Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

NGHIÊN cứu các tác PHẨM KINH điển một bước tiến hai bước lùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.86 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, Đảng ta luôn coi trọng công
tác lý luận. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định:
"Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta". Trong đó nguyên lý về Đảng
và xây dựng Đảng nói chung và nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng vô sản kiểu
mới của Lênin nói riêng đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiếm nghiệm và
trở thành chân lý, là cơ sở trong công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam.
Sức mạnh của Đảng Mác - Lênin là sức mạnh tổng họp về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Đảng là đội tiên phong của giai cấp, lãnh đạo giai cấp và xã hội
không phải bằng Cương lĩnh, bằng tư tưởng mà còn bằng hành động cách mạng,
bằng tổ chức. Tổ chức Đảng vững mạnh bảo đảm cho Cương lĩnh, Đường lối của
Đảng được thực hiện. Sức mạnh về chính trị, tư tưởng của Đảng được thực hiện
bằng tổ chức, thông qua tổ chức Đảng. Tổ chức là một nhiệm vụ trực tiếp nhằm
xây dựng một tổ chức cách mạng có khả năng thống nhất mọi lực lượng và lãnh
đạo phong trào. Tổ chức bảo đảm cho Đảng tồn tại, nhờ tổ chức Đảng mới hùng
mạnh và hơn nữa mới trở thành hiện thực được. Vì vậy việc nghiên cứu nội dung
tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” nói chung và nghiên cứu tư tưởng của
Lênin về những nguyên lý tổ chức xây dựng Đảng kiểu mới thể hiện trong tác
phẩm nói riêng là một yêu cầu cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng, góp phần
xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh
đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi.


A

NỘI DƯNG
©

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM:
Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng nhân dân dân chủ - xã hội Nga


tuyên bố thành lập Đảng nhưng trên thực tế chưa hình thành, vì lúc này Đảng
chưa có Cương lĩnh và Điều lệ. Trung ương Đảng bị bắt, Đảng lâm vào tình trạng
lộn xộn về tư tưởng, phân tán về tổ chức, mất định hướng về chính trị.
Đại hội II của Đảng được triệu tập, đại hội họp vào tháng 7 năm 1903.
Nhiệm vụ chính của Đại hội là: "thành lập một Đảng chân chính trên các nguyên
tắc và cơ sở tổ chức do báo "Tia lửa" đã nêu lên và thảo ra. Trước và sau Đại hội
có sự phân hoá rất sâu sắc, đấu tranh rất quyết liệt giữa các phe nhóm. Đại hội
chia nhiều phe, nhóm, nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Từ đầu Đại hội
đã hình thành 3 nhóm với 3 khuynh hướng chính trị đó là:
Nhóm 1: Nhóm "Tia lửa" mà đại biểu là Lênin
Nhóm 2: Nhóm chống "Tia lửa" bao gồm những đại biểu của phái Bun;
phái này chủ trương phân tán thành nhiều tổ chức, không tập trung thống nhất.
Chủ trương thành lập Đảng theo dân tộc và dựa trên cơ sở lãnh thổ. Ngoài ra còn
có đại biểu của phái sự nghiệp công nhân, họ chống lại nguyên tắc của báo "Tia
lửa" cả về mặt Cương lĩnh, Sách lược và tổ chức.
Nhóm 3: Nhóm lừng chừng ngả nghiêng, gồm đại biểu của nhóm công
nhân miền Nam, nhóm này ngoài miệng thì thừa nhận báo "Tia lửa" nhưng đồng
thời lại có kế hoạch riêng, họ không vững vàng về nguyên tắc, dao động, lừng
chừng.
Sự tồn tại từ đầu các nhóm với các khuynh hướng chính trị khác nhau là
nguồn gốc của cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: khuynh hướng cách mạng
và khuynh hướng cơ hội trong suốt quá trình Đại hội và sau Đại hội trên tất cả
các vấn đề về Cương lĩnh, Sách lược và Điều lệ.


Đấu tranh trong và sau Đại hội giữa các nhóm: Đấu tranh trong Đại hội
gồm những vấn đề Điều lệ Đảng, đảng viên, tổ chức đảng, ngôn ngữ của Đảng,
đấu tranh về Cương lĩnh, về Đường lối.
Sau Đại hội, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng này trên các vấn đề tổ
chức càng trở nên đặc biệt gay gắt. Máctốp và đồng bọn bị thất bại trong các cuộc

bầu cử vào các cơ quan trung ương tìm cách phá hoại Đảng Bônsêvích. Chúng
lén lút lập các tố chức bè phái tách khỏi Đảng. Mặc dù Lênin có sự nhân nhượng,
chủ động thỏa hiệp nhưng những người Mensêvích vẫn khăng khăng từ chối.
Trước tình hình đó, tháng 5 năm 1904, Lênin viết tác phẩm "Một bước tiến hai
bước lùi". Vạch trần tính chất phản động cơ hội chủ nghĩa của phái Mensêvích
tiêu biểu là Máctốp, yêu cầu xây dựng Đảng tập trung thống nhất về tư tưởng,
chính trị và tổ chức.
II. NHỮNG NGUYÊN LÝ VỀ TỎ CHỨC XÂY DỤ NG ĐẢNG VÔ SẢN
TRONG TÁC PHẨM "MỘT BƯỚC TIÉN HAI BƯỚC LÙI":
1.

Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân:
Nguyên lý Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân đã được Mác-

Ăngghen nêu ra trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản năm 1848. Lúc này, vì để
chống lại quan điểm của phái Mensêvích chủ trương xóa nhòa ranh giới giữa
Đảng và giai cấp, coi Đảng và giai cấp là một, Lênin khẳng định lại: Đảng là “
đội tỉèn phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp Người chỉ rõ rằng,
những người nào nghĩ rằng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, gần hết toàn bộ giai
cấp hay toàn bộ giai cấp một ngày kia sẽ đủ sức vươn mình lên đến chỗ đạt trình
độ giác ngộ và tích cực của đội tiên phong của mình , của Đảng dân chủ - xã hội
của mình thì người ấy sẽ mắc cái bệnh của Manilốp và “chủ nghĩa theo đuôi”.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, ngay cả tổ chức công đoàn (...) cũng không đủ sức


bao hàm gần hết hay toàn bộ giai cấp công nhân...
Là đội tiên phong, Đảng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của giai cấp
công nhân, có lý luận tiên phong và có tổ chức chặt chẽ. Vai trò tiên



phong của Đảng phải được thể hỉện ở các măt trong một tổ chức thống nhất, chặt
chẽ ý chí và hành động cách mạng, tiên phong gương mẫu của người đảng viên,
kỷ luật chặt chẽ, tự giác nghiêm minh.
Đưa ra công thức về Điều 1, Lênin đã bảo vệ tính tiên phong của Đảng,
nâng cao danh hiệu đảng viên, phòng ngừa tính chất phần tử cơ hội vào Đảng, từ
đó mà bảo vệ vai trò tiên phong của Đảng về tổ chức.
2. Đảng là bộ phận có tổ chức của giai cấp công nhân:
Trong tác phẩm "Một bước tiến, hai bước lùi", Lênin đưa ra những điều
kiện để được gia nhập Đảng phải có một trình độ ý thức tổ chức nhất định và phải
được Ban chấp hành đảng bộ phê chuẩn. Quan điểm này của Lênin đã bác bỏ
hoàn toàn quan điểm của phái Mensêvích cho rằng: “càng mở rộng cho nhiều
người được mang danh hiệu là đảng viên thì càng tốt”, Đảng chỉ thu nhận những
phần tử kiên quyết nhất, cách mạng nhất và triệt để nhất. Theo luận điểm đó thì
Đảng không phải là con số cộng đơn giản những tổ chức mà là một chỉnh thể
thống nhất những tổ chức ấy, là sự kết hợp một cách chính thức các tổ chức ấy
thành một cấp trên và cấp dưới, có nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa sổ, có
những quyết định bắt buộc mọi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh. Việc chỉ
thừa nhận là đảng viên những người nào đã tham gia vào các tổ chức được thừa
nhận là của Đảng trong tư tưởng của Lênin còn có một ý nghĩa rất lớn trong việc
tránh được nguy cơ làm giảm sút sự đoàn kết giữa những người công nhân trong
phong trào nghiệp đoàn. Mặt khác, tránh được nguy cơ mở rộng của Đảng dân
chủ - xã hội đón lấy những phần tử lừng chừng và không kiên định.
Lênin cho rằng, “Những tổ chức công nhân rộng rãi cần phải bao bọc lấy
to chức của những người cách mạng”, vì “các tiểu tổ nhà máy” là đặc biệt quan
trọng vì toàn bộ lực lượng chủ yếu của phong trào là ở chỗ tổ chức những công


nhân tại các nhà máy lớn, vì rằng những nhà máy lớn bao gồm một bộ phận
không những đông đảo của giai cấp công nhân, mà còn là bộ phận có ưu thế xét



về ảnh hưởng trình độ phát triển và khả năng chiến đấu của nó. Do đó, “tất cả
các nhỏm, tiểu tổ, chỉ ủy..., đều phải là những tổ chức của đảng ủy”.
Mặc dù vậy, theo Lênin, không phải tổ chức nào cũng cần phải gia nhập
đảng, mà “một sổ tổ chức nào đỏ cần gia nhập đảng, còn một sổ khác thì
không”. Lênin cho rằng, tùy theo trình độ ý thức tổ chức nói chung và mức độ bí
mật của tố chức nói riêng mà người ta có thế phân biệt các loại tố chức sau cần
phải gia nhập đảng là:
Tổ chức của những người cách mạng;
Tổ chức của công nhân, hết sức rộng rãi và đủ mọi hình thức;
Những tổ chức công nhân gắn liền với đảng;
Những tổ chức công nhân không gắn liền với Đảng nhưng thực tế thì đặt
dưới sự giám sát và sự lãnh đạo của đảng;
Những phần tử chưa được tổ chức trong giai cấp công nhân, nhưng phần tử
nào cũng tuân theo sự lãnh đạo của đảng dân chủ - xã hội, ít nhất là trong các
biểu hiện lớn của cuộc đấu tranh giai cấp.
Lênin cho rằng: “Trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô
sản không có vũ khí nào khác hơn là tô chức. Bị phân chia vì sự cạnh tranh vô
chính phủ đang thịnh hành trong giới tư sản, bị đè nặng dưới sự lao động nô lệ
cho tư bản, luôn luôn bị dìm sâu “tận đáy ” của cảnh kho cực, của sự cùng quẫn
và của sự thoái hóa, nhưng giai cấp vô sản vẫn cỏ thể trở thành một lực lượng vô
địch, chỉ là vì một lý do này: sự thong nhất tư tưởng của giai cấp vô sản dựa trên
cơ sở những nguyên ỉỷ của chủ nghĩa Mác được củng cổ bằng sự thổng nhất vật
chất của tổ chứcSức mạnh của giai cấp công nhân đó là tố chức, không có tổ
chức của quần chúng, giai cấp vô sản sẽ không là cái gì hết, được tổ chúc lại, đó
sẽ là tất cả.


3.


Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân:
Theo Lênỉn, Đảng chẳng những là bộ phận có tổ chức mà còn là hình thức

tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Lênin viết: “Chủng ta là đảng


của giai cấp, bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ chiến tranh,
trong thời kỳ nội chiến thì toàn bộ giai cấp không trừ một người nào cả) cần
phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng ta, phải triệt để siết thật chặt hàng
ngũ xung quanh đảng”. Sở dĩ, Đảng có trách nhiệm và khả năng lãnh đạo tất cả
các tổ chức của giai cấp công nhân, hướng mọi hoạt động của tất cả các tổ chức
của giai cấp công nhân vào một mục đích chung là thủ tiêu chế độ bóc lột, xây
dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa là vì Đảng bao gồm những phần tử tiên tiến
giác ngộ nhất, được vũ trang lý luận khoa học và có tố chức chặt chẽ. Quan điểm
này của Lênin đập tan luận điệu của Máctốp cho rằng: "mỗi người tham gia bãi
công" đều cỏ thể tự xưng là đảng viên. Sự lờ mờ để trở thành đảng viên lại có lợi
làm cho nhiều người được mang danh hiệu là đảng viên và có hại gây ra tư tưởng
lẫn lộn giai cấp với Đảng, một tư tưởng làm phá hoại tổ chức, cần phải phân
định sự khác nhau giữa những người gia nhập Đảng với những người gắn bó với
Đảng. Bởi vì Đảng là đảng của giai cấp nhưng không phải toàn bộ giai cấp, Đảng
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng tập hợp những phần tử ưu tú
nhất, kiên quyết nhất, cách mạng nhất và chấp nhận sinh hoạt trong một tổ chức
tối thiểu.
Trong giai cấp có nhiều tổ chức nhưng Đảng là hình thức tổ chức cao nhất
của giai cấp công nhân, không phải Đảng bao bọc lấy tổ chức có tính chất âm
mưu, mà chính là giai cấp cách mạng, giai cấp vô sản phải bao bọc lấy Đảng.
Đảng phải có trách nhiệm giáo dục, nâng cao trình độ giai cấp lên trình độ mới
cao hơn. Lênin chỉ ra: "Chúng ta sẽ chỉ tự lừa dổi mình, nhắm mắt trước những
nhiệm vụ bao ỉa của chủng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại, nếu chủng ta quên
mất sự khác nhau giữa đội tiền phong và tất cả sổ quần chúng hưởng theo đội

tiền phong đỏ; nếu chủng ta quên mất rằng đội tiền phong cỏ nghĩa vụ thường
xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đỏng đảo đỏ lên trình độ tiên tiến ấy.


Và chủng ta chỉnh là sẽ nhắm mắt lại và quên mất như vậy, nếu xóa bỏ sự khác
nhau giữa những người gần gũi đảng và những đảng viên, giữa những phần tử
giác ngộ và tích cực với những người giúp đỡ chúng ta”. Như vậy, Lênin lại một
lần nữa khẳng định: Đảng không những là bộ phận có tổ chức mà là tổ chức cao
nhất của giai cấp công nhân. Do đỏ, việc giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ
và tích cực của giai cấp là nhiệm vụ của Đảng, là công việc thường xuyên hàng
ngày của Đảng. Đảng đòi hỏi đảng viên phải thực tế bắt tay ngay vào việc tổ
chức. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với đảng viên phải tuân theo.
Trong bản dự thảo Điều lệ của Máctốp đưa ra công thức trở thành đảng
viên: "Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng, ủng hộ Đảng
bằng những phương tiện vật chất và tự giúp đỡ Đảng một cách đều đặn, dưới sự
chỉ đạo của một trong những tổ chức của đảng thì đều được coi là đảng viên của
Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga ”. Đe đập tan luận điệu cơ hội chủ nghĩa
của Máctốp, Lênin đưa ra công thức: "tất cả những người nào thừa nhận cương
lĩnh của đảng và ủng hộ đảng bằng những phương tiện vật chất cũng như bằng
cách tự mình tham gia một trong những tổ chức của đảng, thì được coi ỉà đảng
viên của đảng”. Như vậy bản dự thảo của Máctốp không chứa đựng một ý nào
cả, mà chỉ là một "câu nói rỗng tuếch", bởi vì Đảng không thế chỉ đạo những
người đứng ngoài tổ chức của Đảng. Quan điểm của Máctốp muốn biến Đảng
thành một câu lạc bộ, một tổ chức lỏng lẻo không có sức chiến đấu. Đảng cộng
sản không chỉ là tổ chức mà còn là tổ chức cao nhất của của giai cấp công nhân.
Đảng viên phải tham gia trong một tổ chức Đảng thì Đảng mới giáo dục, kiểm tra
và quản lý được họ. Điều kiện kết nạp vào Đảng do Lênin đưa ra đã được ghi vào
Điều lệ Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. Đó là cơ sở lý luận để các Đảng
cộng sản vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ đảng viên sau này.



4. Đảng được tổ chức theo chế độ tập trung:
Chế độ tập trung đòi hỏi Đảng phải có điều lệ thống nhất, một cơ quan
lãnh đạo thống nhất, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn
đảng phục tùng Đại hội Đảng toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương.


Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho Đảng thật sự thống nhất và do đó mới thật sự có
sức mạnh.
Trước nguyên tắc chế độ tập trung của Lênin đã xảy ra những cuộc đấu
tranh gay gắt giữa phái "Tia lửa" với đại biểu của phái Bun, nhóm sự nghiệp công
nhân và nhóm công nhân miền Nam thể hiện rõ các khuynh hướng chính trị cơ
hội chủ nghĩa. Cuộc thảo luận về chế độ tập trung, vấn đề thành phần của Ban
chấp hành Trung ương. Những người chống phái "Tia lửa" cũng như "phái giữa"
phản đối chế độ tập trung lẫn chế độ hai cơ quan trung ương; coi đó là chế độ
phân quyền, gọi đó là chế độ tập trung "gớm ghiếc" sẽ đưa đến chỗ tiêu diệt các
tổ chức cơ sở thay vào đó thì Ban chấp hành Trung ương có quyền vô hạn, quyền
can thiệp vô hạn vào mọi việc, còn các tổ chức có quyền duy nhất là cúi đầu theo
những lệnh lệnh từ trên ban xuống. Họ chủ trương mở rộng thẩm quyền của ban
chấp hành địa phương, cụ thể để cho Ban chấp hành ấy "có quyền" tự mình "thay
đổi số ủy viên của mình" và ban chấp hành địa phương phải được những cán bộ
đang hoạt động ở địa phương bầu ra. Sở dĩ họ phản đối là vì chế độ tập trung đã
gây bất lợi đến những lợi ích "bản vị", những lợi ích tiểu tổ của phái Bun, của
nhóm "công nhân miền Nam", của ban biên tập cũ của báo "Tia lửa".
Trong và sau Đại hội, các phần tử Mensêvích cùng với các loại cơ hội khác
kịch liệt chống lại chế độ tập trung trong Đảng, chúng phủ nhận mọi thứ quyền
lực nhằm kéo lùi Đảng trở lại thời kỳ phân tán. Tìm cách phá hoại Đảng, không
phục tùng những nghị quyết của Đại hội và quyết định các cơ quan Trung ương
của Đảng bằng hai phương pháp: phương pháp thứ nhất: phá rối toàn bộ công tác
đảng, làm hỏng việc, cổ ỷ gây trở ngại cho việc mà không giải thích nguyên

nhân; phương pháp thứ hai: to chức các cuộc gây lộn', chúng phủ nhận mọi thứ
quyền lực nhằm kéo lùi Đảng về thời kỳ phân tán, tiểu tổ. "Chúng cho rằng tổ


chức đảng là một "công xưởng" kỳ quái; nguyên tắc bộ phận phục tùng toàn bộ
và thiểu số phục tùng đa số, thì họ cho


là một "sự nô dịch"; sự phân công, dưới quyền lãnh đạo của một cơ quan Trung
ương thì họ la lên biến con người thành "những bánh xe và đỉnh vít", chỉ nhắc tới
Điều lệ tổ chức của Đảng khiến họ khinh bỉ, miệt thị và người ta hoàn toàn cho
rằng không cần đến Điều lệ. Nếu theo nguyên tắc do Lênin đề ra thi có nghĩa là
"thiết lập chế độ nông nô trong Đảng, biến Đảng thành nhà máy đứng đầu là giám
đốc (tức Ban chấp hành trung ương), biến Đảng viên thành "bánh xe và lò xo
trong guồng máy".
Lênin và những người cộng sản chân chính đã đấu tranh bảo vệ những vấn
đề có tính nguyên tắc của tổ chức đảng, Người khẳng định: "Trước kia Đảng ta
chưa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ là một tổng sổ những nhỏm
riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể cổ những quan hệ nào khác,
ngoài sự tác động về mặt tư tưởng. Hiện nay, chủng ta đã trở thành một Đảng có
tổ chức, điều đổ có ỷ nghĩa là chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư
tưởng thành uy tín về quyền lực, khiến cấp dưới phải phục từng cấp trên của
Đảng”, ơiai cấp vô sản có một chế độ tập trung tuyệt đối và có kỷ luật hết sức
nghiêm minh, đó là một trong những điều kiện cơ bản để có thể chiến thắng giai
cấp tư sản.
Trong lập trường của báo "Tia lửa" mới về những vấn đề tổ chức gắn chủ
nghĩa Gi-rông-danh và chủ nghĩa vô chính phủ quý tộc: đó là bênh vực chế độ tự
trị chống lại chế độ tập trung. Trước tình hình đó Lênin vạch trần xu hướng
không thể chối cãi được nhằm bênh vực chế độ tự trị, chổng lại chế độ tập trung,
là một đặc điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề tổ

chức. Và lẽ tự nhiên là chủ nghĩa cơ hội về mặt cương lĩnh thì gắn liền với chủ
nghĩa cơ hội về sách lược và gắn liền chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề tổ chức.
Từ đó Lênin khẳng định cần phải có sự thống nhất về tổ chức: "trong thời kỳ khỏi


phục sự thống nhất thật sự của Đảng và dựa trên cơ sở thống nhất đỏ mà giải tán
các tiểu tổ lỗi thời thì cơ quan tối cao tất nhiên là Đại hội đảng, tức là cơ quan
tối cao của Đảng. Đại hội hết sức tập hợp tất


cả đại biểu các tổ chức tích cực ỉạỉ và trong khỉ cử ra các cơ quan trung ương
Đại hội đã biển những cơ quan này thành cơ quan tối cao của Đảng mãi đến
nhiệm kỳ đại hội sau”.
Như vậy, trong tác phẩm Lênin coi nguyên tắc tập trung là nguyên tắc duy
nhất cần phải toát ra trong toàn bộ Điều lệ để phù họp với hoàn cảnh lúc đó và
cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ. Đó là lúc chính quyền Sa hoàng không cho
phép hoạt động công khai, trong nội bộ Đảng đầy rẫy những hiện tượng phân tán,
ngập ngừng, do dự, lề lối thủ công nghiệp, tản mạn, không muốn phục tùng sự
lãnh đạo thống nhất của ủy ban Trung ương do Đại hội bầu ra, như phái "Kinh
tế", phái "Bun", và sau này cả bọn Mensêvích chống lại tất cả những gì mà Đảng
đã nêu ra. Trong điều kiện như vậy, nguyên tắc tập trung đảm bảo chắc chắn ngăn
ngừa sự phục hồi lối vô kỷ luật, lỏng lẻo về tổ chức.
Người chỉ ra biếu hiện của chủ nghĩa cá nhân của những phần tử trí thức
tham gia phong trào xã hội dân chủ là: "cải tâm lỷ của người trí thức tư sản" tự
cho mình là ở trong số "những người được lựa chọn", đứng trên tổ chức quần
chúng và kỷ luật quần chúng. Lênin cũng nhấn mạnh tập trung không có nghĩa là
xem nhẹ dân chủ, tập trung phải đi đôi với dân chủ, tập trung và dân chủ là hai
mặt không thể tách rời trong chế độ tổ chức của đảng mácxít. Ngay sau khi cuộc
nội chiến kết thúc, Đảng Bôn sê vích Nga đã chủ trương không ngừng phát triển
dân chủ trong Đảng. Theo Lênin, khi điều kiện chính trị cho phép, thực hiện chế

độ bầu cử trong Đảng là vô điều kiện, và nếu nói bổnh vực chế độ tập trung chỉ
có nghĩa là bênh vực chế độ tập trung dân chủ.
5. Đảng là hiện thân của sự liên lạc giữa đội tiên phong của giai cấp
công nhân và quần chúng lao động:
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, do vậy muốn tồn tại, phát


triển và có đủ lực lượng, sức mạnh hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình thì
phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Lênin viết: “muốn trở thành một Đảng dân
chủ xã hội, thì cần phải được sự ủng hộ của chính giai cẩp...


Mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng không phải là chủ yếu, không phải
do số liệu đảng nhiều hay ít quyết định mà do chất lượng đội ngũ đảng viên quyết
định, “các tổ chức đảng của chúng ta bao gồm những người dân chủ - xã hội chân
chính mà càng mạnh mẽ bao nhiêu, và trong nội bộ Đảng càng ít có tình trạng
dao động và không kiên đinh bao nhiêu, thì ảnh hưởng của Đảng đối với những
người trong quần chúng công nhân chung quanh Đảng vá chịu sự lãnh đạo của
Đảng, sẽ càng rộng rãi, càng nhiều mặt càng phong phú, càng hiệu quả bấy
nhiêu”.
Trong mối liên hệ với quần chúng, Đảng phải khắc phục khuynh hướng
lệch lạc, vượt quá xa trình độ của quần chúng, xa rời quần chúng. Đồng thời cũng
khắc phục tình trạng theo đuôi, hạ thấp trình độ của Đảng xuống ngang hàng trình
độ của quần chúng. Lê nin viết: “chúng ta sẽ chỉ lừa dối mình, nhắm mắt trước
nhiệm vụ bao la của chúng ta, thu hẹp những nhiệm vụ đó lại, nếu chúng ta quen
mất sự khác nhau giữa đội tiên phong và tất cả số đông quần chúng hướng theo
đội tiên phong đó; nếu chúng ta quên mất rằng đôi tiên phong có nghĩa vụ thường
xuyên phải nâng các tầng lớp ngày càng đông đảo đó lên trình độ tiên tiến ấy”.
6. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng:
Trong một Đảng, "không thể tránh khỏi những khuyết điểm sai lầm, thiểu

sót được". Sai lầm khuyết điểm có hai loại nguyên nhân: nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Xét về mặt chủ quan, sai lầm khuyết điểm có thể
bắt nguồn từ nhận thức, cũng có thể bắt nguồn từ tư tưởng. Đảng cộng sản là đội
tiên phong của giai cấp công nhân nhưng nhận thức của cán bộ, đảng viên không
đồng đều. Trước tình hình, nhiệm vụ mới, nhận thức của từng người nhanh chậm
khác nhau, có người nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, có người lạc hậu, bảo thủ.
Ngoài ra còn có những tư tưởng không vô sản ảnh hưởng vào Đảng và những


phần tử cơ hội chủ nghĩa luồn vào Đảng. Do đó Đảng thường xuyên nảy sinh mâu
thuẫn; mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và lạc


hậu, giữa đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng với trình độ năng lực của đội ngũ cán
bộ, đảng viên.... vì vậy Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, tự vạch ra
sai lầm khuyết điểm, phân tích rõ nguyên nhân và tìm cách sửa chữa. Lênin coi
đây là một trong những căn cứ quan trọng đế xem xét một Đảng có thật sự là
Đảng mácxít chân chính hay không và coi phê bình và tự phê bình là quy luật
phát triển của đảng cách mạng. Một đảng mà tìm ra sai lầm, công khai thừa nhận
sai lầm, phân tích hoàn cảnh đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận lứiững biện pháp
để sửa chữa sai lầm ấy là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, là một đảng
làm tròn nghĩa vụ của mình.
Việc tìm ra sai lầm phải chú ý cả những sai lầm nhỏ, vì những sai lầm đó
có thể gây ra nhiều mối tai hại khi mà những phần tử thiên về chủ nghĩa cơ hội và
thiếu kiên định về nguyên tắc thì lại liên quan tới đảng. Giải thích nguyên nhân
những ý kiến bất đồng là do đầu óc tiểu tổ ngoan cố và đầu óc phi-li-xtanh cách
mạng trong tiểu tổ ban biên tập cũ của báo "Tia lửa" còn quá nặng.
Tự phê bình và phê bình do đó phải được tiến hành trong tổ chức đảng,
trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trên cơ sở những nguyên
tắc tổ chức và những tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng. Muốn vậy phải nghiên cứu bản

chất vấn đề, không được lẫn lộn bản chất với hiện tượng.
Thái độ tự phê bình và phê bình, Lênin đòi hỏi phải nghiêm chỉnh, phải
dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên tính chủ động và tính sáng tạo trong cuộc
đấu tranh. Người kiên quyết phản đối cái gọi là "phê bình" nhưng không có tính
chất xây dựng mà lại mang tính chất bè phái và khuyên phải chú ý đến hoàn cảnh
kẻ thù luôn luôn tìm mọi cách tấn công vào Đảng.
Tóm lại: Nhìn một cách tổng quát về sự phát triển của cuộc khủng hoảng


trong Đảng Bônsêvích, thì cuộc đấu tranh giữa cánh cách mạng và cánh cơ hội
chủ nghĩa trong Đảng. Song cuộc đấu tranh trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
mặc dù có sự phát triến quanh co, mặc dù có những bước lùi lại, nhưng Đảng của
giai cấp vô sản sẽ đi đến thắng lợi, sẽ lập được một Đảng


chân chính cách mạng vì sự thống nhất về tư tưởng của giai cấp công nhân dựa
trên cơ sở chủ nghĩa Mác và được củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ
chức.
III. Ý NGHĨA VÀ Sự VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VÈ NGUYÊN LÝ




9

TỎ CHỨC XÂY DựNG ĐẢNG VÔ SẢN KIẺU MỚI TRONG TÁC PHẨM
“MỘT BƯỚC TIÉN HAI BƯỚC LÙI”:
1. Ý nghĩa:

về mặt lý luận: Lênin kế thừa và phát triển một học thuyết về Đảng của

chủ nghĩa Mác, vạch ra một cách đầy đủ và hoàn chỉnh những nguyên tắc cơ bản
của chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng, Người đã không ngừng tuyên truyền, giáo dục, truyền bá, vận dụng
quan điểm lý luận của Mác vào thự tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân Nga, chúng minh tính đúng đắn, tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác bằng những bước tiến không ngừng của phong trào cách mạng dưới sự chỉ
đạo, định hướng của học thuyết về đảng vô sản kiếu mới.
Thông qua đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội để thống nhất phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân Nga, Lênin đã luận giải một cách sâu sắc và
rút ra nguyên lý xây dựng Đảng về tổ chức: Đảng là bộ phận có tổ chức của giai
cấp công nhân, Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, Đảng
được tổ chức theo chế độ tập trung, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển
của Đảng. Là cơ sở lý luận cho quan trọng để xây dựng chính đảng cách mạng
Bônsêvích vững mạnh về mặt tổ chức, tư tưởng và chính trị, khẳng định Đảng là
đội tiên phong có tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng kiểu mới của giai cấp
công nhân.


về mặt thực tiễn: nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng vô sản kiểu mới
trong tác phẩm góp phần to lớn trong việc vạch trần bản chất cơ hội chủ nghĩa
của những người cơ hội chủ nghĩa như Máctốp, Ácxenrốt coi thường và hạ


thấp ý nghĩa vấn đề tổ chức của Đảng, vấn đề tập trung thống nhất của phong trào
công nhân, chủ trương đảng viên của Đảng không cần tham gia sinh hoạt trong tổ
chức đảng, không cần chấp hành nghị quyết và phục tùng kỷ luật của Đảng. Đảng
không cần thành tổ chức, không cần có hình thù rõ rệt, chỉ lờ mờ và ô hợp, giáng
một đòn chủ nghĩa cơ hội Nga cũng như trên thế giới.
Nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng vô sản kiểu mới của Lênin đã chỉ rõ
giai cấp vô sản cần sinh hoạt trong một tổ chức của Đảng, tổ chức đảng lấy

nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt, tự phê bình và
phê bình là quy luật phát triển của Đảng.
Đối với Đảng cộng sản Việt Nam nguyên lý về tổ chức xây dựng Đảng vô
sản kiểu mới của Lênin đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang là những chỉ
dẫn có tính nguyên tắc trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc nghiên
cứu những tư tưởng đó của Lênin góp phần xây dựng Đảng ta càng càng trong
sạch vững mạnh, xứng đáng là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Góp phần tăng cường kỷ kuật Đảng, thực hiện nghiêm minh trong Đảng. Mỗi
đảng viên phải sinh hoạt một trong những tổ chức của Đảng, phải tuyệt đối trung
thành với lý tưởng của Đảng, phải tuân thủ cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, kiên
quyết chống lại những phần tử cơ hội chống phá Đảng, đưa người không đủ tư
cách đảng viên ra khỏi Đảng làm cho Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
2. Vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về nguyên lý tổ chức xây
dựng Đảng vô sản trong tác phẩm "Một bước tiến, hai bước lùi" đối với việc
xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta,
người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng vào điều
kiện cụ thể nước ta để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình


xây dựng Đảng. Người quán triệt nguyên tắc cơ bản của Đảng. Dưới sự lãnh đạo
của Ban chấp hành Trung ương Đảng, toàn Đảng là một khối thống


×