Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.75 KB, 16 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội
Phạm Hùng Thắng
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay (BĐTV) trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại (NHTM): khái niệm, đặc điểm hoạt động cho vay, các
nguyên tắc cho vay cơ bản, vai trò của hoạt động cho vay, các loại BĐTV và những
nhân tố tác động đến BĐTV của NHTM. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật
BĐTV trong hoạt động cho vay của các NHTM tại Hà Nội, cũng như đánh giá việc
thực hiện pháp luật về BĐTV trong hoạt động cho vay của các ngân hàng đó. Nêu ra
một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về BĐTV trong
hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội như: về đăng ký giao dịch bảo
đảm, bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai, quyền xử lý tài sản
bảo đảm, nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm, nâng cao chất lượng thẩm định
trước khi cho vay của NHTM, đăng ký quyền sở hữu tài sản, phát triển thị trường bất
động sản đồng bộ, công khai, minh bạch...
Keywords: Bảo đảm tiền vay, Cho vay, Hà Nội, Luật kinh tế, Ngân hàng thương mại

Content
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ đến
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại,
cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, cho vay với những đặc tính riêng có mà trở thành lĩnh vực
hoạt động có nhiều nguy cơ rủi ro nhất trong tổng thể hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng
thương mại. Bảo toàn vốn trong hoạt động cho vay luôn là mối quan tâm hàng đầu, cho vay


phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả, việc bảo toàn được nguồn vốn thông qua các biện pháp


bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại không chỉ là mối quan tâm của ngân hàng với
vai trò là người trực tiếp cho vay mà còn là sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước trong
quản lý điều hành lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Bảo đảm an toàn hoạt động cho vay của ngân
hàng không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả mà đồng
thời có tác dụng tích cực góp phần cho phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Kể từ khi 2 Luật về Ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín
dụng) được ban hành tháng 10/1997, các quy định về bảo đảm tiền vay và liên quan đến bảo
đảm tiền vay đã được ban hành và thực thi đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an
toàn trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, theo sự phát triển kinh tế – xã hội, các quy định về
bảo đảm tiền vay đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là sự đồng bộ trong xử lý các vấn đề liên
quan đến bảo đảm tiền vay nói chung, tài sản bảo đảm nói riêng. Việt Nam đang bước vào
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn có nhiều cơ hội và thách thức đối với hoạt động
của hệ thống ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng vì vậy trong xu hướng phát triển
kinh tế hiện nay, vấn đề về bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại cần phải được
quan tâm ở mức cao hơn.
Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội bảo đảm tiền vay trong hoạt
động cho vay luôn là vấn đề được quan tâm do trên thực tế còn không ít những khó khăn bất
cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay từ khâu công chứng,
chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay đến xử lý tài sản
bảo đảm. Hiện nay tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động chung của ngân hàng
thương mại, vì vậy những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay, trong đó có bảo đảm tiền
vay trong hoạt động cho vay đã có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Những năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực bảo đảm tiền

vay của các ngân hàng thương mại dưới các góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Trần Thị Minh Tâm, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003; Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay
của các TCTD ở Việt Nam, Dương Thị Bình, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia,
Hà Nội 2006; Hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các Ngân hàng thương


mại Việt Nam, Nguyễn Văn Hưng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
2003; Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Sở Giao dịch Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn việt Nam, Nguyễn Văn Minh, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 2006; Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Trần Quang Minh,
Tạp chí Ngân hàng, số 12/2001; Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, Trần Luyện,
Tạp chí Ngân hàng, số 1,2/2004; Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Nguyễn Khánh Thắng, Tạp
chí Ngân hàng, số 5/2006...
Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân tích việc thực thi các quy định về bảo
đảm tiền vay, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, giao dịch bảo đảm, hoặc nghiên cứu về bảo đảm
tiền vay trong khuôn khổ thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng
của các tổ chức tín dụng. Những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở mức độ khái quát
tại ngân hàng thương mại và việc thực hiện nghiên cứu về bảo đảm tiền vay là một khía cạnh
trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
hoặc chỉ nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, nghiệp vụ. Hiện nay nước ta đang từng bước hội
nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, cơ chế kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường,
Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế lớn. Do đó nhiều quy định
pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế cần phải được điều chỉnh phù hợp với tình hình
mới, pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và pháp luật về bảo đảm tiền vay cũng
không nằm ngoài yêu cầu đó.
Tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm
tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội”,
tuy không phải là đề tài hoàn toàn mới nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự và vẫn là sự cần

thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn và là một trong những vấn đề
đang rất được quan tâm, đây là vấn đề cần được các ngân hàng thương mại và Ngân hàng
Nhà nước cùng quan tâm, chia sẻ những quan điểm và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong
hoạt động tín dụng của từng tổ chức tín dụng cũng như của cả hệ thống ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay của
ngân hàng thương mại.
- Hệ thống hoá những quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay.


- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung
và bằng tài sản nói riêng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Hà Nội.
- Nêu ra các giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung, trên
địa bàn Hà Nội nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo đảm
tiền vay của các NHTM tại Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra những bất cập và giải pháp liên
quan đến pháp luật về bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân
hàng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay ở Việt
Nam nói chung và đi sâu phân tích các quy định về bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp,
bảo lãnh nói riêng, các văn bản cụ thể hoá các quy định này tại các NHTM và các biện pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Quá trình phân tích gắn với thực tiễn hoạt động
của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội thời gian từ năm 2001 đến năm 2006.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ phương pháp luận duy vật
biện chứng đến các phương pháp nghiên cứu cụ thể như điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân

tích, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
- Các lý luận liên quan đến hoạt động ngân hàng đã được tổng hợp, đúc kết sẽ được sử
dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với vận dụng kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học có liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại để làm sâu sắc thêm
các luận điểm.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của bảo đảm tiền vay như khái niệm, đặc điểm,
vai trò, bản chất, chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay, thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm
tiền vay của các ngân hàng thương mại tại địa bàn Thành phố Hà Nội, thông qua đó đưa ra


các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay.
- Những kiến nghị, đề xuất cụ thể của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về ngân
hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn
xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần vào việc hoạch định chính sách tiền tệ,
quản lý hoạt động ngân hàng nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, kết luận, danh mục văn bản
pháp luật và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại.
Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay
của các ngân hàng thương mại tại Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Hà Nội.

References
Văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2003.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2006.
3. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
4. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
5. Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/ 2004/QH11
ngày 15/6/2004.
7. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.


8. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay
của các tổ chức tín dụng.
9. Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch
bảo đảm.
10. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng
thực.
11. Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
12. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
13. Thông tư

liên

tịch

số

03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC


ngày

23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín
dụng.
14. Thông tư số 01/2002/TT-BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một
số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo
đảm tại Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và các Chi nhánh.
15. Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay.
16. Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Liên bộ Bộ Tư pháp - Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung
cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
17. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư
pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
18. Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công
chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
19. Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007
hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.
20. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng
Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
21. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.
Văn bản pháp luật nước ngoài


22. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1998.
23. Bộ luật Dân sự - Thương mại Thái Lan. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

năm 1993.
24. Luật về bảo đảm của Trung Quốc. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
1995.
Sách tham khảo
25. TS. Lê Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2005.
26. TS. Lê Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của
các tổ chức tín dụng (sách chuyên khảo), NXB Tư pháp, năm 2006.
27. GS-TS, Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải, Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất
bản Thống kê, năm 2000.
28. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Hà
Nội, 1995.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công
an Nhân dân, năm 2001.
Các công trình nghiên cứu, bài đăng báo, tài liệu
30. Dương Thị Bình, Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các
TCTD ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006.
31. Trần Luyện, Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, Tạp chí Ngân hàng, số
1,2/2004.
32. Trần Quang Minh, Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2001.
33. Trần Thị Minh Tâm, Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003.
34. Luật sư Đỗ Hồng Thái, Nghị định về giao dịch bảo đảm – một số vấn đề cần được
quan tâm, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2007.
35. Nguyễn Khánh Thắng, Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Tạp chí Ngân hàng, số
5/2006.
36. TS. Lê Thị Thu Thủy, Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 11 tháng 11/2002.



37. Nguyễn Quang Tuyến, Về mối quan hệ giữa các quy định về chuyển quyền sử dụng
đất của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, số 03/2002.
38. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Định hướng thị trường bất động sản, Báo Diễn đàn
doanh nghiệp, 13/3/2006.
39. Ngân hàng Công thương Đống Đa, Báo cáo thường niên năm 2003.
40. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quy trình nhận bảo đảm tài sản hình thành từ
vốn vay hành theo Quyết định 1653/QĐ-NHCT35 ngày 14/9/2006.
41. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quy trình nhận cầm cố thế chấp tài sản của
khách hàng hoặc của bên thứ ba ban hành theo Quyết định 2197/QĐ-NHCT06 ngày
15/12/2006.
42. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hệ
thống NHCT Việt Nam hành theo Quyết định 2269/QĐ-NHCT37 ngày 26/12/2006.
43. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Báo cáo Tổng kết hoạt động
ngân hàng trên địa bàn Hà Nội các năm 2001 – 2006.
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Báo cáo tổng hợp khó khăn
vướng mắc, kiến nghị đối với UBNDTP Hà Nội, năm 2006.
45. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Danh sách các tổ chức tín
dụng trên địa bàn Hà Nội tháng 7/2007.
46. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng sử dụng
cho hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 7/2004.


Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội
Phạm Hùng Thắng
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay (BĐTV) trong hoạt động cho
vay của ngân hàng thương mại (NHTM): khái niệm, đặc điểm hoạt động cho vay, các
nguyên tắc cho vay cơ bản, vai trò của hoạt động cho vay, các loại BĐTV và những
nhân tố tác động đến BĐTV của NHTM. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật
BĐTV trong hoạt động cho vay của các NHTM tại Hà Nội, cũng như đánh giá việc
thực hiện pháp luật về BĐTV trong hoạt động cho vay của các ngân hàng đó. Nêu ra
một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về BĐTV trong
hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội như: về đăng ký giao dịch bảo
đảm, bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai, quyền xử lý tài sản
bảo đảm, nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm, nâng cao chất lượng thẩm định
trước khi cho vay của NHTM, đăng ký quyền sở hữu tài sản, phát triển thị trường bất
động sản đồng bộ, công khai, minh bạch...
Keywords: Bảo đảm tiền vay, Cho vay, Hà Nội, Luật kinh tế, Ngân hàng thương mại

Content
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ đến
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại,
cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, cho vay với những đặc tính riêng có mà trở thành lĩnh vực
hoạt động có nhiều nguy cơ rủi ro nhất trong tổng thể hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng
thương mại. Bảo toàn vốn trong hoạt động cho vay luôn là mối quan tâm hàng đầu, cho vay
phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả, việc bảo toàn được nguồn vốn thông qua các biện pháp


bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại không chỉ là mối quan tâm của ngân hàng với
vai trò là người trực tiếp cho vay mà còn là sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước trong
quản lý điều hành lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Bảo đảm an toàn hoạt động cho vay của ngân

hàng không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả mà đồng
thời có tác dụng tích cực góp phần cho phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Kể từ khi 2 Luật về Ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín
dụng) được ban hành tháng 10/1997, các quy định về bảo đảm tiền vay và liên quan đến bảo
đảm tiền vay đã được ban hành và thực thi đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an
toàn trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, theo sự phát triển kinh tế – xã hội, các quy định về
bảo đảm tiền vay đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là sự đồng bộ trong xử lý các vấn đề liên
quan đến bảo đảm tiền vay nói chung, tài sản bảo đảm nói riêng. Việt Nam đang bước vào
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn có nhiều cơ hội và thách thức đối với hoạt động
của hệ thống ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng vì vậy trong xu hướng phát triển
kinh tế hiện nay, vấn đề về bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại cần phải được
quan tâm ở mức cao hơn.
Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội bảo đảm tiền vay trong hoạt
động cho vay luôn là vấn đề được quan tâm do trên thực tế còn không ít những khó khăn bất
cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay từ khâu công chứng,
chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay đến xử lý tài sản
bảo đảm. Hiện nay tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động chung của ngân hàng
thương mại, vì vậy những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay, trong đó có bảo đảm tiền
vay trong hoạt động cho vay đã có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của
ngân hàng. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Những năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực bảo đảm tiền
vay của các ngân hàng thương mại dưới các góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Trần Thị Minh Tâm, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003; Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay
của các TCTD ở Việt Nam, Dương Thị Bình, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia,
Hà Nội 2006; Hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các Ngân hàng thương



mại Việt Nam, Nguyễn Văn Hưng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
2003; Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Sở Giao dịch Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn việt Nam, Nguyễn Văn Minh, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 2006; Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Trần Quang Minh,
Tạp chí Ngân hàng, số 12/2001; Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, Trần Luyện,
Tạp chí Ngân hàng, số 1,2/2004; Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Nguyễn Khánh Thắng, Tạp
chí Ngân hàng, số 5/2006...
Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân tích việc thực thi các quy định về bảo
đảm tiền vay, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, giao dịch bảo đảm, hoặc nghiên cứu về bảo đảm
tiền vay trong khuôn khổ thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng
của các tổ chức tín dụng. Những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở mức độ khái quát
tại ngân hàng thương mại và việc thực hiện nghiên cứu về bảo đảm tiền vay là một khía cạnh
trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
hoặc chỉ nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, nghiệp vụ. Hiện nay nước ta đang từng bước hội
nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, cơ chế kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường,
Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế lớn. Do đó nhiều quy định
pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế cần phải được điều chỉnh phù hợp với tình hình
mới, pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và pháp luật về bảo đảm tiền vay cũng
không nằm ngoài yêu cầu đó.
Tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm
tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội”,
tuy không phải là đề tài hoàn toàn mới nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự và vẫn là sự cần
thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn và là một trong những vấn đề
đang rất được quan tâm, đây là vấn đề cần được các ngân hàng thương mại và Ngân hàng
Nhà nước cùng quan tâm, chia sẻ những quan điểm và biện pháp để nâng cao hiệu quả trong
hoạt động tín dụng của từng tổ chức tín dụng cũng như của cả hệ thống ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay của

ngân hàng thương mại.
- Hệ thống hoá những quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay.


- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung
và bằng tài sản nói riêng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Hà Nội.
- Nêu ra các giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung, trên
địa bàn Hà Nội nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo đảm
tiền vay của các NHTM tại Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra những bất cập và giải pháp liên
quan đến pháp luật về bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân
hàng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay ở Việt
Nam nói chung và đi sâu phân tích các quy định về bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp,
bảo lãnh nói riêng, các văn bản cụ thể hoá các quy định này tại các NHTM và các biện pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Quá trình phân tích gắn với thực tiễn hoạt động
của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội thời gian từ năm 2001 đến năm 2006.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ phương pháp luận duy vật
biện chứng đến các phương pháp nghiên cứu cụ thể như điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân
tích, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
- Các lý luận liên quan đến hoạt động ngân hàng đã được tổng hợp, đúc kết sẽ được sử
dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với vận dụng kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học có liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại để làm sâu sắc thêm
các luận điểm.
6. Những đóng góp của luận văn

- Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của bảo đảm tiền vay như khái niệm, đặc điểm,
vai trò, bản chất, chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay, thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm
tiền vay của các ngân hàng thương mại tại địa bàn Thành phố Hà Nội, thông qua đó đưa ra


các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay.
- Những kiến nghị, đề xuất cụ thể của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về ngân
hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn
xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần vào việc hoạch định chính sách tiền tệ,
quản lý hoạt động ngân hàng nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, kết luận, danh mục văn bản
pháp luật và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại.
Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay
của các ngân hàng thương mại tại Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Hà Nội.

References
Văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2003.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 2006.
3. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
4. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

5. Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/ 2004/QH11
ngày 15/6/2004.
7. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.


8. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay
của các tổ chức tín dụng.
9. Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch
bảo đảm.
10. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng
thực.
11. Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
12. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
13. Thông tư

liên

tịch

số

03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC

ngày

23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín
dụng.
14. Thông tư số 01/2002/TT-BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một

số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo
đảm tại Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và các Chi nhánh.
15. Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay.
16. Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Liên bộ Bộ Tư pháp - Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung
cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
17. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư
pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
18. Thông tư số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công
chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
19. Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007
hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.
20. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng
Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
21. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.
Văn bản pháp luật nước ngoài


22. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1998.
23. Bộ luật Dân sự - Thương mại Thái Lan. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1993.
24. Luật về bảo đảm của Trung Quốc. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
1995.
Sách tham khảo
25. TS. Lê Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2005.

26. TS. Lê Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của
các tổ chức tín dụng (sách chuyên khảo), NXB Tư pháp, năm 2006.
27. GS-TS, Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải, Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất
bản Thống kê, năm 2000.
28. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Hà
Nội, 1995.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công
an Nhân dân, năm 2001.
Các công trình nghiên cứu, bài đăng báo, tài liệu
30. Dương Thị Bình, Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các
TCTD ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006.
31. Trần Luyện, Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, Tạp chí Ngân hàng, số
1,2/2004.
32. Trần Quang Minh, Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2001.
33. Trần Thị Minh Tâm, Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003.
34. Luật sư Đỗ Hồng Thái, Nghị định về giao dịch bảo đảm – một số vấn đề cần được
quan tâm, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2007.
35. Nguyễn Khánh Thắng, Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Tạp chí Ngân hàng, số
5/2006.
36. TS. Lê Thị Thu Thủy, Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 11 tháng 11/2002.


37. Nguyễn Quang Tuyến, Về mối quan hệ giữa các quy định về chuyển quyền sử dụng
đất của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, số 03/2002.
38. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Định hướng thị trường bất động sản, Báo Diễn đàn
doanh nghiệp, 13/3/2006.
39. Ngân hàng Công thương Đống Đa, Báo cáo thường niên năm 2003.

40. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quy trình nhận bảo đảm tài sản hình thành từ
vốn vay hành theo Quyết định 1653/QĐ-NHCT35 ngày 14/9/2006.
41. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quy trình nhận cầm cố thế chấp tài sản của
khách hàng hoặc của bên thứ ba ban hành theo Quyết định 2197/QĐ-NHCT06 ngày
15/12/2006.
42. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hệ
thống NHCT Việt Nam hành theo Quyết định 2269/QĐ-NHCT37 ngày 26/12/2006.
43. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Báo cáo Tổng kết hoạt động
ngân hàng trên địa bàn Hà Nội các năm 2001 – 2006.
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Báo cáo tổng hợp khó khăn
vướng mắc, kiến nghị đối với UBNDTP Hà Nội, năm 2006.
45. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Danh sách các tổ chức tín
dụng trên địa bàn Hà Nội tháng 7/2007.
46. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng sử dụng
cho hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 7/2004.



×