Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463 KB, 63 trang )

Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

LỜI GIỚI THIỆU
Hoà giải là một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, là
hoạt động mang tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc. Hoà giải ở cơ sở được
thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải đã góp
phần quan trọng vào việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư,
phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Để góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và
nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải ở cơ sở, phục vụ tốt cho
việc tổ chức Hội thi Hoà giải viên giỏi thành phố Tam Kỳ lần thứ 4, được sự
chỉ đạo của UBND, HĐPHCTPBGDPL thành phố, Phòng Tư pháp thành phố
biên soạn tập tài liệu này để cung cấp kịp thời cho các địa phương thực hiện
tập huấn nghiệp vụ và tổ chức cuộc thi hoà giải viên giỏi thành công.
Tập tài liệu bao gồm các phần sau:
Chuyên đề 1 – Những qui định của pháp luật về công tác hoà giải và
một số kỹ năng cơ bản của hòa giải viên.
Chuyên đề 2- Những qui định của pháp luật đất đai liên quan đến
công tác hòa giải cơ sơ
Chuyên đề 3- Một số qui định của pháp luật về hôn nhân gia đình,
bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và thừa kế
Xin trân trọng giới thiệu và rất mong muốn nhận được ý kiến trao đổi,
góp ý của quý vị.
Biên soạn: Nguyễn Hồng Lai
Phó trưởng phòng Tư pháp thành phố
Email:

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

1




Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

CHUYÊN ĐỀ 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ VÀ MỘT
SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN CƠ SỞ
I. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ:
2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở:
Hoà giải ở cơ sở là quá trình Hoà giải viên vận dụng pháp luật, đạo
đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp
tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ
nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình
cảm và đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; bảo
đảm trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật ở cơ sở.
2.2. Đặc điểm hòa giải:
+ Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp giữa các bên
theo quy định của pháp luật;
+ Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba
làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được thoả thuận, chấm dứt tranh
chấp, bất đồng;
+ Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt
của chính các bên tranh chấp;
+ Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp phải phù hợp với pháp
luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta.
2.3. Căn cứ tiến hành hòa giải:
+ Hoà giải viên chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ
hoà giải nhưng có uy tín thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình;
+ Thực hiện việc hoà giải theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải,

theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác;
+ Thực hiện việc hoà giải theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh
chấp;
2.4. Nguyên tắc hoạt động hòa giải:
+ Hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân
dân;
+ Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không áp đặt, bắt buộc các bên
tranh chấp phải tiến hành hoà giải;

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

2


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của
các bên tranh chấp;
+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm
phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng;
+ Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn
chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải;
2.5. Các việc được hòa giải:
+ Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng,
láng giềng;
+ Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự;
+ Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia
đình;
+ Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật chưa đến mức

bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp
vặt, đánh nhau gây thương tích nhẹ.
2.6. Một số loại vụ việc không được hòa giải:
+ Các tội phạm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà
ngýời bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy
định. Viện kiểm sát, Toà án không tiếp tục tiến hành tố tụng;
+ Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính;
+ Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật
không đýợc hoà giải, bao gồm: Kết hôn trái pháp luật; gây thiệt hại đến tài
sản nhà nýớc; tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; tranh chấp về
hợp đồng lao động.
2.7. Người tiến hành hòa giải:
+ Việc hoà giải có thể do một hoặc một số Hoà giải viên tiến hành.
+ Trong trường hợp cần thiết, Hoà giải viên có thể mời người ngoài Tổ
hoà giải cùng tham gia hoà giải.
+ Người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm
của một hoặc các bên, người cao tuổi, người có kiến thức pháp luật, có uy tín,
biết rõ nguyên nhân tranh chấp.
2.8. Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải:
+ Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian và địa điểm mà các đương
sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của Hoà giải viên.
+ Thời gian và địa điểm thực hiện việc hoà giải được lựa chọn một cách
mềm dẻo, linh hoạt, có thể tại nhà riêng của một bên tranh chấp hoặc nhà của

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

3


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở


Hoà giải viên, tại trụ sở UBND, câu lạc bộ, kể cả nơi diễn ra các hoạt độg sản
xuất, v.v... nhưng phải phù hợp với nguyện vọng của các bên.
+ Nếu Hoà giải viên là người chứng kiến tranh chấp và xét thấy cần
thiết phải hoà giải ngay thì việc hoà giải có thể được tiến hành ngay tại thời
điểm và nơi xảy ra tranh chấp.
2.9. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác
nhau:
+ Tổ hoà giải ở các cụm dân cư phân công hoà giải viên thực hiện hoà
giải. Các hoà giải viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá
trình hoà giải.
+ Các Hoà giải viên thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp
với nhau, nhưng phải báo cáo với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc
hoà giải.
2.10. Trình tự hòa giải:
* Trước khi hoà giải
+ Lựa chọn người tiến hành hoà giải;
+ Lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành hoà giải: được diễn ra nhiều lần
trong suốt quá trình thực hiện hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên
tranh chấp;
* Trong khi hoà giải:
+ Hoà giải viên cần thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hoà giải, chú
ý đề cao điều hay, lẽ phải;
+ Tìm hiểu tâm lý, tính cách của từng đối tượng, tính chất vụ việc để áp
dụng phương pháp hoà giải phù hợp, tránh vội vàng, nôn nóng hoặc làm tổn
hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên;
+ Gặp gỡ từng bên hoặc các bên, tạo ra không khí thân mật, cởi mở và
chân thành trên cơ sở “tình làng nghĩa xóm”, không áp đặt ý chí của Hoà giải
viên đối với các bên.
+ Tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, lắng

nghe ý kiến của các bên và người có liên quan, Hoà giải viên phân tích, chỉ ra
những hành vi phù hợp pháp luật, hành vi sai trái của mỗi bên và chỉ ra những
hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải chịu nếu tiếp tục tranh chấp và có
những hành vi sai trái;
+ Hoà giải viên cần kiên trì giải thích, thuyết phục, cảm hoá các bên tự
thỏa thuận giải quyết tranh chấp, dẹp bỏ mâu thuẫn và hướng dẫn họ ứng xử
phù hợp với pháp luật;

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

4


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Trong quá trình hoà giải, các Hoà giải viên phải tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoà giải hoặc có ảnh
hưởng đến các bên tranh chấp;
+ Hoà giải viên chỉ hoà giải bằng miệng, dùng lời lẽ thuyết phục các
bên, giúp họ đạt được thoả thuận, không đòi hỏi các bên làm đơn kiện, không
lập biên bản. Trường hợp được các bên đồng ý thì lập biên bản.
BIÊN BẢN HÒA GIẢI
Biên bản hòa giải gồm có các nội dung sau đây:
- Địa điểm, thời gian tiến hành hòa giải;
- Thành phần tham gia hòa giải;
- Họ tên, hòa giải viên;
- Họ tên các bên tranh chấp;
- Nội dung hòa giải:
- Tóm tắt nội dung và diễn biến tranh chấp;
- Ý kiến, quan điểm của các bên;

- Ý kiến, quan điểm của Hòa giải viên;
- Các ý kiến thỏa thuận của các bên;
- Các bên và Hòa giải viên ký tên vào biên bản.
* Sau khi hoà giải:
+ Hòa giải viên cần tiếp tục quan tâm động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện
và thuyết phục các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận, trên tinh thần hiểu
biết, tôn trọng lẫn nhau, xoá bỏ mặc cảm và bỏ qua những thiếu sót của nhau;
+ Trường hợp hòa giải không thành thì Hoà giải viên giải thích, hướng
dẫn các bên tranh chấp xử sự phù hợp với pháp luật, làm thủ tục cần thiết đề
nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Hoà giải viên phải ghi chép nội dung tranh chấp và nội dung hoà giải
vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo, đồng thời
rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại.
II. Những vấn đề chung của công tác hòa giải cơ sở
1.1 Hòa giải ơ cơ sơ là gì?
Hòa giải là một phương pháp giải quyết các tranh chấp hay mâu thuẩn.
Phương pháp này giúp các bên liên quan đạt được một thỏa thuận chung nhằm
giải quyết mâu thuẩn hay tranh chấp của họ. Hòa giải là hoàn toàn miễn phí và
bảo mật. Một hay một số hòa giải viên sẽ giúp các bên liên quan thảo luận và
hiểu các vấn đề của vụ tranh chấp hay mâu thuẩn nhằm đưa ra các giải pháp
để giải quyết vấn đề. Trong công tác hòa giải cơ sở, các thành viên có uy tín
trong cộng đồng được đào tạo để trở thành các hòa giải viên. Các hòa giải
viên cấp cơ sở:

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

5


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở


- Là người độc lập, không thiên vị, những người sẽ lắng nghe ý kiến của cả
hai bên tranh chấp và giúp các bên đạt được sự hiểu biết chung
- Sẽ không nghiêng về phía bên nào hoặc đóng vai trò như những thẩm
phán;
- Sẽ tập trung vào những mối quan hệ hòa hợp trong tương lai và những
giải pháp bền vững phù hợp với luật và các tiêu chuẩn xã hội
1.2. Ai cần đến hòa giải?
Tất cả mọi người trong cộng đồng đều có quyền tiếp cận hòa giải cơ sở.
Các tranh chấp và mâu thuẩn thuộc phạm vi giải quyết của hòa giải cơ sở bao
gồm:
- Các mâu thuẩn giữa các cá nhân trong cùng một gia đình hoặc láng giềng
nảy sinh do những khác biệt về lối sống (điều này có vẻ rất chung chung), tài
sản hay lối đi chung, và các va chạm phát sinh trong cuộc sống gần gũi hằng
ngày.
- Các tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, thừa kế, quyền sở hữu đất
đai, sở hữu tài sản và các trách nhiệm dân sự.
- Các mâu thuẩn về mối quan hệ hôn nhân và gia đình như nuôi dưỡng con
cái, nhận nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, cha mẹ và con
cái, hòa giải hôn nhân giữa vợ và chồng, các vấn đề sau ly hôn liên quan trực
tiếp đến trợ cấp tài chính và thăm nom con cái.
- Các vi phạm pháp luật ở mức độ nhẹ, không đủ nghiêm trọng để giải
quyết bằng các biện pháp hành chính hoặc hình sự như đánh nhau gây thương
tích nhẹ hoặc va chạm xe cộ gây thương tích nhẹ, phá hoại công trình công
cộng mức độ nhẹ và trộm cắp vặt.
Các trường hợp không được tiến hành hòa giải cơ sở bao gồm: Tội phạm
hình sự, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi xử lý vi phạm hành chính, kết hôn
trái pháp luật, các vi phạm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, tranh chấp về
lao động, các vi phạm dân sự khi một bên không có đủ năng lực hành vi dân
sự hoặc bị ép buộc ký hợp đồng hoặc tham gia giao dịch trái với luật và các

quy định của pháp luật. Những trường hợp này cần được giải quyết bởi các cơ
quan, tổ chức pháp lý hay hành chính thích hợp.
1.3. Tại sao cần đến hòa giải ơ cơ sơ?
Khi bạn chọn sử dụng hòa giải cơ sở, bạn, cùng với bên tranh chấp còn lại
hoặc các bên tranh chấp trong vụ tranh chấp hoặc mâu thuẩn, sẽ đưa ra những
giải pháp thiết thực của riêng mình với sự giúp đỡ của các hòa giải viên. Đây
là đặc điểm khác biệt nhất giữa việc hòa giải và việc sử dụng các quá trình
giải quyết chính thức khác, mà trong quá trình giải quyết chính thức này,
người đứng ra giải quyết sẽ yêu cầu bạn phải làm những việc nhất định để giải
quyết vấn đề của bạn. Bên cạnh đó, hòa giải có những lợi ích như:
- Tham gia hòa giải, bạn sẽ không mất một chút chi phí nào hoặc bên tranh
chấp mâu thuẩn còn lại của bạn cũng không phải trả một chi phí nào.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

6


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

- Hòa giải có thể được sắp xếp và diễn ra nhanh chóng, vấn đề được giải
quyết kịp thời do đó tranh chấp hay mâu thuẩn của bạn sẽ không bị kéo dài
hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hòa giải mang tính bảo mật và đảm bảo sự riêng tư của bạn. Hòa giải
mang tính bảo mật trong một số trường hợp như bạo lực gia đình hoặc các
tranh chấp không thuộc lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực dân sự khác.
- Hòa giải tập trung đến các vấn đề trong tương lai chứ không phải là tập
trung vào những gì đã diễn ra trong quá khứ, điều này giúp khôi phục lại
những mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp.
- Hòa giải cơ sở có thể giúp mọi người hiểu về luật và các qui định của luật

áp dụng trong các quan hệ hằng ngày cũng như trong những trường hợp đặc
biệt.
1.4. Điều gì trong đợi ơ hòa giải cơ sơ?
Một hoặc một số hòa giải viên sẽ gặp riêng bạn và các bên liên quan còn
lại trong vụ tranh chấp hay mâu thuẩn, thường là ở nhà bạn. Các hòa giải viên
sẽ chú ý lắng nghe khi bạn trình bày về các vấn đề của bạn. Họ sẽ thu thập các
chứng cứ từ bạn, nếu có, và hỏi bạn liệu còn có những người khác mà họ cần
hỏi thông tin để giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề của bạn không. Lúc này, họ
cũng sẽ giải thích cho bạn về hòa giải cơ sở là gì và hòa giải cơ sở có thể giúp
bạn thế nào.
Nếu bạn và bên tranh chấp còn lại chấp thuận, các hòa giải viên sẽ sắp xếp
một địa điểm trung gian và an toàn để các bên có thể gặp gỡ nhau. Họ sẽ bố trí
buổi gặp mặt vào ngày giờ thuận tiện cho cả hai bên tranh chấp.
Tại buổi gặp mặt, các hòa giải viên sẽ đảm bảo rằng các bên liên quan đến
vụ tranh chấp hay mâu thuẩn có cơ hội để giải thích về các vấn đề của họ, các
vấn đề đó đang có những tác động như thế nào đến họ và họ mong muốn điều
gì được thực hiện trong tương lai. Các hòa giải viên sẽ chia sẻ các thông tin
liên quan đến chứng cứ, luật và các điều khoản luật áp dụng trong vụ tranh
chấp. Các hòa giải viên cũng sẽ được khuyến khích các bên tranh chấp hay
mâu thuẩn. Sau đó, các hòa giải viên sẽ giúp các bên đưa ra một thỏa thuận
nhằm cải thiện các mâu thuẩn của các bên.
1.5. Bằng cách nào có thể bắt đầu tham gia hòa giải ơ cơ sơ?
Có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu quá trình hòa giải. Nếu bạn có
tranh chấp hay mâu thuẩn và nhận thấy rằng tranh chấp của bạn phù hợp với
hòa giải, bạn có thể:
- Đề cập chuyện này với một trong những hòa giải viên tại địa phương của
bạn để đề nghị được giúp đỡ một cách trực tiếp.
- Hỏi trưởng thôn, xóm nơi bạn đang ở để trưởng thôn, xóm của bạn giúp
bạn liên hệ với tổ hòa giải.
- Nộp thư khiếu nại cho Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban Tư pháp để Ủy ban

nhân dân xã hoặc Ban Tư pháp chuyển thư khiếu nại của bạn cho tổ hòa giải
tại địa phương của bạn.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

7


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Trong nhiều trường hợp, thông tin về một vụ tranh chấp hay mâu thuẩn cá
nhân có thể lan rộng và nhiều người biết đến, khi đó một thành viên của tổ
hòa giải có thể tiếp cận với các bên tranh chấp để xem xét khả năng liệu có thể
tiến hành hòa giải hay không.
1.6. Điều gì sẽ xảy ra nếu tranh chấp không được giải quyết được bằng
hòa giải ơ cơ sơ?
Tham gia vào quá trình hòa giải cơ sở không có nghĩa là bạn không thể tìm
kiếm những lời khuyên hay tư vấn của các tổ chức khác hoặc tiến hành giải
quyết vụ việc theo các quy trình pháp luật liên quan. Nếu bạn không thể giải
quyết tranh chấp của mình bằng hòa giải cơ sở, bạn có thể đề nghị trợ giúp từ
Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc hoặc các tổ chức thành viên của
Ủy ban mặt trận tổ quốc hay cán bộ tư pháp tại địa phương của bạn hoặc các
Tòa án
1.7. Còn ai có thể giúp tôi giải quyết tranh chấp hay mâu thuẩn của
mình?
Có nhiều tổ chức và cá nhân ở địa phương của bạn có thể tư vấn về các
quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của bạn để giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề tranh
chấp hay mâu thuẩn của mình và đưa ra các giải pháp lựa chọn khả thi. Các tổ
chức này bao gồm:
- Hội liên hiệp phụ nữ- tư vấn về các vấn đề liên quan đến ly thân và ly

hôn, mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình
- Hội nông dân- tư vấn các vấn đề liên quan đến các tranh chấp về đất
đai.
III. KỸ NĂNG HÒA GIẢI
3. 1 Khái niệm kỹ năng hòa giải:
Kỹ năng hoà giải là khả năng của Hoà giải viên vận dụng kiến thức
pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để giải thích, hướng dẫn,
thuyết phục, cảm hoá các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn,
nhằm xoá bỏ bất đồng và đạt được thoả thuận giải quyết tranh chấp phù hợp
với pháp luật và đạo đức xã hội.
3.2. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày:
A. Kỹ năng giao tiếp
+ Giao tiếp là quá trình bày tỏ ý định, cảm xúc, trao đổi thông tin với
người khác.
+ Giao tiếp có thể bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ, hành vi (không lời);
Tiếp đối tượng, nghe đối tượng trình bày, đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết
của vụ việc, tạo cơ hội cho các bên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc giải quyết
tranh chấp…;
* Chức năng giao tiếp
+ Trò chuyện để nắm bắt thông tin;

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

8


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Cung cấp cho đối tượng những thông tin chính xác để xóa bỏ những
quan điểm lệch lạc, thay đổi niềm tin không đúng đắn;

+ Hỗ trợ chia sẻ về mặt tâm lý, cảm thông với đối tượng;
+ Giúp đối tượng xác định, đưa ra những quyết định cụ thể, lựa chọn
cách giải quyết phù hợp;
+ Trang bị cho đối tượng kiến thức, cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp.
* Thái độ của hòa giải viên khi tiếp đối tượng:
+ Quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác;
+ Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (ngắt lời, không lắng nghe, ỷ
thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ…;
+ Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;
+ Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng không
nên phân biệt, đối xử…);
+ Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;
+ Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của
đối tượng).
* Kỹ năng nghe đối tượng trình bày:
+ Dùng cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ thể hiện sự chú ý lắng nghe đối
tượng nói;
Tạo cơ hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh
chấp diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.
+ Không phản ứng trước những lời tức giận của các bên, tự kiềm chế,
yên lặng lắng nghe, để cho họ trút hết những lời bực bội.
+ Kiên trì nghe hết những gì đối tượng nói, không nên cắt ngang lời các
bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ
việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của họ.
+ Dùng lời nói hoặc thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại
những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình tiếp
nhận được,
+ Tóm lược các nội dung mang tính bản chất của vụ việc và nguyên
nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng định lại với các bên
tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ việc.

2. Các kỹ năng giao tiếp dành cho các hòa giải viên:
Giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết cho việc quản lý và giải quyết các
xung đột. Các bên tranh chấp cần luôn phải cảm thấy rằng mọi người lắng
nghe và hiểu vấn đề của họ nhằm mục đích hướng đến việc bỏ qua những gì

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

9


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

xảy ra trong quá khứ và tập trung vào giải quyết các vấn đề trong tương lai.
Một nhiệm vụ chính cho HGV là nhằm giúp các bên giao tiếp với nhau làm
sao để các bên tranh chấp hiểu được nhau. Những gì được nói ra và cách thức
nói như thế nào đều cần phải được lắng nghe và quan tâm. Tương tự như vậy,
một vấn đề không kém phần quan trọng là các HGV cần hiểu nhu cầu và
quyền lợi thực sự của các bên. Các hòa giải viên không nên giả định rằng họ
đã hiểu vấn đề, mà thay vào đó họ cần lắng nghe cẩn thận và đặt ra các câu
hỏi dò để làm rõ được thông tin và quyền lợi.
Tại sao giao tiếp lại thất bại?
Suy nghĩ và ý kiến của người nói chỉ có họ hiểu được, do đó người
nghe phải đoán xem người nói đang có ý nghĩ gì. Cách hiểu của người nghe
cũng là cách hiểu của cá nhân người nghe, điều này có nghĩa là không bên nào
biết được mình có thể sai.
Ngôn ngữ thường khác nhau và có những ý nghĩa khác nhau đối với
mọi người, đặc biệt nếu họ đến từ những nền văn hóa, các nhóm cộng đồng
khác nhau.
Mọi người thường nói về các vấn đề bề nổi trong khi các vấn đề ẩn
chứa bên trong thường được quan tâm hơn.

Thảo luận cái gì quan trọng nhất với chúng ta là một điều khó khăn.
Do vậy, chúng ta thường đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề nhỏ mà
không đề cập đến những băn khoăn thực sự ẩn chứa bên trong.
Người nói có thể không nhận biết được cảm xúc của họ, nhiều người
được dạy cách kiềm xúc cảm xúc (con trai không khóc, con gái không giận)
Người nghe bị sao nhãng bởi các suy nghĩ và sự kiện xung quanh họ.
Họ nghe thông qua các ý niệm có được từ kinh nghiệm và định kiến, các kinh
nghiệm và định kiến này có thể bóp méo vấn đề đã được nói. Chúng ta thường
nghe vấn đề chúng ta mong muốn người khác nói.
Rào cản cho việc giao tiếp hiệu quả
Những vấn đề sau miêu ta một số trở ngại tiềm tàng về giao tiếp trong
các tình huống xung đột. Đôi khi, chúng có thể không phải là những rào cản
nhưng khi đã là rào cản, chúng làm hỏng các giao tiếp, hạn chế việc chia sẻ
thông tin và làm tăng thêm cảm xúc tiêu cực.
- Sự chỉ trích- Tập trung vào các khía cạnh tiêu cực của xung đột gây
ra các cảm giác tội lỗi và làm giảm sự tự tin của bản thân. “ Anh rất ích kỷ khi
ra quyết định mà không nghĩ đến gia đình của mình:.
- Sự chẩn đoán- Thăm dò các nội dung ẩn giấu hoặc coi như là hiểu
động cơ của mọi người gây ra sự giận dữ và hủy hoại lòng tin của chính mình.
“ Tôi có cảm tưởng rằng anh đang không kiểm soát được hành động của bản
thân vì anh cảm thấy bị bỏ rơi khi họ không mời gia đình anh đến dự buổi tiệc
sinh nhật”.
- Sự phê phán- Xác lập một vị trí dựa trên quyền lực xã hội, đạo đức
hoặc tôn giáo đe dọa sự tự nhận thức. “ Một công dân có ý thức chấp hành

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

10



Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

pháp luật thì người công dân đó cần luôn quan tâm đến khu vường của mình
và không để cây cỏ mọc linh tinh trong vườn nhà”.
-Lý lẽ hợp lý- Tập trung vào các yếu tố xung đột có thật và đinh đoạt
và sử dụng lý lẽ để giải thích một người đã sai như thế nào là bỏ qua khía
cạnh cảm xúc của xung đột.” Bạn hẳn đã sai lầm – theo luật, bạn chả có gì lo
lắng gì về điều đó cả”.
-Làm yên lòng- Cố gắng che giấu mọi thứ và khăng khăng khẳng
định vấn đề không quá tồi tệ với mọi người là từ chối từ cảm xúc mà người đó
đang trải qua. “ Đừng lo lắng về nó- bạn có năng lực và tôi đảm bảo bạn đã
làm tốt công việc của mình”.
-Khuyên nhủ- Nói với một người nào đó rằng người đó nên giải
quyết vấn đề như thế nào trước khi bạn hiểu một cách đầy đủ về vấn đề đó là
một rào cản mà rào cản đó có nghĩa là bạn không tin về kiến thức và kinh
nghiệm của người đó. “ Tôi nghĩ bạn nên từ chối lời đề nghị của cô ta bởi vì
bạn có quyền có những đề nghị tốt hơn”.
Thay vào đó, bạn nên làm gì?
Hai yếu tố giao tiếp hiệu quả đối với HGV là lắng nghe và đặt câu hỏi.
Tất nhiên HGV không chỉ có lắng nghe và đặt câu hỏi, nhưng cả hai việc lắng
nghe hiệu quả và đặt câu hỏi là những yếu tố cần thiết để hiểu quan điểm của
các bên về các vấn đề và động lực và quyền lợi tiềm ẩn của họ. Hiểu các bên
và tranh chấp của họ là bước đầu tiên của công tác hòa giải.
3. Kỹ năng lắng nghe:
Việc lắng nghe cần đòi hỏi:
- Sự tham gia- Chào đón và khuyến khích các bên chia sẻ thông tin
qua hỗ trợ không lời như duy trì tư thế chào mừng, ngả người về phía trước,
biểu lộ sắc mặt bình thường.
- Diễn đạt lại hoặc tóm lược- không đánh giá phần trình bày của các
bên, nói rõ trong lời nói của chính mình việc bạn đã hiểu người nói như thế

nào.
- Nhận biết cảm xúc- không đánh giá phản ứng của các bên về sự
tranh chấp, chấp nhận yếu tố cảm xúc.
Lắng nghe hiệu quả
- Chứng tỏ sự quan tâm của bạn
- Giúp các bên cảm thấy hiểu nhau
- Khuyến khích các bên suy nghĩ về lời nói của họ
- Xây dựng lòng tin của các bên với bạn
Làm thế nào để lắng nghe hiệu quả
- Duy trì sự vô tư và không nghiêng về một phía
- Không đồng tình và cũng không phản đối lời các bên chia sẻ
- Tập trung vào vấn đề đang nói và diễn đạt lại theo cách của riêng bạn
- Đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để hiểu anh hoặc chị ấy
đang nói gì và cảm giác của anh hoặc chị ấy thế nào

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

11


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

- Không ngắt lời, kết thúc câu, đưa ra lời khuyên hay gợi ý trong khi
bạn đang lắng nghe.
Những điều cần tránh khi lắng nghe:
- Nghe và phán xét: Chỉ trích, đặt ra những giả định, chỉnh lý, lên lớp
về mặt đạo lý, chất vấn, tranh luận với đối týợng trong khi họ đang trình bày,
…;
- Không nên có điệu bộ, cử chỉ (như lắc đầu, cau có mặt mày, nheo
mắt…), lời nói tỏ thái độ phủ định hay khó chịu khi đối týợng trình bày dài

dòng, không logic, khó hiểu hoặc đặt ra nhiều câu hỏi không có liên quan đến
vụ việc,…;
- Không nên buồn bực hay cáu giận khi các bên có cử chỉ hoặc lời nói
làm mình không hài lòng bởi đó là những bức xúc của họ.
4. Kỹ năng đặt câu hỏi:
Các hòa giải viên sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin, hiểu kinh
nghiệm, học hiểu về nhận thức và khai thác các vấn đề và lợi ích. Rất dễ để
đặt câu hỏi hoặc quá rộng và không tập trung, hoặc quá hẹp và hạn chế. Như
vậy, câu trả lời sẽ mơ hồ và không cam kết.
Thăm dò là một kỹ năng được sử dụng nhằm khuyến khích các bên bộc
lộ rõ thêm vấn đề họ đã nói- thêm chi tiết hoặc làm sáng tỏ thêm. Đặt câu hỏi
thăm dò “tại sao” có thể giúp phát hiện động cơ và lợi ích bên trong của các
bên
Các câu hỏi thăm được bỏ ngỏ, có nghĩa rằng chúng không thể được trả
lời là “ có hoặc không”. Thường bắt đầu với cái gì? ở đâu? Thế nào? Khi nào?
Ai và tại sao?. Chúng sẽ giúp các Hòa giải viên hiểu nhiều hơn và thường
cung cấp thông tin mới, mà các bên thường không tự đưa ra. Học cách đặt câu
hỏi hiệu quả cần có sự suy nghĩ và cần được thực hành cách hỏi kỹ lưỡng. Kỹ
năng này sẽ tăng chất lượng thông tin mà bạn nhận được.
Các ví dụ cho các câu hỏi thăm dò:
- Nó có ích theo cách nào?
- Bạn có thể nói thêm gì với tôi về tình huống đó?
- Bạn giải quyết tình huống thế nào?
- Bạn cảm thấy thế nào về hành động của cô ta?
- Bạn có thể làm gì để cân nhắc sự lựa chọn này?
- Bạn có băn khoăn gì về đề nghị này?
- Bạn hy vọng thu được gì từ tình huống này?
Một phương pháp hữu hiệu để nghĩ về các câu hỏi thăm dò là dựa trên
những mục đích của câu hỏi. Nói chung, những câu hỏi này là nhằm mở rộng


Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

12


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

thông tin về tranh chấp và kinh nghiệm của các bên. Đó là những câu hỏi tò
mò mà với những câu hỏi này người đặt câu hỏi không biết câu trả lời là gì.
Các câu hỏi thăm dò rất có ích trong giai đoạn đầu của hòa giải hay
trong giai đoạn trước khi hòa giải. Khi bạn thu thập số lượng thông tin đáng
kể, bạn bắt đầu sử dụng các loại câu hỏi khác.
Các ví dụ cho các câu hỏi:
- Làm sáng tỏ- “Bạn có ý gì khi bạn nói anh ta ban ơn cho bạn”
- Giải thích- “ Điều gì làm bạn nghĩ anh ta không trả lại xe cho bạn?
- Dựa trên lợi ích- Bạn lo lắng điều gì sẽ xảy ra nếu hành rào này
không được sửa chữa?”
- Thách thức- Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày hôm nay hai người trong số
các bạn không thể giải quyết vấn đề này?”
- Kết quả- Bạn nghĩ thế nào khi họ sẽ phản ứng lại gợi ý của bạn?
- Tìm hiểu thực tế- “Bạn cần có nhiều tiền trong bao lâu?
- Tìm hiểu ý kiến: Bạn nghĩ gì về đề xuất mới của họ?
Giải quyết vấn đề: Bạn đã cố gắng giải quyết vấn đề chưa và cái gì
đang cản trở bạn giải quyết vấn đề?
Vận dụng trí não để giải quyết vấn đề/động não- Từng người trong các
bạn có thể nghĩ cách gì để cải thiện tình huống?
Hòa giải viên phải phát triển kỹ năng nghe và đặt câu hỏi tốt để hiểu sự
tranh chấp từ kinh nghiệm của các bên có liên quan. Sau khi thu được sự hiểu
biết tốt về vấn đề và tác động của chúng, hòa giải viên sẽ chuyển tới đặt câu
hỏi cụ thể hơn nhằm thu được các loại thông tin khác nhau, như đã nêu trong

ví dụ trên, cũng như đạt được các kiến thức và kinh nghiệm của chính anh chị
vào vụ tranh chấp.
3.3. Kỹ năng yêu cầu cung cấp chứng cứ:
+ Đưa ra lời khuyên chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa, thuyết phục
được đối tượng thì Hoà giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp đầy đủ các
tài liệu (nếu có) phản ánh nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp.
+ Trong trường hợp cần thiết, Hoà giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu
thập chứng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ
giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung
vụ việc mà họ biết được;
3.4. Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo:
+ Để khẳng định với các bên tranh chấp rằng Hoà giải viên đang thực
hiện hoà giải theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm
tính chủ quan, duy ý chí của mình;
Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

13


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

+ Hoà giải viên kiểm tra tính chính xác những tư duy và khẳng định
chính thức những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn,
không phải bao giờ Hoà giải viên cũng có thể nhớ chính xác tất cả các quy
định pháp luật khác nhau.
+ Trong trường hợp không tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về
hiệu lực của văn bản đó, Hoà giải viên chưa nên đưa ra lời khuyên ngay mà
hẹn đối tượng vào một dịp khác để khẳng định lại tính hợp pháp của văn bản
pháp luật cần áp dụng.
+ Trường hợp vụ việc hoà giải có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà

Hoà giải viên chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hay đồng nghiệp
khác am hiểu sâu về lĩnh vực pháp luật đó để tham khảo ý kiến trước khi đưa
ra lời tư vấn.
3.5. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc:
+ Sau khi đã nghe cả hai bên trình bày, xem xét các giấy tờ, tài liệu các
bên cung cấp, nếu thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn, đưa ra những giải pháp thì
cần phải tiến hành xem xét, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ, tiếp
xúc với các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản
chất vụ việc, tránh vội vàng đưa ra những lời khuyên phiến diện, chủ quan;
+ Hoà giải viên phải thực sự khách quan, vô tư khi xem xét, xác minh
vụ việc nhất là khi tiếp xúc với những người có lợi ích liên quan trong vụ việc
tranh chấp hoặc thân quen với một bên tranh chấp;
+ Việc xem, xác minh nên lập thành biên bản để làm căn cứ giải thích,
thuyết phục các bên tự nguyện hoà giải.
3.6. Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hoá các bên tự giải quyết
tranh chấp:
+ Giải thích, thuyết phục, cảm hoá và hướng dẫn các bên tự nguyện giải
quyết tranh chấp được Hoà giải viên thực hiện trong suốt quá trình hoà giải, từ
lần gặp gỡ đầu tiên với từng đối tượng hoặc gặp gỡ cả hai bên;
+ Hoà giải viên phải đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương
án,… để tháo gỡ những vướng mắc của các bên;
+ Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào các quan
hệ xã hội có liên quan đến vụ việc tranh chấp, hành vi nào các bên được làm
và những hành vi nào pháp luật ngăn cấm;
+ Phân tích những hành vi phù hợp với pháp luật và hành vi trái pháp
luật của mỗi bên, nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp
tục tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên tự lựa
chọn và quyết định.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn


14


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

3.7. Nguyên tắc đưa ra lời khuyên, phương án giải quýet vụ việc:
+ Pháp chế: phương án, lời khuyên phải phù hợp với pháp luật và đạo đức
xã hội;
+ Cụ thể: Nội dung tư vấn, lời khuyên hay phương án giải quyết phải cụ thể,
dễ hiểu;
+ Khả thi: Phương án giải quyết phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn
và hoàn cảnh của các bên tranh chấp có thể vận dụng và thực hiện được;
+ Kịp thời: Thực hiện hòa giải, đưa ra lời khuyên phải kịp thời ngăn chặn
“cái nảy thành cái ung”, “bé xé ra to”, khiếu kiện kéo dài, tốn kém.
3.8. Một số điểm cần lưu ý khi hòa giải:
1/ Cần hiểu rõ tâm lý và cách ứng xử của các bên tranh chấp:
+ Các bên tranh chấp mang nặng suy nghĩ chủ quan luôn cho rằng mình đúng
còn bên kia luôn sai, khi gặp gỡ họ thường nói xấu nhau, đỗ lỗi cho nhau;
+ Các bên biết mình sai, nhưng vẫn cố tình bảo vệ cái sai của mình, muốn
Hòa giải viên đứng về phía họ, bảo vệ cái sai của họ;
+ Hoà giải viên phải thực hiện đúng nguyên tắc hoà giải, vì lợi ích của cả hai
bên, không được giúp các bên thực hiện những hành vi trái pháp luật;
2/ Quan hệ với các bên tranh chấp:
+ Hoà giải viên phải coi các bên hoà giải như người thân của mình, phải xây
dựng được quan hệ tốt với họ trên cơ sở chân thực, hợp tác, bền vững;
+ Hoà giải viên phải tạo ra được sự tin tưởng của các bên vào Tổ hoà giải và
Hoà giải viên, bởi Hoà giải viên đang giúp đỡ họ giải quyết những vướng mắc, mâu
thuẫn, bất đồng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
+ Hoà giải viên phải thực sự kiên nhẫn lắng nghe các bên tranh chấp trình

bày về yêu cầu của họ và không được tỏ ra bi quan hoặc lạc quan thái quá sau khi
biết được những thông tin đầu tiên của họ;
+ Hoà giải viên phải giữ liên hệ thường xuyên với các bên tranh chấp, giúp
đỡ họ tự nguyện thực hiện thoả thuận và tạo niềm tin của đối tượng đối với Tổ hoà
giải và Hoà giải viên.
3.9. Một số hành vi Hòa giải viên không được thực hiện:
+ Thực hiện hoà giải không phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội;
+ Xúi giục đương sự khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo không có căn cứ;
+ Hoà giải xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
+ Lợi dụng danh nghĩa Hoà giải viên để trục lợi hoặc hoạt động trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội;
+ Tiết lộ thông tin về đời tư của các bên tranh chấp mà Hoà giải viên biết
được trong quá trình thực hiện hoà giải, trừ trường hợp các bên đồng ý hoặc pháp
luật có quy định khác.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

15


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Chuyên đề:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG LUẬT ĐẤT ĐAI LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
----------I. LUẬT ĐẤT ĐAI 2003:
Tại phiên họp khóa XI, kỳ họp thứ 4 (từ ngày 21/10/2003 – 26/11/2003)
Quốc hội Nước CHXHCNVN đã thông qua luật đất đai năm 2003 và được
Chủ tịch Nước công bố ngày 10/12/2003 theo lệnh số: 23/2003/L-CTN. Hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004.

Luật đất đai năm 2003 có 7 chương, 146 điều
1. Chương I: những quy định chung – Gồm 15 điều (từ điều 1 đến điều
15) Quy định về Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, áp dụng pháp luật,
giải thích từ ngữ…
Lưu ý:
Điều 5 : Sở hữu đất đai
Khoản 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu.
Khoản 2 : Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
(T13)
Điều 7. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân: Giám sát và quản lý sử dụng
đất.
Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất
1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất.
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định
của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách
đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Điều 11. Nguyên tắc sử dụng đất
Việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến
lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn


16


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Điều 15. Những hành vi bị nghiêm cấm
Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử
dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được công bố; huỷ hoại đất; không thực hiện đúng quy định của
pháp luật khi sử dụng các quyền của người sử dụng đất; không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng
đất. (Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm nếu chưa đến mức xử lý hình sự
thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 105/2009/NĐCP NGÀY 11/11/2009 của Chính phủ)
2. Chương II: Q u yền của Nhà nướ c đối vớ i đất đai và
q u ản l ý Nh à n ướ c về đất đai – Gồm 8 mục – 50 đi ều (t ừ đi ều
16 đến đi ều 65) .
L ư u ý:
Đi ều 31 . C ăn cứ để gia o đ ất , cho t huê đ ất , chuyển m ục
đ ích s ử dụn g đấ t (q uy ho ạch và n hu cầu s ử dụn g đấ t) T ra ng 36
Điều 33. Giao đất không thu tiền sử dụng đất (T 36 – 38)
Điều 34. Giao đất có thu tiền sử dụng đất (T 38)
Điều 36. Chuyển mục đích sử dụng đất
Điều 37. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất
1…Tỉnh; 2…Huyện, Thành phố thuộc Tỉnh
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông

nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không
được ủy quyền.
Điều 38. Các trường hợp thu hồi đất (12 trường hợp) Trang 43 - 45
Điều 42. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi
Điều 43. Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường
1. Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường
hợp sau đây:
a) Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này;

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

17


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

b) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan,
xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo
dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không
nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
c) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;
d) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
đ) Đất thuê của Nhà nước;
e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất quy định tại Điều 50 của Luật này;
g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị
trấn.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi
thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép;
b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất
mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;
c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và
10 Điều 38 của Luật này.
3. Người bị thu hồi đất quy định tại khoản 1 nhưng không thuộc khoản 2
Điều này được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.
4. Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,
tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản
2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật này.
Điều 49. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.
3. Chương III: C hế độ sử dụng cá c lo ạ i đấ t – Gồ m 4 m ục –
3 9 đ iều ( t ừ đ iều 66 đ ến đ iều 104).
L ư u ý:
Điều 83. Đất ở tại nông thôn
Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

18



Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

1. Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng
nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một
thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 84. Đất ở tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công
trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù
hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt
Điều 87. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao
4. Chương IV: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất – Gồm 4 mục
– 17 điều (từ điều 105 đến điều 121)
L ư u ý:
Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất
nông nghiệp;
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất
nông nghiệp;
5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình;
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng

quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

19


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy
định tại Mục 4 Chương II của Luật này.
Điều 107. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về
sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình
công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng
đất;
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời
hạn sử dụng đất.
(Nếu không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất theo điều này
thì cũng sẽ bị xử lý vphc theo quy định tại nghị định 105/2009/NĐ-CP
ngày 11/11/2009 của Chính phủ)
5. Chương V: Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai –
Gồm 10 điều (Từ điều 122 đến điều 131)
L ư u ý:
Điều 123. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho người đang sử dụng đất
6. Chương VI: T ha nh t ra , giả i quyết tr an h chấp , khiếu nạ i,
t ố cáo và xử lý vi p hạ m p há p l uật về đ ất đ a i.
L ư u ý:
Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi
đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

20


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã

hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ
ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất
thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như
sau: (T 163)
Điều 140. Xử lý đối với người vi phạm pháp luật về đất đai
Người nào lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không
đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục
hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền
sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai thì
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang
sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải
chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất mà để đất bị lấn,
chiếm, thất thoát thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật
đối với giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất bị lấn, chiếm, thất thoát.
Điều 143. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và
sử dụng đất đai
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại

địa phương.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phát
hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển
mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn
kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không
đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại
tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

21


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

7. Chương VII: Điều khoản thi hành – Gồm 2 điều
Điều 145. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Điều 146. Hướng dẫn thi hành do chính phủ hướng dẫn chi tiết.
Chính phủ ban hành rất nhiều siêu nghị định để hướng dẫn thi hành luật
đất đai như: 181, 182, 197, 198, 84, 69, 105…
Nói chung, luật đất đai năm 2003 đã hoàn thiện 1 cách chi tiết, rõ ràng
hơn các luật đất đai trước đó: 1988, 1993, 1998, 2001; Quy định cụ thể trách
nhiệm với các cơ quan quản lý nhà nước, các hộ gia đình, các nhân, kể cả tổ
chức; phù hợp với thực tiễn… Tuy nhiên trong quá trình triển khai thi hành,
áp dụng thực tế từng địa phương, Luật vẫn còn một số điều khoản chưa rõ
ràng, thiếu tính thống nhất, dễ gây lúng túng và hiểu nhiều cách khác nhau
như:
- Xác định hạn mức đất đô thị…; Hạn mức giao đất rừng, cây lâu năm…
- Thời hiệu và số lần giải quyết khiếu nại giữa luật đât đai và luật KN,

TC…
- Vấn đề về nghĩa vụ tài chính khi được cấp gcn qsd đất và qsh tài sản
II. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Về thi hành Luật Đất
đai
Chương XII GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT
ĐAI
Điều 159. Hoà giải tranh chấp đất đai
1. Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu
không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp
đất đai.
2. Trường hợp các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc
hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận
hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn.
Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
3. Đối với trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh
giới, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản
hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp
đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài
nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

22


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy

ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất
và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 160. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp
các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì các bên tranh chấp
gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành chính các
cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải
quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có
quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là
quyết định giải quyết cuối cùng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải
quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc
giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có
quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi
trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Điều 161. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các
bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh
chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp
đưa ra.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

23


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã,
phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là
Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn;
c) Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản,
buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn;
d) Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn
biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
đ) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
3. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích
đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa
phương.
4. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với
quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
5. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.

6. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.
Điều 162. Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu
nại
1. Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
c) Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
d) Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
2. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của
cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định
tại khoản 1 Điều này.
Điều 163. Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính
của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hành vi
hành chính của cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong
quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân huyện,

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

24


Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong khi giải quyết

công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có
quyền nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có
trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo.
Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại,
người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3. Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết
định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì
có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công
bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan.
4. Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải
quyết khiếu nại.
Điều 164. Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính
của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
1. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Sở Tài

nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có hành vi hành chính trong giải quyết công việc về
quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với
quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu
nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

25


×