Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác động của nó đối với công tác quản‎ lý, bảo vệ rừng ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 62 trang )

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, từ thuận lợi về giao lưu đối
ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và
quốc tế. Cũng như các địa phương khác của tỉnh Quảng Trị, thành phố Đông Hà
đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đã đem lại một số kết
quả đáng ghi nhận, đặc biệt là việc áp dụng kịp thời các văn bản pháp luật liên
quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, tuy nhiên, các
văn bản pháp luật đó lại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Vì
vậy, nhằm mục tiêu phân tích thực trạng của việc xử phạt vi phạm hành chính,
cũng như đánh giá được sự ảnh hưởng của các biện pháp đó đến ý thức chấp
hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý bảo vệ rừng, quản lý
lâm sản, đồng thời, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu
quả của công tác pháp chế - thanh tra kiểm lâm trong việc quản lý bảo vệ và
phát triển rừng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác động của nó đối
với công tác quản lý, bảo vệ rừng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”.
Thông qua các phương pháp thu thập số liệu như phỏng vấn các cán bộ Kiểm
lâm, thu thập các văn bản pháp luật, các chủ trương, giải pháp, tài liệu sẵn có, số
liệu liên quan, cũng như phương pháp phân tích số liệu, chúng tôi thống kê được
tất cả những vụ việc vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại
địa bàn thành phố Đông Hà trong suốt quá trình từ năm 2011–2014 đều là những
trường hợp vi phạm khá phức tạp, hầu hết mang tính chất nhỏ lẻ, quy mô không
lớn, đối tượng vi phạm chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân, không mang tính tổ
chức. Thực trạng công tác xử phạt vi phạm về quản lý bảo vệ rừng tại thành phố
Đông Hà còn gặp nhiều hạn chế, tuy số lượng các vụ vi phạm khá lớn, nhưng
vẫn còn tồn tại các vụ vi phạm vắng chủ nên khiến cho việc xử phạt các hành vi
vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, đánh giá được tác động của việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản đến đời sống xã hội, là một biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa và
ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng, cũng như


đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và
công tác pháp chế thanh tra kiểm lâm
Việc xử phạt VPHC đã có những tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp
luật lâm nghiệp của người dân, đây là một biện pháp không thể thiếu được trong
1


việc quản lý bảo vệ rừng và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
lâm nghiệp. Làm tốt công tác xử phạt VPHC chắc chắn sẽ góp phần quan trọng
cho việc quản lý bảo vệ rừng tốt hơn.
Đây là một đề tài mang tính chất xã hội rất cao, đồng thời rất sát với tình hình
thực tế của nhiều địa phương trong cả nước. Do vậy, cần có sự khuyến khích,
vận động các tác giả khác tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, nhằm từng bước nâng
cao năng lực Thanh tra - Pháp chế của các Trạm, Hạt Kiểm lâm, cũng như nhận
thức của nhiều người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

2


PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu và có tầm quan trọng rất lớn trong các
hoạt động sống của con người. Rừng được xem là “lá phổi xanh” của Trái đất,
có chức năng điều hoà không khí, điều hòa nguồn nước, bảo vệ môi trường...
Ngoài ra rừng còn cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm như: gỗ, củi,
dược liệu và một số loại lâm sản có giá trị khác và cũng là nơi để con người
thực hiện các hoạt động tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, nghiên cứu
khoa học...
Những năm gần đây, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng diễn
biến hết sức phức tạp, đặc biệt tình trạng chống người thi hành công vụ còn diễn
ra phổ biến ở những địa phương có nhiều rừng, gây bức xúc trong xã hội. Một

số nơi, tình hình phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật
vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn xuất hiện các “điểm nóng” về khai thác rừng,
săn bắt động vật rừng và phá rừng, các “tụ điểm” mua bán, tàng trữ và vận
chuyển lâm sản trái pháp luật, bọn đầu nậu, kẻ tổ chức phá rừng chuyên nghiệp,
nhiều đường dây buôn bán lâm sản trái pháp luật vẫn chưa bị triệt phá, các đối
tượng vi phạm ngày càng liều lĩnh, côn đồ, tổ chức đông người chống trả quyết
liệt lực lượng chức năng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau
thông qua việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Trong đó việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công tác quản lý
bảo vệ rừng là một đặc trưng về tính quyền lực của Nhà nước, nó tác động sâu
sắc đến đời sống xã hội nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan
như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, các Nghị định, Thông tư, Quyết
định liên quan đến bảo vệ, quản lý và khai thác rừng. Gần đây, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong
đó, không ngừng hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lâm nghiệp, các quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp là nhu cầu cấp thiết hiện nay vì vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này thường xảy ra rất phổ biến, gây nhiều tác hại về kinh tế - xã
hội. Việc xử lý đúng các vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, một trong các yếu tố đó là thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính. Những quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

3


vực lâm nghiệp có điều kiện thực hiện tốt trên thực tế khi có một đội ngũ những
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phẩm chất, trình độ, năng

lực và ý thức, trách nhiệm cao trong quá trình thực thi chức trách được giao.
Quảng Trị là một tỉnh duyên hải, ở vào cực bắc của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc – Nam. Theo thống kê sơ bộ,
năm 2013, toàn tỉnh có 220.797 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ
khoảng 11 triệu m3. Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528
chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Động vật rừng cũng khá phong phú và
đa dạng. Hiện tại có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát
(thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị, rừng trồng các loại có
diện tích 85.820 ha, nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt, tăng trưởng ở mức độ
trung bình, rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo tai
tượng, keo lai, được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả kinh tế
khá cao, đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản
xuất, một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng
rừng phòng hộ. Diện tích rừng thông nhựa khoảng 25.000 ha, sản lượng khai
thác nhựa thông năm 2010 đạt 1.998 tấn.[4]
Cũng như các địa phương khác của tỉnh Quảng Trị, thành phố Đông Hà đã có
nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đã đem lại một số kết quả
đáng ghi nhận, đặc biệt là việc áp dụng kịp thời các văn bản pháp luật liên quan
đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá
thực trạng việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản, cũng như tác động của các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính đối với hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng là một vấn đề
được xã hội quan tâm, nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ
thống để từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho
công tác Pháp chế - Thanh tra trong ngành Kiểm lâm của tỉnh Quảng Trị nói
chung và thành phố Đông Hà nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và tác
động của nó đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng ở thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị”.


4


PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cùng với việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp, Nhà
nước thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng bằng các văn bản pháp luật. Việc quản
lý Nhà nước bằng pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng thể hiện dưới 2
dạng:
- Dạng thứ nhất: Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn hành vi xử sự của con người. Tức là những văn bản quy phạm pháp luật đó
chỉ cho người ta biết mình phải thực hiện như thế nào khi tác động đến rừng, là
giới hạn để người ta biết nếu vượt quá phạm vi cho phép, làm trái với các quy
định đó phải gánh chịu hậu quả pháp lý xảy ra.
- Dạng thứ hai: Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định việc áp
dụng các chế tài (bằng hành chính hoặc bằng hình sự) để xử lý các vi phạm các
quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng.
2.1 Ban hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và thành lập lực lượng
Kiểm lâm nhân dân
Trước tình hình rừng ngày càng bị phá hoại nghiêm trọng, đe dọa đến sản
xuất và đời sống của người dân, ngày 6 tháng 9 năm 1972, Ủy ban thường vụ
Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng và ngày 11 tháng
9 năm 1972, Chủ tịch nước đã ra lệnh công bố. Pháp lệnh quy định về việc bảo
vệ rừng là một văn kiện quan trọng của Nhà nước ta, có ý nghĩa chính trị, kinh
tế, xã hội…rất sâu sắc. Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho việc giữ gìn và phát triển
tài nguyên rừng, tạo điều kiện mở rộng một cách cơ bản và lâu dài ngành kinh tế
lâm nghiệp, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc nước ta.
Ngày 21 tháng 05 năm 1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định
101/CP quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Kiểm

lâm nhân dân. Lực lượng Kiểm lâm nhân dân ra đời gắn liền với công tác quản
lý bảo vệ rừng, là cơ quan thừa hành pháp luật có quyền thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát và xử lý các vi phạm về bảo vệ rừng.
2.2 Ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các Pháp lệnh về xử
phạt vi phạm hành chính
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phá
rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát
triển rừng, phát huy các lợi ích của rừng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng nhu cầu bảo vệ và phát

5


triển rừng, cần phải có một văn bản pháp luật cao hơn, hoàn chỉnh hơn để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Sau hơn
19 năm thực hiện, pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng đã bộc lộ một số hạn
chế nhất định, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ rừng
trong tình hình mới. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
VIII, tại kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991 đã thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng. Ngày 19 tháng 08 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ra lệnh số 582CT/HĐNN8 Công bố Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Đây là một trong những Luật quan trọng, kế thừa và phát triển pháp lệnh quy
định việc bảo vệ rừng, đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh, quy định việc xử
lý các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng chặt chẽ và đầy đủ hơn, tạo cơ sở pháp lý
cho công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển rừng và khai thác sử dụng
rừng, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn thực vật rừng, động vật
rừng quý, hiếm, góp phần vào việc phòng chống thiên tai. Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng đã hướng dẫn và thu hút mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây
dựng, phát triển rừng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào sống ở vùng rừng, góp
phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Thực tế,
trong thời gian qua, tình trạng tàn phá rừng đã giảm, nhiều vùng đất trống được

phủ xanh, nhiều khu rừng được phục hồi, nên diện tích đất có rừng đã tăng lên
rõ rệt, độ che phủ của rừng tăng nhiều.
Để phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng hơn nữa nhu cầu bảo vệ và
phát triển rừng trong tình hình hiện nay, ngày 03 tháng 12 năm 2004 Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
năm 2004) và Luật này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2005.[7]
Ngày 02/07/2002 Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X đã thông qua Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có hiệu lực thực hiện ngày 01/10/2002 thay
thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995. Sau khi Pháp lệnh xử
lý vi phạm chính năm 2002 có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2002 đến nay đã có
2 lần được Quốc hội sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
+ Ngày 08/03/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa
đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
+ Ngày 02/04/2008, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 sửa
đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2.3. Các văn bản pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về
lâm nghiệp được ban hành từ trước đến nay
6


2.3.1. Trong thời kỳ thi hành Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng từ 19721991
Thông tư số 3984-LN-KL ngày 15/10/1977 của Bộ lâm nghiệp hướng dẫn
việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm luật lệ bảo vệ rừng.
Thông tư số 23-LN-KL ngày 08/10/1984 của Bộ lâm nghiệp hướng dẫn xử lý
bằng biện pháp hành chính đối với các hành vi đầu cơ, buôn lậu, tàng trữ, vận
chuyển, kinh doanh trái phép lâm sản.
2.3.2. Trong thời kỳ thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (12/08/1991)

đến nay
Pháp lệnh xử phạt hành chính ngày 30/11/1989. Nghị định số 14/CP ngày
15/12/1992 của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.
Nghị định số 14/CP ngày 15 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ ban hành quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.
Thông tư số 09 LN/KL ngày 01/06/1993 của Bộ lâm nghiệp hướng dẫn thực
hiện Nghị định 14/CP của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995.
Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 29/11/1997 của Chính phủ về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Thông tư số 01/NN-KL-TT ngày 18/02/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 77/NĐ-CP về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Quyết định số 402/NN-KL-QĐ ngày 21/03/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành hệ thống biểu mẫu về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản l ý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ ban hành về sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 29/11/1997 của Chính
phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản. Nghị định 17/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày
23/02/2002 , phần còn lại của Nghị định 77/NĐ-CP không sửa đổi bổ sung vẫn
tiếp tục thực hiện.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/ 2002.
Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 của Chính phủ ban hành về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
Công văn số 623/KL/TT-PC ngày 15/07/2004 về hướng dẫn và tổ chức thực
hiện Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.


7


Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02-11-2009 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối
hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường,
thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự.
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức
quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ tướng chính phủ sửa
đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg.
Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình
trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐCP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc
dụng.
Nghị định số 25/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT
ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ
lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định trình
tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại,
bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày
01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai
đoạn 2011 – 2020.
Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.[4]
2.4. Bước phát triển quan trọng về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lâm nghiệp
8


Ngày 30/11/1989 Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh xử phạt vi phạm
hành chính. Việc ban hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính là một bước
phát triển mới, quy định một cách có hệ thống việc xử phạt vi phạm hành chính
đối với các lĩnh vực quản lý của Nhà nước nói chung và quản lý bảo vệ rừng nói
riêng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhiều
lần được điều chỉnh và sửa đổi bổ sung, công tác quản lý bảo vệ rừng đòi hỏi
ngày một cao hơn, cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với các quan hệ xã
hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Từ năm 2009 – 2013, hai Nghị
định mới được ban hành: Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009, Nghị
định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.
2.4.1. Một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định
157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Hệ thống Văn bản pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung, xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nói riêng đã có một
bước hoàn chỉnh hơn trước (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng – Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính – Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là hệ thống không tách rời nhau).
- Quy định hành vi vi phạm, chế tài mức xử phạt được cụ thể và đầy đủ hơn.
- Thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục xử phạt được quy định chặt chẽ hơn so với
trước đây.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển, biến động của xã hội yêu cầu công tác quản
lý bảo vệ rừng đòi hỏi ngày một cao hơn. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
và Nghị định 159/2007/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải có sự điều
chỉnh sửa đổi bổ sung hoặc thay thế kịp thời để phù hợp với các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
Ngày 11/11/2013, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ra đời thày thế Nghị định
99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính của lực lượng Kiểm lâm được nâng lên, cụ thể:
- Kiểm lâm viên có thể lập biên bản xử phạt đến 500 nghìn đồng, trạm trưởng
Trạm Kiểm lâm có thẩm quyền phạt, tịch thu tang vật có giá trị 10 triệu đồng,
hạt trưởng hạt Kiểm lâm, đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động và phòng chống
cháy rừng có thẩm quyền phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến
25 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp xã phạt đến 5 triệu đồng, chủ tịch UBND cấp
huyện phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến 50 triệu đồng... Quy
định lâm sản bao gồm cả động vật thủy sinh được cơ quan có thẩm quyền cho
9


phép nuôi tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng. Tiêu chí xác định gỗ rừng trồng
có đường kính đầu nhỏ từ 6cm, chiều dài từ 1m trở lên. Bản giao kết giữa chủ sở
hữu hợp pháp của phương tiện và người thuê, mượn phải có chứng thực của
UBND cấp xã.

- Chỉ xử phạt hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất trong trường hợp
một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau, cùng xâm
hại vào một đối tượng...
- Trước đây, việc xử lý hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản là sản phẩm
khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng
(lâm sản phụ) như: Than hoa, than hầm, măng, song mây, nhựa thông, nhựa
trám, cây cảnh... có nguồn gốc từ rừng tự nhiên bị hạn chế vì không có chế tài
xử phạt.
- Theo Nghị định 157, khi mua bán, vận chuyển các lâm sản này mà không có
giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì tùy từng mức độ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền mức cao nhất lên đến 300 triệu đồng.
- Nghị định cũng bổ sung quy định phạt tiền đối với chủ rừng không lập hồ sơ
quản lý, sử dụng rừng, chủ cơ sở gây nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp
pháp nhưng không đăng ký trại nuôi theo quy định, khi xuất bán, vận chuyển
không trình báo đơn vị kiểm lâm, hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép bị
xử phạt cao hơn quy định cũ từ 2-3 lần.[3]
2.4.2. Ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002,
Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004, Nghị định 159/2007/NĐ-CP
ngày 30/10/2007, Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 và Nghị định
157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản bắt đầu thời kỳ này là trọng tâm nghiên cứu của
đề tài. Trong PHẦN 4 của khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu. Song có thể nhìn
nhận quá trình phát triển của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm
nghiệp từ khi có Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng (1972) đến nay chúng tôi
thấy cần quan tâm một số vấn đề như sau:
- Đối với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Đây là một Văn bản pháp luật rất quan trọng, tác động sâu sắc đến đời sống
xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tên gọi của Pháp lệnh đã có thay đổi “xử

phạt” thành “xử lý”, điều đó có thể hiểu rằng “xử phạt” chỉ một phần trong “xử
lý”. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm cả việc xử phạt và việc áp dụng các biện
10


pháp hành chính khác, trong đó thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực
hiện khác nhau. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban hành đã khắc
phục một số tồn tại trong các văn bản trước đó đồng thời tạo ra một cơ sở pháp
lý để ban hành các Văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực
quản lý Nhà nước khác nhau. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày
02/07/2002 là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày
25/06/2004, Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007, Nghị định
99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 và Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày
11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.

11


PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích thực trạng của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
• Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đến ý
thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý bảo
vệ rừng, quản lý lâm sản và hiệu quả của công tác pháp chế - thanh tra
kiểm lâm.
• Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả của công
tác Pháp chế - Thanh tra kiểm lâm trong việc quản lý bảo vệ và phát triển
rừng.

3.2. Nội dung nghiên cứu
• Tình hình cơ bản của thành phố Đông Hà.
• Tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản trên địa bàn thành phố Đông Hà từ năm 2011 - 2014.
• Tình hình xử phạt các vụ vi phạm hành chính về quản lý bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản tại thành phố Đông Hà trong những năm 2011 - 2014.
• Tác động của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và đời sống xã hội.
• Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và
công tác Pháp chế - Thanh tra kiểm lâm.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các văn bản pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lâm nghiệp (từ cấp Trung ương đến đại phương) ở Trạm Kiểm
lâm Đông Hà, website của Tổng cục Lâm nghiệp
Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng và diễn biến diện tích rừng hằng năm
của thành phố Đông Hà (thông qua các Báo cáo diễn biến tài nguyên rừng hằng
năm của Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà, Niên giám thống kê hằng năm của
Phòng Thống kê thành phố Đông Hà,…).

12


Thu thập số liệu về tình hình vi phạm lâm luật qua các năm từ 2011-2014 tại
Trạm Kiểm lâm Đông Hà, các đơn vị chủ rừng và các cơ quan liên quan khác.
3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các cán bộ Kiểm lâm nhằm
có được những thông tin cần thiết về hoạt động quản lý bảo vệ rừng của thành
phố, các thông tin về tình hình mua bán, khai thác, vận chuyển… lâm sản trái

pháp luật, cũng như các vùng trọng điểm thường xuyên xảy ra các hành vi vi
phạm hành chính về lĩnh vực lâm nghiệp.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp, thống kê các số liệu, thông tin thu thập được theo từng chủ đề (nội
dung nghiên cứu).
Đánh giá, phân tích các thông tin theo từng chủ đề và mối quan hệ giữa các
chủ đề

13


PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản thành phố Đông Hà
4.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối
Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm
khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước
Lào và Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong
khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt.
Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối
quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16007'53''
đến 16052'22'' vĩ độ Bắc; 107004'24'' đến 107007'24'' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía
Bắc 93 km.
Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km
về phía Nam.
Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong

Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía
Tây.

14


Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Đông Hà
Nguồn:
4.1.1.2. Địa hình - địa thế
Nét đặc trưng của Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra hai phía
Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông, vùng
đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp, khe.
Địa giới hành chính thành phố Đông Hà có thể quy về hai dạng địa hình cơ
bản sau:
- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tự
nhiên với hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 5- 100m. Mặt đất được phủ trên

15


nền phiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, xen kẻ là
những hồ đập.
- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm
55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu...). Địa hình này tập trung ở các phường:
II, III, Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Do địa hình thấp
trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão, hạn hán, thiếu nước về mùa
hè, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
4.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của miền Trung, mang đặc điểm

của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu
vực phía đông Trường Sơn. Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn
Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.
Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo
Hải Vân, nên ở khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các vùng
phía nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh
nhất từ 9 - 10 độ C. Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tập
trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%). Tuy nhiên số ngày mưa
phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17- 20
ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng và ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp.
Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ
tháng 9 -11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số
7,8,9,10. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượng
mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng.
Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt
động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4
đến tháng 9.
Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động
mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường
gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân, hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ
hè.

16


4.1.1.4. Thủy văn
a. Tài nguyên nước mặt
Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều

trên thành phố. Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói
Sòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhân
tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản
như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn.
Hệ thống hồ đập ở thị xã là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thành
các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh
thái.
b. Nguồn nước ngầm
Nước ngầm vùng Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lổ hổng và
các tầng chứa nước khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lổ
hổng và các tầng chứa nước khe nứt.
Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ thì vùng trung tâm
thành phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo. Nguồn nước mạch nông tồn tại
ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa.
Không có nguồn nước ngầm mạch sâu ở khu vực nội thị nhưng có thể khai
thác nguồn nước ngầm mạch sâu cách trung tâm thị xã 12km về phía đông bắc,
với công suất 15.000m3/ ngày (tại huyện Gio Linh), trữ lượng nước tương ứng
với cấp C1 là 19.046m3/ngày, cấp C2= 98.493m3/ngày. Lưu lượng giếng khoan
từ 15-191/s, tổng độ khoáng hoá 80-280mg/l.
4.1.1.5. Đất đai
Theo kết quả điều tra nông thôn hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của Đông
Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi,
phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát... nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất và
có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại đất sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực
triền sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha. Đây là loại đất thích
hợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Đất phù sa không được bồi.

17



- Đất Feralít vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở vùng đồi
phía tây và phía tây nam thị xã. Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500ha, chủ
yếu thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
- Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rãi rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các
phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương) có diện tích 1.000ha,
chuyên trồng lúa và hoa màu. Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chua
phèn, độ PH dao động từ 4,5 đến 6,5 nên độ phì kém.
- Đất cát…
4.1.1.6. Diễn biến diện tích rừng
Bảng 4.1. Diễn biến diện tích rừng thành phố Đông Hà giai đoạn 2011
– 2014 (đơn vị tính: ha)
TT

Năm

Diện tích
tự nhiên

Diện tích đất có rừng (ha)
Tổng số

Rừng
tự
nhiên

Rừng
trồng


Tỷ lệ
che phủ

1

2011

7.295,90

2.019,90

37,00

1.982,90

26,2

2

2012

7.295,90

2.147,80

37,00

2.110,80

25,4


3

2013

7.295,90

2.049,90

37,00

2.012,90

24,6

4

2014

7.295,90

2.204,30

37,00

2.167,30

25,4

Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng (Trạm Kiểm lâm

thành phố Đông hà, 2011-2014)

18


Biểu đồ 4.1. Diễn biến diện tích rừng trên địa bàn thành phố Đông Hà
giai đoạn 2011-2014

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn thành phố Đông Hà
giai đoạn 2011-2014
Qua kết quả ở bảng 01, biểu đồ 01, biểu đồ 02 cho thấy, diện tích rừng
trên địa bàn thành phố Đông Hà có diễn biến theo hướng tích cực, với
diện tích rừng trồng tăng đáng kể và diện tích rừng tự nhiên không thay
đổi.

19


Trong 4 năm (từ năm 2011 đến năm 2014) diện tích rừng trồng tăng
xấp xỉ 184,4 ha: năm 2011-2012 tăng 127,9 ha, năm 2012-2013 giảm 97,9
ha, năm 2013-2014 tăng 154,4 ha, nhưng rừng tự nhiên lại có diện tích
không thay đổi. Độ che phủ của rừng bình quân mỗi năm giảm khoảng
1%, chỉ tăng vào năm 2014, do trong thời kì này, rừng bước vào chu kì
khai thác và trồng mới. Đây là kết quả đáng khích lệ, góp phần to lớn
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như làm
giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái... Có được kết quả này là
nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Nhân dân các cấp, các Phòng ban chức
năng của thành phố, sự giúp đỡ của các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, sự cố
gắng, nỗ lực của các đơn vị quản lý và trực tiếp sản xuất lâm nghiệp trên
địa bàn cùng với nhân dân trong toàn thành phố.[5]


Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng thành phố Đông Hà
20


Nguồn: Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà
4.1.1.7. Đánh giá về đặc điểm tự nhiên của thành phố Đông Hà
- Thuận lợi:
Mặt đất được phủ trên nền phiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi
bát úp nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây
dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng.
Xen kẻ là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng
thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để xây dựng và phát
triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, nghĩ ngơi, tạo ra một cảnh quan đô
thị đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt.
Địa hình đồng bằng được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu...).
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát
triển của các loài cây trồng nông – lâm nghiệp.
- Khó khăn:
Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán,
thiếu nước về mùa hè, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Chịu ảnh hưởng của bão kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và
lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại
mùa màng.
Số ngày mưa phân bố không đều làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số
cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

21



4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Đặc điểm dân số:
Toàn thành phố Đông Hà có 9 phường: phường I, II, III, IV, V, Đông Lương,
Đông Lễ, Đông Giang và Đông Thanh với 86.333 nhân khẩu, trong đó Nữ: 43.546
người, nam: 42.787 người. Thành phần dân tộc: hầu hết là người Kinh, phân bố dân
cư ở trong rừng, ven rừng khoảng 2.000 người. Do là thành phố trung tâm của tỉnh cho
nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cao hơn so với toàn tỉnh. Tổng thu nhập
bình quân đầu người là 32,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 6,3%.
Trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật tốt, nhận thức của người dân về
PCCCR được nâng cao.
4.1.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội:
Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh.
Những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm
đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Đông Hà
cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh
nghiệp Nhà nước… lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất
lượng, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn
cho sự phát triển của thành phố Đông Hà.
Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá - xã
hội đều có nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy
mô và chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên. Hoạt động văn hoá thông
tin, TDTT phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu. Công tác an sinh xã hội và
chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. An ninh quốc phòng được giữ
vững, an toàn - trật tự xã hội được đảm bảo.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Giá trị tăng
thêm ngành dịch vụ bình quân 12,4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng
19%/năm. Năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng
cao.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân
hàng năm tăng 27%. Các loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, và có
chiều hướng phát triển tốt, đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

22


Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá,
nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác. Vùng
chuyên canh lúa hàng năm ổn định khoảng 1.100 ha; sản lượng lương thực hàng
năm đạt trên 9.500 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu
người tăng hàng năm, đạt trên 26 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần còn
5,37%, chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộ được đào tạo sau
đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, tạo việc làm mới hằng năm
cho 1.200 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2010 giảm còn 5,5%.
Giai đoạn 2010 -2015, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
bộ, huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng dịch vụ - công nghiệp
và xây dựng - nông nghiệp, thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng
xã hội, ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đô
thị, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn
đô thị loại II trước năm 2020.
4.1.2.3. Đánh giá về đặc điểm dân sinh – kinh tế của thành phố Đông Hà
- Thuận lợi: Nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng; sản
xuất; sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện về trồng trọt và chăn nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa.

- Khó khăn: Tiềm lực kinh tế còn yếu kém, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao nhưng thiếu sự ổn định, sức cạnh tranh và phát triển chưa toàn diện,
thương mại dịch vụ chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh trên hành lang
kinh tế Đông-Tây, phát triển công nghiệp chưa có những bứt phá…
4.2. Tình hình vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản trên địa bàn thành phố Đông Hà từ năm 2011-2014
4.2.1. Đối tượng bị xử phạt
Đối tượng xử phạt trong các vụ vi phạm phần lớn là người lao động,
người làm thuê, họ là những người thiếu việc làm, đời sống quá khó khăn, phải
làm thuê cho các đầu nậu buôn bán trái phép lâm sản. Rất khó có thể bắt được

23


lâm tặc một cách chính thống mà chủ yếu chỉ bắt được người dân làm thuê. Lâm
tặc thường đứng đằng sau thuê người lao động, chúng chỉ trả trước một ít tiền rất
nhỏ, khi bị phát hiện chúng lặng lẽ rút lui để lại hậu quả cho người lao động,
người làm thuê gánh chịu.
Một số ít trường hợp xử phạt các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp vi
phạm quy chế về khai thác gỗ, lâm sản thực sự gây khó khăn trong sản xuất đối
với các doanh nghiệp. Trong thiết kế khai thác gỗ, việc tính toán khối lượng
từng cây gỗ đứng không đảm bảo chính xác, có khi sai lệch lớn, điều đó thuộc
vào hành vi khai thác rừng trái phép mà các đơn vị khai thác, các chủ rừng
không sao tránh khỏi.
Việc xử phạt các vụ vi phạm do các đơn vị chủ rừng lập hồ sơ chuyển
giao, các đối tượng thường không khai đúng họ, tên, địa chỉ của mình. Lực
lượng bảo vệ rừng thường yếu về nghiệp vụ, quyền hạn thì có giới hạn, lại hoạt
động độc lập ở trong rừng nên gặp nhiều khó khăn trong việc lập hồ sơ bắt giữ
các vụ vi phạm. Đặc biệt, lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng hoạt
động thiếu cơ sở pháp lý trong việc tạm giữ người vi phạm hành chính và kiểm

tra các giấy tờ tùy thân của họ. Do đó, các hồ sơ vi phạm mà các chủ rừng lập,
chuyển giao cho kiểm lâm hầu hết không xác định được đối tượng vi phạm một
cách chính xác để xử phạt. Cơ quan kiểm lâm đã nhiều lần căn cứ vào hồ sơ
được lập của các lâm trường tiến hành xác minh ở các địa phương nhưng vẫn
không xác định được đối tượng vi phạm. Theo quy định, các trường hợp chủ
rừng phát hiện vi phạm quả tang, lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi
phạm chuyển cho cơ quan kiểm lâm thì cơ quan kiểm lâm sau khi xử phạt người
vi phạm phải trả lại gỗ, lâm sản cho chủ rừng. Nếu chủ rừng không bắt được quả
tang người vi phạm thì tịch thu lâm sản sung vào công quỹ Nhà nước. Thực
trạng xử lý các vụ việc nói trên trong thời gian qua không đảm bảo quyền lợi
cho chủ rừng hoặc không xử lý đúng đối tượng vi phạm mặc dầu chủ rừng đã
phát hiện vi phạm quả tang.
Đây là một thực trạng mà trong những năm qua giữa các chủ rừng và cơ
quan Kiểm lâm đang còn vướng mắc và gây ra nhiều tranh luận. Nếu xử lý
không đúng đắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý bảo vệ rừng.
Bảng 4.2. Đối tượng VPHC trong lĩnh vực lâm nghiệp tại thành
phố Đông Hà
Đối
Hành vi vi phạm
tượng vi Phá
Vi
Vi

Vi

Vận

Mua

Vi

24


rừng
trái
phép

phạm
quy
định
chung
về
BVR

phạm
quy
định về
PCCCR

phạm
quy
định về
bảo vệ
ĐVHD

chuyển
lâm
sản trái
phép


bán,
cất giữ,
kinh
doanh
lâm
sản trái
phép

phạm
thủ tục
hành
chính

Cá nhân

X

X

X

X

X

X

Hộ gia
đình


X

X

X

X

X

X

X

Tổ chức

Nguồn : Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà, 2011-2014
Theo kết quả điều tra của bảng trên cho thấy, trên địa bàn thành phố Đông
Hà, hầu hết các vụ vi phạm hành chính đều do đối tượng vi phạm là các cá nhân
thực hiện. Những hành động vi phạm chủ yếu là: vận chuyển lâm sản trái phép,
mua bán, cất giữ, kinh doanh lâm sản trái phép, vi phạm thủ tục hành chính...
Trong 4 năm liền, không có một vụ vi phạm nào về phá rừng trái phép, chỉ có 01
vụ vi phạm quy định về PCCCR, một phần cũng là do công tác thanh tra, kiểm
tra của các cơ quan chức năng được thực hiện tốt. Những vụ vi phạm hành chính
ở thành phố Đông Hà không mang tính tổ chức, chỉ mang tính tự phát, tự giác là
chính.[5]
4.2.2. Đặc điểm, tính chất các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng
Trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2014, tình hình các vụ vi phạm về
quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Đông Hà khá
phức tạp, các vụ vi phạm hầu hết mang tính chất nhỏ lẻ, quy mô không lớn, các

đối tượng rừng bị xâm hại là rừng tự nhiên, rừng trồng với các loại lâm sản như:
gỗ, động vật hoang dã,... Những vụ vi phạm này xảy ra mọi lúc, mọi nơi, không
kể ngày đêm, trên khắp địa bàn thành phố. Đối tượng vi phạm chủ yếu là người
dân địa phương sống ở khu vực gần rừng, họ vào rừng khai thác trái phép lâm
sản kiếm thêm thu nhập, từ đó gây thiệt hại về nguồn tài nguyên rừng.
Trên địa bàn thành phố Đông Hà hiện nay có khoảng trên 2000 ha rừng
trồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, công ty Lâm nghiệp. Các vụ vi phạm hành
chính về phá rừng trái phép là một vấn đề nổi cộm trên địa bàn. Do người dân
chỉ nhìn thấy mặt lợi của rừng là cho nguồn lâm sản dồi dào, mà không nghĩ đến
25


×