Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HOÁ TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TÂN THẠNH TỈNH LONG AN Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4110386-huynh-thi-nhu-quy.htm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.98 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HOÁ TRONG SẢN XUẤT
LÚA TẠI HUYỆN TÂN THẠNH
TỈNH LONG AN

HUỲNH THỊ NHƯ QUÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Tìm hiểu tình hình cơ giới
hoá trong sản xuất lúa tại huyện Tân Thạnh-tỉnh Long An” do Huỳnh Thị Như Quý,
sinh viên khóa 31, ngành Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày___________________

ThS.Trang Thị Huy Nhất
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày



tháng

năm 2009

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba, mẹ, những người đã có công
sinh thành, dưỡng dục, đã động viên, cổ vũ và tạo những điều kiện tốt nhất để cho con
có được như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng tri ân của mình đối với Ban
giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền thụ, hướng dẫn, trang bị những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Vô cùng cám ơn cô Trang Thị Huy Nhất đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cùng với nhiều
thầy cô khác.
Thông qua luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý

báu của các cô chú,anh chị Chi Cục PTNT Long An (đặc biệt là anh Nguyễn Thanh
Tùng), Phòng NN&PTNT huyện Tân Thạnh-Long An đã tạo điều kiện thuận lợi và hết
lòng giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho khóa luận tốt nghiệp của tôi trong quá trình điều tra,
nghiên cứu tại địa phương.
Bà con nông dân hai xã Nhơn Ninh và Tân Lập huyện Tân Thạnh đã cung cấp
cho tôi những thông tin quý báu.
Và cuối cùng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn của tôi, những
người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sống và học tập tại trường Đại Học
Nông Lâm này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

SV: Huỳnh Thị Như Quý

năm 2009


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ NHƯ QUÝ. Tháng 06 năm 2009. “Tìm hiểu tình hình cơ giới
hóa trong sản xuất lúa tại huyện Tân Thạnh- tỉnh Long An”
HUYNH THI NHU QUY. June 2007. “The present situation of
mechanization for production rice in Tan Thanh district- Long An Province”
Luận văn thông qua tìm hiểu tình sử dụng máy móc của nông hộ qua 40 mẫu
điều tra, thu thập thông tin thứ cấp từ các phòng, ban của huyện Tân Thạnh, từ đó
thấy được những thuận lợi, khó khăn cũng như lợi ích kinh tế của việc áp dụng cơ giới
hóa.
Vì thời gian hạn hẹp nên luận văn còn nhiều hạn chế như chưa đánh giá được
sự khác nhau về việc áp dụng cơ giới hóa giữa từng mùa vụ trong năm, mối liên hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp thông qua quá trình cơ giới hóa…

Thông qua tìm hiểu này để thấy được những tích cực cũng như hạn chế của
chính sách thúc đẩy cơ giới hóa địa phương. Từ đó đưa ra những chính sách cơ giới
hóa và hỗ trợ thích hợp


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................................3
1.4.1. Phạm vi không gian........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi thời gian ...........................................................................................3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.5. Cấu trúc của luận văn tốt nghiệp ..............................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................4
2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................4
2.1.1. Lý luận về tầm quan trọng của việc công nghiệp hóa nông nghiệp..............4
2.1.2. Lịch sử hình thành công nghiệp hóa ..............................................................6
2.1.3. Chiến lược phát triển đến năm 2010 tại đại hội Đảng lần thứ 9 ....................7
2.1.4. Nội dung công nghiệp hóa nông nghiệp ........................................................7
2.1.5. Các điều kiện tiền đề của công nghiệp hóa nông nghiệp ...............................8
2.1.6. Mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của Harry T. Oshima......8
2.1.7. Định nghĩa về cơ giới hóa nông nghiệp .........................................................9
2.1.8. Nghị định số 2205/QĐ- UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Long An

................................................................................................................................10
2.1.9. Nghị định số 1423/HD-SNN ngày 31/10/2007 của Sở NN&PTNT Long An
................................................................................................................................10
2.1.10. Quy trình kỹ thuật canh tác lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long .............10
2.1.11. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...................................................................15
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.........................................................17
3.2.3. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí .........................................................17
3.2.4. Phương pháp phân tích tương quan .............................................................17
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN .........................................................................................18
3.1 .Vị trí địa lí và tổ chức hành chính ..........................................................................18
3.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................19
3.2.1.Khí hậu ..........................................................................................................19
3.2.2. Nhiệt độ........................................................................................................19
3.2.3.Nắng ..............................................................................................................19
3.2.4 .Lượng mưa ...................................................................................................19
3.2.5.Độ ẩm ............................................................................................................20
3.2.6.Gió.................................................................................................................20
3.3.Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................20
3.4. Hiện trạng phát triển kinh tế của huyện .................................................................22
3.4.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế ......................................................................22
3.4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện (theo giá hiện hành)............................................23
3.4.3 .Khái quát thực trạng phát triển các ngành ...................................................23
3.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng ..............................................................24
3.6. Hiện trạng sử dụng đất ...........................................................................................24
3.7. Dân số, lao động ....................................................................................................25
3.8. Văn hóa xã hội........................................................................................................27

3.8.1.Giáo dục ........................................................................................................27
3.8.2. Y tế ...............................................................................................................29
3.9. Đánh giá chung về những thuận lợi và hạn chế từ điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội
.......................................................................................................................................30
3.9.1 Những lợi thế.................................................................................................30
3.9.2. Những hạn chế .............................................................................................30
3.10. Hiện trạng phát triển sản xuất lúa trên địa bàn huyện Tân Thạnh .......................31
3.10.1. Diện tích gieo trồng lúa cả năm của các xã, thị trấn ..................................31
3.10.2. Bình quân lương thực lúa đầu người..........................................................32
vi


3.11. Tình hình máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp .......................33
3.11.1. Số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình cơ giới hóa ..................33
3.11.2. Các cơ sở chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Nông
nghiệp .....................................................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................37
4.1. Những thông tin cơ bản về mẫu điều tra ................................................................37
4.1.1 Thông tin về việc sử dụng máy móc trong sản xuất của nông hộ.................37
4.1.2. Tuổi của chủ hộ............................................................................................37
4.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................................39
4.1.4. Tình hình nhân khẩu, lao động của nông hộ ................................................40
4.1.5. Tình hình nguồn thu nhập của nông hộ........................................................40
4.1.6. Quy mô canh tác lúa của các hộ...................................................................41
4.1.7. Tình hình sử dụng máy móc trong sản xuất của nông hộ ............................42
4.1.8. Nguồn vốn dùng để mua máy móc trong sản xuất nông nghiệp.................42
4.1.9. Địa điểm mua máy móc sản xuất nông nghiệp của nông hộ .......................43
4.1.10. Sự thay đổi giá lao động trồng lúa tại huyện Tân Thạnh...........................44
4.2.11. Tình hình tiếp thu việc ứng dụng kĩ thuật cơ giới hoá vào trong sản xuất
nông nghiệp ............................................................................................................44

4.2. Tình hình áp dụng máy móc vào trong sản xuất ....................................................45
4.2.1.Tình hình áp dụng máy móc vào sản xuất khi mới thực hiện CGH .............45
4.2.2 .Tình hình áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp trong vụ mùa mới nhất
vừa qua của nông hộ...............................................................................................45
4.2.3.Khấu hao tài sản cố định được sử dụng trong canh tác lúa...........................46
4.3 . Kết quả sản xuất lúa của nông hộ tính trên một đơn vị diện tích canh tác (ha) ....47
4.3.1 . Tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2006 .....................................................47
4.3.2 . Tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2007 .....................................................49
4.3.3 . Tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2008 .....................................................51
4.3.4.So sánh tỷ lệ cơ giới hóa giữa các vụ Đông Xuân qua các năm ...................53
4.3.5 . So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất giữa các vụ lúa Đông Xuân............54
4.3.6. Sự thay đổi của năng suất biên và doanh thu biên khi giá trị của chi phí sử
dụng máy móc (thuê máy+tiền xăng dầu) tăng cao hơn so với giá trị trung bình. 55
vii


4.4. Phân tích theo ma trận SWOT khi áp dụng cơ giới hóa tại địa phương ................56
4.4.1 Phân tích ma trận SWOT ..............................................................................56
4.4.2. Đính hướng phát triển từ liên kết .................................................................57
4.5. Những đề xuất và nhận xét của nông hộ về việc áp dụng cơ giới hóa ..................58
4.5.1. Nhận xét của nông hộ về những khó khăn gặp phải khi áp dụng cơ giới hoá
vào trong sản xuất ..................................................................................................58
4.5.2. Ý kiến đề xuất của nông về những chính sách thúc đẩy cơ giới hóa...........59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................60
5.1 Kết luận ...................................................................................................................60
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63
PHỤ LỤC ......................................................................................................................64

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

GĐLH

Gặt đập liên hợp

NQ

Nghị quyết

CGH

Cơ giới hóa

ĐX

Đông Xuân

SNN

Sở nông nghiệp


HQKT

Hiệu quả kinh tế

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2006-2007 ............................................22 
Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2006-2007.....................................................23 
Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................25 
Hình 3.4 Tình hình giáo dục của huyện ........................................................................27 
Bảng 3.5 Cơ sở y tế - giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn huyện.........................29 
Bảng3.6 Diện tích gieo trồng lúa huyện Tân Thạnh từ năm 2002 đến năm 2007 ........32 
Bảng 3.7 Bình quân lương thực lúa đầu người..............................................................33 
Bảng 3.8 .Số lượng máy móc thiết bị năm 2007 ..........................................................34 
Bảng 3.9 .Số lượng máy móc thiết bị cơ khí hóa nông nghiệp năm 2008-2009 ...........35 
Bảng 3.10. Số lượng các cơ sở chế tạo, sửa chữa máy móc, thiết bị ............................36 
Bảng 4.1 Số lượng máy móc được mua trong nông hộ.................................................37 
Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ..............................................................................................38 
Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu, lao động của 40 hộ điều tra.........................................40 
Bảng 4.4 Quy mô đất canh tác của các hộ điều tra.......................................................42 
Bảng 4.5. Số lượng máy móc hiện có của nông hộ .......................................................42 
Bảng 4.6. Địa điểm mua máy móc ................................................................................43 
Bảng 4.7 Sự thay đổi giá lao động giữa các niên vụ Đông Xuân từ năm 2006 đến năm
2008 ...............................................................................................................................44 
Bảng 4.8.Nguồn gôc tiếp thu kĩ thuật ứng dụng CGH vào trong sản xuất....................44 
Bảng 4.9 Tỷ lệ áp dụng khi mới đưa máy móc vào đồng ruộng ...................................45 
Bảng 4.10 .Tỷ lệ áp dụng máy móc mùa vụ mới nhất vừa qua.....................................45 

Bảng 4.11 . Khấu hao tài sản cố định ............................................................................46 
Bảng 4.12 Tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu.....................................................................47 
Bảng 4.13 Chi phí canh tác lúa vụ Đông Xuân năm 2006 ...........................................48 
Bảng 4.14 Kết quả, hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân 2006.........................................48 
Bảng 4.15 Tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu.....................................................................49 
Bảng 4.16 Chi phí canh tác lúa vụ Đông Xuân năm 2007 ............................................50 
Bảng 4.17 Kết quả, hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân 2007.........................................50 
x


Bảng 4.18 Tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu.....................................................................51 
Bảng 4.19 Chi phí vật chất trong vụ Đông Xuân 2008 .................................................52 
Bảng 4.20 Kết quả, hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân 2008..........................................52 
Bảng 4.21. So sánh tỷ lệ cơ giới hóa giữa các năm.......................................................53 
Bảng 4.22 . Bảng so sánh hiệu quả sản xuất qua các niên vụ ĐX /ha...........................54 
Bảng 4.23 Năng suất biên và doanh thu biên vụ Đông Xuân 2006 .............................55 
Bảng 4.24 Năng suất biên và doanh thu biên vụ Đông Xuân 2007 .............................56 
Bảng 4.25. Năng suất biên và doanh thu biên vụ Đông Xuân 2008 .............................56 
Bảng 4.26.Những khó khăn mà nông hộ gặp phải khi cơ giới hoá ...............................58 
Bảng 4.27 Ý kiến của nông hộ: .....................................................................................59 

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ về cơ cấu đất của huyện ....................................................................21 
Hình 3.2 Biểu đồ về cơ cấu nguồn lao động của huyện ................................................26 
Hình:4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ qua 40 mẫu điều tra ........................................39 
Hình 4.2 Biểu đồ về nguồn thu nhập chính của nông hộ .............................................41 
Hình 4.3 Biểu đồ về nguồn vốn mua máy của nông hộ ................................................43 


xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các hộ được phỏng vấn
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ

xiii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Lý do chọn đề tài
Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp - nông
thôn, đã có nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp - nông thôn, tăng cường đầu
tư… nên nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến triển vượt bậc, đời
sống nông dân được cải thiện nhiều, bộ mặt nông thôn đang có nhiều đổi mới. Tuy
nhiên, sản xuất nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay gặp phải hàng lọat những vấn
đề nan giải. Đó là, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chia cắt; năng suất lao động thấp,
chất lượng sản phẩm kém; lao động nông thôn dư thừa, thời gian lao động ít; sản phẩm
nông nghiệp quá rẻ, không tiêu thụ được; nông dân sản xuất nuôi, trồng tự phát chạy
theo giá cả của thị trường… Chính vì thế, thu nhập của nông dân còn bấp bênh và rất
thấp, họ là những người có mức thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề của người
lao động ở nước ta. Chỉ có tiến hành công nghiệp hóa nông thôn mới giải quyết được
những nan giải trên của nông thôn nước ta, mới tạo được điều kiện cho nông dân có
thu nhập cao hơn.
Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp là xu thế tất yếu của con đường phát
triển nông thôn ở nước ta; là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và là nhu

cầu thích ứng với hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là con đường hữu hiệu để tăng
thu nhập cho người dân, nhất là người nông dân.
Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng tỷ lệ sử dụng máy móc trên đồng ruộng
rất ít. Thực tế này đã làm cản trở quá trình phát triển ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao sản lượng, năng suất. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước có khoảng
115.000 trang trại, hơn 7.000 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng
trưởng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp duy trì ở mức 3,7%, giá trị tổng sản lượng tăng


bình quân 5,2%/năm. Hiện giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 20,9% GDP cả nước.
Mức tăng này được đánh giá là chậm so với các nước trong khu vực. Theo các nhà
chuyên môn thì nguyên nhân chính là do tốc độ triển khai cơ giới hóa quá thấp.
Long An là tỉnh nằm sát TP.Hồ Chí Minh, là một địa phương nổi tiếng về sản
xuất lúa gạo. Đến nay, tỉnh Long An hiện có 1.200 máy gặt các loại (trong đó hơn 100
máy GĐLH). Trong đó, Tân Thạnh là huyện phía Bắc Long An, một trong những vùng
lúa lớn nhất của tỉnh với chủ trương phát triển kinh tế là sản xuất lúa hàng hóa đang
đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa. Đáp ứng những đòi hỏi của ngành nông nghiệp về nâng
cao tính cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Thế giới, chính quyền
địa phương có những chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nội dung là
áp dụng kỹ thuật mới, hoạt động sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa từ
khâu sản xuất, vận chuyển đến chế biến, tăng năng suất lao động nông nghiệp, sản
xuất hàng hóa lớn, giữ cho công nghiệp phát triển ổn định.
Đẩy mạnh cơ giới hóa là một trong những yêu cầu bức thiết, nhất là trong giai
đoạn hội nhập, cạnh tranh gay gắt
Từ những nhận định nói trên, cùng sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa, Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Long An và sự hướng dẫn của cô Trang Thị
Huy Nhất, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình cơ giới hóa trong sản
xuất lúa tại huyện Tân Thạnh -tỉnh Long An”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp và từ đó thấy được

những tích cực cũng như hạn chế về việc thực hiện chính sách này của địa phương-rút
kinh nghiệm cho những địa phương khác.
1.3. Nội dung nghiên cứu
-Tìm hiểu việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại địa phương
-Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa tại địa phương
-Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện cơ giới hóa
-Đề xuất chính sách cơ giới hóa nông nghiệp thích hợp cho địa phương

2


1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn 2 xã Nhơn Ninh và Tân Lập thuộc huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An. Đây là 2 xã có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn của huyện.
1.4.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiện cứu sự kiện của những vụ lúa Đông Xuân từ năm 2006 đến năm
2008. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
-UBND huyện Tân Thạnh và các ban nghành có liên quan
-Các hộ nông dân trồng lúa
1.5. Cấu trúc của luận văn tốt nghiệp
Chương 1:Đặt vấn đề
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương3: Tổng quan
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về tầm quan trọng của việc công nghiệp hóa nông nghiệp
a) Khái niệm công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình biến đổi nền kinh tế mà nông nghiệp và khai thác
nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế trở thành nền kinh tế mà công nghiệp
đóng vai trò chủ đạo
b) Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền
kinh tế Quốc dân (còn là ngành duy nhất sản xuất được lương thực,thực phẩm). Hoạt
động sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời, nên còn được coi là lĩnh vực sản xuất truyền
thống. Hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế-xã hội mà còn gắn
với các điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp nếu xét theo đối tượng sản xuất của nó sẽ bao
gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản
c) Khái niệm nông thôn
Nông thôn là một vùng mà ở đó tồn tại một cộng đồng chủ yếu là nông dân
sống và khai thác nông nghiệp theo nghĩa rộng. Mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng kém
phát triển, trình độ tiếp cận với thị trường và sản xuất hàng hóa thấp
d) Khái niệm công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình chuyển khu vực nông
thôn từ trạng thái nông nghiệp cổ truyền thành khu vực có nền kinh tế thị trường phát
triển với hệ thống phân công lao động đạt trình độ cao, dựa trên nền tảng kĩ thuật
công nghệ hiện đại và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong khuôn khổ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế


e) Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm - ngư nghiệp: Kinh tế nông
thôn coi nông nghiệp là nền tảng, là điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn.
Trong giai đoạn đầu phát triển nông thôn, giá trị nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
trong tổng sản phẩm quốc nội của khu vực nông thôn, giúp đất nước ổn định kinh tế xã
hội, tạo đà cho phát triển nông thôn. Đến năm 2004, ở nước ta nông nghiệp chiếm
21,8% GDP của cả nước, sử dụng 66% lực lượng lao động xã hội. Nông nghiệp đảm
bảo an ninh lương thực, là nguồn sinh sống chính của hàng triệu gia đình nông dân, là
nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nguồn xuất khẩu ngày càng quan trọng
hoặc sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và là phương tiện bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường sinh thái và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống cộng
đồng
Nông nghiệp vẫn là ngành cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam trong vài thập niên
tới. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nông nghiệp không bị coi nhẹ mà có nhiều nét
mới, đặc sắc hơn dưới dạng sản xuất công nghiệp với công nghệ cao, tạo ra thu nhập
và hiệu quả cao. Nông nghiệp phát triển, tạo yếu tố vật chất cho công nghiệp và dịch
vụ nông thôn phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt
của người nông dân nông thôn
f) Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp
-Đảm bảo an ninh lương thực Quốc Gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp một cách phong phú
- Góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
-Nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
-Làm phát triển thị trường nội địa và tạo nguồn thu ngoại tệ thông qua các sản
phẩm xuất khẩu từ nông lâm ngư nghiệp, từ các sản phẩm chế biến khác có nguồn gốc
từ nông phẩm, đóng góp vào quá trình phát triển chung của nền kinh tế
- Cho phép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn
- Tạo tiền đề quan trọng để tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa tại khu vực
nông thôn với hơn 70% dân cư sinh sống.
5



2.1.2. Lịch sử hình thành công nghiệp hóa
-Trên thế giới:
Quá trình này đã diễn ra với nước Anh vào đầu cuộc cách mạng công nghiệp
cuối thế kỷ 18, ở nước Mỹ khi đường sắt và các nhà máy phát triển mạnh trước nội
chiến, ở Ðức giai đoạn sau cuộc cách mạng 1848, ở Nhật Bản khi Minh Trị tiến hành
cuộc cải cách sau năm 1868, và ở nước Nga khi đường sắt, công nghiệp than đá, sắt,
và công nghiệp cơ giới nặng phát triển mạnh trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917,
ở Ðài Loan những năm 60 và Hàn Quốc thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
Tuy các nước Âu - Mỹ đã trải qua giai đoạn này hàng trăm năm trước, các nước
Ðông-Bắc Á mới vượt qua giai đoạn này vài thập kỷ qua, nhưng cách thức cất cánh
của các nước công nghiệp đi trước khá giống nhau, đó là: khai thác ồ ạt tài nguyên tự
nhiên (khoáng sản, gỗ rừng, hải sản,...) để xuất khẩu, nhập máy móc, thiết bị. Tình
trạng tài nguyên kiệt quệ, ô nhiễm môi trường diễn ra trên quy mô rộng. Phát triển các
ngành công nghiệp thu hút lao động (dệt-may, giày dép, chế biến nông sản,...), rút
nhanh một lượng lớn lao động từ nông thôn ra đô thị nhưng để lại ở nông thôn những
mâu thuẫn và vấn đề xã hội lớn. Ðất đai tập trung vào tay những người có khả năng
quản lý, tăng quy mô sản xuất, hộ tiểu nông trở thành trang trại cơ giới hóa sản xuất,
áp dụng kỹ thuật mới, tăng năng suất lao động nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.
Nhu cầu tiêu thụ tại thị trường đô thị tăng nhanh, được nông nghiệp đáp ứng lượng
nông sản lớn giúp bảo đảm giá trị đồng lương thực tế, giữ cho công nghiệp phát triển
ổn định. Nông sản dư thừa được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, bắt đầu từ sản phẩm
thô, rồi nâng dần chất lượng và giá trị.
-Ở nước ta:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Người cho đó là con đường tất yếu phải đi để
xây dựng đất nước giàu mạnh. Vận dụng sáng tạo những điều Bác dạy, Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta đã từng bước thực hiện thành công sự nghiệp vĩ đại này. Trong
bài “Con đường phía trước” với bút danh C.K đăng trên Báo Nhân dân số 2143 ngày
20/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu,

đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta... Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta
dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: Dùng máy móc cả trong công nghiệp và
6


nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm,
nghìn lần và giúp người làm việc phi thường..., đó là con đường phải đi của chúng ta”.
Nghị quyết số 6-NQ-TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: “Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và
kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu
dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội..., đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2.1.3. Chiến lược phát triển đến năm 2010 tại đại hội Đảng lần thứ 9
“ Mục tiêu chung và lâu dài của nông nghiệp và công nghiệp hóa-hiện đại hóa
nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp, công nghiệp và một nền kinh tế nông
thôn có quan hệ sản xuất hiện đại và phù hợp để nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng tăng thu nhập
và đời sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến tới văn minh hiện đại và
nâng cao vị thế hàng nông sản của chúng ta và nông thôn trên thị trường thế giới.”
2.1.4. Nội dung công nghiệp hóa nông nghiệp
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã quyết định và chỉ đạo phải luôn
luôn coi trọng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm V Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
chỉ rõ nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta giai đoạn 2001 - 2010 là :
- Là quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa,
thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm
và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao
động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch và phát triển
nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông
thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông
dân nông thôn.
7


2.1.5. Các điều kiện tiền đề của công nghiệp hóa nông nghiệp
-Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, quy mô diện tích đất đai, trữ lượng tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện thời tiết, số lượng dân số của một Quốc Gia.
Nếu một nước có đất đai rộng lớn, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn
hòa, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông sẽ công nghiệp hóa thuận lợi hơn các nước khác
-Điều kiện cơ sở hạ tầng: một hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển là rất quan
trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, tạo điều kiện để hợp nhất và mở rộng thị
trường nội địa, hòa nhập vào thị trường thế giới
-Điều kiện về lao động: để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, cần có
một đội ngũ lao động với kĩ năng lao động, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công
nghệ
-Điều kiện về môi trường vĩ mô: môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ hỗ trợ cho
quá trình công nghiệp hóa được thuận lợi. Đó là một môi trường kinh tế có hệ thống
pháp luật hoàn thiện, tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Nhà nước nắm vững tình hình
kinh tế-xã hội, kịp thời ban hành những chính sách hợp lí
2.1.6. Mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của Harry T. Oshima
Oshima tranh luận như sau:
- Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng chỉ lúc thời vụ không căng
thẳng
- Đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp lẫn công nghiệp là không khả thi vì trình độ
lao động và nguồn lực có hạn của các nước đang phát triển

Oshima đề nghị:
- Trong giai đoạn 1: Đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa
dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không cần dịch chuyển qua khu
vực công nghiệp
Hướng này phù hợp vì đòi hỏi vốn không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp
không cao và không đòi hỏi đầu tư lớn như đầu tư cho công nghiệp
Nông nghiệp mở rộng sản lượng và xuất khẩu ngoại tệ nhập khẩu máy móc
thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
Kết thúc giai đoạn 1: Thể hiện chủng loại nông sản đa dạng với quy mô lớn, đòi
hỏi chế biến nông sản với quy mô lớn
8


- Giai đoạn 2: Đồng thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng
công nghệ sinh học, sản xuất theo qui mô lớn nhằm mở rộng quy mô sản lượng. Phát
triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các
ngành công nghiệp thâm dụng lao động
Như vậy, phát triển nông nghiệp tạo điều kiện để mở rộng thị trường công
nghiệp, tăng thêm quy mô sản xuất công nghiệp và các nhu cầu về các hoạt động dịch
vụ
Kết thúc giai đọan 2: Thể hiện tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tốc độ tăng
trưởng lao động
- Giai đoạn 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu
lao động
Sự phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của giai đoạn 2
làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến. Do đó:
- Trong nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học để
tăng nhanh năng suất lao động. Nông nghiệp có thể giảm số lao động chuyển sang khu
vực công nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp

- Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và
chuyển dịch hướng về xuất khẩu. Ngành công nghiệp thâm dụng lao động thu hẹp và
ngành thâm dụng vốn sẽ mở rộng để nâng sức cạnh tranh và giảm nhu cầu lao động
2.1.7. Định nghĩa về cơ giới hóa nông nghiệp
Cơ giới hóa nông nghiệp là sự sử dụng máy móc vào nông nghiệp thay cho sức
người hay sức kéo của súc vật. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật,
là động lực của các cuộc cách mạng nông nghiệp Thế Giới
Lịch sử phát triển của nông nghiệp thế giới đã đi từ nền nông nghiệp thủ công
tiến đến nền nông nghiệp với sức kéo của súc vật, máy hơi nước, máy cày kéo, tự động
hóa… Tiến trình cơ giới hóa diễn ra cùng với sự phát triển của nông nghiệp cho phép
nông dân đạt năng suất cao hơn.
Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng CGHNN:
Hiệu quả sử dụng đồng vốn = lợi nhuận / vốn cố định
NS lao động tăng thêm = giá trị sản lượng tăng thêm / lao động
9


Chính sách CGHNN thích hợp: là chính sách trong đó, chi phí của máy móc đối
với cá nhân không thấp hơn chi phí cơ hội xã hội
Ràng buộc chủ yếu đối với những nước kém phát triển trên con đường tìm
kiếm chính sách CGHNN thích hợp là sự thặng dư lao động và diện tích canh tác/lao
động nông nghiệp thấp.
2.1.8. Nghị định số 2205/QĐ- UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Long An
Về việc “Phê duyệt Phương án cơ giới hoá nông nghiệp giai đoạn 2007-2010 ”
gồm một số nội dung chính sau:
- Đối tượng hỗ trợ: hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác kinh tế, sản xuất, dịch vụ
nông nghiệp; tổ nhân giống, trang trại
- Chủng loại máy: máy gặt đập liên hợp, máy cắt xếp dãy, máy cấy, máy sấy:
các máy gieo trồng và thu hoạch đậu phộng, bắp, mía, đay. Các lại máy trên không
phân biệt chủng loại, địa bàn, được thị trường chấp nhận và người mua máy tự chọn.

- Phương thức đầu tư: theo phương châm:“Nhà nước và nhân dân cùng thực
hiện với ngân sách Nhà Nước hỗ trợ 30% giá trị cho người mua máy thông qua hợp
đồng mua bán giữa người mua và doanh nghiệp bán máy.
2.1.9. Nghị định số 1423/HD-SNN ngày 31/10/2007 của Sở NN&PTNT Long An
Về việc:“Hướng dẫn tổ chức thực hiện của UBND tỉnh về việc phê duyệt
phương án cơ giới hoá nông nghiệp giai đoạn 2007-2010”, nội dung tương tự như nghị
định 2205/QĐ-UBND
2.1.10. Quy trình kỹ thuật canh tác lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
a) Chọn lựa giống lúa
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất lúa. Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất
cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa
thơm, v.v.
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo
qui định của BộNN&PTNT):
-Độsạch (% khối lượng) >99,0%
-Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
10


-Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
-Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
-Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85%
-Độ ẩm (%) < 13.5 %
b) Chuẩn bị đất
Đối với vụ Đông xuân:
- Dọn sạch cỏ.
- Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng.
Đối với vụ Hè thu:

- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
- Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang
phẳng mặt ruộng kèm theo.
- Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo
diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP)
hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng
nước.
c) Biện pháp gieo sạ
Chuẩn bị hạt giống: Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt
trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.Chú ý: Trước khi
gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.Biện pháp gieo sạ
Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.·Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20
cm.
d) Bón phân
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
11


- Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so
màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
e) Quản lý nước
- Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng
trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút
cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt
đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai
đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 23 ngày.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 35 cm.
- Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến
giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
f) Phòng trừ cỏ dại
Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất
diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee
10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
g) Phòng trừ sâu hại
- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:
- Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại
sâu và các lá có mang sâu.
- Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy,
muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng,
ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không
sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên
địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc
đến thiên địch.
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn
Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế
phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế
12


×