Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Giải đáp về cơ cấu giống, thời vụ và kỹ thuật gieo trồng vụ chiêm xuân 2009-2010 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.13 KB, 8 trang )

Giải đáp về cơ cấu giống, thời vụ và kỹ thuật gieo
trồng vụ chiêm xuân 2009-2010


Chăm sóc lúa chiêm xuân
Hỏi: Sản xuất lúa chiêm xuân trên địa bàn tỉnh Phú Tho được triển khai trên
nhiều chân đất và trà lúa khác nhau vậy Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo gieo cấy
các giống lúa nào cho phù hợp?
(Nông dân: Nguyễn Thị Tuyết xã Cao Xá, huyện Lâm Thao)
Trả lời:
Hiện nay vụ lúa chiêm xuân của tỉnh ta có 3 trà chính là trà chiêm, xuân sớm
và trà xuân muộn với một tập đoàn các giống lúa lai, lúa thuần rất phong phú. Chủ
trương chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT là ổn định gieo cấy trà lúa chiêm, xuân
sớm, tăng diện tích trà xuân muộn.
- Trà lúa chiêm: Gieo cấy chủ yếu trên chân đất sâu trũng theo diện tích thực
có, diện tích trà lúa này rất ít, chỉ chiếm khoảng 5% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Đối
với trà này nên sử dụng các giống dài ngày như Nếp địa phương, X21.
- Đối với trà lúa xuân sớm: Chiếm khoảng 25% diện tích gieo cấy, được bố trí
gieo cấy chủ yếu trên chân đất trũng vừa. Đối với trà lúa này, bà con có thể sử dụng
các giống có thời gian sinh trưởng khoảng 180 - 190 ngày như giống Xi23.
- Đối với trà lúa xuân muộn: Đây là trà lúa cho năng suất cao và ổn định, diện
tích trà lúa này chiếm khoảng trên 70% diện tích gieo cấy.
+ Trên chân ruộng vàn thấp: Nên gieo cấy bằng các giống như Nhị ưu 838,
Thục hưng 6, Nhị ưu sô 7, Thiên nguyên ưu 9, Q5, Nếp 97.
+ Trên chân ruộng vàn: Nên gieo cấy bằng các giống như Q.ưu 1,Việt lai 20,
Thiên nguyên ưu 16, Khang dân 18, HT1, Nếp 87, KD đột biến.

Hỏi: Với cơ cấu giống như khuyến cáo thì thời vụ gieo cấy cụ thể của các trà
như thế nào để đảm bảo lúa trỗ trong khoảng thời gian an toàn nhất?
(Nông dân: Nguyễn Thế Hùng, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao)
Trả lời:


- Trà lúa chiêm: Nếu cấy Nếp địa phương gieo mạ từ 20-30/10, nếu cấy X21
gieo mạ từ 10-15/11, cấy khi mạ đạt 6-7 lá.
- Đối với trà lúa xuân sớm: Gieo mạ bắt đầu từ 20 - 30/11, cấy khi mạ 6 - 6,5 lá.
- Đối với trà lúa xuân muộn: Khác với 2 trà lúa chiêm và xuân sớm, mạ trà lúa
xuân muộn có đặc điểm là không qua đông, thời điểm gieo mạ trùng với thời điểm rét
nhất trong năm nên mạ xuân muộn bắt buộc phải che phủ nilon chống rét. Cần căn cứ
vào chân ruộng và giống sử dụng để bố trí thời vụ gieo mạ hợp lý. Thời gian gieo từ
20/1 - 5/2 cụ thể:
+ Trên chân ruộng vàn thấp: Thời gian gieo mạ từ 20/1-30/1.
+ Trên chân ruộng vàn: Thời gian gieo mạ 20/1 - 5/2.

Hỏi: Vụ xuân, nhiệt độ thường thấp ảnh hưởng nhiều đến khâu ngâm ủ hạt
giống, xin cho biết khi ngâm ủ hạt giống cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo tỷ lệ
nảy mầm?
(Nông dân: Nguyễn Thị Lan, xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba)
Trả lời:
Vụ xuân nhiệt độ thấp nên khâu ngâm ủ hạt giống gặp nhiều khó khăn. Trước
khi ngâm ủ cần xử lý nấm bệnh bằng nước nóng 540C theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh. Tuy
nhiên ở vụ này nhiều khi nhiệt độ thấp tỷ lệ này không đủ nhiệt độ 540C (nhiệt độ diệt
được nấm bệnh). Cần phải duy trì nhiệt độ 540C trong khoảng 10 phút ngâm thóc
giống bằng cách đo nhiệt kế, nếu nhiệt độ thấp hơn thì cần bổ xung nước nóng, vừa đổ
vừa khuấy đều. Ngâm 72 giờ với lúa thuần và 36-40 giờ đối với lúa lai. Lúa thuần 24h
thay nước 1 lần, lúa lai 12 giờ thay nước 1 lần. Lưu ý khi ngâm nên ngâm với nước
ấm, tuyệt đối không ngâm dưới suối, ao. Ngâm xong, đãi thật sạch cho hết nhớt và
nước chua, để ráo rồi đem ủ. Vì nhiệt độ không khí tương đối thấp nên thóc giống cần
được ủ cẩn thận để đảm bảo đủ ấm cho thóc nảy mầm nhanh và đồng đều. Bà con nên
sử dụng vải bông dày, thấm nước, may thành bao, túi. Nhúng túi vào nước, vắt kỹ, đổ
thóc giống đã ngâm vào túi, buộc miệng đem ủ. Để nơi kín gió, đệm và phủ cẩn thận
bằng bao tải ẩm hoặc rơm ẩm. Nếu hạt giống nhiều để hạt nảy mầm đồng đều sau ủ 12
giờ cần đảo đều túi hạt giống.

Kiểm tra thường xuyên mầm, rễ cho phù hợp với phương thức gieo. Nếu gieo
mạ dược, mạ dày xúc, mạ sân, mạ khay tiêu chuẩn hạt giống tốt đem gieo là mầm vừa
mới nhú, có rễ dài bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài hạt thóc. Nếu gieo thẳng lúa bằng giàn
kéo tay tiêu chuẩn giống đem gieo là có mầm dài 1/3 đến 1/2 hạt thóc, rễ mới nhú.
Không để rễ quá dài hạt giống sẽ không xuống được lỗ gieo.

Hỏi: Hiện nay có những phương pháp làm mạ nào đang được áp dụng trong vụ
chiêm xuân?
(Nông dân: Đỗ Thị Hạnh, thị xã Phú Thọ)
Trả lời:
Trong sản xuất có nhiều kỹ thuật làm mạ khác nhau đang được khuyến cáo phù
hợp cho từng chân đất gieo cấy và điều kiện thời tiết cụ thể. Ở Phú Thọ chủ yếu áp
dụng một số phương pháp làm mạ sau:
- Mạ dược: cấy chân trũng, sâu trũng ở trà lúa chiêm, xuân sớm. Cấy khi mạ đạt
6-7 lá, áp dụng biện pháp thâm canh để có cây mạ khỏe, to gan, đanh dảnh.
- Mạ trên nền đất cứng (như mạ sân, mạ trên đất chuyên màu, đất trong vườn),
mạ dày xúc áp dụng phương pháp làm mạ này để cấy chân van, vàn thấp ở trà xuân
muộn. Cấy mạ non khi mạ đạt 3-3,5 lá. Xúc, để cấy.
- Mạ ném: Hạt giống ủ nứt nanh đem gieo vào các khay. Đem ném khi mạ đạt
2,5-3 lá tương đương với 10-12 ngày sau gieo. Áp dụng phương pháp làm mạ khay
trên chân vàn, vàn thấp ở trà xuân muộn.
- Gieo thẳng: Có 2 hình thức gieo thẳng đó là gieo vãi bằng tay và gieo thẳng
bằng giàn kéo tay. Áp dụng phương thức này trên chân vàn, chủ động tưới tiêu.

Hỏi: Ở trà xuân muộn mạ gieo thường hay gặp rét. Xin cho biết cách khắc phục
như thế nào?
(Nông dân: Hà Văn Hường, huyện Thanh Ba, Phú Thọ)
Trả lời:
Ở trà xuân muộn, thời điểm gieo mạ thường xảy ra rét đậm vì vậy để mạ không
bị chết rét, sinh trưởng tốt, hạn chế chim, chuột hại, bảo đảm đủ mạ cấy hết diện tích

bà con phải áp dụng biện pháp che phủ nilon cho tất cả các hình thức làm mạ. Che phủ
nilon có tác dụng làm tăng nhiệt độ trong vòm che lên 5-70C. Để đảm bảo cây mạ sinh
trưởng phát triển tốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Địa điểm gieo mạ chọn nơi khuất gió để vừa an toàn cho màng nilon khi che
phủ không bị gió làm bung gây rách vòm vừa tránh được những đợt gió mùa đông bắc.
+ Nơi gieo mạ phải chủ động tưới tiêu, thuận tiện cho chăm sóc cho mạ.
+ Đất gieo mạ cần làm sạch cỏ dại, đất được làm kỹ, lên luống rộng 1-1,2 m để
tiện cho việc chăm sóc cũng như thuận tiện cho việc cuốn vòm nilon. Bón 400 - 500
kg phân chuồng hoai + 15 - 20 kg NPK5-10-3/ sào Bắc bộ.
+ Sau khi gieo mạ nếu gặp rét nên bón thêm tro bếp với lượng 13-15 kg/ sào.
Những ngày nhiệt độ xuống dưới 150C ban ngày tháo cạn nước phơi ruộng, ban đêm
đưa nước vào ruộng giúp cho cây mạ được giữ ấm
+ Từ khi gieo mạ đến khi mạ đạt được 1 lá thật là thời kỳ mạ dễ chết rét nhất.
Nếu rét liên tục nên che cho mạ đến 3 lá. Chú ý nếu thời tiết nắng ấm, ban ngày có thể
mở nilon ở hai bên mép luống lên, ban đêm che lại. Trước khi cấy5-6 ngày cần làm
quen cho cây mạ với điều kiện bên ngoài. Hai ngày đầu mở nilon ở hai đầu luống,
ngày sau tháo hẳn toàn bộ nilon.
+ Trước khi cấy 3-4 ngày mà thấy cây mạ yếu, vàng thì có thể phun dung dịch
K-Humat, A-H 502/503, K-H 701/702...

Hỏi: Gieo thẳng lúa bằng giàn kéo tay được áp dụng rộng rãi ở các địa phương
xin cho biết phương thức này có hiệu quả như thế nào?
(Nông dân: Hà Thị Khiết xã Đồng Thịnh huyện Yên Lập)
Trả lời:

×