Bộ giáo dục và đào tạo Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia
lớp 12 THPT năm 2006
ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN:SINH HỌC ;bảng A
Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất:23-3-2006
Câu 1: a) Nêu các chức năng chính của protein màng trong hoạt động sống của tế bào.
b) Sự tương tác giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất có những phương pháp nào?
Câu 2: a) Những điều sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a1. Tế bào trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên.
a2. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan.
a3. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lysosome
a4. Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu tốn
ATP.
b) Vì sao khi ta nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) Thì có hiện tượng
đóng lại từng mảng và nổi lên trên mặt nước nồi canh?
Câu 3: a) xạ khuẩn và nấm khác nhau ở những điểm cơ bản nào? Vì sao đễ nhầm xạ khuẩn với nấm?
b) Virus khác với những cơ thể sống khác ở điểm nào? Virus thực vật xâm nhập vào tế bào thực
vật bằng những con đường nào?
Câu 4: Vi khuẩn lactic đồng hình(Streptococcus mutans) rất phổ biến trong khoang miệng, nhất là ở trẻ
em.Chúng là liên cầu khuẩn Gram + , bất động , có thể sống hiếu khí và kị khí.
a. Vi khuẩn lactic đồng hình là gì?
b. Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng Penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư
kháng sinh.Vi khuẩn trên có khả năng lên men sữa này hay không? Vì sao?
c. Các bà mẹ thường khuyên con nhỏ ăn kẹo xong phải súc miệng, nếu không rất dễ bị sâu răng,
lời khuyên đó dựa trên cơ sở khoa học nào?
d.Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh?
Câu 5: a.Nồng độ khí O2 và CO2 ảnh hưởng đến hoạt động của tim như thế nào?
b.Phụ nữ trong thời kì cho con bú hoặc mang thai do chế độ ăn uống không hợp lý nên có hiện
tượng xốp xuơng,xương yếu(loãng xương); răng kém bền, dễ bị sâu hỏng. Dựa vào hiểu biết về
nội tiết hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 6: a. Hãy nêu đặc điểm hô hấp của cá và chim.
b. Có ý kiến cho rằng trong cơ thể người và động vật có vú hoormone chỉ sản sinh từ các tuyến
nội tiết. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 7: a. Trình bày vai trò của T gây độc (T giết) và T hỗ trợ trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
b. Dựa vào sự biến động về nồng độ hoormone sinh sản trong thời kỳ mang thai của phụ nữ hãy
cho biết: tại sao nang trứng không chín, trứng không rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ
mang thai?
Câu 8: a. Tại sao nói nồng độ CO2 trong không khí lại quyết định cường độ quang hợp
b. Tại sao nói quá trình chung của quang hợp là phản ứng oxi hoá khử?
Câu 9: a. Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau về
thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường? Cho ví dụ.
b. Hãy so sánh chức năng của lục lạp và ty thể.
Câu 10: Khi chăm sóc cây trồng người ta thấy có hiện tượng: ở đầu và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen,
phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại và cho rằng đây là hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng K
a. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu thiếu Phosphore, Kali và Magie thì gây hậu quả thế nào với cây trồng?
-----------------------------------Hết-----------------------------------
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu
• Giám thị không giải thích gì thêm
Bộ giáo dục và đào tạo Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia
lớp 12 THPT năm 2006
ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN:SINH HỌC ;bảng A
Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất:24-3-2006
Câu 1: a) Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình. Cho ví dụ minh hoạ.
b) Có những trường hợp nào mà tỉ lệ kiểu gen giống với tỷ lệ kiểu gen của các quy luật di
truyền Mendel nhưng tỉ lệ kiểu hình có thay đổi? Cho ví dụ.
Câu 2: a) Có ý kiến cho rằng những đột biến gen làm một gen nào đó không bao giờ được phiên mã.
Điều đó đúng không? Giải thích.
b) Vì sao cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân chuẩn lại phức tạp hơn so với sinh vật
nhân sơ?
Câu 3: Thành phần kiểu gen của một quần thể đã cho bất kỳ là: 8/17 DD, 9/17 dd
a. Thành phần kiểu gen của quần thể này có đặc điểm gì? Nêu nguyên nhân tạo ra đặc điểm đó.
b. Theo em quần thể đã cho thích nghi hay kém thích nghi? tại sao?
Câu 4: a. Trong kỹ thuật cấy gen hãy cho biết:
- Thể truyền là gi? Vì sao thể thực khuẩn được xem là một thể truyền lý tưởng?
- Thế nào là ADN tái tổ hợp? Nêu các bước tóm tắt tạo ra ADN tái tổ hợp.
b. Kiểu nhiễm sắc thể (NST) giới tính XO có thể gặp ở những dfạng cơ thể nào? Nêu cơ chế
hình thành những dạng cơ thể đó.
Câu 5: Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông
nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 119 con đực
lông nâu, 62 con cái lông nâu, 41 con đực lông đỏ, 19 con cái lông đỏ, 20 con cái lông trắng,
không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
a. Tính trạng màu sắc long ở loài động vật trên được chi phối bởi những quy luật di truyền nào?
b. Viết sơ đồ lai từ P tới F2.
Biết rằng ở loài động vật này cặp NST giới tính ở con đực là XY, con cái là XX: tính trạng
nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.
Câu 6: Người ta thấy khi điều kiện sống thay đổi thì trong quần thể có sự thay đổi nhanh về kiểu hình.
Hãy cho biết:
a. Vì sao có sự thay đổi nhanh về kiểu hình?
b. Ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Câu 7: a.Một số đột biến NST có thể nhanh chóng góp phần dẫn đến hình thành loài mới, đó là những
loại đột biến nào? Giải thích.
b. Vì sao chọn lọc đào thải allele lặn làm thay đổi tần số allele chận hơn trường hợp chọn lọc
chống lại allele trội?
Câu 8: a Những nhà động vật học đã sử dụng phương pháp "bắt, đánh dấu, thả, bắt lại" để nghiên cứu
sự biến động số lượng cá thể của một quần thể chim trĩ tại khu rừng nhiệt đới. Kết quả thu được
trình bày trong bảng sau:
Lần nghiên cứu Số cá thể bi
bắt
Số cá thể bị bắt
lại
Số cá thể bị bắt lại có đánh
dấu
1 13 6 3
2 9 12 4
3 12 7 3
4 10 9 3
5 10 16 5
6 9 11 3
Hãy cho biết số lượng cá thể quần thể chim trĩ đang tăng hay giảm? Dựa vào cơ sở nào mà em
có thể đưa ra kết luận đó?
b. Vì sao động vật dưới nước ăn thực vật nổi thường cho năng suất cao hơn so với động vật có
vú ở cạn ăn thực vật
Câu 9: a. Thế nào là chu trình sinh địa hoá của hệ sinh thái? Nêu sự khác nhau giữa chu trình các chất
khí và chu trình lắng đọng.
b. Nêu những dấu hiệu cơ bản của chuỗi thức ăn. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái có giới
hạn và thường không nhiều hơn 6 mắt xích?
Câu 10: a.Thiên địch là gì? Cho ví dụ. Việc sử dụng thiên địch trong sản xuất công nghiệp có ý nghĩa
như thế nào?
b.Vì sao trong quần xã sinh vật thì vật ăn thịt là động lực phát triển con mồi, còn con mồi là
điều kiện tồn tại của vật ăn thịt? Nêu tóm tắt ý nghĩa của mối quan hệ này trong hệ sinh thái.
-----------------------------------Hết-----------------------------------
• Thí sinh không được sử dụng tài liệu
• Giám thị không giải thích gì thêm