Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Toán Đại Số Chương 3 Lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 17 trang )

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ÔN TẬP CHƯƠNG III

PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết

Trong những năm học vừa qua, việc áp dụng phương pháp mới trong giảng
dạy ở trường THCS nói chung và phân môn Toán học nói riêng đã đem lại những
kết quả bước đầu đáng khích lệ, học sinh hoạt động tích cực hơn trong giờ học, các
em nắm vững và chủ động tìm tòi, phát hiện tri thức, giáo viên không còn là người
làm thay mà các em đã phát huy được vai trò thực sự của mình .
Sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức rất thuận lợi trong quá trình
học tập, tư duy và ghi nhớ kiến thức. Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở chính học
sinh hình thành, sáng tạo thỏa sức, là sản phẩm của chính tay học sinh tạo ra nên
học sinh nhớ rất lâu, đồng thời bản đồ tư duy được thể hiện bằng màu sắc, đường
nét và dùng những từ khóa để ghi chép một cách ngắn gọn, đầy đủ giúp học sinh
quan sát được tổng thể hệ thống kiến thức.
Trong khi đó phân phối chương trình thì tiết ôn tập chương được phân bố
thời lượng tối đa chỉ từ một đến hai tiết, nhưng nội dung ôn tập phải chuyển tải
một lượng lớn kiến thức cơ bản của chương và bài tập vận dụng. Không ít học
sinh lúng túng không biết học bắt đầu từ đâu , làm sao ghi nhớ các kiến thức, bởi
lẽ kiến thức tổng kết chương nhiều, học sinh không biết sắp xếp ghi nhớ kiến
thức một cách hệ thống , không thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức dẫn


đến nhầm lẫn, chán nản trong các giờ học kể cả tự học ở nhà.. Ghi chép một
cách thụ động các bài tập của giáo viên cung cấp nên khi gặp các bài tập tương
tư. vẫn không biết cách giải quyết.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Bản đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,


đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của
não bộ. Bản đồ tư duy hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chủ chốt là tưởng tượng
và liên kết. Não bộ của con người chính là bộ máy nhận nó và nhân các ý tưởng
bằng sự liên kết.
Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán nhằm giúp cho học sinh tự
hình thành, lĩnh hội và khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả nhất thông qua tự
nghiên cứu, tự hệ thống các kiến thức bằng cách hình thành bản đồ tư duy. Từ đó
tư duy, phân tích để đưa ra cách giải các dạng bài tập một cách hợp lí nhất. Hình
thành cho học sinh thói quen tìm tòi, đào sâu suy nghĩ có khoa học làm chủ được
kiến thức, xây dựng lòng tự tin cho học sinh trong học tập, xóa bỏ được tình
trạng nhút nhát, rụt rè, ngại khó của học sinh. Đồng thời góp phần phát triển
nhân cách và thói quen làm việc , giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc
sống sau này hợp tình, thấu lý , đầy tính nhân bản .
Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán là đòn bẩy góp phần
đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở các môn học khác và
xử lí các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên các cơ sở lí luận, thực tiễn và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã chọn
phạm vi nghiên cứu của đề tài là :


- Sử dụng bản đồ tư duy.trong dạy hoc môn toán THCS
- Các tiết dạy học ôn tập chương môn Toán ở các lớp
- Qua các tiết thao giảng, hội giảng ở Trường và Ngành tổ chức.
- Qua công tác dự giờ trong nhà trường và kết quả khảo sát .
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu
a.. Cơ sở lí luận:
trong các năm học qua ngành giáo dục đã đẩy mạnh đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nhất là dạy học có

sử dụng bản đồ tư duy, đã khắc phục được tình trạng dạy học theo lối “ đọc
chép” mà cả xã hội đang bức xúc và còn đưa học sinh vào trạng thái hăng hái
hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp cho học sinh phát triển tư duy độc
lập, góp phần hình thành phương pháp tự học, tạo hứng thú , đam mê trong học
tập.
Dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đã đặt ra cho giáo viên
nhận thấy được quy luật nhận thức của học sinh. Học sinh là chủ thể xây dựng
và tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ một cách chủ
động mà chính bản thân đã hình thành được qua việc tự xây dựng bản đồ tư
duy
b. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chưa thật sự độc
lập suy nghĩ . Nhiều HS không biết cách đọc và lưu giữ thông tin (nghe giảng thì


không ghi được; ghi thì không nghe được; sắp xếp lôn xộn; ghi xong quên ngay,
khi trả bài hoặc làm kiểm tra thì hỏi thầy ơi nó ở phần nào, mục mấy,... )
Hầu hết học sinh chỉ đơn thuần là tìm kiếm kiến thức có sẵn trong sách giáo
khoa và ghi nhớ theo kiểu rời rạt, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các
bài, các chương theo một hệ thống tư duy có lôgic và nhớ , thuộc kiến thức theo
một trình tự sắp đặt , bắt buộc của thầy cô giáo , của sách giáo khoa, …
Mặt khác, dạy học có sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học
mới . Do đó nhiều học sinh khi tiếp cận còn bỡ ngỡ, một số thầy cô giáo còn lúng
túng trong quá trình giảng dạy cũng như hình thành bản đồ tư duy .Đặc biệt một
số thầy cô giáo và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc đưa bản đồ tư duy
vào tiết học như thế nào, tại thời điểm nào cho thích hợp.Bên cạnh đó việc vẽ
bản đồ tư duy trên giấy, trên bảng , trên bảng phụ , trên máy vi tính của thầy cô
giáo gặp rất nhiều khó khăn .
Việc tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề trên, sẽ giúp cho chúng ta giảng
dạy thành công như mong muốn. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề

tài “ Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Toán giờ ôn tập chương” để
nghiên cứu và vận dụng với mong muốn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu ,có hệ
thống và giúp thầy cô giáo có thể dạy tốt các tiết trong chương trình toán THCS.
2. Các biện pháp tiến hành:
- Xây dựng ý tưởng, đưa ra thảo luận ở tổ chuyên môn trong trường để
thống nhất nội dung đề tài.
- Qua thực tế dạy học của từng thành viên trong nhóm toán


- Kết quả các tiết dạy học có sử dụng bản đồ tư duy của từng thàng viên
trong trường và nghiệm thu chất lượng học tập của học sinh. và đối chiếu từ các
tiết dạy không sử dụng bản đồ tư duy và các tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực nhất là dạy học
bằng bản đồ tư duy của tác giả Trần Đình Châu trên tạp chí Toán học và tuổi trẻ.

PHẦN B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Nhiệm vụ của đề tài:
“ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán giờ ôn tập chương ”
- Giúp học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ
sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn
sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý
tưởng mới…. Học sinh phát huy năng lực , sáng tạo, phù hợp với phương pháp
dạy học hiện nay, giúp học sinh phát huy tối đa khả năng nhận biết, thực hiên và
vận dụng. Trong quá trình học tập, nghiên cứu hình thành cho học sinh phương
pháp học tập tích cực, tránh được tình trạng lĩnh hội kiến thức thụ động theo trình
tự áp đặt của giáo viên.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI
1. Thuyết minh tính mới
Cách tổ chức dạy học tiết ôn tập chương có sử dụng bản đồ tư duy

Hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết
ôn tập chương môn Toán THCS” thầy cô giáo cần thực hiện như sau:


+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây
dựng đúng đủ, chính xác kế hoach bộ môn và mục tiêu chương.
+ Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từng chương từ đó xác định nội
dung trọng tâm của chương và những kiến thức bổ trợ kiến thức trọng tâm từ
chuẩn kiến thức & kỹ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham
khảo.
+ Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị thầy cô giáo tiến hành xây dựng bản
đồ tư duy cho từng bài ôn tập.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp khi có sử dụng bản đồ tư duy
+ Để thực hiện tốt việc soạn - giảng theo các yêu cầu trên chúng ta nên thực
hiện đầy đủ các bước sau:
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên:
- xây dựng bản đồ tư duy
- Bảng phụ, giấy khổ A0, phấn màu để vẽ bản đồ tư duy và các đồ dùng dạy
học có liên quan.
- Chia học sinh thành các nhóm ( thường chia thành 6 nhóm).
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước nội dung ôn tập gồm ôn
tập lý thuyết và các dạng bài tập có trong tiết ôn tập chương thể hiện qua việc vẽ
bản đồ tư duy
+ Chuẩn bị của học sinh:
-Tự xây dựng bản đồ tư duy ( ở nhà ) theo cách hiểu của cá nhân


- Tìm hiểu các dạng loại bài tập đã giải trong chương và ghi nhớ cách giải
- Bảng nhóm, giấy khổ A4, phấn màu, bút tô để vẽ bản đồ tư duy.

- Bầu, chọn nhóm trưởng đại diện cho nhóm.
Trong quá trình soạn - giảng tiết ôn tập chương Tôi thường thực hiện
phương pháp này theo phương án sau:
Ôn tập toàn bộ lý thuyết của chương xong mới làm bài tập luyện tập
Khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập môn
Toán THCS” theo phương án này ta cần thực hiện như sau:
a.Ôn tập lý thuyết:( 12 phút)
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập ở nhà của học sinh:
1.Kiểm tra khoảng 3 đến 4 học sinh việc chuẩn bị bản đồ tư duy nội kiến thức
ôn tập chương mà giáo viên yêu cầu làm trong tiết trước bằng cách nộp bản đồ tư
duy đã chuẩn bị ở nhà cho giáo viên.
2.Lựa chọn hai học sinh lên trình bày bản đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà (giáo
viên nên chọn học sinh khá hoặc giỏi ) để việc vẽ nhanh chóng đỡ tốn thời gian.
Sau đó, cho học sinh cả lớp nhận xét , bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư
duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học
sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy.
3.Chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa, hoặc trình chiếu powerpoir,...),bản đồ
tư duy chính xác , hợp lý cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh nhìn vào bản
đồ tư duy nêu các chủ đề kiến thức và các dạng bài tập.


Lưu ý: Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở học sinh có thể vẽ theo ý thích về hình
dạng , màu sắc miễn sao đầy đủ các kiến thức và các dạng bài tập không nên yêu
cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu bản đồ tư duy, thầy cô giáo chỉ nên
chỉnh sửa cho học sinh về mặt nội dung kiến thức
4. Kiểm tra việc ôn tập kiến thức lý thuyết của học sinh qua các chủ đề kiến
thức trong bản đồ tư duy
5. Nhận xét sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và ghi điểm
b.Luyện giải bài tập (30 phút)
* Hướng dẫn học sinh giải bài tập tự luận : ( 20 phút )

Giáo viên thường phải:
+ Lựa chọn bài trong SGK, SBT, hoặc ở sách tham khảo sao cho bài tập đó phải
là bài tập tổng hợp các dạng toán của chương.
+ Mỗi dạng bài tập phải nêu rõ phương pháp giải và kiến thức cần sử dụng
thuộc kiến thức nào của chương thể hiện trên bản đồ tư duy.
+ Hướng dẫn học sinh phân tích kỹ nôi dung đề toán xác định rõ bài tập đã cho
gì ? cần tìm gì ? và phải tự trả lời được bài toán đó thuộc dạng bài tập nào, cần kiến
thức nào để giải và giải bằng phương pháp nào?
+ Hướng dẫn học sinh biết quy bài tập chưa biết cách giải hay còn gọi là bài tập
“lạ” về bài tập quen mà học sinh đã biết cách giải
+ Cần phải cho học sinh phát hiện hoặc hướng dẫn học sinh đưa ra các phương
án giải quyết bài toán khác nhau (khai thác các cách giải khác của bài tập nếu có).


+ Yêu cầu học sinh trình bày được lời giải của một số dạng bài tập điển hình
một cách hoàn chỉnh ( Nếu học sinh quá yếu , giáo viên hướng dẫn trình bày lời
giải hoàn chỉnh).
+ Từ bài toán đã cho biết khai thác mở rộng bài tập ,đưa bài tập nâng cao.
* Hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm khách quan : ( 10 phút)
Giáo viên cần chuẩn bị:
+ Phiếu học tập có bài tập trắc nghiệm khách quan củng cố kiến thức yêu cầu
học sinh trao đổi nhóm trong 5 phút
+ Treo bảng phụ hoặc trình chiếu Powerpoir nội dung các câu trắc nghiệm
c.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 2 phút)
+Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện tiếp các bài tập còn lại trong chương theo
bản đồ tư duy .
+ Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK, SBT, hoặc bài tập cho làm
thêm.
Đối với phương án này giáo viên thường áp dụng cho bài dạy ôn tâp chương
có nội dung của chương tập trung một chủ đề với lượng kiến thức tương đối ít


Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài “ Ôn tập chương III : Phương trình bậc nhất một ẩn ” tiết 54 - Đại
số 8


- Giáo viên huẩn bị
+ Bảng phụ 1 : Vẽ sẵn bản đồ tư duy với chủ đề “Phương trình bậc nhất một
ẩn”
- Học sinh chuẩn bị
+ Vẽ bản đồ tư duy hệ thống các kiến thức trong chương với chủ đề
“Phương trình bậc nhất một ẩn” theo hiểu biết và các dạng bài tập có trong
chương.
+ Làm các bài tập trong ôn tập chương III SGK.
Tiến trình giảng dạy
a. Ôn tập lý thuyết:( 12 phút)
+ Lần lượt treo bảng phụ 2,3,.4,5 .Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Và yêu
cầu học sinh nêu các kiến thức đã sử dụng để giải quyết các bài trên
+ Yêu HS thảo luận nhóm 5 phút vẽ bản đồ tư duy theo chủ đề : Phương trình
bậc nhất một ẩn.
+ Gọi đại diện vài nhóm lên thuyết trình bảng dồ tư duy. Dại diên nhóm khác
nhận xét
+ Giáo viên nhận xét và treo bảng đồ tư duy đã chuẩn bị cho học sinh tham khảo
Bản đồ tư duy ôn tập chương III : Phương trình bậc nhất một ẩn




b. Luyện giải bài tập (30 phút)
Vận dụng các chủ đề kiến thức giải các dạng bài tập

+ Bài tập tự luận ( 20 phút )
+ Bài tập trắc nghiệm khách quan : ( 10 phút)
c. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 3 phút)
2. Khả năng áp dụng
- Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy được áp dụng từ đầu năm học
2011 – 2012 đến nay, được nhà trường và toàn ngành giáo dục hết sức quan
tâm. Dạy học bằng các phương pháp tích cực kết hợp với sử dụng bản đồ tư
duy được đội ngũ giáo viên trong trường áp dụng mang lại hiệu quả cao. Đặc
biệt đã thay đổi được phương pháp học tập của học sinh theo hướng tích cực,
chủ động. Đề tài đã đem lại kết quả cao trong các tiết dạy . Nhờ đó mà giáo
viên dễ dàng thiết kế giáo án

đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng .Học

sinh phát biểu sôi nổi hơn , mạnh dạng tự tin phát biểu. Học sinh ham thích
học toán hơn không thấy nhàm chán trong giờ học,

bởi lẽ các em có thể tự vẽ

bản đồ tư duy theo sự hiểu biết, màu sắc theo ý thích , dễ ghi nhớ các kiến
thức và các dạng bài tập. Bản đồ tư duy mang lại hiệu quả tốt cho quá trình
Dạy – Học:
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
- Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác
- Học sinh đã chấn chỉnh được cách học theo lề lối cũ đã không còn phù
hợp với chương trình giáo dục hiện nay . Học sinh từng bước đã khắc phục
được tính lười tư duy, thụ động. Gây hứng thú, kích thích sự tìm tòi học hỏi của
hoc. sinh , giúp các em biết phát hiện và sáng tạo, biết tự rèn luyện kỹ năng



sống. tạo ra con người mới, năng động, sáng tạo, độc lập trong công việc và có
một khối óc phát triển toàn diện, đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội mới.
- Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy giúp cho học sinh dễ nhận thấy được
mối quan hệ giữa các kiến thức đã học, phát triển tư duy logic, giúp học sinh dễ
hiểu, dễ nhớ, tăng khả năng phân tích tổng hợp và đặc biệt là ghi nhớ kiến thức
và các dạng bài tập lâu hơn
- Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
Dạy học có sủ dụng bản đồ tư duy không yêu cầu phải trang bị đồ dùng
và thiết bị dạy học hiện đại và phức tạp mà chỉ cần bảng phụ, giấy khổ A 0,
giấy khổ A4, phấn màu , bút màu tô , và các thiết bị dạy học cần thiết khác.
- Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động
Với việc giảng dạy có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán như trên
đã gây hướng thú cho học sinh hăng hái học tập, thúc đẩy hoàn thành tốt cuộc
phát động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà cả xã hội quan tâm.
Với đề tài này đã cải thiện được tình trạng lười suy nghĩ, trong chờ vào thày
cô giáo hoặc chép bài giải ở sách giải bài tập để đối phó của học sinh . Chấm
dứt tình trạng “bắt “ học sinh nhớ kiến thức theo hướng áp đặt của thầy cô
giáo

PHẦN C: KẾT LUẬN
1- Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
+ Điều kiện: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn toán trong giờ
ôn tập chương

Giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức – kỹ

năng của tiết dạy, đảm bảo được các yêu cầu : Nhận biết – thông hiểu – vận



dụng , về kiến thức kỹ năng theo từng mục tiêu tiết dạy theo chuẩn kiến thức
– kỹ năng chương trình.
+ Kinh nghiệm áp dụng: Giáo viên cần xác định mục tiêu của tiết dạy;
dựa trên nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu
tham khảo khác. Thiết kế đúng, chính xác và có hệ thống về kiến thức – kỹ
năng – bài tập và mối quan hệ của chúng. Để đảm bảo các hoạt động dạy học
từng tiết dạy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể ở tiết học trước những công việc
học sinh cần chuẩn bị. Xây dựng tốt quy trình hoạt động cá nhân và hoạt động
nhóm, có kế hoach động viên thái độ tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
+ Giáo viên nghiên cứu kỹ từng dạng bài, tùy theo năng lực của từng
giáo viên để lựa chọn phương án dạy học bằng các phương pháp tích cực và
sử dung bản đồ tư duy cho phù hợp
2- Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Hiệu quả đã mang lại như sau : Bước đầu hình thành được cho học sinh
phương pháp học tập chủ động, sáng tao, phát triển tư duy không chỉ riêng môn
toán mà còn phát huy hiệu quả đó trong nhiều môn học khác. Dạy học theo giải
pháp của đề tài mang lại hiệu quả cao nhưng quá trình dạy học lại thật đơn
giản, do đó đây là giải pháp thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hiệu quả nhất.
- Đề xuất, kiến nghị
- Đối với giáo viên bộ môn phải thường xuyên sử dụng bảng đồ tư duy
trong giảng dạy và rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy. Giúp học sinh có thói
quen ghi nhớ, suy luận theo bảng đồ tư duy trong học tập và trong cuộc
sống.sau này . Giáo viên liên tục cập nhật những thông tin về phương pháp,
phương tiện và các kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trên mọi kênh
thông tin.


- Đối với học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập phục vụ cho
việc vẽ bảng đồ tư duy, hình thành thói quen tự nghiên cứu, suy nghĩ, chủ

động trong học tập. Phải rèn luyện vẽ bảng đồ tư duy, tìm nhiều cách thể hiện
khác nhau đối với một hệ thống kiến thức.
- Đối với tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức họp bàn, trao đổi về
phương pháp dạy học tích cực, tháo gỡ các khó khăn , tồn tại trong quá trình
giảng dạy
(Chắc chắn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục này phản ánh chưa sâu chưa
đầy đủ không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô giáo các
bạn đồng nghiệp tận tình góp ý giúp đỡ chúng tôi xin chân thành cảm ơn.)
Hương Sơn , ngày tháng 3 năm 2016
Người thực hiện

Chu Thị Quỳnh Anh

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………




×