Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đánh giá tình hình phát triển vườn hộ ở một số xã thuộc phía tây trường sơn, huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.89 KB, 56 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi nhân dân ta biết làm nông nghiệp, nghề làm vườn đã trở thành một
hoạt động sản xuất gắn liền với đời sống nhân dân ta. Qua thời gian phát triển
lâu dài, nông dân ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm quý trong nghề làm
vườn và thu nhiều thành công đáng ghi nhận. Cho đến nay nghề làm vườn ở
nước ta đã thu được những kết quả tốt và đạt mức phát triển khá cao. Vườn
không những có ý nghĩa tích cực trong đời sống nhân dân, bổ sung lương thực,
thực phẩm một cách kịp thời, tại chổ, đa dạng phù hợp với thị hiếu nhu cầu của
người dân mà còn mang lại những giá trị trên các phương diện xã hội, nhân văn,
sinh thái môi trường.
Vườn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, là nơi thu hút nhiều nguồn lao
động khác nhau của nông dân, cho nhiều loại sản phẩm, làm hạn chế áp lực vào
rừng.Vườn còn là nơi thư giản, nghĩ ngơi cho con người những lúc mệt nhọc,
căng thẳng.
Ở nước ta đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đất đai có độ dốc lớn, xói
mòn và rữa trôi chất dinh dưỡng diễn ra mạnh. Việc làm vườn theo hướng nông
lâm kết hợp không những làm tăng năng suất mà còn hạn chế được xói mòn, cải
thiện môi trường.
Hướng Hóa là một huyện miền núi nằm về phía tây tỉnh Quảng Trị. Dân
cư sinh sống gồm 3 dân tộc chủ yếu: Vân kiều, Pa Kô và Kinh. Trong đó, gần
1/2 dân số là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Dân số sống bằng nghề nông
nghiệp chiếm hơn 70% dân số toàn huyện. Tiềm năng khí hậu nhìn chung rất
thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp. Có thể cho phép phát triển nhiều
loại nông lâm sản, đặc biệt hàng hóa xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, cao su, các
loại hoa quả, lạc, đỗ….
Với những chính sách phát triển kinh tế vùng cao, những năm gần đây
nghề làm vườn có vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội. Được sự giúp đỡ, khuyến khích của các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ
cùng với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân đã


nhận đất, nhận rừng để phát triển nông lâm nghiệp trên cùng một diện tích, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo
tiến đến làm giàu trên mảnh đất vốn có của mình, đồng thời ổn định cuộc sống.
11


Do yếu tố địa hình mà Hướng Hóa chia ra làm 3 tiểu vùng. Tiểu vùng
Đông Trường Sơn có dạng địa hình dốc, có nhiều dãy núi cao thích nghi cho
việc phát triển cây lâm nghiệp, tiểu vùng Khe Sanh mang yếu tố khí hậu trung
gian thuận lợi cho các cây trồng công nghiệp và tiểu vùng nằm phía Tây Trường
Sơn mang đặc điểm của khí hậu Tây Trường Sơn gồm có hai mùa rõ rệt, mùa
khô và mùa mưa rất thuận lợi không chỉ cho các cây công nghiệp mà cho các
loại cây ăn quả. Tại tiểu vùng Tây Trường Sơn nhiều dạng vườn hộ đã được
hình thành và phát triển, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu
và đánh giá. Để làm rõ hiệu quả của mô hình vườn hộ ở tiểu vùng Tây Trường
Sơn tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình hình phát triển vườn hộ ở một số xã
thuộc phía Tây Trường Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”
1.2. Mục đích của đề tài:
- Đánh giá được hiệu quả của vườn hộ ở một số xã thuộc phía Tây Trường
Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
1.3. Yêu cầu của đề tài:
- Làm rõ được tình hình phát triển vườn hộ ở một số xã ở phía Tây
Trường Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

22


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

Vườn cây là một hệ sinh thái tương đối ổn định. Đó hà hệ sinh thái bao
gồm nhiều loài cây trồng phát triển trên nhiều tầng không gian và sử dụng các
yếu tố tự nhiên (đất, ánh sang, nước…) với hệ số hữu ích cao. Các cây trong
vườn từ các loài rau ở tầng mặt đất, các loài cây bụi ở tầng không gian trên dưới
một mét cách mặt đất, các loài cây cao vừa ở tầng 3-4m đến các loài cây cao ở
tầng 10-12m đều được lựa chọn để chúng phát triển bên cạnh nhau, không có tác
động ức chế nhau mà còn thúc đẩy nhau phát triển. Chính vì phát triển hài hòa
với nhau nên toàn bộ vườn cây là một hệ sinh thái tương đối ổn định, phát triển
trong thể cân bằng động để tạo ra năng suất kinh tế cao.
Vườn là nơi tích lũy kinh nghiệm cho một nền nông nghiệp sinh thái.
Trên cơ sở nắm bắt được các quy luật sinh thái thể hiện ở các vườn cây, con
người tích lũy những hiểu biết để tìm cách tác động lên các thành phần của hệ
sinh thái và áp dụng các biện pháp để đưa nó lên trạng thái cân bằng động cao,
tạo ra năng suất kinh tế cao hơn.
Từ điển Bách khoa Nông nghiệp của trung tâm quốc gia biên soạn từ điển
bách khoa Việt Nam (xuất bản tại Hà Nội) định nghĩa “Vườn là một khu đất rào
dậu dùng vào mục đích sản xuất Nông Lâm nghiệp hoặc các mục đích khác (văn
hóa, phúc lợi…) với những đặc điểm và chức năng:
1. Tổng diện tích vườn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất
nông nghiệp; tổng diện tích các loài cây trồng vườn ( cây ăn quả, cây công nghiệp,
rau, cây đặc sản, cây nguyên vật liệu…) chiếm khoảng 10% đất nông nghiệp.
2. Khác với đồng ruộng, trồng cây ngắn ngày theo thời vụ, sau khi thu
hoạch để lại đất trắng, vườn tạo nên một thảm thực vật che phủ quanh năm, cải
thiện môi trường sống của nông dân, tạo nên cảnh quan vườn và đồng ruộng
nông thôn, đóng góp vào hệ sinh thái chung trên lãnh thổ.
3. Vườn là mô hình sản xuất bổ sung cho đồng ruộng, đồng ruộng trồng
cây hàng năm ngắn ngày, số loại cây trồng hạn chế: cây lương thực, thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi, cây công nghiệp hàng năm, rau quả. Các loài cây vườn đều
hơn gấp bội, rất phong phú, phần lớn là cây lâu năm: cây ăn quả, cây công nghệ,
cây đặc sản, cây vật liệu nguyên liệu, cây trang trí (cây cảnh, hoa), rau và

một số cây thực phẩm ngắn ngày chịu bóng có thể trồng xen trong vườn. Sản
33


phẩm vườn là một hợp phần quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất
nông nghiệp, cung cấp nhiều mặt hàng cho thị trường trong nước và xuất
khẩu có giá trị lớn.
Ngoài chức năng kinh tế, một vài kiểu vườn phục vụ các mục tiêu văn hóa
xã hội, phúc lợi công cộng, nghiên cứu tài nguyên, bảo vệ sinh thái và tài
nguyên (Công viên, vườn cây gỗ, vườn quốc gia)
4. Hệ thống canh tác vườn Việt Nam là một kiểu vườn nhiệt đới hỗn loài
tập hợp nhiều loài cây trồng trên một diện tích, tận dụng ánh sang với những cây
tầng tán khác nhau, tận dụng diện tích với phương thức tăng vụ, trồng xen.
Vườn gia đình hay công viên là tổ hợp nhiều loài cây, khác với đồng ruộng trên
một mảnh đất, ở từng thời vụ chỉ trồng một thứ cây. Vườn là một phương thức
canh tác đạt hiệu quả sử dụng tài nguyên môi trường (đất, nước, ánh sáng) áp
dụng một kĩ thuật thâm canh cao.
5. Vườn là trung tâm điều chỉnh, phối hợp giữa hai thành phần vườn ruộng đồng trong sản xuất của nông dân. Những gì cần cho gia đình, thị trường
yêu cầu mà đồng ruộng không sản xuất được thì phải sản xuất ở vườn. Vườn tạo
công ăn việc làm để sử dụng nhân lực trong những thời vụ và thời gian nghĩ việc
đồng ruộng; Vị trí vườn ở liền nhà trên khu thổ cư, không mất công đi lại như
đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình.
Người nông dân căn cứ vào khả năng nhân lực, diện tích đồng ruộng được phân
phối, yêu cầu của thị trường, để hoạch định quy mô vườn và cơ cấu cây trồng
trong vườn. Nếu ruộng ít người nhiều, vườn phải có tác dụng tạo thêm công ăn
việc làm, tăng thêm thu nhập. Nhiều vườn là nơi gây giống, giữ giống cây
trồng.”
Căn cứ chức năng và mục tiêu, vườn có thể phân loại:
- Vườn sản xuất Nông Lâm nghiệp (kể cả vườn giống): vườn thường kết
hợp ao nuôi cá và chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thành một hệ thống

tương hỗ đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Vườn phúc lợi, vườn cảnh: tạo một hệ sinh thái hài hòa, làm nơi nghỉ
ngơi, giải trí cho dân đô thị.
- Vườn nghiên cứu cây rừng.
- Vườn bảo vệ, nghiên cứu sinh thái nguyên thủy và tài nguyên.

44


Vườn có quy mô mức độ phát triển khác nhau, diện tích đất vườn từ vài
trăm mét vuông đến vài ha, mức độ phát triển và trình độ thâm canh của các hộ
nông dân trong các vườn cũng rất khác nhau.
Để tiến hành hoạt động sản xuất trong vườn đạt hiệu quả kinh tế cao, thu
được khối lượng nông sản lớn trong những diện tích hạn chế, điều rất quan trọng
là nắm được các đặc hoạt đông của hệ sinh thái vườn cây. Bởi vì khối lượng
nông sản tạo được hay nói cách khác năng suất kinh tế của vườn cây là kết quả
hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái vườn.
Hệ sinh thái vườn cây bao gồm các thành phần cấu tạo
Sinh vật trung tâm: Loại cây trồng, vật nuôi.
Các thành tố sinh vật: Các loài sinh vật cùng tồn tại trong hệ sinh thái.
Trong đó, các loài tác động lên sinh vật trung tâm có các loại có ích, các
loại vô tính, các loại cộng sinh, các loài bổ sung.
Các thành tố không phải sinh vật: Đất, nước, ánh sang, nhiệt độ, độ ẩm,
không khí…
Các thành tố trong sinh thái vườn cây có mối quan hệ với nhau theo nhiều
chiều và trên nhiều tầng thứ bậc. Tất cả các dãy liên hệ, các chiều hướng tác
động, các tầng bậc cấu trúc trong hệ sinh thái đều tạo nên hệ thống cấu trúc hoàn
chỉnh đảm bảo cho toàn bộ hệ sinh thái phát triển.
Các mối liên hệ giữa các thành tố trong hệ sinh thái được thể hiện rất đa
dạng, phong phú với nhiều mức, cường độ khác nhau. Các mối liên hệ đó có thể

tập hợp thành 3 phần:
Các mối liên hệ thông tin.
Các mối liên hệ trao đổi năng lượng.
Các mối liên hệ trao đổi vật chất.
Các mối liên hệ thông tin có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sự hoạt
động hài hòa của toàn bộ hệ sinh thái. Bản thân sinh vật luôn nhận được hai
luồng thông tin, thông tin trong nội tại cơ thể sinh vật và thông tin từ bên
ngoài môi trường. Nắm được các nguồn thông tin tác động lên sinh vật trung
tâm, con người có thể tạo ra các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi.
Các mối liên hệ trao đổi năng lượng, quan trọng nhất là việc sử dụng năng
lượng mặt trời trong quá trình quang hợp của thực vật để chuyển hóa các
55


chất vô cơ thành các chất hữu cơ, đó là cầu nối giữa thế giới không sống với
thế giới sống.
Các mối liên hệ trao đổi vật chất, quá trình trao đổi vật chất là tiền đề tạo
ra năng suất ở các loài sinh vật. Quá trình này được diễn ra thường xuyên và rất
phức tạp, dưới nhiều dạng khác nhau (ký sinh, hoại sinh, cộng sinh, hội sinh…)
tạo thành chuổi dinh dưỡng chu chuyển chất tiến hành với tốc độ nhanh, sản
phẩm được lấy ra được càng nhiều vì vậy năng suất của cây trồng, vật nuôi phụ
thuộc vào chất dinh dưỡng do con người cung cấp.
Ở nước ta nghề làm vườn đã có từ lâu đời và trở thành một hoạt động sản
xuất gắn liền với nhân dân. Qua thời gian phát triển nông dân ngày càng tích lũy
được nhiều kinh nghiệm quý trong nghề làm vườn và thu được nhiều thành
công. Phong trào xây dựng mô hình sinh thái Vườn - Ao – Chuồng (VAC) trở
thành một hoạt động rộng khắp ở các vùng nông thôn. Ở mỗi vùng khác nhau,
việc lựa chon cây trồng và kỹ thuật thâm canh khác nhau nhưng tất cả đều chung
mục đích là tạo ra thật nhiều sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế và có

tác dụng cải tạo môi trường.
Trong quỹ đất của nước ta, địa phương nào cũng có đất chưa sủ dụng ở
các vùng Trung du và miền núi đất chưa sủ dụng còn nhiều, cả nước còn khoảng
10 triệu ha đất trống đồi núi trọc. Đất chưa sử dụng cho đến nay vẫn chưa
chuyển được thành đất nông nghiệp là do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân về
điều kiện tự nhiên (thiếu nước, đất nghèo chất dinh dưỡng, đất đá ong…), những
nguyên nhân về tổ chức (thiếu lao động, thiếu kết cấu hạ tầng…), những nguyên
nhân do thiếu vốn, thiếu kiến thức…
Thực hiện chính sách khoán nông nghiệp, người nông dân đã mạnh dạn
đứng ra đấu thầu và chuyển hóa các ao đầm nuôi cá, các vườn cây ăn quả đem
lại hiệu quả kinh tế.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Để phát triển kinh tế vùng đồi núi, vùng đất hoang hóa, kết hợp với bảo
vệ đất, bảo vệ môi trường bền vững đảm bảo môi trường sinh thái cân bằng tạo
ra một hệ thống canh tác ổn định đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm trên cùng một
đơn vị diện tích thì phương thức sản xuất kết hợp giữa nông nghiệp và lâm
nghiệp là một trong những biện pháp tối ưu. Phương thức này đã được nhiều
nước trên thế giới quan tâm áp dụng đặc biệt là các nước có điều kiện khí hậu
nhiệt đới như Brazin, Thái Lan, Malaixia, Việt nam….
66


Nông lâm kết hợp làm hạn chế sự giảm đất rừng nhiệt đới. Đất rừng nhiệt
đới sẽ luôn giữ được độ phì nhiêu, nó được bảo vệ bởi một lớp thảm thực vật có
cấu trúc nhiều tầng bảo vệ. Lớp phủ thực vật có tác dụng hạn chế quá trình
Feralit hóa ở đất rừng nhiệt đới, khi lớp phủ thực vật bị phá đi và thay bằng các
cây trồng nông nghiệp ngắn ngày với độ che phủ thấp, thời gian che phủ ngắn,
các sản phẩm tích lũy được lấy nhiều chất dinh dưỡng trong đất.Trong khi đó
các thành phần như chất hữu cơ không được để lại cho đất làm cho đất rừng bị
xói mòn và suy giảm nhanh chóng.

Đứng trước những nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của đời sống xã hội
vấn đề phát huy tiềm năng sinh khối học nhiệt đới bằng cách tận dụng năng
lượng mặt trời nhằm tạo ra những đơn vị sinh khối lớn trên cùng một đơn vị
diện tích là giải pháp có tính khoa học và khả thi. Theo số liệu của viện tài
nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toàn thế giới khoảng 13 tỉ ha, mật độ dân
số 43 người/km². Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người). Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha
đứng thứ 55 trên 200 nước, diện tích bình quân đầu người khoảng 0,4 ha. Quỹ
đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất
trên đầu người ngày càng giảm. Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai
thác của con người. Khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ
lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm, năng suất
cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế
giới. Trong thời gian từ 1985 đến 2000, diện tích đất nông nghiệp tăng từ gần 7
triệu ha lên hơn 9 triệu ha (từ 21% lên 28% diện tích đất tự nhiên). Diện tích đất
nông nghiệp tăng thêm chủ yếu thuộc các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô
nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp
đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến đổi khí hậu bất
lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất
100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ
làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.
Như vậy viêc tăng cường diện tích đất để sản xuất lương thực, để duy trì
việc cung cấp nông sản cũng như phòng hộ chỉ có một cách giải quyết tốt nhất là
Nông Lâm kết hợp để tạo ra khối lương sản phẩm lớn, đa dạng trên một đơn vị
diện tích.
77



Thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung và dài hạn
ở nhiều nơi trên thế giới đã cho thấy nông lâm kết hợp là phương thức sử dụng
tài nguyên tổng hợp, có tiềm năng thỏa mãn các yếu tố của phát triển nông thôn
và miền núi bền vững. Các lợi ích mà Nông Lâm kết hợp mang lại rất đa dạng
trong đó có các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng và xã hội.
Nông Lâm kết hợp như là một công cụ để phát triển nông thôn khi chuyển
đổi từ nền Nông nghiệp quốc doanh truyền thống sang Nông nghiệp xã hội thì
những kiến thức liên quan đến việc quản lý hệ sinh thái tự nhiên thuần túy
không đáp ứng được với cơ chế mới, đòi hỏi các nhà Lâm nghiệp phải được
trang bị những kiến thức mới về kinh tế, xã hội và khả năng tiếp thị.
Lâm nghiệp xã hội đặt ra các nhà Lâm nghiệp vào giữa hai hệ thống cực
kỳ phức tạp đó là hệ sinh thái rừng và hệ xã hội. Sự tác động qua lại giữa hai hệ
thống này quyết định sự thành công hay thất bại của các dự án Lâm nghiệp xã
hội mà trong đó Nông Lâm kết hợp như một công cụ triển khai dự án đó. Phát
triển Nông Lâm kết hợp tại các vùng khác nhau người ta có thể thấy với số vốn
đầu tư không lớn, nếu được quản lý tốt kèm theo những hướng dẫn cụ thể sẽ tạo
ra được hạ tầng cơ sở tốt cho việc phát triển Lâm nghiệp xã hội ở nông thôn.
Các mô hình Nông Lâm kết hợp trong vườn hộ gia đình được biết đến
như mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng cát ven biển (xã Triệu Vân,
huyện Triệu Phong, tĩnh Quảng Trị) có diện tích đất cát tương đối bằng phẳng,
mức nước ngầm cao. Người ta tiến hành cải tạo bằng cách chia các dải đất cát ra
thành các ô tiến hành đắp bờ cát xung quanh 3-4m, trên các bờ cát người ta
trồng 3-4 hàng phi lao với mật độ hàng cách hàng 1m, cây cách cây 0,5m. Trên
các ô đó người ta tiến hành trồng các cây nông nghiệp như dưa hấu, ớt, khoai
lang, lúa. Mô hình tuy đơn giản nhưng tạo ra tiểu khí hậu thích hợp cho các cây
nông nghiệp phát triển. Nhờ khả năng phòng hộ chắn gió, hạn chế bốc thoát hơi
nước, hạn chế xói mòn đất, khả năng cải tạo đất cát nhờ bộ rễ của phi lao nên
đưa lại hiệu quả kinh tế, lúa 17-20ta/ha, khoai lang 50-80 tạ/ha, cung cấp gỗ củi
cho người dân, bảo vệ được đồng ruộng xóm làng không bị cát lấp.

Mô hình vườn cây ăn quả ở Minh Phúc – Đoan Hùng – Vĩnh Phú do ông
Nông Văn Quắn thực hiện với diện tích 1,5ha bao quanh vườn là mít và chuối,
phía trong phân ra các thửa, mỗi thửa dài 30m, rộng 15m. Trong các thửa trồng
táo, cam, vãi thiều thu hoạch hàng năm táo 1,5 tấn, cam 600kg, vải thiều 400kg,
ngoài ra còn cung cấp 60-80 cành cam giống phục vụ cho nhu cầu của nông dân.

88


Mô hình cây công nghệp (cà phê) ở Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị,
xung quanh là những hàng cây lâm nghiệp (keo lá tràm), ở giữa được trồng các
hàng keo dậu, cứ 10m trồng 1 hàng keo dậu vừa có tác dụng chắn gió vừa có tác
dụng cải tạo đất và làm phân xanh, mô hình này được thực hiện ở các hộ gia
đình có diện tích từ 1-5 ha. Mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau
nhiều năm kinh doanh người ta thấy đất vẫn tốt.
2.3. Những chính sách khuyến khích:
Ưu tiên phát triển kinh tế, văn hóa miền núi đặc biệt là các vùng sâu, vùng
xa để xóa bỏ khoảng cách về dân trí giữa vùng núi và đồng bằng được xem là
một chính sách quan trọng. Đảng và nhà nước đã ban hành những chủ trương
chính sách cụ thể để phát triển kinh tế xã hội miền núi.
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 về Khuyến nông.
- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ
về khuyến nông, khuyến ngư.
- Nghị định 13-CP năm 1993 Quy định về công tác khuyến nông nhằm
đẩy mạnh công tác khuyến nông giúp hộ nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 41/2010/QĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Quyết định số 32/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc
cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn.
Bên cạnh các chủ trương chính sách cụ thể nhà nước còn tranh thủ sự giúp
đỡ của các tổ chức quốc tế như:Tổ chức nghiên cứu Nông lâm Thế giới
(ICRAF), Chương trình lương thực thế giới (PAM - Programme Alimentaire
Mondial (French) ),Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển ( SIDAStyrelsen för Internationellt Utvecklingssamarbete, Sida), Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO - Food and Agriculture Organization of
the United Nations)... những tổ chức này đã đem lại nhiều thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất theo hướng Nông Lâm kết hợp ở Việt nam, giải quyết được
công ăn việc làm cho người dân tại chổ, góp phần thu nhập cải thiện đời sống và
cải thiện môi trường ngày càng có hiệu quả.
99


Phần 3
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả của vườn hộ ở một số xã thuộc phía Tây
Trường Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tăng cường việc phát triển vườn
hộ trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian có hạn nên chỉ lựa chọn 3 xã trên địa bàn để tiến hành
nghiên cứu: Xã Thuận, xã Tân Long và xã Ba Tầng.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tiểu vùng Tây Trường
Sơn, huyện Hướng Hóa
- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu…) và những

thuận lợi, khó khăn đối với phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Điều tra tình hình kinh tế - xã hội (dân số, tập quán canh tác, lao động,
tình hình sử dụng đất, tình hình sản xuất, hạ tầng cơ sở…) và những thuận lợi
khó khăn trong phát triển kinh tế, phát triển sản xuất làm vườn.
3.3.2. Tình hình phát triển vườn hộ ở một số xã thuộc phía Tây Trường Sơn,
huyện Hướng Hóa
- Điều tra, phân loại vườn hộ.
- Tìm hiểu về cơ cấu cây trồng, mối tác động qua lại giữa các thành phần
trong vườn hộ.
- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn hộ.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi phát triển vườn hộ.
3.3.3. Đánh giá hiệu quả về nhiều mặt của các vườn hộ ở một số xã thuộc
phía Tây Trường Sơn, huyện Hướng Hóa.
- Đánh giá về mặt kinh tế (lợi nhuận)
1010


- Đánh giá về mặt xã hội (giải quyết việc làm, cơ cấu thu nhập, trình độ
dân trí…)
- Hiệu quả bảo vệ môi trường (bảo vệ đất đai, cải tạo tiểu khí hậu)
3.3.4. Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lấy từ:
+ Phòng tài nguyên và môi trường, huyện Hướng Hóa.
+ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện Hướng Hóa.
+ Chi cục thống kê huyện Hướng Hóa.
+ Số liệu khí tượng, thủy văn thu thập từ trạm khí tượng Khe Sanh.
- Thông tin từ các nguồn khác (báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết, mạng

internet…)
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRAParticpatory Ruaral Apprasal), tiến hành một số công cụ sau:
+ Khảo sát thôn bản.
+ Sơ đồ lát cắt.
+ Phỏng vấn các nhóm hộ.
+ Phân tích kinh tế hộ.
3.4.2. Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế của các vườn hộ
3.4.2.1 Đối với cây nông nghiệp
a. Đối với cây lâu năm
- Chu kỳ sản xuất cây lâu năm = Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB) +
Thời kỳ kinh doanh (TKKD)
- Lợi nhuận hàng năm ở TKKD = Doanh thu hàng năm ở TKKD – Tổng
chi phí hàng năm ở TKKD – Thuế (nếu có) – Lãi vay
Trong đó:
1111


- Doanh thu hàng năm ở TKKD = Sản lượng x Giá bán
- Tổng chi phí hàng năm ở TKKD = Khấu hao TKKTCB + Chi phí hàng
năm ở TKKD
Trong đó:
- Khấu hao TKKTCB = Tổng chi phí TKKTCB/Số năm của TKKD
-

Chi phí hàng năm ở TKKD = Tiền giống + Phân bón + Thuốc trừ sâu
+ Tiền công chăm sóc, thu hái
b. Đối với cây hàng năm
- Lợi nhuận hàng năm = Tổng thu hàng năm – Tổng chi hàng năm – Thuế (nếu có)
Trong đó:

- Tổng thu cây hàng năm = Sản lượng x Giá bán

- Tổng chi phí của cây hàng năm = Công làm đất + Giống + Công trồng
chăm sóc + Công thu hoạch…
3.4.2.2. Đối với cây lâm nghiệp
Lợi nhuận trung
bình năm

=

Tổng thu cả chu kỳ
sản xuất (CKSX)

Tổng chi cả chu kỳ sản
xuất (CKSX)

-

Số năm chu kỳ sản xuất (CKSX)

Trong đó:
- Tổng chi của cả CKSX = Công xử lý thực bì + Công làm đất + Công
Trồng + Công chăm sóc + Giống + Công thu hoạch…
- Tổng thu cả CKSX = Khối lượng x Đơn giá
3.4.2.3 Đối với vật nuôi:
Lợi nhuận trung
bình năm

Tổng thu nhập
=


-

Tổng chi phí

Số năm nuôi

Trong đó:
- Tổng thu nhập = Trọng lượng x Giá bán
- Tổng chi phí = Tiền giống + Thức ăn + Công lao động + Tiền tiêm
phòng và thuốc

1212


3.4.3. Phương pháp phân tích
- Phân tích SWOT để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức về tình hình phát triển vườn hộ.
- Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm (kênh thị trường, chuỗi giá trị)
3.4.4 . Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng Excel 2007 để xử lý số liệu.

1313


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiểu vùng Tây Trường Sơn có:

- Phía Tây giáp với nước CHDCND Lào.
- Phía Nam giáp CHDCND Lào và xã Ba Nang của huyện Đakrông
- Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, huyện Vĩnh Linh và các xã Hướng
Phùng, Hướng Việt.
- Phía Đông giáp với các xã Tân Liên, Tân Lập và Hướng Tân.
4.1.1.2. Điều kiện địa hình
Do yếu tố địa hình chia cắt phức tạp ở hai sườn Đông, Tây Trường Sơn và
sự chênh lệch độ cao theo vị trí địa lý tạo nên những điều kiện khí hậu, đất đai
của từng tiểu vùng có sự khác nhau. Căn cứ vào sự khác nhau đó có thể chia
huyện Hướng Hóa thành 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng Đông Trường Sơn: gồm 3 xã Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng
Việt. Đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền
nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô
nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,90C).
Tiểu vùng trung gian (Vùng Khe Sanh): gồm 7 xã và 1 thị trấn đó là thị
trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Lộc,
Húc, Tân Hợp. Đây là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa
Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc
thái Á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 0C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh
nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát
triển du lịch và nghỉ dưỡng.
Tiểu vùng Tây Trường Sơn: gồm 10 xã và 1 thị trấn đó là thị trấn Lao
Bảo, Tân Thành, Tân Long, Thuân, Thanh, Xy, A Xing, A Túc, A Dơi, Ba Tầng,
Hướng Lập. Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền
nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 23,10C.
1414


Ở tiểu vùng Tây Trường Sơn địa hình đồi núi có độ dốc vừa (8-20º), với
độ cao địa hình 200-300m. Đây là vùng có địa hình thích hợp để phát triển các

loài cây lâu năm có quy mô tương đối lớn.
4.1.1.3. Điều kiện đất đai của tiểu vùng Tây Trường Sơn
Toàn vùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 28.670,62 ha chiếm 24,87 %
trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Các loại đất chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá Granit, đất vàng nhạt trên đá
cát, đất đỏ vàng trên đá sét màu tím và đất phù sa được bồi hàng năm, trong đó:
- Đất phù sa có diện tích khoảng 820 ha phân bố chủ yếu ven sông Sêpôn.
Nhóm đất này phù hợp với việc trồng các cây hoa màu, cây lương thưc, cây
công nghiệp ngắn ngày như các loại: rau màu, sắn, ngô, khoai, đậu…
- Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích khoảng 7.600 ha, đất đỏ vàng trên
đá Granit có diện tích khoảng 9.500 ha. Hiện nay hai loại đất này được khai thác
một phần nhỏ để trồng hoa màu, cây lương thực, cây ngắn ngày (đậu, lạc…)
- Đất nâu tím trên đá sét tím có khoảng 6.400 ha thích hợp trồng các cây
ăn quả, cây công nghiệp như: xoài, chuối, cao su, cà phê, hồ tiêu…các loại đất
còn lại có độ dốc (> 25º) chủ yếu phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh rừng.
Với các loại đất như vậy rất thuận tiện cho việc phát triển nền nông
nghiệp đa dạng với nhiều loài cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày
như cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả như nhãn, xoài, chuối…

1515


Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố khí tượng tiểu vùng Tây Trường Sơn

Tháng

Cả
năm


Yếu tố
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

17,4

18,5

21,2

25,0

26,2


25,6

25,0

25,1

24,8

23,8

23,5 21,0

23,1

- Nhiệt độ tối cao trung
bình

29,4

34,0

33,2

35,0

35,1

32,3


32,5

32,5

32,7

30,6

32,4 30,8

29,8

- Nhiệt độ tối thấp trung
bình

12,8

12,3

14,0

16,3

21,5

21,9

20,5

21,2


20,5

18,5

18,6 12,0

17,5

39,5

6,4

34,5 150,3

73,6

355,5 309,7 105,4 374,6 199,9 33,8 43,9 1784,7

- Số ngày mưa

13

5

10

10

14


18

23

9

21

15

14

17

169

3. Độ ẩm tương đối trung
bình (%)

93

93

89

83

84


85

88

87

90

88

90

91

88,5

4. Số giờ nắng (h)

54

112

140

207

218

112


161

116

135

197

161

141

1754

1.Nhiệt độ (°C)
- Nhiệt độ không khí trung
bình

XI

XII

2. Mưa
- Lượng mưa (mm)

1616


4.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn:
a. Khí hậu

Qua bảng 1 cho thấy: vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu
nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là
23,1°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 5 (26,2°C ), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất là tháng 1 (17,4°C). Khí hậu của tiểu vùng chia làm 2 mùa
rõ rệt.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Hình 1: Đồ thị về nhiệt độ và lương mưa của tiểu vùng Tây Trường Sơn
Lượng mưa cả năm của vùng tương đối lớn 1784,7 mm, trong đó tháng khô
hạn nhất là tháng 2 (6,4 mm), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (374,6
mm).
Độ ẩm tương đối đối cao 88,5 %. Mùa khô ở vùng này đã hình thành một
giai đoạn khô nắng, phù hợp với giai đoạn ra hoa kết quả của một số cây
trồng ăn quả nhiệt đới như xoài, nhãn, vải…Đặc biệt, chế độ khí hâu thời
1717


tiết ở tiểu vùng Tây Trường Sơn rất đa dạng và độc đáo, ít chịu tác động gây
hại bởi thiên tai.
b. Thủy văn
Nhìn chung trên tiểu vùng có hệ thống sông suối khá dày đặc, có nguồn
nước dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để tưới tiêu phát triển sản xuất.
- Sông SêPôn: chảy từ Lào dọc theo biên giới qua địa phận xã Thuận, Tân
Long, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo.
- Suối LaLa chảy qua địa phận xã Thuân, Tân Long.
- Suối Dai chảy qua xa Thuận đổ về sông SêPôn.
- Suối Lệc chảy qua xã Tân Long đổ về sông SêPôn.
Nguồn nước ngầm của tiểu vùng rất sâu. Các giếng đào hầu hết có mạch
nước ngầm sâu từ 15-20 m. Việc sử dụng nước giếng để tưới tiêu cho cây trồng

có phần hạn chế.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của vùng:
Tiểu vùng Tây Trường Sơn có khí hậu thuận lợi, tiềm năng đất đai đa
dạng và phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau cây công nghiệp
như: hồ tiêu, cà phê,…cây ăn quả như: xoài, nhãn, vải, chôm chôm…có thể
chuyển từ Nông nghiệp tự cung tự cấp sang Nông nghiệp sản xuất hàng hóa,
điều kiện giao thông tương đối thuận tiện cho giao lưu buôn bán.
Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn như: địa hình chia
cắt bởi các sông suối. Đất có độ dốc tương đối lớn nên vào mùa mưa dễ bị xói
mòn, rữa trôi. Một số vùng thường bị ngập úng trong mùa mưa nên làm
giảm đi năng suất cây trồng.
4.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội tiểu vùng Tây Trường Sơn
4.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Số nhân khẩu: 39.293 nhân khẩu
Trong đó: Nam 19.340 người chiếm 49,22 %
Nữ 19.953 người chiếm 50,78 %
Mật độ dân số: 168 người/km²
Dân tộc Kinh: 19.633 người chiếm 49,96 %
Dân tộc Vân Kiều: 15.783 người 40,16 %
1818


Dân tộc Pa Cô: 3.844 người chiếm 9,78 %
Dân tộc khác: 33 người chiếm 0,1%
Tổng số lao động: 19.140 người chiếm 48,71% tổng dân số của vùng.
Trong đó: - Lao động nữ: 9.550 người chiếm 49,9 % tổng số lao động.
- Lao động nam: 9.590 chiếm 50,1 % tổng số lao động.
4.1.2.2. Trình độ dân trí
Trình độ dân trí của vùng còn thấp. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo
dục được Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội quan tâm cho cơ sở vật chất và

chất lượng giáo dục nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như tỉ lệ học sinh bỏ học
còn cao nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Nhìn chung mặt bằng dân trí dân trí
giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số chênh lệch nhau khá xa.
4.1.2.3. Tập quán canh tác
Đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán canh tác còn nhiều lạc hậu, chủ yếu
làm nương rẫy,phát đốt, dọn và trĩa nên sản lượng còn thấp.
Dân tộc Kinh trên địa bàn chủ yếu là người miền xuôi lên xây dựng vùng
kinh tế mới sau năm 1975 phát triển thành các cụm dân cư, sống tập trung chủ
yếu dọc hai bên quốc lộ 9. Họ biết thâm canh, áp dụng biện pháp kỹ thuật vào
sản xuất tạo nên năng suất và sản lượng tương đối cao.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
Những năm trước đây, tình hình giao thông cách trở, đường sá đi lại
khó khăn, đau ốm thiếu thuốc men và cơ sở khám chữa bệnh không có đầy đủ
tiện nghi, thiếu nước sinh hoạt và đất sản xuất, học sinh thất học...thường
diễn ra ở các thôn bản. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn chậm phát triển, kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội còn yếu kém tạm bợ, chất lượng nguốn lực và lao động
thấp kể cả trình độ năng lực và quản lí, chuyên môn kỹ thuật và nhiều vấn đề
xã hội bức xúc khác chưa thể đáp ứng được yêu cầu để thu hút các nhà đầu tư.
Những năm gần đây, bằng sự nổ lực, tranh thủ nhiều nguồn vốn của trung
ương, của tỉnh và các dự án của các tổ chức phi chính phủ, Hướng Hoá rất
chú trọng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy
kinh tế - xã hội của địa phương phát triển và có ý nghĩa quyết định trong việc
thực hiện từng bước mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Đến nay trên địa bàn đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở điện
đường trường trạm không ngững hoàn thiện, nhiều công trình được đầu tư xây
1919


dựng và đã đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả phục vụ sản xuất, phục vụ đời
sống nhân dân.

Hiện nay, 100% số xã trên địa bàn đã có mạng lưới điện lưới quốc gia,
có trường tiểu học, trụ sở UBND xã, trạm y tế xã được xây dựng từ nhà cấp 4
trở lên. Trong tiểu vùng có 8 trường tiểu học, 2 trường phổ thông cơ sở, 7
trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông, có 5 chợ phục vụ
cho viêc mua bán trao đổi hàng hóa.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cộng với tiềm
năng từ cửa khẩu và Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Đặc
biệt Lao Bảo (gọi tắt là Khu thương mại Đặc biệt Lao Bảo) thuân lợi cho việc
phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ và văn hóa
xã hội với các vùng, khu vực và các nước láng giềng, đặc biệt Lào và Thái
Lan. Trên địa bàn còn có tuyến quốc lộ 9 chạy dọc theo hướng Đông Tây,
tuyến đường Trường Sơn chạy theo hướng Bắc Nam là huyết mạch giao
thông quan trọng.
4.1.2.5. Thương mại - Dịch vụ
Chú trọng xem thương mại - dịch vụ là một trong những tiền đề thúc
đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện. Từ đầu tư vốn, mở rộng lĩnh vực kinh
doanh - dịch vụ, huyện đã huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đạt
hiệu quả. Đặc biệt, tập trung ở trung tâm thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo và ven
đường Quốc lộ 9. Hàng hoá đa dạng về chủng loại, giá cả ổn định, mở rộng
thị trường đến các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ cơ bản nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân. Nhiều công ty thương mại - dịch vụ quốc doanh, liên doanh, t ư
nhân, hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy chế biến nông sản mọc trên địa bàn như :
Công ty thương mại, công ty Dịch vụ - sản xuất đường 9 bột sắn, Công ty cà
phê Thái Hoà, Công ty chế biến cà phê Tân Lâm...
Lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông ngày càng được mở rộng và phát
triển.
4.1.2.6. Giáo dục - Đào tạo
Sau chiến tranh, tiểu vùng Tây Trường Sơn là mảnh đất mang đầy mình
vết thương do bom đạn cày xé. Vừa ra sức hàn gắn, khôi phục kinh tế, vừa
quyết tâm dốc sức diệt giặc "dốt". Đẩy lùi mọi khó khăn, thử thách, bằng

quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân đã vực dậy và phát triển toàn diện, trong
đó sự nghiệp giáo dục luôn được coi trọng đầu tư xây dựng và đạt được nhiều
kết quả đáng kể. Chất lượng dạy và học được quan tâm, cơ sở hạ tầng trường
2020


lớp học không còn tạm bợ tranh, tre, nứa lá mà được xây dựng kiên cố, khang
trang. Hiện nay, trên địa bàn có 8 trường tiểu học, 2 trường phổ thông cơ sở,
7 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông. Đã hoàn thành
công tác PC THCS năm 2005. Chất lượng, số lượng học sinh giỏi ở các bậc
học ngày càng được nâng lên rõ rệt qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện,
cấp tỉnh. Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; số lượng tổ chức
hội, hội viên hội khuyến học tăng, các cấp hội khuyến học từ huyện đến xã rất
tích cực trong việc xây dựng quỹ hội, hoạt động nề nếp, hiệu quả. Các đơn vị,
cá nhân tiếp tục đỡ đầu, trao học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo v ợt
khó vươn lên trong học tập
4.1.2.7. Y tế
Công trình Bệnh viện Đa khoa huyện được đầu tư xây dựng tại trung
tâm huyện, có quy mô 100 giường bệnh được đưa vào sử dụng năm 2004.
Ngay sau khi tiếp nhận cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện đã triển khai thực
hiện bố trí cán bộ và một số trang thiết bị Y tế thiết yếu. Bệnh viện Đa khoa
huyện đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, tư vấn cho hơn 67.000 dân thuộc 22
xã, thị trấn, trong đó phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô, Vân
Kiều, gia đình chính sách, người có công với nước.... Hàng năm, bệnh viện đã
triển khai thực hiện thu khám, chữa bệnh đạt trên 7.000 lượt/năm trong đó có
cả nhân dân nước bạn Lào ở các huyện giáp biên giới như: Mường Noòng, Tù
Muồi, Sê Pôn. Với mạng lưới liên hoàn từ Bệnh viện, Trung tâm Y tế Dự
phòng đến Trạm Y tế 22 xã, thị trấn, 3 phòng khám khu vực, đã phối hợp chặt
chẽ, giải quyết kịp thời, có những giải pháp tích cực, giảm đáng kể các loại
bệnh nguy hiểm thường xuất hiện trên địa bàn như: Sốt rét, sốt xuất huyết, tả

lỵ... Mô hình làng không sinh con thứ 3 trở lên, truyền thông - tư vấn dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình được nhân rộng và tổ chức
hoạt động có hiệu quả.
4.1.2.8. Quy hoạch, hợp tác đầu tư
Tập trung phát triển ngành Thương mại - dịch vụ - du lịch theo hướng
mũi nhọn với đa dạng các ngành nghề dịch vụ, loại hình kinh doanh, để
khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá hai chiều
nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh
thương mại - dịch vụ của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng
đa dạng phong phú và sôi động hơn; Đặc biệt từ khi có quyết định 219/QĐTT của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích phát triển khu thương mại Lao
2121


Bảo, nay được thay thế bằng Quyết định 11/2005/QĐ-TT của Thủ t ướng
Chính phủ, đổi thành Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo với những
cơ chế, chính sách hết sức ưu đãi, đã tạo điều kiện thuận lợi, đến nay, đã có
trên 114 dự án các Doanh nghiệp trong và ngoài nước đến hợp tác và làm ăn
lâu dài, cùng với hơn 3000 chủ hộ kinh doanh cá thể, nhờ vậy qua hàng năm
tốc độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ đều đạt và vượt trên 30%.
UBND tỉnh đã có quyết định số 2271/QĐ-UNBD, ngày 01 tháng 11 năm
2007 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái của huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tạo bước tiến mới trong phát triển du lịch- dịch
vụ của huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Để phát huy lợi thế trên tuyến
hành lang kinh tế Đông - Tây, trên cơ sở thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ
14 của tỉnh Đảng bộ và huyện Hướng Hoá, Huyện đã tiến hành lập đề án và ra
nghị quyết chuyên đề về phát triển Thương mại - dịch vụ - du lịch giai đoạn
2006 - 2010 có tính đến 2015. Trong đó xác định: Thị trấn Lao Bảo là trung
tâm Thương mại - Dịch vụ, là đầu mối thu hút tập trung các nguồn vốn đầu tư
của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, là nơi giao lưu buôn bán, sản xuất
các mặt hàng tiêu dùng có gía trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu, tạo động lực

phát triển đột phá cho cả khu thương mại đặc biệt Lao Bảo. Bên cạnh đó phát
triển sản xuất chế biến hàng nông sản xuất khẩu nhằm kích thích sản xuất
phát triển; Phát huy tiềm năng về thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử cách
mạng và bản sắc văn hoá dân tộc để kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch
sinh thái như: Thác Ồ Ồ -Tân Long, Thác Khe Xay - xã Thuận và khu dịch vụ
- du lịch làng Vây để tạo điểm nhấn trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây;
Nối liền Khe Sanh với Lao Bảo trở thành một chuỗi đô thị kéo dài hiện đại
trong tương lai mà Nghị quyết 39 của Bộ chính trị đã xác định. Bên cạnh đó
hình thành khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên gắn với tuyến du
lịch đường Hồ Chí Minh, nhằm tạo ra động lực mới thúc đẩy Thương mại dịch vụ phát triển. Tổ chức sắp xếp lại, cấp giấy phép hoạt động mới cho mọi
tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động, đầu tư trên địa bàn. Chú trọng thu hút
các nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ. Gắn du lịch di tích
lịch sử cách mạng với du lịch sinh thái. Tiến hành xây dựng một số khách
sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách...

2222


4.1.2.5. Tình hình sản xuất Nông Lâm nghiệp
a. Tình hình sử dụng đất

Hình 2: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất tiểu vùng Tây Trường Sơn
Qua biểu đồ hiện trạng sử dụng của tiểu vùng Tây Trường Sơn cho thấy:
+ Diện tích đất khu dân cư là 257,2 ha chiếm 0,897 % tổng diện tích đất.
+ Đất nông nghiệp là 10.117,36 ha chiếm 35,288 % tổng diện tích đất.
+ Diện tích đất lâm nghiệp là 7.928,22 ha chiếm 27,652 % tổng diện
tích đất.
+ Diện tích đất chuyên dùng là 1.170,3 ha chiếm 4,083 % tổng diện tích đất.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là 9.197,54 ha chiếm 32,08 % tổng diện
tích đất.

Trong đó, tài nguyên đất đai chưa sử dụng chiếm diện tích khá lớn (32,08 %)
trong tổng diện tích đất của tiểu vùng. Đây là tiềm năng để phát triển nông lâm
nghiệp với quy mô lớn trong tương lai.

2323


Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất tiểu vùng Tây Trường Sơn
Đơn vị tính: ha
Tân Long

Tân
Lập

Ba Tầng

Thuận

2015,47

1952,92

6199,51

2214,29

23,5

30,4


18,8

19,8

892,39

991,31

1261,8

1297,75

668,76

562,7

1267,17

311,98

54,1

118,4

88,9

183,9

376,72


250,11

3562,84

400,86

2424


b. Sản xuất nông lâm nghiệp
Bảng 3: Cơ cấu diện tích các loài cây trồng của tiểu vùng Tây Trường Sơn
Cây hàng năm
Loài cây

Cây lâu năm

Cây
khác

Cây
công
nghiệp

Cây
ăn quả

Tổng
diện
tích


Lúa

Màu

Cây
công
nghiệp

Diện tích
(ha)

1012,
3

4029,
1

58,8

249,3

1244,1

2183,3

8776,9

Tỉ lệ (%)

11,53

4

45,90
5

0,671

2,840

14,174

24,876

100

Qua bảng cơ cấu diện tích các loại cây trồng của tiểu vùng Tây Trường
Sơn cho thấy diện tích trồng màu là lớn nhất 4029,1 ha chiếm 45% diện tích cây
trồng của tiểu vùng, diện tích cây ăn quả cũng chiếm khá lớn 2183,3 ha chiếm
24,876 % trong cơ cấu diện tích cây trồng của vùng.
Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp ở tiểu vùng Tây Trường Sơn rất đa
dạng về cây trồng và vật nuôi.
- Về nông nghiệp:
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp nông thôn của vùng tiếp tục phát triển
theo định hướng sản xuất hàng hoá và đạt kết quả tốt, hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả
số lượng lẫn chủng loại. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả nhất
là đã tạo được chuyển biến tích cực về giống. Kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang
trại và kinh tế hộ gia đình tiếp tục được đầu tư phát triển rộng rãi trong nhân dân
đồng thời khai thác tối đa sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi và áp

dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, thâm canh tăng năng suất, đưa các loại
giống vào sản xuất nhằm tăng sản lượng của các loại cây trồng.
+Trồng trọt: Cây trồng hàng năm chủ yếu là các loại hoa màu như ngô,
khoai, sắn chiếm diện tích khá lớn 4.029,1 ha (chiếm 45,905 %) trong cơ cấu
cây trồng của vùng. Cây lúa chiếm diện tích cũng khá lớn 1.012,3 ha (chiếm
11,534 %), trong đó diện tích lúa đông xuân là 230,7 ha, lúa mùa (gồm lúa nước
25

25


×