Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ đ á 4 5 2016 moontv20167 chọn một số bài tập hay và khó trong mùa thi thử THPT QG 2016 môn hóa học buổi 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.23 KB, 2 trang )

rongden_167 - />
Hà nội, ngày 4 tháng 5 năm 2016

CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ TRONG
MÙA THI THỬ THPT QG – BUỔI 01

Câu 1. Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO.
Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản
phẩm khử duy nhất ở điều kiện chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5.
Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là (Lao Bảo – Quảng Trị lần I)
A. 4,20 gam.
B. 2,40 gam.
C. 3,92 gam.
D. 4,06 gam.
Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400ml dung dịch KHSO4 0,4M. Sau phản ứng
thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho
dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 1,92.

B. 2,40.

C. 2,24.

D. 0,96.

Câu 3. Hấp thụ hết 4,48 lít (đktc) CO2 vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung
dịch X. Lấy 100ml dung dịch X cho từ từ vào 300ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt
khác, 100ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là (Đặng
Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 0,15.



B. 0,20.

C. 0,05.

D. 0,10.

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X
tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là (Đặng Thúc Hứa – Nghệ
An lần I)
A. 1,89 gam.

B. 1,62 gam.

C. 2,70 gam.

D. 2,16 gam.

Câu 5. Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 5,52
gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai
muối của natri có khối lượng 8,88 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp hai muối này trong oxit thì thu
được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X
gần nhất với giá trị nào sau đây? (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 45%.

B. 30%.

C. 40%.

D. 35%.


Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan
hết thu được dung dịch X. Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z.
Lọc lấy Y rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung
dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ % của muối
Fe(NO3)3 có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào dưới đây? (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần I)
A. 15%.

B. 29%.

C. 44%.

D. 11%.

Câu 7. Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hiđro (0,195 mol), axetilen (0,150 mol), vinyl axetilen (0,120 mol)
và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 19,5.
Khi Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và 3,024 lít
hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là (Tiên du 1 –
Bắc Ninh)
A. 27,6.

B. 55,2.

C. 82,8.

D. 52,5.

Biên soạn: Phạm Hùng Vương.



rongden_167 - />
Hà nội, ngày 4 tháng 5 năm 2016

Câu 8. Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được
hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch.
Công thức phân tử của X là (Nguyễn Khuyến – TP HCM lần I)
A. C5H8.

B. C3H4.

C. C2H2.

D. C4H6.

Câu 9. Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12
mol H2SO4 thu được dung dịch Y và 224ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là (Nguyễn
Khuyến – TP HCM lần I)
A. 16,924.

B. 18,465.

C. 19,424.

D. 23,176.

Câu 10. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là
tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí. Mặt
khác 27,2 gam E phản ứng với dung dịch HCl thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là (Nguyễn Khuyến –
TP HCM lần I)

A. 44,525.

B. 39,350.

C. 34,850.

D. 42,725.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Đáp án

D

C

D

D

D

A

A

B

B

D

Biên soạn: Phạm Hùng Vương.



×