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh

21
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng
nguồn nước ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục
Môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt lục địa
nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là
Đồng bằng sông Hồng), lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố
đều chưa được xử lý, xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông.
Ngoài ra một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối

với môi trường nước.
Ở vùng núi Đông Bắc, Chất lượng nước sông Kỳ Cùng và các sông nhánh
trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng Giang
còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài năm gần
đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn 3 - 5
ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN
08:2008 – A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông
Hồng từ Công ty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam
TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác
trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn.
Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là
các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển
hình ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu và tình trạng ô nhiễm nặng gần như không
thay đổi. Lưu vực sông Nhuệ – Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động,
vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS,… tại các điểm đo vượt
QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận
nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực sông Mã riêng thông số độ đục rất cao, do lượng
phù sa lớn và hiện tượng xói mòn từ thượng nguồn.
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do
việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba
22
Trường Đại học Tây Bắc


Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở

2016

vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm

nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu
vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn
qua thành phố Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm.
Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về
phía thượng lưu. Sông Thị Vải (các khu vực ô nhiễm trước đây) đã từng bước
được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ. Hệ thống sông ở Đồng bằng sông
Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây
và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước), vì vậy chất lượng nước sông Tiền
và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn
sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ
nhà máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn
sông Vàm Cỏ Tây.
1.2.2. Ở Sơn La
Có rất nhiều nguồn để gây ra các vấn đề ô nhiễm nguồn nước đã được
người dân và dư luận quan tâm phản ánh trong thời gian gần đây ở tỉnh Sơn La
đáng chú ý như sau:
Theo báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2011 – 2015 mà sở
TN&MT tỉnh Sơn La vừa công bố, môi trường đang đối diện với nhiều thách
thức về ô nhiễm môi trường nước. Số liệu quan trắc môi trường những năm gần
đây cho thấy: Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở một số khu dân cư, bệnh
viện, nhà máy sản suất trên địa bàn tỉnh Sơn La đã và đang có dấu hiệu bị nhiễm
bẩn bởi các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, hoạt động dân sinh, hoạt động khai thác khoáng sản,… Thực tế hiện
nay, hầu hết nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý
chưa đạt yêu cầu, tiêu chuẩn xả thải ra ngoài môi trường gây nguy cơ cao về ô
nhiễm môi trường.
Một số vấn đề về tình trạng ô nhiễm nguồn nước do các cơ sở chế biến
tinh bột dong xả thải gây ô nhiễm môi trường nước và không khí đã diễn ra
23
Trường Đại học Tây Bắc



×