Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Văn hóa Đồng Đậu và vị trí của nó trong thời đại đồng thau ở lưu vực sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.73 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

BÙI HỮU TIẾN

VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU VÀ VỊ TRÍ
CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU
Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

BÙI HỮU TIẾN

VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU VÀ VỊ TRÍ
CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU
Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 62 22 60 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS.TS. Lâm Mỹ Dung
2. TS. Ngô Thế Phong

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục sơ đồ, bản vẽ, bản ảnh, bản dập
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Đối tượng, phạm vi, nguồn tư liệu và nội dung các vấn đề cần đi sâu
giải quyết trong luận án

3


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4

5. Kết quả, đóng góp của luận án

4

6. Bố cục luận án

5

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU

6

1.1. Giai đoạn từ 1962 - 1971

6

1.2. Giai đoạn từ 1972 đến nay

8

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ DI TÍCH
VĂN HOÁ ĐỒNG ĐẬU

16

2.1. Môi trường sinh thái


16

2.2. Sự phân bố và đặc điểm các di tích văn hóa Đồng Đậu

20

2.2.1. Không gian phân bố

20

2.2.2. Đặc điểm di tích văn hoá Đồng Đậu

21

2.2.2.1. Các loại hình di tích văn hoá Đồng Đậu

21

2.2.2.2. Đặc điểm các khu cư trú

22

2.2.2.3. Diện tích các khu cư trú

23


2.2.3. Cấu tạo di tích văn hoá Đồng Đậu


23

2.2.3.1. Cấu tạo địa tầng

23

2.2.3.2. Các dấu tích

25

2.2.3.4. Mộ táng

30

2.2.3.5. Vết tích động thực vật

31

Chương 3. CÁC DI VẬT VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU

34

3.1. Đồ đá

34

3.1.1. Loại hình

34


3.1.1.1. Công cụ sản xuất

34

3.1.1.2. Vũ khí

37

3.1.1.3. Đồ trang sức

38

3.1.1.4. Hiện vật khác bằng đá

42

3.1.2. Nguyên liệu

43

3.1.3. Kỹ thuật chế tác đá

44

3.2. Đồ đồng

45

3.2.1. Loại hình


45

3.2.1.1. Công cụ sản xuất

45

3.2.1.2. Vũ khí

47

3.2.1.3. Đồ trang sức

49

3.2.1.4. Hiện vật khác bằng đồng

49

3.2.2. Nguyên liệu

50

3.2.3. Kỹ thuật đúc đồng

51

3.3. Đồ xương, sừng

54


3.3.1. Loại hình

54

3.3.1.1. Công cụ sản xuất

54

3.3.1.2. Vũ khí

55

3.3.1.3. Đồ trang sức

56

3.3.1.4. Hiện vật xương, sừng khác

56

3.3.2. Nguyên liệu

57


3.3.3. Kỹ thuật chế tác
4.4. Đồ gốm

57
58


4.4.1. Loại hình

58

4.4.1.1. Công cụ sản xuất

58

4.4.1.2. Gốm gia dụng

59

4.4.1.3. Đồ trang sức

65

4.4.1.4. Tượng nghệ thuật

65

4.4.1.5. Những di vật khác

66

4.4.2. Chất liệu

67

4.4.2. Kỹ thuật làm gốm


68

Chương 4. CẤU TRÚC KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG CƯ DÂN
ĐỒNG ĐẬU

73

4.1. Cấu trúc kinh tế

73

4.1.1. Kinh tế sản xuất

73

4.1.1.1. Nông nghiệp

73

4.1.1.2. Thủ công nghiệp

77

4.1.1.3. Trao đổi, buôn bán

87

4.1.2. Kinh tế khai thác tự nhiên


88

4.2. Cấu trúc xã hội

89

4.1.1. Phân công lao động xã hội

89

4.2.2. Sự phân hóa xã hội

92

4.2.3. Mô hình tổ chức xã hội

96

4.3. Đời sống cư dân Đồng Đậu

100

4.3.1. Đời sống vật chất

100

4.3.2. Đời sống tinh thần

101


Chương 5. CHỦ NHÂN, NIÊN ĐẠI, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN HOÁ ĐỒNG ĐẬU TRONG THỜI
ĐẠI ĐỒNG THAU Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG

107

5.1. Chủ nhân

107


5.2. Niên đại văn hóa Đồng Đậu

109

5.1. Các giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu

110

5.1.1. Phân kỳ các giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu

110

5.1.2. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu

112

5.1.2.1. Giai đoạn 1 (Giai đoạn Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm)

112


5.1.2.2. Giai đoạn 2 (Giai đoạn Đồng Đậu điển hình)

115

5.1.2.3. Giai đoạn 3 (Giai đoạn Đồng Đậu muộn - Gò Mun sớm)

118

5.3. Mối quan hệ văn hóa

120

5.3.1. Mối quan hệ với văn hoá Phùng Nguyên

120

5.3.2. Mối quan với văn hoá Gò Mun

121

5.3.3. Mối quan hệ với nhóm di tích Gò Mả Đống - Gò Con Lợn

123

5.3.4. Mối quan hệ với văn hóa Hạ Long, nhóm di tích Tràng Kênh Đầu Rằm ở vùng duyên hải Đông Bắc

126

5.3.5. Mối quan hệ với cư dân vùng duyên hải Bắc Trung Bộ


130

5.3.6. Mối quan hệ với cư dân vùng Tây Bắc

134

5.3.7. Văn hóa Đồng Đậu trong bối cảnh khu vực Nam Trung Quốc
và Đông Nam Á

135

KẾT LUẬN

144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

171



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa Đồng Đậu là một mắt xích trong phổ hệ văn hóa Tiền Đông Sơn
(Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun) và Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng. Nghiên
cứu về phổ hệ văn hóa này đã có các công trình mang tính tổng hợp như “Văn hóa
Phùng Nguyên” của Hán Văn Khẩn, “Văn hóa Gò Mun” của Hà Văn Phùng, “Văn
hóa Đông Sơn tính thống nhất và đa dạng” của Phạm Minh Huyền, “Văn hóa Đông
Sơn ở Việt Nam” do Hà Văn Tấn làm chủ biên… Để nâng cao nhận thức và góp phần
nghiên cứu về thời kỳ văn minh sông Hồng nói riêng và lịch sử dân tộc thời dựng
nước nói chung cần có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, tổng hợp và
toàn diện về văn hóa Đồng Đậu. Luận án “Văn hóa Đồng Đậu và vị trí của nó trong
thời đại đồng thau ở lưu vực sông Hồng” bước đầu hướng tới mục đích đó.
Trong quá trình công tác tại Bảo tàng Nhân học và thực hiện luận án, tác giả
may mắn khi được tham gia điều tra, khảo sát, thám sát, khai quật, chỉnh lý tư liệu ở
nhiều địa điểm quan trọng của văn hóa Đồng Đậu như Thành Dền, Vườn Chuối, Gò
Mỏ Phượng, Gò Dền Rắn, Gò Cây Muỗm, Chùa Gio, Đồng Đậu… Tại một số địa
điểm, tác giả được tham gia khai quật nhiều lần, điển hình là Thành Dền, Vườn
Chuối. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tác giả thu thập tư liệu, phát triển các ý
tưởng nghiên cứu.
Trong khoảng 10 năm từ 2005 đến 2015, tác giả đã được chủ trì các đề tài
nghiên cứu khoa học về văn hóa Đồng Đậu, hoặc tham gia các đề tài, dự án, chương
trình nghiên cứu có liên quan. Năm 2009 và 2012, tác giả đã nhận được tài trợ kinh
phí của Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN để triển khai 2 đề tài nghiên cứu khoa
học về hoa văn đồ gốm và nghề luyện kim văn hóa Đồng Đậu. Điều này hết sức có
ý nghĩa với tác giả, bởi vì, nhờ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ các đề tài
này mà tác giả đã thực sự nhận thức sâu sắc hơn về một số nội dung quan trọng của
văn hóa Đồng Đậu. Bên cạnh đó, khi viết chuyên đề Luyện kim và chế tác đồ đồng
ở Thành Dền (năm 2014) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia
Hà Nội do PGS.TS Lâm Mỹ Dung làm chủ nhiệm cũng giúp tác giả củng cố, bổ

sung thêm về mặt tư liệu và nhận thức. Ngoài ra, khi tham gia Đề án Nghiên cứu
khảo cổ học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ 2005 - 2009, và đề tài
Điều tra, khảo sát lập bản đồ khảo cổ học ở Vĩnh Phúc (2012 - 2014), tác giả cũng


có điều kiện điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu ở nhiều địa điểm khảo cổ học Đồng
Đậu và Tiền Đông Sơn như Tiên Hội, Xuân Kiều, Đình Tràng, Bãi Mèn, Đồng
Vông (Hà Nội), Lũng Hòa, Đinh Xá, Đồng Đậu, Đồng Dền, Gò Chùa Biện Sơn
(Vĩnh Phúc). Nhờ đó, tác giả có được cái nhìn toàn diện hơn trong việc xác định
không gian phân bố của các di tích văn hóa Đồng Đậu.
Tại Bảo tàng Nhân học - nơi tác giả công tác đang lưu giữ, trưng bày một hệ
thống các sưu tập hiện vật khá phong phú với nhiều chất liệu, loại hình của một số
di tích văn hóa Đồng Đậu tiểu biểu như Thành Dền, Đình Tràng, Chùa Gio, Vườn
Chuối, Gò Dền Rắn, Gò Mỏ Phượng… Do đó, tác giả có điều kiện tiếp xúc một
cách thường xuyên, liên tục cũng như được nghiên cứu một cách trực tiếp, kỹ lưỡng
những tư liệu này trong nhiều năm bên cạnh việc nghiên cứu các sưu tập hiện vật ở
các bảo tàng khác (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Vĩnh Phúc, Bảo
tàng Đền Hùng, Bảo tàng Hà Nội).
Ngoài ra, qua các chuyến khảo sát thực tế tại một số di tích Tiền sử và thăm
quan bảo tàng ở Thái Lan, Campuchia và Lào, tác giả cũng đã thu thập thêm được
nhiều tư liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu về các mối quan hệ giữa Việt Nam và Đông
Nam Á trong thời đại Kim khí nói chung và giai đoạn văn hóa Đồng Đậu nói riêng.
Có thể nói, trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã có những điều kiện
rất thuận lợi để thu thập, bổ sung, cập nhật, hệ thống hóa nguồn tư liệu về văn hóa
Đồng Đậu cũng như từng bước triển khai thực hiện các ý tưởng nghiên cứu chuyên
sâu. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu về văn hóa Đồng Đậu của tác giả cũng gặp nhiều
khó khăn. Trong đó khó khăn lớn nhất là, tác giả chưa có điều kiện về thời gian và
kinh phí để trực tiếp thám sát, khai quật một số di tích văn hóa Đồng Đậu mới chỉ
được khảo sát, điều tra sơ bộ. Do đó, việc nhận thức về văn hóa Đồng Đậu của tác
giả cũng có những hạn chế nhất định. Trong luận án này, tác giả sẽ cố gắng trình

bày lại một cách chính xác và trung thực khối tư liệu cũng như những ý kiến, nhận
định của các nhà nghiên cứu trước bên cạnh việc đưa ra những nhận thức, quan
điểm, ý tưởng riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về
văn hóa Đồng Đậu nhằm cung cấp những tư liệu tổng hợp, cập nhật, đảm bảo tính
chính xác, khoa học, khách quan.


2.2. Phân tích, diễn giải hệ thống tư liệu nhằm nhận diện các nét đặc trưng cơ
bản; sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như đời sống vật chất và tinh thần của cư dân
văn hóa Đồng Đậu.
2.3. Làm rõ vấn đề nguồn gốc và quá trình phát triển của văn hóa Đồng Đậu.
2.4. Tìm hiểu các mối quan hệ của văn hóa Đồng Đậu trong không gian và
thời gian.
3. Đối tượng, phạm vi, nguồn tư liệu và các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các di tích, di vật thuộc văn hóa
Đồng Đậu. Thực tế, có nhiều địa điểm khảo cổ học thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận án mới chỉ được điều tra, khảo sát sơ bộ, hoặc đã được khai quật nhưng nguồn
tư liệu vẫn chưa được công bố đầy đủ, hoặc mới chỉ dừng lại ở báo cáo sơ bộ. Do
vậy, tác giả tập trung những nghiên cứu ở một số di tích tiêu biểu, điển hình nhất
cho các khu vực, các giai đoạn, có địa tầng rõ ràng như Đồng Đậu, Lũng Hòa (Vĩnh
Phúc), Thành Dền, Đình Tràng, Vườn Chuối, Gò Mỏ Phượng, Gò Dền Rắn, Chùa
Gio, Đồng Dền (Hà Nội), Đại Trạch (Bắc Ninh), Gò Diễn (Phú Thọ), Đông Lâm
(Bắc Giang)...
Bên cạnh việc khai thác nguồn tư liệu thu được từ các cuộc khai quật khảo
cổ học, tác giả còn liên hệ so sánh các di tích, di vật văn hóa Đồng Đậu trong mối
quan hệ lịch đại (văn hóa Phùng Nguyên, nhóm di tích Gò Mả Đống - Gò Con Lợn,
văn hóa Hạ Long, văn hóa Gò Mun...) và đồng đại (nhóm di tích Đồng Ngầm ở lưu

vực sông Mã; nhóm di tích Tràng Kênh - Đầu Rằm ở Quảng Ninh; các di tích ở
Đông Nam Á lục địa và Nam Trung Quốc...).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nghiên cứu của luận án: nghiên cứu các di tích, di vật của văn
hóa Đồng Đậu nhằm làm rõ những đặc trưng cơ bản; và nhận thức về vai trò, vị trí
của văn hóa Đồng Đậu trong thời đại Kim khí ở lưu vực sông Hồng.
- Về không gian, thời gian: luận án tập trung nghiên cứu các di tích văn hóa
Đồng Đậu đã được điều tra, khảo sát, khai quật ở lưu vực sông Hồng gồm các tỉnh:
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh và Bắc Giang trong khoảng thời gian từ
khoảng 3500 - 3000/2900 năm cách ngày nay.


3.3. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án
- Nguồn tư liệu sử dụng chủ yếu là báo cáo của các cuộc điều tra, khảo sát,
thám sát, khai quật khảo cổ học; các bài viết đăng trên tạp chỉ Khảo cổ học và Kỷ
yếu Những phát hiện mới về khảo cổ học xuất bản hàng năm; các sách chuyên khảo,
đề tài khoa học đã công bố và một số bài viết đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội
thảo khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án.
- Những kết quả chỉnh lý hiện vật, nghiên cứu của tác giả về văn hóa Đồng
Đậu từ 2005 đến nay.
3.4. Các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu
- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của văn hóa Đồng Đậu biểu hiện qua
những di tích, di vật.
- Những biến đổi trong cấu trúc kinh tế xã hội và đời sống cư dân cổ trong
giai đoạn văn hóa Đồng Đậu. Lý giải nguyên nhân/động lực tạo ra sự biến đổi.
- Xác định, đánh giá vai trò của những yếu tố văn hóa khác nhau tham gia
vào sự hình thành văn hóa Đồng Đậu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các cách tiếp cận: luận án sử dụng cách tiếp cận lịch sử văn hóa, vận
dụng các quy luật của duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để nhìn nhận, phân

tích, lý giải sự vận động và những chuyển biến của văn hóa, lịch sử trong thời kỳ
Đồng Đậu. Đặc biệt, luận án còn sử dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết mạng, lý
thuyết khan hiếm, lý thuyết trung tâm và ngoại vi, tiếp cận nghiên cứu biểu tượng
để nghiên cứu về cấu trúc kinh tế -xã hội, đời sống cư dân Đồng Đậu cũng như các
mối quan hệ văn hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng chính trong luận án là phương pháp
nghiên cứu liên ngành: kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khảo
cổ học (thống kê, khảo tả, đo vẽ, chụp ảnh, so sánh đồng đại, lịch đại….) với các
phương pháp của ngành khoa học tự nhiên (phân tích quang phổ, AMS, C14, phân
tích thành phần hóa học, phương pháp phân tích khoáng vật đá…).
5. Kết quả, đóng góp của luận án
5.1. Xây dựng một hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ và toàn diện phục vụ cho
việc nghiên cứu về văn hóa Đồng Đậu nói riêng và thời kỳ dựng nước nói chung.


5.2. Nêu được các nét đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của văn hóa Đồng Đậu.
5.3. Bước đầu phác dựng lại được bức tranh kinh tế, xã hội và đời sống vật
chất, tinh thần của cư dân Đồng Đậu trong bối cảnh thời đại kim khí ở lưu vực sông
Hồng. Trên cơ sở phân tích di tích, di vật nêu bật được vai trò then chốt của nghề
luyện kim trong sự chuyển biến cấu trúc kinh tế xã hội của thời kỳ này.
5.4. Làm rõ việc phân kỳ cũng như đặc điểm các giai đoạn phát triển của văn
hóa Đồng Đậu.
5.5. Phân tích, lý giải và làm sáng tỏ vấn đề nguồn gốc của văn hóa Đồng
Đậu cũng như các mối quan hệ đồng đại, lịch đại của văn hóa này. Từ đó, góp phần
làm rõ thêm về vấn đề nguồn gốc của phổ hệ văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (7 trang), nội dung chính của luận án
(147 trang) được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu văn hóa Đồng Đậu (10 trang)
Chương 2: Đặc điểm môi trường sinh thái và di tích văn hóa Đồng Đậu (18 trang)

Chương 3: Các di vật văn hóa Đồng Đậu (39 trang)
Chương 4: Cấu trúc kinh tế xã hội và đời sống cư dân Đồng Đậu (34 trang)
Chương 5: Chủ nhân, niên đại, các giai đoạn phát triển và vị trí của văn hóa
Đồng Đậu trong thời đại đồng thau ở lưu vực sông Hồng (37 trang)
Ngoài ra, trong luận án còn có các mục: danh mục công trình của tác giả luận
án, tài liệu tham khảo và phụ lục minh họa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1.

Nguyễn Quang Anh (2012), Nghiên cứu địa mạo phục vụ xác định các điểm
định cư của người Việt cổ khu vực huyện Mê Linh, Đông Anh, thành phố Hà
Nội, Luận văn Thạc Sỹ, Tư liệu Khoa Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN.

2.

Trần Văn Bảo, Nguyễn Lân Cường, Vũ Thế Long (1970), “Động vật và
thực vật ở Đồng Đậu”, Khảo cổ học (7 - 8), tr.113 - 114.

3.

Nguyễn Chí Biền (2011), “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Di sản văn hóa (1), tr.44 - 45.

4.


Trần Lâm Bền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa
Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

5.

Nguyễn Chiều, Nguyễn Xuân Mạnh, Bùi Hữu Tiến (2008), Báo cáo khai
quật địa điểm Thành Dền lần thứ 5, tư liệu Bảo tàng Nhân học.

6.

Nguyễn Chiều, Lưu Văn Phú, Thân Văn Tiệp, Phan Văn Tiến (2012), “Khai
quật di chỉ Chùa Gio (Hà Nội) lần thứ ba”, Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 2011, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 141 - 143.

7.

Hoàng Xuân Chinh (1964), Thám sát địa điểm khảo cổ học Việt Hùng (Gò
Con Lợn), tư liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội.

8.

Hoàng Xuân Chinh (1968), Báo cáo khai quật đợt I di chỉ khảo cổ học Lũng
Hoà, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9.

Hoàng Xuân Chinh, Phạm Lý Hương (1970), Báo cáo khai quật đợt 3 di chỉ
Đồng Đậu, tư liệu Viện Khảo cổ học.

10.


Hoàng Xuân Chinh (2000), Vĩnh Phúc thời tiền sử, sơ sử, Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao Vĩnh Phúc.

11.

Hoàng Xuân Chinh (2003), “Tầm vóc Đồng Đậu - Gò Đậu di tích Đồng Đậu
- văn hóa Đồng Đậu”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện
và nghiên cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.242 - 248.

12.

Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Thành Trai, Võ Quý, Phạm Lý Hương (2005), “Báo
cáo khai quật di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) năm 1969 - 1970”, Khảo cổ học
vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.213 - 234.


13.

Hoàng Xuân Chinh, Bùi Hữu Tiến (2010), Đồng Đậu di tích tiêu biểu thời
Tiền sơ sử, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

14.

Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Chiều (2014), “Khai quật lần thứ 7 di tích
Đồng Đậu”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr. 178 - 180.

15.

Colin Renfrew, Paul Bahn (2007), Khảo cổ học Lý thuyết, phương pháp và

thực hành, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

16.

Tăng Chung (2004), “Về bàn đạp vỏ cây bằng đá thời tiền sử ở Đông Nam Á”,
trong Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam, T.I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.484 - 491.

17.

Trình Năng Chung (2009), Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt
Nam và Nam Trung Quốc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18.

Trình Năng Chung (2013), “Dấu ấn văn hóa Đông Sơn trên đất Quảng Tây,
Trung Quốc qua tư liệu khảo cổ học”, Khảo cổ học (3), tr.30 - 39.

19.

Trình Năng Chung (2015), “Văn hóa Đông Sơn trong bối cảnh văn hóa Tiền
- Sơ sử khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á”, Kỷ yếu hội thảo quốc
tế Khảo cổ học Việt Nam - Lào - Campuchia trong tiểu vùng Mê Kông, Tam
Đảo, 2015, tr.197 - 210.

20.

Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Kim Thuỷ (2003), “Di cốt người ở Đồng Đậu
(Vĩnh Phúc)”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và
nghiên cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.88 - 96.


21.

Nguyễn Lân Cường (2004), Tục nhổ răng ở người cổ của Việt Nam, Những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 2003, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.45 - 47.

22.

Nguyễn Lân Cường (2008), Các nhóm loại hình nhân chủng ở Việt Nam và vấn
đề nguồn gốc người Việt. Đề tài khoa học cấp Bộ, tư liệu Viện Khảo cổ học.

23.

Nguyễn Lân Cường (2011), “Về di cốt người ở Đình Tràng”, Những phát hiện
mới về khảo cổ học năm 2010, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.136 - 139.

24.

Lê Xuân Diệm (1965), Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu lần
thứ nhất, tư liệu Viện Khảo cổ học.

25.

Lê Xuân Diệm (1970), “Văn hóa Đồng Đậu - một bước phát triển văn hóa
thời kỳ Hùng Vương”, Khảo cổ học (7 - 8), tr.154 - 166.

26.

Lê Xuân Diệm, Nguyễn Duy Tỳ (1974), “Các giai đoạn phát triển văn hóa
thời kỳ Hùng Vương”, Hùng Vương dựng nước, T.IV, NXB Khoa học Xã



hội, Hà Nội, tr.33 - 46.
27.

Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh (1983), Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

28.

Nguyễn Thị Thanh Dịu (2012), “Báo cáo khai quật lần thứ V di tích Vườn Chuối
(Hoài Đức, Hà Nội), Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường
ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.

29.

Nguyễn Kim Dung (1983), Báo cáo khai quật Bãi Tự, tư liệu Viện Khảo cổ học.

30.

Nguyễn Kim Dung (1996), Công xưởng và kỹ thuật chế tác đồ trang sức
bằng đá thời đại đồng thau ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

31.

Nguyễn Kim Dung chủ nhiệm (1999), Nghiên cứu các trung tâm sản xuất thủ
công Tiền sơ sử Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ, tư liệu Viện Khảo cổ học.

32.


Nguyễn Kim Dung (2003), “Hội nhập yếu tố biển trong văn hóa Đồng
Đậu”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên cứu
(1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.286 - 293.

33.

Nguyễn Kim Dung (2005a), “Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Tràng Kênh
(Hải Phòng) năm 1986”, Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.235 - 248

34.

Nguyễn Kim Dung (2005b), “Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Tràng Kênh
(Hải Phòng) năm 1996”, Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.249 - 273.

35.

Lâm Thị Mỹ Dung (2004), Thời đại đồ đồng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

36.

Lâm Mỹ Dung và Đoàn khai quật (2006), “Kết quả khai quật địa điểm
Thành Dền lần thứ 4”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2005,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.158 -162.

37.

Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Thơ Đình, Nguyễn Anh Thư, Hoàng Thúy Quỳnh

(2009), “Kết quả khai quật Đồi Đồng Dâu”, Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 2008, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.146 - 150.

38.

Lâm Mỹ Dung, Bùi Hữu Tiến (2010), “Tư liệu Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) liên
quan đến trồng lúa nước ở châu thổ Bắc Bộ thời văn minh sông Hồng”, Kỷ yếu hội
thảo quốc tế Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.114 - 123.

39.

Lâm Mỹ Dung (2011), “Tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học mộ táng


trong nghiên cứu trường hợp Miền Trung Việt Nam thời kỳ Sơ sử”, Di sản Lịch
sử và những hướng tiếp cận mới, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.29 - 88.
40.

Lâm Mỹ Dung, Bùi Hữu Tiến, Nguyễn Thắng (2012), “Khai quật Gò Mỏ
Phượng, Gò Dền Rắn (Hà Nội) năm 2011”, Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 2011, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.135 - 136.

41.

Lâm Mỹ Dung, Hoàng Văn Diệp và nnk (2012), “Kết quả khai quật Vườn
Chuối (Hà Nội) lần thứ tư (năm 2011)”, Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 2011, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.137 - 138.

42.


Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Văn Thủy, Phạm Thị Thanh
(2014), “Khai quật di chỉ Vườn Chuối (Hà Nội) lần thứ VI (năm 2012)”,
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr.146 - 148.

43.

Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Văn Thủy (2014), “Phát hiện dấu tích
thực vật trong cuộc khai quật di tích Vườn Chuối lần thứ VI (tháng 12/2012)”, Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 148 - 150.

44.

Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Bích Hường, Bùi Hữu Tiến (2014), “Diện mạo di tích
Thành Dền qua những nghiên cứu khảo cổ học,” Khảo cổ học (3), tr.79 - 100.

45.

Lâm Mỹ Dung chủ nhiệm (2014), Luyện kim đồng, chế tác đồ đồng và nông
nghiệp trồng lúa ở châu thổ Sông Hồng qua nghiên cứu di tích Khảo cổ học
Thành Dền (Mê Linh - Hà Nội). Đề tài NCKH cấp ĐHQG, mã số
GQTĐ.12.14, tư liệu Bảo tàng Nhân học.

46.

Trịnh Dương, Nguyễn Việt (2003), “Gốm kiểu Đồng Đậu ở vùng sông Mã sông Chu”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên
cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.264 - 270.

47.


Vũ Cao Đàm (2015), Lý thuyết hệ thống, Bản thảo sách, tư liệu Viện Chính
sách và Quản lý, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.

48.

Trần Đạt, Đinh Văn Thuận (1985), “Kết quả phân tích bào tử phấn hoa di
chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phúc)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm
1984, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 91 - 93.

49.

Phạm Hổ Đấu (1999), Văn hóa Hoa Lộc, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

50.

Nguyễn Thơ Đình (2013), Kỹ thuật chế tác vòng đá tại Tả Vải I, Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.135 - 136.


51.

Nguyễn Thơ Đình (2014), “Khuôn đúc mũi tên phát hiện tại di tích Tả Vải I
(Than Uyên, Lai Châu)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.210 - 211

52.

Nguyễn Gia Đối (2014), “Văn hóa Phùng Nguyên trong bối cảnh hậu kỳ Đá

mới - sơ kỳ Kim khí ở miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc”, Khảo cổ
học (3), tr.3 - 29.

53.

Nguyễn Thị Đông (2012), “Nghề đúc đồng cổ truyền Trà Đông (Thiệu
Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa)”, Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống
Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, tr.267 - 259.

54.

Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc, biểu tượng và
ngôn ngữ Đông Sơn, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Hội Dân tộc học Việt
Nam, Hà Nội.

55.

Tạ Đức (2013), Nguồn gốc người Việt, người Mường, NXB Tri thức, Hà Nội.

56.

Nguyễn Thị Thao Giang (2014), Di tích khảo cổ học Đình Tràng, xã Dục Tú,
huyện Đông Anh - Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường
ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội.

57.

Trần Thị Thuý Hà (2004), Báo cáo khai quật di chỉ Bàu Cồn Rú (Thạch
Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh), Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử,
Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.


58.

Nguyễn Thị Hảo (2005), Báo cáo khai quật di chỉ Thạch Lạc, Khóa luận tốt
nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.

59.

Đinh Hồng Hải (2010), “Nghiên cứu văn hóa bằng phương pháp luận nhân học
biểu tượng”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Nghiên cứu và đào tạo nhân học ở Việt Nam:
trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, Hà Nội, tr.229 - 246.

60.

Nguyễn Giang Hải (2012), “Nghề luyện kim cổ ở miền Đông Nam bộ”,
Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội, tr.360 - 392.

61.

Nguyễn Xuân Hiển (1980), “Những dấu vết gạo cháy ở Việt Nam”, Khảo
cổ học, số 3, tr.28 - 34.

62.

Trịnh Hoàng Hiệp (2010), Di tích khảo cổ học Mán Bạc (Ninh Bình), Luận
án Tiến sĩ, tư liệu Viện Khảo cổ học.

63.


Trịnh Hoàng Hiệp, Trương Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Hảo (2010), “Thăm dò,
khai quật di tích Đầu Rằm (Quảng Ninh) lần thứ ba năm 2009”, Khảo cổ


học (6), tr.19 - 33.
64.

Trịnh Hoàng Hiệp (2014), “Nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên qua tư liệu
mộ táng”, Khảo cổ học (3), tr.41 - 57.

65.

Diệp Đình Hoa (2002), “Cá tính giai đoạn Đồng Đậu trong nền văn minh
Đông Sơn”, Khảo cổ học (1), tr.40 - 48.

66.

Phạm Như Hồ, Lê Xuân Diệm (1968), Báo cáo khai quật Đông Lâm (Hiệp
Hoà, Bắc Giang), tư liệu Viện Khảo cổ học.

67.

Ngô Sỹ Hồng (1985), “Góp bàn về chức năng của chạc gốm”, Khảo cổ học
(1), tr.21 - 27.

68.

Ngô Sỹ Hồng (1987), “Trở lại Đồng Đậu và nhận thức về Đồng Đậu”, Khảo
cổ học (2), tr.22 - 35.


69.

Nguyễn Xuân Hiển (1980), “Những dấu vết gạo cháy ở Vịêt Nam”, Khảo
cổ học, số 3, tr.28 - 34.

70.

Phạm Minh Huyền (1976), “Di chỉ Kim Ngọc (Hà Tây)”, Khảo cổ học (17), tr. 73 - 74.

71.

Phạm Minh Huyền, Lại Văn Tới, Nguyễn Văn Hùng (1999), “Khai quật di
chỉ Bãi Mèn tháng 12 - 1997”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm
1998, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.201 - 203.

72.

Phạm Minh Huyền (1999), “Nhận diện văn hóa Đồng Đậu ở di chỉ Đại
Trạch”, Khảo cổ học (4), tr.19 - 40.

73.

Phạm Minh Huyền (2002), “Tìm hiểu đặc trưng đồ đồng thau văn hóa Đồng
Đậu qua di chỉ Đại Trạch”, Khảo cổ học (1), tr.90 - 99.

74.

Phạm Minh Huyền, Nisimura Nasarari (2004), Khai quật Đại Trạch, tư liệu
Viện khảo cổ học.


75.

Phạm Lý Hương (1972), Báo cáo khai quật gò Mả Đống, (Xã Đường Lâm Huyện Ba Vì - Hà Nội), tư liệu Viện Khảo cổ học.

76.

Phạm Lý Hương (1972), “Về đồ gốm ở di chỉ Đồng Đậu”, Hùng Vương
dựng nước T.II, tr.49 - 52.

77.

Phạm Thị Lý Hương, Hà Văn Tấn (1974), “Nghề gốm, một nghề thủ công thời
Hùng Vương”, Hùng Vương dựng nước T.IV, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

78.

Phạm Lý Hương (1989), “Di chỉ Từ Sơn: tư liệu và nhận thức”, Khảo cổ
học (4), tr. 39 - 55.

79.

Phạm Lý Hương (1991), “Gốm Mả Đống và những quan hệ của nó”, Khảo


cổ học (3), tr.29 - 37.
80.

Phạm Lý Hương (1994), “Về kỹ thuật nung gốm tiền sử và sơ sử ở Việt
Nam”, Khảo cổ học (2), tr.32 - 36.


81.

Phạm Lý Hương (2002), “Nghiên cứu gốm Đồng Đậu bằng các phương
pháp khoa học tự nhiên”, Khảo cổ học (1), tr.49 - 59.

82.

Phạm Lý Hương (2003), “Nghiên cứu chất liệu đất gốm di chỉ Đồng Đậu”,
Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên cứu (1962 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.181 - 187.

83.

Phạm Lý Hương, Lê Hải Đăng (2006), “Nghề làm gốm bằng tay của người Ba na
ở Kom Tum vài so sánh dân tộc - khảo cổ học”, Khảo cổ học (4), tr.77 - 86.

84.

Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Văn Hải (1999), “Kết quả phân tích bào tử
phấn hoa di chỉ Thành Dền (Vĩnh Phúc)”, Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 1998, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.312 - 314.

85.

Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Văn Hải (2000), “Kết quả phân tích bào tử
phấn hoa di chỉ Đình Tràng (Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội)”, Những phát hiện
mới về khảo cổ học năm 1999, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.194 - 197.

86.

Nguyễn Thị Mai Hương (2002), “Thảm thực vật di chỉ Đồng Đậu qua phân

tích bào tử phấn hoa”, Khảo cổ học (1), tr.60 - 67.

87.

Nguyễn Thị Mai Hương, Đinh Văn Thuận (2003), “Kết quả phân tích bào tử phấn
hoa di chỉ Đại Trạch (Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh)”, Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 2002, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.360 - 361.

88.

Nguyễn Thị Mai Hương (2003), “Thực vật trong đời sống của cư dân cổ ở
di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phúc)”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm
phát hiện và nghiên cứu (1962 -2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.116 - 125.

89.

Nguyễn Thị Bích Hường, Lâm Mỹ Dung và nnk (2014), “Thám sát di chỉ
khảo cổ học Thành Dền tháng 5 năm 2013”, Những phát hiện mới về khảo
cổ học năm 2013, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.150 - 152.

90.

Nguyễn Hữu Hưng (1984), Những di vật đá và đồng ở Thành Dền qua lần
khai quật thứ 2, Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường
ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội.

91.

Hán Văn Khẩn (1974), “Gò Diễn (Vĩnh Phúc)”, Khảo cổ học, số 16, tr.79 - 80.


92.

Hán Văn Khẩn (1976), “Thử phân chia giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên


qua tài liệu gốm”, Khảo cổ học (19), tr.5 -22
93.

Hán Văn Khẩn (1979), “Thêm một vài nhận xét nhỏ về loại hình và hoa văn
gốm tiền sử và sơ sử ở miền Bắc Việt Nam”, Khảo cổ học (2), tr.64 - 72.

94.

Hán Văn Khẩn (1983), “Xung quanh vấn đề ý nghĩa hoa văn gốm cổ”, Khảo
cổ học (2), tr.29 - 36.

95.

Hán Văn Khẩn, Nguyễn Xuân Mạnh (1990), “Phát hiện một số di vật khảo
cổ ở Gò Chùa Biện Sơn (Vĩnh Phú)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học
năm 1987, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.59 - 60.

96.

Hán Văn Khẩn, Nguyễn Xuân Mạnh (1991), “Vài nhận xét bước đầu về
diễn biến đồ gốm di chỉ Đồng Đậu (qua tài liệu khai quật lần thứ 5)”, Khảo
cổ học (4), tr.9 - 18.

97.


Hán Văn Khẩn (1994), “Vài nhận xét bước đầu về kỹ thuật chế tạo gốm thời
đại kim khí ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam”, Khảo cổ học,
(2), tr.37 - 47.

98.

Hán Văn Khẩn (2003), “Di tích Thành Dền với vấn đề nghiên cứu văn hóa
Đồng Đậu”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và
nghiên cứu (1962 - 2002, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.209 - 225.

99.

Hán Văn Khẩn (2004), “Đồ gốm hệ thống Phùng Nguyên - Đông Sơn ở
châu thổ sông Hồng”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr.392 - 428.

100. Hán Văn Khẩn (2005), Văn hóa Phùng Nguyên, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
101. Hán Văn Khẩn chủ biên (2008), Cơ sở Khảo cổ học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Hà Nội.
102. Hán Văn Khẩn (2009), Xóm Rền một di tích khảo cổ học đặc biệt quan trọng
thuộc thời đại đồ đồng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
103. Hoàng Văn Khoán (1999), Bí ẩn của lòng đất, Trung tâm Unesco Thông tin tư
liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội.
104. Hoàng Văn Khoán chủ biên (2002), Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh sông
Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin.
105. Hoàng Văn Khoán (2003), “Nghề đan của người Đồng Đậu (qua các dấu vết
đan in trên đồ gốm)”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện
và nghiên cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.172 - 180.



106. Phan Trọng Kiểm (1978), “Đào thám sát di chỉ Mã Lao (Vĩnh Phú)”, Những Phát
hiện mới về Khảo cổ học năm 1978, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.216 - 217.
107. Phan Trọng Kiểm (1979), Báo cáo khai quật Đồi Đà (Hà Nội), Tư liệu Viện
Khảo cổ học, HS 283.
108. Phan Trọng Kiểm (1981),“Phát hiện khảo cổ học quanh Trôi Nhổn (Hà
Nội)”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1980, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr.78 - 79.
109. Phạm Văn Kỉnh và cộng sự (1977), Văn hóa Hoa Lộc, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
110. Nguyễn Tuấn Lâm (1985), Nghề đúc đồng trong giai đoạn Đồng Đậu qua
các vết tích ở di chỉ Thành Dền, Khóa luận tốt nghịêp, tư liệu Khoa Lịch sử,
Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
111. Nguyễn Xuân Lân (2000), Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo), Sở VHTT - TT Vĩnh Phúc.
112. Bùi Văn Liêm (2003), “Mộ táng Đồng Đậu, ở Gò Đậu thuộc và gần Đồng
Đậu”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên cứu
(1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.103 - 115.
113. Bùi Văn Liêm (2013), Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb Từ Điển Bách
Khoa, Hà Nội.
114. Vũ Thế Long (1985), “Sơ bộ nghiên cứu xương, răng động vật và di cốt
người trong đợt khai quật Đồng Đậu năm 1984”, Những phát hiện mới về
Khảo cổ học năm 1984, NXB KHXH, Hà Nội, tr.84 - 89.
115. Vũ Thế Long (2011), “Giám định xương răng người và động vật trong di chỉ
Gò Vườn Chuối khai quật năm 2009”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học
năm 2010, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.157.
116. Hoàng Lương (2011), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam, NXB
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
117. Phạm Đức Mạnh (2005), Trống đồng Đông Sơn, kiểu Đông Sơn ở miền Nam
Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.

118. Đinh Văn Mạnh (2010), “Đồ gốm ở di chỉ Thành Dền qua lần khai quật thứ VI”,
Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV,
ĐHQGHN.
119. Nguyễn Xuân Mạnh (1985), “Ngôi mộ ở Thành Dền (Hà Nội)”, Những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 1984, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.85 - 96.


120. Nguyễn Xuân Mạnh (1990), “Kim tướng học với việc nghiên cứu nghề luyện
kim và gia công kim loại thời đại Đồng”, Khảo cổ học (4), tr.59 - 65.
121. Nguyễn Xuân Mạnh (2000), “Nghề luyện kim đồng ở Việt Nam thời cổ”,
Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 - 2000), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr.117 - 122.
122. Nguyễn Xuân Mạnh (2003), “Các di tích văn hóa Đồng Đậu mối liên hệ sớm
muộn và địa bàn cư trú”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện
và nghiên cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.271 - 285.
123. Nguyễn Xuân Mạnh, Bùi Hữu Tiến (2011), “Vết tích luyện kim ở Thành
Dền (Hà Nội) qua lần khai quật lần thứ bảy (2010)”, Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 2010, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.145 - 147.
124. Nguyễn Hữu Mạo và nnk (2014), “Kết quả khai quật di chỉ Đại Trạch, xã
Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Những phát hiện mới về khảo
cổ học năm 2013, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.140 - 141.
125. Nguyễn Quang Miên (2003), “Xác định khung niên đại tuyệt đối giai đoạn
văn hóa khảo cổ học Đồng Đậu qua kết quả do tuổi C14”, Kỷ yếu hội thảo
Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên cứu (1962 - 2002), NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.294 - 301.
126. Lê Thị Minh (2010), Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học Thành Dền lần thứ VI,
Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
127. Văn Món (2001), Nghề gốm cổ truyền của người Chăm ở Bàu Trúc, Ninh Thuận,
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
128. Nguyễn Kỳ Nam (2010), Báo cáo khai quật di chỉ Vườn Chuối lần thứ 3, Khóa luận

tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
129. Bùi Thuý Nga (1991), Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu lần V, Khóa
luận tốt nghiệp, tư liệu khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
130. Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo (1998), Hạ Long thời tiền sử, Nxb Thế giới, Hà Nội.
131. Hà Hữu Nga (2004), “Văn hóa Hạ Long và quá trình hình thành nhà nước
Việt cổ: tiếp cận khảo cổ học nhận thức”, Đề tài khoa học Nghiên cứu văn
hóa Hạ Long, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy, TP.Hạ Long,
Quảng Ninh.
132. Hà Hữu Nga (2005), Tiền sử Việt Nam T.VII, Bản thảo sách.
133. Hà Hữu Nga (2008), “Lý thuyết khan hiếm trong phát triển vùng kinh tế.


Chuyên đề trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác
định các ưu tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế”, Viện Phát triển
Bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
134. Lê Nhiễu (1974), “Gò Nội Gan (Vĩnh Phúc)”, Khảo cổ học (3), tr.84.
135. Phạm Hồng Phi, Nguyễn Khắc Tụng, Hoàng Xuân Chinh (1973), “Phân tích
mẫu hiện vật khảo cổ ở Đồng Đậu bằng phương pháp quang phổ”, Hùng
vương dựng nước, T.III, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.223 - 227.
136. Phạm Thị Ninh (2000), Văn hóa Bàu Tró, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
137. Ngô Thế Phong, Nguyễn Mạnh Thắng (2002), “Kết quả khai quật di chỉ
khảo cổ học Đồng Đậu lần thứ 6 (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)”, Thông báo khoa
học, Hà Nội, tr.18 - 58.
138. Lưu Văn Phú (2011), Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học Chùa Gio lần
thứ ba, Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Bảo tàng Nhân học.
139. Hà Văn Phùng (1972), Báo cáo thám sát Đồng Đậu con, tư liệu Viện Khảo cổ
học, Hồ sơ 117.
140. Hà Văn Phùng (1974), Báo cáo thám sát Nội Gan, tư liệu Viện Khảo cổ học, Hồ
sơ 144.
141. Hà Văn Phùng (1977), “Thử xếp loại chạc gốm di vật độc đáo của người

Việt cổ”, Khảo cổ học (3), tr.40 - 45.
142. Hà Văn Phùng, Ngô Sĩ Hồng (1979), Báo cáo khai quật Đoan Thượng, tư
liệu Viện Khảo cổ học, HS 204.
143. Hà Văn Phùng (1980), “Các bước phát triển văn hóa Đồng Đậu”, Khảo cổ
học (2), tr.31 - 47.
144. Hà Văn Phùng (1981), “Về vấn đề luyện kim và chế tác kim loại thời dựng
nước đầu tiên”, Khảo cổ học (3), tr.44 - 55.
145. Hà Văn Phùng (1982), “Nghề xe sợi và dệt vải thời dựng nước đầu tiên”,
Khảo cổ học (2), tr.14 - 24.
146. Hà Văn Phùng (1983), “Văn hóa Hạ Long trong hệ thống Phùng Nguyên Đông Sơn”, Khảo cổ (1), tr.36 - 46.
147. Hà Văn Phùng (1994), “Tìm hiểu nghề xe sợi và dệt vải trong thời đại kim
khí ở Việt Nam”, Khảo cổ học (2), tr.48 - 58.
148. Hà Văn Phùng, Ngô Thị Lan (1996), Báo cáo khai quật di chỉ Thành Dền
(Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc), tư liệu Viện khảo cổ học, Hồ sơ 411.


149. Hà Văn Phùng (1996), Văn hóa Gò Mun, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
150. Hà Văn Phùng (1998), “Khai quật di chỉ Thành Dền lần thứ III”, Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.138 - 141.
151. Hà Văn Phùng (1998), “Di chỉ Thành Dền: Tư liệu và nhận thức”, Khảo cổ
học (1), tr.12 - 40.
152. Hà Văn Phùng (2001), “Di chỉ Mán Bạc - Tư liệu và nhận thức”, Khảo cổ
học (1), tr.17 - 46.
153. Hà Văn Phùng (2002), “Di chỉ Đồng Đậu văn hóa Đồng Đậu thành tựu và
vấn đề”, Khảo cổ học (4), tr.12 - 19.
154. Hà Văn Phùng (2005), “Mối quan hệ của văn hóa Hạ Long trong không gian
và thời gian”, Khảo cổ học (3), tr.47 - 50.
155. Bùi Thị Thu Phương (2005), Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ
Xóm Rền, Luận văn Thạc sĩ, tư liệu Bảo tàng Nhân học.

156. Bùi Thị Thu Phương (2014), “Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên trong hệ
thống gốm tiền sử ở miền Bắc Việt Nam”, Khảo cổ học (3), tr.30 - 39.
157. Hoàng Thuý Quỳnh (2004), Báo cáo khai quật di tích Thành Dền lần thứ 4,
Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV,
ĐHQGHN.
158. Trịnh Sinh (1979), “Vài nét về giao lưu văn hóa thời đại Kim khí trong bối
cảnh lịch sử Đông Nam Á”, Khảo cổ học (3), tr.49 - 63.
159. Trịnh Sinh (1990), “Phân tích quang phổ hiện vật đồng ở văn hóa Đồng Đậu
và Gò Mun”, Khảo cổ học (4), tr.49 - 59.
160. Trịnh Sinh (1992), “Những tác động kinh tế xã hội của nghề luyện kim”,
Khảo cổ học (4), tr.19 - 26.
161. Trịnh Sinh (2003), “Đồng Đậu một bước nhảy vọt của nghề đúc đồng”, Kỷ
yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên cứu (1962 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.162 - 171.
162. Trịnh Sinh (2006), “Di chỉ Đông Lâm (Bắc Giang)”, Khảo cổ học (2), tr. 20 - 43.
163. Trịnh Sinh (2008), Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam.
Đề tài Khoa học cấp Bộ, tư liệu Viện Khảo cổ học.
164. Nguyễn Khắc Sử chủ biên (2005), Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam,


NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
165. Nguyễn Khắc Sử (2009), Di chỉ Tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
166. Chử Văn Tần (1972), “Những giai đoạn chuyển tiếp của các nền văn hóa khảo cổ
học”, Hùng vương dựng nước T.II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.37 - 41.
167. Chử Văn Tần, Ngô Sỹ Hồng (1985), “Khai quật Đồng Đậu lần thứ tư”, Những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 1984, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.82 - 84.
168. Chử Văn Tần, Ngô Sỹ Hồng, Trần Quý Thịnh (1985), Báo cáo khai quật lần
thứ tư di chỉ Đồng Đậu 1984, tư liệu Viện Khảo cổ học, Hồ sơ 322.
169. Chử Văn Tần (1998), “Vấn đề nông nghiệp sớm ở Việt Nam và Đông Nam
Á”, Khảo cổ học (3), 1998, tr.29 - 41.

170. Chử Văn Tần (2001), “Từ cuộc khai quật Đồng Đậu - Nhìn lại văn hóa
Đồng Đậu”, Khảo cổ học (1), tr.23 - 40.
171. Chử Văn Tần (2003a), “Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu bước tạo nền cơ bản
của văn minh Việt cổ”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát
hiện và nghiên cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.58 - 74.
172. Chử Văn Tần (2003b), Văn hóa Đông Sơn, văn minh Việt cổ, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
173. Hà Văn Tấn (1969), “Người Phùng Nguyên và đối xứng”, Khảo cổ học (3 4), tr.16 - 27.
174. Hà Văn Tấn (1970), “Nghiên cứu thời đại các vua Hùng: hiện trạng và triển
vọng”, Quản lý văn vật (19), tr.20 - 28.
175. Hà Văn Tấn, Hoàng Văn Khoán (1971), “Luyện kim và chế tác luyện kim
thời Hùng Vương”, Khảo cổ học (9 - 10), tr.75 - 80.
176. Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn và Hà Văn Phùng (1973), “Thực nghiệm tạo
hoa văn trên đồ gốm cổ”, Hùng Vương dựng nước T.III, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr.200 - 203.
177. Hà Văn Tấn (1974), “Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai”, Khảo cổ
học (15), tr.19 - 32.
178. Hà Văn Tấn (1982), “Bản Chiềng, Bản Na Di và lưu vực sông Hồng”,
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1982, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr.95.
179. Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn, Nguyễn Chiều (1985), “Khai quật Thành Dền


(Hà Nội)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1983, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr.76 - 78.
180. Hà Văn Tấn, Nguyễn Xuân Mạnh, Bùi Văn Lợi (1985), “Khai quật lần thứ
II di chỉ Thành Dền (Hà Nội)”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm
1984, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.93 - 95.
181. Hà Văn Tấn (1985), “Về 9 niên đại ở Thành Dền (Hà Nội)”, Những phát hiện
mới về khảo cổ học năm 1984, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.96 - 98.

182. Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Anh Tuấn
(1990), “Khai quật lần thứ 5 di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phú)”, Những phát hiện
mới về khảo cổ học năm 1987, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.60 - 63.
183. Hà Văn Tấn (1997), Theo dấu các nền văn hóa cổ, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
184. Hà Văn Tấn chủ biên (1999), Khảo cổ học Việt Nam, Thời đại Kim khí ở
Việt Nam. T.II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
185. Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
186. Cao Trí Thành (2002), Báo cáo khai quật di chỉ Khảo cổ học Vườn Chuối
lần 2, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
187. Nguyễn Thắng (2011), Báo cáo khai quật di chỉ Gò Mỏ Phượng và Gò Dền
Rắn lần thứ nhất, Khóa luận tốt nghiệp, tư liệu Khoa Lịch sử, Trường
ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
188. Nguyễn Mạnh Thắng và nnk (2001), “Thám sát di chỉ khảo cổ học Lũng Hoà
(Vĩnh Phúc) tháng 1/2000”, trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.254 - 256.
189. Nguyễn Mạnh Thắng (2003), “Từ Lũng Hoà nhìn về Đồng Đậu”, Kỷ yếu hội
thảo Văn hóa Đồng Đậu 40 năm phát hiện và nghiên cứu (1962 - 2002),
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.200 - 208.
190. Trần Quý Thịnh (2003), “Nghề chế tác lưỡi câu đồng ở Đồng Đậu những
nghiên cứu và nhận xét ban đầu”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa Đồng Đậu 40
năm phát hiện và nghiên cứu (1962 - 2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.156 - 161.
191. Phạm Đình Thọ (1997), “Dao động mực nước biển Holocene ở khu vực văn
hóa Hạ Long và ý nghĩa khảo cổ học của nó”, Khảo cổ học (2), tr.3 - 10.
192. Nguyễn Kim Thủy, Trần Văn Tùy và nnk (2012), “Mộ táng ở di chỉ Vườn Chuối


×