Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng đặc dụng tây côn lĩnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.32 KB, 25 trang )

chuyên đề : “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp về công tác
quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh - Hà Giang.”

Phần i
đặt vấn đề
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, vì nó giữ một vai trò vô cùng
quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Là nguồn tài nguyên
đa dạng và phong phú, rừng điều hoà khí hậu, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi
trường sống, rừng còn là nhà máy lọc khổng lồ. Ngoài giá trị về kinh tế, môi trường,
rừng còn có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên, du lịch văn hoá, danh lam
thắng cảnh, an ninh quốc phòng
Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, quanh năm cây cối xanh tươi.
Rừng tự nhiên cũng vậy, với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần
động thực vật, đã bao đời nay rừng cung cấp lâm, đặc sản, thuốc chữa bệnh cho con
người, thế nhưng mấy thập niên gần đây dân số tăng nhanh, sức ép về diện tích đất
canh tác ngày càng tăng đối với rừng. Mỗi năm có hàng triệu ha rừng bị tàn phá
nghiêm trọng, nhiều loài động thực vật đã vĩnh viễn mất đi, nguồn Gen các loài động
thực vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay diện tích rừng nước ta đã suy giảm đáng kể do nhiều nguyên
nhân:dân số tăng nhanh, nạn khai thác chặt phá rừng bừa bãi, tập quán của người
dân…Do vậy công tác quản lí và bảo vệ rừng hết sức quan trọng.
Tỉnh Hà Giang hiện nay có 5 khu bảo tồn thiên nhiên đó là : Tây Côn Lĩnh,
Phong Quang, Bát Đại Sơn, Du Già, Bắc Mê. Mục đích của việc thành lập các khu
bảo tồn này là nhằm bảo vệ nguồn Gen của các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ
sinh thái môi trường, phát huy tác dụng phòng hộ, vai trò đầu nguồn xung yếu của
sông Lô, sông Chảy, sông Gâm, sông Miện …Rừng bảo tồn thiên nhiên Tây Côn
Lĩnh là một trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. Đây là một khu vực có kiểu rừng
1
kín thường xanh á nhiệt đới ẩm vùng núi cao cùng với sinh cảnh rừng trên núi đá vôi
với nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm. Nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
và nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.


Nhiều thập niên trở lại đây, cả nước nói chung, khu Tây Côn Lĩnh nói riêng
dưới áp lưc của dân số tăng nhanh và cách thức sử dụng tài nguyên không hợp lý, đã
gây những tác động to lớn đến tài nguyên và môi trường sinh thái. Một số loài thực
vật, động vật rừng có giá trị về khoa học, kinh tế cũng đã bị biến mất hoặc bị đe dọa
săn đuổi. Mất rừng dẫn đến đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn nước không được điều hoà
và thời tiết diễn biến thất thường.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã thực hiện chuyên đề:“Đánh giá thực trạng và đề
xuất biện pháp về công tác quản lý và bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng đặc dụng
Tây Côn Lĩnh-Hà Giang”.
Kết quả nghiên cứu của chuyên đề hi vọng sẽ giúp được Ban quản lí rừng đặc
dụng Tây Côn Lĩnh có cơ sở để quản lý và bảo vệ rừng tốt hơn trong thời gian tới.
Phần ii
Mục đích yêu cầu của chuyên đề
2
I. Mục đích
- Đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, thực hiện chuyên đề
nhằm tìm ra hạn chế trong công việc quản lý bảo vệ rừng,Từ đó đưa ra các biện pháp
khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng
trong thời gian tới.
II. Yêu cầu
- Nắm được phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
- Số liệu phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo cho công việc đánh giá hiện trạng
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
- Đánh giá hiệu quả việc quản lý bảo vệ rừng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý bảo vệ rừng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ rừng , nhằm ngăn chặn nạn chặt phá
rừng
III. Nội dung.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng ở ban quản lý.

- Phân tích ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến công tác quản lý rừng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn nạn chặt phá
rừng nhằm ngăn chặn những tác động xấu nhất tới rừng.
Phần iii
Tình hình cơ bản nơi thực hiện chuyên đề
I. Điều kiện tự nhiên
3
1.1 Vị trí địa lý
1.1.1. Đặc điểm chung
Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh I được thành lập năm 1994, đến năm 1999
sáp nhập với Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh II và chính thức theo Quyết
định số 642/ QĐ-UB ngày 19/ 03/2002 của UBND Tỉnh Hà Giang. Với những mục
tiêu chính của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh là :
- Bảo vệ khu rừng nhiệt đới, á nhiệt đới trên núi cao phía bắc Việt Nam thuộc
Tỉnh Hà Giang.
- Bảo vệ đa dạng về kiểu rừng, cấu trúc tầng thứ của rừng và tất cả các loài
động thực vật. Bảo tồn nguồn Gen, các giá trị khoa học, địa chất, cảnh quan thiên
nhiên.
- Phát huy vai trò đầu nguồn xung yếu của hai hệ thống sông là Sông Lô và
Sông Chảy.
- ổn định đời sống kinh tế xã hội của bộ phận dân cư đang sinh sống trong
khu bảo tồn thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, góp phần đảm bảo quốc
phòng an ninh vùng biên giới.
Tổng số cán bộ công chức viên chức Ban quản lý rừng dặc dụng Tây Côn
Lĩnh hiện nay là 09 người, trình độ đại học 04 người, trung cấp 03 người đang học
đại học 02 người. Về tuổi đời : trên 50 có 02 người, còn lại đều ở độ tuổi từ 25 đến
45, nhìn chung cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh là trẻ khoẻ, nhiệt
tình hăng say trong công tác.
1.1.2 Vị trí địa lý
Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có toạ độ địa lý:

- Từ 22
0
39 đến 22
0
50 độ vĩ bắc
- Từ 104
0
39 đến 104
0
59 độ kinh đông
Bao gồm 10 xã thuộc 03 huyện thị : xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thuỷ, Phương
Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thượng Sơn- huyện Vị Xuyên ; xã Phương Độ - thị xã
Hà Giang và Túng Sán – huyện Hoàng Su Phì.
Tổng diện tích khu bảo tồn là 32.910 ha trong đó :
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.805 ha
4
- Phân khu phục hồi sinh thái là 12.456 ha
- Còn lại là diện tích vùng đệm và vùng hành chính
Khu vực có ranh giới hành chính như sau :
- Phía Bắc giáp bản Nà Toong xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên
- Phía Nam giáp thôn Bó Đướt xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên
- Phía Đông giáp thôn Cao Bành xã Phương Thiện, thị xã Hà Giang
- Phía Tây giáp xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì.
1.2. Đặc điểm địa hình
Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh nằm ở phía Bắc Tỉnh Hà Giang, đây là khu vực
với nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở. Dãy núi chạy dài
từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát
triển thành một dãy núi lớn khác chạy xuống phía Nam. Đường phân thuỷ xuống
phía Tây đổ xuống Sông Chảy, Phía đông đổ xuống Sông Lô.
Do địa hình hiểm trở cho nên vùng quy hoạch cho khu Bảo tồn vẫn còn giữ

được một khu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với diện tích liền
vùng khá lớn (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích là : 15.805 ha). Là vùng
núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh cho nên tạo ra các vùng có địa hình, khí
hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng và phong phú.
1.3. Khí hậu thuỷ văn
* Khí hậu
Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của khí hậu vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt :
+ Nhiệt độ trung bình năm 22,6- 23
0
C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất : 27,2 – 27.5
0
C
+Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1.5
0
C
5
Các tháng 11, 12, tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều vùng nhiệt độ
xuống dưới 0
0
C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết.
Biểu.1 : Các yếu tố thời tiết khí hậu ( Số liệu khí tượng được theo dõi
trong năm 2007 của trạm đài khí tượng Hà Giang).
1.4.Địa chất thổ nhưỡng.
- Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có 5 loại đá mẹ chính: Đá gralit, đá phiến
thạch sét, đá hỗn hợp, đá vôi, đá Sa thạch. Trong khu bảo tồn có những loại đất chủ

yếu sau :
- Đất mùn alít trên núi cao. Phát triển trên đá gralít và đá hỗn hợp, phân bố ở
độ cao trên 1.000m đặc điểm của nhóm đất này là tầng đất mỏng, tầng mùn dầy. Loại
đất này cần được bảo vệ.
- Đất Feralit mùn xám vàng phát triển trên đá mắc ma axít và đá hỗn hợp.
Phân bố ở độ cao từ 700m – 1.700m. Đặc điểm của nhóm đất này là lượng mùn tầng
đất mặt khá cao, hơi chua. Thích hợp trồng các cây Thông, PơMu, Sa Mộc.
- Đất Feralít vàng xám núi thấp được hình thành trên đá mẹ hoặc mẫu chất
nghèo kiềm, phân bố ở điều kiện nhiệt đới ẩm, Đặc điểm của loại đất này là tầng đất
thịt dầy, thích hợp trồng các loại cây Sa Mộc, Chè
Yếu tố
tháng
Nhiệt độ trung
bình
(
0
C)
Số lượng nắng
trung bình
(giờ)
Lượng mưa
bình quân
(mm)
Độ ẩm không
khí
(%)
1 16,8 57 3,6 82
2 18,4 31 56,2 86
3 20,6 43 30,1 84
4 25,3 107 59,4 80

5 26,4 102 151,6 76
6 28,7 138 279,5 82
7 28,9 156 294 87
8 27,3 149 344 88
9 26,4 182 66,1 83
10 25,1 96 104,2 85
11 22,5 141 32,6 83
12 17,2 80 36,8 81
6
- Đất feralit xám núi trung bình phát triển trên sa thạch. Đặc điểm của loại đất
này là thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, Độ chua lớn. Thích hợp trồng các
loại cây nông nghiệp như Lúa, Ngô, Khoai, Sắn…
Đất phát triển trên đá vôi. Đặc điểm của đất này là thịt nặng, dễ bị hạn vào mùa
khô, tầng đất thịt mỏng. thích hợp trồng các loại cây : Lát Hoa, Pơ mu, Nghiến…
Biểu 2. Hiện trạng sử dụng đất RĐR Tây Côn Lĩnh
STT Hiện trạng Tổng (ha) Tỷ lệ % Ghi chú
1 Đất có rừng tự nhiên 22.287 67.72
2 Đất có rừng trồng 3.098 9.41
3 Đất không có rừng 370 1.12
4 Đất canh tác nông nghiệp 6.436 19.5
5 Đất thổ cư 634 1.92
6 Đất khác 85 0.25
7 Tổng DTTN(ha) 32.910 100
II. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội
2.1 Dân tộc, dân số lao động và phân bố dân cư
Các xã trong khu bảo tồn đều là những xã có điều kiện kinh tế xã hội ít người
như dân tộc Cao Lan có 5 hộ, La Chí 3 hộ, Mường 2 hộ và dân tộc Giấy có 1 hộ.
Các dân tộc chung sống với nhau rất hoà thuận và đoàn kết, tuy nhiên mỗi dân tộc có
bản sắc văn hoá riêng, chính vì vậy mà họ thường sống theo cộng đồng dân tộc riêng
rẽ. Nhìn chung các dân tộc phân bố không đều, sống rải rác trên các sườn dốc, sườn

núi. Người H’Mông sống ở vùng cao nhất, thấp hơn là người Dao, thấp hơn nữa là
người Tày, Nùng. Người Kinh chủ yếu sống ở vùng thấp nhất và thuận tiện giao
thông, trung tâm xã, nơi thuận tiện giao thương hàng hóa.
- Nằm trong khu vực rừng đặc dụng có 5.300 hộ và 27.193 nhân khẩu, phụ nữ
chiếm 50,7 %. Số lao động chiếm 43% trong tổng số nhân khẩu. Dân tộc Dao chiếm
tỷ lệ cao nhất 49,21%, dân tộc Tày chiếm 32,12%, dân tộc H’Mông chiếm 10,16%.
Dân trí thấp đa số phụ nữ và người già không biết tiếng phổ thông, nhất là dân tộc
H’Mông, dân tộc Dao và dân tộc Clao. Người dân ở đây hầu như không hiểu gì về
giá trị về môi trường của rừng, họ chỉ biết là rừng chỉ là một phần thu nhập và là
nguyên liệu trước mắt phục vụ đời sống của họ.
2.2 Cơ sở hạ tầng – văn hoá xã hội
7
* Giao thông vận tải.
- Trục đường quốc lộ 2 chạy quanh khu bảo tồn dài 15km, đây là tuyến
đường chính nối liền thị xã Hà Giang với cửâ khẩu Thanh Thuỷ.
- 100% các xã đều có đường ô tô và điện lưới đến trung tâm xã, các xã Thanh
Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Quảng Ngần có đường nhựa
- Đường ô tô đã đi đến nhiều thôn trong xã, tất cả các thôn đều có đường xe
máy đi đến tận thôn, đó là điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế – văn
hoá - xã hội, nhưng đó cũng là mặt tiêu cực trong việc quản lý bảo vệ rừng, vì nơi
nào có giao thông thuận tiện thì nơi đó tệ nạn khai thác, vận chuyển lâm sản thường
xuyên sảy ra.
* y tế.
- Các xã đều có trạm y tế, mỗi trạm y tế có từ 2 đến 4 y tá và 2 y sĩ. Trung
bình cứ 570 người dân có 1 cán bộ y tế. Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân
dân trong xã, đội ngũ y tế trên địa bàn còn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, y
tế dự phòng, đặc biệt là công tác sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình.
* Giáo dục
- 100% các xã có trường mầm non và tiểu học, 6 xã có trường trung học phổ
thông, xã Phương Tiến còn có trường cấp II- III. Các thôn ở xa trung tâm xã còn có

các điểm trường để các em học sinh có điều kiện được đến trường
* Văn hoá xã hội
- 9/ 10 xã đã có trụ sở 2 tầng, duy nhất có xã Túng Sán có trụ sở xã là nhà cấp
IV.
- Khu vực trung tâm xã Thanh Thuỷ các cơ quan, hải quan, bưu điện, ngân
hàng và đồn biên phòng được xây dựng tương đối tốt.Cửa khẩu Thanh Thuỷ đã và
đang mở ra nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế và du lịch.
2.3 Một số điều lưu ý về mối quan hệ giữa các cộng đồng và đa dạng sinh học.
Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng
ẩm á nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Theo số liệu điều tra, tại
đây đã ghi nhận được 382 loài thực vật với 44 loài quý hiếm. Về động vật có 252
loài trong số đó có 34 loài quý hiếm. Nhiều loài quý đã bị đe dọa tuyệt chủng trong
8
vùng. Tuy nhiên số liệu này khác với con số do Viện điều tra quy hoạch rừng phát
hiện năm 2002. Hiện nay chưa hề có thêm các cuộc điều tra về giá trị đa dạng sinh
học của khu bảo tồn. Mặc dù tại một số khu vực của rừng đặc dụng, rừng đã bị thay
bằng việc trồng cây Thảo quả (Amomumplantation), bị chặt rải rác và bị đốt để sản
xuất nông nghiệp, nhưng số liệu điều tra năm 2002 đã cho thấy khu bảo tồn vẫn còn
là một vùng rừng rộng lớn với các dạng rừng khác nhau, đa dạng về các sinh cảnh và
hệ sinh thái, có giá trị cao về bảo tồn nguồn Gen và nghiên cứu khoa học. Rừng đặc
dụng Tây Côn Lĩnh có nhiều loại sản phẩm rừng quý hiếm và là môi trường sống của
nhiều loài động vật hoang dã.
Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh đóng một vai trò quan trọng về môi trường và
sinh thái, điều chỉnh các nguồn nước phục vụ đời sống hàng ngày của người dân địa
phương và cho nền sản xuất nông nghiệp của họ, đặc biệt là công tác bảo vệ các khu
rừng đầu nguồn của hệ thống Sông Lô và Sông Chảy. Việc xây dựng Ban quản lý
cho thấy sự đóng góp của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh đối với việc làm
tăng tính đa dạng sinh học, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái cùng với khu hệ các loài
động thực vật quý hiếm. Xây dựng khu bảo tồn cũng sẽ góp phần nâng cao mức sống
của người dân bởi các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm, các chương trình

trồng, khôi phục và bảo vệ rừng theo định hướng, cũng như việc sử dụng hợp lý và
bền vững các nguồn tài nguyên rừng.
2.4.kinh tế xã hội.
- Các xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy, Phương Tiến trong cuộc chiến
tranh biên giới (1979) đã phải đi sơ tán ở những nơi khác, đến những năm 1987 một
số hộ mới bắt đầu tái định cư. Khi đi sơ tán hầu hết các hộ đã bỏ lại đa số tài sản, cho
nên cuộc sống rất khó khăn, chính vì lý do đó mà cuộc sống của họ một phần là nhờ
vào tài nguyên rừng. Các dân tộc trong các xã thuộc rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh
chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Tập quán canh tác chủ yếu là lúa nước trên ruộng
bậc thang, ngoài ra còn trồng Ngô, Đậu tương, Sắn, kết hợp chăn thả gia súc, gia
cầm. Ngoài ra còn có thu nhập từ chè, thảo quả (cây thảo quả thường trồng dưới tán
rừng trong khu bảo tồn), một số bộ phận không nhỏ thường xuyên vào khu bảo tồn
khai thác gỗ, thu hái, quả, hạt, hoa và một số cây dược liệu.
9
- Người dân ở đây hầu như không hiểu gì về giá trị về môi trường của rừng,
họ chỉ biết rừng chỉ là một phần thu nhập và là nguyên liệu trước mắt phục vụ đời
sống của họ. Hiện tại ranh giới của khu bảo tồn chưa được phân định rõ ràng. Ban
quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh không có bản đồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng
của rừng đặc dụng. Ranh giới của rừng đặc dụng chưa được cắm mốc, cho nên việc
quản lý tài nguyên rừng, điều tra các điều kiện dân sinh kinh tế độ chính xác chưa
cao.Sự lấn chiếm rừng và đất rừng, đốt nương làm rẫy đã làm mất đi tính nguyên vẹn
trong vùng lõi của khu rừng. Lý do là giá trị kinh tế của cây Thảo quả cao nên có
một bộ phận không nhỏ người H’Mông và người Dao ở các xã Lao Chải, Xín Chải,
Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Cao Bồ, Túng Sán trồng thảo quả trong
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và đã có sự tranh chấp diện tích đất trồng Thảo quả
giữa các thôn bản, các xã. Dân tộc H’Mông và dân tộc Dao là 02 dân tộc rất giỏi sản
xuất súng săn tự chế, hiện tại nhà nước đã nghiêm cấm việc sử dụng và tàng trữ súng
săn, nhưng một số hộ dân vẫn lén lút cất giấu súng săn ở trên rừng để đi săn bắn. Cây
lương thực chính trong khu vực này là lúa nước, ngoài ra còn sắn, ngô… Gia súc, gia
cầm có trâu, bò, lợn, gà, dê…Do tập tục chăn thả gia súc cho nên trâu, bò, dê, lợn

thường xuyên phá hoại cây nông nghiệp. Trâu còn được sử dụng vào việc vận
chuyển lâm sản khai thác trái phép từ khu vực thuộc rừng đặc dụng. Chăn nuôi bị
chết nhiều trong mùa đông. Củi đun rất quan trọng, ngoài việc đun nấu củi còn để
sưởi ấm trong mùa đông cho nên tất cả các hộ đều sử dụng nó một cách phổ biến.
Phương pháp đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa được triển khai trong khu
vực Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh.
Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, rừng, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
để có những tác động có hiệu quả đến khu vực rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh và tài
nguyên thiên nhiên khác thì cần có sự ổn định về kinh tế, cần được sự quan tâm từ
các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các hộ dân trong khu vực rừng đặc
dụng.
III. HIệN TRạNG CÔNG TáC QUảN Lý Và BảO Vệ RừNG
3.1. Diện tích các khu của rừng Tây Côn Lĩnh
10
Khu RDD PK bảo vệ nghiêm
ngặt
PK phục hồi sinh
thái
PK hành chính dịch
vụ
Tây Côn
Lĩnh
DT rà soát(ha) DT rà soát(ha) DT rà soát (ha)
15.805 12.456 0
3.2.Động vật. thực vật rừng.
3.2.1.Hệ thực vật
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh là nơi giao thoa của nhiều luồng thực vật.
* Khu hệ bản địa đặc hữu của Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa gồm các họ
Hoàng Đàn (Cupressaceae), Thông (Pinaceae), Kim giao (Podocapeceae), Dẻ
(Fagaceae), Re (Lauraceae), Dâu tằm (Moraceae)…

* Khu hệ ấn Độ – Miến Điện: gồm đại diện các họ : Gạo (Bombaceae), Cỏ
roi ngựa (Verbenaceae)…
* Luồng thực vật di cư từ Malayxia – Indonexia: tiêu biểu họ Dầu
(Dipterocarpaceae)
Qua điều tra bước đầu cho thấy ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có 383 loài
thực vật thuộc ngành hạt kín, ngành hạt trần và ngành dương xỉ.Số loài thực vật
thuộc các chi, họ, ngành được trình bày ở bảng dưới:
Biểu 3: biểu thống kê thực vật
TT Ngành thực vật Họ T.V Chi Loài
Tổng 103 240 383
1 Dương Xỉ (Polypodiophyta) 08 10 11
2 Hạt trần (Pinophyta) 04 05 12
3 Hạt kín (Magnoliophyta) 91 225 360
Điều đó cho thấy khu hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh
tương đối giàu về thành phần loài.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có 43 loài quý hiếm , trong đó có 3 loài
đặc hữu có giá trị cần được bảo vệ, đó là:
- Cây Vù Hương (Cinnamumum balansaestyrak Lecomte)
- Cây Bồ an (Colona poilaneiu Gagnep)
- Cây Bồ đề lá bời lời (Styrax litseoides J E Vidal)
Biểu 04.thống kê các loài thực vật quý hiếm:
11
STT Tên loài Cấp BĐ
Tên Việt Nam Tên La Tinh
1 Ngũ gia bì Acanthopanax triforliatus(L) Merr K
2 Ngũ gia bì hương Acanthopanax gracilistylus W.W.Smith T
3 Trúc tiết nhân sâm Panax bipinnatifidus Seem E
4 Biến hoá Asarum balansae Franch E
5 Thổ tế tân Asarum caudigerum Hance V
6 Tẩm Altingia chinensis R

7 Chum quao Dolichandrone ppathacea (Lf) K K
8 Đinh Makhania stipulata (Roxb) Seem V
9 Bát giác liên Podophyllum tonkinesis Gagnep E
10 Muồng trắng Zenia insignis Chun R
11 đẳng sâm Codonopis javanica (Blume) Hook V
12 Chò chỉ Shorea chinensis K
13 Trai Gareinia fagracodes A.Chev V
14 Hồng quang Podophyllu Gagnep V
15 Gù hương Drone ppathacea R
16 Re hương K
17 Vàng tâm V
18 Hoàng đằng Canthopanax gra V
19 Bình vôi V
20 Đau xương K
21 Lát hoa K
22 Củ cốt khí R
23 Hoàng liên Trung Quốc E
24 Hoàng liên chân gà
25 Huyết đằng R
26 Lá dương đỏ R
27 Bồ đề lá bời lời T
28 Nghiến V
29 Bồ an R
30 Cử sapa R
31 Sưa V
32 Hoàng tinh hoa trắng V
33 Lan kim tuyến E
34 Hoàng thảo sừng dài R
35 Thổ phục linh V
36 Bảy lá một hoa R

37 Hoàng đàn E
38 Pơmu K
39 Hoàng đàn giả K
40 Thông tre lá ngắn R
41 Kim giao V
42 Sa mộc quế phong R
43 Cốt tích K
Ghi chú:
E: đang nguy cấp
V: sẽ nguy cấp
R: hiếm
T: bị đe doạ
12
K: biết không chính xác
Biểu trên cho thấy 43 loài ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh ,nhiều loài đang
ở trong tinh trạng bị đe doạ và nguy cấp.
3.2.2.Hệ động vật
Hiện có 252 loài động vật có xương sống trên cạn trong khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Côn Lĩnh.
Biểu 5.Thành phần động vật Tây Côn Lĩnh:
Lớp Số bộ số họ Số loài
Thú 8 24 49
Chim 13 46 150
Bò sát 2 11 21
Lưỡng thê 2 7 32
Cộng 25 88 252
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có 34 loài động vật quý hiếm, sau đây
là 1 số loài quý hiếm tiêu biểu:
- Cu li lớn (Nyctiebus concolug)
- Cu li nhỏ (Nyctiebus pygmaeus)

- Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
- Khỉ mốc (Macaca assamensis)
- Gấu ngựa (Selenarctos thibetanus)
- Báo gấm (neofelis nebuiosa)
- Báo hoa mai (Panthera pardus)
- Sáo bay lông tai (Belomys pearsomi)
- Sáo đen (Ratufa bucolor)
Biểu 6. Nhóm động vật quý hiếm đơn vị : loài.
Lớp Tổng cộng Nguy cấp
(E)
Sẽ nguy cấp
(V)
Hiếm
(R)
bị đe doạ
(T)
Tổng cộng 34 7 14 4 9
Thú 18 5 10 2 1
Chim 5 2 1 2
Bò sát 9 - 4 - 5
Lưỡng thê 2 - - 1 1
*Nhận xét
13
- Khu hệ động vật có xương sống trên cạn của Tây Côn Lĩnh khá phong phú,
bước đầu đã thống kê được 252 loài, đặc biệt là lớp lưỡng thê có 32 loài.
- Nhóm động vật quý hiếm có 34 loài.Tuy vậy khả năng bảo tồn chúng thấp do
số lượng cá thể của chúng còn ít.
- Nguồn lợi động vật ngày càng nghèo đi do săn bắn quá mức và diện tích
rừng bị thu hẹp.


Phần IV
Nội dung và phương pháp
I.Nội dung.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Phân tích ảnh hưởng một số nhân tố đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.
- Xác định diện tích rừng trọng điểm.
- Đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
II.Phương pháp nghiên cứu.
* Ngoại nhập
- Kế thừa tài liệu sẵn có của các cơ quan địa bàn đã có.
- Sử dụng bản đồ địa hình để xác định diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
đất khác.
- Sử dụng bản đồ diễn biến tài nguyên rừng để nhận biết các loại rừng trên địa
bàn, kế thừa số liệu kiểm kê rừng.
- Thu nhập số liệu và tài liệu về công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển
rừng tại ban quản lý rừng.
- Điều tra trực tiếp ngoài thực địa.
* Nội nghiệp
- Phân tích và tổng hợp số liệu.
14
- Các số liệu thu thập được đã được phân tích từng yếu tố được thể hiện trên
các bảng biểu.
Phần V
Kết quả và phân tích kết quả
i.những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Điều kiện tự nhiên: Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh quản lý một
diện tích rừng rất lớn, phần lớn là đường khó khăn, địa hình hiểm trở. Vì vậy việc
quản lý và bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn, đất đai được phát triển trên phiến đá,
thạch đá feralit có nhiều tầng đất khác nhau.
- ảnh hưởng của khí hậu đến công tác quản lý bảo vệ rừng: Khí hậu thuộc khí

hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt, trong các tháng mùa khô thường
bốc hơi nước cao mực nước ngầm xuống thấp rất dễ sảy ra hiện tượng cháy rừng.
Mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, lũ quét gây thiệt hại nhiều về tài sản của nhân dân,
cũng như mất rừng và đất nằm trong lưu vực mưa lũ cũng bị sạt lở. Về mùa đông
nhiều nơi nhiệt độ xuống thấp xảy ra hiện tượng tuyết rơi, làm ảnh hưởng đến tiến độ
trồng rừng và tình hình sinh trưởng phát triển của cây trồng.
- ảnh hưởng của kinh tế xã hội, thành phần dân tộc, tập quán canh tác đến công
tác quản lý bảo vệ rừng: Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có diện tích rừng
quản lý gồm 10 xã thuộc 03 huyện (thị) gồm 11 dân tộc sinh sống trong phạm vi
quản lý: Đó là các dân tộc H’Mông, Mường, Dao, Kinh, Tày, Clao, La Chí, Hán
(Hoa), Giấy, Nùng, Cao Lan. Tập quán canh tác chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là
15
lúa nước. Do điều kiện kinh tế lạc hậu chỉ sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chưa
được người dân quan tâm và đầu tư nên hiệu quả mang lại từ rừng cho họ chưa cao.
- Công tác khoán bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình: Ban quản lý rừng đặc
dụng Tây Côn Lĩnh đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã vận động tổ
chức cho nhân dân triển khai công tác khoán rừng, bảo vệ rừng. Nhờ công tác quản
lý bảo vệ rừng có tích cực đến các hộ gia đình được thực hiện mà người dân được
làm chủ trên mảnh đất của mình, yên tâm đầu tư và phát triển kinh tế của gia đình,
nhờ vậy mà tăng được vốn rừng.
Biểu:7 Thực hiện kế hoạch khoán rừng năm 2007:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạc
giao
Thực hiện Tỷ lệ %
1 Khoán bảo vệ rừng Ha 2.094 2.094 100
2 Khoanh nuôi PHR Ha 2.731,2 2.731,2 100
3 Chăm sóc rừng trồng Ha 950 950 100
4 Trồng rừng và CSR N1 Ha 100 100 100
5 XD cơ sở hạ tầng Tr đồng 89 89 100
6 Chi phí quản lý Tr đồng 100,24 100,24 100

Tất cả các chỉ tiêu lâm sinh như : Trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng,
khoanh nuôi phục hồi rừng…nêu trên đều đã được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh,
nghiệm thu đạt 100% cả về số lượng và chất lượng, được kho bạc nhà nước Hà
Giang chấp nhận thanh toán 100% vốn theo dự toán được duyệt. Được các ngành
chức năng của tỉnh đánh giá là có hiệu quả.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản: Quản lý bảo vệ
rừng là nhiện vụ chính trị trọng tâm của đơn vi do UBND Tỉnh Hà Giang giao, quán
triệt nhiệm vụ đó Ban quản lý rừng đặc dụng Tây côn Lĩnh thường xuyên duy trì
hoạt động của các Trạm quản lý bảo vệ rừng ở các xã Lao Chải, Cao Bồ và Phương
Tiến. Nhân viên quản lý bảo vệ rừng được phân công phụ trách từng địa bàn cụ thể,
ngoài ra đơn vị còn thành lập 01 tổ cơ động thường xuyên bám sát các địa bàn trọng
điểm để kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Do đó đã ngăn chặn hiệu quả các hành vi có
nguy cơ sâm hại đến tài nguyên rừng không để sảy ra cháy rừng, phát đốt rừng làm
nương trái phép. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật bảo vệ và phát triển rừng, các
văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết về lĩnh vực công tác bảo vệ rừng
16
đến mọi người dân trong địa bàn quản lý. Đã phát hiện lập biên bản 07 vụ vận
chuyển lâm sản trái phép, thu giữ 3,08 m3 gỗ nghiến chuyển cơ quan có thẩm quyền.
Tịch thu xung quỹ nhà nước với số tiền 7.965.000 đồng. Đã tổ chức hội nghị về công
tác phòng cháy chữa cháy ở xã Túng Sán, có rất nhiều người dân tham gia.
- Những khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng: Ban quản lý rừng đặc dụng
Tây Côn Lĩnh quản lý diện tích rừng là 28.268 ha, nằm trên địa bàn 11 xã thuộc 03
huyện (thị) trong tỉnh,nhưng thực tế thì số cán bộ ở đây chỉ có 09 người, ngoài 2 cán
bộ quản lý và 1 kế toán thì còn lại 6 người. Với diện tích trên thì đơn vị phải cần ít
nhất là 22 cán bộ thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thiếu người, thiếu
phương tiện đang là những vấn đề bức xúc tại ban quản lý. Hiện nay, mỗi cán bộ
không những chỉ phụ trách 1000 ha mà họ phải phụ trách, quản lý, bảo vệ vài nghìn
ha rừng. Lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ tại ban quản lý rừng quá mỏng, nên
không phát hiện, ngăn chặn kịp thời những người dân vào rừng khai thác lâm sản và
săn bắn thú rừng trái phép.

II.các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đặc dụng tây côn lĩnh
2.1.Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
* Phạm vi ranh giới :
- Phía Tây Bắc và Tây Nam ( trên địa bàn các xã Lao Chải, Xín Chải, Túng
Sán). Ranh giới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chủ yếu lấy từ đai cao 1.400m trở lên.
- Phía Đông Nam và phía Nam ( trên địa bàn các xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ,
Phương Tiến, Phương Độ, Cao Bồ và Quảng Ngần ). Ranh giới phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt được lấy chủ yếu từ đai cao 1.000m trở lên.
* Diện tích
- Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định là : 15.805 ha
Biểu:8 diện tích các kiểu rừng và các loại đất đai khu bảo vệ nghiêm ngặt phân theo xã
đơn vị :ha
Hạng mục Tổng Thanh
Thuỷ
Thanh
Đức
Xín
Chải
Lao
Chải
Phương
Tiến
Túng
Sán
Phương
Độ
Cao
Bồ
Quảng
Ngần

Tổng cộng 15.805 931 159 279 1.804 2.713 2.668 917 5.27
9
1.058
A.Đất có rừng 12.989 925 159 236 1.560 2.287 1.512 917 4.70
4
689
I.Rừng tự nhiên 12.855 925 159 236 1.437 2.286 1.502 917 4.70 689
17
4
II.Rừng trồng 134 - - - 123 1 10 - - -
B.Đất không
còn rừng
2.654 - - 40 244 420 1.007 - 574 369
C.Đất NN và
đát khác
162 6 - - - 6 149 - 1 -
* Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nghiêm cấm tất cả các hoạt động sau :
- Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên
- Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài động, thực
vật hoang dã.
- Thả và nuôi trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước
đây không phân bố ở các khu rừng đặc dụng.
- Khai thác các tài nguyên sinh vật.
- Chăn thả gia súc
- Gây ô nhiễm môi trường
- Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. Đốt lửa trong rừng và
ven rừng.
Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh cần phối hợp chặt chẽ lực lượng bảo
vệ rừng với chính quyền xã, các hộ đang sinh sống trong khu bảo tồn thực hiện
nghiêm ngặt công tác quản lý, bảo vệ rừng.

2.2.Đối với phân khu phục hồi sinh thái
- Trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, ngoài phân khu bảo vệ nghiêm
là phân khu phục hồi sinh thái. Đây là khu vực dược quản lý, bảo vệ chặt chẽ để
phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên.
- Chức năng của phân khu phục hồi sinh thái là: phục hồi và phát triển các hệ
sinh thái rừng thông qua các giải pháp lâm sinh và hoạt động bảo vệ.
* Phạm vi ranh giới
Phân khu phục hồi sinh thái được chia làm 2 phân khu sau :
- Phân khu phục hồi sinh thái I : trên phần đất còn lại của các xã : Lao Chải,
Xín Chải, Thanh Đức.
18
- Phân khu phục hồi sinh thái II : trên phần đất còn lại của các xã : Cao Bồ,
Quảng Ngần
* Diện tích
- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích là : 12.456 ha
Trong đó : - Phân khu phục hồi sinh thái I là : 4.001 ha
- Phân khu phục hồi sinh thái II là : 8.455 ha
Biểu:08 diện tích các kiểu rừng vá các loại đất đai các phân khu
phục hồi sinh thái
đơn vi : ha
Hạng mục Tổng Thanh
Đức
Xín Chải Lao Chải Cao Bồ Quảng
Ngần
Tổng cộng 12.456 612 720 2.669 5.485 2.970
A.Đất có rừng 5.408 315 426 1.791 1.685 1.191
I.Rừng tự nhiên 4.948 315 426 1.361 1.655 1.191
II.Rừng trồng 460 - - 430 30 -
B.Đất không còn rừng 5.074 89 81 444 2.891 1.569
C.Đất NN và đất khác 1.974 208 213 434 909 210

* Trong phân khu phục hồi sinh thái nghiêm cấm các hoạt động sau đây :
- Khai thác các tài nguyên sinh vật
- Khai thác các tài nguyên thiên nhiên khác
- Gây ô nhiễm môi trường
2.3.Đối với phân khu dịch vụ hành chính
- Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản
lý, các cơ sở nghiên cứu – thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.
+ Xây dựng các trạm bảo vệ rừng trực thuộc
+ Biên chế tổ chức: tăng biên chế thành lập hạt kiểm lâm đặc dụng
+ Nghiên cứu khoa học: Xây dựng các phòng thí nghiệm, có tiêu bản và kèm
theo danh mục các loài động thực vật.
+ Hình thành tổ chức dịc vụ du lịch sinh thái rừng.
+ Nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh thành vườn quốc gia. Căn
cứ vào diện tích của khu bảo tồn và còn nhiều mẫu chuẩn của các hệ sinh thái của
khu bảo tồn con nguyên vẹn , các đặc trưng về sinh cảnh của các loài động vật thực
vật có giá trị cao về khoa học, du lịch .
19
2.4. Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng
- Bảo vệ rừng là biện pháp quan trọng, không thể thiếu được trong công tác
quản lý bền vững tài nguyên rừng, đó là công việc nhằm duy trì tính ổn định toàn bộ
diện tích rừng hiện có, ngăn chặn tác động xấu đến rừng đảm bảo cho rừng sinh
trưởng và phát triển tốt. Một số xă nằm trong ban quản lý rừng có địa hình phức tạp,
giao thông đi lại khó khăn, địa bàn lại có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ dân trí
thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó rất nhiều người đã vào
rừng chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác rừng để lấy lâm sản bán. Vì vậy công
tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Để công tác quản lý bảo vệ rừng đạt được
hiệu quả cao cần phải có các biện pháp :
+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển
rừng. Tổ chức học tập luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách, các quy định về
bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng các hương ước bảo vệ rừng ở thôn, bản, xã.

+ Tăng cường tuần tra kiểm soát, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài
nguyên rừng. Kiểm tra các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép.
+ Tổ chức triển khai thực hiện tốt phương án phòng cháy chữa cháy rừng.
Củng cố, thành lập các tổ đội quần chúng tham gia công tác phòng cháy chữa cháy
rừng tại các xã. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức diễn tập phòng cháy chữa
cháy rừng và xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng của xã.
+ Thực hiện định canh, định cư, không đốt nương làm rẫy đảm bảo an toàn
lương thực. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất, bằng thâm canh tăng năng sất
cây trồng, vật nuôi, giúp người dân làm nông lâm kết hợp, cây ăn quả, cây dược liệu.
Giúp người dân ổn định đời sống bằng xã hội hoá nghề rừng, ít hoặc không phụ
thuộc vào sản phẩm từ rừng tự nhiên nữa.
+ Xác định rõ ràng ranh giới của các phân khu như : phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ để từ đó xây dựng
nội quy riêng cho các phân khu. Xây dựng bảng nội quy kiên cố tại các nút giao
thông, có nhiều người qua lại dễ quan sát. Làm bảng hiệu, tuyên truyền đặt tại các
khu đông dân, trường học, chợ
20
+ Phục hồi rừng, làm giàu rừng bằng các giải pháp lâm sinh như : khoanh
nuôi, bảo vệ xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng rừng, làm trang trại, nông lâm kết hợp…
PhầnVI
Kết luận – tồn tại – kiến nghị
I .Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của đề tài tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trên cơ sở kết quả phân tích tình hình quản lý và bảo vệ rừng, qua một thời
gian nghiên cứu cho thấy chất lượng quản lý rừng chưa cao, vẫn còn lỏng lẻo.
Nguyên nhân chính là do con người chặt phá rừng làm nương rẫy, tập tục canh tác
còn lạc hậu. Do thiếu cán bộ và phương tiện nên công tác quản lý và bảo vệ rừng tại
Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh chưa đạt được hiệu quả cao.
- Sau khi Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh thực hiện khoán rừng cho
dân thì ý thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng đã được nâng lên,

môi trường sinh thái đã được cải thiện. Thông qua các hoạt động sản xuất từ rừng đời
sống văn hoá và tinh thần của người dân được tăng lên rõ rệt.
II. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả thu thập được chuyên đề vẫn còn tồn tại một số hạn chế
sau:
- Chuyên đề chỉ đề cập về thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý bảo
vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh. Do thời gian có hạn nên
chuyên đề không mở rộng được nhiều vấn đề khác.
- Với số liệu hiện có của đề tài chưa thể đánh giá đầy đủ và chính xác, do đó
những kết quả của chuyên đề không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy,
chuyên đề chỉ mang tính tham khảo.
21
III. Kiến nghị
- Đánh giá và phát huy được những mặt tích cực, đồng thời hạn chế đến mức
tối đa những tiêu cực của việc quản lý bảo vệ rừng.
- Cần phải quan tâm đúng mức vấn đề bảo vệ động, thực vật rừng. Qua điều
tra cho thấy quần thể loài động vật rất thấp. Nhiều loại thú, động vật quý hiếm đang
bị đe doạ, nguyên nhân chủ yếu là còn tình trạng tự do săn bắn, đặt bẫy, chưa có
kiểm soát chặt chẽ.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh có tài nguyên cây dược liệu phong
phú có giá trị về kinh tế và khoa học. Nhưng chưa được nghiên cứu, điều tra cẩn thận
nên chưa khai thác được tiềm năng của loại tài nguyên này.
- Việc trồng cây bản địa như: Sa mộc, Pơ mu, Thông trên diện tích lớn có thể
dẫn đến làm đơn điệu hệ thực vật rừng ở đây, cần đưa thêm các loài cây bản địa lá
rộng mọc nhanh như: Tống quá sủ, Bồ đề, Chè Shan tuyết, Gạo, Cọ, Sấu và những
cây có giá trị cảnh quan… Là những cây tiên phong cho phục hồi rừng, làm nguồn
thức ăn cho động vật. Tính đa dạng của hệ động thực vật rừng nhờ đó sẽ dần dần
được cải thiện.
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác quản lý và bảo vệ rừng để làm cơ sở hoàn thiện công tác quản lý và bảo vệ rừng,

vì quản lý và bảo vệ rừng là rất quan trọng và cấp thiết đối với rừng đặc dụng.
- Khẩn trương thực hiện đề án tổ chức theo Nghị định 119/2006/ NĐ-CP ngày
16/10/2006 của Chính phủ về việc thành lập các Hạt Kiểm lâm rừng Đặc dụng, để
tăng cường công tác pháp chế trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
Vì vậy tôi kính mong các ban nghành, các cấp quan tâm hơn nữa về việc quản
lý và bảo vệ rừng.
22
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lâm nghiệp – Nguyễn Văn Đọ
2. Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh- tỉnh Hà
Giang – năm 2002.
3. Giáo trình Thực Vật rừng – Trường đại học Lâm nghiệp năm 2000
4. Giáo trình quản lý và bảo vệ rừng
5. Giáo trình sinh thái môi trường
6. Quy chế quản lý rừng đặc dụng
7. Báo cáo tổng kết năm 2007 của Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn
Lĩnh.
23
Mục lục
STT Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
Phần I Đặt vấn đề 2-3
Phần II Mục đích – Yêu cầu 4
I Mục đích 4
II Yêu cầu 4
III Nội dung 4
Phần III Tình hình cơ bản nơi thực hiện chuyên đề 5
I Điều kiện tự nhiên 5
1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.1 Đặc điểm chung 5

1.1.2 Vị trí địa lý 5-6
1.2 Đặc điểm địa hình 6
1.3 Khí hậu thuỷ văn 6-7
1.4 Địa chất thổ nhưỡng 7-8
II Tình hình dân sinh KT- XH 8
2.1 Dân tộc, dân số lao động và phân bố dân cư 8-9
2.2 Cơ sở hạ tầng - văn hoá xã hội 9-10
2.3 Một số điều lưu ý về mối quan hệ giữa các
cộng đồng và đa dạng sinh học
10
2.4 Kinh tế xã hội 11-12
III Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng 12
3.1 Diện tích các khu của rừng ĐD Tây Côn Lĩnh 12
3.2 Động vật, thực vật rừng 12
3.2.1 Hệ thực vật 12-13-14
3.2.2 Hệ động vật 15-16
Phần IV Nội dung và phương pháp 17
I Nội dung 17
II Phương pháp nghiên cứu 17
Phần V Kết quả và phân tích kết quả 18
I Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác QL-BV rừng
18-19-20
24
II Các biện pháp QL- BV rừng Tây Côn Lĩnh 20
2.1 Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 20-21
2.2 Đối với phân khu phục hồi sinh thái 21-22
2.3 Đối với phân khu dịch vụ hành chính 22-23
2.3 Đề xuất các biện pháp QL- BV rừng 23
Phần VI Kết luận- tồn tại- kiến nghị 24

I Kết luận 24
II Tồn tại 24
III Kiến nghị 24
Tài liệu tham khảo 25
25

×