Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài tiểu luận đề tài Xuất khẩu điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa: CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
Bộ môn: Quản lý chất lượng nông sản
thực phẩm
..................................

BÀI TIỂU LUẬN
Tên đề tài:

XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Huế
Sinh viên thực hiện:







Hoàng Gia Trí
La Thanh Hưng
Trương Thị Uyên
Trần Quốc Hòa
Hồ Tấn Hoàng
Lê Thừa Hiếu

f

HUẾ , 11/2016



ĐẶT VẤN ĐỀ


Việt Nam, một đất nước mang khí hậu nhiệt đới gió mùa vô cùng thích hợp để
trồng những loại cây nông sản thực phẩm, chúng ta có thể thấy sự đa dạng và phong
phú về các loại nông sản thực phẩm ở thị trường Việt Nam. Chính vì sự dồi dào đó đã
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho người tiêu dùng trong nước bên cạnh đó nước ta
cũng đã đẩy mạnh việc xuất khẩu ra thị trường thế giới ,đem về một nguồn lợi nhuận
cao cũng như quảng báo được nền nông nghiệp phong phú của nước nhà.
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra những triển vọng lớn, cùng với chính
sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu
phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam
chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó hạt điều được coi là một trong mười nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường thế giới hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng, chiếm
1/6 thị phần hạt điều thế giới. Việt Nam chiếm vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hạt
điều, chiếm vị trí thứ 3 thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận
lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu,
góp phần tăng ngân sách Nhà nước.

I.
1.

HẠT ĐIỀU
Nguồn gốc của cây điều, hạt điều


Cây điều, hạt điều có nguồn gốc từ Braxin đây là loại cây mọc tự nhiên mục

địch chính là để chống sói mòn đất. Người Bồ Đào Nha trồng và đưa đến Đông
Phi, Tây Phi và Ấn Độ đây cũng là nơi tiêu thụ hạt điều nhiều nhất thế giới. Hạt
điều có từ thế kỷ XV-XVI phát triển đến nay đã có vị trí không thể thay thế trê thị
trường nông sản thế giới.
Sản lượng hạt điều tiêu thụ mạnh trên toàn thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai. Chỉ đứng sau hạt hạnh nhân và hạt óc chó. Nhiều nghiên cứu khoa học đã
chứng minh được hạt điều có nhiều chất dinh dưỡng có lợi mà còn chữa được một
số bệnh giúp nâng cao sức đề kháng.
 Điều ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây điều được trồng ở Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Nhưng hai khu vực chủ lực là Bình Phước và Đồng Nai đây
là vùng có chất lượng cũng như sản lượng cao nhất.
1.1 Phân bố
Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cậxích đạo,
nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ
là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu về sản lượng điều thô và
nhân điều chế biến. Tổng sản lượng điều thô toàn thế giới từ 1,575 - 1,600 ngàn
tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30%. Tiếp theo là Brazin,
Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin,
Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya; mỗi năm các nước châu Phi cũng đóng
góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới.
Cây điều có thể sinh trưởng phát triển từ vĩ độ 250 Bắc đến 250 Nam nhưng vùng
sản xuất chủ yếu từ vĩ độ 150 Bắc đến 150 Nam. Độ cao so với mặt nước biển của
vùng đất trồng phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu vùng khí hậu. Độ cao thích
hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển. Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng
không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây điều. Cây điều có thể sống từ
50C – 450C nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là khoảng 270C. Điều có thể
thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 400 mm – 5000 mm, thích hợp
nhất là từ 1000 mm – 2000 mm. Đối với cây điều, sự phân bố lượng mưa (mùa)
quan trọng hơn lượng mưa. Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để

phân hóa mầm hoa. Do đó khí hậu hai mùa mưa và khô hạn riêng biệt, trong đó
mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự ra hoa đậu quả của cây


điều. Ẩm độ tương đối ít ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát triển của cây điều,
tuy nhiên ẩm độ tương đối cao trong thời kỳ ra hoa có thể làm cho bệnh thán thư
và bọ xít muỗi gia tăng trong khi đó ẩm độ tương đối thấp kết hợp với gió nóng sẽ
gây khô bông và rụng quả non. Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu
chất hữu cơ, pH từ 6,3 – 7,3 và thoát nước tốt. Cây điều không thích hợp với các
loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn, hay đất có tầng canh tác mỏng.
1.2

Phân loại

Các loại Hạt điều nhân được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế dựa vào 3 tiêu chí
chính : Hình dạng hạt nguyên hay bể vỡ, Kích cỡ và Màu sắc. Từ đó mới phân chia
thành nhiều loại với các kí hiệu quy ước khác nhau.

Hạt điều còn nguyên, không kể màu sắc, chỉ tính theo kích cỡ. Do hạt to nhỏ khác
nhau nên trọng lượng cũng khác nhau, dẫn đến số lượng hạt trên một đơn vị khối
lượng cũng khác nhau. Hiệp hội hạt điều quy ước số lượng hạt đếm được trên một
pound hay 454 gram. Các loại hạt điều theo kích cỡ:
Hạt điều loại W180 : Cỡ Vua (King of Cashew), từ 170 đến 180 hạt.


Hạt điều loại W210 : Cỡ Lớn (Jumbo), 200 – 210 hạt.
Hạt điều loại W240 : Cỡ lớn vừa 220 – 240 hạt.
Hạt điều loại W320 : Cỡ vừa (cỡ trung) 300 – 320 hạt.
Hạt điều loại W450 : Cỡ nhỏ vừa 400 – 450 hạt.
Hạt điều loại W500 : Cỡ nhỏ 450 – 500 hạt.

Kí hiệu W là Wholes, nghĩa là nguyên hạt không bị bể. VD: W500 là loại hạt điều
có cùng kích cỡ, đem ra cân được 454gram thì thấy có khoảng từ 450 hạt đến 500
hạt. Như vậy, kí hiệu W500 còn được hiểu là có tối đa 500 hạt trên 1 pound. Thật
dễ hiểu, đúng không nào?!
Ở Việt Nam chúng ta hay mua nửa ký hoặc 1 kg, nên số lượng hạt sẽ khác một
chút. Nếu chưa có kinh nghiệm chỉ có cách ngồi đếm số hạt thì biết đó là loại hạt
điều nào ngay. Hơn nữa hạt điều Bình Phước chính gốc hạt nhỏ, loại W450 hoặc
W500. Mấy loại khác là nhập khẩu từ các nước khác rồi chế biến lại để xuất khẩu.
Loại hạt nguyên sau khi rang, sấy thì màu vẫn trắng hay đã ngả vàng, tức độ khô
tăng, độ ẩm giảm người ta thêm kí hiệu W (White) hoặc S (Scorched) vào. Thông
thường nếu để W500 nghĩa là White Wholes chứ không nhất thiết phải ghi
WW500. Thêm S vào sẽ có các loại SW.


Mức độ hạt điều bị bể vỡ sau khi rang, người ta phân loại hạt điều bể
vỡ theo kí hiệu sau:
- W (Wholes) Nguyên hạt
- S (Splits) Tách 2 nửa
- B (Butts) Vỡ đôi
- P (Pieces) Mảnh vỡ
- LWP (Large White Pieces) Mảnh vỡ lớn
- SWP (Small White Pieces) Mảnh vỡ nhỏ
- BB (Baby Bits) Vỡ vụn

Còn một kí hiệu nữa là D (Dessert) là mấy loại hạt điều bị nám, sâu ăn, nhìn không
đẹp. Loại này vẫn có nguyên hạt trắng, vàng, bể vỡ.
Các giống điều mới gồm: BP18, BP27, BP43, BP68, BP89. Tất cả 5 loại trên đều
có nguồn gốc giống điều địa phương được trồng bằng hạt tại các huyện trên địa
bàn tỉnh Bình Phước. Tuổi thọ của 5 giống trên từ 12 đến 22 tuổi. Năng suất từ 50
kg đến 73 kg/cây. Trọng lượng hạt đạt từ 135 đến 169 hạt/1kg. Tỷ lệ nhân đạt từ

31,2% đến 34,2%.


Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây Điều (trung tâm Điều) thuộc Viện Khoa
học Kỹ thuất Nông nghiệp miền Nam (IAS) đã chọn tạo, phát triển thành công và
cung cấp cho sản xuất 3 giống điều mới: PN1; AB29 và AB05-08. Đây là những
giống điều có năng suất và chất lượng cao có khả năng chống chịu được với thời
tiết bất thuận (biến đổi khí hậu) nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, sản
lượng và thu nhập cho nông dân trồng điều, đáp ứng mục tiêu xuất khẩu của ngành
điều Việt nam.
Giống điều PN1 được công nhận giống sản xuất thử tại Quyết định số 3492
QĐ/BNN-KHCN, ngày 9/9/1999. Hiện nay Trung tâm Điều hoàn tất hồ sơ khoa
học trình Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận chính thức giống
điều PN1 và công nhận sản xuất thử cho 2 giống điều AB29 và AB05-08.
Giống điều PN1. Lá non màu tím, lá già non màu xanh đậm, khi chín màu vàng;
hạt non màu tím, khi chín màu xám trắng, vỏ mỏng; năng suất hạt: 2.500- 3.000
kg/ha, kích cỡ hạt 160 – 180 hạt/kg; tỷ lệ nhân đạt 26 – 28%. Giống PN1 có khả
năng thích nghi rộng tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Cây đầu dòng PN1

Chùm quả PN1

Giống điều AB 29. Lá non màu xanh nhạt, phiến lá lớn hình bầu dục; quả non màu
xanh, khi chín màu vàng; hạt non màu xanh, khi chín màu xám trắng, vỏ mỏng,
phát cành mạnh; tán dày và đều; ra hoa không cách năm; 10-15 quả/chùm; năng
suất hạt từ 3.500- 4.500 kg/ha; tỷ lệ nhân từ 30%-32%; kích cỡ hạt: 140-150
hạt/kg; phát chồi mạnh, thu được nhiều chồi ghép có khả năng nhân giống vô tính
cao.



Giống điều AB05- 08. Lá non màu xanh, phiến lá lớn hình bầu dục và hơi xoắn,
xanh đậm; quả non màu xanh, khi chín màu đỏ; hạt non màu xanh, khi chín màu
xám xanh, vỏ mỏng; thân thấp, phát cành mạnh. Tán dày, quả đậu thành chùm 1015 quả; năng suất hạt: 3.000- 4.000 kg/ha; tỷ lệ nhân: 29% - 32% ; kích cỡ hạt:
140-150 hạt/kg.
+ Nhược điểm: cây phát chồi yếu do thời gian ra hoa kéo dài. (rất ít mắt ghép để
sản xuất giống ghép).

Cây đầu dòng AB29

Lá, quả và hạt AB29

Cây đầu dòng AB05-08

Lá, quả và hạt AB05-08

Từ kết quả nghiên cứu chọn tạo giống và quy trình kỹ thuật canh tác điều, Trung
tâm Điều đã hỗ trợ nông dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng
Tàu để trình diễn giống điều mới có năng suất và triển vọng như PN1, AB29 và


AB05-08. Kết quả được ghi nhận tại 8 hộ nông dân, năng suất thấp nhất 1,4 tấn /ha
và cao nhất 5 tấn /ha.
2. Đặc điểm sinh thái của cây điều
Cây điều dễ trồng, vốn đầu tư thấp, tính chịu hạn cao vừa có giá trị thực
phẩm, vừa sản xuất được dầu điều, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Phát triển diện tích điều ở những vùng có điều kiện, kết hợp cải tạo, thâm canh
vườn điều hiện có với trồng mới, giải quyết việc làm. Ðó là những hướng rất phù
hợp điều kiện phát triển của nước ta.
Cây điều trồng được ở bốn vùng sinh thái nông nghiệp: Ðông Nam Bộ, Tây

Nguyên, duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; trong đó riêng diện
tích điều ở Ðông Nam Bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc. Cây điều trồng
được trên ba nhóm đất chính là: đất đỏ vàng (76%), đất xám (20%) và đất cát biển
(4%). Từ sau năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép
trồng khu vực hóa mười giống điều như PN1, LG1, MH4/5, MH5/4 v.v. được nhân
giống bằng phương pháp ghép, cho năng suất 2-3 tấn/ha ở nhiều tỉnh của Ðông
Nam Bộ. Hàng chục giống điều mới khác có năng suất, chất lượng cao hơn so với
giống điều nêu trên được tuyển chọn mới từ trong nước hoặc nhập nội được chuẩn
bị đưa ra sản xuất. Với chiều hướng phát triển như vậy, năng suất vườn điều Việt
Nam có điều kiện vươn lên đứng hàng đầu thế giới.

II.
1.

XUẤT KHẨU ĐIỀU

Vai trò sản xuất và xuất khẩu của hạt điều đối với nền kinh tế quốc dân


Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất
khẩu điều cũng như với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam
mang lại lợi ích đến nền kinh tế quốc dân.









Thứ nhất: giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cây
điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho
cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Giúp xóa đói giảm nghèo cho
người dân.
Thứ hai: Mang lại thu nhập ngoại tệ cho quốc gia, trước tình trạng khang hiếm
ngoại tệ như hiện nay. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu nhân điều đạt kinh ngạch
850 triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD
tiếp tục dẫn đầu thế giới.
Thứ ba: Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Việc xuất khẩu nhân điều giữ vị
trí quan trọng số một, với nguồn thu ngoại tệ lớn đồng nghĩa với việc đóng góp
vào ngân sách nhà nước cũng tăng cao.
Thứ tư: Việc phát triển của ngành tạo ra thúc đẩy phát triển cho các lĩnh vực
khác trong ngành kinh tế quốc dân như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm…
2.


Thực trạng và tình hình xuất khẩu
Thế giới

Hạt điều được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, trong năm 2015, hầu hết việc sản xuất hạt điều diễn ra tập trung tại 4 khu
vực: Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Phi và Bra-xin.

Các khu vực sản xuất hạt điều chính trên thế giới (đánh dấu màu cam)


Trong năm 2015, sản lượng hạt điều tươi của khu vực Tây Phi và Đông Nam Á
đều đạt 1,5 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng thế giới. Trong khi đó, do
diện tích đất trồng hạt điều ngày càng già và nhiễm sâu bệnh, sản lượng mặt hàng
này của Đông Phi và Bra-xin đang giảm mạnh. Điều này khiến các giống cây lai

tạo ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Thị phần sản xuất hạt điều theo khu vực trong năm 2015


Do không có số liệu chính thức của hầu hết các nước sản xuất hạt điều
nên việc thống kê sản lượng hạt điều trên toàn thế giới khó có thể thực hiện
được. Ví dụ, theo ước tính của Hội đồng thúc đẩy xuất khẩu hạt điều của Ấn
Độ, sản lượng hạt điều của nước này trong năm 2015 đạt khoảng 850.000
tấn. Trong khi đó, theo các công ty trong ngành công nghiệp hạt điều, con số
này chỉ nằm trong khoảng từ 700.000 đến 725.000 tấn. Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn Việt Nam công bố mức sản lượng chỉ đạt từ 300.000350.000 tấn/năm. Trong khi đó, các nhà phân tích trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu cho biết sản lượng thực tế phải đạt từ 600.000-700.000 tấn/năm. Kể cả
cơ sở dữ liệu nông nghiệp của Tổ chức lương thực thế giới (FAOSTAT) cũng
đang cung cấp những con số không chính xác về sản lượng hạt điều của một
số quốc gia chủ lực như Việt Nam và Nigeria.
Sản lượng hạt điều tại các nước sản xuất chủ lực trong niên vụ 2014/15
Đơn vị: tấn

Sản lượng hạt điều chế biến tại 3 nước chủ lực trong năm 2015
Đơn vị: tấn


Nguồn: Tổ chức thương mại quốc tế và phát triển bền vững RONGEAD

Sản lượng hạt điều thế giới được chế biến tại các nước khác trong năm 2015
Đơn vị: tấn

Nguồn: Tổ chức thương mại quốc tế và phát triển bền vững RONGEAD

Ước tính sản lượng tiêu thụ không gặp nhiều khó khăn do hầu hết các nước tiêu

thụ hạt điều chủ lực không phải là nước sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có sản lượng tiêu


thụ hạt điều của thị trường Ấn Độ, Việt Nam và Bra-xin là khó ước tính hơn do
cùng một lúc trên các thị trường này diễn ra cả ba hoạt động: sản xuất, chế biến và
tiêu thụ.
Tiêu thụ hạt điều tại 5 nước chủ lực trong năm 2015
Đơn vị: tấn



Việt Nam

Cây điều bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở
nước ta mới chỉ trong vòng 20 năm nay. Ðặc biệt, trong sáu năm qua kể từ khi có
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển điều đến năm 2010,
ngành sản xuất điều đã phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng
điều thô, nhân điều và kim ngạch xuất khẩu.
Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng việc khai thác tiềm năng
kinh tế của cây điều ở Việt Nam thực sự khởi đầu từ thập niên 80, người dân
được khuyến khích trồng điều lấy hạt xuất khẩu. Năm 1975 Việt Nam mới có
500 ha điều (nghiên cứu ứng dụng cho ngành lâm nghiệp), năm 1995 có 190.300
ha và năm 2005 đã đạt 433.000 ha (tăng hơn 800 lần so với năm 1975); năng
suất đạt 1,06 tấn/ha (tăng hai lần so với giai đoạn 1995-2000); sản lượng hạt
điều đạt 350.000 tấn. Năm 1988, Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn
nhân điều. Ðến năm 2005 nước ta đã có hơn 200 nhà máy chế biến với tổng


công suất khoảng 600.000 tấn hạt điều nguyên liệu/năm, xuất khẩu được
110.000 tấn nhân điều thô, giá trị kim ngạch là 500 triệu USD, đứng hàng thứ

hai trên thế giới về nhân điều thô xuất khẩu.









Hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó
có 3 thị trường đạt trên 100 triệu USD trong 8 tháng đầu năm, đó là: Hoa Kỳ
596,5 triệu USD (chiếm 36,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của
cả nước; tăng 5,2% so với cùng kỳ); Trung Quốc 229,7 triệu USD (chiếm
13%, tăng 19%); Hà Lan 243,3 triệu USD (chiếm 13,7%, tăng 24%).
Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu hạt điều sang đa số các thị
trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2015; trong đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Pháp
(+71%), Pakistan (+221%); Ấn Độ (+100%), Philippines (+91%). Ngược lại,
xuất khẩu giảm mạnh ở mức 2 con số ở các thị trường như: Nam Phi (26,2%); Bỉ (-24%); Nhật Bản (-21,4%); Đài Loan (-15,7%); U.A.E (15,46%).
Việt nam chế biến xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chiếm trên 50% lượng
điều thô chế biến và 42% lượng điều nhân xuất khẩu toàn cầu.
Năm 2016, ngành điều đóng góp 2,86 tỷ USD vào ngành kinh ngạch xuất
khẩu của cả nước, tăng 5,6% về lượng và tăng 18,4% về giá trị so với cùng kì
năm 2015.
Mỹ là thị trường Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang nhất. Trị giá kim ngạch
xuất khẩu hạt điều chiếm 1,16% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa Việt Nam
xuất khẩu sang Mỹ năm 2016.





Tại thị trường trong nước, giá hạt điều thô nguyên liệu tại Bình Phước đang
tăng kỷ lục, chạm mốc 50.000 đồng/kg, tăng trên 10.000 - 15.000 đồng/kg so
với các vụ trước và dự báo còn tăng thêm, trong khi hiện các nhà máy khan
hiếm nhưng nhà nông không còn hạt điều dự trữ để bán.






ž

Năm nay, do ảnh hưởng hạn hán khắc nghiệt làm giảm 40% năng suất mùa
điều 2015-2016, trong khi nhu cầu nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế
biến xuất khẩu hạt điều vẫn tăng trưởng mạnh, khiến thị trường nguyên liệu
điều thô cung ứng bị khan hiếm. Hiện, nguồn cung hạn chế và giá điều nhập
khẩu ở mức cao, nhưng nhà nông đã bán hết điều ngay từ đầu vụ.
Theo các chuyên gia, hiện nhu cầu hạt điều thế giới tăng mạnh, thị trường
ngày càng ưa chuộng hạt điều của Việt Nam. Sản phẩm hạt điều là mặt hàng
nông sản xuất khẩu đang có đầu ra tốt trong bối cảnh nhiều nông sản xuất
khẩu chủ lực khác vẫn còn đối mặt với khó khăn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu
năm 2016, cả nước đã xuất khẩu được 226.540 tấn điều nhân các loại, đạt
kim ngạch 1,77 tỷ USD (tăng 5,8% về lượng và tăng 13,6% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm ngoái).

Điều kiện xuất khẩu hạt điều
3.1 Yêu cầu chung

 Không cho phép nhiễm sâu một sống.
 Đóng gói phải phù hợp cho vận chuyển, lưu kho, bảo quản nhân hạt điều:
• Sạch, khô, không thấm, không rò rỉ.
• Đủ chắc chắn để bảo quản tính nguyên vẹn của nhân hạt điều.
 Độ ẩm của nhân hạt điều nên từ 3% - 5% (tham chiếu phương pháp AOAC)
 Nhân hạt điều nêú được đóng gói hút chân không thì không được phép đóng
khối cứng (kiểm soát độ ẩm cuả nhân hạt điều và áp suất hút chân không)
 Nhân hạt điều không được có các vật lạ cứng, nhọn và tóc.
3.2 Chất lượng và phân loại
 Chất lượng loại 1: (Nhân trắng)
• Nhân hạt điều có màu sắc đồng nhất, có thể có trắng, vàng nhạt, ngà
nhạt.
3.




Chất lượng loại 2: (Nhân sém vàng)
• Nhân hạt điều có thể có màu vàng, nâu nhạt, ngà nhạt, xám tro nhạt
hoặc ngà đậm.



Chất lượng loại 3:(Nhân nám)
• Nhân hạt điều có thể màu vàng đậm, nâu, hổ phách hoặc xanh nhạt
đến xanh đậm.
• Nhân nguyên nám nhạt (LBW): Nhân có thể màu nâu nhạt, ngà nhạt,
xám tro nhạt, hoặc ngà đậm. Nhân có thể lốm đốm nâu nhạt hoặc nám
trên bề mặt, miễn là không quá 40% nhân bị ảnh hưởng.




Nhân nguyên nám BW (DW): nhân có thể vàng đậm, nâu, hổ phách,
xanh nhạt hoặc xanh đậm. Nhân có thể nhăn nhẹ, non hoặc lốm đốm
nâu hoặc có nám trên bề mặt miễn là không quá 60% nhân bị ảnh
hưởng.




Chất lượng loại 4: (Nhân đốm rỗ)
• Nhân hạt điều như loại 1 hoặc loại 2, chấp nhận chúng có những lỗ
đốm.

Chất lượng thứ phẩm: (Dessert – Chất lượng sau cùng)
• Nhân hạt điều có thể bị vết dao, sém đậm, nhăn nheo, lốm đốm nâu
đậm, lốm đốm đen, nám hoặc biến màu khác.
3.3 Phân cỡ
 Dưới cấp kích cỡ (Size) đối với nhân nguyên (Whole) không quá 10% trọng
lượng.
 Dưới cấp kích cỡ (Size) liền kề trong loại mảnh vỡ (Pieces) không quá 5%
trọng lượng.
 Số lượng nhân vỡ hoặc mảnh vỡ trong loại nhân nguyên (Whole) không
được vượt quá 10% trọng lượng.
 Số lượng mảnh vỡ trong loại vỡ ngang (Butts) và vỡ dọc (Splits) không
được vượt quá 10% trọng lượng.



4. Thị trường cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều


Sản lượng hạt điều chế biến tại 3 nước chủ lực trong năm 2015
Trong khi đó lượng hạt điều nhân xuất khẩu trong năm 2016 ở Ấn Độ nằm
trong khoảng từ 80.000-85.000 tấn so với mức 111.163 tấn trong năm 2015, giảm
khoảng 23-25%. Còn ở Việt Nam theo số liệu thống kê sơ bộ của tổng cục hải
quan, trong năm 2016 cả nước đã xuất khẩu được 346.844 tấn hạt điều, đạt kim
ngạch 2,8 tỷ USD tăng 5,7% về lượng và tăng 18,3% về kim ngạch so với năm
2015.
Mặc dù hạt điều Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế
giới, nhưng các nhà sản xuất lẫn xuất khẩu điều vẫn đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức. Chẳng hạn giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu do
tỷ lệ thành phẩm so với nguyên liệu cao. Rồi tình trạng tranh mua nguyên liệu vẫn
tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Bên
cạnh đó, tình trạng thiếu lao động cũng là một vấn đề khó khăn của các doanh
nghiệp ngành điều, chưa kể năng suất của người lao động hiện nay vẫn còn thấp do
tính chất của ngành điều là làm thủ công.
Bên cạnh những khó khăn trên, ngành điều cũng đang có những cơ hội thuận
lợi để phát triển và khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Theo nhận định của


một số chuyên gia, nguyên liệu điều của Việt Nam rất tốt, thổ nhưỡng đất đai phù
hợp để cây điều phát triển với năng suất và chất lượng cao. Thậm chí không ít
khách hàng trên thế giới đã yêu cầu mặt hàng điều nhập khẩu vào nước họ phải ghi
rõ xuất xứ từ Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay chúng ta cũng đã có một số nhà máy
lớn đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh với nước ngoài với mức sản xuất chiếm 25% trên
tổng thị phần xuất khẩu điều của cả nước.
Ngoài ra công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là “báu vật”, “bí kíp” vì đã
góp phần vào sự thành công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại
đây, làm cho những quốc gia có ngành sản xuất chế biến điều trước chúng ta hàng
trăm năm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ chỗ xuất hạt điều thô giá

trị thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia chế biến nhân điều đứng thứ 2
thế giới và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới. Công nghệ chế biến điều Việt
Nam là điều mà không chỉ các quốc gia có nền chế biến lâu đời như Ấn Độ và
Brazil mà kể cả cộng đồng các quốc gia có trồng điều ở châu Phi, vốn từ trước đến
nay chỉ tập trung xuất khẩu điều thô, rất quan tâm. Kể từ năm 2006, rất nhiều đoàn
khảo sát từ Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Mozambique, Tanzania… đã đến Việt
Nam để tìm hiểu về công nghệ này.
5. Hạn chế
Tuy là nước xuất khẩu nhân điều đứng vị trí số 1 thế giới, nhưng hàng năm Việt
Nam phải nhập khẩu một số lượng điều thô đáng kể đáp ứng công suất chế biến
ngày càng tăng. Với diện tích điều hiện có và sản lượng điều thô khoảng 350 nghìn
tấn, mới đáp ứng 60% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến điều. Do đó, hàng
năm Việt Nam phải nhập thêm từ các nước trên dưới 250 nghìn tấn điều thô cho
chế biến. Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải nhập tới hơn 40% lượng
điều thô. Trong khi đó, tiềm năng trồng điều trong nước không nhỏ, và một số nơi,
người nông dân đã phải chặt bỏ cây điều.
Nghành điều thế giới bắt đầu hồi phục trở lại nhưng những yếu tố bất lợi về mùa
vụ, sản lượng điều thô và sự biến động cảu giá cả điều thô sẽ gây những bất lợi cho
ngành điều Việt Nam. Trong đó khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu điều thô
cho chế biến xuất khẩu thiếu và bấp bênh. Bên cạnh đó, thiếu lao động khâu chế
biến điều và chi phí đầu vào từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến , bảo quản tăng
cũng là một trong những khó khăn thách thức trong thời gian tới.


Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến. Chưa có sự
liên kết, thống nhất giữa các doanh nghiệp nên đã tạo sự cạnh tranh không lành
mạnh.
Sản phẩm hạt điều chế biến mới ở dạng bán thành phẩm, thiếu đa dạng hóa sản
phẩm nên giá trị hàng hóa chưa được nâng cao.
6. Giải pháp và kiến nghị

Các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước đang tiếp tục triển khai nhiều giải
pháp về quy hoạch, sản xuất và chế biến để duy trì vị trí đứng đầu thế giới về xuất
khẩu mặt hàng này.
Việc đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
được ngành điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt Nam
trên thị trường thế giới. Theo Chủ tịch VINACAS, mục tiêu đề ra của ngành điều
đến năm 2020 là giữ diện tích trồng điều từ 315- 350 nghìn ha. Trong đó, tập trung
vùng Đông Nam bộ 180- 200 nghìn ha, Tây Nguyên 90- 100 nghìn ha và Duyên
Hải Nam Trung bộ 25- 30 nghìn ha; sản lượng điều thô cho chế biến 350.000400.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2020.
Để chủ động nguồn điều thô cho các nhà máy chế biến điều xuất khẩu, ngoài
việc tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, ngành điều hướng
đến gắn với vùng nguyên liệu Campuchia và có thể cả Lào để hình thành vùng
nguyên liệu chung 3 nước, phấn đấu đến năm 2020 đạt diện tích 600 nghìn ha.
Trong đó, Việt Nam khoảng 300 nghìn ha, Campuchia 250 nghìn ha và Lào khoảng
50 nghìn ha, với sản lượng 1,2- 1,4 tấn/ha (hiện chỉ đạt gần 1 tấn/ha).
Tiếp tục thực hiện chương trình giống điều quốc gia, thành lập Viện Nghiên cứu
điều Việt Nam với 3 Trung tâm ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam
Trung bộ nhằm phát triển giống điều quốc gia đến năm 2020 theo hướng 26 năng
suất cao, chất lượng hạt tốt.
Hiện ngành điều hướng đến tuyển chọn, lai tạo và đưa vào sản xuất nhiều
giống điều cho năng suất cao 2,5- 3 tấn/ha, hạt to làm tăng tỷ lệ nhân từ 27- 34%
như giống PN1, CH1, LG1, còn tập đoàn giống MH có khả năng cho năng suất 34 tấn/ha; thành công trong việc sản xuất giống điều ghép cho chất lượng cao, giúp
giá thành giảm từ 10 nghìn đ/cây xuống chỉ còn 4- 5 nghìn đồng/cây. Ngành điều


cũng sẽ hình thành bốn trung tâm chế biến xuất nhập khẩu điều lớn của toàn quốc
trên cơ sở tổ chức hoạt động hiệu quả nhóm 20 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều
hàng đầu Việt Nam hiện nay hướng đến chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, GMP để đưa uy tín hạt điều VN ngày
càng cao trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, VINACAS sẽ nghiên cứu phối hợp

với các đơn vị hội viên sản xuất máy móc thiết bị của ngành điều đề xuất đề án
phân loại nhân điều xuất khẩu bằng máy tự động và đề án sản xuất dầu vỏ hạt điều
xuất khẩu.
Tiến tới xây dựng thương hiệu điều "made in Vietnam " cho các sản phẩm điều
có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2..
Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất- thu mua- chế
biến- bảo quản- tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật
về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất 27
lượng sản phẩm.
Yếu tố quan trọng nhất để đạt mục tiêu năm 2020 là 2,5 tỷ USD là nguồn vốn
tín dụng của ngân hàng phục vụ cho sản xuất, thu mua, chế biến xuất khẩu điều
phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng
thương mại cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho doanh nghiệp; ban hành nhiều
chính sách hỗ trợ xuất khẩu tốt hơn nữa như giảm lãi suất cho vay và những điều
kiện cho vay đối với doanh nghiệp điều để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Ngoài ra, cũng đề nghị Nhà nước có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
ngành điều đầu tư phát triển chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.

KẾT LUẬN


Điều là một trong sáu mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu
của Việt nam. Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu
ngoại tệ, xuất khẩu điều cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt
Nam mang lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Trong xu hướng hội nhập kinh
tế sâu rộng như hiện nay, nghành điều Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội
cũng nhưu thách thức, đòi hỏi cần phải có những bước đi tích cực để có thể tiếp tục
giữ vững vị trí số một của mình trên thị trường thế giới. Những khó khăn, thách
thức khách quan cũng như trong nội bộ ngành như: vấn đề về nguồn cung điều thô,

chất lượng sản phẩm hay thương hiệu,... cần phải được nhà nước, chính phủ, cơ
quan chức năng và các doanh nghiệp tập trung giải quyết, nếu không chắc chắn thị
phần điều của Việt Nam sớm muộn sẽ bị các nước như Ấn Độ, Brazil rút ngắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>route=common/news/details&news_id=683 HIỆP HỘI ĐIỀU VIỆT
NAM


2.

/>

×