Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

3. tieu luan vet lo than khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 22 trang )

1. Vết lộ thân khoáng và ý nghĩa của chúng
Vết lộ thân khoáng là những nơi thân khoáng lộ ra trên mặt đất một cách tự nhiên do các
quá trình địa chất hay do tác động của con người để có thể nhìn thấy một cách trực tiếp
các thân khống. Đó là một dấu hiệu tìm kiếm rất có giá trị, vì nó chỉ cho ta một cách
trực tiếp các biểu hiện khoáng sản hay các thân khoáng rõ rang. Trong một số trường hợp
nhờ quan sát và nghiên cứu các vết lộ mà suy đoán được phẩm chất và quy mơ của
khống sản một cách khái qt. Trong nhiều trường hợp chỉ qua quan sát vài vết lộ có thể
thay thế cho một số cơng trình để tìm kiếm và đánh giá mỏ một cách sơ lược.
Ở nước ta do hoàn cảnh nhiệt đới rừng rậm, lớp phủ dày đa số bị phong hóa mạnh, nên
việc phát hiện và nghiên cứu vết lộ có nhiều khó khăn. Nhưng nhờ quan sát vết lộ mà
phát hiện được rất nhiều điểm quặng có giá trị cơng nghiệp, nhất là qua cơng tác lập bản
đồ và tìm kiếm tỷ lệ 1:500. 000, 1:200.000 và cơng tác tìm kiếm các tỷ lệ lớn hơn.
Có những lại loại vết lộ rất dễ nhận biết. Đó là vết lộ mà khống sản có độ tập trung cao,
phân bố trên một không gian rộng, bền vững trong điều kiện tự nhiên hay biến đổi thành
một dạng khác cũng dễ nhận biết như sắt, mangan, cromit…hoặc những khoáng vật dễ
nhận biết bằng màu như các vết lộ của than, grafit, talk, đất sét trắng, thạch anh chứa
quặng…
Có những loại vết lộ khó nhận biết, chủ yếu là các loại vết lộ chứa khoáng vật dễ bị biến
đổi trong điều kiện tự nhiên như các khoáng vật sulfur. Việc phát hiện và nghiên cứu các
vết lộ đó khó khăn hơn, nhưng rất quan trọng vì có thể phát hiện được nhiều loại mỏ. Đặc
biệt trong những vùng oxy hóa mạnh như nước ta thì những vết lộ đó lại càng nhiều. Cho
nên nghiên cứu chúng một cách hệ thống có ý nghĩa lớn trong cơng tác tìm kiếm và đánh
giá mỏ…
2. Các loại vết lộ
Tùy theo đặc điểm biến đổi của các vết lộ, V.I. Sminov (1957) đã phân biệt bốn loại vết
lộ:
-

-

Vết lộ gồm các loại khoáng vật ít bị biến đổi trong đới oxy hóa


Vết lộ gồm các khoáng vật dễ bị biến đổi trong đới oxy hóa nhưng các vật chất tạo
khống vẫn ở tại chỗ.
Vết lộ gồm các khoáng vật dễ bị biến đổi trong đới oxy hóa nhưng các vật chất tạo
khống di chuyển ra xa khỏi vết lộ và tập trung trong những điều kiện thuận lợi
khác.
Vết lộ có các khống vật được thành tạo do các vật chất từ ngoài đưa vào đới oxy
hóa.

Đặc điểm của các khống vật khác nhau trong đới oxy hóa nhất là các khống vật sulfur
đã được S. S. Smirnov viết trong chuyên khảo “Đới oxy hóa của các mỏ sulfur”.

1


2.1. Loại vết lộ thứ nhất
Gồm các vết lộ chứa các khống vật ít bị biến đổi trong đới oxy hóa. Đó thường là những
khống vật trong nhóm oxyt và hydroxyt của sắt, mangan, bauxit, cromit, casiterit, các
quặng Wolfram, thủy ngân, vàng trong các mạch thạch anh.
Sự thay đổi của các vết lộ này chủ yếu là sự thay đổi về cơ học và khoáng vật quặng
được mang đi thường dưới dạng cơ học. Ngay trên vết lộ quặng các khống vật đó
thường tập trung vì một phần các thành phần dễ hịa tan hay có trọng lượng nhẹ hơn đã bị
rửa lũa đi.
Đối với sắt, hematit và quặng sắt nâu là những khoáng vật đặc biệt vững bền và rất ít bị
thay đổi trong điều kiện ngoại sinh.
Đối với quặng mangan, chủ yếu là pyroluzit nói chung cũng ít bị biến đổi.
Các vết lộ của bauxit, cũng như các khoáng vật của sắt, crom, các vết lộ của casiterit
cũng rất vững bền về hóa học.
Đối với wolfram, khống vật hay gặp là wolframit và sheelit. Phần lớn chũng vững bền
trong đới oxy hóa. Chỉ đơi khi chũng bị bao phủ một màng mỏng tungstit (WO 3.nH2O)
hay các oxyt khác bị rữa ra. Theo tài liệu của một số nhà nghiên cứu nếu sheelit đi với

các khống vật sulfur có thể bị rữa ra và xói mịn.
Thần sa là một khống vật cơng nghiệp chính của thủy ngân phân bố khá rộng rãi, tuy nó
ở trong nhóm sulfur (HgS) nhưng lại rất vững bền trong điều kiện ngoại sinh. Nó chỉ bị
phá hủy cơ học để tạo thành các mỏ sa khống thủy ngân.
Ngồi ra có một số khống vật cũng rất bền vững như vàng tự sinh, platin, kim cương
khơng bị biến đổi về hóa học. Bản thân một số khống vật có thể bị biến đổi trong điều
kiện ngoại sinh nhưng nằm trong các đá cứng như các mạch thạch anh, đá sừng cũng có
thể bị giữ lại trong vết lộ hay bị oxy hóa khơng sâu.
2.2. Loại vết lộ thứ hai
Gồm các mỏ kim loại có những khống vật tạo quặng chính khơng vững bền. Các khống
vật đó được thay đổi thành những khống vật thứ sinh bền vững trong đới oxy hoá và
nằm ngay tại vết lộ. Do vậy, hàm lượng kim loại trên vết lộ cũng tương tự như ở phần
dưới, nghĩa là ít bị thay đổi về hàm lượng nhưng thành phần khoáng vật có thể bị biến
đổi.
Điển hình cho nhóm này là các mỏ chì, antimony, bismuth, quặng sắt và mangan dạng
carbonat… Dưới đây chỉ nêu ra một số ví dụ:

2


-

Chì: Khống vật điển hình của chì là galenit. Nó không vững bền trong điều kiện
ngoại sinh. Giai đoạn đầu galenit bị tác động oxy để tạo thành anglezit theo phản
ứng:
PbS + 2O2 = PbSO4 (anglezit)

Anglezit cũng là một khoáng vật khơng vững bền bị hồ tan rất nhanh dưới tác động của
dung dịch giàu khí carbonic để tạo thành một khoáng vật bền trong đới oxy hoá là seruxit
theo các phản ứng sau:

PbSO4 + H2O + CO2 = PbCO3 + H2SO4
(Serixit)
Hay là 2PbSO4 + Ca(HCO3)2 = 2PbCO3 + CaSO4 + H2SO4
Seruxit hoà tan rất yếu, ở điều kiện 18 oC mức độ hồ tan của nó đạt 0,001g/l, nên nói
chung vững bền trong điều kiện ngoại sinh. Chỉ trong q trình oxy hố lâu dài, một phần
seruxit có thể bị thay thế chậm bởi pyromocfit và vanadinit.
Trong thực tế qúa trình oxy hố có thể xảy ra nhiều giai đoạn và rất phức tạp. M.Z.
Furcov (1964) đã xác định đới oxy hoá của mỏ baryt đa kim Caragaila và sự sắp xếp các
thế hệ tạo khống của chì trong đới như sau:
Galenit – Sulfat I (anglezit) – Carbonat I (seruxit) – sulfat II (plumbogiarozit) – carbonat
II (seraxit) – phosphat (pyromocfit) – carbonat III (seruxit III) – molipdat (vunfenit) –
sulfat III (linarite K-Pb-giarozit) – oxyt (platnerit).
Hơn nứa trong thực tế galenit thường nằm trong các mỏ đa kim và đi với nhiều khoáng
vật nguyên sinh khác của kẽm, sắt, đồng như sphalerit, pyrit, macazit, pyrotin,
calcopyrit… khi bị oxy hố thì tạo thành nhiều q trình phức tạp hơn.
Ví dụ, trong đới oxy hố của mỏ chì Cưdưn – Fep chỉ chứa một hàm lượng pyrit rất thấp
trong quặng nhưng tạo thành một hệ thống khoáng vật thứ sinh của các nhóm carbonat,
silicat, hydroxyt mà cịn phát triển rộng rãi các khống vật dạng molibdat và vanadate
của chì, thành tạo trong điều kiện trung tính và kiềm yếu.
Nếu có sphalerit trong quặng thì trong đới oxy hố tích tụ mongeimit, trong quặng có
pyrit thì thành tạo limorit với silicat của kẽm và carbonat của chì, trong quặng ngun
sinh có bulangeirit thì trong đới oxy hố có bingeirit, trong quặng ngun sinh có
arsenopyrit thì trong đới oxy hố có mimetezit – seruxit.
Như vậy các khống vật điển hình của chì trong đới oxy hoá là seruxit, anglezit, hiếm
hơn là plumbogiarorit, vunfenit, pyromocfit, mimetezit, penlandit, vanadinit, dekluazit và
bingeimit.
-

Bismut: Khống vật chính của quạng bismuth ngun sinh là bismutin (Bi 2S3). Nó
khơng bền vững trong điều kiện oxy hoá và bị tác dụng phá huỷ của nhiều tác

3


nhân như nước, oxy tự do, axit sulfuric, sulfat sắt ba để thành tạo ra sulfat bismuth
theo quá trình sau:
Bi2S3 + 6O2 = Bi(SO4)3
Sulfat bismuth không vững bền nên đồng thời biến đổi thành những khoáng vật vững bền
như hydroxyt và carbonat của bismuth theo quá trình sau:

-

Bismutin  sulfat bismuth  bismuth  bismitit
(Bi2S3)
(Bi2(SO4)3)
(Bi2O3.nH2O) (Bi2(OH)4(CO3))
Antimon: Khoáng vật nguyên sinh chính của quặng antimon chủ yếu là dạng oxyt
như: valentinit (Sb2O3), secvantit (Sb2O4), stibiconat (Sb2O4.nH2O).
Ngồi ra cịn gặp các khống vật khác như: kemezit (Sb 2S2O), bingeimit (Pb,
Ca)2Sb2O.8H2O.

Nhiều khoáng vật sulfur của các kim loại khác nhau và carbonat của sắt, mangan cũng có
những q trình tương tự.
2.3. Loại vết lộ thứ ba
Vết lộ gồm các khoáng vật nguyên sinh dễ bị biến đổi trong đới oxy hoá và các vật chất
tạo khoáng được mang khỏi vết lộ. Thuộc về loại này thường là vết lộ của các mỏ kẽm,
đồng, nicken, coban, molibden.
Dưới đây chỉ nêu ra một số ví dụ về q trình biến đổi đó.
-

Đồng: Một trong những khoáng vật phổ biến trong quặng nguyên sinh của đồng là

calcopyrit.

Cũng như một số khống vật sulfur khác, calcopyrit khơng những không bền vững
trong điều kiện ngoại sinh và bị thay đổi rất nhanh bởi tác động của oxy và tạo thành
sulfat sắt và sulfat đồng.
Q trình đó được biểu thị theo các phản ứng sau:
CuFeS2 + 4O2 = CuSO4 + FeSO4
Cả hai sulfat đồng và sắt đều ở dạng hồ tan và chịu những q trình biến đổi khác nhau.
Sulfat sắt hai lại trở thành sulfat sắt ba nhờ tác dụng của nước giàu oxy tự do:
6FeSO4 + 3H2O + 3/2O2 = 2Fe(SO4)3 + 2Fe(OH)3
Sulfat sắt ba vừa mới được thành tạo lại tác dụng ngay với calcopyrit để cho sulfat đồng
và giải phóng lưu huỳnh tự do:
CuFeS2 + 2 Fe2(SO4)3 = CuSO4 + 5FeSO4 + 2S
Đồng thời với sự hỗ trợ của dung dịch chứa nhiều oxy tự do lại làm tang nhanh sự phá
huỷ của calcopyrit theo những quá trình sau đây:

4


CuFeS2 + 2Fe2(SO4)3 + 2H2O + 3O2 = CuSO4 + 5FeSO4 + 2H2SO4
Sản phẩm của phản ứng trên lại tạo ra những tác nhân mới để huỷ hoại calcopyrit nhanh
chóng thêm. Ngoài sự chuyển biến sulfat sắt để tác dụng với calcopyrit, cịn có axit
sulfuric:
CuFeS2 + 2H2SO4 = CuSO4 + FeSO4 + 2H2S
Như vậy, calcopyrit bị hoà tan rất nhanh theo một phản ứng dây chuyền ở nhiều hướng
như các quá trình trên để thành tạo sulfat.
Quá trình tiếp theo có thể khác nhau do các điều kiện khác nhau.
Sulfat đồng lại có thể tác dụng với calcopyrit để cho ta một sulfur thứ sinh khác là
calcozin:
5CuFeS2 + 11CuSO4 + 8H2O = 8Cu2S + 5FeSO4 + 8H2SO4

Hoặc theo một quá trình khác để tạo ra covelin:
CuFeS2 + CuSO4 = 2CuS + FeSO4
Các q trình đó rất phức tạp, nhưng có thể nêu một sơ đồ chung như sau:

Phần được mang đi
Đồng tự sinh
Calcopyrit
(CuFeS2)



Calcantit  Sulfur đồng thứ sinh
(CuSO4.5H2O) Oxyt đồng
Carbonat đồng
Silicat đồng

Vì thế, đới oxy hố của các mỏ đồng rất phức tạp. Thành phần khoáng vật chủ yếu trong
đới oxy hoá của đồng là:
Malachit – Cu2(OH)2CO3
Azurit – Cu3(CO3)2(OH)2
Cuprit – Cu2O
Crizocon – CuSiO3.nH2O
Đó là bốn khống vật có giá trị cơng nghiệp nhất trong đới oxy hố của đồng. Ngồi ra
trong đới oxy hố cịn có các khống vật khác như: tenorit (CuO), calcanit
(CuSO4.5H2O), broxanit (4CuSO4.3H2O), calcozin (Cu2S), đồng tự sinh và những khoáng
vật khác.
5


Do qúa trình phá huỷ mạnh mẽ như trên, trong phần trên của các than quặng đồng thường

bị rửa mòn rất mạnh, có khi hồn tồn. Ví dụ như mỏ đồng loại này ở Ural, các phần trên
đồng bị mang đi hoàn toàn, trên mỏ đồng – nickel Bản Phúc chủ yếu còn lại nickel.
Trong các mỏ đồng dạng xâm tám và mạch nhỏ do dự bảo vệ của đá vây quanh, nên phần
trên phát hiện được các khoáng vật thứ sinh. Mặt khác do quá trình thành tạo ra sulfat sắt
FeSO4, Fe2(SO4)3 và Fe(OH)3 theo các quá trình phản ứng khác nhau. Cuối cùng trên vết
lộ của mỏ đồng tạo thành limolit:
2Fe(OH)3  Fe2O3.3H2O (limonit)
Hiện tượng đó thành thành “mũ sắt”, vì thế trên đới oxy hố của mỏ đồng, các khoáng
vật đồng bị phá huỷ, phần lớn đồng được mang đi chỉ cịn lại các khống vật thứ sinh của
sắt.
Dó đó “mũ sắt” có một ý nghĩa quan trọng trong tìm kiếm.
Ngồi calcopyrit ra, những khống vật sulfur chứa sắt đều chịu quá trình biến đổi để tạo
thành mũ sắt như pyrit, macazit, pyrotin, arsenopyrit, bornit… Đó là những khoáng vật
rất hay gặp trong các mỏ nhiệt dịch, nhất là mỏ đa kim và rất dễ hoà tan để cho ta mũ sắt
theo quá trình biến đổi như sau:
Sulfur chứa sắt (hay là một khoáng vật thứ sinh khác)  FeSO4  Fe2(SO4)3  Fe(OH)3
 Fe2O3.3H2O (limonit).
-

Kẽm: Khoáng vật nguyên sinh chính của các mỏ kẽm là sphalerit. Khoáng vật này
rất dễ bị huỷ hoại và hầu như được mang ra khỏi vết lộ của quặng.

Sự huỷ hoại sphalerit để tạo thành sulfat kẽm có thể theo những phản ứng sau đây:

Theo S.S.Smirnov thì tác dụng của Fe2(SO4)3 và H2SO4 lên sphalerit rất mạnh. Vì thế nếu
trong quặng giàu pyrit thì sphalerit bị oxy hố rất nhanh.
Trong mơi trường khơng có carbonat, sulfat kẽm được mang đi khi gặp điều kiện thuận
lợi toạ thành một số khoáng vật như silicat kẽm.

6



Trong môi trường carbonat thành tạo ra smitsonit (ZnCO3). Quá trình đó xảy ra như sau:

Đồng thời do q trình thành tạo thạch cao trong dung dịch có một số lượng ít
clorurnatri. Muối clorurnatri tạo ra một phản ứng khác:

Trong thực tế, các mỏ chì và kẽm thường đi với nhau và có khi cùng với các khống vật
đa kim khác. Nhưng trong quá trình ngoại sinh các sản phẩm thứ sinh của quặng chì nằm
ngay tại chỗ, cịn của kẽm thì bị mang đi. Vì vậy, khi phát hiện được quặng chì, cần phải
tiến hành tìm kiếm quặng kẽm thứ sinh trong vùng lân cận.
Hay ngược lại, do quặng thứ sinh của kẽm có thể thành tạo ngồi phạm vi than quặng
gốc, cho nên nếu phát hiện được quặng kẽm phải tìm kiếm quặng chì ở vùng lân cận.
-

Nickel: Các silicat nickel có trong mỏ trầm tích và mỏ vỏ phong hoá. Chúng rất
vững bền trong điều kiện oxy hoá. Nhưng các khoáng vật sulfur nickel như
milerit, penlandit là những khống vật ngun sinh chính của các mỏ nhiệt dịch
khơng vững bền trong đới oxy hố. Chúng dễ bị biến thành các sulfat, tương tự
như những phản ứng oxy hố các sulfur khác.

Sulfat nickel hồ tan rất dễ trong dung dịch. Người ta đã xác định rằng ở điều kiện
22oC, NiSO4 có thể hồ tan một lượng là 274,8 g/l.
Do đó phần lơn sulfat nickel được mang ra khỏi vết lộ cùng với các sulfat của các kim
loại khác hay đi cùng nickel như sulfat coban với độ hoà tan 265,8 g/l ở 20oC.
7


Nếu gặp mơi trường carbonat và bicarbonate có thể thành tạo carbonat nickel theo các
phản ứng sau:


Nếu trong đới oxy hố có mặt arsenic, nhất là có mặt các khống vật nguyên sinh chứa
arsenic như hecdofit (NiAsS) thì thường tạo thành các arsenat nickel. Khống vật đó khó
hồ tan và giữ lại được trong đới oxy hố.
Ví dụ như:
3NiAs2 + 9O2 + 14H2O = Ni3As2O8.8H2O + 4H3AsO4
Vì vậy, khống vật điển hình của nickel trong đới oxy hố là anabecgit.
-

Coban: Sự biến đổi của sulfur trong đới oxy hoá rất giống các quá trình biến đổi
của sulfur nickel vừa nêu trên. Các khống vật điển hình trong đới oxy hố của
coban là: eritrin (Co3(AsO4)2.8H2O), heterogenit (Co2O3.H2O), asbolan (m(Co
Ni)O.Mn2.n H2O).

Hơn nữa, trong các mỏ nhiệt dịch các khoáng vật sulfur của nickel, coban hay đi với nhau
nên trong đới oxy hoá các khoáng vật thứ sinh cũng thường đi với nhau.
-

Molibden: Hầu hết các khoáng vật nguyên sinh duy nhất của molibden là
milibdenit (MoS2). Đó là một khống vật khá phổ biến trong nhiều loại hình
nguồn gốc như: skarn, pegmatite, nhiệt dịch.

So với một số sulfur của đồngm sắt thì molibden bị oxy hoá chậm hơn, nhưng dần dần bị
phá huỷ để tạo thành các sản phẩm MoO 2SO4 và H2MoO4. Sau đó, chúng biến đổi nhành
chóng thành dạng molibdat của sắt: ferimolibdit – Fe 2(MoO4)3.7H2O hay là molibdat
calxi: povenlit CaMoO4. Các khống vật đó khó hồ tan, tuy vậy phần trên mặt vết lộ
quặng molibden rất khó phát hiện ra các khống vật ngun sinh và thứ sinh.
Tính chất đới oxy hoá mỏ nguyên sinh của molibden đã được A.X. Mikhailov (1964).
2.4. Loại vết lộ thứ tư
Đó là loại vết lộ có những kim loại tích tụ trong đới oxy hố, nhưng chúng khơng đặc

trưng cho quặng ngun sinh.
Ví dụ, trong đới oxy hố của mỏ chì, đơi khi được tích đọng molibden và vanadi dưới
dạng vunfenit (PbMoO4) và vanadinit (Pb5Cl(VO4)3).

8


Có nơi hàm lượng của những loại này khá cao đạt đến phần ngàn hay có khi tới 1% nghĩa
là có thể có ý nghĩa cơng nghiệp. Nhưng trong quặng nguyên sinh của chì thì hàm lượng
của chúng rất thấp.
Người ta giải thích hiện tượng đó là do sự lưu thơng lâu dài của nước ngầm có mang
molibden và vanadi rửa mòn trong các đá vây quanh ngấm qua đới oxy hố của mỏ chì.
Vì vậy, nếu trên vết lộ của mỏ chì có hàm lượng molibden và vanadi cao thì khơng thể dự
đốn có các kim loại đó trong các than quặng nguyên sinh của chì mà phải nghiên cứu kỹ
hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu vết lộ
Người ta dùng nhiều phương pháp để nghiên cứu vết lộ: nghiên cứu ngồi trời hay trong
phịng thí nghiệm, nghiên cứu bằng mắt thường hay bằng các phương pháp hiện đại. Có
thể nêu ra một số phương phap nghiên cứu vết lộ như sau:
Bảng 3.1: Các tính chất đới oxy hố của mỏ molibden (theo A.X. Mikhailov)
Các đới oxy hố

Các tính chất
chính
Povenlit

Các nhịm mỏ Molibdenit
(theo
thành
phần

sulfur
nguyên sinh)

Limonit
- Limonit
ferimolibdenit vunfenit
Pyrit
calcopyrit
molibdenit

Các khoáng vật Molibdenit
Pyrit,
nguyên
sinh hiếm hơn là calcopyrit,
chính
pyrit,
molibdenit
calcopyrit

- Urano
molibdenit



- Konchendan – Urano
- đa kim có molibdenit
molibden

-


Pyrit,
calcopyrit,
gelenit,
sphalerit,
molibdenit

Tính chất q Hố học
trình oxy hố
molibden

Hố học
điện hố

Tính chất mơi Gần trung tính
trường
trong
đới oxy hố

Axit yếu đến Axit pH = 2,5- Axit yếu đến
trung tính pH 6
kiềm yếu
pH = 5-8
từ 4-5 đến 7,5

Các khống vật Povenlit
thứ sinh chính

Oxyt
hydroxyt
9


và Điện hố

Pyrit, uraninit,
mo;ibdenit,
calcopyrit,
gelenit,
sphalerit

và Oxyt
sắt hydroxyt

Hoá hoạc và
điện hoá

và Nhựa Uran –
sắt molibden,


của molibden
và các khoáng
vật
chứa
molibden (hàm
lượng
MoO2
trong đới oxy
hoá 80-95%)

chứa molibden chứa

perimolibdenit molibden,
giarozit,
vunfenit

Các khoáng vật Hydroxyt sắt Povenlit.
thứ sinh phụ ferimolibdenit, Inxemanit.
chứa molibden vunfenit
Giarozit,
quặng
đồng
mangan,
vunfenit

poxelit,
vunfenit

Inxemanit, các Hydroxyt sắt,
khoáng vật sắt ferimolibdenit
mangan và các , inxemanit
khống vật thứ
sinh
của
đồngm
ferimolibdenit

3.1. Xác định vị trí vết lộ
Khi gặp vết lộ than khoáng trước hết phải xác định được vị trí của nó và ghi chính xác
vào bản đồ.
Các vết lộ đó có thể ghi vào bản đồ khoáng sản, bản đồ địa chất, bản đồ sinh khoáng hay
bản đồ dự đốn khống sản. Trong các thời kì đầu của tìm kiếm, thường thường nhiệm vụ

đó là của các nhà địa chất vẽ bản đồ hay tìm kiếm.
Cách ghi các vết lộ lên bản đồ có nhiều kiểu khác nhau. Thường người ta lập một chú
giải gồm các dấu hiệu quy ước cho các loại mỏ và biều hiện tạo khoáng khác nhau.
3.2. Nghiên cứu đặc điểm về hình dáng, kích thước và những biến đổi của chúng tại
vết lộ, thế nằm của thân khoáng
Vết lộ của mỏ trầm tích hay một số mỏ khác nữa, thân quặng thường rất ổn định. Nó
thường có dạng vỉa hay dạng lớp và có thể đo chiều day thật của thân khống. Trong
trường hợp khó khăn có thể đo chiều dày biểu kiến. Điều với các thân quặng nội sinh,
nhiệm vụ đó khó khăn hơn. Đơi khi thân quặng rất phức tạp và sự biến đổi của chúng
cũng nhiều vẻ.
Nghiên cứu sự biến đổi của hình dạng thân khống rất quan trọng. Trong nhiều trường
hợp, tuy thân quặng nguyên sinh bé, nhưng phía trên mặt nhất là trong đới oxy hố do
phá huỷ cơ học, các thân khống sẽ phình to ra. Ngược lại do sự thay đổi hình dạng
nguyên sinh nhất là trong mỏ nội sinh, có những thân quặng ở trên tuy nhỏ nhưng xuống
dưới sâu càng lớn dần. Sự biến đổi hình dạng, kích thước thân khống trên mặt có thể
10


khó xác định. Trong những trường hợp cần thiết có thể dùng các loại cơng trình để
nghiên cứu chúng.
3.3. Nghiên cứu thành phần khoáng vật, cấu tạo và kiến trúc trong đới nguyên sinh
và thứ sinh
Để xác định thành phần khống vật phải lấy mẫu. Có thể lấy nhiều loại mẫu khác nhau,
xác định sơ bộ các mẫu bằng mắt thường ở ngoài trời. Nhưng chủ yếu là phải mài láng để
xác định các thành phần khoáng vật quặng bằng kính hiển vi có ánh sáng phản chiếu. Đối
với các khoáng vật trong suốt hay nửa trong suốt chủ yếu là khống vật khơng kim loại
phải mài mỏng để xác định qua kính hiển vi có ánh sáng xun qua. Ngồi kính hiển vì
người ta cịn dùng các phương pháp hiện đại khác để nghiên cứu thành phần và tính chất
của các khống vật như các phương pháp: rownghen, kính hiển vi điện tử, microzond,
phân tích nhiệt… nhưng phương pháp khống tướng và thạch học là cơ bản nhất.

Ngồi thành phần khoáng vật, việc nghiên cứu cấu tạo và kiến trúc cũng có một ý nghĩa
nhât định.
Qua việc nghiên cứu hình dạng, kích thước, thành phần khống vật và cấu tạo kiến trúc,
trong nhiều trường hợp người ta có thể xác định một cách sơ bộ nguồn gốc của mỏ và có
thể xếp chúng vào loại hình cơng nghiệp nào. Qua đó, phần nào có thể đánh gia quy mơ
và phẩm chất của quặng. Cơng việc đó rất quan trọng cho người làm cơng tác tìm kiếm.
Đối với những vết lộ hay bị biến đổi, việc nghiên cứu thành phần khống vật cũng giúp
ta lập lại được q trình biến đổi.
Sự biến đổi trên mặt mỏ như nêu trên nhiều khi rất phức tạp và có khi nghiên cứu rất
cơng phu mới cho những kết luận chính xác. Yêu cầu của nhà tìm kiếm là qua một vài
nghiên cứu nêu trên, sơ bộ rút ra những kết luận trên một số tài liệu nghiên cứu chưa chi
tiết để định hướng cho cơng tác tìm kiếm.
Trong những mỏ có các khống vật dễ bị biến đổi thì trong đới oxy hố chủ yếu là các
khoáng vật thứ sinh. Trong trường hợp đó phải giải thích các q trình biến đổi trên mặt
để dự đốn thành phần, tính chất và có thể cả quy mơ của thân quặng ở đói ngun sinh.
3.4. Nghiên cứu cấu tạo limolit
Trên đới oxy hoá của các mỏ sulfur khác nhau thương tạo thành các “mũ sắt” như các mỏ
đồng, chì – kẽm; các mỏ khác có chứa các khoáng vật sulfur của sắt như pyrit, marcazit,
pyrotin, penlandit.. để rút ra mối liên quan với các khoáng vật nguyên sinh.
Thành phần chủ yếu của mũ sắt là limonit. Cho nên nếu chỉ nghiên cứu thành phần
khoáng vật thứ sinh thì vẫn khơng phân biệt được các khống vật nguyên sinh chứa các
nguyên tố công nghiệp.
11


Vì thế người ta phải nghiên cứu cấu tạo limonit. Limonit xuất thân từ những sulfur khác
nhau có những cấu tạo khác nhau. Tính chất đó rất đặc trưng, nên người ta gọi là “cấu
tạo chỉ thị của limonit”… Tính chất chỉ thị đó khơng những chỉ sự dụng để dự đốn được
các khống vật ngun sinh mà cịn có thể xét đoán cả về mặt định lượng nữa.
Cấu tạo chỉ thị của limonit là một bộ khung rỗng bằng vật liệu silic, trong các khoảng

trống lấp đầy limonit.
Lần đầu tiên R.Blensard và P.Boxuen (1928) phát hiện và nghiên cứu cấu tạo đó. Đặc
trưng cấu tạo chỉ thị của limonit là đối với các khoáng vật nguyên sinh khác nhau khi bị
biến đổi thứ sinh tạo thành những bộ khung silic có hình dạng khác nhau.
Đối với calcopyrit điển hình nhất là c ấu tạo ô thô nhưng phân biệt cấu tạo ô thô của
sphalerit. Đối với calcozin chủ yếu là cấu tạo dạng bộ xương. Cấu tạo limonit từ bocnit
thường có dạng hộp tam giác, cịn cấu tạo limonit từ tetraedrit có dạng hộp viền quanh,
trong đó khung gồm những đường như dạng chứ cổ.

Hình 3.1. Cấu tạo limonit mạng ô thô từ
sphalerit (a) và cấu tạo limonit từ
calcopyrit (b) phóng đại x 2 (theo R. Hình 3.2. Cấu tạo limonit dạng hộp tam gián
Blentrend vad P. Boxupel)
từ bocnit, phóng đại x 10 (theo R. Blentrend
vad P. Boxupel)

12


Hình 3.3. Cấu tạo limonit dạng hộp viền quanh
thành tạo từ tetraedrit, phóng đại x 7 (theo R.
Blentrend vad P. Boxupel)

Hình 3.4. Một mẫu cấu tạo kliva (thớ
chẻ) của limonit theo galenit

Các cấu tạo chỉ thị limonit của galenit rất điển hình. Trong đó, theo V.I. Smirnov điển
hình nhất là cấu tạo thớ che, cấu tạo kim cương nứt, cấu tạo phóng tia dạng bọt biển.
Ngồi ra sphalerit cịn có một dạng cấu tạo limonit khác nhau cấu tạo hộp dẹt, cấu tạo ơ.


Hình 3.5. Cấu tạo kim cương nứt của limonit theo galenit

Vì vậy, nghiên cứu các dạng cấu tạo chỉ thị của limonit xuất thân từ những khoáng vật
khác nhau có thể góp phần để xác định các khống vật ngun sinh khơng gặp trong vết
lộ.
Tuy vậy, khơng thể sử dụng cấu tạo đó hồn tồn rộng rãi trong đới oxy hố, vì nó khơng
đặc trưng cho tất cả các khoáng vật sulfur. Theo V.I. Smirnov (1965) cấu tạo limonit
được thành tạo tốt nhất trong các đá trung tính.

13


Ngồi ra, trong một số trường hợp, ví dụ như khi hàm lượng pyrit trọng quặng nguyên
sinh cao đạt quá 25% khối lượng sulfur thì cấu tạo limonit khơng điển hình và khơng thể
đánh giá về mặt định hướng khống vật khác.
3.5. Giả hình khống vật
Trong đới oxy hố cũng thường gặp các “giả hình” theo các khống vật ngun sinh.
Hiện tượng đó có thể do sự thay thế chưa hồn tồn của các khống vật thứ sinh trên các
tinh thể của các khoáng vật nguyên sinh. Theo các giả hình đó, cũng có thể xác định được
một số khống vật ngun sinh. Ví dụ như antimonite có thể được thay thế bằng oxyt
antimony, molibdenit được thay thế bằng povelit, bulangierit bằng bingeinit, wolframit
bằng tungstit, gowtit hay limoit thay thế cho pyrit.
3.6. Nghiên cứu thành phần hóa học
Nghiên cứu thành phần hóa học của các thành tạo trong đới oxy hóa của mỏ có thể xác
định được hàm lượng các ngun tố có ích trong đới đó. Một số trường hợp xác định
được phẩm chất của chúng. Ngoài ra qua nghiên cứu đó có thể biết được mức độ thay đổi
của các vết lộ trong đới oxy hóa của các mỏ khác nhau. Do tính chất của các khống vật
biến đổi khác nhau trong đới oxy hóa như đã phân tích ở trên nên những tài liệu phân tích
này có thể không biểu hiện một cách rõ ràng mối liên hệ trực tiếp giữa thành phần hóa
học trong đới oxy hóa với sự có mặt của chúng trong quặng nguyên sinh.

3.7. Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của đá gần thân khoáng
Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của các đá gần thân khống cũng có ý nghĩa nhất định,
nhất là các mỏ sau magma. Những biến đổi đó có liên quan rất chặt chẽ với sự thành tạo
các thân khoáng khác nhau. Các đặc điểm và sự liên quan của các biến đổi quanh thân
khống đã được trình bày trong chương X “Các hiện tượng biến đổi nhiệt dịch”.
3.8. Nghiên cứu cấu trúc địa chất
Một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được khi nghiên cứu vết lộ là tìm hiểu vị trí
địa chất của thân khống, qua đó có thể biết thân khống có liên quan với địa tầng tầng
nào, tướng nào liên quan đến khối đá magma nào hay nằm trong kiến truccs địa chất nào.
Đối với các nhà tìm kiếm đấy là một nhiệm vụ quan trọng. Vì qua đó có thể sơ bộ nêu ra
các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm cũng như cấu trúc địa chất khống chế quặng.

14


4. Ví dụ nghiên cứu vết lộ thân khống nút quặng vàng Lệ Thanh
Nút quặng vàng Lệ Thanh thuộc xã Ia Doom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, có diện tích
khoảng 8km2. Tọa độ trung tâm: 13° 46' 53"N, 107° 28' 58"E.
Quặng hóa vàng ở đây được phát hiện trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất 1/200.000
mới chỉ dừng lại ở mức phổ tra, hiện nay đang bị khai thác tự phát.
4.1. Đặc điểm địa chất
- Chiếm phần lớn diện tích điểm quặng là các thành tạo biến chất thuộc hệ tầng Khâm
Đức (MP – NP kđ). Các đá có thành phần chủ yếu là granitogneis, gneis biotit-amphibol,
plagiogneis amphibol, đá phiến thạch anh – felspat – mica, quarzit, đặc trưng cho tướng
biến chất amphibolit. Chúng bị phá hủy, dập vỡ mạnh, phát triển theo phương tây bắc –
đơng nam, góc cắm rất dốc (70-800) về phía tây nam, từ Lệ Thanh qua Ia Meur. Đây là
môi trường thuận lợi chứa các thân quặng vàng – thạnh anh – sulphur.
Các thành tạo magma gồm:
- Granit porphyr Bến Giằng – Quế Sơn: Trong vùng khá phổ biến xâm nhập nơng, có 3
khối granit dạng porphyr, hạt nhỏ đến trung, màu xám trắng, diện lộ các khối từ 0,03 đến

0,25km2. Các đá này xuyên cắt làm phá vỡ móng kết tinh (các tổ hợp đá biến chất cổ
thuộc hệ tầng Khâm Đức) và bị phủ bởi các thành tạo dacit và tuf của chúng thuộc hệ
tầng Chư Prông. Hoạt động biến đổi nhiệt dịch thường gặp là beresit hóa.
- Granit felspat kali phức hệ Vân Canh: Phân bố ở góc Đông Nam khu vực nghiên cứu.
Gồm 2 pha: - Pha 2: Thành phần gồm granit, granosyenit giàu felspat kali màu hồng, hạt
lớn; - Pha đá mạch: dày từ vài chục cm đến >1m. Chúng xuyên cắt các đá thuộc pha 2.
Thành phần chính là granit aplit, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nhỏ, màu hồng sáng.
- Đai cơ phức hệ Cù Mông: gồm 5 đai mạch điabaz, 4 đai mạch granit aplit với bề dày
gần 1m, phương phát triển chủ yếu là tây bắc – đông nam. cắt qua các đá cổ hơn như
granitoid của phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, granit Vân Canh, gneis amphibolit của hệ
tầng Khâm Đức, andezit Chư Prơng…Nhìn chung ranh giới giữa các đá mạch và đá vây
quanh là rõ ràng, hầu như không có đới biến đổi, hỗn nhiễm. Thành phần gồm: các đá có
thành phần mafic: gabro, gabrodiabaz, diabaz (phổ biến hơn), thành phần axit: granit
porphyr, granosyenit porphyr.
- Quá trình khảo sát địa chất, kết hợp với các tài liệu địa vật lý đã xác định được hai hệ
thống đứt gãy chính trong khu vực: hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam và hệ
thống đứt gãy phương á kinh tuyến.
Các đứt gãy phương tây bắc – đông nam là đứt gãy cổ nhất vùng, có quy mơ địa phương.
Chúng bị các đứt gãy phương bắc tây bắc và á kinh tuyến làm dịch chuyển. Các đứt gãy
15


này đóng vài trị chính trong việc khống chế quặng hóa. Dọc theo các đứt gãy tây bắc –
đơng nam đã phát hiện nhiều đới dập vỡ (cũng có phương tây bắc – đơng nam), biến đổi
nhiệt dịch beresit hóa, sericit hóa, theo đó dung dịch nhiệt dịch lắng đọng tạo nên các đới
quặng vàng – thạch anh – sulfua kéo dài hàng km.
Dọc theo đứt gãy phương á kinh tuyến cũng có phát hiện thấy các đới dập vỡ, tuy nhiên
không phát hiện thấy các thân quặng vàng theo phương này. Có lẽ đứt gãy này là phần
kéo dài của các đứt gãy sinh ra do đứt gãy Pô Kơ, vai trị của chúng đối với q trình tạo
quặng và khống chế quặng hóa là khơng rõ ràng, chúng chỉ làm phức tạp hóa bình đồ cấu

trúc khu vực.
4. 2. Đặc điểm quặng hóa
4.2.1. Hình thái thân quặng
Thân quặng vàng nằm chỉnh hợp trong đá granitogneis của hệ tầng Khâm Đức (MP-NP
kđ) (theo mặt phân phiến), đôi chỗ gặp trong các đá xâm nhập nông granit dạng porphyr.
Chiều dày thân quặng từ 3,5-4m, kéo dài không liên tục theo phương tây bắc – đơng nam
với góc cắm từ 40 – 700. Thân quặng bao gồm hệ thống các mạch thạch anh sulfua chứa
vàng với bề dày từ 5 – 25cm, ngồi ra cịn gặp dạng vi mạch, dạng ổ hay xâm tán. Nút
quặng gồm 16 thân quặng phân bố tạo thành 5 dải quặng phân bố tập trung trong diện
tích kéo dài gần 4000m và rộng gần 1500m.

Hình 4.1. Hệ mạch vàng - thạch anh – sulphur phức tạp dạng song song

16


4.2.2. Thành phần vật chất quặng
+ Thành phần khoáng vật
Kiểu quặng vàng – thạch anh – pyrit phổ biến trong vùng nghiên cứu. Thành phần
khoáng vật tương đối đơn giản, khoáng vật sulfua chủ yếu là pyrit (hàm lượng dao động
từ 5 – 30%); thứ yếu: chalcopyrit, galenit; hiếm gặp: sphalerit , pyrotin, quặng đồng xám,
magnetit, ilmenit. Khoáng vật mạch chủ yếu là thạch anh, felspat; sericit ít hơn có calcit,
chlorit. (bảng ).
Nhóm khống vật quặng ngun sinh
Vàng tự sinh (Au)
Trong các mẫu mài láng, vàng thường xuất hiện dưới dạng chủ yếu là hạt tha hình đơi khi
đẳng thước hoặc kéo dài dạng gân mạch. Kích thước hạt vàng chủ yếu là nhỏ đến rất nhỏ,
đôi khi đến mịn (0,4 x 0,2 - 0,05 x 0,05)mm. Vàng có màu vàng đậm, thường có dạng lấp
đầy trong các lỗ hổng, khe nứt của pyrit, đôi chỗ gặp vàng đi cùng chalcopyrit lấp đầy
trong pyrit hoặc nằm trong thạch anh.

Pyrit (FeS2)
Pyrit là khoáng vật sulfua được thành tạo sớm nhất và phổ biến nhất, tần suất gặp 100%
trong số các mẫu mài láng, hàm lượng khoảng 5 – 20%, (trung bình 10%). Căn cứ vào
hình dạng, kích thước, màu sắc và quan hệ của chúng với các khống vật khác trong
khơng gian có thể phân biệt được 2 thế hệ pyrit sau:
Pyrit I chiếm chủ yếu trong các mẫu. Chúng có dạng hạt tự hình, kích thước hạt từ 0,01 –
2mm, tiết diện hình vng, hình chữ nhật, đơi khi dạng đẳng thước. Thường gặp pyrit
xâm tán rải rác trong nền mẫu, hay tạo thành các đám ổ, chuỗi mạch kéo dài không liên
tục xuyên cắt nền mẫu. Đôi chỗ gặp pyrit I bị cà nát, nứt nẻ vỡ vụn, bị các khống vật
thành tạo sau gặm mịn thay thế, lấp đầy khe nứt.
Pyrit II ít gặp hơn pyrit I, chúng có dạng hạt nhỏ hơn pyrit I, tự hình, nửa tự hình.
Thường gặp pyrit II đi cùng với chalcopyrit, galenit, sphalerit , pyrotin tạo thành đám ổ
nhỏ hoặc nằm trong mạch thạch anh xuyên cắt nền mẫu quặng. Đôi chỗ gặp pyrit II gặm
mòn thay thế pyrit I.

17


Hình 4.2. Vàng lấp đầy trong khe nứt của pyrit.

Chalcopyrit (CuFeS2)
Chalcopyrit là khoáng vật khá phổ biến trong các mẫu khoáng tướng với tần suất 90%,
đứng thứ hai sau pyrit. Nhìn chung hàm lượng khơng cao, dao động từ rất ít đến 7%.
Khoáng vật này thường gặp dưới dạng hạt nhỏ, tha hình, kích thước từ 0,01 đến 1mm,
xâm tán rải rác trong nền mẫu, hoặc nằm trong pyrit dưới dạng hạt đơn lẻ và chuỗi hạt
kéo dài.
Chalcopyrit cộng sinh với galenit, sphalerit, vàng và pyrontin tạo thành đám ổ nhỏ phân
bố rải rác trong nền mẫu hoặc lấp đầy trong các khe nứt, lỗ hổng của pyrit, hoặc nằm
trong các mạch thạch anh xuyên cắt nền mẫu. Ngoài ra còn gặp chalcopyrit đi cùng
quặng đồng xám ở một số vị trí. Một số chỗ chalcopyrit bị biến đổi thành chalcozin và

covelin, tạo thành các riềm bao quanh hạt.
Galenit (PbS)
Galenit gặp ít phổ biến hơn chalcopyrit, với tần suất khoảng 30% trong số các mẫu mài
láng, hàm lượng thường ít (<1%). Galenit có dạng hạt tha hình, kích thước hạt thay đổi từ
0,01 đến 1mm.
Galenit thường đi cùng với chalcopyrit, sphalerit , đơi chỗ có pyrotin, tạo thành đám hạt
nhỏ xâm tán trong nền mẫu hoặc dưới dạng lấp đầy khe nứt, lỗ hổng trong pyrit. Ngồi ra
cịn gặp tập hợp các khoáng vật này trong các mạch thạch anh xuyên cắt mẫu.
18


Sphalerit (ZnS)
Sphalerit ít gặp với hàm lượng rất thấp 15%. Sphalerit thường có dạng hạt nhỏ (<0,1mm),
tha hình, lấp đầy khe nứt trong một số hạt pyrit hoặc xâm tán thưa thớt trong nền phi
quặng. Thường gặp sphalerit đi cùng galenit và chalcopyrit.
Pyrotin
Pyrotin có tần suất gặp và hàm lượng tương tự như sphalerit. Pyrotin thường có dạng hạt
nhỏ, đẳng thước hoặt tha hình, kích thước <0,2mm, thường đi cùng galenit và chalcopyrit
dưới dạng lấp đầy trong pyrit hoặc gặp trong các mạch thạch anh xun cắt nền mẫu.
Nhóm khống vật quặng thứ sinh
Các khoáng vật thứ sinh trong mẫu hầu như rất ít gặp, chỉ có một ít limonit (biết đổi từ
pyrit), chalcozin, covenlin (biến đổi từ chalcopyrit), anglezit biến đổi từ galenit. Ngồi ra
cịn gặp leucoxen là sản phẩm oxy hóa của các khống vật ngun sinh có chứa titan.
Nhóm khống vật mạch
Nhóm các khống vật mạch bao gồm chủ yếu là thạch anh, felspat, thứ yếu có sericit,
chlorit, calcit và ít hơn là biotit tàn dư.
Thạch anh dạng hạt tha hình, méo mó, thường lấp đầy khoảng trống giữa các khống vật.
Thạch anh khơng màu, mặt sạch, đơi chỗ bị nứt vỡ, tắt làn sóng mạnh.
Felspat gặp trong các mẫu lát mỏng là phần tàn dư của đá gốc. Felspat bao gồm cả
plagioclas và felspat kali trong đó plagioclas chiếm phần nhiều hơn, thường có dạng tấm,

lăng trụ tự hình, nửa tự hình. Đơi chỗ quan sát được tàn dư song tinh đa hợp thanh nét
khá rõ trong plagioclas. Felspat thường bị biến đổi sericit hóa, sét hóa và carbonat hóa.
Phần khống vật mới được sinh ra trong quá trình nhiệt dịch là sericit và muscovit.
Sericit dạng vi vảy – vảy nhỏ thường tạo thành đám lớn hoặc dải nhỏ, đơi chỗ sắp xếp
chặt xít, bề mặt sạch; muscovit dạng tấm với cát khai thanh nét, giao thoa cao. Hai
khoáng vật này thường gặp đi kèm với quặng
Biotit dạng tấm kéo dài với hai cạnh ngắn nham nhở kiểu răng cưa. Biotit thường bị biến
đổi chlorit hóa, muscovit hóa hồn tồn đồng thời thải epidot hoặc bụi quặng dọc khe
nứt cát khai. Ít tấm chưa bị biến đổi, phân tàn dư đa sắc nâu lục, giao thoa thấp.
Trong các mẫu, thường gặp carbonat có dạng méo mó, dạng thoi khơng hồn chỉnh hoặc
carbonat vi hạt thay thế giả hình cho các kim que plagioclas hoặc xen lẫn cùng chlorit,
sericit, thạch anh lấp đầy khoảng trống giữa các tàn dư plagioclas. Đôi chỗ gặp các vi
mạch calcit xuyên cắt mẫu, các khống vật trong mạch thường có hạt lớn, ranh giới hạt
khá rõ ràng, mặt sạch.
19


+ Thành phần hóa quặng.
Thành phần hóa học quặng được xác định bằng phương pháp phân tích quang phổ hấp
thụ nguyên tử 7 chỉ tiêu:
Kết quả phân tích của các mẫu quặng theo phương pháp hấp thụ nguyên tử và nung
luyện, kết quả tính trung bình cho tập hợp mẫu trong các dải quặng và khống hóa.
Tuy các dải quặng đều có hoạt động khai thác tự phát của dân nhưng theo kết quả phân
tích chỉ có 3 trong 5 dải đạt hàm lượng công nghiệp. Các dải quặng đạt hàm lượng cơng
nghiệp từ 1,5g/t đến 5,39g/t, trung bình 3,78g/t. Sự phân bố của Au cũng như các nguyên
tố quặng khác Ag, Cu, Pb, Zn là rất không đồng đều.

20



Hệ số tương quan giữa các nguyên tố quặng được trình bày ở bảng V.3. Tuy số
lượng mẫu và độ nhạy của phương pháp phân tích cịn hạn chế ảnh hưởng đến độ
chính xác của kết quả tính hệ số tương quan nhưng cũng đã cho thấy cặp nguyên tố
có tương quan thuận chặt chẽ nhất là As-Sb, sau đó là Pb-Zn. Au tương quan thuận
chặt chẽ với Pb, kém chặt với Ag, Cu, Zn.
4.2.3. Cấu tạo và kiến trúc quặng
Cấu tạo: Qua nghiên cứu ngoài trời và nghiên cứu các mẫu khoáng tướng bắt gặp
các cấu tạo quặng đặc trưng sau: xâm tán, ổ, mạch, vi dải. Cấu tạo xâm tán là phổ
biến nhất, hầu hết các khoáng vật quặng đều có cấu tạo xâm tán, tuy nhiên khơng
đều. Nhiều chỗ gặp tập hợp khoáng vật pyrit, chalcopyrit, galenit tạo thành mạch, vi
mạch hoặc dạng ổ.
Kiến trúc: Kiến trúc quặng quặng điển hình là hạt nhỏ - vừa, hạt tự hình, ít hạt tha
hình.
Kiến trúc hạt tự hình đặc trưng cho pyrit thành tạo ở giai đoạn sớm, chúng thường
phát triển thành những tinh thể hồn chỉnh, hình khối xâm tán trong phi quặng.
Kiến trúc hạt tha hình đặc trưng cho galenit, sphalerit, chalcopyrit, vàng. Kiến trúc
xuyên lấp cũng rất phổ biến, các khoáng vật thành tạo sau như galenit, sphalerit,
chalcopyrit, vàng lấp đầy các khe nứt lỗ hổng trong các hạt pyrit thành tạo trước,
kích thước và hình dạng phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của các khe nứt
trong hạt pyrit.
4.2.4. Biến đổi nhiệt dịch
Quá trình biến đổi nhiệt dịch các đá vây quanh phát triển khá mạnh mẽ và đa dạng.
Kiểu biến đổi và mức độ biến đổi phụ thuộc chặt chẽ vào thành phần và cấu trúc
của đá vây quanh cũng như khoảng cách đối với mạch quặng, đồng thời cũng có sự
chồng lấn thể hiện tính giai đoạn của q trình khống hóa nhiệt dịch
Các quá trình biến đổi nhiệt dịch đá vây quanh chủ yếu gồm: beresitogreisen hóa,
propylit hóa.
Beresit hóa: Kiểu biến đổi này phát triển chủ yếu trong đá biến chất tướng
amphibolit của hệ tầng Khâm Đức (MP – NP kđ), đôi khi từ các xâm nhập granit
porphyr Bến Giằng – Quế Sơn.

Kiểu biến đổi này có ranh giới khơng rõ ràng với đá vây quanh, quy mô của chúng
thường khá rộng, kích thước dao động từ vài chục cm đến vài mét, dài hàng trăm
mét theo thân quặng.
21


Đá beresit có cấu tạo khối, hạt rất nhỏ và mịn, màu trắng ánh tơ. Thành phần
khống vật chính là thạch anh, sericit, ngồi ra cịn có thể gặp chlorit, calcit với sự
có mặt thường xun của pyrit. Quy mơ, tỷ lệ và thành phần các khống vật khơng
cố định mà thay đổi phụ thuộc vào dung dịch nhiệt dịch, đối tượng đá ban đầu.
Trong đá biến đổi với hàm lượng và tần suất gặp vàng rất thấp, trong số 7 mẫu chỉ
gặp 1 mẫu với hàm lượng đạt 0,5g/t, số mẫu còn lại dưới độ nhạy. Hàm lượng các
nguyên tố quặng khác như Ag, Cu, Pb, Zn cũng thấp, khơng có ý nghĩa cơng
nghiệp.
Propilit hóa: Sản phẩm là các đá màu xám, hạt nhỏ mịn, kiến trúc vi hạt, vảy – tàn
dư plagioclas, tàn dư diabaz, cấu tạo định hướng yếu, dạng khối. Thành phần
khoáng vật nhiệt dịch gồm chlorit, epidot, zoisit, carbonat, sericit có chứa sulphur
chủ yếu là pyrit (~4%). Các đá nguyên thủy là diabaz, gabro.
Trong đá biến đổi propilit hóa có hàm lượng nguyên tố đặc trưng (1 mẫu): Au :
<0,1(g/t) ; Ag <1 (g/t) ; Cu: 1150 ; Pb: 451 ; Zn: 245 ; As: <10 ; Sb: <10. Hàm
lượng các nguyên tố quặng thấp, khơng có ý nghĩa cơng nghiệp.
So với thân quặng trong đá biến đổi cạnh mạch thì hàm lượng các nguyên tố Au,
Ag, Cu, Pb, Zn, As, Sb thấp hơn.
4.2.5. Các giai đoạn tạo khoáng
Qua kết quả nghiên cứu giai đoạn tạo khống bằng phương pháp khống tướng cho
thấy có 2 thời kỳ nhiệt dịch và thứ sinh. Trong thời kỳ nhiệt dịch có 3 giai đoạn tạo
khống. Mỗi thời kỳ, giai đoạn được đặc trưng bởi tổ hợp cộng sinh khoáng vật,
nguyên tố nhất định.
Thời kỳ nhiệt dịch:
Giai đoạn đầu I: tổ hợp CSKV thạch anh – pyrit, nguyên tố đặc trưng Si, Fe, Au,

Ag, S
Giai đoạn II: tổ hợp CSKV Thạch anh - vàng – pyrit – chalcopyrit, nguyên tố đặc
trưng Si, Fe, Cu, Pb, Zn, Au, Ag, S
Giai đoạn III: khoáng vật đặc trưng thạch anh, calcit, nguyên tố đặc trưng Si, Ca
Thời kỳ thứ sinh:
Giai đoạn IV: khoáng vật đặc trưng anglesit, chalcozin, covenlin, limonit, nguyên tố
đặc trưng Fe, Cu, Pb, Zn.

22

pl



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×