Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 26 trang )

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trần Thùy Phương
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Đức Định

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước cộng hòa Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân
loại, có diện tích gần 3,3 triệu km2, trải rộng trên phần lớn tiểu lục địa Nam Á; có
dân số hơn một tỷ người, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt gần 1,2 tỷ. Với tốc độ tăng
dân số như hiện nay thì sau 50 năm nữa, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có dân số
đông nhất thế giới với khoảng 1,5 tỷ người, vượt qua cả Trung Quốc. Ấn Độ có 28
bang và 7 vùng lãnh thổ [48] với nhiều dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp.
Khi giành được độc lập cách đây 50 năm, những người lãnh đạo đã đặt
nhiệm vụ là phải xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập và thịnh vượng
trên cơ sở tự lực tự cường. Trước khi tiến hành công cuộc cải cách năm 1991, Ấn
Độ lần lượt tiến hành 7 kế hoạch 5 năm (từ 1951 đến 1990); với những ưu tiên
chiến lược về khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp, hạ tầng cơ sở cho quá
trình công nghiệp hóa phụ thuộc vào từng kế hoạch khác nhau.
Sau một chặng đường dài phát triển nền kinh tế độc lập theo mô hình công
nghiệp hóa tự lực tự cường, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng
cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đến cuối những năm 80 và đầu những năm
90, nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến mức tăng trưởng
GDP sụt giảm, nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, đời sống
nhân dân giảm sút. Có thể nói rằng, trước năm 1990, Ấn Độ đã rất cố gắng thực
hiện những biện pháp điều chỉnh nhằm vực dậy nền kinh tế nhưng vẫn chưa đạt
được những kết quả mong muốn.


Vì thế tháng 7 năm 1991, Chính phủ Ấn Độ thực hiện một bước chuyển biến
lớn trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, tiến hành cải cách toàn diện nền kinh
tế; điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp,


đóng cửa sang tự do hóa và mở cửa, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh
tranh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Ấn Độ chính thức công bố cải cách
kinh tế năm 1991, đánh dấu sự chuyển hướng theo chiến lược tự do hóa và hướng
ngoại. Quá trình này diễn ra tuy chậm nhưng đã đạt một số thành công và mô hình
Ấn Độ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của quốc tế.
Việc nghiên cứu Ấn Độ - một quốc gia đang trong quá trình cải cách và
đang dành được sự chú ý của quốc tế về khả năng kinh tế - có ý nghĩa rất quan
trọng. Những gì Ấn Độ đã làm được và chưa làm được, những gì Ấn Độ đã thành
công và chưa thành công trong cải cách kinh tế là một kinh nghiệm bổ ích cho Việt
Nam tham khảo trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa,
ngoài mục tiêu tìm hiểu và học hỏi thì nghiên cứu Ấn Độ để phát triển quan hệ hợp
tác cũng là một mục đích quan trọng mà Việt Nam hướng tới trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tạp chí quốc tế đã có nhiều bài viết về kinh tế Ấn Độ, đó là:
Nirviker Singh (10/2002),“Miracles and Reform in India: Policy
Reflections”, ASIAN survey, No 5.
Rafiq Dossani (2002), “Creating an Environment for Venture Capital in
India”, World Development, Vol 30, No 2.
Ở Việt Nam, cũng có một số bài nghiên cứu về kinh tế Ấn Độ đăng trên các
báo, các tạp chí. Có thể điểm ra một số bài viết như:
Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”,
Tài liệu tham khảo số 3.


Trần Khánh và Võ Xuân Vinh (2004), “Việt Nam trong chính sách Hướng
Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.
Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn
Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27…
Do giới hạn trong phạm vi một bài báo nên những bài viết đó mới chỉ đề cập
đến một hoặc một vài khía cạnh nào đó của kinh tế Ấn Độ. Bên cạnh các bài viết

ấy, còn có những công trình nghiên cứu hệ thống về kinh tế Ấn Độ. Tiêu biểu là
cuốn “50 năm kinh tế Ấn Độ” của PGS.TS Đỗ Đức Định, xuất bản năm 1999 tại
Nhà xuất bản Thế giới. Nhìn chung ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu
sâu về kinh tế Ấn Độ chưa nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu về cải cách kinh tế ở Ấn
Độ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế
thì chưa có công trình nào tiến hành thực hiện một cách đầy đủ. Do đó, luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu toàn diện “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam” bởi đây là một đề tài mới và không bị trùng lặp với
công trình nào khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận
văn chú trọng vào những điểm chính sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và cơ sở thực tiễn đòi hỏi

Ấn Độ phải tiến hành cải cách kinh tế.
 Tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản của quá trình cải cách kinh tế

Ấn Độ; từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế của hơn 10 năm cải
cách.
 Rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá

trình đổi mới, phát triển kinh tế và trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ


Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào những chính sách cải cách
kinh tế Ấn Độ cũng như những thành tựu và hạn chế của Ấn Độ trong quá trình cải
cách. Từ đó, luận văn sẽ đề cập đến những vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo
từ công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ.

Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung vào thời kỳ cải cách từ
1991 đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập đến giai đoạn trước cải cách bởi nó
là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn quá trình phát triển kinh tế của Ấn Độ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, thống
kê, so sánh.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
 Đưa ra những đánh giá hệ thống về công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ.
 Đề xuất một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và

phát triển nền kinh tế
 Góp phần nghiên cứu quá trình thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và

Ấn Độ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được sắp xếp thành 3 chương.
Chƣơng 1: Những tiền đề cơ bản của cải cách kinh tế ở Ấn Độ
Chƣơng 2: Tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ
Chƣơng 3: Vận dụng những kinh nghiệm của Ấn Độ để góp phần đẩy nhanh
công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ


1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƢỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CẢI CÁCH KINH TẾ ẤN ĐỘ


1.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành
Quá trình nghiên cứu các quan điểm phát triển hình thành cùng với sự ra đời
và phát triển của rất nhiều nhà nước độc lập ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh từ những năm 1950; khi phần lớn các nước này được giải phóng khỏi chế độ
thực dân cũ và bắt đầu sự nghiệp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của mình.
Nhận thấy không thể dựa mãi vào những lý thuyết kinh tế truyền thống của các
nước Phương Tây, nhiều nhà kinh tế học của các nước “thế giới thứ ba” đã đi sâu
nghiên cứu để tìm ra các quan điểm phát triển riêng của mình. Song bởi đây lại là
một vấn đề mang tính chất quốc tế, nên đã có rất nhiều nhà kinh tế học Phương
Tây tham gia quá trình nghiên cứu này. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự hình
thành các quan điểm phát triển ở các nước đang phát triển.
Lúc đầu, những quan điểm này chịu ảnh hưởng lớn bởi lý thuyết của những
nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo…và cả các quan điểm
kinh tế xã hội của học thuyết Marx. Về sau, chúng được mở rộng và bổ sung thêm
những vấn đề thực tế của các nước đang phát triển. Từ sau chiến tranh thế giới thứ
II đến những năm 1980, các trường phái chính của kinh tế học phát triển tập trung
vào hai loại lý thuyết chủ yếu nối tiếp nhau, đó là “Chủ nghĩa Cấu trúc” và
“Thuyết Tự do mới”. Các lý thuyết này một phần vẫn chịu ảnh hưởng từ những lý
thuyết kinh điển như “Tự do cạnh tranh” và “Lợi thế so sánh”; song bên cạnh đó,
chúng đã được bổ sung thêm các quan điểm mới cho phù hợp với tình hình thực tế.
Lý thuyết “Lợi thế so sánh” thì được bổ sung thêm những yếu tố mới về tiềm lực
khoa học công nghệ; những yếu tố liên quan đến nội lực và ngoại lực của các nước
đang phát triển trong đó tiêu biểu là quan điểm “tự lực cánh sinh” và “độc lập dân
tộc”, đề cao vai trò dân tộc ở các nước đang phát triển, hạn chế ảnh hưởng của tư
bản nước ngoài. Điểm nổi bật của chủ nghĩa “Tự do cạnh tranh” là việc đề cao sức


mạnh tuyệt đối từ “bàn tay vô hình” của thị trường đã nhường chỗ cho những tư
duy của trường phái Tự do mới về điều chỉnh cân đối giữa Nhà nước và thị trường.
Chủ nghĩa Cấu trúc và Thuyết Tự do mới có ảnh hưởng chi phối tới quá trình phát

triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát
triển.
Từ những năm 1980, khi những cuộc khủng hoảng về cơ cấu và khủng
hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ngày càng nhiều, đã có đánh giá lại về quan điểm lý
thuyết và về chiến lược phát triển ở hầu hết các nước đang phát triển. Những quan
điểm về chính sách phát triển càng ngày càng thay đổi mạnh mẽ, thể hiện qua các
cuộc cải cách và chuyển đổi kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển tại Châu Á,
Châu Phi.
Đến những năm 1990, các lý thuyết trên đây một lần nữa lại phải điều chỉnh
bởi quá trình toàn cầu hóa ngày càng trở nên sâu rộng cùng với sự luân chuyển
mạnh của các dòng vốn, của thương mại quốc tế; sự tiến bộ nhanh chóng của công
nghệ thông tin, của kinh tế tri thức và bởi những diễn biến thất thường của kinh tế
thế giới. Sự điều chỉnh này đã tác động mạnh đến các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Từ đó, tư duy kinh tế của các nước đang phát triển được bổ sung
thêm những quan điểm mới về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Các tƣ tƣởng và lý thuyết kinh tế liên quan đến cải cách kinh tế ở Ấn Độ
1.1.2.1. Chủ nghĩa Cấu trúc
Trong số những lý thuyết luận giải về hiện tượng kinh tế ở các nước đang
phát triển để đưa ra khuyến nghị về chính sách, chủ nghĩa Cấu trúc nổi bật lên bởi
tính độc đáo và ảnh hưởng lâu dài của nó. Khái niệm “Chủ nghĩa Cấu trúc” hay
“Cấu trúc luận” xuất hiện vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ
20 để mô tả tư tưởng của một nhóm những nhà khoa học xã hội trong Ủy ban Kinh
tế Liên Hợp Quốc về Mỹ La Tinh (ECLA) do nhà kinh tế học nổi tiếng người
Argentina là Raul Prebisch đứng đầu [11].


Các tác giả của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung phân tích những vấn đề kinh
tế của các nước đang phát triển với mục đích:
 Xác định vị trí của các khu vực ngoại vi trong mối liên hệ với những trung


tâm tư bản lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu trong nền kinh tế quốc tế.
 Bàn và tìm giải pháp khắc phục tình trạng không đồng nhất giữa các nền

kinh tế đang phát triển do sự phát triển không đều giữa các quốc gia trong
khu vực và giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong mỗi quốc gia.
Cuối những năm 40 đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà nghiên
cứu của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung bàn về mối quan hệ của các cơ cấu kinh tế
- xã hội và sự phát triển kinh tế được xem như sự thay đổi liên quan đến các cơ cấu
đó. Các cơ cấu kinh tế được xem xét trong lý thuyết này bao gồm: +)Cơ cấu giữa
các ngành: nông nghiệp, khai khoáng, chế tạo, dịch vụ; +)Cơ cấu kinh tế đối ngoại
liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; +)Cơ cấu năng suất được
tính theo năng suất trong các ngành kinh tế khác nhau; +)Cơ cấu doanh nghiệp
được nghiên cứu thông qua các mô hình và quy mô xí nghiệp; +)Cơ cấu xã hội
được nghiên cứu gắn với sở hữu và kiểm soát tài nguyên, chẳng hạn quyền kiểm
soát và sở hữu đất đai.
Các nhà Cấu trúc luận chú trọng vào việc nghiên cứu những đặc điểm cơ cấu
kinh tế cốt lõi nhất, những vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng và thiết thực nhất của
các quốc gia chậm phát triển. Do vậy, Cấu trúc luận đã ngày càng thu hút được sự
tham gia rộng rãi của các nhà khoa học xã hội, đặc biệt là các nhà kinh tế học. Vì
lẽ đó mà nhiều học giả đã coi Chủ nghĩa Cấu trúc là một môn khoa học về kinh tế
học phát triển.
Cấu trúc luận ra đời sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, khi con
người đã mất niềm tin vào thị trường tự do truyền thống - hệ thống đã đẩy thế giới
vào cuộc đại khủng hoảng và suy thoái. Những học giả đứng đầu của Cấu trúc luận
đã phê phán lý thuyết kinh tế lúc đó chỉ bàn về sự phát triển ở những nước công


nghiệp phát triển; còn hầu như không quan tâm tới các nước đang phát triển, không
tập trung giải quyết những khó khăn của các nước này, vì thế không thích hợp cho
các nước nghèo. Chỉ có Cấu trúc luận là thực sự muốn tìm giải pháp cho những

vấn đề nan giải của các quốc gia đang phát triển; do vậy, đã trở thành lý thuyết
chính thống của các nước đang phát triển.
Cấu trúc luận ra đời vào lúc những tư tưởng của Keynes về vai trò trung tâm
của Nhà nước trong quản lý kinh tế để khắc phục “những cản trở cơ cấu” đối với
tăng trưởng kinh tế đã được thừa nhận. Do đó, phần nào nó chịu ảnh hưởng của
học thuyết Keynes là đề cao vai trò của Chính phủ trong việc đề xướng và thực
hiện các chương trình, các kế hoạch kinh tế nhằm khắc phục những thái quá và thất
bại của thị trường tự do.
Theo quan điểm của Trường phái Cấu trúc luận, Chính phủ các nước đang
phát triển có vai trò trung tâm trong việc khắc phục tình trạng lạc hậu kinh tế,
đóng vai trò tích cực với quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là trong việc tăng qui
mô tích lũy tư bản để phục vụ phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
vào những năm 1950-1960, Cấu trúc luận nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của
Nhà nước với bảo hộ công nghiệp trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, chống lại
sự xâm nhập và cạnh tranh của tư bản nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Nhân Dân (4/2005), “Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính
thức nước cộng hoà Ấn Độ”, số 18141, trang 8.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia (12/2004), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu của NIEs, ASEAN và Trung
Quốc - Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Chuyên đề phục vụ
lãnh đạo số 2.


3. Bộ Thương Mại (2005), “Mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường, tăng kim
ngạch xuất khẩu năm 2005” (Trích Báo cáo tại Hội nghị Thương mại Toàn
quốc năm 2005), Tạp chí Thương Mại, số 9/2005, trang 5-9.
4. Đặng Bảo Châu (9/2004), “Chính phủ mới và công cuộc cải cách kinh tế Ấn
Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 58, trang 31-43.

5. Nguyễn Hồng Châu (10/2004), “Châu Á vẫn là điểm sáng nhất trong kinh tế
thế giới”, Tạp chí Thương Mại, số 40, trang 12-13.
6. Phạm Đỗ Chí - Phạm Quang Diệu (1/2004), “Ấn Độ - Địa chỉ mới của ngành
kinh doanh mạo hiểm”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, trang 52.
7. Phạm Sỹ Chung (2004), “Điều ước quốc tế về đầu tư nước ngoài với sự phát
triển của thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thương Mại, số 12(2004), trang
10.
8. Phạm Quang Diệu (1/2005), “Con đường phát triển của Ấn Độ trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1(105),
trang 40-47.
9. Phạm Quang Diệu (2/2004), “Trung Quốc, Ấn Độ: Cạnh tranh hay hợp tác?”,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trang 54-55.
10. Đỗ Đức Định (1999), “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
11. Đỗ Đức Định (2004), “Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách
nền kinh tế”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
12. Vũ Đức Đạm (1997), “Đổi mới kinh tế Việt Nam: thực trạng và giải pháp”,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Tất Giáp - Nguyễn Thị Thuỷ (9/2004), “Vài nét về quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số
58, trang 12-19.
14. Nguyễn Thu Hằng (9/2004), “Chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 316, trang 26-36.


15. Tô Đức Hạnh (2004), “Về chất lượng tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Thương
Mại, số 35(2004), trang 2.
16. Trần Khánh và Võ Xuân Vinh (10/2004), “Việt Nam trong chính sách hướng
Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.
17. Diệp Linh (8/2004), “Hàng dệt may Ấn Độ sẽ tràn ngập thế giới sau 2005”,
Tạp chí Ngoại thương, số 22, trang 9.

18. Ngọc Lan (10/2004), “Ấn Độ: Lãi thực hàng quý của Infosys tăng 49%”,
Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế, trang 10.
19. Võ Thành Lâm (6/2004), “Kinh tế Châu Á: hiện trạng và xu hướng phát triển”,
Tạp chí Thương Mại, số 23, trang 20-21.
20. Bùi Hoài Nam (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn
lại”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số , trang 5-9.
21. Ngân hàng thế giới (9/2004), “Báo cáo phát triển thế giới 2005 - Môi trường
đầu tư tốt hơn cho mọi người”, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
22. Hữu Nhân (9/2004), “Mỹ và Châu Âu chuyển công nghệ y - sinh học sang Ấn
Độ”, Tạp chí Ngoại Thương, số 27, trang 12.
23. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia (2002), “Đổi mới để phát triển”, Hà Nội.
24. Nhất Nguyên (5/2004), “Cơ hội cho ngành dệt may Ấn Độ”, Thời báo kinh tế
Sài Gòn, trang 54.
25. Phan Tiến Ngọc (2004), “Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 9(101), trang
52-59.
26. Đoàn Ngọc Phúc (8/2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - thực
trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số
315, trang 42-51
27. Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn
Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27.


28. Trung Sơn (11/2004), “Microsoft đẩy mạnh hoạt động ở Ấn Độ”, Thông tấn xã
Việt Nam - Tin kinh tế, trang 5-6.
29. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (3/2005), “Những ưu đãi đối với
doanh nghiệp sản xuất phần mềm”, số 12, trang 44-45.
30. Tạp chí Ngoại thương (5/2004), “Ấn Độ tham gia xuất khẩu ô tô”, số 13, trang
24.
31. Tạp chí ngoại thương (9/2004), “Chính sách ngoại thương mới của Ấn Độ”, số

26, trang 38.
32. Tổng cục Thống Kê (2003), “Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003”,
NXB thống Kê, Hà Nội.
33. Duy Trinh (01/2004), “Ấn Độ cho phép tự do nhập khẩu vàng”, Thông tấn xã
Việt Nam - Tin kinh tế, trang 5-6.
34. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”, Tài
liệu tham khảo số 3.
35. Lương Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề
và giải pháp”, Tạp chí Thương Mại, số 11/2004, trang 2-5.
36. Ngô Công Thành (2004), “Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài theo hình
thức BOT”, Tạp chí Thương Mại, số 33/2004, trang 4-5.
37. Nguyễn Minh Tú (2002), “Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển
kinh tế”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Thắng (12/2004), “Cải cách kinh tế tại Trung Quốc và Ấn Độ - kinh
nghiệm và đánh giá triển vọng”, Bản tin Thông tin Kinh tế Xã hội, số 9,
trang 35-39
39. Nguyễn Văn Thảo (2004), “Thực tiễn và định hướng phát triển thương mại
điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí thương Mại, số 6(2004), trang 7.
40. Phạm Chánh Trực (4/2005), “Phát triển khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí
Minh và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng Sản, số 7, trang 55-58.


41. Trung tâm Kinh tế xã hội quốc gia - Bản tin Thông tin Kinh tế xã hội (5/2004),
“Về hoạt động của các đặc khu kinh tế tại Ấn Độ”, số 2/2004(32), trang 2627.
42. Trần Huyền Trang (11/2004), “Diễn biến mới trên bức tranh đầu tư thế giới”,
Tạp chí Thương Mại, số 45/2004, trang 11-12.
43. Danh Văn (7/2004) “Đưa kỹ thuật số về làng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số
28, trang 54-55
44. Danh Văn, (11/2004), “Mở rộng không gian Outsourcing”, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn, trang 54

45. Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới (8/2004), “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và
triển vọng”, trang 20.
46. Vụ Kinh tế Tổng Hợp - Ban Kinh tế Trung Ương (8/2003), “Báo cáo tóm tắt:
Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng
hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tinh thần Nghị
quyết đại hội IX”.
47. Nguyễn Trọng Xuân (2004), “Nhìn lại động thái mười sáu năm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới,
số 5(97), trang 58-66.
48. Các trang Web sau:


Bộ Ngoại Giao Việt Nam



Bộ Thương Mại Việt Nam



Bộ Kế hoạch và Đầu tư



Bộ Khoa học và Công nghệ



Bộ Tài Chính




Phòng Thương Mại và Công nghiệp
VN




Tổng cục Thống Kê

Tin tức Việt Nam


Tin Nhanh Việt Nam



Đặc khu kinh tế Ấn Độ



Ngân hàng Phát triển Châu Á



Tạp chí Kinh tế học

Ngân hàng Thế giới
49. Anand Kumar (Apr 2004), “Prospect for South Asian Regional Economic Cooperation”, www.atimes.com


50. Asia Times Online (2003), “The best news coverage from South Asia”.
www.atimes.com
51. B.M.Jain (2003), “India and Russia: Reassessing the Time - Tested Ties”,
Pacific Affairs, Vol 76, No3.
52. Government of India (2004-2005), “Economic Survey”, Government of India
Express.
53. Mohan Malik (2003), “High Hopes: India’s Response to US. Security
Policies”, Asian Affairs, Vol 30, No 2.
54. Nirviker Singh (10/2002), “Miracles and Reform in India: Policy Reflections”,
ASIAN survey, No 5.
55. Rafiq Dossani (2002), “Creating an Environment for Venture Capital in India”,
World Development, Vol 30, No 2.
56. The WorldBank - Development Data Center (2004), “World Development
Indicator 2004”.
57. World Tourism Organization, 8/2001


Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trần Thùy Phương
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Đức Định

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước cộng hòa Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân
loại, có diện tích gần 3,3 triệu km2, trải rộng trên phần lớn tiểu lục địa Nam Á; có
dân số hơn một tỷ người, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt gần 1,2 tỷ. Với tốc độ tăng
dân số như hiện nay thì sau 50 năm nữa, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có dân số
đông nhất thế giới với khoảng 1,5 tỷ người, vượt qua cả Trung Quốc. Ấn Độ có 28
bang và 7 vùng lãnh thổ [48] với nhiều dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp.
Khi giành được độc lập cách đây 50 năm, những người lãnh đạo đã đặt

nhiệm vụ là phải xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập và thịnh vượng
trên cơ sở tự lực tự cường. Trước khi tiến hành công cuộc cải cách năm 1991, Ấn
Độ lần lượt tiến hành 7 kế hoạch 5 năm (từ 1951 đến 1990); với những ưu tiên
chiến lược về khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp, hạ tầng cơ sở cho quá
trình công nghiệp hóa phụ thuộc vào từng kế hoạch khác nhau.
Sau một chặng đường dài phát triển nền kinh tế độc lập theo mô hình công
nghiệp hóa tự lực tự cường, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng
cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đến cuối những năm 80 và đầu những năm
90, nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến mức tăng trưởng
GDP sụt giảm, nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, đời sống
nhân dân giảm sút. Có thể nói rằng, trước năm 1990, Ấn Độ đã rất cố gắng thực
hiện những biện pháp điều chỉnh nhằm vực dậy nền kinh tế nhưng vẫn chưa đạt
được những kết quả mong muốn.


Vì thế tháng 7 năm 1991, Chính phủ Ấn Độ thực hiện một bước chuyển biến
lớn trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, tiến hành cải cách toàn diện nền kinh
tế; điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp,
đóng cửa sang tự do hóa và mở cửa, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh
tranh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Ấn Độ chính thức công bố cải cách
kinh tế năm 1991, đánh dấu sự chuyển hướng theo chiến lược tự do hóa và hướng
ngoại. Quá trình này diễn ra tuy chậm nhưng đã đạt một số thành công và mô hình
Ấn Độ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của quốc tế.
Việc nghiên cứu Ấn Độ - một quốc gia đang trong quá trình cải cách và
đang dành được sự chú ý của quốc tế về khả năng kinh tế - có ý nghĩa rất quan
trọng. Những gì Ấn Độ đã làm được và chưa làm được, những gì Ấn Độ đã thành
công và chưa thành công trong cải cách kinh tế là một kinh nghiệm bổ ích cho Việt
Nam tham khảo trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa,
ngoài mục tiêu tìm hiểu và học hỏi thì nghiên cứu Ấn Độ để phát triển quan hệ hợp
tác cũng là một mục đích quan trọng mà Việt Nam hướng tới trong tương lai.

2. Tình hình nghiên cứu
Các tạp chí quốc tế đã có nhiều bài viết về kinh tế Ấn Độ, đó là:
Nirviker Singh (10/2002),“Miracles and Reform in India: Policy
Reflections”, ASIAN survey, No 5.
Rafiq Dossani (2002), “Creating an Environment for Venture Capital in
India”, World Development, Vol 30, No 2.
Ở Việt Nam, cũng có một số bài nghiên cứu về kinh tế Ấn Độ đăng trên các
báo, các tạp chí. Có thể điểm ra một số bài viết như:
Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”,
Tài liệu tham khảo số 3.


Trần Khánh và Võ Xuân Vinh (2004), “Việt Nam trong chính sách Hướng
Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.
Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn
Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27…
Do giới hạn trong phạm vi một bài báo nên những bài viết đó mới chỉ đề cập
đến một hoặc một vài khía cạnh nào đó của kinh tế Ấn Độ. Bên cạnh các bài viết
ấy, còn có những công trình nghiên cứu hệ thống về kinh tế Ấn Độ. Tiêu biểu là
cuốn “50 năm kinh tế Ấn Độ” của PGS.TS Đỗ Đức Định, xuất bản năm 1999 tại
Nhà xuất bản Thế giới. Nhìn chung ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu
sâu về kinh tế Ấn Độ chưa nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu về cải cách kinh tế ở Ấn
Độ để rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế
thì chưa có công trình nào tiến hành thực hiện một cách đầy đủ. Do đó, luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu toàn diện “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam” bởi đây là một đề tài mới và không bị trùng lặp với
công trình nào khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận
văn chú trọng vào những điểm chính sau:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế và cơ sở thực tiễn đòi hỏi

Ấn Độ phải tiến hành cải cách kinh tế.
 Tổng hợp và phân tích những nội dung cơ bản của quá trình cải cách kinh tế

Ấn Độ; từ đó, đánh giá những thành công và hạn chế của hơn 10 năm cải
cách.
 Rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá

trình đổi mới, phát triển kinh tế và trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ


Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào những chính sách cải cách
kinh tế Ấn Độ cũng như những thành tựu và hạn chế của Ấn Độ trong quá trình cải
cách. Từ đó, luận văn sẽ đề cập đến những vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo
từ công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ.
Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung vào thời kỳ cải cách từ
1991 đến nay. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập đến giai đoạn trước cải cách bởi nó
là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn quá trình phát triển kinh tế của Ấn Độ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, thống
kê, so sánh.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
 Đưa ra những đánh giá hệ thống về công cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ.
 Đề xuất một số ý kiến tham khảo cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và

phát triển nền kinh tế

 Góp phần nghiên cứu quá trình thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và

Ấn Độ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được sắp xếp thành 3 chương.
Chƣơng 1: Những tiền đề cơ bản của cải cách kinh tế ở Ấn Độ
Chƣơng 2: Tiến trình cải cách kinh tế ở Ấn Độ
Chƣơng 3: Vận dụng những kinh nghiệm của Ấn Độ để góp phần đẩy nhanh
công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ


1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƢỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO CẢI CÁCH KINH TẾ ẤN ĐỘ

1.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành
Quá trình nghiên cứu các quan điểm phát triển hình thành cùng với sự ra đời
và phát triển của rất nhiều nhà nước độc lập ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh từ những năm 1950; khi phần lớn các nước này được giải phóng khỏi chế độ
thực dân cũ và bắt đầu sự nghiệp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của mình.
Nhận thấy không thể dựa mãi vào những lý thuyết kinh tế truyền thống của các
nước Phương Tây, nhiều nhà kinh tế học của các nước “thế giới thứ ba” đã đi sâu
nghiên cứu để tìm ra các quan điểm phát triển riêng của mình. Song bởi đây lại là
một vấn đề mang tính chất quốc tế, nên đã có rất nhiều nhà kinh tế học Phương
Tây tham gia quá trình nghiên cứu này. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự hình
thành các quan điểm phát triển ở các nước đang phát triển.
Lúc đầu, những quan điểm này chịu ảnh hưởng lớn bởi lý thuyết của những

nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo…và cả các quan điểm
kinh tế xã hội của học thuyết Marx. Về sau, chúng được mở rộng và bổ sung thêm
những vấn đề thực tế của các nước đang phát triển. Từ sau chiến tranh thế giới thứ
II đến những năm 1980, các trường phái chính của kinh tế học phát triển tập trung
vào hai loại lý thuyết chủ yếu nối tiếp nhau, đó là “Chủ nghĩa Cấu trúc” và
“Thuyết Tự do mới”. Các lý thuyết này một phần vẫn chịu ảnh hưởng từ những lý
thuyết kinh điển như “Tự do cạnh tranh” và “Lợi thế so sánh”; song bên cạnh đó,
chúng đã được bổ sung thêm các quan điểm mới cho phù hợp với tình hình thực tế.
Lý thuyết “Lợi thế so sánh” thì được bổ sung thêm những yếu tố mới về tiềm lực
khoa học công nghệ; những yếu tố liên quan đến nội lực và ngoại lực của các nước
đang phát triển trong đó tiêu biểu là quan điểm “tự lực cánh sinh” và “độc lập dân
tộc”, đề cao vai trò dân tộc ở các nước đang phát triển, hạn chế ảnh hưởng của tư
bản nước ngoài. Điểm nổi bật của chủ nghĩa “Tự do cạnh tranh” là việc đề cao sức


mạnh tuyệt đối từ “bàn tay vô hình” của thị trường đã nhường chỗ cho những tư
duy của trường phái Tự do mới về điều chỉnh cân đối giữa Nhà nước và thị trường.
Chủ nghĩa Cấu trúc và Thuyết Tự do mới có ảnh hưởng chi phối tới quá trình phát
triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát
triển.
Từ những năm 1980, khi những cuộc khủng hoảng về cơ cấu và khủng
hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ngày càng nhiều, đã có đánh giá lại về quan điểm lý
thuyết và về chiến lược phát triển ở hầu hết các nước đang phát triển. Những quan
điểm về chính sách phát triển càng ngày càng thay đổi mạnh mẽ, thể hiện qua các
cuộc cải cách và chuyển đổi kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển tại Châu Á,
Châu Phi.
Đến những năm 1990, các lý thuyết trên đây một lần nữa lại phải điều chỉnh
bởi quá trình toàn cầu hóa ngày càng trở nên sâu rộng cùng với sự luân chuyển
mạnh của các dòng vốn, của thương mại quốc tế; sự tiến bộ nhanh chóng của công
nghệ thông tin, của kinh tế tri thức và bởi những diễn biến thất thường của kinh tế

thế giới. Sự điều chỉnh này đã tác động mạnh đến các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Từ đó, tư duy kinh tế của các nước đang phát triển được bổ sung
thêm những quan điểm mới về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Các tƣ tƣởng và lý thuyết kinh tế liên quan đến cải cách kinh tế ở Ấn Độ
1.1.2.1. Chủ nghĩa Cấu trúc
Trong số những lý thuyết luận giải về hiện tượng kinh tế ở các nước đang
phát triển để đưa ra khuyến nghị về chính sách, chủ nghĩa Cấu trúc nổi bật lên bởi
tính độc đáo và ảnh hưởng lâu dài của nó. Khái niệm “Chủ nghĩa Cấu trúc” hay
“Cấu trúc luận” xuất hiện vào cuối những năm 40 và đầu những năm 50 của thế kỷ
20 để mô tả tư tưởng của một nhóm những nhà khoa học xã hội trong Ủy ban Kinh
tế Liên Hợp Quốc về Mỹ La Tinh (ECLA) do nhà kinh tế học nổi tiếng người
Argentina là Raul Prebisch đứng đầu [11].


Các tác giả của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung phân tích những vấn đề kinh
tế của các nước đang phát triển với mục đích:
 Xác định vị trí của các khu vực ngoại vi trong mối liên hệ với những trung

tâm tư bản lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu trong nền kinh tế quốc tế.
 Bàn và tìm giải pháp khắc phục tình trạng không đồng nhất giữa các nền

kinh tế đang phát triển do sự phát triển không đều giữa các quốc gia trong
khu vực và giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong mỗi quốc gia.
Cuối những năm 40 đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà nghiên
cứu của Chủ nghĩa Cấu trúc đã tập trung bàn về mối quan hệ của các cơ cấu kinh tế
- xã hội và sự phát triển kinh tế được xem như sự thay đổi liên quan đến các cơ cấu
đó. Các cơ cấu kinh tế được xem xét trong lý thuyết này bao gồm: +)Cơ cấu giữa
các ngành: nông nghiệp, khai khoáng, chế tạo, dịch vụ; +)Cơ cấu kinh tế đối ngoại
liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; +)Cơ cấu năng suất được
tính theo năng suất trong các ngành kinh tế khác nhau; +)Cơ cấu doanh nghiệp

được nghiên cứu thông qua các mô hình và quy mô xí nghiệp; +)Cơ cấu xã hội
được nghiên cứu gắn với sở hữu và kiểm soát tài nguyên, chẳng hạn quyền kiểm
soát và sở hữu đất đai.
Các nhà Cấu trúc luận chú trọng vào việc nghiên cứu những đặc điểm cơ cấu
kinh tế cốt lõi nhất, những vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng và thiết thực nhất của
các quốc gia chậm phát triển. Do vậy, Cấu trúc luận đã ngày càng thu hút được sự
tham gia rộng rãi của các nhà khoa học xã hội, đặc biệt là các nhà kinh tế học. Vì
lẽ đó mà nhiều học giả đã coi Chủ nghĩa Cấu trúc là một môn khoa học về kinh tế
học phát triển.
Cấu trúc luận ra đời sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, khi con
người đã mất niềm tin vào thị trường tự do truyền thống - hệ thống đã đẩy thế giới
vào cuộc đại khủng hoảng và suy thoái. Những học giả đứng đầu của Cấu trúc luận
đã phê phán lý thuyết kinh tế lúc đó chỉ bàn về sự phát triển ở những nước công


nghiệp phát triển; còn hầu như không quan tâm tới các nước đang phát triển, không
tập trung giải quyết những khó khăn của các nước này, vì thế không thích hợp cho
các nước nghèo. Chỉ có Cấu trúc luận là thực sự muốn tìm giải pháp cho những
vấn đề nan giải của các quốc gia đang phát triển; do vậy, đã trở thành lý thuyết
chính thống của các nước đang phát triển.
Cấu trúc luận ra đời vào lúc những tư tưởng của Keynes về vai trò trung tâm
của Nhà nước trong quản lý kinh tế để khắc phục “những cản trở cơ cấu” đối với
tăng trưởng kinh tế đã được thừa nhận. Do đó, phần nào nó chịu ảnh hưởng của
học thuyết Keynes là đề cao vai trò của Chính phủ trong việc đề xướng và thực
hiện các chương trình, các kế hoạch kinh tế nhằm khắc phục những thái quá và thất
bại của thị trường tự do.
Theo quan điểm của Trường phái Cấu trúc luận, Chính phủ các nước đang
phát triển có vai trò trung tâm trong việc khắc phục tình trạng lạc hậu kinh tế,
đóng vai trò tích cực với quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là trong việc tăng qui
mô tích lũy tư bản để phục vụ phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,

vào những năm 1950-1960, Cấu trúc luận nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của
Nhà nước với bảo hộ công nghiệp trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, chống lại
sự xâm nhập và cạnh tranh của tư bản nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Nhân Dân (4/2005), “Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính
thức nước cộng hoà Ấn Độ”, số 18141, trang 8.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia (12/2004), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu của NIEs, ASEAN và Trung
Quốc - Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Chuyên đề phục vụ
lãnh đạo số 2.


3. Bộ Thương Mại (2005), “Mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường, tăng kim
ngạch xuất khẩu năm 2005” (Trích Báo cáo tại Hội nghị Thương mại Toàn
quốc năm 2005), Tạp chí Thương Mại, số 9/2005, trang 5-9.
4. Đặng Bảo Châu (9/2004), “Chính phủ mới và công cuộc cải cách kinh tế Ấn
Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 58, trang 31-43.
5. Nguyễn Hồng Châu (10/2004), “Châu Á vẫn là điểm sáng nhất trong kinh tế
thế giới”, Tạp chí Thương Mại, số 40, trang 12-13.
6. Phạm Đỗ Chí - Phạm Quang Diệu (1/2004), “Ấn Độ - Địa chỉ mới của ngành
kinh doanh mạo hiểm”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, trang 52.
7. Phạm Sỹ Chung (2004), “Điều ước quốc tế về đầu tư nước ngoài với sự phát
triển của thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thương Mại, số 12(2004), trang
10.
8. Phạm Quang Diệu (1/2005), “Con đường phát triển của Ấn Độ trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1(105),
trang 40-47.
9. Phạm Quang Diệu (2/2004), “Trung Quốc, Ấn Độ: Cạnh tranh hay hợp tác?”,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trang 54-55.

10. Đỗ Đức Định (1999), “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
11. Đỗ Đức Định (2004), “Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách
nền kinh tế”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
12. Vũ Đức Đạm (1997), “Đổi mới kinh tế Việt Nam: thực trạng và giải pháp”,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Tất Giáp - Nguyễn Thị Thuỷ (9/2004), “Vài nét về quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số
58, trang 12-19.
14. Nguyễn Thu Hằng (9/2004), “Chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 316, trang 26-36.


15. Tô Đức Hạnh (2004), “Về chất lượng tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Thương
Mại, số 35(2004), trang 2.
16. Trần Khánh và Võ Xuân Vinh (10/2004), “Việt Nam trong chính sách hướng
Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.
17. Diệp Linh (8/2004), “Hàng dệt may Ấn Độ sẽ tràn ngập thế giới sau 2005”,
Tạp chí Ngoại thương, số 22, trang 9.
18. Ngọc Lan (10/2004), “Ấn Độ: Lãi thực hàng quý của Infosys tăng 49%”,
Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế, trang 10.
19. Võ Thành Lâm (6/2004), “Kinh tế Châu Á: hiện trạng và xu hướng phát triển”,
Tạp chí Thương Mại, số 23, trang 20-21.
20. Bùi Hoài Nam (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn
lại”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số , trang 5-9.
21. Ngân hàng thế giới (9/2004), “Báo cáo phát triển thế giới 2005 - Môi trường
đầu tư tốt hơn cho mọi người”, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
22. Hữu Nhân (9/2004), “Mỹ và Châu Âu chuyển công nghệ y - sinh học sang Ấn
Độ”, Tạp chí Ngoại Thương, số 27, trang 12.
23. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia (2002), “Đổi mới để phát triển”, Hà Nội.
24. Nhất Nguyên (5/2004), “Cơ hội cho ngành dệt may Ấn Độ”, Thời báo kinh tế

Sài Gòn, trang 54.
25. Phan Tiến Ngọc (2004), “Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 9(101), trang
52-59.
26. Đoàn Ngọc Phúc (8/2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - thực
trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số
315, trang 42-51
27. Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn
Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27.


28. Trung Sơn (11/2004), “Microsoft đẩy mạnh hoạt động ở Ấn Độ”, Thông tấn xã
Việt Nam - Tin kinh tế, trang 5-6.
29. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (3/2005), “Những ưu đãi đối với
doanh nghiệp sản xuất phần mềm”, số 12, trang 44-45.
30. Tạp chí Ngoại thương (5/2004), “Ấn Độ tham gia xuất khẩu ô tô”, số 13, trang
24.
31. Tạp chí ngoại thương (9/2004), “Chính sách ngoại thương mới của Ấn Độ”, số
26, trang 38.
32. Tổng cục Thống Kê (2003), “Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003”,
NXB thống Kê, Hà Nội.
33. Duy Trinh (01/2004), “Ấn Độ cho phép tự do nhập khẩu vàng”, Thông tấn xã
Việt Nam - Tin kinh tế, trang 5-6.
34. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”, Tài
liệu tham khảo số 3.
35. Lương Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề
và giải pháp”, Tạp chí Thương Mại, số 11/2004, trang 2-5.
36. Ngô Công Thành (2004), “Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài theo hình
thức BOT”, Tạp chí Thương Mại, số 33/2004, trang 4-5.
37. Nguyễn Minh Tú (2002), “Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển

kinh tế”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Thắng (12/2004), “Cải cách kinh tế tại Trung Quốc và Ấn Độ - kinh
nghiệm và đánh giá triển vọng”, Bản tin Thông tin Kinh tế Xã hội, số 9,
trang 35-39
39. Nguyễn Văn Thảo (2004), “Thực tiễn và định hướng phát triển thương mại
điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí thương Mại, số 6(2004), trang 7.
40. Phạm Chánh Trực (4/2005), “Phát triển khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí
Minh và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng Sản, số 7, trang 55-58.


41. Trung tâm Kinh tế xã hội quốc gia - Bản tin Thông tin Kinh tế xã hội (5/2004),
“Về hoạt động của các đặc khu kinh tế tại Ấn Độ”, số 2/2004(32), trang 2627.
42. Trần Huyền Trang (11/2004), “Diễn biến mới trên bức tranh đầu tư thế giới”,
Tạp chí Thương Mại, số 45/2004, trang 11-12.
43. Danh Văn (7/2004) “Đưa kỹ thuật số về làng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số
28, trang 54-55
44. Danh Văn, (11/2004), “Mở rộng không gian Outsourcing”, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn, trang 54
45. Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới (8/2004), “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và
triển vọng”, trang 20.
46. Vụ Kinh tế Tổng Hợp - Ban Kinh tế Trung Ương (8/2003), “Báo cáo tóm tắt:
Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng
hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tinh thần Nghị
quyết đại hội IX”.
47. Nguyễn Trọng Xuân (2004), “Nhìn lại động thái mười sáu năm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới,
số 5(97), trang 58-66.
48. Các trang Web sau:



Bộ Ngoại Giao Việt Nam



Bộ Thương Mại Việt Nam



Bộ Kế hoạch và Đầu tư



Bộ Khoa học và Công nghệ



Bộ Tài Chính



Phòng Thương Mại và Công nghiệp
VN


×