Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Kỹ thuật gieo trồng cây rau màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.94 KB, 44 trang )

Kỹ thuật gieo trồng súp lơ
1. Giới thiệu chung
a. Đặc tính sinh học
Thực phẩm của Súp lơ là toàn bộ phần hoa chưa nở. Bộ phận này mềm, xốp không
chịu được mưa nắng.
Súp lơ có bộ phận lá rất phát triển so với su hào, nhưng bộ rễ phát triển kém hơn
nhiều, ăn nông (ở lớp đất 10 - 15 cm) và ít lan rộng, bán kính hoạt động của bộ rễ
chỉ 35 – 50 cm. Vì thế tính chịu hạn, chịu nước kém.
b. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
 Yêu cầu nhiệt độ
Súp lơ là loại cây 2 năm, chịu được lạnh; nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng
và phát triển là 15 – 180C. Từ 250C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa già, hoa
súp lơ bé và dễ nở. Quả lại ở giai đoạn súp lơ đang ra hoa nếu nhiệt độ dưới 10 0C
hoa lơ cũng bé phẩm chất kém, vì thế giai đoạn này nếu gặp gió mùa đông bắc cần
có biện pháp che phủ, chống rét cho súp lơ.
 Yêu cầu ánh sáng
Ở thời kỳ cây con cần nhiều ánh sáng, sau khi bộ lá đã phát triển đầy đủ rồi thì yêu
cầu ánh sáng lại giảm đi. Ngày dài rút ngắn sự sinh trưởng và phát triển của súp lơ.
Khi ra hoa yêu cầu ánh sáng nhẹ mới đạt năng suất và phẩm chất cao.
 Yêu cầu về độ ẩm
Súp lơ được xếp vào loại rau ưa ẩm. Nếu độ ẩm không khí thấp nhiệt độ không khí
cao, đất lại không đủ ẩm (dưới 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng) thì hoa bé, chóng già ,
năng suất thấp.
Nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa dễ thối.
Độ ẩm đất trên 90% súp lơ dễ bị các vi khuẩn hại bộ rễ.
Độ ẩm thích hợp là 50 - 80% độ chứa ẩm đồng ruộng.


 Yêu cầu chất dinh dưỡng
Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH = 6,0. Súp lơ cần lượng phân bón gấp
đôi so với cây cải bắp, đến 70 - 75% lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ


làm hoa. Vì thế bón thúc rất có hiệu lực.
 Các giống phổ biến
Có hai loại:
- Súp lơ đơn: Để trồng vụ sớm. Giống này lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có lớp
phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon, nặng từ 1- 2
kg
- Súp lơ kép: Để trồng vụ chính và muộn. Cây lùn, hoa to, nặng từ 1,5 - 3 kg, màu
trắng ngà (trắng sữa), lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía.
Ngoài ra còn trồng loại súp lơ xanh của Nhật Bản. Khác với loại súp lơ thông
thường có hoa màu trắng hoặc trắng ngà, loại súp lơ này cả cuống lẫn ngù hoa đều
có màu xanh đậm như màu lá, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa không mịn, nhưng ăn
ngọt và ngon, chịu nhiệt tốt hơn loại súp lơ trắng.
2. Thời vụ gieo trồng
- Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 - 9.
- Vụ chính: gieo tháng 10 - tháng 12, trồng tháng 11 - 12.
Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50 0C trong 25 - 30 phút để diệt các
nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo.
Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5 - 4g (1 ha gieo 400g đến 600g). Sau khi gieo
hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 - 70%.
Chú ý: che mưa nắng cho cây giống.
Riêng đối với súp lơ vụ sớm sau khi cây con mọc được 15 - 18 ngày thì phải đem
giâm. Đất giâm súp lơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt, cây cách cây 5 - 6
cm theo hình nanh sấu.


Chú ý: Nên giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong tưới nước
giữ ẩm ngay. Cây giống giâm được 20 - 25 ngày thì nhổ đem trồng.
3. Làm đất, bón phân lót
Luống rộng 0,9 – 1m: vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện, vụ muộn và chính
làm luống thấp và phẳng.

Bón lót cho 1 ha: Pha 1l Biogro tưới gốc + 1l Biogro chống thối rễ vào 200l nước
rồi tưới lên phân chuồng (30 tấn) để ủ hoai.
Phân đạm urê 35 kg.
Phân lân 17kg.
Phân kali 50kg.
Phân chuồng, phân lân và kali trộn đều nhau rồi theo hốc trồng là tốt nhất. Mỗi hốc
bón từ 800g đến 1.000g. Bón xong đảo đất cho đều.
4. Trồng súp lơ
Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50cm hoặc 40 x 50 cm
(21.000 - 23.000 cây trên 1 ha); khoảng 750 - 820 cây/sào). Tuổi cây giống khoảng
40 - 50 ngày (khi cây giống có 5 - 6 lá). Chọn cây to, mập, lá xanh, gốc đỏ, không
bị dị hình để đem trồng.
5. Chăm sóc súp lơ
Xới vun và tưới nước: Sau khi trồng phải được tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi
sớm và chiều mát, trong 7 - 8 ngày liền (dùng ô doa có lỗ nhỏ, tưới nhẹ và đều).
Sau đó cứ hai ngày tưới một lần để giữ độ ẩm điều hòa khoảng 70- 80%.
Khi thấy cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại) thì không tưới bằng ô doa nữa mà
tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm, 1 - 2 ngày một lần. Gặp tiết trời
nồm không được tưới nước.
Khi xới phải xới tơi đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần sau khi trồng
khoảng 12 - 15 ngày, giống muộn vun lần thứ hai sau đó 10 - 12 ngày.
Bón phân thúc:


Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Biogro – Âu Lạc “phun qua lá”
Nhóm
cây

Xúp lơ


Thời điểm
Liều lượng
Cách dùng
dùng
Kỳ 1: Sau khi- Pha phân theoPhun ướt đều
trồng độ 15tỷ lệ 1 – 1,5‰mặt lá.
ngày
vơi nước sạch. Phun vào sáng
-Kỳ 1: 250 lítsớm hoặc chiều
phân đã pha dùngmát.
cho 1ha/1 lần
Kỳ 2: Sau đó 10phun.
- 12 ngày
-Kỳ 2: 200 lít
phân đã pha dùng
cho1ha/1 lần.
Kỳ 3: 200 lít
Kỳ 3: Khi câyphân đã pha dùng
đã chéo nõn
cho1ha/1 lần.

Biểu hiện

Ghi chú

- Rau phátGiảm 30%
triển tốt, ítlượng phân
sâu
bệnh.hóa
học.

- Lá rau- Chú ý giữ
xanh
độ ẩm cho
hơn.
đất
- Ít bị dập
nát
trong
quá
trình
bảo
quản và vận
chuyển.

Che đậy hoa: Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 - 70 ngày (giống
chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che
đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ
gập 1 - 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà chỉ bẻ gẫy chân chính của
lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để
đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước
khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Ngoài những sâu bệnh hại cây súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh gối đen.
Nguồn bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện
độ ẩm của đất quá cao (trên 90%).
Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước quá ẩm
gây độc hại cho bộ rễ súp lơ.
7. Thu hoạch súp lơ
Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của hoa lơ.



Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 - 20 ngày thu là vừa. Lúc này mặt hoa lơ bắt đầu gồ
ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.
Dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống hoa hoặc
xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển. Năng suất súp lơ có thể đạt từ 18
- 22 tấn/ha (6 - 8 tạ/sào).
8. Để giống súp lơ
Chúng ta phải tính toán thời vụ để khi súp lơ ra hoa kết quả không gặp mưa nhiều,
lúc thu hoạch có thể hong phơi được ngay.
Khi để giống người ta thường bố trí cho quả chín vào tháng 4 và tháng 5. Gieo hạt
vào hạ tuần tháng 9 đến thượng tuần tháng 10, ra ngôi tháng 11 và tháng 12. Tính
bình quân một cây súp lơ giống cho 5 - 7g hạt, trồng tốt, chăm sóc chu đáo có thể
đạt 12 - 15g mỗi cây, tức là vào khoảng 3 - 5 tạ/1 ha (10 - 18kg/sào).

Kỹ thuật trồng cải ngọt


1. Thời vụ
Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11.
Vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6.
2. Vườn ươm:
Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên
luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 – 3
kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m 2; nếu gieo vườn ươm
rồi cấy thì 1 - 1,2 g hạt giống/m 2. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt
luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.
3. Làm đất, trồng:
Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng
1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân chuồng hoai mục 1,2 – 2kg/m 2. Nếu
không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó

gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với
khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ
trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.
4. Bón phân
Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):
+ Pha 100ml biogro tưới gốc + 100ml biogro chống thối rễ với 50l nước tưới lên
400kg phân chuồng để ủ hoai.
+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5 kg kali clorua.
Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng
phân đạm + 50% lượng phân kali.
+ Bón thúc:
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Biogro – Âu Lạc “phun qua lá”


Nhóm
cây

Thời
điểmLiều lượng
Cách dùng
dùng
Phun lần 1 sau- Pha 25 –Phun ướt đều
trồng 7 – 1030ml/bình 18l. mặt lá.
ngày.
- Phun 1,5 – 2Phun vào sáng
bình /360m2 tùysớm hoặc chiều
Cải ngọt Lần 2 sau trồngvào giai đoạnmát
16 – 20 ngày. phát triển của
cây.


Biểu hiện

Ghi chú

- Rau phátGiảm 30%
triển tốt, ítlượng phân
sâu
bệnh.hóa
học.
- Lá rau- Chú ý giữ
xanh
độ ẩm cho
hơn.
đất
- Ít bị dập
nát
trong
quá
trình
bảo
quản và vận
chuyển.

- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau trồng 7
- 10 ngày).
- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.
5. Chăm sóc
Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm
thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết

hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2
lần.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám,
sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa
25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP,
Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên
bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ
sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối...
7. Thu hoạch


Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý rửa sạch, cây
không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

Kỹ thuật trong và chăm sóc cây cải bắp


1. Giới thiệu chung
Cải bắp thuộc loại cây chịu lạnh, cần qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ 1 – 100C.
Cải bắp có bộ lá rất phát triển, có hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng lạ có bộ rễ
chùm khá dày, do đó chịu hạn và chịu nước tốt hơn so với su hào và xuplơ.
Cải bắp sinh trưởng thuận lợi trong điều kiện nhiệt dộ 18-20 0C, ưa ánh sáng ngày
dài và cường độ chiếu sáng yếu. Cải bắp thích hợp trồng trong vụ Đông - Xuân. Độ
ẩm thích hợp là 75-85%, độ ẩm không khí thích hợp là 80 - 90%. Cải bắp ưa đất
thịt nhẹ, đất cát pha, có độ pH=6,5. Tốt nhất là đất phù sa được bồi hàng năm.
Cải bắp đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Để đạt được năng suất 80 tấn / ha cần 610kg
đạm ure, 400kg supe lân, 500 kg KCl.
2. Một số giống cải bắp
Hiện nay nước ta có nhiều giống cải bắp: cải bắp Bắc Hà, Lạng Sơn, Hà Nội, Nhật

Bản...Giống sớm nhất là CB26 của Hà Nội, K-cross của Nhật, tiếp đó là giống của
Lạng Sơn, Bắc Hà, N-cross Nhật Bản.
3. Thời vụ gieo trồng
Thời gian gieo trồng: có 3 vụ chính
* Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trồng cuối tháng 8 và trong tháng 9.
Thu hoạch vào tháng 11 và 12.
* Vụ chính: Gieo trong tháng 9 và tháng 10. Trồng từ giữa tháng 10 đến hết tháng
11. Thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 năm sau.
* Vụ muộn: Gieo trong tháng 11, trồng voà giữa tháng 12. Thu hoạch vào các
tháng 2-3 năm sau.
4. Gieo hạt ươm cây con
Chọn nơi đất tốt, làm đất nhỏ, lên luống 15-20 cm luống rộng khoảng 1,2 - 1,5m
(Tưới phân loãng trước khi làm đất). Gieo khoảng 1 lạng hạt/ 25m 2 đất. Phủ một
lớp rơm nhẹ, thoáng ( rơm phủ mặt được chặt nhỏ khoảng 8-12cm). Tưới nước nhẹ
để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và cây con phát triển. Tuổi cây giống tốt nhất
là có từ 4-6 lá thật, tương ứng với thời gian 20, 25, 30 ngày.


5. Làm đất bón phân:
Làm đất nhỏ đều. Lên luống cao 20-25 cm, luống rộng 1-1.2m, rãnh luống rộng
20-25 cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để thoát nước khi mưa. Vụ chính và vụ
muộn làm luống phẳng.
Bón lót cho 1 ha: Pha 1l Biogro tưới gốc + 1l Biogro chống thối rễ vào 200l nước
rồi tưới lên phân chuồng (20 - 30 tấn) để ủ hoai.
Phân lân 100kg.
Kali 30kg.
Đạm ure 30kg.
Phân chuồng, phân lân, phân kali trộn đều với nhau rồi rải vào đất khi lên luống,
hoặc bón vào hố trồng. Có thể bón vào giữa luống bằng cách rạch một rãnh sâu ở
giữa luống, rải phân vào đó rồi lấp đất. Phân đạm bón sau khi trồng, bón xong tưới

nước ngay.
6. Kỹ thuật trồng
Chọn cây giống lá tròn, cuống lá dẹt, to và ngắn. Cây sinh trưởng tốt đồng đều,
không có sâu bệnh.
Dùng dầm hay cuốc bổ hốc rồi đặt cây vào theo thế tự nhiên của cây. Trên 1 luống
trồng 2 hàng, sắp xếp theo kiểu so le. Khoảng cách giữa các cây thay đổi tuỳ thuộc
vào bắp cuống của giống to hay nhỏ.
Vụ sớm trồng với mật độ trồng 50 x 40cm.
Vụ chính trồng với khoảng cách 50 x 50cm.
Vụ muộn trồng với khoảng cách 50 x 40cm.
7. Kỹ thuật chăm sóc:
Sau khi trồng cây xong phải tưới ngay. Sau đó tưới hàng ngày cho đến khi cây hồi
xanh. Từ đó trở đi có thể 5-7 ngày tưới 1 lần. Có thể kết hợp tưới với bón thúc
bằng phân nước hay phân đạm hoà tan.


Khi cải bắp trải lá bàng nên dẫn nước vào rãnh, ngập đến 1/3 luống, để nước thấm
dần vào luống. Khi cải bắp đã cuốn cho nước vào rãnh lần thứ 2, để ngập 2/3 rãnh .
Không nên để thưa trong ruộng cải bắp. Khi cải bắp đã cuốn chắc thì không tưới
nữa để tránh hiện tượng nứt bắp.
 Bón thúc cho cải bắp vào 2 thời kì chính:

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Biogro – Âu Lạc “phun qua lá”
Nhóm Thời điểm
cây
dùng

Liều lượng

Cách dùng


- Pha phân theoPhun ướt đều
tỷ lệ 1 – 1,5‰mặt lá.
Kỳ đầu bón vào vơi nước sạch. Phun vào sáng
Cải bắp thời gian từ lúc -Kỳ 1: 600 lít
sớm hoặc chiều
ra ngôi
phân đã pha dùng mát.
cho 1ha/1 lần
bón.
Kì thứ 2 bón -Kỳ 2: 800 lít
vào giai đoạn phân đã pha dùng
cây trưởng
cho1ha/1 lần.
thành đến khi
cuốn xong.

Biểu hiện

Ghi chú

- Rau phát Giảm 30%
triển tốt, ít lượng phân
sâu bệnh. hóa học.
- Lá rau
- Chú ý giữ
xanh
độ ẩm cho
hơn.
đất

- Ít bị dập
nát
trong quá
trình bảo
quản và vận
chuyển.

Sau khi trồng 10 - 12 ngày cần tiến hành xới cho cây, kết hợp với nhặt cỏ trước khi
bón thúc lần đầu.
Khi cây cải bắp sắp trải lá bàng thì xới sâu trên mặt luống, xới mép luống và vun
gốc. Sau đó vài hôm thì bón thúc.
Khi trời mưa đất bị dính mà cây bắp còn nhỏ thì cần xới phá váng kịp thời và bón
thúc sau khi xới.
Sau khi ra ngôi được 4- 5 ngày thì tiến hành giặm ở những nơi cây bị mất để đảm
bảo mật độ.


Khi cây vào cuốn, cần tỉa bỏ những lá chân đã già cỗi, không còn khả năng quang
hợp,làm cho ruộng cải bắp thông thoáng, hạn chế sự phát trển sâu bệnh. Việc này
cần tiến hành thường xuyên cho đến khi thu hoạch. Chú ý làm cẩn thận không để
giập gãy các lá còn khoẻ mạnh.
Thời gian đầu khi bắp cải còn nhỏ, nên trồng xen xà lách, cải trắng, cải thìa. Thời
gian trồng xen không nên quá 30-35 ngày.
8. Kỹ thuật làm giống bắp cải
Giống cải bắp được thu hoạch từ những cây được để làm giống. Những cây này
được gieo hạt đại trà vào cuồi tháng 7 và đầu tháng 8. Cây giống được 35 ngày thì
ra ngôi, chăm sóc giống như cây cải bắp trồng đại trà. Đến tháng 12 thì thu hoạch.
Dùng dao sắc chặt hơi vát không làm giập làm xước vỏ cây. Chú ý chọn những cây
to mập, có những đặc điểm tiêu biểu của giống để làm giống. Sau khi thu hoạch
bắp cải, các gốc cây được dồn vào một khu vực trên ruộng. ở khu vực này cũng lên

luống và bổ hốc để đặt các gốc cải bắp vào, hốc này các hốc kia 40-50cm. Bón mỗi
hốc 2 kg phân chuồng đã ủ với 100g tro bếp và khoảng 7 g supe lân. Phân được
trộn đều với đất, đặt gốc cây cải vào, nén cho chặt gốc rồi tưới nước.
Sang xuân gốc cải bắp phát ngồng và ra hoa. Ngồng vừa vươn cao vừa ra hoa kết
quả. Mỗi gốc chỉ giữ 3 - 4 ngồng hoa. Khi ngồng hoà 50-60 cm thì phải cắm cọc và
buộc giữ các ngồng để không bị gió làm gãy. Tiến hành bấm ngọn để nước và chất
dinh dưỡng tập trung nuôi quả và hạt. Khi quả có đốm vàng là
quả đã chín. Cần tiến hành thu hoạch ngay để đem ủ thêm 3-5 ngày cho quả chín
thêm rồi đem phơi khô, tách lấy hạt, sàng sẩy kỹ cất kĩ để đảm bảo cho vụ sau. Ở
các vùng núi cao, cải bắp để giống được gieo hạt vào tháng 6, trồng vào cuối tháng
7 sang đầu tháng 8, thu hoạch bắp cải vào tháng 11 và tháng 12. Sau đó lấy gốc
trồng, ngay hoặc để lại tại chỗ rồi tiến hành chăm sóc. Đến tháng 2 cải bắp trổ
ngồng, ra hoa. Tháng 4-5 thu hoạch hạt để giống. Cần thu hoạch hạt nhanh gọn, kịp
thời vì lúc này ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường có mưa sớm, dễ làm hạt bị
thối, mốc, hoặc mọc mầm ngay trên cành.

Kỹ thuật trồng Su hào


1. Giới thiệu chung
Cây su hào thuộc họ Thập tự.
Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều chất
dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi giống
như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn cải bắp 2
– 30C. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do đó góp phần
chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.
Su hào lại không đòi hỏi nhiều đối với đất cũng như phân bón.
2. Các giống su hào trồng ở nước ta.
Thường có 2 giống.
- Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to

hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.
Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.
- Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to,
dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu Anh Tử
(Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).
3. Thời vụ gieo trồng:
- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào
dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.
- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc
nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 30 ngày.
4. Trồng su hào.
Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây
giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.
Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ.
- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).


- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).
Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.
Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay
cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm
hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.
5. Chăm sóc
- Bón lót:
Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Pha 1l Biogro tưới gốc + 1l Biogro chống
thối rễ vào 200l nước rồi tưới lên phân chuồng (15 - 20 tấn) để ủ hoai. Phân lân: 60
kg. Phân kali: 30 kg.
Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân với đất rồi
trồng.
- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào

buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì
bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh
trưởng.

- Bón thúc:
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Biogro – Âu Lạc “bón gốc” và Biogro – Âu Lạc
“chống thối rễ”


Nhóm cây

Su hào

Thời điểm
dùng

Liều lượng

Cách dùng

Biểu hiện

Ghi chú

- Pha 25 – - Lần 1: Tưới nước- Su hào củ-Giảm 30%
- Bón lần 130ml/bình 18l cho đất ướt rồi tiếnto, ít bị thối,lượng phân
trước khi trồng- Phun 2 bình hành phun đều lênbảo
quảnhóa học %.
2
khoảng

5-7cho 360m
mặt
luống. được lâu.
ngày.
- Lần 2: phun theo
- Sau khi gieo
gốc cây, chia đều
hạt, trồng cây
lượng cho từng gốc.
2 tuần bón tiếp
lần 2.

- Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm biogro phun qua lá vơi liều lượng 30ml/18l
phun 2 bình cho 360m2. Phun 2 lần định kỳ cách nhau 10 ngày lần đầu sau trồng 10
ngày.
- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20 ngày, lần
thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp rau: chúng
tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị
teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600
để phun trừ.
7. Thu hoạch:
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng,
lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ,
giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10 tạ/sào).
8. Để giống su hào.
Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.



Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà: lượng
đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng đạm để
thúc.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ỚT
CHỌN GIỐNG: giống phải có tính thích nghi cao với từng mùa vụ. Hiện nay, vụ
Hè Thu có thể chọn giống ớt lai Hai mũi tên đỏ số 207, giống CN 225 đề kháng


khá tốt với bệnh thán thư - nổ trái, vụ Đông Xuân có thể chọn giống P22, P34 vỏ
trái dầy, màu đẹp, năng suất 10 - 15 tấn/ha tùy vùng đất, tùy điều kiện canh tác.
KỸ THUẬT TRỒNG:
Thời vụ:




Vụ sớm: gieo T8 - T9, trồng T9 - T10, thu hoạch T12 - T1 đến T4 - T6 năm
sau.
Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 - T11, trồng T11 -T12, thu hoạch T2- T3
trở đi.
Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 - T5, trồng T5 - T6, thu hoạch T8 - T9 trở đi

Chuẩn bị cây con trong bầu, khay: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng ủ hoai + 0,5 tro
trấu cho vào bầu/khay và gieo hạt vào chăm sóc, che nắng, phòng trừ sâu bệnh nhất
là bọ trĩ chích hút làm lây lan bệnh virus. Cây con đạt 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày) có
thể mang ra trồng, nếu có màng phủ có thể trồng sớm hơn (20 - 25 ngày tuổi).
Xử lý đất lên liếp: Nếu trồng trên đất ruộng thấp: Trước khi trồng nên đưa nước
vào ngập ruộng 10 cm, rải 100 kg vôi càn long cho 1.000 m2. Ngâm khoảng 7 - 10
ngày, sau đó tháo nước ra và tiến hành lên liếp. Liếp cao 30 - 50 cm, mặt liếp rộng

70 - 80 cm, liếp cách liếp 1,2 m tính từ giữa liếp.
Khoảng cách trồng: có thể trồng hàng đơn để tận dụng cây tái sinh hoặc trồng
hàng đôi.



Trồng hàng đơn: cây cách cây 40 cm.
Trồng hàng đôi: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm.

Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn
tơi xốp cho rễ mọc khỏe về sau.
Tỉa cành: tỉa bỏ tất cả những cành mọc phía dưới chảng ba, tạo điều kiện thông
thoáng, đủ ánh sáng bên dưới tán cây để hạn chế mầm bệnh tấn công. Khi có cành,
lá, trái bị sâu bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng
thiêu huỷ để tránh lây lan.
BÓN PHÂN (liều lượng cho 1.000m2)
Phân bón gốc:



Bón lót: 1 - 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 1l phân vi sinh Biogro tưới gốc
Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 15 kg N.P.K + phun 25ml phân
Biogro phun qua lá/16l










Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 15 kg N.P.K + 2 kg Ure + 2 kg
Nitrabor +phân vi sinh Biogro phun qua lá phun 25ml/16l phun 1 – 1,5
bình /360m2.
Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 10 kg N.P.K phân vi sinh Biogro phun
qua lá phun 25ml/16l phun 1 – 1,5 bình /360m2.
Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục
đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để
giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại
và điều kiện thời tiết bất lợi.
Tránh lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất
kích thích tăng trưởng nhất là khi cây đang nuôi trái, vì cây sẽ dễ mẫn cảm
với bệnh hại và làm giảm phẩm chất trái.

PHÒNG TRỊ BỆNH:
Sử dụng thuốc phòng bệnh:







Phòng bệnh hại rễ: sau khi đặt cây 10 - 15 ngày dùng thuốc Norshield
86.2WG pha liều lượng 16g/ 16 lít nước hay Eddy 72 WP (50 g/16 lít nước)
để tưới hay phun vùng rễ ớt.
Phòng bệnh bộ phận cây trên mặt đất: phun thuốc sớm khi thời tiết thay đổi
hoặc phun định kỳ 7 - 10 ngày/1 lần. Sử dụng luân phiên 1 trong các loại

thuốc như sau: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít), Agri-Life 100SL (15 ml/bình
16 lít).
Phòng bệnh thán thư thối trái ớt: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Caltrac
(25 g + 15 ml/bình 16 lít).
Phòng bệnh sương mai, thối ngọn, thối trái: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít)

Sử dụng thuốc trừ bệnh:


Khi cây đã có triệu chứng nhiễm bệnh như thối trái, nổ trái, đốm lá, thối
cành... điều trước tiên cần phải làm là vệ sinh ruộng ớt bằng cách cắt và thu
gom bớt thân, cành, lá, trái bị bệnh đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ hoặc chôn
vùi để tránh mầm bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc với liều tấn công 5 - 7
ngày một lần và phun liên tiếp 2 - 3 lần/1 đợt bằng cách phun luân phiên các
loại thuốc Agri-life 100SL (15 – 20 ml/bình 16 lít); Eddy 72WP (50 g/bình
16 lít)

Ngoài ra nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non
biến dạng, đổi màu, gân nổi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn), kể cả trái non cũng


biến dạng thì nên nhổ ngay để loại bỏ nguồn bệnh vì đây là bệnh do côn trùng
chích hút truyền virus không có thuốc trị.
PHÒNG TRỪ SÂU HẠI:
Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể
sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax
50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,... liều lượng xem trên bao bì

Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây họ bầu bí
I. Nội dung quy trình công nghệ



1. Đất trồng.
Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch sản xuất rau an toàn của địa phương.
Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng,
độ pH 5,5- 6,0, chủ động tưới, tiêu.
Không trồng bí xanh trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ bầu bí, như: dưa
hấu, dưa lê, dưa chuột... Nên trồng với các cây khác họ, đặc biệt là luân canh với
lúa nước.
2. Giống và hạt giống
a/ Lựa chọn bộ giống và yêu cầu kỹ thuật:
Giống bí xanh trồng có thể là giống thuần hoặc giống lai, sinh trưởng phát triển
khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng
rộng. Các giống bí xanh trồng: giống bí xanh Thiên Thanh 5, Số1, bí xanh Số 2, bí
xanh Sặt....Các giống dưa lê khác.
b/ Kỹ thuật sản xuất cây giống.
Lượng hạt dùng cho 1 ha cần khoảng 0,8-1,0 kg
Vườn ươm đặt nơi khô ráo, đủ nắng, chủ động chăm sóc và tưới tiêu
Hạt giống được gieo trong khay bầu, mật độ 357 hoặc 364 cây/m2, khoảng cách
giữa các cây 4-5cm.
Giá thể gieo hat: đất phù sa, xơ dừa, mùn mục được phối trộn với tỷ lệ: 40% đất
phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam
supelân)/100 kg hỗn hợp. Giá thể này được xử lý nấm bệnh trước khi sử dụng 510 ngày.
Xử lý hạt giống: ngâm trong nước sạch 4-6 giờ, đãi sạch sau đó ủ ấm, ẩm, nứt nanh
rồi gieo. Gieo 1 hạt/bầu, gieo xong phủ một lớp giá thể mỏng vừa kín hạt. Tưới giữ
ẩm đến khi cây mọc đều
Tuổi cây con: 15-20 ngày (vụ thu đông) và 20-25 ngày (vụ xuân hè). Cây cao 8-10
cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, không sâu, bệnh hại
Duy trì độ ẩm bầu 70-80% trong suốt giai đoạn cây con. Trước khi trồng cần
nhúng khay bầu vào dung dịch thuốc Ridomil 72WP hoặc Benlat C nồng độ 0,2%,

thời gian 2-3 phút để xử lý nấm bệnh rễ.
3. Thời vụ gieo trồng
Vụ xuân hè: gieo hạt từ 1 tháng 2 đến 15 tháng 2.
Vụ thu đông: gieo hạt từ 25 tháng 8 đến 10 tháng 9
4. Kỹ thuật trồng
Vụ xuân trồng cắm dàn, luống rộng 1,8-2,0m, lên cao 25-30 cm. Mặt luống rộng
khoảng 1,5-1,6m, rãnh luống rộng khoảng 25-30cm. Mật độ trồng 2,5 vạn cây/ha,
khoảng cách trồng (160 x 40) cm.


Vụ thu đông. Trồng cắm dàn với mật độ như vụ xuân. Trồng thả bò: Luống rộng
3,5-4,0 m, cao 25-30 cm. Mật độ trồng 1,9 vạn cây/ha, khoảng cách (3,0 x 0,3)m
5. Phân bón và chất phụ gia
Sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh
doanh và sử dụng ở Việt Nam, ưu tiên, lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý,
phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh
Khi sử dụng phân bón và hoá chất phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác
hoặc qua tư vấn của cơ quan chuyên môn.
* Liều lượng phân bón cho 1 ha:
Vụ xuân hè: 5 tấn hữu cơ + 70 kg N+60 kg P205 + 60 kg K20, tương đương 5 tấn
hữu cơ + 150 kg đạm urê + 300 kg lân supe + 120 kg Kali clorua.
Vụ thu đông: 5 tấn hữu cơ + 60 kg N+60 kg P205 + 60 kg K20, tương đương 5 tấn
hữu cơ + 130 kg đạm urê + 300 kg lân supe + 120 kg Kali clorua.
Sử dụng loại phân hỗn NPK: bón 5 tấn phân hữu cơ + 350 kg loại phân NKP
13:13:13 – TE + 25 kg đạm urê/1 ha hoặc dùng 300 kg NPK 16:16: 8 + 25 kg đạm
urê/1 ha
*Cách bón:
TT

Loại phân


Tổng số

1

Phân hữu cơ (tấn)

5,0

2

Phân đạm ure (kg)

130 - 150

3

Phân lân Supe (kg)

300

4

Phân kali (kg)

120

Bón lót

Bón thúc

I

II

III

20-30

40-50

70-80

20

40

60

5,0
300

*Cách bón:
Bón lót: Dùng 2l Biogro tưới gốc pha với 400l nước tưới đều lên 5 tấn hữu cơ rồi ủ
đống trong 10 ngày. Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân,
được đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 - 3 ngày.
Bón thúc lần 1: sau trồng 10-12 ngày, kết hợp với vun xới đợt 1. Dùng phân vi
sinh Biogro phun qua lá pha 25ml/16l phun 1 – 2 bình / 360m2.
Bón thúc lần 2: sau trồng 25-30 ngày, kết hợp với vun đợt 2. Dùng phân vi sinh
Biogro phun qua lá pha 25ml/16l phun 1 – 2 bình / 360m2.
Bón thúc lần 3: khi cây ra hoa và đậu quả rộ. Dùng phân vi sinh Biogro phun qua

lá pha 25ml/16l phun 1 – 2 bình / 360m2. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly với việc
dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Do điều kiện thời tiết, cây sinh trưởng phát triển kém, cần bổ sung bằng phân tổng
hợp NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% tưới vào giữa luống.


6. Chăm sóc.
a/ Tưới nước
Sử dụng nguồn nước tưới theo quy định cho sản xuất rau an toàn
Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm
cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới
thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương
rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
*Cắm giàn hoặc phủ rơm
Dàn cắm chữ A hoặc giàm vòm, dàn chữ A yêu cầu cây dóc dài >2,5 m, giàn kiểu
vòm yêu cầu vòm cao >1,5 m
Trồng thả bò, sau vun xới đợt 2, phủ rơm,rạ trên mặt luống để cho cây bí bò, bám
và quả nằm trên rơm/rạ.
Tỉa cành, định quả
Vụ xuân, sau trồng 20 - 25 ngày tiến hành bấm nhánh. Trồng mật độ 3,0 vạn
cây/ha (cây x cây = 30 cm) bấm toàn bộ nhánh chỉ để 1 thân chính. Mật độ 2,5 vạn
cây/ha (cây x cây= 40 cm) có thể để 1 chính: 1 thân phụ
Vụ thu đông, Mật độ 2,5 vạn cây/ha để 1 thân chính, mật độ 1,9 vạn cây/ha để 1
thân chính và 1-2 thân phụ.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế thấp nhất
việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày
đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non trong đất, luân canh với cây lúa nước, ...
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ.
Chỉ sử dụng thuốc có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng cho rau tại Việt

Nam. Thuốc có nguồn gốc rõ ràng, mua tại cửa hàng được phép kinh doanh
Ưu tiên, lựa chọn các thuốc BVTV sinh học, thảo mộc và các thuốc có nguồn gốc
tự nhiên, thuốc điều hòa sinh trưởng có tính chọn lọc cao, nhanh phân giải trong
môi trường, có thời gian cách ly ngắn. Đặc biệt trong thời gian thu quả.
Tập trung phòng trừ ở thời kỳ cây con để hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh
trong thời gian thu quả
Người sản xuất phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đặc
biệt tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự
hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì
* Một số sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ.
Sâu sám (Agrotits Ipsilon): bắt bằng tay hoặc dùng thuốc ViBAM 5H rắc xung
quang gốc cây hoặc trên mặt luống.
Sâu xanh (Diaphania sp): sử dụng một số loại thuốc: Sherpa 25EC, Xentri
35WDG, Pegasus 500 SC... phun phòng vớp nồng độ 0,15-0,20%.


Rệp (Aphididae): sử dụng một số loại thuốc: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200 EC
0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actra 25WG, thuốc thảo mộc HCD 25 BHN... để phòng
trừ
* Các loại bệnh hại chủ yếu
Bệnh lở cổ rễ (Fusarium sp) là chết cây con: sử dụng một số loại thuốc: Viben C
BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2%
phun vào buổi chiều mát, không mưa
Bệnh sương mai ((Pseudoperospora cubensis): sử dụng một số loại thuốc: Ridomil
MZ72 WP nồng độ 0,2-0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%, Daconil 72WP...
để phun phòng và trừ.
Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum): sử dụng một số loại thuốc : Bayfidan
20 EC hoặc Cocide 5.8DE, nồng độ phun 0,15% phun vào buổi chiều mát, không
mưa.
Bọ phấn trắng: sử dụng một số loại thuốc: Mopride 500WP, Nopara 35NDG hoặc

Oncol 25WP. Nồng độ phun 0,15-0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Chú ý : Tuân thủ kỹ thuật, nồng độ và thời gian cách ly của từng loại thuốc theo
sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì
8/ Thu hoạch, sơ chế và bảo quản.
a/ Thu hoạch
Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa quả, thu hoạch khi thời tiết thuận lợi nhất, hạn chế
xây sát quả và nhiễm bẩn sản phẩm.
Sản phẩm bí xanh sau thu hoạch phải được đựng trong các dụng cụ phù hợp, không
để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất. Dụng cụ thu hoạch và dụng cụ bảo quản
sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo bền chắc.
b/ Rửa, sơ chế, phân loại và đóng gói sản phẩm
Phải sử dụng các nguồn nước sạch để rửa sản phẩm nếu cần.
Cần phân loại sản phẩm để đảm bảo độ đồng đều về kích cỡ, màu sắc, độ chín của
quả.
Việc đóng gói sản phẩm bí xanh phải được tiến hành trong nhà xưởng được thiết kế
phù hợp. Bao bì đóng gói phải được làm từ các vật liệu phù hợp, không độc hại và
được kiểm tra đảm bảo không gây nhiễm bẩn sản phẩm.
c/ Bảo quản sản phẩm trước khi tiêu thụ
Sản phẩm bí xanh được bảo quản trong các kho chuyên dụng, được thiết kế phù
hợp và không gần các nguồn có nguy cơ nhiễm bẩn do hóa chất, vi sinh vật và các
yếu tố độc hại khác.
Cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất để hạn chế sự phát
triển của các vi sinh vật và các chất độc hại và kéo dài thời gian bảo quản.


Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dứa ở các tỉnh phía Bắc
1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho giống dứa trồng ở các tỉnh phía Bắc.
2. Yêu cầu sinh thái:
2.1. Nhiệt độ:

- Cây dứa sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở những vùng có nhiệt độ bình quân
năm 20 - 270 C, bình quân tháng thấp nhất không dưới 150C và cao nhất không
quá 320C.
2.2. Ánh sáng:
- Dứa là cây ngày ngắn, cây phân hóa mầm hoa khi gặp điều kiện độ dài chiếu sáng
trong ngày ngắn.
- Trong điều kiện đủ ánh sáng, năng suất và hàm lượng đường trong quả đạt được
cao, vỏ quả bóng đẹp; khi thiếu ánh sáng năng suất sẽ thấp, dứa có vị chua, hàm
lượng đường trong quả thấp, vỏ quả màu xám tối.
- Khi quả dứa chuẩn bị chín, gặp thời kỳ có cường độ bức xạ quá mạnh sẽ làm rám
quả và lá dứa bị chuyển màu vàng.
2.3. Ẩm độ không khí và lượng mưa:
- Ẩm không khí trung bình năm từ 75 - 80%.
- Lượng mưa trung bình năm thích hợp nhất đối với việc sinh trưởng và phát triển
của cây dứa là 1.200 - 1.500 mm.
2.4. Đất đai:
- Dứa có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ Bazan, đất đá vôi,
đất đỏ vàng, đất vàng đỏ trên phiến thạch, đất phù sa cổ.... Độ pH đất thích hợp
nhất là 5,6 - 6,0.
- Cây dứa có bộ rễ phát triển yếu và phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt, nên đất trồng
yêu cầu tơi xốp, thoáng khí, có kết cấu dạng hạt, thoát nước tốt.
- Đất trũng không thoát nước, đất có nhiều vôi đều không thích hợp với sinh
trưởng của cây dứa.
3. Thiết kế lô trồng
3.1. Thiết kế lô trồng ở vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp (dưới 50):
- Vùng đất bằng, mực nước ngầm thấp, không bị ngập úng trong mùa mưa, thiết kế
chủ yếu theo kiểu chia lô ô bàn cờ, có các trục đường chính, các đường nhánh và


đường lô nhỏ. Nơi dễ bị ngập úng trong mùa mưa cần thiết kế hệ thống rãnh thoát

nước phù hợp để đảm bảo thoát hết nước sau khi mưa.
- Lô dứa có diện tích không lớn quá 2 - 3 ha, chiều dài hàng dứa không dài quá 50
m.
3.2. Thiết kế lô trồng ở vùng có địa hình không bằng phẳng (độ dốc trên 7 - 8
0):
- Lô trồng phải đảm bảo chế độ canh tác bền vững, hạn chế tối đa tác hại của hiện
tượng xói mòn, thiết kế theo các đường đồng mức, có hệ thống ngăn dòng chảy.
Trong toàn khu vực tập trung, bố trí hệ thống đường trục chính và đường liên đồi.
- Lô dứa có diện tích không lớn quá 1 - 1,5 ha, chiều dài hàng dứa không dài quá
30 - 40 m.
3.3. Mật độ và khoảng cách trồng:
- Mật độ trồng thích hợp là 6,0 vạn chồi/1 ha và trồng hàng kép 4.
- Khoảng cách cây cách cây trên hàng 25 - 30 cm, khoảng cách giữa hai hàng đơn
là 35 - 40 cm và giữa hai hàng sông là 80 cm.
- Trên hàng có thể bố trí chồi trồng theo kiểu hình chữ nhật hoặc nanh sấu.
- Trong điều kiện đất xấu có thể trồng với mật độ thấp hơn và trồng theo hàng kép
đôi để thuận lợi cho quá trình chăm sóc.
4. Chuẩn bị đất trồng
4.1. Làm đất:
- Đối với các vùng đất bằng phẳng, tiến hành làm đất toàn diện, đảm bảo cày sâu
25 - 30 cm, bừa nhiều lần đảm bảo đất nhỏ và tơi xốp; ở các vùng đất tương đối
dốc có thể cày bừa toàn diện hoặc làm đất cục bộ, chỉ cày trên các hàng, luống dự
định trồng.
- Thời vụ làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành trước lúc
trồng một thời gian ngắn để đất không bị khô, tránh bị xói mòn, thuận tiện cho thao
tác trồng và cây con sớm hồi phục.
- Vùng đất mới khai hoang, nên tiến hành cày vỡ vào cuối mùa thu hoặc trong mùa
đông, kết hợp với việc chặt bỏ cây to, cây già và nhặt rễ, diệt mầm cỏ dại để đến
năm sau cày bừa lại và trồng mới.
- Đối với những vườn dứa trồng lại chu kỳ hai, nơi có điều kiện có thể sử dụng

máy phay băm thân lá, bón 500 - 700 kg vôi bột/ha và cày lấp thân dứa cho hoai
mục; nơi không có điều kiện sử dụng máy, dùng cuốc răng cào thân lá phơi khô tại
ruộng, tập trung thành đống to rồi tiến hành đốt.
- Để tạo điều kiện thoát nước tốt, hạn chế bệnh thối nõn gây hại dứa, tiến hành lên
luống khi trồng.
4.2. Bón lót:
- Đối với đất có hàm lượng mùn thấp dưới 1%, cần bón lót 10 - 14 tấn phân
hữu cơ cho 1ha trước khi trồng; đối với đất trồng có hàm lượng mùn cao, bón


×