Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật Dân Sự đạt 8 Điểm: Phân tích nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS 2015 và cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155 KB, 11 trang )

MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
Trong quan hệ xã hội ngày nay tồn tại nhiều giao dịch dân sự giữa cá nhân
với cá nhân, giữa cá nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với pháp nhân.
Những giao dịch dân sự đó thường tồn tại dưới dạng hợp đồng. Trong các giao
dịch dân sự đó đôi khi xảy ra những thiệt hại ngoài mong muốn. Thiệt hại đó có
thể do lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý của một hoặc nhiều hơn một bên chủ thể trong giao
dịch. Khi thiệt hại xảy ra, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là bồi thường thiệt
hại. Luật Dân sự đề cao sự thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên trong một khuôn
khổ nào đó vẫn có những nguyên tắc nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề
này, em xin chọn đề tài: “Phân tích nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy
định của BLDS 2015 và cho ví dụ minh họa” cho bài tập lớn cuối kỳ.
B. NỘI DUNG
I. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
BLDS 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại
khoản 1 Điều 584: “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Quy định này cho thấy yếu tố lỗi không phải
là yếu tố quá quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của một chủ thể nhất định. Chỉ cần chủ thể có hành vi gây thiệt hại thì dù có lỗi
hay không có lỗi, lỗi cố ý hay vô ý thì đều phải chịu trách nhiệm thồi thường.
Quy định này đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình, các chủ thể phải tự nâng cao ý thức trong việc tôn trọng các quyền về
tài sản và nhân thân của người khác. Mọi hành vi của một chủ thể đều có thể
khiến họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi.
BLDS 2015 đưa ra các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của người gây thiệt hại, được áp dụng đối với mọi trường hợp. Cụ thể tại khoản
2 Điều 584 quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả


kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận


khác hoặc luật có quy định khác.” Do đó không phải cứ có thiệt hại xảy ra thì
người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Quy định này cho thấy đã giảm bớt
những trường hợp phải bồi thường thiệt hại cho người gây thiệt hại. Khi thiệt hại
xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại thì người
gây thiệt hại hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó,
bên bị thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại mà do lỗi của mình gây ra.
Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi của cá nhân, pháp nhân và có thể do tài
sản gây ra. Tại khoản 3 Điều 584 quy định: “Trường hợp tài sản gây thiệt hại
thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.” Đây
là quy định mới có tính khái quát cao. Quy định này giúp cho các chủ thể mở
rộng được phạm vi các trường hợp có thể yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp khi các quyền và lợi ích đó bị xâm phạm bởi tài sản của một chủ thể nhất
định. Quy định này cũng mặc định suy đoán lỗi của chủ sở hữu, người chiếm
hữu tài sản. Theo quy định này, không cần biết chủ sở hữu, người chiếm hữu tài
sản có lỗi hay không có lỗi thì khi tài sản gây thiệt hại họ vẫn phải bồi thường
thiệt hại. Điều này cho thấy, ngay cả khi tài sản được quản lý tốt mà gây thiệt hại
thì chủ sở hữu, người chiếm hữu có thể vẫn phải bồi thường nếu không có căn
cứ loại trừ trách nhiệm. Do đó, mọi sự bất cẩn trong việc quản lý tài sản dù là
nhỏ nhất cũng có thể khiến cho chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Quy định này đặt ra yêu cầu cho các chủ
thể trong việc quản lý, sử dụng tài sản phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật, bảo đảm không xâm phạm tới các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể khác.
II.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Nguyên tắc: thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời

Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại thực tế phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình
thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương


thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.” Quy định này cho thấy chỉ những thiệt hại thực tế mới được bồi thường.
Những thiệt hại do suy đoán hoặc không có căn cứ xác định thì không được bồi
thường. Ta thấy pháp luật đã đề cao tính thực tế khi xác định thiệt hại. Người
gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại thực tế còn những thiệt hại do
suy đoán hoặc không có căn cứ xác định thì không cần phải bồi thường. Thiệt
hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Bồi thường toàn bộ được hiểu là
trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì người chịu trách nhiệm bồi thường
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó. Bồi thường kịp thời là việc bồi thường
được tiến hành một cách khẩn trương, nhanh chóng ngay sau khi có thiệt hại xảy
ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại. Điều này có ý nghĩa rất quan
trọng khi thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của cá nhân bị xâm hại. Việc quyết
định bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa,
hạn chế thiệt hại. Về mức bồi thường và hình thức bồi thường và phương thức
bồi thường các bên có thể thỏa thuận với nhau. Có nhiều hình thức bồi thường
như: bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc mà bên bị thiệt hại
yêu cầu. Phương thức bồi thường có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Tuy
nhiên nếu pháp luật có quy định khác thì các bên phải tuân theo những quy định
đó của pháp luật.
2. Nguyên tắc: người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi
vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.” Ở BLDS 2005 thì

người được giảm mức bồi thường là “người gây thiệt hại”, tuy nhiên BLDS
2015 đã có sự thay đổi, người được giảm mức bồi thường được xác định là
“người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Sự thay đổi này là phù hợp, bởi
vì người phải bồi thường thiệt hại đôi khi không phải là người gây thiệt hại. Có


thể là người giám hộ hay người bảo lãnh cho người gây ra thiệt hại. Người đó có
thể bồi thường thiệt hại thay cho người gây ra thiệt hại. Điều này cho thấy không
phải chỉ người gây ra thiệt hại mới được giảm mức bồi thường thiệt hại mà chỉ
cần là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng sẽ được giảm mức bồi
thường thiệt hại. Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có
những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong
việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể
bồi thường toàn bộ thiệt hại. Do điều kiện kinh tế của họ không cho phép để có
thể bồi thường được toàn bộ thiệt hại. Một điểm nữa đó là người được giảm mức
bồi thường có thể là “người không có lỗi” hoặc “có lỗi vô ý”.
Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại.
Để được giảm mức bồi thường thiệt cần có hai điều kiện sau:
+Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô
ý. Tức là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không lường trước được
hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho chủ thể khác.
+Thiệt hại sảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách
nhiệm bồi thường. Điều này có nghĩa là xét tại thời điểm bồi thường cũng như
trong tương lai thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có khả
năng kinh tế để bồi thường phần lớn hay toàn bộ thiệt hại mà mình đã gây ra.
Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như mang tính hỗ trợ cao cho
việc thực thi pháp luật.
3. Nguyên tắc: Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên
bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ

quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Khi mức bồi thường không còn
phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường


không còn phù hợp với thực tế. Nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế,
xã hội, sự biến động về giá cả hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật,
khả năng lao động của người bị thiệt hại hoặc do có sự thay đổi về khả năng
kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại… mà mức bồi thường
đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện thực tế. Khi xảy ra
những điều kiện trên, thì người bị thiệt hại hoặc người chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thay
đổi mức bồi thường.Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp
căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải sự thay đổi mức bồi thường,
việc xem xét tăng hay giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của
các bên.
4. Nguyên tắc: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không
được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”
Khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi
trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của
mình gây ra.” Đây không phải là quy định mới xuất hiện rong BLDS 2015, mà
quy định này đã được đề cập trong BLDS 2005. Tuy nhiên, điểm mới thể hiện ở
chỗ, trong BLDS 2005, quy định này được coi là một trong các trường hợp bồi
thường cụ thể và thuộc nội dung của Mục 3. Đến BLDS 2015, đây là một
nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Điểm mới này là hoàn toàn phù hợp, bởi quy
định này có thể áp dụng chung cho mọi trường hợp bồi thường thiệt hại trên
thực tế. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Đây là trường hợp người bị thiệt

hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại xảy ra với chính họ. Do đó, với những
thiệt hại xảy ra tương ứng với mức độ lỗi của họ thì không được bồi thường.
Điều này cho thấy ý nghĩa của việc người bị thiệt hại cần có trách nhiệm bảo vệ
tài sản của mình và đặc biệt là tính tự chịu trách nhiệm cho lỗi gây ra với chính
tài sản của mình dẫn đến tình trạng tài sản đó bị thiệt hại.


5. Nguyên tắc: Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường
nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý
để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Khoản 5 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm
phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện
pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.” Đây là
nguyên tắc bồi thường thiệt hại mới đề cập trong BLDS 2015. Nó cụ thể hóa
một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tạị khoản 3
Điều 3 BLDS 2015 đó là: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một các thiện chí, trung thực.” Bên có
quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
cho chính mình. Nguyên tắc này nâng cao trách nhiệm của bên bị thiệt hại,
nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp bên bị thiệt hại để mặc cho thiệt hại xả
ra nhằm được hưởng bồi thường. Tuy nhiên, quy định này cũng có hạn chế ở
chỗ, nếu thiệt hại đã xảy ra ngay khi có hành vi xâm phạm mà việc ngăn chặn,
hạn chế cũng không thể làm cho những thiệt hại “đã xảy ra” trở thành “chưa xảy
ra” thì việc không ngăn chặn, hạn chế chỉ nên coi là một trong những yếu tố để
giảm mức bồi thường.
III.

Ví dụ minh họa
Chị A 35 tuổi có đủ năng lực hành vi dân sự, đang làm cho công ty X với


mức lương 200.000 đồng/ngày. B là một cậu học sinh 17 tuổi có đủ năng lực
hành vi dân sự vẫn đang đi học chưa có thu nhập cá nhân. Một ngày B tham gia
giao thông trên đường nhưng không đội mũ bảo hiểm, bị công an típ còi, do sợ
bị công an bắt lại lập biên bản rồi gửi giấy về trường B đã cố gắng phóng nhanh
để tránh công an. Tuy nhiên khi phóng xe để tránh công an B đã đâm vào chị A
đang đi trên đường (chị A đang đi ngược chiều còn B đi đúng chiều) làm chị A
ngã lăn xuống đường, xe máy của chị A bị hỏng nặng không thể sử dụng được
nữa còn chị A thì bị gãy chân. Do bị gãy chân và không thể đi làm được nên


người nhà chị A đã yêu cầu B phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gồm: tiền xe đã
bị hỏng là 20.000.000 đồng; tiền viện phí, thuốc chữa bệnh 10.000.000 đồng;
tiền lương chị nghỉ làm được tính nghỉ bao nhiêu ngày thì số tiền phải đền bù là
200.000 đồng nhân với số ngày chị nghỉ làm.
Nhận xét về tình huống trên:
Thứ nhất, B đang là học sinh vẫn còn đi học và chưa có thu nhập cá nhân
nên theo khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 thì bố, mẹ của B sẽ phải bồi thường
phần thiệt hại mà B đã gây ra cho chị A. Ở đây bố, mẹ của B không phải là
người gây ra thiệt hại tuy nhiên họ là người giám hộ của B mà B lại không có
khả năng để bồi thường thiệt hại nên bố, mẹ B là người bồi thường thiệt hại do
hành vi của B gây ra đối với chị A. Trong trường hợp này bố, mẹ của B là người
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, do chị A bị gãy chân nên cần phải được cấp cứu kịp thời tới bệnh
viện để bó bột, chụp chiếu. Do đó khoản tiền bồi thường viện phí, thuốc chữa
bệnh,… (chi phí cứu chữa chị A) cần phải được bồi thường kịp thời và toàn bộ.
Thứ ba, do chị A bị gãy chân không thể đi làm được mà chị A là người có
thu nhập ổn định (200.000 đồng/ngày) nên theo phần 1.2 tại phần II của Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì chị A được bồi thường thiệt hại về khoản tiền
lương chị bị mất do không thể đi làm được. Chị nghỉ làm bao nhiêu ngày thì

được bồi thường bấy nhiêu ngày.
Thứ tư, xe của chị A bị hỏng và không thể sử dụng được. Ở đây đã có
thiệt hại về tài sản xảy ra vì thế phần thiệt hại này (20.000.000 đồng) cũng cần
được bồi thường thiệt hại.
Thứ năm, tuy B đã đâm vào chị A làm cho có những thiệt hại đáng tiếc
như vậy xảy ra. Nhưng xét cho cùng thì chị A cũng là người có lỗi trong tình
huống trên. Lỗi của chị A là đi ngược chiều. Vì đi ngược chiều nên mới bị B
đâm vào. Do đó theo khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 thì chị A không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Tuy nhiên ở tình huống trên do lỗi
đi ngược chiều của chị A nên mới xảy ra nhiều thiệt hại với chị như vậy, nhưng


lỗi mà chị A gây ra không thể xác định chính xác được phần thiệt hại do lỗi của
chị A gây ra cho chính mình là bao nhiêu. Ta có thể thấy rằng do B phóng nhanh
và cũng phần nữa là do chị A đi ngược chiều đường nên mới xảy ra tình trạng B
đâm vào chị A làm chị bị gãy chân, xe hỏng và phải nghỉ làm. Cả lỗi của B và
lỗi của chị A có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Rất khó để xác định chính xác
được phần thiệt hại B gây ra cho chị A và phần thiệt hại chị A gây ra cho chính
mình là bao nhiêu.
Từ những phân tích trên ta thấy, B là người có lỗi và chị A cũng là người
có lỗi, mà lỗi của chị A và B có liên quan mật thiết với nhau, khó xác định chính
xác được thiệt hại do từng người gây ra, do đó đối với việc bồi thường thiệt hại
cách giải quyết tốt nhất B và chị A mỗi người chịu một nửa tổng số tiền bồi
thường cho thiệt hại xảy ra với chị A.
C. KẾT LUẬN
Luật Dân sự đề cao tính thỏa thuận giữa các bên vì thế khi có thiệt hại xảy
ra các bên vẫn được phép thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi
thường cũng như phương thức bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên trong một khuôn
khổ nhất định, pháp luật vẫn quy định những nguyên tắc bồi thường thiệt hại cho
các bên. BLDS 2015 đã quy định chi tiết về những nguyên tắc bồi thường thiệt

hại. Những nguyên tắc này đã phần nào xác định rõ trách nhiệm của người gây
thiệt hại và người bị thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. Cả người gây ra thiệt hại và
người bị thiệt hại đều phải có trách nhiệm khi thiệt hại xảy ra vì không phải cứ
khi có thiệt hại xảy ra thì mọi lỗi lầm đều thuộc người gây ra thiệt hại, đôi khi
chính người bị thiệt hại đã gây ra lỗi làm cho thiệt hại xảy ra với mình. Những
quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong BLDS 2015 là hoàn toàn hợp
lý phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Luật Dân sự Việt Nam tập 2”, Nxb Công An nhân dân.
2. Bộ luật Dân sự 2015.
3. Bộ luật Dân sự 2005.
4. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
5. Sách: “Bình luật khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm
2015”, TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nxb Tư pháp.
6. Sách: “Binh luật khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015”, TS. Nguyễn Minh
Tuấn, Nxb Tư pháp.



×