Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Hội Thống và vị trí của nó trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh (thế kỷ X – XVI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.48 KB, 49 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển hệ thống thương mại biển Đông, từ thế kỷ X,
vùng biên viễn phía Nam Đại Việt – Nghệ Tĩnh
(1)
- đã nổi lên như một khu vực
năng động diễn ra các hoạt động thương mại của các quốc gia, trở thành một
khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đóng vai trò là vùng trung
chuyển thương mại, đồng thời là khu vực mậu dịch tự do trong suốt nhiều thế
kỷ, nơi hội tụ về của thương nhân người Hoa, Champa, Chân Lap, Ai Lao…trên
lộ trình buôn bán của họ. Đồng thời, Nghệ Tĩnh còn là cửa ngõ ra biển của các
vương quốc người Thái ở miền Tây thuộc Lào và Campuchia ngày nay (Ai Lao,
Ngưu Hống, Chân Lạp…). Với vị trí chiến lược quan trọng, Nghệ Tĩnh đã trở
thành một điểm nhấn quan trọng đối với lịch sử hệ thống thương mại biển Đông
thế kỷ X – XVI. Nghiên cứu Nghệ Tĩnh cùng hệ thống các cửa biển khu vực này
chính là làm sáng rõ hơn lịch sử của tuyến đường thương mại biển Đông thế kỷ
X – XVI.
Khảo sát về vai trò của Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại biển Đông
thế kỷ X - XVI, chúng tôi đi sâu vào tập trung nghiên cứu về cửa biển Đai Thai
(Hội Thống) – một cửa biển đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hải
thương biển Đông quốc tế trên địa bàn khu vực Nghệ Tĩnh. Trong hệ thống các
cửa biển Nghệ Tĩnh và rộng hơn là các điểm trọng yếu của tuyến đường thương
mại biển Đông, cửa Hội nổi lên như một hiện tượng kinh tế khu vực, có vị trí hết
sức quan trọng trong các hoạt động hàng hải của các thuyền buôn suốt một vài
thế kỷ. Từ Hội Thống và các mối liên hệ của nó với các khu vực khác trên tuyến
đường hải thương Biển Đông, chúng ta có thể tiếp cận sát hơn những nhận thức
mới về một giai đoạn lịch sử của con đường tơ lụa bằng đường biển nổi tiếng
này và vị thế thương mại của Nghệ Tĩnh đối với các mối quan hệ kinh tế liên
khu vực.
Dựa vào một số quan điểm về vị trí của các cửa biển Nghệ Tĩnh trong thời
kỳ thương mại sớm của Đại Việt như là một trung tâm mậu dịch tự do của khu
vực, chúng tôi xây dựng nên đề tài nghiên cứu có tên: “Hội Thống và vị trí của


1
nó trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh (thế kỷ X – XVI)”. Đề tài của
chúng tôi tập trung nghiên cứu về cửa biển Hội Thống và vai trò kinh tế của nó
trong hệ thống thương mại biển Đông vào thế kỷ X – XVI. Thông qua việc tìm
hiều và phân tích vai trò của Hội Thống được gắn liền các mối liên hệ với các
cửa biển khác thuộc Nghệ Tĩnh nhằm nổi bật vị trí của Nghệ Tĩnh trên tuyến
đường hải thương khu vực. Từ đó, có thể khẳng định rằng trong thời kỳ đầu của
nền thương mại Đại Việt (thế kỷ X – XVI), Nghệ Tĩnh đã là một trung tâm mậu
dịch thương mại khu vực, trở thành một điểm nhấn trong hệ thống thương mại
biển Đông.
Do những điều kiện hạn chế về thời gian và tìm kiếm các nguồn tài liệu,
báo cáo của chúng tôi chỉ mới có thể thực hiện được bước đầu trong mục tiêu
làm sáng rõ lịch sử thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI cũng như giới thiệu
về cửa Hội và hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh trong lịch sử thương mại khu
vực. Và vì vậy, chắc chắn không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình nghiên cứu. Chúng tôi mong rằng các thiếu sót này sẽ được sự góp ý và bổ
sung quý báu của quý độc giả. Đó thực sự là cơ hội hết sức thuận lợi cho chúng
tôi hoàn thiện đề tài khoa học này một cách sáng rõ và đầy đủ hơn. Qua đây,
chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong
việc định hướng nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tư liệu, góp phần vào sự hoàn
thành của công trình nhỏ này.
2
I. ĐẠI VIỆT TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG
THẾ KỶ X – XVI
1. Những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động thương
mại biển Đông từ thế kỷ X
Thế kỷ X mở ra những điều kiện phát triển mới trong lịch sử kinh tế
thương mại khu vực biển Đông. Hệ thống thương mại biển Đông
(2)
với sự tham

gia của nhiều quốc gia Đông Á - Đông Nam Á đã có một lịch sử ra đời phát
triển từ rất sớm. Nhu cầu giao lưu kinh tế, mở rộng các mối quan hệ kinh tế ra
bên ngoài của các quốc gia trong khu vực này đã đưa đến việc xuất hiện các hoạt
động mậu dịch hàng hải trong phạm vi vùng biển Đông, tuyến buôn bán hải
thương khu vực được hình thành.
Bước sang thế kỷ X, những thay đổi có tính đột phá trong chinh phục biển
khơi cùng sự phát triển của nghề đi biển với những kinh nghiệm và kỹ thuật mới
cho phép tăng cường hơn nữa các hoạt động buôn bán bằng đường biển. Xa hơn
nữa là mở rộng giao lưu với các khu vực khác thông qua các chuyến buôn dài
ngày. Công đầu trong quá trình này có lẽ phải kể đến các chuyến đi tiên phong
của các thương nhân người Hoa. Ban đầu từ bờ Đông Trung Hoa, họ tiến ra Thái
Bình Dương và tiến hành các hoạt động giao lưu kinh tế với cư dân quần đảo
Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, thuyền mành Trung Hoa men theo đường bờ
biển tiến xuống phía Nam, xâm nhập Vịnh Bắc Bộ của quốc gia Đại Việt, mở
rộng các mối giao lưu kinh tế với khu vực này. Những nỗ lực của người Hoa
trong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp lâm thổ sản cũng như các nguồn lợi tự
nhiên ở các khu vực thuộc quốc gia láng giềng khác đã đưa đến những kết quả
ngoài mong đợi. Đó là sự kích thích tham gia vào các hoạt động trao đổi hàng
hóa, điều tiết thừa thiếu hàng hóa giữa các vùng, miền trên lãnh thổ nhiều quốc
gia khác nhau. Tuyến đường thương mại biển Đông được hình thành về cơ bản
trong các thế kỷ trước, khi nhà Đường phát triển phồn thịnh. Bước sang thế kỷ
X, nó có những điều kiện mới cho sự mở rộng và củng cố vững chắc hơn các
mối quan hệ thương mại mang tính truyền thống này.
3
Bước sang thế kỷ X, chúng ta thấy rõ hơn những bước chuyển mình của
nhiều vương quốc Đông Nam Á. Sự vươn lên không ngừng của các quốc gia
Đông Nam Á như Champa, Chân Lạp …với những khát vọng phát triển nền
kinh tế với tiềm lực mạnh, mở rộng khả năng và phạm vi ảnh hưởng ra bên
ngoài, tìm kiếm các nguồn lợi từ thương mại và ngoại giao. Mặt khác, bên cạnh
đó, các quốc gia này lại chịu không ít những sức ép chính trị nặng nề từ Trung

Hoa và các quốc gia lớn mạnh hơn. Chính vì thế, sự nảy sinh những mối quan hệ
kinh tế có tính chất ngoại giao, thần phục cũng là điều không thể tránh khỏi. Tuy
vậy, tất cả đều mở đường cho một thời kỳ với những điều kiện mới của lịch sử
ra đời và phát triển của hệ thống thương mại biển Đông.
2. Thời kỳ “thương mại sớm Đại Việt” (thế kỷ X – XVI) – những nỗ
lực của quốc gia nhằm tham gia tích cực vào hệ thống thương mại biển
Đông
Chiến thắng Bạch Đằng vang dội của Ngô Quyền năm 938 đã trở thành
mốc son chói lọi, đánh dấu sự ra đời và xác lập quyền tự chủ, độc lập của quốc
gia Đại Việt. Thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân Đại
Việt bắt tay vào xây dựng và củng cố nền độc lập của quốc gia dân tộc với vị thế
mới. Thế kỷ X – XVI chứng kiến sự vươn lên không ngừng của Đại Việt trong
xây dựng và bảo vệ đất nước. Với việc các vương triều thay nhau nắm quyền cai
trị đất nước, Đại Việt đã thực sự nỗ lực trong yêu cầu phát triển một quốc gia
vững mạnh ở khu vực, nâng cao vị thế và củng cố nền độc lập tự chủ, tiềm lực
kinh tế, quân sự của nhà nước phong kiến. Trong xu thế chung của kinh tế khu
vực, đó là yêu cầu mở rộng các hoạt động ngoại giao và thương mại quốc tế, Đại
Việt đã ý thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược của mình trên tuyến
đường thương mại biển Đông. Chính vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập,
Đại Việt đã nhanh chóng vươn ra khu vực, phát huy vị thế thương mại của mình,
tham gia và trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại biển Đông, góp
phần quan trọng vào lịch sử phát triển của tuyến hàng hải khu vực.
Tuy vậy, không phải ngay từ đầu, chính quyền nhà nước phong kiến đã có
ý thức phát triển các mối quan hệ kinh tế với các quốc gia láng giềng đến đây
4
đặt quan hệ mậu dịch. Ban đầu, một số khu vực nảy sinh những nhu cầu trao
đổi, quan hệ với các lái buôn nước ngoài dong thuyền đến. Các khu vực này
thường là vùng biên viễn hay có vị trí tiếp giáp với lãnh thổ các quốc gia khác,
có điều kiện thuận lợi để thuyền bè từ ngoài vào cập bến…Ở đây, các hoạt động
trao đổi diễn ra giữa các hải nhân với cư dân bản địa mà ít có sự kiểm soát của

nhà nước. Người ta thường gọi là các hoạt động thương mại ngoài luồng. Các
hoạt động này trong suốt thế kỷ X – XII phát triển mạnh ở các vùng biên viễn
Đại Việt, trong đó nổi bật lên là khu vực Nghệ Tĩnh
(3)
.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhà nước phong kiến Đại Việt dần
vươn lên từng bước trong sự kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động ngoại thương.
Các vua Lý, Trần và sau đó là vua Lê đã ý thức rõ hơn về các nguồn lợi có thể
có được từ các hoạt động thương mại này, tiến hành các biện pháp nhằm can
thiệp và kiềm tỏa các mối quan hệ kinh tế với thuyền bè các quốc gia tới Đại
Việt buôn bán. Đồng thời, tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thúc
đẩy sự giao lưu, trao đổi hàng hóa dưới sự theo dõi của chính quyền.
Chính những can thiệp ngày càng mạnh tay vào ngoại thương đã đưa đến
những thay đổi trong cấu trúc kinh tế và sự luân chuyển các trung tâm buôn bán.
Trong vài thế kỷ đầu sau khi giành độc lập (một số học giả thường gọi là thời kỳ
“thương mại sớm Đại Việt”)
(4)
, khu vực Nghệ Tĩnh đóng vai trò quan trọng với
tư cách là vùng mậu dịch biên viễn khá tự do, nơi hội tụ của thương nhân nhiều
quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á trên tuyến đường hải thương biển Đông.
Bước sang cuối đời Trần, khi nhà nước đã chú trọng hơn tới sự ra vào của các
thuyền buôn nước ngoài, trung tâm buôn bán chuyển dần từ Nghệ Tĩnh (Bắc
Trung Bộ) ra khu vực các cảng biển thuộc châu thổ sông Hồng – cửa ngõ của
kinh thành Thăng Long.
(5)
. Thương mại ngoài luồng với tính chất tự do của nó bị
hạn chế rất nhiều và dần đi đến tàn lụi, nhường chỗ cho các quan hệ ngoại
thương đi kèm hoạt động ngoại giao, chịu sự chế định gắt gao của nhà nước.
Những nỗ lực của Đại Việt trong thế kỷ X – XVI trong các quan hệ
thương mại với các quốc gia trong cùng hệ thống thương mại biển Đông đã cho

thấy sự vươn lên không ngừng và mong muốn xác lập một vương quốc vững
5
mạnh ở khu vực. Với vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường hải thương
khu vực, Đại Việt đã dần gạt bỏ được sự cạnh tranh của Champa, Chân Lạp
trong nhiều thế kỷ, giành lấy quyền kiểm soát những nguồn lợi thương mại.
Những cố gắng đó trên thực tế đã đưa lại kết quả khả quan, tạo tiền đề cho một
thời kỳ mới phát triển hưng thịnh của thương mại biển Đông vào thế kỷ XVII –
XVIII, khi có sự tham gia của các nước phương Tây vào tuyến thương mại
đường biển này.
II. KHÁI QUÁT VỀ CỬA BIỂN HỘI THỐNG – VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU
KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Hội Thống
(6)
là cửa biển thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh ngày nay. Đây là cửa đổ ra biển của sông Lam – con sông lớn của Bắc
Trung Bộ, cách thành phố Vinh 12km về phía Đông Bắc
(7)
. Trong quá khứ, Hội
Thống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử hình thành và phát triển
của Nghệ Tĩnh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung. Là một vùng có
vị trí chiến lược với chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sử
Đông Nam Á, Hội Thống có đủ những yếu tố để trở thành một cảng biển quan
trọng trên con đường thương mại biển Đông trong suốt nhiều thế kỉ trước. Và
trên thực tế, trong một chặng đường phát triển của hệ thống thương mại biển
Đông trong lịch sử châu Á, cửa biển này đã đóng một dấu ấn khá đặc biệt, cho
thấy những cách nhìn mới về vị trí của Việt Nam trong lịch sử. Đó là quá trình
vươn lên không ngừng của Đại Việt sau khi giành độc lập nhằm sớm nhập cuộc
vào hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia vốn đã hình thành từ rất sớm
và được đẩy mạnh theo từng thời đại lịch sử khác nhau của nhân loại. Từ thế kỉ
X – XVI, nằm trong hệ thống các cửa biển Bắc Trung Bộ, cửa Hội đã là một

điểm mốc không thể bỏ qua trên tuyến đường thương mại biển Đông, là một
trong những cửa biển năng động nhất trong hoạt động thương mại cổ của quốc
gia Đại Việt vào buổi đầu độc lập, xây dựng và phát triển.
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, Hội Thống nằm trên một vùng
đất có những điều kiện khá đặc biệt về cả các yếu tố mang tính tự nhiên và xã
hội – vùng lưu vực hệ thống Sông Lam. Đây là điểm cuối của hệ thống sông Cả
6
đổ ra biển Đông. Cửa biển Hội Thống vừa chứa đựng những yếu tố chung của
một vùng ven biển như các khu vực duyên hải khác, vừa mang những điều kiện
có tính dị biệt của khu vực Nghệ Tĩnh. Tuy vậy, sự dung hợp giữa các yếu tố
chung và riêng đó tạo nên những điều kiện khá đặc biệt của cửa biển này trên
khá nhiều phương diện. Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập đến
những điều kiện tự nhiên và lịch sử cho sự xuất hiện một thương cảng từng đóng
vai trò quan trọng trong suốt thế kỉ X – XVI – thời kì thương mại sớm của quốc
gia Đại Việt cũng như thời kì phát triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại biển
Đông.
1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động thương mại
1.1.Vị trí địa lí của cửa biển Hội Thống
Theo chiều dọc bờ biển Bắc Trung Bộ nước ta, có hàng loạt cửa biển
được phân bố khá dày theo tự nhiên thuộc các vùng duyên hải. Đa số các cửa
biển này đều là nơi các con sông đổ ra biển, là điểm thắt nối giữa biển với khu
vực nội địa. Chính vì vậy, đối với khu vực sâu trong đất liền, các mối giao lưu
chủ yếu giữa họ và biển chính là nhờ vào các cửa sông này. Từ biển, qua các
cửa sông, mối giao lưu được nới rộng trên khắp các ngả đường sông khác nhau
trong cùng một hệ thống đường thủy không đứt đoạn. Chính vì vậy, yếu tố vị trí
tự nhiên của các cửa sông là cực kì quan trọng, ảnh hưởng lớn trên nhiều
phương diện, trong đó phải kể đến việc tác động đến những mối liên hệ mang
tính tất yếu giữa khu vực nội địa với biển và các vùng duyên hải.
Thuộc khu vực giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, Hội Thống
xưa kia không chỉ thuộc trung tâm của Nghệ Tĩnh mà còn là trung tâm của Bắc

Trung Bộ. Với vị trí này, Hội Thống đóng vai trò là trung điểm trên con đường
kết nối thông thương giữa những hoạt động vùng biển Vịnh Bắc Bộ với khu vực
Nghệ – Tĩnh. Nằm ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ, Hội Thống là một trong những
điểm cuối cùng trong hệ thống các cảng thuộc vịnh này, đồng thời, nó đảm
nhiệm vai trò “đại diện” cho khu vực Nghệ Tĩnh trong các mối liên hệ thương
mại ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Chính vì vậy, tất nhiên nó phải có những quan hệ
mật thiết với các cảng Bắc Bộ khi tham gia vào hoạt động thương mại biển
7
Đông trong những thế kỷ đầu tiên xây dựng và phát triển nền độc lập tự chủ của
quốc gia Đại Việt.
Chúng ta biết rằng, vùng biển Vịnh Bắc Bộ là một vùng biển có cấu trúc
khá kín. Sự án ngữ của đảo lớn Hải Nam của Trung Quốc – trước con đường
hướng ra Thái Bình Dương ở mạn bắc của vịnh là một trở ngại cho vấn đề chinh
phục biển khơi của người Việt. Đồng thời, cũng là khó khăn cho ý định tiếp cận
vào Đại Việt của người Hoa từ bờ Đông Trung Quốc. Hơn nữa, đường bờ biển
hình cánh cung khép vào trong tạo nên cho vịnh một diện tích khá rộng nhưng
các con thuyền từ bên ngoài đại dương lại khó xâm nhập vào khu vực trung tâm
của dải bờ vịnh. Thế kỷ X – XVI, trong những điều kiện kĩ thuật hàng hải còn
thấp kém, các dòng hải lưu và luồng gió chính ở vùng vịnh Bắc Bộ dường như
đã phần nào hạn chế các thương thuyền tiếp cận châu thổ sông Hồng từ phía
đông. Như thế, có thể thấy trong giai đoạn đầu tham gia vào hệ thống thương
mại biển Đông của quốc gia Đại Việt, khó có thể khẳng định rằng các khu vực
duyên hải châu thổ sông Hồng là khu vực giao lưu thương mại chính yếu.
Một vấn đề đặt ra là vậy thì trong thời kì thương mại sớm của quốc gia
Đại Việt (thế kỷ X – XV), đâu là khu vực tỏ ra vai trò năng động và chính yếu
nhất trong các hoạt động hải thương? Theo quan điểm của Whitmore (1986 :
130) thì những cảng thuộc vùng Nghệ An và Hà Tĩnh (phía nam lãnh thổ Đại
Việt) hẳn phải có tầm quan trọng hơn với tư cách là những trung tâm thương
mại sớm. Nếu chỉ dựa vào những phân tích ở trên, chúng ta cũng chưa thể khẳng
định một cách chắc chắn điều này. Tuy vậy cũng có thể rút ra được rằng, vào

buổi đầu tham gia vào hệ thống thương mại biển Đông với tư cách là thành viên
mới, các cảng biển thuộc khu vực Nghệ Tĩnh đã trở thành những địa điểm mấu
chốt của quá trình giao lưu kinh tế giữa các quốc gia tham dự vào tuyến thương
mại này. Hội Thống là một trong số các cảng đó khi nằm ở vị trí trung tâm khu
vực.
Nằm ở phía Nam lãnh thổ Bắc Bộ, cửa Hội cũng như các cửa biển thuộc
Nghệ Tĩnh đã mang những yếu tố thuận lợi trong các hoạt động ngoại thương
xét trên phương diện vị trí địa – lịch sử. Trong buổi đầu giành được độc lập từ
8
phong kiến phương Bắc, Nghệ Tĩnh là khu vực biên viễn của quốc gia Đại Việt
(cho đến hết thời Lý và sang đầu thời Trần). Nhà nước Đại Việt từ thời Đinh –
Tiền Lê, đến cuối Lý, đầu thời Trần chưa thể đủ sức kiểm soát khu vực này một
cách chặt chẽ. Nhà Lý áp dụng chính sách kimi theo mô hình của phong kiến
Trung Hoa, ràng buộc lỏng lẻo đối với những khu vực biên viễn như Nghệ Tĩnh
một thời gian dài. Chính sách này của nhà nước đối với miền biên viễn phía nam
vô hình trung đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hải
thuyền vào khu vực này. Nhờ đó có thể tránh được những chế định gắt gao của
chính quyền quốc gia sở tại. Điều này dễ xẩy ra ở những khu vực trung tâm như
châu thổ sông Hồng, nơi ảnh hưởng của chính quyền trung ương là rất mạnh.
Tất nhiên, ở đây điều kiện này chỉ đúng cho các hoạt động thương mại ngoài
luồng, không có sự can thiệp nhiều của nhà nước.
Thế kỉ X – XVI, không chỉ là vị trí biên viễn, Nghệ Tĩnh còn có vị trí giáp
ranh với lãnh thổ của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tiếp giáp với Chămpa ở
phía nam,
(*)
phía Tây nam kề cận với Chân Lạp, và phía Tây là Ai Lao, Nghệ
Tĩnh được coi là khu vực “phên dậu” phía nam của Đại Việt, đóng vai trò quan
trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt với các quốc gia phương Nam
trong một thời gian khá dài. Ở đây, có thể thấy là một khu vực hướng ra biển
của các quốc gia Đông Nam Á lục địa ở phía Tây trong điều kiện muốn đẩy

mạnh giao lưu với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, Trung Quốc và Nhật
Bản…Chính từ vị trí này đã làm cho Nghệ Tĩnh trở thành khu vực quan trọng
trong chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia. Đồng thời, tại đây diễn ra sự gặp
gỡ của thương nhân các quốc gia khác nhau trên con đường buôn bán của họ.
Không chỉ có thương nhân các nước kế cận Đại Việt, sự tham gia của các
thương nhân người Hoa, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo là
những điểm quan trọng trong hoạt động ngoại thương ở khu vực này. Trên thực
tế nó đưa đến những diện mạo mới phong phú và đa dạng hơn trong hoạt động
thương mại tại đây. Nghệ Tĩnh là một khu vực trung chuyển thương mại trên
một tuyến đường hải thương quốc tế - đó là hệ quả xuất phát từ yếu tố vị trí tiếp
9
giáp này trong thời điểm lịch sử mà chúng ta đang xét đến (tất nhiên, đây là yếu
tố chính yếu).
Đóng vai trò là cửa sông chính của một hệ thống sông lớn nhất khu vực
Bắc Trung Bộ, Hội Thống là một điểm tới của các thương thuyền muốn xâm
nhập vào nội hạt Nghệ Tĩnh để trao đổi buôn bán bằng đường thủy. Sự phân bố
khá đều khắp của hệ thống sông Cả
(9)
trên địa bàn khu vực đặc biệt là ở phía bắc,
hình thành nên các nhánh sông tỏa đi các vùng miền khác nhau, tạo thành một
mạng lưới giao thông quan trọng mà Hội Thống là điểm nút cuối cùng, liên kết
với biển Đông.
1.2. Hội Thống với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động
thương mại khu vực
- Cấu tạo địa hình của cửa Hội Thống và những đánh giá về khả năng
xâm nhập vào nội địa của các hải thuyền qua cửa biển này trong các thế kỉ X -
XVI:
Xét đến cấu tạo của cửa sông Lam, có thể thấy những điểm hết sức đặc
biệt về địa hình. Từ các nhánh sông xuất phát từ vùng thượng nguồn, các con
sông nhỏ hợp lưu thành dòng sông Cả (với ý nghĩa là sông lớn, sông mẹ) chảy

qua các khu vực thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,
Nghi Lộc ngày nay và đổ ra biển qua cửa Hội. Cấu trúc của cửa sông khá đặc
biệt, và điều này cũng ảnh hưởng đến đặc tính của thủy triều ở đây. Khi viết
Nghệ An kí, Bùi Dương Lịch cũng chú ý vào điểm này của Hội Thống: “Cửa
Hội (Hội Hải) ở giáp giới hai huyện Nghi Xuân và Chân Phúc. Nước sông Lam
chảy ra cửa này. [Sông Lam] do các sông khác đổ vào, nguồn xa dòng dài. Nước
triều mặn dâng ngược lên rất gần. Đảo Song Ngư sừng sững ở cửa biển, thuyền
bè ra vào gặp nhiều khó khăn”.
(10)
Đánh giá khả năng xâm nhập vào đất liền của các hải thuyền biển Đông
thế kỉ X – XVI qua cửa Hội Thống, có nhiều ý kiến khác nhau. Tất nhiên, những
đặc điểm cấu trúc của cửa Hội là yếu tố mang tính quyết định. Có thể dựa vào
các yếu tố địa hình và đặc tính lên xuống của thủy triều ở nơi đây để đưa ra
khẳng định về khả năng này. Qua một số cứ liệu bằng đo đạc quan trắc có thể
10
cho rằng, cửa Hội đủ rộng để các thuyền đi biển có thể vượt qua. Hơn nữa nếu
xét về tải trọng các thuyền mành kiểu Trung Quốc thời bấy giờ, khả năng xâm
nhập vào đất liền thông qua các cửa sông là dễ dàng hơn các thuyền có tải trọng
lớn sau này. Mặt khác, nếu so sánh với tốc độ dòng chảy của sông Lam ở khu
vực cửa Hội Thống so với các cửa sông khác là thấp hơn. Điều này có thể thấy
qua lát cắt địa hình khá bằng phẳng tại vùng duyên hải các huyện Nghi Xuân
(Hà Tĩnh) và Nghi Lộc (Nghệ An)
(11)
. Như vậy, đây là những điều kiện thuận lợi
cho sự xâm nhập của các hải thuyền vào sông Lam bằng cửa biển này. Từ đây,
có thể tiến sâu hơn vào khu vực nội địa bằng đường sông.
Cấu trúc tự nhiên của cửa biển này cũng tạo thành một địa điểm lí tưởng
cho các thuyền bè vào tránh bão. Sự án ngữ của đảo Song Ngư
(12)
trước mặt khu

vực đổ ra biển của sông Lam đã tạo nên một khu vực khá an toàn để tránh sóng
lớn từ đại dương mỗi khi có bão. Chính vì vậy có khả năng các thương thuyền
Trung Hoa, Nhật Bản, và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo đã chọn địa điểm
này là nơi buông neo dừng đỗ khi có bão biển. Trên hải trình của các đoàn
thuyền buôn, tất nhiên, các hải nhân đã tính toán và dự báo khá chính xác về
thời điểm xẩy có bão để từ đó có biện pháp phòng tránh kịp thời. Các thương
thuyền đều chọn những điểm trú chân thích hợp để giữ an toàn cho thuyền và
hàng. Đó phải là khu vực kín gió, có thể tránh được sóng lớn. Tất nhiên, những
địa điểm cửa lạch là khá lí tưởng, thêm vào đó, Hội Thống có sự che chắn của
đảo Ngư. Các thuyền bè vào đây tránh bão đều đỗ ở khu vực phía trong. Đây là
một quãng khá rộng tạo thành một vũng biển khá an toàn và phẳng lặng.
Không chỉ đóng vai trò là địa điểm tránh bão cho các đoàn thương thuyền
trên hải trình của họ, cũng như các cửa biển khác, Hội Thống có thể là nơi cung
cấp nước ngọt. Vị trí cửa sông đã cho phép tiếp thêm lượng nước ngọt đủ cho
các thuyền buôn. Vào những mùa khô, lượng nước ở các khu vực Bắc Trung Bộ
là hiếm do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam
(13)
, các thuyền thường
tiến vào các cửa sông và các nguồn lạch để tiếp thêm nước ngọt. Tất nhiên, kèm
theo các mục đích đó, hoạt động cơ bản nhất của họ vẫn là trao đổi buôn bán tại
khu vực này, tiến sâu hơn nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán trong nội địa.
11
Như vậy, cấu trúc của cửa biển Hội Thống đã thật sự mang lại những điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của các thương thuyền trên hành trình buôn bán
của họ. Sự tiếp cận khu vực Nghệ Tĩnh trong suốt một thời kì khá dài của các
đoàn thương thuyền đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã cho họ những kinh
nghiệm quý báu trong hoạt động ở khu vực này. Có thể cửa Hội là một địa điểm
đáng chú ý trong những mối liên hệ chặt chẽ, gắn chặt tuyến đường tơ lụa trên
biển với vùng biên viễn phía nam của Đại Việt – Nghệ Tĩnh.
- Yếu tố đặc tính gió mùa ở Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại

đường biển khu vực:
Khí hậu khu vực Nghệ Tĩnh cũng tạo nên những tác động không nhỏ
trong hoạt động của các thương thuyền nơi đây. Nghệ Tĩnh là một khu vực có
khí hậu khá đặc biệt. Sự thay đổi của khí hậu được phân biệt khá rõ bằng các
loại gió mùa khác nhau: gió phơn Tây Nam (bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào
tháng 8), gió mùa đông bắc thổi theo hướng ngược lại (bắt đầu từ tháng 8 và kết
thúc vào tháng 2 năm sau). Dựa vào đặc tính và hướng của hai loại gió này, các
đoàn thương thuyền đến từ phía đông bắc của người Hoa và các đảo quốc như
Ruykyu, Nhật Bản… đã có những kinh nghiệm cho hoạt động hàng hải của họ.
Hằng năm, cứ đến mùa gió đông bắc nổi lên, các loại thuyền đi biển được trưng
dụng tiến hành các chuyến đi xuống vùng biển Đông Nam Á, sau khi tiến hành
các hoạt động buôn bán trao đổi của họ với các quốc gia khu vực này, chờ đến
mùa gió phơn Tây nam thổi lên, họ lại dong thuyền ngược lên để trở về phương
Bắc.
Một yếu tố tạo nên sự hạn chế trong hoạt động của các thuyền buôn tại
đây đó là bão. Bão ở Nghệ Tĩnh thường kèm theo mưa lớn và lụt lội. Các cửa
sông đều trở nên hung dữ và khó tiếp cận, đặc biệt là những cửa lớn như của
Hội. Bắt đầu từ tháng 8, mùa mưa bão đến hoạt động của các loại thuyền, kể cả
thuyền đánh cá cũng như thuyền buôn dường như tê liệt. Các thuyền buôn nước
ngoài thường chuyển dịch xuống phía nam, nơi có thời tiết ôn hòa hơn. Bùi
Dương Lịch có chép về đặc tính của bão ở khu vực này như sau: “Trong khoảng
tháng 8 và tháng 9, lại thường có bão. Trước khi có bão thường hay có mống cụt
12
mọc ngang trên trời phía đông bắc, rồi chuyển sang phía đông đến phía nam thì
ngừng, hoặc chuyển sang phía Tây đến phía nam thì ngừng. Nếu bão chưa đến
phía nam đã vội ngừng thì sau thế nào cũng có bão nữa, mà cơn bão sau thường
rất mạnh, nó sẽ phá nhà đổ cây và làm cho nước biển dâng cao, những ruộng
dân ở gần biển bị ngập lụt không thu hoạch được”
(14)
.

Sách “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch có nói đến những kinh nghiệm
đã được tập hợp bởi các nhà hàng hải Quảng Đông
(15)
về khí hậu và gió bão ở
vùng này, chứng tỏ họ đã hoạt động trên địa bàn ven biển Nghệ Tĩnh từ lâu.
Cũng phải khẳng định rằng, bão lụt thường đến và đi rất nhanh do cấu tạo của
địa hình khu vực, chính vì thế, các thương thuyền nhanh chóng thực hiện tiếp
các hoạt động buôn bán của mình.
Như vậy, có thể thấy, mặc dầu gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, khí hậu ở Nghệ Tĩnh với các hoạt động theo các chiều hướng khác
nhau của các loại gió mùa lại tạo nên những thuận lợi cho hoạt động hàng hải và
khả năng xâm nhập đất liền của các đoàn buôn ngoại quốc, đặc biệt là các đội
thuyền đến từ phương Bắc.
- Nguồn lợi tự nhiên phong phú đa dạng của một khu vực thuộc hệ sinh
thái phổ tạp đã thu hút các đoàn thuyền buôn trong các hoạt động trao đổi:
Ở đây chúng tôi đưa ra ý kiến của mình về những đặc trưng của một khu
vực thuộc hệ sinh thái phổ tạp
(16)
và những tác động trái chiều nhau của nó vào
hoạt động ngoại thương. Nguồn lợi tự nhiên phong phú đa dạng cho sẵn là thực
tế không thể phủ nhận trong giai đoạn lịch sử khu vực Nghệ Tĩnh sau khi giành
độc lập từ thế kỉ X. Mặc dầu trước đó, có sự cướp đoạt và khai thác của phong
kiến đô hộ phương Bắc trong nhiều thế kỉ. Các loại lâm thổ sản, các loại động
thực vật phong phú dưới nước hay trên cạn là nguồn sống chính yếu cho cư dân
Nghệ Tĩnh từ những thế kỉ đầu định cư ở khu vực này. Thực tế lịch sử cho thấy,
các hoạt động sản xuất nông nghiệp tỏ ra chưa đủ sức để có thể trở thành nguồn
chính cho hoạt động sống của con người nơi đây. Điều này hoàn toàn có thể giải
thích được bằng những phân tích về tác động xấu của khí hậu, thiên tai, đồng
thời là khả năng canh tác của các đồng bằng Nghệ Tĩnh.
13

Một số học giả cho rằng các yếu tố của một hệ sinh thái phổ tạp kiềm tỏa
và làm hạn chế các khả năng nảy sinh và phát triển các hoạt động ngoại thương
hướng biển của các cư dân sống trong môi trường đó. Tuy nhiên, có lẽ phải có
cái nhìn toàn diện hơn về tác động của nó tới kinh tế thương mại. Trong hệ sinh
thái phổ tạp, nguồn lợi sẵn có của tự nhiên (trong đó có thể có cả những đặc sản
địa phương mà các vùng khác không thể có nhưng lại có nhu cầu sử dụng), đã
trở thành mối quan tâm hàng đầu trong mục tiêu hướng tới của các đoàn thương
thuyền từ phương xa tới. Điều này thu hút sự lặp lại liên tục hải trình buôn bán
của các đoàn thuyền tới địa điểm này.
Khảo sát các loại hàng hóa xuất cảng qua cửa Hội Thống và các cửa biển
khác thuộc khu vực Bắc Trung Bộ vào thời Lý, luôn thấy có sự xuất hiện của
một lượng lớn các loại lâm thổ sản quý hiếm trên các thuyền buôn. Các loại đặc
sản chiếm tỷ lệ đa số so với các sản phẩm nông nghiệp hay thủ công nghiệp.
Trên tuyến dọc lưu vực hệ thống sông Lam, cư dân ở các địa phương đổ về,
trong đó có cả các cư dân miền núi, đưa đến đây các loại lâm thổ sản mà họ khai
thác được để đổi lấy những mặt hàng thiết yếu mà họ cần do các lái buôn từ nơi
khác chở đến bằng thuyền. Hoạt động trao đổi của cư dân Nghệ Tĩnh với các
quốc gia đi từ ngoài vào bằng đường biển thường xuyên và liên tục được hỗ trợ
bởi các nguồn hàng lâm sản là chính yếu: các loại đặc sản quý như sừng tê, ngà
voi, gạc hươu, da trâu, cánh kiến, sáp ong…Nhận thấy nguồn hàng phong phú
của cư dân bản địa, các thương nhân từ xa đến đều tập trung vào hoạt động ở lưu
vực sông Lam nhiều và thường xuyên hơn. Các thuyền đến từ nhiều vùng thuộc
các quốc gia khác nhau đưa đến những nguồn hàng phong phú, đa dạng.
2. Vị trí của Hội Thống trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh tham
gia vào hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI
2.1. Hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh tham gia vào hoạt động thương
mại biển Đông thế kỷ X – XVI
- Cùng với vị trí quan trọng của Nghệ Tĩnh trong tuyến hải thương khu
vực, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI các cảng biển Nghệ Tĩnh phát huy các tác dụng
14

kinh tế của nó. Dọc theo tuyến đường bờ biển thuộc hai tỉnh Nghệ - Tĩnh ngày
nay, có hàng loạt các cửa biển, cửa lạch phân bố khá dày. Đây thực sự là những
điểm nút quan trọng để kết nối với khu vực nội địa. Các cảng biển đa số thuộc
khu vực có các con sông lớn nhỏ nằm trong hệ thống sông Lam đổ ra biển. Ở
các con sông này nối thông nhau bằng một hệ thống giao thông đường thủy đã
khá hoàn chỉnh từ thời tiền Lê như chúng ta đã phân tích. Chính vì vậy thuyền
bè có thể dễ dàng tiếp cận các cửa biển này và xâm nhập vào sâu trong nội địa
để tiến hành giao thương. Đồng thời có thể linh hoạt sử dụng các tuyến giao
thông đường sông để ra biển bằng cửa khác. Sự “lợi hại” của hệ thống các cửa
biển Nghệ – Tĩnh có được là do bởi sự hỗ trợ của một tuyến giao thông thủy
hoàn chỉnh phía trong nội hạt thông với vùng biển phía ngoài cùng với cấu trúc
tự nhiên cửa biển lý tưởng cho các hoạt động của thuyền bè khi đến đây. Chúng
ta có thể xét đến những cửa biển Nghệ Tĩnh
(17)
chính yếu đã tham gia vào hệ
thống các cảng biển của tuyến đường thương mại biển Đông, đóng những vai trò
khác nhau trong hoạt động mậu dịch khu vực:
Cửa Cờn (Cờn Hải) ở phía Bắc giới phận của huyện Quỳnh Lưu, có sông
Hoàng Mai chảy ra. Nguồn sông nông, gần, nước triều mặn dâng ngược rất xa.
Cửa Quèn (Quyền Hải) địa phận huyện Quỳnh Lưu có nước sông Hoàng
Mai và sông Ngọc để chảy ra. Nguồn sông nông và gần, nước triều mặn dâng
ngược cũng xa. Núi Rồng đứng chắn ngang khoảng đó.
Cửa Thơi (Thai Hải) ở giữa giáp giới hai huyện Đông Thành và Quỳnh
Lưu có sông Giát chảy ra. Cửa biển rất hẹp đá ở chân núi Kiếm chắn ngang
thuyền bè ra vào không thuận lợi.
Các cửa này thuộc khu vực phía bắc của Châu Hoan nay thuộc hai
huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu. Đánh giá khả năng thu hút tàu bè ra vào ở đây
trong lịch sử, “Đại Việt sử kí toàn thư” đã khẳng định về sự có mặt và hoạt động
vào ra nhộn nhịp ở khu vực cửa Thơi và cửa Quèn như sau: “ Trước đây thời
nhà Lý, thuyền buôn tới thì vào từ các cửa biển Tha Viên ở châu Diễn. Đến nãy

đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buôn phần nhiều tụ tập ở Vân
Đồn, cho nên có lệnh này”. Ở đây, cửa Tha Viên chỉ có thể là hai cửa: cửa Thơi
15
và cửa Quèn
(18)
. Như vậy, vào thời Lý, chúng ta thấy đa số các thuyền buôn từ
Đông Bắc tới thường tiếp cận vào khu vực phía Bắc Hoan Châu, qua các cửa
biển ở phía Bắc. Đồng thời, theo chúng tôi, họ tìm đường ra biển bằng các cửa
biển khác ở phía nam châu Hoan và các cửa ở Diễn Châu. Trong đó, Hội Thống
là một trong những lối thoát ra biển của các thuyền mành đi vào nội địa từ các
cửa phía Bắc này.
Cửa Vạn Phần ở huyện Đông Thành có sông Bùng chảy ra. Nguồn sông
nông, gần, nươc triều dâng ngược rất xa.
Cửa Hiền ở giáp giới giữa hai huyện Hưng Nguyên và Đông Thành, Qua
“Nghệ An ký” có thể thấy cửa này thông suốt với cửa Vạn: “Cửa Hiền có sông
La Hoàng và khe Nễ chảy ra. Đầu khe là kênh Sắt nước cạn, cát bồi thuyền bè đi
lại khó khăn thường phải ra Cửa Vạn rồi vào cửa Hiền nói trên. Đi như thế gọi là
đi chuyển cửa”.
Cửa Xá giáp giới hai huyện Hưng Nguyên và Chân Phúc có sông Cấm
chảy ra. Nguồn nước nông, cạn, nước triều mặn dâng chảy ngược hơi xa.
Cửa Cương Giản: giáp giới giữa hai huyện Nghi Xuân và Thiên Lộc có
khe vực ở núi Hồng Lĩnh chảy ra.
Các cửa biển thuộc khu vực đất chân Hà Tĩnh ngày nay:
Cửa Sót (Nam Giới) tại nơi giáp giới hai huyện Thiên Lộc và Thạch Hà,
nước sông Hà Hoàng chảy ra. “Nguồn sông gần và nông, nước triều mặn dâng
ngược rất xa. Cửa biển sâu và rộng. Ngày trước có thuyền buôn của người Tàu
sang ta đều đến cửa ấy” (Sách “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch). Các nhà sử
học khi nghiên cứu về các hoạt động hải thương khu vực biển Đông đánh giá rất
cao vị trí của cửa Sót trong các thế kỉ X đến XVI như là một cửa biển hoạt động
sầm uất của thuyền bè người Hoa. Đóng vai trò là một cửa ngõ của khu vực phía

Nam Nghệ Tĩnh, thuộc vùng trung tâm của vùng biển Hà Tĩnh ngày nay.
Cửa Nhượng Bạn ở huyện Kỳ Hoa, có nước sông Họ (Hộ) và sông Rác
(Lạc Hạ) chảy ra. Nguồn sông nông hẹp, nước triều mặn dâng ngược hơi xa.
Cửa Khẩu
()
(Hải Khẩu) ở huyện Kỳ Hoa, có nước sông Trí và sông Đình chảy
ra. Sông rất nông hẹp, nước triều mặn và dâng ngược không xa mấy. Cửa Xích
16
Lỗ
()
(Xích Lỗ Hải) ở phía Nam huyện Kỳ Hoa, có ba khe Hoành Sơ, Hạ Bồ và
Di Du chảy ra, nay cát sỏi tấp thành đống…
- Một đặc điểm chung của các cửa biển ở đây là thường gắn liền với khu
vực đổ ra biển của các con sông lớn nhỏ nằm trong các hệ thống sông lớn. Trong
đó lớn nhất là hệ thống sông Lam. Tuyến giao thông đường sông thông suốt với
tuyến đường thương mại biển Đông tạo nên những phát hiện mới hết sức độc
đáo về đặc trưng của con đường tơ lụa này. Không chỉ là những hoạt động
thương mại đơn thuần trên các vùng biển hay ven biển, các hoạt động trao đổi
của thuyền buôn đến từ các quốc gia xa xôi với cư dân bản địa vẫn được tiến
hành trên hệ thống các tuyến sông trong nội địa, thông với biển bằng các cửa.
Đặc tính nối kết sông – biển của các cửa thuộc hệ thống các cảng biển Nghệ
Tĩnh đã đưa lại những yếu tố mới hết sức đặc biệt trong hoạt động hải thương
nơi đây.
Điểm cần chú ý nữa đó là các cửa biển Nghệ Tĩnh đều có nguồn sông
tương đối hẹp, lòng sông khá nông. Điều này trên thực tế đã hạn chế đi rất nhiều
khả năng đi ngược sông đi vào lục địa của các thuyền buôn tổ chức thành từng
đoàn. Tuy vậy, với kỹ thuật đóng tàu bè còn thấp, những thuyền mành kiểu
Trung Hoa
(19)
thời đó theo chúng tôi vẫn có thể luồn lách xâm nhập vào đất liền

khá tốt để tiến hành các hoạt động trao đổi, thu mua hàng hóa. Hơn nữa, mặc
dầu đa số các cửa biển này có nguồn sông tương đối hẹp nhưng bù lại, ở khu
vực các cửa sông, khi triều lên, biển tiến vào khá sâu trong đất liền với sự dâng
ngược rất xa của các lưỡi nước mặn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các
thuyền vào sâu để buông neo, tránh bão và lấy nước ngọt. Các hoạt động này
thường kèm theo mục đích trao đổi với cư dân bản địa ven biển và dọc lưu vực
hai bên sông.
Suốt một thời kỳ dài của lịch sử, kể từ sau thế kỷ X, khi nhà nước Đại
Việt giành được độc lập và phát triển, hệ thống các cảng biển Nghệ Tĩnh như là
một đòn bẩy thúc đẩy khu vực này tham gia vào hoạt động hải thương biển
Đông. Với vị trí mang tính chiến lược trong các quan hệ thương mại giữa các
quốc gia, các cảng biển Nghệ Tĩnh trở thành những địa bàn tiếp nhận thuyền
17
buôn và hàng hóa từ Trung Hoa, Nhật Bản…đến đây để tiến hành các hoạt động
mậu dịch với cư dân bản địa và các quốc gia láng giềng phương Nam. Mặt khác,
trên tuyến đường thương mại biển Đông với sự tham gia của nhiều quốc gia từ
các thế kỷ trước đó, sự nổi lên của quốc gia Đại Việt đã thực sự thu hút con
đường này tiếp cận vào khu vực đất liền. Kể từ đây, các cảng biển Nghệ Tĩnh
vắng lặng trong thời gian trước đó đã trở nên nhộn nhịp, trở thành những đích
đến không thể bỏ qua của các thuyền buôn trên hải trình buôn bán của họ.
Có thể nói, cửa biển là cách tiếp cận duy nhất của các hải thuyền quốc tế
vào khu vực này. Chính vì vậy, người Trung Hoa đã có những kinh nghiệm
khảo sát kỹ đặc tính của từng cửa biển nơi đây để biết được cách thức tiếp cận
dễ dàng và hiệu quả nhất. Các thuyền nhà Tống, nhà Minh đã cập bến ở các cửa
này trong một thời gian dài với lượng hàng hóa lớn được chuẩn bị kỹ lưỡng từ
Trung Hoa. Tất nhiên, mục đích của họ là nguồn lâm thổ sản quý phương Nam,
đồng thời là một số sản phẩm thủ công dù không nhiều nhưng có giá trị như tơ
lụa, gốm sứ… Qua các cửa phía Bắc Nghệ Tĩnh như cửa Cờn, cửa Thơi, thuận
theo lộ trình buôn bán, thuyền mành Trung Hoa tiến vào lưu vực các con sông
và tiếp tục dịch chuyển xuống phía Nam để buôn bán, thu gom các loại sản vật

cư dân hay các thuyền buôn vùng khác đem đến. Đến khu vực các nhánh sông
Nam Nghệ Tĩnh, họ lại trở ra biển bằng các cửa ở đây. Điểm cuối của hệ thống
sông Lam là Hội Thống - đoạn sông chính đổ ra biển.
2.2. Vị trí của Hội Thống trong hệ thống các cảng biển Nghệ Tĩnh
Từ đây, có thể đánh giá những điểm mới về vị trí của Hội Thống trong hệ
thống các cảng biển Nghệ Tĩnh vào thời kỳ đầu tham gia vào tuyến hải thương
biển Đông của Đại Việt:
Thứ nhất, nằm giữa khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ Tĩnh ngày nay,
Hội Thống đóng vai trò là vị trí trung điểm của hệ thống các cảng phân bổ dọc
theo đường duyên hải này. Đây thực sự là một điểm nối kết quan trọng giữa các
cửa biển Bắc Nghệ An với các cảng Hà Tĩnh. Hội Thống gắn với Bến Thủy là
một khu vực tập trung thường xuyên của các thuyền buôn. Là điểm khởi đầu và
kết thúc của các chuyến buôn bán vào nội hạt, như chúng ta đã phân tích, vị trí
18
ngã tư đường của Bến Thủy là hết sức quan trọng cho các hoạt động ngoại
thương ở đây. Đồng thời là khả năng nối kết với các cửa biển khác: được thông
suốt với các cảng ở phía Bắc bằng tuyến kênh đào khá hoàn chỉnh, phía Nam có
sự liên hệ với các cửa thuộc Kỳ Anh, kể cả các cảng biển của Champa.
Thứ hai, đặc trưng nữa của cửa Đan Thai là mặc dầu cấu trúc của cửa biển
khó khăn cho các thuyền lớn xâm nhập, nhưng lại là lối thoát ra biển dễ dàng.
Điều này lý giải tại sao các thuyền buôn thường chọn nơi đây làm điểm cuối
trong hải trình buôn bán ở khu vực Nghệ Tĩnh. Một lượng lớn lâm thổ sản được
vận chuyển qua đây để đi ngược lên vùng biển Đông Bắc Á trong suốt hàng mấy
thế kỷ của hoạt động thương mại biển Đông.
Là cửa ngõ đổ ra biển của nhánh sông chính của hệ thống sông Lam, Hội
Thống được coi là cửa biển “chủ lực” ở đây trong các hoạt động thương mại.
Các cửa lạch của các nhánh sông khác nhỏ hơn đóng vai trò hỗ trợ. Từ Hội
Thống, có thể tiếp cận tới nhiều địa phương khác nhau của khu vực nội hạt. Thời
kỳ đó, để có được đủ lượng sản vật phương Nam cần thiết, các thương nhân
Trung Quốc chỉ có một cách là đến tận nơi để thu mua và đổi lại những hàng

hóa họ mang đến. Chính vì vậy, nhu cầu tiếp cận nhiều chiều trên địa bàn Nghệ
Tĩnh là nhu cầu thiết để hoàn tất một chuyến buôn. Để thực hiện được công việc
tiếp cận với địa phương trong nội hạt, họ phải tập kết thuyền bè tại một địa điểm
gần biển (Bến Thủy
(20)
chẳng hạn). Sau đó mới phân tán đi ngược lên các nhánh
sông để thu mua sản vật. Hội Thống – Bến Thủy là đoạn sông chính yếu, lại tiện
đường ra biển nên có vị trí đặc biệt trong quá trình tập kết và phân tán này của
các đoàn buôn.
Như vậy là trong quá trình tham gia vào hoạt động hải thương quốc tế,
Hội Thống nổi lên như một hiện tượng khá đặc biệt trong hệ thống các cảng biển
Nghệ Tĩnh. Có những điều kiện và vị trí thuận lợi cho hoạt động của thuyền
buôn tại đây, Hội Thống đã được khai thác ở góc độ một cảng biển từ rất sớm,
phục vụ cho các quan hệ kinh tế mậu dịch. Là trung điểm của duyên hải Nghệ
Tĩnh, Hội Thống thu hút các thuyền bè xâm nhập vào nội hạt, đồng thời mở ra
nhiều con đường tiếp cận mới cho các thuyền buôn từ biển vào, kết nối với các
19

×