Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn đen địa phương nuôi tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM RẠNG ĐÔNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT CỦA LỢN ĐEN ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI
HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHĂN NUÔI

Thái nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM RẠNG ĐÔNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT CỦA LỢN ĐEN ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI
HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huê Viên

Thái nguyên - 2016



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Rạng Đông


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất tới PGS.TS. Trần Huê Viên, người hướng dẫn khoa học, về sự
quan tâm, hướng dẫn tận tình, trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào
tạo để trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài này.
- Lời cảm ơn chân thành tôi xin được gửi tới lãnh đạo và toàn thể cán bộ
Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Hòa Bình, Trạm chăn nuôi và thú y huyện Lạc

Sơn nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong quá trình
học tập, cũng như trong giai đoạn thực hiện đề tài;
- Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn,
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lạc Sơn, Uỷ ban nhân dân
các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và xã Tự Do là các cơ quan quản lí nhà nước trên
địa bàn tôi triển khai, thực hiện đề tài đã tạo điều kiện và giúp đỡ về nhân lực,
vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá
trình xây dựng đề cương và thực hiện bản luận văn này. Nhân dịp này cho phép
tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên
khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Rạng Đông


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Số lượng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại 3 xã của huyện Lạc Sơn
năm 2016 (Nguồn Chi cục Thống kê Huyện Lạc Sơn ) ..................... 34
Bảng 3.2 Số lượng, cơ cấu đàn lợn Đen theo mục đích chăn nuôi tại 3 xã
của Huyện Lạc Sơn năm 2016 (Nguồn Chi cục Thống kê Huyện
Lạc Sơn) ........................................................................................... 36
Bảng 3.3. Phương thức chăn nuôi lợn Đen địa phương .................................. 37
Bảng 3.4. Các loại thức ăn dược sử dụng chăn nuô lợn Đen địa phương ...... 39
Bảng 3.5. Đặc điểm ngoại hình lợn cái Đen địa phương trưởng thành .......... 42
Bảng 3.6. Đặc điểm ngoại hình lợn đực Đen địa phương trưởng thành ......... 43
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục lợn nái Đen địa phương ............... 47

Bảng 3.8. Năng suất sinh sản của lợn nái Đen địa phương (n = 30) .............. 51
Bảng 3.9. Khối lượng lợn Đen địa phương qua các tháng tuổi (kg) ............... 56
Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Đen địa phương (g/con/ngày) ....... 58
Bảng 3.11. Sinh trưởng tương đối của lợn Đen địa phương qua các tháng
tuổi (%) ............................................................................................ 60
Bảng 3.12. Kết quả mổ khảo sát thân thịt lợn Đen địa phương (n = 6) .......... 62
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của thịt lợn Đen địa phương (%) ................ 64
Bảng 3.14. Hàm lượng một số axit amin của thịt lợn Đen địa phương (%) ......... 65
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế nuôi lợn thịt Đen địa phương ............................ 66


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Ngoại hình lợn đen địa phương....................................................... 44
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Đen địa phương qua các
tháng tuổi ......................................................................................... 57
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Đen địa phương .................. 59
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn Đen địa phương ................ 61


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CS

: Cộng sự


CSKL

: Chỉ số khố i lươ ̣ng

ĐVT

: Đơn vị tính

GRH

: Gonandotropine releasing hoormone

ISO

: International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá)

PTNT

: Phát triển nông thôn

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TCVN


: Tiêu chuẩ n Việt Nam

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

TT

: Thị trấn

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

: Phát triển nông thôn


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn ................. 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình
và khả năng sản xuất của lợn ............................................................... 5
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn ............ 7
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục
và khả năng sinh sản của lợn .............................................................. 11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................. 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................. 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 28


vii

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 28
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 28
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 34

3.1. Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi lợn Đen địa phương về số
lượng, cơ cấu, phương thức chăn nuôi ................................................... 34
3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn và lợn Đen địa phương tại huyện Lạc
Sơn tỉnh Hòa Bình .............................................................................. 34
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Đen địa phương ........................................ 35
3.1.3. Phương thức chăn nuôi lợn ................................................................... 37
3.1.4. Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn Đen địa phương ........... 39
3.1.5. Vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi lợn ............................................. 40
3.2. Đặc điểm ngoại hình lợn Đen địa phương ............................................... 41
3.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Đen
địa phương........................................................................................... 46
3.3.1. Đặc diểm sinh lý sinh dục ..................................................................... 46
3.3.2. Kết quả sinh sản của lợn nái Đen địa phương nuôi tại Huyện
Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình ..................................................................... 50
3.4. Khả năng sinh trưởng của lợn Đen địa phương nuôi tại Huyện
Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình ..................................................................... 55
3.4.1. Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn ..................................................... 56
3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Đen địa phương ..................................... 58
3.4.3. Kết quả sinh trưởng tương đối .............................................................. 60
3.5. Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt và chất lượng thịt của
lợn Đen địa phương ............................................................................ 61


viii

3.5.1. Kết quả khảo sát thân thịt lợn Đen địa phương .................................... 61
3.5.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và tỷ lệ một số axit
amin của thịt lợn Đen địa phương ...................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 68
1. Kết luận ....................................................................................................... 68

2. Tồn tại ......................................................................................................... 69
3. Đề nghị ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp có hệ sinh thái và văn hóa đa dạng.
Hầu như cộng đồng dân cư nào ở Việt Nam cũng có các sản phẩm giống
vật nuôi riêng của mình, trong đó có các giống lợn. Tuy nhiên, điểm chung
nhất của các giống lợn của nền văn minh lúa nước Việt Nam là có tính địa
phương cao, ít được chọn lọc nên năng suất thấp, không đáp ứng được nhu
cầu thịt lợn ngày càng tăng lên trên thị trường. Để khắc phục hạn chế này,
chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật và chính sách khuyến khích
phát triển chăn nuôi lợn. Một trong các giải pháp được ưu tiên hàng đầu là
giải pháp công tác giống.
Con giống vật nuôi là sản phẩm vật thể có đặc trưng riêng. Sự tồn tại
hoặc mất đi của con giống gắn liền với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội hình thành nên chúng. Trong những năm qua do chạy theo số lượng,
chúng ta đã vô tình quên lãng và làm mất đi một số nguồn gen giống vật nuôi
bản địa. Đây là một tổn thất không thể bù đắp vì việc phát hiện, bảo tồn giống
nói chung, giống lợn nói riêng không chỉ có ý nghĩa là bảo tồn bản sắc văn
hóa mà còn có ý nghĩa là sự bảo tồn nguồn gen để khai thác cho các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội và lai tạo giống.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, trung tâm là thành
phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73 km, là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá giữa
vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với vùng miền núi Tây Bắc. với diện tích đất tự
nhiên 466.252 ha; trong đó đất lâm nghiệp 329.317 ha, chiếm 70,6 %; đất

nông nghiệp 66.758 ha, chiếm 14,3 %, các loại đất khác chiếm 15,1 %, có các
vùng sinh thái đa dạng để phát triển cây trồng, vật nuôi. (Địa chí Hòa Bình,
12/2014). Hoà Bình có 6 dân tộc sinh sống như dân tộc Mường, Kinh, Thái,


2

Tày, Dao, H’Mông… trong đó, dân tộc Mường chiếm 63,3 % (Niên giám
thống kê năm 2014). Dân số điều tra chính thức ngày 01/04/2014 có 786.964
người trong đó, số dân trong độ tuổi lao động khoảng 523.400 người, bằng 64
% dân số toàn tỉnh. Hoà Bình có đường thuỷ là sông Đà tạo những điều kiện
thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, trong đó có các hàng nông lâm sản giữa các
tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Tây Bắc. Trong phát triển kinh tế, đặc biệt
là ngành Nông nghiệp những năm gần đây đã đạt được nhiều chuyển biến tích
cực, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tăng trưởng khá và ổn định đạt 12,0
%/năm. Thu nhập chính của các nông hộ trong tỉnh là từ nông - lâm nghiệp
kết hợp với chăn nuôi, GDP từ nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 51 %. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 3,6 triệu đồng một năm (Thống kê tỉnh Hoà Bình, 12/2014),
bình quân lương thực đạt 275 kg/người/năm. Hiện Hoà Bình vẫn là một tỉnh
nghèo, với nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 như xã
Tự Do huyện Lạc Sơn, số hộ nghèo 130 hộ/384 hộ chiếm 34,4 % tổng số hộ trong
xã (Thống kê xã Tự Do, 2014).
Chăn nuôi lợn trong tỉnh cung cấp khoảng 11,4 nghìn tấn lợn thịt hơi
mỗi năm, chiếm 71 % sản lượng thịt hơi các loại. Song tổng đàn lợn của Hoà
Bình năm 2014 có 433.227 con, trung bình chỉ 2,6 lợn/hộ/năm (Niên giám
thống kê, 2014). Lượng thịt lợn cho tiêu thụ trong tỉnh còn thấp và thường
xuyên phải nhập từ các tỉnh khác tới (Chi cục Thú y Hoà Bình, 2014).
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu nhằm đánh giá một
cách cơ bản và toàn diện về lợn Đen địa phương. Các nghiên cứu nhằm quản
lý và khai thác tiềm năng của lợn Đen địa phương vào việc phát triển đa dạng

hệ thống giống trong chăn nuôi, phù hợp với sinh thái và trình độ sản xuất của
từng vùng cũng chưa được thực hiện. Từ những lý do nêu trên, để có các số
liệu khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác nguồn gen lợn Đen địa
phương cũng như hoạch định các chính sách phát triển chăn nuôi địa phương,


3

việc nghiên cứu cơ bản về con lợn Đen địa phương cần được đặt ra. Xuất phát
từ tình hình thực tế trên, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm và khả
năng sản xuất của lợn Đen địa phương nuôi tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa
Bình” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm ngoại hình của lợn Đen địa phương,
từ đó làm căn cứ bảo tồn, khai thác và phát triển giống lợn này.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản để đề xuất các giải
pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cũng như hướng khai thác đạt hiệu quả kinh
tế cao khi chăn nuôi lợn Đen địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn cung cấp các số liệu khoa học cơ bản về
giống lợn Đen địa phương để xây dựng chiến lược bảo tồn, khai thác quỹ
gen cũng như đề xuất các hướng nghiên cứu khoa học khác. Kết quả đề tài
cũng cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng và triển khai đề án phát triển
chăn nuôi lợn Đen địa phương theo chủ trương, định hướng của huyện Lạc
Sơn tỉnh Hòa Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả luận văn giúp xây dựng và đề xuất các kỹ
thuật nâng cao năng suất chăn nuôi và khai thác sản phẩm lợn Đen địa phương
đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng chăn nuôi truyền thống nhằm tạo đặc sản
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hòa Bình và các tỉnh miền núi phía bắc.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà
Giống lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành và bắt nguồn
từ hai nhóm lợn rừng hoang dại. Đó là lợn rừng Châu Âu (Sus serofaferus) và
lợn rừng Châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus) được con người
thuần hoá trong thời gian dài mà thành. Căn cứ vào hình dáng của tai, người
ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ Châu Âu và Châu Á thành hai loại: Lợn
tai dài và lợn tai ngắn.
Giống lợn lai cổ đại là do giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu và nguyên
thuỷ Châu Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi chủ yếu tại các
nước dọc theo Địa Trung Hải. Trong đó lấy giống lợn lông xoăn La Mã và lợn
ở bán đảo Ban Căng lai với lợn Trung Quốc là giống thành thục sớm, phẩm
chất thịt ngon, mềm, ở đời sau cho tự giao và hình thành giống lợn lai cổ đại.
Các giống lợn nhà nuôi hiện nay là do các giống lợn Cổ đại trước kia thông
qua các phương pháp tạp giao cải lương khác nhau mà dần hình thành nên,
(Trần Văn Phùng và cs, 2004) [37].
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình
thành giống lợn
Trong quá trình thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng
khác nhau, điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không giống nhau
dẫn đến việc hình thành các giống lợn khác nhau.
Để giải quyết nhu cầu về thịt, con người đã cải thiện các điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng và tạo nên giống lợn nguyên thuỷ Châu Á từ lợn rừng
Châu Á có đặc điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở Châu Âu, cũng do điều kiện

tự nhiên đã hình thành nên các giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu có đặc điểm
như thành thục muộn, khả năng chịu đựng kham khổ cao.


5

Nguyễn Thiện và cs, (2005) [53] cho biết khi đã được thuần hoá, lợn
hoang đã có nhiều thay đổi. Điều trông thấy rõ rệt là thân hình bé, nên các
loại lợn nhà nguyên thuỷ đều bé nhỏ. Ở Châu Âu, mãi đến cuối thời kỳ Trung
Cổ, mới có các loại lợn to lớn, có những đặc điểm bên ngoài như tai rủ, qua
quá trình thuần dưỡng về sau này do lai tạo có ý thức nên khối lượng lợn
được cải thiện, đa dạng hơn về hình dáng và tăng về chiều dài, cao chân,
mông phát triển.
Vào những thập kỷ 20, nước ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản.
- Tại miền Nam từ những năm 1950 đã tuần tự nhập các giống
Berkshire, Yorkshire, Large white, Landrace…
- Tại miền Bắc từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước nhập hàng loạt
lợn Tân Kim, Tân Cương… từ Trung Quốc.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và khả
năng sản xuất của lợn
1.1.2.1. Đặc điểm di truyền các tính trạng
Cũng như các loài gia súc khác đặc điểm di truyền các tính trạng chất
lượng và số lượng trên lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel,
màu sắc lông da như trắng, đen, vàng là những tính trạng chất lượng… còn
tính trạng số lượng được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số con trên lứa, khả
năng tăng trọng, phẩm chất thịt xẻ,… Đó là những tính trạng do nhiều đôi gen
quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ khác nhau,
(Nguyễn Thiện và cs, 1998) [51].
Giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được ký hiệu là P (Phenotype).
Giá trị kiểu gen được ký hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trường

được ký hiệu bằng E (Environment).
Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E.
Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(Minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen có hiệu ứng riêng biệt của từng gen
thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng
nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygen). Các
minorgene này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và
át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức:


6

G=A+D+I
Trong đó: G : Giá trị kiểu gen
A : Giá trị cộng gộp
D : Giá trị sai lệch trội
I : Giá trị sai lệch tương tác
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò
quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con
đường thực nghiệm.
Theo J.F. Lasley, (1974) [27] cho biết những tính trạng có hệ số di
truyền (h2) từ 0,12 - 0,30 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp.
Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng
có hệ số di truyền trung bình.
Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,5 trở lên là những tính trạng
có hệ số di truyền cao và cho hệ quả chọn lọc cao.
Những tính trạng cho hệ số di truyền thấp sẽ cho ưu thế lai cao.
1.1.2.2. Đặc điểm về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs, (2006) [44] cho biết dạ dày lợn là dạ

dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần như: dạ dày
đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và
vùng hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có
tuyến tiết ra dịch nhầy không có pepsin và HCl.
Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [51], ruột non của lợn dài gấp 14 lần
chiều dài cơ thể gồm 3 phần: phần tá tràng, khổng tràng và hồi tràng. Ruột già
dài khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng
tiêu hoá thức ăn cao. Để sản xuất ra 1kg khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng
hết 4 - 6 kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12 kg và dê cừu phải ăn
hết 6 - 10 kg.


7

Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể
nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để
nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản của lợn
Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống, là
truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua các tế bào
sinh dục là tinh trùng và trứng. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành
hợp tử và phát triển thành phôi, thai và sinh ra một thế hệ mới.
Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể
dịch của cơ thể điều khiển, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại
cảnh (thời tiết, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng...). Lợn cái nuội 3 - 4 tháng đã
động dục và có hiện tượng rụng trứng, đối với con cái ngoại 5 - 6 tháng tuổi
đã động dục. Lợn là loài gia súc đa thai như: Lợn Móng Cái đẻ 11 - 14 con/
lứa, lợn Ỉ đẻ 10 - 12 con/ lứa. Thời gian chửa đẻ của lợn ngắn từ 113 - 114
ngày (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [51].

1.1.2.4. Tập tính sinh sản của lợn
Trong tự nhiên lợn rừng sống theo bầy đàn, giao phối tự nhiên. Vào
mùa sinh sản của lợn thường xảy ra các cuộc chiến tranh giành giật lợn cái
giữa các con đực.
Lợn nhà thích nghi nhanh với những tập luyện do con người như hiệu
lệnh, đúng giờ ăn, nơi thải phân, nước tiểu và nằm ngủ đúng chỗ quy định.
Lợn còn có những đặc thù riêng biệt như: Khi con bú lợn mẹ nằm nghiêng,
lợn con sinh ra có thể đứng ngay và có thể tìm vú mẹ để bú, lợn mẹ có thể vừa đẻ
vừa cho con bú, đó là những tập tính sinh hoạt và đặc thù riêng của lợn.
Hiểu biết những tập tính đó sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc xây dựng quy
trình kỹ thuật chăn nuôi, huấn luyện lợn theo phản xạ có điều kiện, làm cho khả
năng thích nghi của lợn trong điều kiện chăn nuôi tập trung trở nên phong phú hơn.
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn
Theo Trần Đình Miên và cộng sự (1975) [35] sinh trưởng là một quá
trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề


8

ngang, thể tích, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở
tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến
sự phát dục vì hai quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như
sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự tích luỹ về chất.
* Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn
Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn
nói riêng đều tuân theo các quy luật:
- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này thể
hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.

- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được
chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền
phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.
Trong thực tế sản xuất người ta chia ra lợn chửa thành 02 kỳ, chửa kỳ I
là bắt đầu từ khi thụ thai đến 1 tháng trước khi đẻ. Lợn chửa kỳ II rất quan
trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống, 3/4 khối
lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Theo Trương Lăng,
(1995) [31] bào thai lợn tháng thứ 2 phát triển tăng 33,5 lần so với tháng thứ
nhất, tháng thứ 3 phát triển tăng 8,7 lần và 3 tuần tháng thứ 4 chỉ tăng 2,2 lần.
Nếu lợn chửa kỳ II mà nuôi dưỡng kém, sau khi sinh dù nuôi dưỡng tốt vẫn
chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối
lượng xuất chuồng.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục,
thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi.
Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay
một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45 ngày
tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ này là bú sữa mẹ. Tuy nhiên,
muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn ta phải
bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ những ngày đầu thức ăn phải đảm bảo
sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như vậy, lợn con
đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa
sớm cho lợn con có kết quả (Nguyễn Thiện và cs, (1998) [51].


9

* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
Trong phạm vi ứng dụng có thể đề cập đến các chỉ tiêu sau đây:
- Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo

tăng lên sau một thời gian sinh trưởng.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng
lên trong một đơn vị thời gian đối với lợn, thường bằng ngày. Sinh trưởng tuyệt
đối cho biết mỗi con lợn, mỗi ngày tăng được bao nhiều gam. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích
thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản
xuất thịt của lợn
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất
thịt của lợn gồm hai nhóm: Các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
* Các yếu tố bên trong
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [37] cho biết: Yếu tố di truyền là
một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các
quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự
khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà
còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã
hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn
hướng nạc, hướng mỡ.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của
gia súc gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa,
sinh sản… đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng
ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai
khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai khác này chính là nguyên
liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn gọi
là tính trạng đo lường (Metriccharacter), sự nghiên cứu chúng phụ thuộc


10


vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lượng trứng,
kích thước các chiều đo… (Trần Đình Miên và cs, 1975) [35].
Ngoài ra quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi
chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon thuỳ trước tuyến
yên STH là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo
Hoàng Toàn Thắng và cs, (2006) [44]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích
thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và
kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài).
Nguyễn Thiện và cs, (2005) [53] cho rằng: Giống cũng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông
thường, các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống ngoại
nhập nội: Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg.
Trong khi đó, lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tại Việt Nam có thể
đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi.
* Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình trưởng và phát triển cơ thể
lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.
- Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi
phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs, (2004)
[37] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có
một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã
chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác
nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví như chúng ta cho lợn
ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng
ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ
trong thịt sẽ tăng lên.
Tác giả Nguyễn Thiện và cs, (2005) [53] cho biết ở điều kiện nhiệt độ
và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình toả nhiệt thông qua quá trình hô

hấp (vì lợn rất ít có tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra,


11

khi nhiệt độ cao sẽ cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm.
Do đó, tăng khối lượng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém
dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục và khả
năng sinh sản của lợn
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn
* Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục
lần đầu tiên. Tuỳ theo giống, tuổi động dục lần đầu tiên có khác nhau. Lợn nội
tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn nái lai tuổi động lần đầu
muộn hơn so với lợn nái nội thuần (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [45]. Lợn
Ỉ 120 - 135 ngày, Lợn Móng Cái 130 - 140 ngày, lợn Đại Bạch nhập vào Việt
Nam từ 203 - 208 ngày, lợn Landrace từ 208 - 209 ngày. Ở lợn nội có tuổi
động dục sớm, mà khả năng tăng khối lượng thấp, khối lượng khi động dục
lần đầu đạt từ 20 - 25 kg. Vì vậy, không nên phối giống ở thời kỳ này, vì cơ
thể lợn chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt
được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái bền lâu, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ
động dục rồi mới phối giống (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996 [9]; Nguyễn
Thiện và cs, 1998) [51].
Tuổi động dục lần đầu còn phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng
của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ
dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa (Nguyễn Tấn Anh,
Nguyễn Duy Hoan, 1998) [2].
Hiện tượng lợn cái không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như:
Phát hiện động dục không đúng, stress do thời tiết nóng, động dục thầm lặng,

ốm đau, sinh dưỡng thiếu protein hoặc năng lượng (Dwane R.Zimmerman và
cs, 1996) [13].


12

* Tuổi phối giống lần đầu
Theo Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanam, (2006) [34]. Lợn nái có
số lứa đẻ thấp nhất là 1 lứa và cao nhất 11 lứa. Tuổi phối giống đậu thai lần
đầu được tính từ tuổi dẻ lứa thứ 1 trừ cho thời gian mang thai trung bình
115 ngày, năng suất sinh sản đạt cao nhất khi lợn nái được phối giống và
mang thai lần đầu vào lúc 38 tuần tuổi và mức độ lớn hơn trung bình đàn là
5,76 %. Nếu lợn mang thai lần đầu ở độ tuổi trước 34 tuần tuổi thì năng
suất thấp hơn trung bình là 8,27 % và nếu mang thai muộn sau 44 tuần tuổi
thì năng suất thấp hơn trung bình là 1,25 %. Đặc biệt nếu phối giống đậu
thai lần đầu lúc 30 tuần tuổi thì mức độ thiệt hại trong suốt đời sống sản
xuất của một lợn nái là 17,02 %.
* Tuổi đẻ lứa đầu
Sau khi phối giống, lợn có chửa 114 ngày (112 - 116 ngày), cộng thêm
số ngày mang thai này lợn sẽ có tuổi đẻ lứa đầu. Lợn nái nội (Ỉ, Móng Cái)
trong sản xuất, tuổi đẻ lứa đầu thường 11- 12 tháng. Lợn nái lai và lợn nái
ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 - 13 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ,
1996) [9]. Theo Trần Quang Hân, (2004) [22], lợn nái Trắng Phú Khánh có tuổi
đẻ lứa đầu tương đối muộn (436,05 ngày), nhưng năng suất sinh sản đạt khá cao
với số con còn sống, số con cai sữa/lứa tương ứng là 9,11 và 8,00 con; khối
lượng trung bình một lợn con sơ sinh, 21 và 60 ngày tuổi tương ứng là 1,05; 4,29
và 10,55 kg, số lứa đẻ /nái/năm là 1,78 lứa.
* Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau đẻ
Chu kỳ động dục của lợn nái thường kéo dài 18 - 21 ngày, nếu chưa
phối giống hoặc phối giống chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ được nhắc lại.

Lợn nái nuôi con sau khi đẻ 3 - 4 ngày hoặc sau 30 ngày nuôi con
thường có hiện tượng động dục trở lại, nhưng không phối vì bộ máy sinh dục
chưa phục hồi và trứng rụng chưa đều.


13

Sau cai sữa 3 - 5 ngày (lúc lợn con 45 - 50 ngày tuổi) lợn nái động dục
trở lại. Cho phối lúc này lợn sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con
cao, Đối với lợn sau cai sữa từ 3 - 7 ngày thường động dục trở lại, Hội Chăn
nuôi Việt Nam, (2006) [24]. Trong chăn nuôi công nghiệp có thể gây động
dục đồng loạt bằng cách cai sữa đồng thời ở một nhóm lợn mẹ, John R. Diehl
và cs, (1996) [28].
Nếu lợn được phối giống ngay lần động dục sau cai sữa, chúng thường
dễ thụ thai, trứng rụng nhiều và dễ có số con đông. Cần có biện pháp để tránh
sự hao mòn của cơ thể mẹ sau khi đẻ. Mức độ hao mòn không cho phép vượt
quá 20 %, không ép phối nếu lợn nái sau khi cai sữa con mà cơ thể hao mòn,
gầy sút nhiều. Cần bỏ qua một chu kỳ động dục để lợn nái lại sức và nuôi
được lâu bền hơn (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996) [9].
* Đặc điểm động dục của lợn nái
Là sự phát triển mạnh của cơ quan sinh dục lợn cái đặc biệt là buồng
trứng và tử cung xảy ra ở độ tuổi 6 - 9 tháng với lợn ngoại, 4 - 5 tháng với lợn
nội. Ở lợn lai khi 15 tuần tuổi mới xuất hiện các nang trứng đầu tiên, khi ở
giai đoạn hậu bị trung bình rụng từ 8 - 14 trứng và số lượng đạt cao nhất ở
giai đoạn lợn cái cơ bản là 12 - 20 trứng. Số lượng trứng rụng còn phụ thuộc
vào giống tuổi và cá thể. Toàn bộ thời gian động dục của lợn nái có thể chia
làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước chịu đực (bắt đầu):
- Giai đoạn chịu đực (phối giống):
- Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc):

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ tinh cao, số con đẻ ra nhiều, cần phối giống
đúng thời điểm vì thời gian trứng rụng và có hiệu quả thụ thai rất ngắn. Trong
khi đó tinh trùng chỉ kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45 - 48 giờ. Theo
các kết quả nghiên cứu, quá trình rụng trứng bắt đầu lúc 30 - 40 giờ sau khi xuất
hiện phản xạ mê ì. Như vậy, phải cho lợn cái phối giống 10 - 12 giờ trước lúc
rụng trứng, tức là 20 - 30 giờ sau khi bắt đầu chịu đực (Nguyễn Thiện,
Nguyễn Tấn Anh, 1993) [47].


14

Thời gian động dục của lợn nái nội kéo dài 3 - 4 ngày, lợn nái lai, nái
ngoại 4 - 5 ngày. Do vậy thời điểm phối giống tốt nhất là giai đoạn giữa chịu
đực: Nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, lợn
nái nội cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3, nếu tính từ lúc bắt
đầu động dục. Trong sản xuất, thụ tinh nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu
đực buổi sớm thì buổi chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì
sớm hôm sau phối, (Phạm Hữu Doanh và cs, 1996) [9].
1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn
Kết quả hoạt động sinh sản của lợn nái là tổng hợp của các chỉ tiêu về
sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản gồm: tuôi động dục đầu, phối giống
đầu, chu kỳ động dục, thời gian mang thai, khả năng đẻ con, nuôi con, số lứa
đẻ trong năm, số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng
cai sữa, thời gian cai sữa.
* Quá trình mang thai và đẻ
Thụ thai là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử, hay nói
cụ thể hơn là quá trình đồng hoá giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST) để
tạo thành hợp tử (2n NST) có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia
nguyên nhiễm liên tiếp tạo thành phôi. Đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen
từ 2 nguồn gen khác nhau (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2006) [44]. Quá

trình thụ thai xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng, sau đó hợp tử sẽ di
chuyển về sừng tử cung và bám vào nội mạc sừng tử cung, phát triển thành
phôi, giữa phôi và tử cung sẽ tạo lên sự liên hệ trao đổi các vật chất dinh dưỡng
hình thành nhau thai. Sự phát triển của phôi thai gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn phôi: Bắt đầu từ lúc thụ tinh, kết thúc vào phía trên 1/3 ống
dẫn trứng là thời kỳ của thời kỳ đầu có chửa. là giai đoạn hình thành ba lá
phôi để từ đó hình thành các cơ quan bộ phận của cơ thể.
- Giai đoạn thai: Kéo dài từ cuối thời kỳ phôi đến khi đẻ và là thời kỳ
sinh trưởng và phát triển của bào thai để hình thành con non (Hoàng Toàn
Thắng và Cao Văn, 2006) [44].


15

* Số con sơ sinh/lứa
Số con sơ sinh/lứa phụ thuộc vào tính di truyền của giống. Trong điều
kiện bình thường mỗi giống có khả năng sinh sản khác nhau. Theo Vũ Kính
Trực (1994) [58]: Lợn Móng Cái xương to có số con trên lứa khá cao 12,8 con
sơ sinh, 1 tháng tuổi 8,8 con, 2 tháng tuổi 7,6 con.
Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996) [9] đưa ra: Lứa đẻ tốt nhất là lứa
thứ 2 đến lứa thứ 6 - 7. Tuổi sinh sản ổ định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi
thứ 4, sang tuổi thứ 5 lợn có thể đẻ tốt, nhưng con đẻ ra bị còi cọc, chậm
lớn, lợn nái già thường hay đẻ khó, thai chết lưu và cắn con, như vậy ta cần
thay thế nái hàng năm.
Số con sơ sinh/lứa phụ thuộc vào ưu thế lai của lợn mẹ và sự thích
hợp của con đực phối nó. Theo Lawrence Evans và cs, (1996) [30]: Giống
và ưu thế lai của con mẹ có ảnh hưởng tới số lượng con đẻ ra. Vì thế sự lựa
chọn cái hậu bị từ con mẹ vào dòng bố mắn đẻ sẽ làm tăng số con sơ sinh/
lứa. Cũng theo các tác giả trên, đực giống quá tuổi cũng sẽ làm giảm số con
sơ sinh/ lứa. Phối giống không đúng thời điểm thích hợp, phối quá sớm

hoặc quá muộn cũng làm số con/lứa ít.
* Khối lượng sơ sinh/ổ
Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn
nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái. Khối lượng sơ
sinh/ổ là khối lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra cắt rốn, lau khô và
chưa cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của tất cả lơn con
sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn, khối lượng sơ sinh/ổ cao thì
tốt, lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Thiện
và cs, 1998) [51].
Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau. Các giống
lợn nội (Móng Cái): 0,5 - 0,7 kg/con, lợn Ỉ 0,45 kg/con. Lợn ngoại Yorshise
nuôi tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2 - 1,5 kg/con (Trần Văn Phùng
và cs, (2004) [37].
Ngoài ra khối lượng sơ sinh có liên quan và tỷ lệ thuận với khối lượng
của lợn nái. Vì thế trong giai đoạn lợn nái chửa và nhất là thời gian 20 ngày


×