Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thực hiện nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 100 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; Kế
hoạch 03-KH/TW, ngày 01/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị
07, ngày 24/6/2011 của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Công văn 48-CV/ĐUK; Kế
hoạch 50/KH-ĐHBL, ngày 22/02/2012 “Thực hiện nhiệm vụ tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Công đoàn
Trường Đại học Bạc Liêu ra Nội san chuyên đề viết về những bài học tâm đắc
nhất trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Mục đích của chuyên đề này là:
- Nâng cao công tác giáo dục cho CBCCVC-Lao động trong trường,
chuyển hóa cuộc vận động gắn liền với hoạt động phong trào, tạo ra sự thống
nhất trong nhận thức và chuyển biến trong hành động của CBCCVC-LĐ.
- Nhằm kịp thời phát hiện và tuyên truyền sâu rộng trong CBCCVC-LĐ
về các tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác trên các lĩnh vực đời sống xã hội;
tạo điều kiện để các cá nhân bộc lộ những khả năng, sở trường của bản thân qua
đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức học hỏi noi gương người
tốt, việc tốt, không ngừng phấn đấu rèn luyện theo lí tưởng của Bác Hồ.
Nội dung của chuyên đề:
- Viết về những bài học tâm đắc nhất trong việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, những việc làm cụ thể của bản thân trong việc
thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
- Viết về những cảm nhận sâu sắc của CBCCVC-LĐ về chuẩn mực đạo
đức trong nghề nghiệp theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
CBCCVC-LĐ Trường Đại học Bạc Liêu đã hưởng ứng nhiệt tình viết bài
cho chuyên đề này, có những cán bộ gửi về Nội san hai, ba bài. Nhìn chung
nhiều bài viết đạt yêu cầu theo nội dung chuyên đề, có bài viết còn nặng về kể
lại câu chuyện tấm gương của Bác, chưa phân tích sâu sắc cảm nhận, tâm đắc
của mình qua câu chuyện đó, chưa làm rõ học được những gì và phấn đấu làm
theo Bác như thế nào.




Nội san này xin giới thiệu những bài viết đạt yêu cầu của chuyên đề. Có
những cán bộ viết hai, ba bài đều đạt theo yêu cầu nhưng do khuôn khổ của Nội
san chỉ đăng một bài, dành đăng những bài của cán bộ khác.
Bài viết “Bóng cả” của Phan Thảo Ly, cán bộ Phòng Đào tạo là một truyện
ngắn hay viết trên câu chuyện có thật trong gia đình của tác giả. Truyện viết về
một người dì của tác giả đi hoạt động cách mạng, phấn đấu theo con đường Bác
Hồ đã chọn, học tập và làm theo tấm gương sống giản dị của Bác. Tấm gương
ấy đã tác động mạnh mẽ đến cán bộ Phan Thảo Ly. Tác giả học tập theo tấm
gương Bác khi có một tấm gương soi rọi ngay trong gia đình của mình. Truyện
viết thật cảm động, sâu sắc.
Nguyễn Thị Minh Trang, Giảng viên Khoa Sư phạm, viết bài “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục”. Bài viết có hai nội
dung: Tư tưởng đạo đứcHồ Chí Minh về đạo đức và vận dưng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục. Tác giả nhấn mạnh: nhà
giáo phải tự trau dồi phẩm chất đạo đức của mình, hết lòng phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đoàn kết, thương yêu học trò,
yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bài viết “Học tập Phong cách Hồ Chí Minh” của giảng viên Nguyễn Thị
Kiều, Khoa Nông nghiệp, đã nêu rõ “Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện tư
tưởng đạo đức, nhân cách, phương pháp làm việc của Người, là một chỉnh thể,
tạo thành một hệ thống với những thể hiện quan trọng nhất là phong cách tư
duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách
sinh hoạt, …”. Giảng viên tâm đắc phong cách của Bác qua hai câu chuyện: “
Thời gian quý báu lắm”, “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền”. Tác giả rút
ra nhiều bài học, nguyện làm theo những điều tâm đắc đó.
Nguyễn Văn Út, giảng viên Khoa Sư phạm, với bài viết: “Cảm nhận về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thông qua câu chuyện “Chủ tịch nước cũng
không có đặc quyền”, cho thấy Bác rất tuân theo mọi quy định và lề lối đặt ra,

dù mình ở cương vị cao nhất nước. Học Bác, tác giả bài viết tâm niệm “Luôn
tôn trọng và hòa đồng cùng đồng nghiệp, học hỏi nhau để cùng phấn đấu, tiến
bộ. Trong giảng dạy trên lớp cũng thế, tôi luôn đối xử công bằng, nhiệt tình giúp
đỡ đối với tất cả các em sinh viên. Mặc dù các em là học trò của mình nhưng
cũng cần phải tôn trọng lẫn nhau”.
Bài viết “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của
giảng viên Nguyễn Kiều Nương, Khoa Sư phạm rất tâm đắc câu chuyện kể về
Bác “Thời gian quý báu lắm”. Giảng viên dặn lòng “Mỗi khi làm việc gì tôi
2


cũng cố gắng làm cho thật hiệu quả, làm đúng giờ, đúng việc, không vừa làm,
vừa chơi. Mỗi ngày, mọi người đều tất bật chạy đua với thời gian, nên tôi cảm
thấy ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả quỹ thời gian, và tránh để không lãng phí
thời gian”.
Giảng viên Nguyễn Thị Nương, Khoa Sư phạm, học tập tấm gương đạo
đức Hồ chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người” qua những câu chuyện Bác tham gia trồng cây cùng với nhân dân trong
dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù bài viết chưa liên hệ, học tập, làm theo Bác những
gì, nhưng đã đưa ra những cảm nhận sâu sắc về lợi ích việc trồng cây mà Bác
Hồ đã phát động.
Bài viết: “Bài học từ đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh - một tấm gương sáng ngời về đạo đức”, của Nguyễn Hữu Lợi, giảng viên
Bộ môn Lý luận-chính trị đã cảm nhận sâu sắc về đức tính khiêm tốn, giản dị
của Bác. Giảng viên thấy rằng, học tập và làm theo Bác: “Trong cuộc sống cũng
như công việc, tôi xem hai đức tính giản dị và khiêm tốn là hai đức tính rất quan
trọng và không thể thiếu ở một cán bộ viên chức Nhà nước. Giản dị, khiêm tốn
là phải biết ăn mặc đẹp, lịch sự, sạch sẽ, hợp dáng, không cầu kì, không khoa
trương trong mọi hoàn cảnh, luôn cầu tiến, ham học hỏi, ứng xử đúng quy định
về văn hoá trong môi trường giáo dục thông qua những quy định, quy chế trong

nội quy trường học” .
Trần Thị Ngọc Diễm, giảng viên Khoa Sư phạm cảm nhận sâu sắc về câu
chuyện “Ba chữ đinh” của Bác. Tác giả bài viết phân tích sâu sắc bài học qua
câu chuyện, đồng thời rút ra bài học riêng cho bản thân mình, nguyện làm theo
học và làm theo Bác: “Bản thân tôi là một giáo viên, tôi cũng nhận được một bài
học tâm đắc qua câu chuyện. Nghề giáo là nghề ươm mầm cho bao thế hệ trẻ. Vì
vậy, nó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải luôn có tâm với công việc của mình. Luôn cẩn
trọng từ lời ăn tiếng nói đến câu chữ thể hiện”.
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh qua câu chuyện “Bác nghĩ tới mọi người”
của cán bộ Lưu Viết Chất Phòng Hành chính-Quản trị đã tâm đắc sâu sắc về tình
thương của Bác. Tác giả bài viết thấy rằng: “Là một cán bộ, giảng viên hay là
nhân viên của Trường Đại học Bạc Liêu thì càng phải học tập trau dồi nhiều hơn
nữa về tấm gương đạo đức của Bác, không những học tập mà phải có nhiều phần
việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác, và còn phải là một tấm gương sáng
để giáo dục sinh viên trong nhà trường”.
Giảng viên Nguyễn Minh Dũng, Khoa Sư phạm tâm đắc với “Hồ Chí
Minh một đời giản dị, cần mẫn vì nước, vì dân” . Bài viết tuy chưa liên hệ, soi
3


rọi vào bản thân để học hỏi và làm theo như thế nào nhưng cũng đã thấy: “Tôi
rất cảm phục tấm gương một vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi”.
Phạm Thị Lương, giảng viên Khoa Sư phạm với bài viết “Ý nhĩa lớn từ
một câu chuyện nhỏ” đã cảm nhận sâu sắc câu chuyện “Phải chăng lỗi riêng một
cô giáo”. Tác giả bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa câu chuyện, liên hệ bản thân
và quyết tâm: “Tôi luôn ý thức bản thân thực hiện những bài học ý nghĩa từ cuộc
vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi cũng luôn
vận động, nhắc nhở các em sinh viên cần nhận thấy ý nghĩa thực tiễn sâu sắc từ
việc học tập theo gương Bác như việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc
đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, việc tự nguyện, hăng hái trong những công

việc chung của tập thể, việc tôn trọng đúng mực với thầy cô, bạn bè, việc nâng
cao ý thức tự phê bình và phê bình trước lớp”.
Giảng viên Cao Bích Tuyền, Khoa Sư phạm, viết bài “Tôi học được sự
tiết kiệm của Bác”. Bài viết là sự trải lòng về sự ân hận phung phí thời gian và
tiền bạc từ lúc học đại học và cho đến nay khi được soi rọi tấm gương tiết kiệm
của Bác. Giờ đây tác giả bài viết dặn lòng: “Tôi sẽ cố gắng tiết kiệm từ hôm
nay”.
Phạm Quế Nguyên, giảng viên âm nhạc Khoa Sư phạm cảm nhận, tâm
đắc phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh qua các ca khúc được các nhạc sĩ sáng tác
về Bác. Qua các ca khúc này, âm điệu, ý nghĩa lời ca toát lên phẩm chất cao đẹp
của Bác. Giảng viên tâm nguyện “Mãi mãi đi theo con đường Bác đã chọn”,
quyết tâm học tập theo Bác.
Bài viết: Bài học “Vì nước quyên thân, vì dân phục vụ” của giảng viên
Trương Thu Trang Khoa Sư phạm là những điều tâm đắc được rút ra từ tấm
gương suốt đời phục vụ đất nước, dân tộc, nhân dân của Bác. Giảng viên
Trương Thu Trang trăn trở “Nghĩ về Bác, tôi thấm thía biết mấy bài học Vì nước
quên thân, tôi nghĩ nhiều và hiểu nhiều hơn về hai từ “Cống hiến”, làm việc là
phải biết quên mình, biết hi sinh, biết cảm thông và chia sẻ”.
Phạm Trần Thùy Linh, giảng viên Khoa Sư phạm viết bài “Giảng viên
trẻ Khoa Sư phạm học tập và làm theo phong cách sống giản dị của Bác”. Bài
viết nêu bật phong cách giản dị của Bác. Giảng viên thấy rằng “Chúng tôi,
những giảng viên trẻ Khoa Sư phạm Trường Đại học Bạc Liêu lại càng ý thức
sâu sắc về trách nhiệm của bản thân, cần luôn tu dưỡng, rèn luyện trước là để
hoàn thiện phẩm chất đạo đức, sau là để nêu gương và hướng cho các em sinh
viên thân yêu làm theo. Từ những việc làm rất nhỏ như tiết kiệm giấy photo, in
ấn, tiết kiệm điện, tiết kiệm trong ăn uống, sinh hoạt, tiết kiệm thời gian…
4


nhưng đó chính là việc làm thiết thực để góp phần xây dựng đất nước ta “đàng

hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác đã căn dặn.
Giảng viên Nguyễn Phước Hoàng, Khoa Sư phạm tâm đắc câu chuyện
“Thời gian của Bác Hồ”. Từ câu chuyện này, giảng viên cảm nhận sâu sắc sự
quý trọng thời gian của Bác, rút ra bài học cho bản thân. Tác giả bài viết phấn
đấu hoc tập, làm theo Bác: “Bản thân cần phải nỗ lực, cố gắng hết mình để vượt
qua và chiến thắng chính mình. Nếu một ngày thực hiện chưa được thì hai ngày,
hai ngày chưa được thì ba ngày và cứ như thế sự kiên trì nhẫn nại sẽ giúp cho
bản thân biết quý thời gian và sử dụng thời gian được hợp lí, đúng đắn”.
Từ “Câu chuyện về sự phân công” của Bác, Nguyễn Minh Tuấn, giảng
viên Khoa Nông nghiệp có suy nghĩ “Mỗi một cá nhân đảm nhận một vị trí và
nhiệm vụ khác nhau tương ứng với mỗi chức năng khác nhau thể hiện được tính
thống nhất trong một bộ máy nhất định theo quy chế hoạt động của từng đơn
vị”. Tuy bài viết chưa liên hệ tới bản thân cá nhân nhưng cũng thấy rằng: “Mỗi
cá nhân phụ trách một lĩnh vực hãy gắng thực hiện đúng chức trách và hoàn
thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Không câu nệ, không kèn cựa, không cục bộ,
chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể”.
Bài viết “Bài học từ câu chuyện đời thường của Bác” của giảng viên
Nguyễn Thị Chúc, Khoa Sư phạm thể hiện sự cảm nhận “Trước khi về thế giới
bên kia, Người chỉ ước nguyện bình dị: mang theo âm hưởng câu hát dân ca vào
cõi bất tử.” Và tác giả bài viết qua cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh đã “Tôi cũng đã học tập và làm theo lời Bác như
biết tiết kiệm, cần cù, chịu thương chịu khó đồng thời trong công việc tôi là
người rất công bằng. Với người lớn tuổi hay đồng hoặc nhỏ tuổi, tôi luôn tỏ ra là
người lễ phép, kính trên nhường dưới, sống gần gũi, dễ hòa đồng với mọi
người”.
Nguyễn Hồng Kha, cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện viết bài “Từ
chiếc đồng hồ của Bác” ta học được tư tưởng cán bộ của Người”. Từ câu
chuyện này, Lê Hồng Kha liên hệ đến CB Trường Đại học Bạc Liêu và bản thân
mình. Tác giả bài viết cố gắng “Tôi sẽ cố gắng rèn mình, sửa mình từ lời nói đến
cử chỉ, hành động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu nỗ lực hết

sức trong công tác, phát huy hết ưu điểm của bản thân, khắc phục tối đa những
nhược điểm thiếu sót, để xứng đáng với danh dự và truyền thống của người cán
bộ công tác trong ngành giáo dục”.
Giảng viên Nguyễn Phước Hưng, Khoa Sư phạm với bài viết “Huyền
thoại viên gạch hồng” rất khâm phục ý chí vượt qua mọi khó khăn để đạt mục
5


đích cao cả của Bác. Qua câu chuyện, Nguyễn Phước Hưng thấy được: “Tấm
gương về ý chí, lòng tin mạnh mẽ của Bác trong câu chuyện trên chính là bài
học sâu sắc cho bản thân tôi nói riêng và thế hệ trẻ ngày nay nói chung”.
Bài viết “Học tập tấm gương đạo đức của Bác về xây dựng Đảng là
đạo đức là văn minh” của cán bộ Lê Huỳnh Như, Khoa Kinh tế - Luật có ba
phần: Nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng ta là đạo đức là văn minh trong giai đoạn
hiện nay, liên hệ bản thân và phương hướng bản thân phấn đấu trong thời gian
tới.
Giảng viên Lê Ngọc Thanh, Khoa Sư phạm với bài viết: “Tấm gương
sáng về học tiếng nước ngoài của Bác” tâm đắc, khâm phục ý chí học ngoại ngữ
của Bác. Tuy bài viết chưa liên hệ bản thân học tập Bác học ngoại ngữ như thế
nào, nhưng lời kết: Học ngoại ngữ là rất cần thiết cho mọi người , đối với giảng
viên đại đại học điều này càng quan trọng hơn cho thấy giảng viên đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với bản thân.
Võ Thị Xuân Ly, cán bộ Trung tâm Thông tin- Thư viện viết bài “Tôi đã
học được từ Bác bài học tiết kiệm”. Bài viết cảm nhận sâu sắc phẩm chất tiết
kiệm cho dân, cho nước của Bác. Tác giả bài viết quyết tâm “Học tập và làm
theo Bác trước hết tôi sẽ học đức tính tiết kiệm của Bác. Không chỉ tiết kiệm về
tiền bạc, của cải mà tôi còn phải tiết kiệm về thời gian, không những tiết kiệm
cho bản thân mà còn tiết kiệm cho mọi người xung quanh, cho tập thể, tiết kiệm
vì lợi ích chung, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài”.

Bài viết “Tôi học ở Bác tính giản dị” của cán bộ Nguyễn Phương Kiều,
Trung tâm Thông tin- Thư viện phân tích rất sâu đức tính giản dị của Bác.
Nguyễn Phương Kiều cho rằng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh không phải là ta học tất cả, học một cách chung chung, học để ai cũng tài
giỏi và sống như Bác. Mà chúng ta học là để đi theo con đường của Bác, lấy đạo
đức của Bác làm mục tiêu phấn đấu cho bản thân”.
Giảng viên Tiêu Quỳnh Mai, Khoa Sư phạm viết bài “Học tập Bác lòng
ta trong sáng hơn”. Bài viết là sự trải lòng về học tập và làm theo Bác: “Bản
thân là một đảng viên phải luôn gương mẫu, đoàn kết là tấm gương sáng để sinh
viên noi theo và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu hết
mình để nâng cao tri thức, phải thật sự chí công, vô tư”.
Đào Thị Vịnh cán bộ Phòng Hành chính-Quản trị viết bài “Đoàn viên
thanh niên Trường Đại học Bạc Liêu làm theo lời Bác”. Bài viết đã nêu khái
quát những công việc đoàn viên Trường Đại học Bạc Liêu đã làm theo lời Bác.
6


Bản thân tác giả là đoàn viên đã “Luôn phấn đấu học tập và làm theo lời Bác
trong mọi hoàn cảnh, trong công việc lẫn cuộc sống hằng ngày”.
Giảng viên Nguyễn Thị Diễm Trang, Khoa Kinh tế - Luật viết bài
“Những điều tâm đắc khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Bài viết thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là đạo đức là
văn minh. Tác giả bài viết quyết tâm: “Bản thân tôi là đoàn viên, trước hết tôi rất
tâm đắc về nghiên cứu, tìm tòi và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nhằm để nhận xét và
đánh lại bản thân mình trong thời gian học tập, để khắc phục những cái chưa đạt
được và có định hướng phát huy những mặt tốt hơn trong những năm tiếp theo”.
Nguyễn Ngọc Ẩn giảng viên Khoa Sư phạm viết bài “Xây dựng đạo đức
nhà giáo theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”. Bài viết có ba phần: Sự
cần thiết phải xây dựng đạo đức nhà giáo theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí

Minh, những phẩm chất cơ bản của người thầy giáo, các giải pháp để xây dựng
đạo đức nhà giáo theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.

7


Phan Thảo Ly
Nghe tiếng chó sủa, tôi chạy
ra cửa ngó nghiêng. Một cụ bà chầm
chậm đi vào. Tôi chợt nhận ra đó là
bà dì Hai, một người chị của ngoại
tôi. Bà phe phẩy một đuôi khăn rằn
trên vai để quạt mát, còn tay kia
xách một giỏ đồ khá to. Tôi chạy ra
đón bà:
- Bà dì xuống chơi sao không
cho nhà con hay trước?
- Tao xuống ăn nhờ mấy bữa
cơm thôi chứ có phải đi dự tiệc đâu
mà cho hay trước? Rồi bà xoa đầu
tôi cười hà hà.
Bà vẫn vậy, nói năng hóm
hỉnh, bông đùa và khiêm tốn. Tôi
đón lấy giỏ xách:
- Bà xách gì mà nặng vậy?
- Quần áo tao xin được, đem
về cho mấy người quen ở dưới Cái
Nước.
Thấy bà lấm tấm mồ hôi, tôi
hỏi:

- Bà dì lại đi xe dù nữa à? Lần
nào cũng vậy, bà lớn tuổi rồi sao
không kiếm chỗ nào êm ái một chút,
xe dịch vụ thiếu gì, mà cũng rẻ thôi.
Bởi vậy cậu Ba cứ xót xa hoài, nói
bà dì không sợ con cháu xót ruột.
- Tao đi xe dù có đông, có
chật chội nhưng mà vui. Hồi xưa còn
khổ hơn nhiều, toàn là đi bộ, đi xe
đạp, xe vua, xe lôi, xe lam… mà tao
vẫn chịu được đó thôi. Hơn nữa, lên
xe còn được tiếp xúc với đủ mọi
thành phần trong xã hội, biết được
nhiều cái hay lắm, mà có ngồi mười

lần xe dịch vụ cũng chưa chắc bằng
đâu.
Ấy thế, lập luận của bà dì tôi
như thế đó, không con cháu nào cãi
lại. Mà nó vốn có lý lắm chứ! Dù gì
thì sau giải phóng, bà cũng từng là
chánh án tòa án tỉnh Vĩnh Long mà.
Mỗi năm, bà dì ghé nhà tôi ít
nhất một lần, vào dịp lễ thương binh
liệt sĩ hoặc tiết thanh minh. Số là
ông dượng tôi nằm ở nghĩa trang liệt
sĩ tỉnh Bạc Liêu. Ông tôi tên Nguyễn
Thái Nguyên, nằm ở dãy B13. Lúc
ông hy sinh (năm 1968) cũng là lúc
bà vừa vượt ngục thành công lần thứ

hai. Sau đau thương đó, bà vẫn tiếp
tục hoạt động nội thành. Có bốn
người con, vẫn còn xuân sắc nhưng
bà không đi bước nữa: “Tao đã toàn
tâm toàn ý cho cách mạng, đã có
chồng và còn lại ba đứa con, vậy là
đủ quá còn gì”. Cậu Hai đã hy sinh
trên chiến trường Đông Nam bộ.
Bây giờ bà sống với cậu Ba tôi, nay
là Đại tá - trưởng phòng Khoa học
Công nghệ và Môi trường của quân
khu IX tại Cần Thơ.
Cậu tôi hay rù rì với mẹ tôi
qua điện thoại:
- Má anh xưa sống khổ quá,
vào tù ra khám, thoát chết mấy lần.
Bây giờ anh muốn má được sung
sướng hơn. Vậy mà má không chịu
nghe anh. Ăn cơm xong, dư cá canh,
má lại bỏ vào tủ lạnh, để dành mai
đem ra ăn tiếp. Anh kêu để anh ăn
má cũng không chịu. Má thích sống
với quá khứ. Mà mỗi lần anh nói
8


như vậy, má lại nói một hơi: “Không
phải! Tao sống theo gương Bác.
Thực hành được gì thì tao thực hành
ngay. Nước ta vẫn còn nghèo đó

Thắng à! Mà dù nước ta đã giàu đi
chăng nữa, cũng không được phí
phạm. Nạn đói kém, thất nghiệp rình
rập cả thế giới này. Nhìn sang châu
Phi mới thấy… Bây giờ cả châu Âu,
châu Mĩ cũng không thoát nạn.
Người ta phải xếp hàng tìm việc, bán
rẻ đồ đạc, bóp nhặt từng đồng để
trang trải sinh hoạt cho cả gia đình,
nuôi dạy con cái… Tao không ưa
chủ nghĩa cá nhân”. Đó, má anh nói
thế đó!
Mẹ tôi những lúc ấy chỉ cười
xòa:
- Anh Ba cứ để dì làm theo ý
dì, để dì được sống toại nguyện. Đó
là hạnh phúc, là lý tưởng của dì. Tại
vì mình là con là cháu nên thấy xót
xa vậy thôi, chứ dì không nghĩ đó là
thiếu thốn, là chịu đựng đâu anh.

Bà dì bỏ cái giỏ xuống đất. Ở
trong toàn là quần áo. Chỉ có ba bộ
của bà, còn lại toàn là quần áo bà
định mang về xã Phú Mỹ - Cái Nước
cho những người quen trong xóm.
Bà nói bà từng được cưu mang ở đó,
bây giờ xứ đó vẫn còn nhiều gia đình
nghèo lắm. Vì vậy mà có thứ gì ngon
ngọt, bà cũng gói ghém để dành, đợi

đến dịp, không ngại đường xá xa
xôi, đem về cho bà con như những
món quà. Mà bà kể, bà con ở đó thấy
bà về thì mừng lắm, trẻ con đón bà
từ đầu xóm. Về quê có gì ăn nấy, cá
đồng rau ruộng, “tao ở mỗi nhà một
ngày, thế là vui nhất”.
Mẹ tôi mua gì cho bà, bà cũng
lấy làm thích thú, từ khúc vải, đôi
dép mũ, cây lược, tới cái bàn chải
đánh răng. Không phải thích vì được

cho, mà thích vì sắp có quà cho
người khác. Bà chẳng giữ gì cho
riêng mình, trừ những di vật của ông
dượng tôi là đôi bông tai bằng bạc và
cái ba lô.
Ở nhà tôi, sáng sớm năm giờ
bà đã lúi húi lấy chìa khóa mở cửa,
mở cổng. Bà vẫn luôn thế, vẫn đi bộ
thể dục mỗi buổi sáng, dù ở nhà hay
đang tá túc ở nhà ai cũng vậy. Tà áo
bà ba vải hoa màu khoai môn cứ
phất phơ trong ánh nhập nhoạng của
sương sớm theo dáng đi vẫn còn
nhanh nhẹn của bà. Tôi đứng trông
theo tròn mắt, còn mẹ tôi cười xòa.
Bà đi đến chợ, rảo hết chợ, rồi
quay về cho mỗi người trong nhà tôi
một nắm xôi, và tôi thì được thêm

mấy con ba khía. Bà còn hào hển:
- Tao bốc bốn con ba khía bỏ
vào bọc, nó không chịu, nó kêu phải
từ mười ngàn trở lên nó mới bán
được, vậy là tao phải bốc thêm
(Chắc là bà nghĩ tôi no đủ hơn nhiều
người bà con ở quê của bà nên
không cho tôi ăn nhiều…)
Nhà tôi hôm ấy được dịp cười
lén bà đến ra nước mắt, vừa thấy
thương bà vô cùng. Bà không chỉ
đem cho bà con quần áo, mà còn để
dành lương hưu đem về chia cho
mấy chị em, trong đó có ngoại tôi.
Dường như bà chẳng cần gì cả,
chẳng thiếu gì cả. Tôi tự thấy bà là
người no đủ, sung sướng nhất đời.
Bà ăn uống ngon lành, thậm chí
khoái trá những món dân dã, nhưng
lại có vẻ không ưa những món mà bà
cho là xa xỉ. Bà nói mỗi khi phải ăn
những món đó, bà nghĩ tới nhiều
người, và bà thấy đau lòng (Số là bà
vẫn thường lui tới những trại trẻ lang
thang, mồ côi ở quận Ninh Kiều; lúc
trước khỏe thì bà dạy chữ, dạy làm
9


toán, bây giờ bà chỉ làm việc quyên

góp hỗ trợ).
Dù ở với bà chẳng bao nhiêu,
nhưng tôi bắt đầu có hướng suy nghĩ
giống bà. Tôi tập quan sát, tập chiêm
nghiệm. Và hệ quả là, bây giờ mỗi
khi có thứ gì tốt mà không dùng, tôi
cũng suy nghĩ lung lắm, liệu có thể
cho ai cần đến nó hơn mình. Vì tôi
đã xót xa chứng kiến một số người
nhặt rác nhặt những giày dép, mũ
nón, chai lọ cũ… của người khác để
đem về dùng. Thấy bà đã cao tuổi
mà còn khao khát đóng góp cho xã
hội từng giờ từng phút, tôi chợt thấy
yêu quý một thứ mà từ lâu tôi tỏ ra
khá thờ ơ – đó là sức khỏe (vì bọn
trẻ chúng tôi không mấy khi bệnh
tật, thường chỉ cảm sốt xoàng
xoàng). Nhưng giờ tôi thấy mình cần
trọng sức khỏe, trọng để làm việc lâu
dài, để sống có ích cho gia đình và
xã hội nhiều hơn. Tôi cũng nhận ra
rằng, hóa ra lâu nay tôi vẫn đi bên lề
cuộc sống. Thực ra, từ thời niên
thiếu đến giờ, cũng không ít khi tôi
so sánh mình với những người đồng
trang lứa, thấy mình cũng không đến
nỗi nào. Nhưng giờ đem so sánh với
bà, nhìn vào cái cán cân sức khỏe –
cống hiến thì tôi thấy mình kém cỏi

quá. Đáng lẽ tôi đã phải sống sôi nổi
hơn, phải hiểu biết nhiều hơn những
gì đang diễn ra quanh mình. Cuộc
sống có nhiều niềm vui, nhiều hạnh
phúc, nhưng cũng lắm thiếu thốn,
buồn đau. Một miếng khi đói bằng
một gói khi no, tấm áo sờn mình
muốn vứt đi có khi là chiếc chăn ấm
của ai đó. Đừng thờ ơ, vô cảm với

nỗi đau của người khác, đừng
thương hại mà hãy thương yêu, đừng
đứng nhìn mà hãy vào cuộc, đừng
bĩu môi mà hãy giang tay ra… Có lẽ
đó là những gì tôi tiếp thu được từ
bà.
Bà đã bảy mươi tám tuổi, và
có bệnh tim. Bà chỉ có một nỗi sợ, là
khi đến cơn bệnh, bà mệt sẽ không
làm được gì nữa, lúc ấy sẽ trở thành
“phế thải”. “Tao muốn đến lúc chết
thì chết thật nhanh, thật gọn để con
cháu khỏi phải khổ sở”. Lúc nói điều
đó, mắt bà mờ đục, mông lung. Còn
tôi thực thà nghĩ thầm trong bụng:
“Nếu mai này bà không còn, sẽ có
bao nhiêu người buồn nhỉ… Chắc
không đếm xuể!”.
Tôi đi cùng bà trong nghĩa
trang, nơi bây giờ đầy hoa và cây

cảnh, mộ được lát đá cẩm thạch
xám, mỗi mộ có một ly hương và
một bình hoa. Vẫn còn đây những
bông hoa cúc trắng của các em sinh
viên Đại học Bạc Liêu. Tàn nhang
và chân sáp đèn cầy hình hoa sen
vẫn còn vương trên mộ. Đi sau bà
vài bước (bà luôn đi trước tôi như
thế), nhìn dáng tất bật của bà, tay
xách giỏ bánh cúng, tay phe phẩy
một đầu khăn rằn, tôi thầm xót xa:
“Bà ơi, sẽ không ai nghĩ về bà như
thế đâu. Bác Hồ ở trên cao còn phải
cảm động. Bà đã sống vì nước non,
vì bà con. Mai này về trời, bà sẽ an
nhiên nơi cực lạc. Bà sống theo Bác,
giờ chúng con tập sống theo bà. Bà
là bóng cả, là gương muôn đời cho
con cháu noi theo”./.

10


Nguyễn Thị Minh Trang

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để
lại cho dân tộc ta một di sản vô giá,
đó là tư tưởng của Người, trong đó
có tư tưởng về đạo đức. Bản thân
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm

gương sáng ngời về đạo đức. Người
rất quan tâm đến vấn đề đạo đức
trong giáo dục và nhất là đạo đức
của nhà giáo.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo
đức của dân tộc Việt Nam đã được

hình thành, phát triển trong suốt quá
trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước; là sự vận dụng và phát triển
sáng tạo tư tưởng đạo đức cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát
triển những tinh hoa văn hóa, đạo
đức của nhân loại, cả phương Đông
và phương Tây mà Người đã tiếp thu
được trong quá trình hoạt động cách
mạng đầy gian lao, thử thách và vô
cùng phong phú vì mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã
khẳng định đạo đức là gốc của
người cách mạng. Trong tác phẩm
Đường Kách mệnh, Người đã nêu
lên 23 điểm thuộc “tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu

là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể
hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ:
với mình, với người và với việc.
Người viết: “Làm cách mạng để cải
tạo xã hội cũ thành xã hội mới là
một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó
11


cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,
một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu
dài, gian khổ. Sức có mạnh mới
gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”. Với mỗi người, Hồ Chí Minh
ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và
phát triển con người, như gốc của
cây, như ngọn nguồn của sông suối.
Người viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn
thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức của nhà giáo trong sự
nghiệp giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói
chung và xây dựng đội ngũ nhà giáo
nói riêng. Người luôn quan tâm,
nhắc nhở vai trò, nhiệm vụ và nhất là
phẩm chất đạo đức của nhà giáo, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ
giáo dục là rất quan trọng và vẻ
vang, nếu không có thầy giáo thì
không có giáo dục…. không có giáo
dục, không có cán bộ thì không nói
gì đến kinh tế - văn hóa”. Người
thầy giáo trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là nhân tố quyết định quá trình
vận hành của hệ thống giáo dục và
chất lượng giáo dục đào tạo con
người hữu danh cho xã hội. Nhưng
để xứng đáng là “người chiến sĩ trên
mặt trận tư tưởng văn hóa”, thì các
nhà giáo chúng ta trước hết, phải
trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức
nghề nghiệp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
nhắc nhở những người làm công tác
giáo dục phải “nhận thức đúng tầm
quan trọng của giáo dục, coi giáo
dục là sự nghiệp của quần chúng, là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”.
Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó,

Hồ Chí Minh đòi hỏi “thầy giáo
xứng đáng là thầy giáo”, xứng đáng
với danh hiệu “Người kỹ sư tâm
hồn”, người thầy giáo phải cải tạo tư
tưởng bản thân mình và “cần xây
dựng tư tưởng dạy học để phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Người
nhấn mạnh: “Những người thầy giáo
tốt là những người vẻ vang nhất, là
những anh hùng vô danh”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
phẩm chất đạo đức phục vụ Tổ quốc
của nhà giáo có nội dung rất cụ thể.
Nhà giáo phải đặt lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân lên trước hết,
trên hết và bất kỳ hoàn cảnh nào
cũng phải thực hiện tốt đường lối
giáo dục của Đảng và Nhà nước,
phải kính trọng nhân dân, tin vào sức
mạnh của nhân dân. Người giải thích
“Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu
trời không có gì quí bằng nhân dân.
Trong thế giới không có gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân”. Từ sự tin tưởng vào sức mạnh
của nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng
sự nghiệp giáo dục đào tạo nói
chung và nhà giáo nói riêng phải dựa
vào dân, gắn bó với quần chúng
nhân dân để được quần chúng nhân

dân tin yêu và giúp đỡ.
Hồ Chí Minh đề cao vai trò
của đạo đức, coi đạo đức là linh hồn
của nhà giáo. Người nói: chính trị là
đức, chuyên môn là tài, có tài mà
không có đức là hỏng, hay “chính trị
là linh hồn, chuyên môn là xác. Có
12


chuyên môn mà không có chính trị
thì chỉ là cái xác không hồn”. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh đến vai trò đạo đức
của nhà giáo, song không tuyệt đối
hoá mặt đạo đức coi nhẹ lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ. Theo Hồ
Chí Minh giữa đức và tài, hồng và
chuyên, phẩm chất và năng lực của
nhà giáo có mối quan hệ hữu cơ và
tác động qua lại lẫn nhau. Có đức là
để tài năng phát triển đúng hướng,
và có tài thì đức mới phát huy được
tác dụng. Người nói: “có tài mà
không có đức là hỏng, có đức mà
chữ i tờ thì dạy thế nào”. Do đó, nhà
giáo: “phải chú ý cả tài cả đức”. Đó
là từ đạo đức để đi đến tài năng, phải
có chính trị trước rồi có chuyên môn,
đức phải có trước tài.


3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức của nhà giáo
trong sự nghiệp giáo dục

Nhà giáo phải có tư tưởng hết
lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân với lương tâm nghề nghiệp của
mình, phải yêu nghề, yêu trường, hết
lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục
thế hệ trẻ, không ngừng trau dồi đạo
đức cách mạng, phải có chí khí cao
thượng, với tinh thần cách mạng.

Xuất phát từ vai trò to lớn đó,
mỗi nhà giáo chúng ta phải tự trau
dồi phẩm chất đạo đức của mình, hết
lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục,
đoàn kết, thương yêu học trò, yêu
nghề, gắn bó với nghề nghiệp trong
bất cứ hoàn cảnh nào.

Bên cạnh đó, phẩm chất đạo
đức của nhà giáo còn được thể hiện
ở đạo đức chuyên môn nghề nghiệp,
một nhà giáo tốt còn là người thầy
giáo giỏi không ngừng nâng cao chất
lượng giảng. Trên tinh thần nắm
vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác
- Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng

cần phải được giáo dục”, nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Người huấn
luyện phải học tập mãi thì mới làm
tốt được công việc của mình. Người
huấn luyện nào tự cho mình là biết
đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất”.

Đạo đức của nhà giáo trước
hết là phải thương yêu học trò, quan
tâm săn sóc học trò với một tình cảm
sâu nặng như ruột thịt, song cách thể
hiện phải phù hợp với từng lứa tuổi
và cấp học. Ở tiểu học, mẫu giáo
người thầy phải dành cho học trò
một tình thương đặc biệt như tình
cảm của cha mẹ đối với người con
để xứng đáng với lời Người căn dặn:
làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ.
Muốn làm được thì trước hết phải
yêu trẻ, hay “phải thương yêu các
cháu như con em ruột thịt của
mình”. Ở cấp đại học và trung học
chuyên nghiệp thì tình thương của
người thầy đối với học trò, được xây

Quán triệt tư tưởng của
Người, Đảng ta hết sức quan tâm
đến giáo dục, coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động

lực của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Có thể nói,
những nỗ lực của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta trong thời gian qua đã
đánh dấu một mốc son mới trong
công cuộc chấn hưng giáo dục nước
nhà, góp phần giữ vững mục tiêu
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng
để sự nghiệp giáo có nền móng vững
chắc bền vững và có chất lượng cao,
thì phải có đội ngũ nhà giáo có phẩm
chất tư cách đạo đức cách mạng.

13


dựng trên cơ sở dân chủ, kỷ cương
và trách nhiệm. Phải thực hiện dân
chủ giữa thầy và trò “Dân chủ nhưng
trò phải kính thầy, thầy phải quí trò
chứ không phải là cá đối bằng đầu”.
Đây là mối quan hệ tốt đẹp của thầy
và trò trong xã hội dân chủ, có sự kế
thừa những giá trị đạo lý tôn sư
trọng đạo của dân tộc.
Gắn liền với phẩm chất đạo
đức thương yêu học trò là phẩm chất
đạo đức “thật
thà yêu nghề” của nhà giáo. Phẩm
chất yêu nghề của nhà giáo được

biểu hiện trước hết là sự gắn bó thiết
tha với nghề nghiệp trong bất cứ
hoàn cảnh nào. Nghề giáo là một
nghề lao động trí tuệ, đòi hỏi phải
đầu tư nhiều thời gian, công sức,
nhưng không phải là nghề có thu
nhập cao. Nếu không thiết tha với
nghề nghiệp sẽ bị dao động trước
hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, nhà giáo
“nên yên tâm công tác” không nên
“đứng núi này trông núi nọ, muốn
thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị”.
Đạo đức của nhà giáo còn thể
hiện ở những hành động cụ thể, thiết
thực. Nhà giáo phải có kiến thức
chuyên môn sâu và rộng, nhuần
nhuyễn, thuần thục về phương pháp
giảng dạy. Do vậy, mỗi nhà giáo
chúng ta trong quá trình giảng dạy
phải hợp tác, học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm với nhau và càng phải nhận
thức đúng đắn vai trò, bổn phận và
trách nhiệm to lớn của mình; ra sức
thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức
vẻ vang của sự nghiệp trồng người
mà Ðảng, nhân dân đã tin yêu và
giao phó.

Bên cạnh đó mỗi nhà giáo

còn là một tấm gương sáng cho thế
hệ học trò noi theo, những hành vi
xấu của người thầy có thể làm tổn
thương, làm mất niềm tin cả một lớp
người. Vì thế, để nâng cao phẩm
chất của nhà giáo, chúng ta cần phải
tự rèn luyện mình trong thực tiễn
đấu tranh của xã hội, phải là những
người thầy ưu tú nhất lưu truyền lại
cho thế hệ trẻ mai sau .
Cuộc vận động lớn của Đảng:
“Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” là dịp để mỗi
nhà giáo chúng ta thấm nhuần hơn tư
tưởng đạo đức của người. Chúng ta
thấy rằng, cần phải quán triệt hơn
nữa, vận dụng triệt để hơn nữa tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của
nhà giáo trong giáo dục. Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong quá trình giảng dạy
không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận
và thực tiễn mà còn chứa đựng
những lời khuyên rất chân thành,
thiết thực của Người về phẩm chất
đạo đức của một nhà giáo.
Chúng ta hãy nâng cao phẩm
chất đạo đức của nhà giáo theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi
thầy cô giáo phải hiểu, thấm nhuần

tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ về
giáo dục; mỗi người phải không
ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối
sống, nhân cách của mình; sống có
tấm lòng nhân ái, làm việc có trách
nhiệm với chính mình và xã hội.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần xây
dựng đội ngũ những người làm công
tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất,
năng lực, vừa “hồng”, vừa
“chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy. Điều này không những
để khẳng định tri thức, trình độ phát
14


trin giỏo dc ca dõn tc, m cũn
gúp phn quan trng cho thng li
ca cụng cuc hi nhp quc t, xõy
dng v phỏt trin t nc hụm
nay.
TI LIU THAM KHO
1. H Chớ Minh: Ton tp, NXb
Chớnh tr quc gia, H Ni, 2000

HOẽC TA P

2. Ngụ Vn H, Th Hng Nga T tng H Chớ Minh v ngi
thy - Tp chớ khoa hc v cụng
ngh, H Nng - S 5(40).2010.

3. Nhng ni dung ch yu ca t
tng H Chớ Minh - Theo Ti liu
hc tp trong cuc vn ng Hc
tp v lm theo tm gng o c
H Chớ Minh. Trang Web:

4.
Theo
ditichhochiminhphuchutich.gov.vn

PHONG CACH HO CH MINH

Nguyn Th Kiu

B Chớnh tr Ban Chp hnh
Trung ng ng khúa X ó phỏt
ng cuc vn ng Hc tp v lm
theo tm gng o c H Chớ
Minh. Ngay t nhng ngy u, cuc
vn ng ó nhn c s hng ng
sụi ni, nhit tỡnh ca ụng o cỏn
b, ng viờn v cỏc tng lp nhõn
dõn.
Trờn bn nm thc hin cuc
vn ng, nhn thc chung trong xó

hi v s cn thit phi hc tp, rốn
luyn o c theo t tng, tm
gng Ch tch H Chớ Minh ngy
cng y v ỳng n hn. Trong

bi cnh ca nn kinh t th trng
y bin ng, tỏc ng n li sng
ca mi ngi, mi gia ỡnh v xó
hi, chỳng ta cng nhn thc sõu sc
hn li dy ca Bỏc o c khụng
phi l cỏi gỡ t trờn tri ri xung, nú
do rốn luyn bn b hng ngy m cú,
ging nh ngc cng mi cng sỏng,
vng cng luyn cng trong. Vi cỏn
b, ng viờn, nhng ngi ó tuyờn
th di c ng, nguyn phn u
hy sinh vỡ lý tng ca ng ca dõn
tc qua cuc vn ng li thờm mt
ln c ụn li li dy ca Bỏc: Lm
cỏch mng l cụng vic to tỏt. Ngi
cỏch mng phi cú o c. Nu
khụng cú o c, t mỡnh tham ụ, h
húa thỡ lm ni vic gỡ. Vi ng,
vi nhng ngi cng sn chõn chớnh
ó cú nhiu úng gúp cho cỏch mng,
tng tri qua nhng chng ng y
gian lao, th thỏch, bao uy v khụng
khut phc, cú dp suy ngm thờm
15


quan niệm Hồ Chí Minh về rèn luyện
đạo đức suốt đời. Đó là: “Một Đảng,
một dân tộc và mỗi con người, ngày
hôm qua là vĩ đại, được mọi người

yêu mến, kính phục, không có nghĩa
là hôm nay vẫn được mọi người tôn
trọng, nếu như lòng dạ không trong
sáng nữa, sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng, ngày 14/5/2011 Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị 03CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung việc
học tập và làm theo lần này là tiếp tục
những nội dung đã thực hiện trong
cuộc vận động, đồng thời có mở rộng
và làm sâu sắc hơn, đặc biệt thêm
điểm mới là học tập và làm theo
phong cách của Bác.
Học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh là học tập tư tưởng
đạo đức mang đậm những giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp
với tư tưởng đạo đức tiên tiến nhất
của thời đại, đạo đức cách mạng, đạo
đức cộng sản. Đó là tư tưởng đạo đức
vì con người, cho con người, vì nước
vì dân, trung với nước, hiếu với dân,
yêu thương, quý mến, kính trọng nhân
dân. Tư tưởng đạo đức đó thể hiện
một cách sống động trong tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh cần, kiệm, liêm,

chính, chí công, vô tư, trong sáng,
giản dị, thật sự khiêm tốn, … xuyên
suốt cuộc đời của Người.
Nội dung học tập và làm theo
phong cách Hồ Chí Minh là một nội
dung mới, có ý nghĩa thiết thực đối
với mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện
nay, đặc biệt là trong thực hiện giải
pháp đột phá cải cách hành chính.
Phong cách là sự kết hợp giữa tư

tưởng đạo đức, phương pháp và lối
sống của mỗi người được thể hiện ra
bên ngoài. Phong cách có liên quan
chặt chẽ với đạo đức. Đạo đức được
thể hiện qua phong cách, qua phong
cách có thể đánh giá được tư tưởng
đạo đức, nhân cách của một con
người. Phong cách Hồ Chí Minh thể
hiện tư tưởng đạo đức, nhân cách,
phương pháp làm việc của Người, là
một chỉnh thể, tạo thành một hệ thống
với những thể hiện quan trọng nhất là
phong cách tư duy, phong cách làm
việc, phong cách diễn đạt, phong cách
ứng xử, phong cách sinh hoạt, …
Học tập và làm theo Bác thì có
rất nhiều tấm gương về đạo đức cũng
như các phong cách để học, nhưng
điều mà bản thân tâm đắc, quan tâm

nhất và đã vận dụng nó vào trong điều
kiện công việc cụ thể đó là phong
cách làm việc của Bác. Học tập và
làm theo phong cách làm việc Hồ Chí
Minh, cần thực sự sâu sát quần chúng,
tin yêu và tôn trọng quần chúng, chú ý
lắng nghe ý kiến và giải quyết những
kiến nghị chính đáng của quần chúng,
sẵn sàng phê bình và tiếp thu phê bình
của quần chúng và sửa chữa khuyết
điểm của mình. Thực hiện và phát huy
dân chủ, trước hết là dân chủ trong
Đảng, trong tổ chức sinh hoạt Đảng.
Có tác phong làm việc khoa học, hiệu
quả, hợp tác; có chương trình, kế
hoạch sát hợp, thiết thực. Nói và viết
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, có sức cuốn
hút mạnh mẽ đối với người nghe,
người đọc; duy trì kỷ luật phát ngôn.
Để hiểu rõ hơn về phong cách
làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh,
bản thân nhận thức về người qua
những hành động và việc làm cụ thể
trong chuyện kể về Bác với chủ đề
“Thời gian quý báu lắm” và chuyện
“Chủ tịch nước cũng không có đặc
quyền” trích trongsách 117chuyện kể
16



về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
của Trung tâm thông tin công tác tư
tưởng - Ban Tuyên giáo Trung ương,
Hà nội – 2007. Điều mà bản thân thấy
cần học hỏi ở Bác qua hai mẫu chuyện
trên là lề lối làm việc, nề nếp, quy chế
trong một cơ quan, đơn vị hay một tổ
chức. Bác luôn xem trọng công việc
và không bao giờ để lỡ việc “Đã hẹn
thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi
trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ
mình Bác và một vài chú nữa chịu
ướt, còn hơn để cho cả lớp học phải
chờ uổng công!”, không để sự sơ suất
của mình mà ánh hưởng đến công
việc của tập thể “Chú làm tướng mà đi
chậm mất 15 phút thì bộ đội của chú
sẽ hợp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm
nay chú đã chủ quan, không chuẩn
bị đầy đủ các phương án, nên chú đã
không giành được chủ động”. Bác quý
thời gian của mình bao nhiêu thì cũng
quý thời gian của người khác bấy
nhiêu. Vì vậy,Bác thường không bao
giờ để bất cứ ai phải đợi mình: “Chú
tính thế không đúng, 10 phút của chú
phải nhân với 500 người đợi ở đây”.
Bác không thích cán bộ làm việc
không đúng giờ và sẵn sàng phê bình:
“Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt

đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà
nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh
em phải làm việc cho đúng giờ, vì
thời gian quý báu lắm”. Tấm gương
mà bản thân rất quan tâm để học hỏi
và làm theo Bác nữa là tính không đặc
quyền, đặc lợi, luôn dân chủ công
bằng, chấp hành chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của nhà nước, chấp hành qui định của
một cơ quan, đơn vị, một tổ chức tập
thể và nơi cư trú, dù bản là bản thân
đang có địa vị cao trong xã hội. Có
118 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và đại
biểu các giới hàng xã đã công bố một
bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí

Minh không phải ra ứng cử trong cuộc
Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy
tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí
Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà”, nhưng Bác Hồ đã
viết bức thư cảm tạ “Tôi là một công
dân của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi
thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi
ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không
thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm
tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu
cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn

nhiệm vụ người công dân trong cuộc
Tổng tuyển cử sắp tới”. Bác luôn chấp
hành luật lệ giao thông, không ỷ thế, ỷ
quyền bắt luật pháp phải ưu tiên cho
mình “Các chú không được làm thế,
phải tôn trọng và gương mẫu chấp
hành luật lệ giao thông, không được
bắt luật pháp giành quyền ưu tiên cho
mình”.
PGS.TS Ngô Văn Thạo đã nói
“Học và làm theo Bác cho lòng ta
trong sáng hơn”, bản thân học theo
phong cách, đạo đức của Bác và vận
dụng vào những công việc cụ thể như:
hiện tại bản thân là một đảng viên,
đảng đang giữ chức vụ phó trưởng
khoa Nông nghiệp phụ trách lĩnh vực
giáo vụ, phong trào, nghiên cứu khoa
học; thành viên trong Ban chấp hành
Công đoàn cơ sở trường Đại học Bạc
Liêu phụ trách lĩnh vực chuyên môn;
tổ trưởng tổ Công đoàn khoa Nông
nghiệp, với nhiều nhiệm vụ được
giao, bản thân gặp khó khăn trong
việc sắp xếp thời gian để hoàn thành
công việc, nhưng khi nghe qua câu
chuyện về “Thời gian quý báu lắm”,
bản thân bắt đầu học cách quý trọng
thời gian của mình và của mọi người,
bởi vì “thời gian là vàng”, học tập

cách sắp xếp thời gian một cách khoa
học để hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao, luôn đặt công việc lên
17


hàng đầu, chủ động về thời gian để
giải quyết công việc, không để sự sa
sút, trễ nải của bản thân mà ảnh
hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến
cơ quan, đơn vị. Bản thân luôn hợp
tác, lắng nghe và giải quyết công việc
một cách linh động, không làm lỡ việc
ảnh hưởng đến khoa, trường. Tôi
mong rằng, các đồng chí, giảng viên
cùng đơn vị cũng như các đồng chí ở
các đơn vị hợp tác cũng phải học theo
Bác là biết quý trọng thời gian để giải
quyết công việc của mình một cách
hiệu quả, đừng để sự sai sót, chậm trễ
của bản thân mà ảnh hưởng đến công
việc chung của cơ quan. Hiện tại,
khoa Nông nghiệp sinh viên chưa
nhiều, giờ dạy của giảng viên tương
đối ít nhưng không vì lẽ đó mà giảng
viên khoa Nông nghiệp có thái độ lơ
là trong công việc, luôn làm việc với
một tinh thần, phong cách năng động,
sáng tạo, nề nếp và nghiêm túc trong
công việc, luôn tận dụng mọi thời

gian tìm tòi học hỏi đề mở rộng kiến
thức và học nâng cao trình độ. Với
nhiều nhiệm vụ được giao, đôi khi bản
thân còn nóng vội trong giải quyết các
công việc, nhưng với câu chuyện
“Nước nóng nước nguội” kể về cách
giải quyết công việc của Bác đã để lại
một bài học hay và cần thiết cho tôi
khắc phục bản thân. Để tranh thủ thời
gian trong công việc tôi xin nhắn nhủ
với các đồng chí, đồng nghiệp các câu
thơ sau:
“Thời gian thấm thoát thoi đưa
Nó đi đi mất có chờ đợi ai
Bạn ơi chớ nên dông dài
Đừng như con bướm là loài chơi
rong”
Qua câu chuyện “Chủ tịch
nước cũng không có đặc quyền” bản
thân học hỏi và thực hiện theo Bác là
luôn làm tốt nghĩa vụ của một công
dân, đặt dân chủ, công bằng lên hàng

đầu và luôn chấp hành tốt nội quy,
quy định của cơ quan, đơn vị và địa
phương nơi cư trú dù cho bản thân có
ở địa vị cao hay thấp trong xã hội.
Qua phong cách, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân nhận
thức được rằng để làm việc đạt hiệu

quả cao thì không thể chỉ thể hiện qua
hình thức bên ngoài, cái vỏ bên ngoài
là lề lối làm việc chuẩn mực là đủ, mà
cần phải có bản lĩnh, năng lực bên
trong tức là kiến thức, trình độ của
một con người. Do vậy, bản thân
ngoài việc rèn luyện tác phong, đạo
đức, lề lối làm việc một cách nghiêm
túc, nề nếp thì luôn tìm tòi học hỏi,
cập nhật thông tin mở rộng kiến thức,
học nâng cao trình độ để trở thành
một người làm việc có hiệu quả, đúng
vị trí và đúng theo sự tín nhiệm của
tập thể.
Tóm lại, phong cách Hồ Chí
Minh là sự kết hợp một cách nhuần
nhuyễn của tư tưởng, đạo đức,
phương pháp, nhân cách, lối sống Hồ
Chí Minh, thể hiện một cách tự nhiên
trong cuộc sống của Người, để Người
trở thành sự toàn vẹn, với một cuộc
sống trọn vẹn. Phong cách Hồ Chí
Minh thể hiện cuộc đời của Người,
không cần đến bất cứ sự trang sức
nào. Người không phải cố ý sống khác
đời để mọi người ca ngợi, mà phong
cách của Người xuất phát từ một triết
lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị
làm nền; lấy chừng mực đức độ làm
chuẩn; lấy trong sạch thanh cao làm

vui; lấy gắn bó với con người, với
thiên nhiên làm niềm say mê vô tận.
Vì thế, học tập và làm theo phong
cách Hồ Chí Minh để mỗi chúng ta tự
phấn đấu, vươn lên, tự làm cho mình
trở nên tốt đẹp, hoàn thiện hơn, làm
việc có hiệu quả hơn. Việc đưa nội
dung học tập và làm theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
18


Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên
của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn
thể, cơ quan, đơn vị là một biện pháp
quan trọng. Duy trì sinh hoạt thường
xuyên, trong sinh hoạt định kỳ có nội
dung trao đổi, thảo luận về học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác
trong tập thể, phát hiện những vấn đề
nảy sinh về đạo đức, lối sống để chấn
chỉnh, phát hiện những việc tốt, người
tốt, nêu gương những điển hình tiên
tiến để học tập và noi theo, ... Hàng
năm cần tiến hành sơ kết, tổng kết,
đánh giá, chú trọng công tác thi đua

khen thưởng, động viên, khuyến khích
kịp thời để các điển hình tiên tiến
ngày càng nhiều. Tổ chức Đảng,

chính quyền cấp trên chú trọng công
tác kiểm tra, giúp cơ sở thực hiện
đúng định hướng và có hiệu quả thiết
thực.

Nguyễn Văn Út
Câu chuyện về sự bình dị và nghiêm túc tuân thủ theo pháp luật đất nước
của Bác do Nguyễn Dung kể lại trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 1 – Nxb QĐND,
Hà Nội, 2001: “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền.”

N

ói đến Bác Hồ, hầu như ai
trong chúng ta cũng đều biết
đến tấm gương bình dị, thật thà, và
chất phác của Người. Trong bất kì
tình cảnh nào, Bác cũng xem mình
như người bình thường khác, không
khoa trương và cũng không quan
liêu, mặc dù trên cương vị là lãnh
đạo của một đất nước.
Đầu năm 1946, cả nước ta tiến
hành cuộc Tuyển cử bầu Quốc hội
đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, các
vị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, đại
biểu và cùng nhân dân khắp nơi
đồng loạt yêu cầu Bác không cần
phải ra ứng cử vì mọi người dân Việt
Nam suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn
Người là Chủ tịch của nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên,
Bác không đồng ý và đề nghị đồng

bào cho mình thực hiện quyền công
dân giống như những người khác.
Bác nói: “Tôi là một công dân của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ
của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra
ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể
ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ
đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu
cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn
nhiệm vụ người công dân trong cuộc
Tổng tuyển cử sắp tới.” Qua đó cho
ta thấy được tư tưởng của Bác là
không ai có đặc quyền hơn ai, từ một
người dân nhỏ bé đến lãnh đạo cấp
cao, tất cả đều phải bình đẳng như
nhau – sống chiến đấu, học tập và
làm việc theo khuôn khổ pháp luật
của đất nước. Ai ai cũng phải như

19


thế dù ở bất kì cương vị nào, kể cả
Chủ tịch nước.
Một lần khác, sau ngày hòa
bình lập lại, Bác có đến thăm một

ngôi chùa cổ. Quy định của nhà chùa
là mọi người phải cởi dép ra khi
bước vào trong. Khi thấy Bác đến, vị
sư chủ trì khẩn khoản xin Bác đừng
cởi dép ra vì tôn trọng Bác là người
cao quý, vị lãnh tụ của đất nước.
Nhưng Bác không đồng ý và lặng lẽ
làm đúng như những khách thập
phương khác đến lễ chùa. Bác cho
rằng, đã là quy định đúng đắn thì
mọi người phải tuân theo, không
ngoại trừ ai hết. Cũng trong lần đó,
trên đường từ chùa về, khi vào thành
phố, xe Bác đến ngã tư thì vừa lúc
đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng
lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề
nghị đồng chí công an giao thông bật
đèn xanh để Bác đi, Bác hiểu ý ngăn
lại và nói: “Các chú không được làm
thế, phải tôn trọng và gương mẫu
chấp hành luật lệ giao thông. Không
được bắt luật pháp giành quyền ưu
tiên cho mình.”

giản đơn, và nghiêm túc chấp hành
tốt luật lệ của đất nước – coi bản
thân mình cũng như những người
dân khác.
Được học hỏi tấm gương cao
đẹp đó của Bác, riêng bản thân tôi

luôn cố gắng hàng ngày học tập và
làm theo. Trong công việc, luôn tôn
trọng và hòa đồng cùng đồng
nghiệp, học hỏi nhau để cùng phấn
đấu, tiến bộ. Trong giảng dạy trên
lớp cũng thế, tôi luôn đối xử công
bằng, nhiệt tình giúp đỡ đối với tất
cả các em sinh viên. Mặc dù các em
là học trò của mình nhưng cũng cần
phải tôn trọng lẫn nhau. Vì chúng ta
có tôn trọng người khác thì người
khác mới tôn trọng mình. Không
được coi mình là giáo viên mà hà
khắc hay có những hành động và lời
lẽ khiếm nhã, coi thường sinh viên.
Tất cả mọi người đều phải bình đẳng
và được đối xử như nhau. Và từ bây
giờ, bản thân tôi cũng lấy đó làm
kim chỉ nam trong cuộc

Qua câu chuyện kể về tấm
gương bình dị của Bác, ai trong
chúng ta cũng đều cảm phục trước
một tâm hồn cao cả, một lối sống

20


Lê Kiều Nương


Bác Hồ là hình ảnh tuyệt đẹp về
lòng thương yêu quý trọng nhân dân.
Vì vậy nhân dân ta từ các vị nhân sĩ
tri thức đến bà con lao động bình
thường ai nấy đều thấy ở Bác Hồ ánh
sáng của một tấm lòng độ lượng bao
dung.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Đã từ lâu hai tiếng Bác Hồ đã trở
thành niềm tự hào, là sự kiêu hãnh của
toàn thể dân tộc Việt Nam. Ở Bác
luôn thường trực tình yêu thương quê
hương, đất nước. Đó chính là động
lực thúc đẩy Bác theo đuổi lý tưởng,
sự nghiệp giải phóng dân tộc giành lại
tự do cho đồng bào. Từ tình yêu đó,
Bác luôn quên mình vì dân tộc, luôn
nghĩ cho đồng bào, luôn tôn trọng
nhân dân. Một trong những đức tính

đáng quý của Bác thể hiện rõ điều đó
là tiết kiệm thời gian.
Đối với Bác thời gian rất quý báu.
Nguời luôn quý trọng, sử dụng hiệu
quả thời gian bằng cách sắp xếp kế
hoạch cụ thể, chi tiết và tác phong
hiện đại, để sao cho không bị lãng phí
thời gian một cách vô ích. Tiết kiệm
thời gian của Bác không chỉ là tiết

kiệm cho riêng mình, mà còn là không
để lãng phí thời gian của mọi người
khi tham gia các cuộc họp, hội
thảo... Bác đã từng dạy: “Ai mang
vàng vứt đi là người điên rồ. Ai mang
thời giờ vứt đi là người ngu dại”.
Không phải ngẫu nhiên mà Người dạy
như thế. Đó là kinh nghiệm Người
đúc rút ra từ quá trình làm việc và
trong cả cuộc đời làm cách mạng của
Người. Bản thân Hồ Chủ tịch chính là
21


tấm gương về tiết kiệm thời gian.
Người cũng đã nói rằng: "Từ Chủ tịch
Chính phủ cho đến người chạy giấy,
người quét dọn trong một cơ quan
nhỏ, đều là những người ăn lương của
dân, làm việc cho dân... làm việc phải
đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm...
Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi
nước mắt để trả lương cho ta trong
những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa
gạt dân”
Thật vậy, những mẩu chuyện kể
thể hiện về sự quý trọng thời gian của
Bác không ít. Tất cả đều là những bài
học cho chúng ta noi theo. Sau đây tôi
xin kể câu chuyện “Thời gian quý báu

lắm”, thông qua câu chuyện giúp
chúng ta nhận ra bài học vô cùng
thấm thía về tấm gương đạo đức sáng
ngời của Hồ Chủ Tịch.
[ Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta
yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể
cũng hơi khó trả lời cho thật chính
xác, bởi ở ta không có thói quen “tự
bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một
đặc điểm của lối ứng xử phương
Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm,
hoạt động và sinh hoạt đời thường,
điều ta có thể thấy rõ cái mà Người
ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét
vào tận tâm” là các thói quan liêu,
tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc
và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn,
những người có điều kiện tiếp xúc và
làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ
nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán
bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện
tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn
luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng
thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây
nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10

phút rồi mà nhiều người chưa đến.

Tôi khuyên anh em phải làm việc cho
đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp,
một đồng chí cấp tướng đến làm việc
với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên
là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa
không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất
15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp
đồng sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú
đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ
các phương án, nên chú đã không
giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào
phải đợi một đồng chí cán bộ đến để
bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút
của chú phải nhân với 500 người đợi
ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao
nhiêu thì cũng quý thời gian của
người khác bấy nhiêu, vì vậy thường
không bao giờ để bất cứ ai phải đợi
mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến
thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em
trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc
đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui

đến làm náo nức cả lớp học, mọi
người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây
đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa
dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai
ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng
xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác
đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng
người đang thất vọng, thì từ ngoài
hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật
22


lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa
ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến
rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng
nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu
đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc
nhiên, hân hoan và sung sướng của
tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc
Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ
mưa to. Các đồng chí làm việc bên
cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn
đến một buổi khác. Có đồng chí đề
nghị tập trung lớp học ở một địa điểm
gần nơi ở của Bác...

Nhưng Bác không đồng ý: “Đã
hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ,
đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà
chỉ một mình Bác và một vài chú nữa
chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học
phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội
đang vào xuân, câu chuyện có thêm
một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền
của dân tộc, hàng trăm đại biểu các
tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại
Uỷ ban Hành chính thành phố để lên
chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên
đường, trời bỗng đổ mưa như trút.
Giữa lúc mọi người còn đang lúng
túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi
để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng
xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác
Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi
vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi
người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng
cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông
cảm với khó khăn của ban tổ chức và
không muốn các đại biểu vì mình mà
vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại
chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật
đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ

suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân

dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn
không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã
qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng
linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và
tiền bạc của nhân dân”.] (Theo sách
117 chuyện kể về Tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh của Ban tuyên
giáo tỉnh ủy Bạc Liêu)
Từ câu chuyện kể trên, chúng ta
thấy từng việc làm, từng lời nói của
Bác thật giản dị, dễ hiểu nhưng có sức
truyền cảm và tác động thật to lớn.
Qua đó, giúp ta học được nhiều điều,
đặc biệt là thái độ và ý thức quý trọng
thời gian của bản thân cũng như của
tất cả mọi người. Biết thu xếp công
việc hợp lý để tránh ảnh hưởng tới
người khác. Danh ngôn đã có câu:
“Ba thứ không bao giờ trở lại là tên đã
bay, lời đã nói và thời gian đã qua”
(Gdaumer), hay: “Thời gian là thứ của
cải duy nhất người ta có thể hà tiện
mà không hổ thẹn” (Chaurot de
Beauchene). Qua câu chuyện tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí thời gian ở trên, mỗi người
chúng ta cần phải học tập, biết tiết
kiệm, phải có trách nhiệm đối với việc
tiết kiệm, biết sống và hy sinh vì

người khác, vì một xã hội độc lập, tự
do, ấm no và hạnh phúc; không xa xỉ,
hoang phí từ việc nhỏ đến việc lớn,
không phân biệt của riêng hay của
chung để chung tay xây dựng đất
nước giàu mạnh. Thời giờ cũng phải
được tiết kiệm như của cải. Của cải
hết còn có thể làm thêm nhưng thời
giờ đã qua đi không bao giờ quay trở
lại được. Tiết kiệm thời giờ vừa là cần
cũng là kiệm. Ngoài việc biết tiết
kiệm thời giờ của mình còn phải biết
tiết kiệm thời giờ của người khác. Tiết
kiệm không phải là bủn xỉn. “Khi
không nên tiêu xài thì một hạt gạo,
23


một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi
có việc đáng làm, việc ích lợi cho
đồng bào, cho Tổ quốc thì dù hao bao
nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng
vui lòng”. Kết quả chữ kiệm to lớn
như vậy cho nên người yêu nước phải
tích cực thi đua thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí để góp phần xây dựng
quê hương, đất nước có dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh. Thực hành tiết kiệm
chính là hành động tích cực nhất, hiệu

quả nhất để chống lại căn bệnh tham
ô, lãng phí quan liêu.
Từ câu chuyện đơn giản “Thời
gian quý báu lắm”, mọi người hãy
cùng suy ngẫm để tự mình phải
biết tiết kiệm vật chất và thời giờ,
sắp xếp thời gian một cách khoa
học để đạt hiệu quả cao trong công
việc. Phải biến ý thức thành hành
động cụ thể, không nói suông, nói
phải đi đôi với làm. Muốn có được
một đất nước Việt Nam giàu
mạnh, hùng tráng thì ngay từ bây
giờ, mỗi một con người chúng ta
phải biết thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí phải thực sự
đi vào cuộc sống của tất cả mọi
người sau cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh luôn luôn được tỏa
sáng, chiếu rọi không những cho
con người Việt Nam mà cả cộng
đồng thế giới từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Kim đồng hồ không thể nào
quay ngược, mỗi giây phút trôi qua dù
có bao nhiêu tiền của ta cũng không
mua lại được. Chính vì thế, mỗi chúng

ta phải biết cách và học cách quý và
sử dụng thời gian một cách hợp lý,
hiệu quả, khôn ngoan. Nhờ như thế ta
sẽ sắp xếp được thời gian để công

việc dễ dàng, nhanh chóng và được
thực hiện trôi chảy. Một con người
hiện đại chính là biết quý trọng thời
gian. Đây là cách dễ dàng nhất cho
người người, nhà nhà cùng nhau làm
giàu cho bản thân cũng như làm giàu
cho đất nước. Nhìn nhận lại, thời gian
rất quý báu nhưng mỗi ngày trong
chúng ta đã vô tình để thời gian lãng
phí vì tính chậm chạp, lề mề và ngại
gian khổ, đặc biệt là giới trẻ với thói
quen xài "giờ dây thun". Tấm gương
của Bác về sự tiết kiệm thời gian là
một bài học. Mỗi khi làm việc gì tôi
cũng cố gắng làm cho thật hiệu quả,
làm đúng giờ, đúng việc, không vừa
làm, vừa chơi. Mỗi ngày, mọi người
đều tất bật chạy đua với thời gian, nên
tôi cảm thấy ý nghĩa của việc sử dụng
hiệu quả quỹ thời gian, và tránh để
không lãng phí thời gian.
Theo tôi trong toàn thể vũ trụ, có
lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là
báu vật quý nhất trong cuộc đời mỗi
con người. Thời gian là món quà to

lớn ai cũng được trao tặng nhưng
không phải ai cũng biết gìn giữ, dang
đôi tay đón nhận. Điều đặc biệt tạo
nên vị trí, vai trò của thời gian là tính
chất một đi không trở lại. Một giây,
một phút, một giờ đều có nhiều sự đổi
thay, trôi đi tạo nên quá khứ không
bao giờ lấy lại được.
Giá trị và ý nghĩa của thời gian to
lớn như thế nhưng nhận thức của mỗi
người về vấn đề này lại rất khác nhau.
Có những người hằng ngày luôn tự
nhủ phải sống như chưa từng được
sống, tận dụng từng phút giây học tập,
lao động cống hiến để rồi tạo nên
nhiều thành quả tốt đẹp và quan trọng
hơn cả là cảm giác hài lòng, vui sướng
khi chạy đua cùng thời gian. Thế
nhưng bên cạnh đó những con người
không biết trân trọng, lãng phí thời
gian vẫn còn khá nhiều và có xu
24


hướng gia tăng, dần trở thành thực
trạng đáng lo ngại cho xã hội, nhất là
khi đó đa phần là những thanh niên –
lực lượng nòng cốt của đất nước.
Không học hành lao động, tự vun đắp
tương lai cho bản thân, cho đất nước

mà chơi bời lêu lổng, sa đà vào tệ nạn
xã hội,…là những dấu hiệu biểu hiện
của những con người ấu trĩ, sống phó
mặc và chỉ biết rung đùi hưởng thụ.
Họ đâu biết rằng thế hệ trẻ của đất
nước Việt Nam ngày hôm nay được
sống, rèn luyện và học tập trong vòng
tay che trở, sự quan tâm của Đảng,
của thầy cô, cha mẹ, được tạo mọi
điều kiện để học tập và rèn luyện,
tương lai của đất nước đang trông chờ
vào bàn tay và khối óc họ. Bản thân
họ phải biết tiết kiệm thời gian, phải
dành nhiều thời gian vào học tập phấn
đấu để xứng đáng trở thành người chủ
nhân tương lai của đất nước. Nếu cứ
với lối sống như thế sẽ dẫn đến hậu
quả khôn lường, đến một ngày nhận ra
thì đã muộn màng. Thời gian là cuộc
sống và cuộc sống chúng ta ra sao chỉ
có thể do chính chúng ta tạo dựng và
thay đổi được mà thôi. Vì vậy hỡi
những ai đang lãng phí thời gian hãy
dừng lại đôi chút trong cuộc đùa vui
với số phận của mình, hãy dừng lại
trước khi quá muộn kịp quay đầu lại
với cuộc sống đích thực.
Tóm lại, nghiên cứu học tập để
thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh là
điều rất cần thiết và quan trọng, song,

điều cần thiết hơn nữa là đưa tư tưởng
của Người vào cuộc sống, phù hợp
với hoàn cảnh và điều kiện của đất
nước hiện nay. Quán triệt tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
đổi mới trước hết phải thấm nhuần tư
tưởng của người về vai trò và các
phẩm chất đạo đức. Điều quan trọng
nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải
gương mẫu trong sinh hoạt và công

tác, không ngừng nâng cao bản lĩnh,
trí tuệ, nói đi đôi với làm, chấp hành
nghiêm chỉnh cương lĩnh, điều lệ,
Nghị quyết của Đảng, pháp luật của
nhà nước, kiên quyết khắc phục sự
suy thoái đạo đức cũng như những
tiêu cực trong xã hội. Theo tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh là một quá trình
tạo ra những chuẩn gía trị đạo đức
mới, phù hợp với tiến trình phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Trong khí thế soi nổi của đời
sống xã hội hôm nay, tất cả chúng ta
đều rất đổi tự hào, vinh dự được sống
trong thời đại vẻ vang của dân tộc,
được làm công nhân nước Việt Nam
độc lập, vì vậy, mỗi chúng ta cũng
phải ý thức sâu sắc trách nhiệm nặng

nề của thế hệ mình trong việc kế tục
và phát triển sự nghiệp vinh quang mà
Bác Hồ đã khởi xướng và dẫn dắt.
Đặc biệt, Bác Hồ quan niệm “thanh
niên là rường cột của nước nhà”. Vì
vậy, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức
cách mạng cho thanh niên không
những là một yêu cầu thường xuyên
mà còn là vấn đề mang tính cấp bách
trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Vừa giữ vững, phát huy những giá trị
đạo đức của dân tộc, đồng thời tạo
nên đội ngũ thanh niên vừa hồng vừa
chuyên, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi
của sự nghiệp cách mạng.
Theo Bác “đạo đức cách mạng
không phải từ trên trời rơi xuống, nó
do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng
ngày mà phát triển và cũng cố, cũng
giống như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong. Nếu
không làm như vậy thì một người ở
thời kỳ này giữ được đạo đức tốt,
nhưng ở thời kỳ khác có thể thoái hóa,
biến chất, hư hỏng. Đó là điều diễn ra
trong cuộc sống hằng ngày. Đối với
thanh niên việc tu dưỡng đạo đức
25



×