Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Loài và quá trình hình thành loài mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.28 KB, 2 trang )

LOÀI
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
Câu 1. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt 2 loài
giao phối có quan hệ thân thuộc:
a. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
b. Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hoá
c. Tiêu chuẩn hình thái
d. Tiêu chuẩn di truyền
Câu 2. Qúa trình hình thành loài theo con đường địa lý
chủ yếu gặp ở:
a. Động vật và thực vật
b. Các sinh vật ít di động hoặc không di động
c. Các động vật bậc cao
d. Một số thực vật, thường là thực vật bậc cao
Câu 3. Ở các loài động vật, cơ thể lai xa có thể hình
thành một loài mới khi:
a. Chúng được đa bội hóa.
b. Chúng có khả năng trinh sản.
c. Chúng cách li sinh sản với một trong hai loài bố mẹ ban
đầu.
d. Chúng cách li sinh sản với hai loài bố mẹ ban đầu.
Câu 4. Đối với vi khuẩn thì tiêu chuẩn hàng đầu để phân
biệt 2 loài thân thuộc là:
a. Tiêu chuẩn hình thái.
b. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
c. sinh hoá.−Tiêu chuẩn sinh lí
d. Tiêu chuẩn di truyền.
Câu 5. Nòi sinh thái là:
a. Nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác
định
b. Nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh


thái xác định
c. Nhóm quần thể sồng trên loài vật chủ xác định
d. Nhóm quần thể có mùa sinh sản xác định
Câu 6. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là:
a. Quần thể là đơn vị cơ bản trong cấu trúc loài
b. Thứ là đơn vị phân loại sinh vật dưới loài
c. Nòi là đơn vị sinh vật dưới loài
d. Tất cả đều sai
Câu 7. Đặc điểm của cách li địa lí là:
a. Những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển làm
cho các cá thể của các quần thể khác nhau thuộc cùng một
loài không thể giao phối với nhau, lâu dần có thể sẽ dẫn
đến sự cách li sinh sản.
b. Các quần thể khác nhau của cùng một loài có những
tập tính giao phối riêng nên giữa chúng có sự cách li sinh
sản.
c. Các cá thể thuộc cùng một loài có thể giao phối vào
những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao
phối với nhau.
d. Những cá thể của các quần thể khác nhau thuộc cùng
một loài nhưng sống trong các sinh cảnh khác nhau nên
không thể giao phối với nhau.
Câu 8. Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng?
a. Các cá thể thuộc các nòi khác nhau của cùng 1 loài luôn
luôn có những tính trạng đặc trưng cho loài giống nhau
b. Các loài khác nhau có kiểu gen khac nhau ,nhưng
mang những đặc điểm kiểu hình giống nhaudo sống
trong cùng 1 điều kiện
c. Các quần thể khác nhau bị cách li bởi những yếu tố
sinh thái trong một thời gian dài nhưng vẫn giữ được

những tương đồng về hình thái
d. Các cá thể khác nhau trong quần thể mặc dù khác nhau
về nhiều chi tiết nhưng vẫn mang những tính trạng đặc
trưng riêng cho từng loài
Câu 9. Loài mới được hình thành chủ yếu bằng:
a. Con đường địa lí và con đường sinh thái.
b. Con đường đa bội hoá và con đường địa lí.
c. Con đường sinh thái, con đường sinh học và đa bội hoá.
d. Con đường địa lí, con đường sinh thái, con đường lai
xa và đa bội hoá.
Câu 10. Trong quá trình hình thành loài mới, điều kiện
sinh thái có vai trò:
a. Thúc đẩy sự phân hoá quần thể.
b. Là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những
hướng khác nhau.
c. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương
ứng trên cơ thể sinh vật
d. Thúc đẩy sự phân li của quần thể gốc
Câu 11. Trong các nhân tố tiến hóa thì nhân tố góp phần
thúc đẩy nhanh sự phân ly tính trạng ở sinh vật là
a. Đột biến b. Giao phối
c. Cách ly d. Chọn lọc tự nhiên
Câu 12. Để phân biệt hai loài sáo đen mỏ trắng và sáo
nâu người ta thường dùng tiêu chuẩn:
a. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh
b. Tiêu chuẩn di truyền.
c. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
d. Tiêu chuẩn hình thái
Câu 13. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội
hóa ít gặp ở động vật vì:

a. Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp nhất là
nhóm có hệ thần kinh phát triển và sự đa bội hóa thường
gây ra những rối loạn về giới tính.
b. Sự đa bội hóa thường gây ra những rối loạn về giới
tính.
c. Sự đa bội hóa có thể đảm bảo cho con lai tạo giao tử và
sinh sản hữu tính bình thường.
d. Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp nhất là
nhóm có hệ thần kinh phát triển.
Câu 14. Nhóm quần thể ký sinh trên loài vật chủ xác định
hoặc trên những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ được
gọi là:
a. Nòi địa lí b. Nòi sinh thái
c. Nòi sinh học d. Nòi sinh sản
Câu 15. Theo quan niệm hiện đại, trong thiên nhiên loài
tồn tại dưới dạng
a. Một hệ thống quần thể b. Quần xã
c. Quần tụ d. Các nòi
Câu 16. Loài mới có thể được hình thành một cách nhanh
chóng mà không cần có sự cách li địa lí nhờ:
a. Hiện tượng tự đa bội b. Đột biến cấu trúc NST.
c. Lai xa. d. Đột biến gen.
Câu 17. Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt
hai loài vi khuẩn thân thuộc:
a. Tiêu chuẩn hình thái.
b. Tiêu chuẩn di truyền và tiêu chuẩn hình thái
c. Tiêu chuẩn di truyền.
d. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh
Câu 18. Phương thức hình thành loài mới xảy ra ở cả
động vật và thực vật là:

a. Bằng con đường địa lí
b. Bằng con đường sinh thái
c. Bằng con đường lai xa kết hợp gây đa bội hoá
d. Hai câu a và b đúng
Câu 19. Tiêu chuẩn loài nào dưới đây thường được dùng
để phân biệt đối với những loài khác xa nhau
a. Tiêu chuẩn hình thái
b. Tiêu chuẩn địa lý- sinh thái
c. Tiêu chuẩn sinh lý- hoá sinh
d. Tiêu chuẩn di truyền
Câu 20. Trong tiêu chuẩn hình thái, hai loài khác nhau sẽ
được phân biệt bởi
a. Là sự đứt quãng về một tính trạng nào đó
b. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định
c. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của nhiễm sắc thể
và cách phân bố của các gen trên đó
d. Mỗi loài cư trứ trên một khu phân bố phân riêng biệt
Câu 21. Trong tiêu chuẩn di truyền, hai loài khác nhau sẽ
được phân biệt bởi
a. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định
b. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó
c. Sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hoá của
các phân tử protein
d. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của các nhiễm sắc
thể và cách phân bố của các gen trên đó dẫn đến sự cách
li sinh sản
Câu 22. Con lai xa được đa bội hóa được gọi là:
a. Thể lệch bội kép. b. Thể song đơn bội kép
c. Thể đa bội cùng nguồn d. Thể song nhị bội.
Câu 23. Mỗi loài giao phối là một tổ chức tự nhiên, có

tính toàn vẹn là do:
a. Sự cách li sinh thái b. Sự cách li địa lí.
c. Sự cách li di truyền d. Sự cách li sinh sản
Câu 24. Đối với những loài giao phối, tiêu chuẩn được
xem là chủ yếu để phân biệt các loài thân thuộc là:
a. Tiêu chuẩn hình thái
b. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái
c. Tiêu chuẩn sinh lí, hoá sinh
d. Tiêu chuẩn di truy
Câu 25. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội
là phương thức thường gặp ở:
a. Động vật kí sinh.
b. Động vật ít di chuyển
c. Thực vật và động vật kí sinh
d. Thực vật.
Câu 26. Trong phương thức hình thành loài bằng con
đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp
gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
a. Sự cách li địa lí.
b. Sự thay đổi điều kiện địa lí
c. Quá trình giao phối
d. Quá trình đột biến.
Câu 27. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra
tương đối nhanh khi:
a. CLTN tích lũy nhiều biến dị
b. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý và sinh
thái diễn ra song song
c. Lai xa và đa bội hóa
d. Con đường địa lý, lai xa và đa bội hóa
Câu 28. Loài có thể được hình thành bằng:

a. Con đường địa lí
b. Con đường sinh thái
c. Con đường lai xa kết hợp gây đa bội hoá
d. Tất cả đều đúng
Câu 29. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con
đường địa lí là:
a. Thường xảy ra đối với động vật.
b. Thường xảy ra đối với động vật và diễn ra một cách
chập chạp, qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
c. Xảy ra một cách chậm chạp và qua nhiều dạng trung
gian chuyển tiếp
d. Diễn ra một cách nhanh chóng, qua các dạng trung gian
chuyển tiếp
Câu 30. Lai xa kèm theo đa bội hóa cũng góp phần hình
thành loài mới trong cùng khu vực địa lí vì:
a. Sự sai khác về nơi sống của con lai đã được đa bội hóa
với hai loài bố mẹ ban đầu.
b. Sự sai khác về cấu tạo cơ quan sinh sản của con lai đã
được đa bội hóa với hai loài bố mẹ ban đầu.
c. Sự sai khác về NST nhanh chóng dẫn đến sự cách li
sinh sản.
d. Sự sai khác về thời gian sinh sản giữa con lai đã được
đa bội hóa với hai loài bố mẹ ban đầu.
Câu 31. Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình
thành loài mới bằng con đường địa lí là:
a. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng
trên cơ thể sinh vật.
b. Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những
hướng khác nhau.
c. Tác nhân gây ra cách li địa lí.

d. Nhân tố chọn lọc những kiểu hình thích nghi với các
điều kiện địa lý khác nhau.
Câu 32. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra
tương đối nhanh trong trường hợp:
a. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau
b. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
c. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
d. Hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái diễn
ra độc lập
Câu 33. Phương thức hình thành loài bằng lai xa kết hợp
đa bội hoá thường gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây?
a. Thực vật
b. Động vật bậc cao
c. Thực vật và động vật
d. Động vật và vi sinh vật
HẾT

×