Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

TẠ THỊ YẾN CHI

HỖ TRỢ HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GISỚI TÍNH NHẰM
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN
TRONG HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG
THPT THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

TẠ THỊ YẾN CHI

HỖ TRỢ HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH NHẰM
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƢỚC HÔN NHÂN
TRONG HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG
THPT THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ)

LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60.90.01.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MAI THỊ KIM THANH

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Mai Thị Kim Thanh. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của địa bàn
nghiên cứu.Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc những kết quả đã điều tra đƣợc
trong luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Tạ Thị Yến Chi


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Mai Thị Kim
Thanh – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi từ khi hình thành ý
tƣởng cho đến khi hoàn thành luận văn.Bên cạnh đó là sự hợp tác của toàn thể
cán bộ giáo viên và học sinh tại trƣờng THPT Thanh Thủy cũng nhƣ chính
quyền địa phƣơng đã giúp tôi thực hiện nghiên cứu một cách chân thực, hiệu
quả.
Ngoài ra, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Thƣ viện trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Thƣ viện trƣờng Đại học Lao động – xã hội đã
tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thêm các tài
liệu chuyên ngành quý giá giúp tôi thực hiện Luận văn của mình. Qua đây, tôi
cũng xin nói lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô trong Khoa Xã hội
học – trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện để tôi

đƣợc học tập, tiếp thu và lĩnh hội những nguồn kiến thức quý báu, giúp tôi
trƣởng thành hơn trên con đƣờng học tập cũng nhƣ trong cuộc sống.
Một lời tri ân tôi muốn gửi tới gia đình, bạn bè và những ngƣời thân
thiết đã luôn quan tâm, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Tạ Thị Yến Chi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................... 7
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 9
3. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................... 15
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 16
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 16
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 19
8. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 19
9. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 20
NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 21
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 21

1.1. Các khái niệm công cụ......................................................................... 21
1.1.1. Khái niệm tình dục ......................................................................... 21
1.1.2. Khái niệm quan hệ tình dục........................................................... 21
1.1.3. Khái niệm hôn nhân....................................................................... 23
1.1.4. Khái niệm chương trình ................................................................. 23
1.1.5. Khái niệm giáo dục giới tính.......................................................... 24
1.1.6. Khái niệm học sinh ......................................................................... 25
1.1.7. Khái niệm nhân viên Công tác hội.................................................. 25
1.1.8. Khái niệm hỗ trợ hoàn thiện ........................................................... 26
1


1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài nghiên cứu ............................... 26
1.2.1. Lý thuyết hành vi ............................................................................ 26
1.2.2. Lý thuyết về hành vi lệch chuẩn. ................................................... 27
1.2.3. Lý thuyết xã hội hoá. ...................................................................... 29
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................. 30
1.4. Đặc điểm của đối tƣợng học sinh THPT ........................................... 32
1.4.1. Đặc điểm học sinh THPT nói chung .............................................. 32
1.4.2. Đặc điểm học sinh THPT Thanh Thủy nói riêng ......................... 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QHTD THN CỦA HỌC SINH
THPT HIỆN NAY VÀ CHƢƠNG TRÌNH GDGT ĐÃ ĐƢỢC TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ...................................................................................... 36
2.1. Thực trạng vấn đề QHTD THN của học sinh hiện nay ................... 36
2.1.1. Nhận thức của học sinh về giáo dục giới tính. ......................... 36
2.1.2. Mức độ quan tâm của học sinh về giáo dục giới tính. ............ 37
......................................................................................................... 37
2.1.3. Nhận thức, thái độ của học sinh về QHTD THN và các vấn đề
liên quan. ................................................................................................. 38

2.1.4. Quan điểm của học sinh về vấn đề QHTD THN. .................... 40
2.1.5. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề QHTD THN của học sinh hiện
nay

...................................................................................................... 43

2.2. Thực trạng chƣơng trình giáo dục giới tính đã đƣợc triển khai thực
hiện tại trƣờng THPT Thanh Thủy, T. Phú Thọ ....................................... 45
2.2.1. Bức tranh khái quát về việc triển khai chƣơng trình GDGT
dành cho học sinh tại trƣờng ................................................................. 45
2.2.2. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc thực hiện chƣơng
trình ...................................................................................................... 54
2


2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai chƣơng trình
GDGT tại trƣờng .................................................................................... 59
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 63
CHƢƠNG 3. HỖ TRỢ HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT THANH THỦY DỰA
TRÊN TRÊN ĐIỀU KIỆN CỦA ĐỊA PHƢƠNG VÀ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..................................................................................................... 64
3.1. Những vấn đề đặt ra từ chƣơng trình GDGT cho học sinh trƣờng
THPT Thanh Thủy ....................................................................................... 64
3.1.1. Mục đích của chƣơng trình GDGT ............................................ 64
3.1.2. Nội dung của chƣơng trình GDGT ............................................. 68
3.1.3.Về hình thức của chƣơng trình GDGT ....................................... 72
3.1.4. Về phía nhân viên CTXH ............................................................ 74
3.2. Hỗ trợ hoàn thiện chƣơng trình GDGT cho học sinh trƣờng THPT
Thanh Thủy ................................................................................................... 76

3.2.1. Mục đích của chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng.... 76
3.2.2. Nội dung chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng ........... 78
3.2.3. Hình thức chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng ......... 83
3.2.4. Vai trò của nhân viên CTXH trong các hoạt động ................... 93
3.2.5. Một số lƣu ý đối với giáo viên giảng dạy/ nhân viên CTXH
trong chƣơng trình GDGT .................................................................... 96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
1. Về lý luận .............................................................................................. 100
2. Về thực tiễn........................................................................................... 100
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
3


PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107
CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ......................................................... 107
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH ..................... 108

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ

viết

Chữ viết đầy đủ

tắt

1

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời.

2

HIV

Vi rút suy giảm miễn dịch ở ngƣời

5

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

7

QHTD

Quan hệ tình dục

8

QHDT

Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân


THN
9

GDGT

Giáo dục giới tính

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1

Tên

Trang

Thái độ của học sinh các khối về hiện tƣợng

42

QHTD THN
Bảng 2

Quan niệm của học sinh về nguyên nhân dẫn

44

đến hành vi QHTD THN.

Biểu đồ 1

Tƣơng quan so sánh mức độ quan tâm của

37

học sinh các khối về GDGT.
Biểu đồ 2

Tƣơng quan so sánh nhận thức về QHTD

39

giữa học sinh khối 10, 11, 12.
Biểu đồ 3

Đánh giá của nam học sinh về mức độ phổ

40

biến của QHTD THN.
Biểu đồ 4

Đánh giá của nữ học sinh về mức độ phổ biến

41

của QHTD THN
Biểu đồ 5


Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh trƣờng
THPT Thanh Thủy về hiệu quả của các hình
thức triển khai chƣơng trình GDGT

6

53


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi
những quan niệm, tƣ tƣởng của Nho giáo. Chính vì thế, từ bao đời nay, nhân
dân ta đã lƣu giữ và truyền dạy cho con cháu những truyền thống đạo đức quý
báu, thiêng liêng. Tuy nhiên, những biến động không ngừng của xã hội đã
khiến những quan niệm vốn khắt khe, kín đáo, tế nhị của dân tộc ta chịu ít
nhiều ảnh hƣởng.
Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
có ảnh hƣởng trên tất cả các lĩnh vực và tác động trực tiếp đến từng quốc gia,
dân tộc, cá nhân, đặc biệt là đối với thế hệ học sinh – lớp ngƣời trẻ tuổi, tầng
lớp thanh thiếu niên, nó tạo cho thanh thiếu niên một lối sống nhạy bén, năng
động, tự lập phù hợp với xu thế thời đại. Mặt khác, quá trình ấy đƣa thanh
thiếu niên tiếp cận với lối sống tự do phƣơng Tây và hình thành những quan
niệm cởi mở, phóng khoáng hơn trong quan hệ nam nữ. Cũng chính vì thế,
khái niệm “nam nữ thụ thụ bất thân” cũng dần không còn tồn tại trong đông
đảo giới trẻ.Các công trình nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý đều cho thấy
hiện nay lớp trẻ có sự phát dục ngày càng sớm và mạnh hơn so với các thế hệ
trƣớc đây.
Theo ƣớc tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng
250 triệu ngƣời mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Ở Việt Nam,

nhóm tuổi thanh niên từ 16 đến 30 tuổi có khoảng 6,1 triệu ngƣời chiếm 1,3
% tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động. Kinh tế xã hội phát triển, điều kiện
sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, do ảnh hƣởng của lối sống văn
hoá hiện đại, thanh niên nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới bƣớc
vào tuổi dậy thì và sinh sản sớm. Quan hệ tình dục (QHTD) trong điều kiện
thiếu hiểu biết và kinh nghiệm phòng tránh thai có thể dẫn đến những hậu quả
7


không mong muốn đối với thanh thiếu niên, đặc biệt là tình trạng nạo thai
trƣớc hôn nhân và các tình trạng nạo thai trƣớc hôn nhân và các bệnh liên
quan đến đƣờng tình dục.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng có rất nhiều những nghiên
cứu xoay quanh vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân (QHTD THN) và
những hệ quả của nó. Qua những báo cáo đó có thể thấy rằng, hiện tƣợng giới
trẻ quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ngày càng tăng cao. Điều này cho thấy,
nhận thức và quan niệm của thế hệ trẻ về vấn đề tình dục ngày càng khác xa
so với thế hệ trƣớc. Đây cũng là kết quả của sự biến đổi xã hội trong bối cảnh
hiện nay, khi mà nền kinh tế - xã hội phát triển một cách nhanh chóng và đặc
biệt là sự tiến bộ của ngành công nghệ thông tin đã góp phần du nhập một số
những khuynh hƣớng quan niệm “thoáng” về tình dục từ các nƣớc trên thế
giới. Những quan niệm này không hoàn toàn là lệch lạc, tuy nhiên, xét trên
phạm vi văn hoá truyền thống và bối cảnh hiện tại của Việt Nam, nó đã gây ra
những hậu quả xã hội khôn lƣờng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của không
chỉ các nhà nghiên cứu mà là của cả cộng đồng.
Thực trạng về vấn đề QHTD THN và những hậu quả của nó đối với
tầng lớp thanh thiếu niên đặt ra nhiều suy nghĩ và cho toàn xã hội và điều đó
khiến xã hội lo lắng về sự suy giảm sức khoẻ thể chất cũng nhƣ tinh thần của
một bộ phận không nhỏ dân số trẻ.Đây cũng chính là vấn đề quan trọng của
đất nƣớc trong quá trình hội nhập quốc tế cho bài toán lối sống, đạo đức và

chất lƣợng cuộc sống gia đình, những tế bào tƣơng lai của xã hội. Đồng thời
thực trạng và diễn biến của nó đặt các nhà hoạch định chính sách về dân số và
kế hoạch hoá gia đình đứng trƣớc ngã ba đƣờng: những biện pháp để nâng
cao nhận thức cho vị thành niên về tình dục và QHTD THN; nên hay không
nên giáo dục hành vi QHTD an toàn cho vị thành niên và thanh niên; và
những giải pháp nào sẽ phát huy đƣợc hiệu quả, hạn chế đƣợc tình trạng trên.
8


Vấn đề QHTD THN đang là một vấn đề xã hội bức xúc, đáng báo
động, cần có những số liệu, nghiên cứu và đánh giá đúng đắn, xác thực để có
cái nhìn sâu sắc về thực trạng trên. Tầng lớp học sinh - những ngƣời thông
minh, nhạy bén với thời cuộc, có tầm nhìn phong phú, có tƣ tƣởng tiến bộ
song không thể tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Cũng vì thế,
chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu, đánh giá quan điểm, suy nghĩ của tầng
lớp học sinh, đặc biệt là học sinh THPT về vấn đề nhạy cảm ấy là điều rất cần
thiết để chúng ta có đƣợc cái nhìn khách quan toàn diện hơn.
Từ việc khái quát bức tranh toàn cảnh về vấn đề QHTD THN, nghiên
cứu sẽ đi sâu tìm hiểu về quan điểm của giới trẻ cũng nhƣ học sinh về vấn đề
ấy. Đồng thời, chúng tôi tiến hành xem xét, nghiên cứu về các chƣơng trình
giáo dục giới tính hiện nay để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao
nhận thức, hành vi, thái độ của tầng lớp thanh thiếu niên đối với vấn đề tình
dục trƣớc hôn nhân. Từ đó, có những đề xuất, khuyến nghị tới gia đình, nhà
trƣờng, các cơ quan chức năng và toàn xã hội về việc giáo dục, định hƣớng
cho giới trẻ những quan điểm, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức Việt
Nam và có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế thực trạng trên, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống, ổn định dân số.
Với tất cả những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Hỗ trợ hoàn thiện chƣơng trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình
trạng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân trong học sinh Trung học phổ

thông hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp học sinh trường THPT Thanh
Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ).
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ở trên thế giới nghiên cứu về SKSS-GDGT có mặt rất sớm nhƣng đƣợc

gọi với cái tên khác nhau chẳng hạn sức khỏe vị thành niên hay giới tình tình
9


dục thanh thiếu niên. Từ sau Hội Nghị Quốc tế về Dân số và phát triển ICPD
tại Cairo (4/1994) sau khi định nghĩa chính thức về sức khỏe sinh sản đƣợc
thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quan tâm của
toàn xã hội thì vấn đề SKSS-GDGT đã đƣợc đẩy lên trình độ mới.
Tại Châu Phi, vấn đề SKSS-GDGT ở châu lục này tập trung vào việc
đẩy lùi nạn dịch AIDS thông qua hợp tác với Tổ chức Y Tế thế giới (WHO)
và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Những chƣơng trình này dạy cho họ và
con em của họ các cách “ABC”, với A để phòng chống AIDS, B là chung
thủy và C là dùng bao cao su.
Ở Ai Cập, trẻ từ 12-14 tuổi đƣợc giáo viên giảng dạy những kiến thức
giải phẫu sinh học nhƣ cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt động,
quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai và các bệnh truyền nhiễm qua đƣờng
tình dục.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể cho thấy, ở châu Phi, tỷ lệ mang thai
ngoài ý muốn dao động từ 50 – 90 % trong số thanh niên chƣa chồng và 25 –
40% trong số thanh niên có chồng[1].
Khảo sát các chƣơng trình giáo dục giới tính ở Châu Á cũng đang có
những mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có

khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trƣờng học.
Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu cầu sức khoẻ sinh sản
thanh niên. Ấn Độ có các chƣơng trình với mục tiêu hƣớng tới trẻ em từ chín
tới mƣời sáu tuổi. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11
tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học nhƣ kinh nguyệt và xuất tinh. Tại
Trung Quốc và Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về đoạn
sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học. Tuy nhiên, ở Bangladesh,
Myanmar, Nepal và Pakistan thì không có những chƣơng trình GDGT nhƣ
vậy[2].
10


Đối với các quốc gia châu Âu nhƣ Pháp, vào tháng 02/2000, Chính phủ
Pháp quyết định đƣa kiến thức giới tính lên Đài truyền hình và sóng đài phát
thanh, đồng thời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho học sinh phổ thông về các
phƣơng pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.
Tại Đan Mạch, cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã có chƣơng trình
truyền hình đƣợc Chính phủ tài trợ đã trở thành kênh thông tin quen thuộc về
giới tính và SKSS cho lứa tuổi vị thành niên. Chính vì thế, Đan Mạch là nƣớc
có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai thấp nhất thế giới và là hình mẫu “lý
tƣởng” cho các nƣớc khác học tập cách thức GDGT trong trƣờng học.
Tại Châu Mỹ, các trƣờng học đều đƣa GDGT vào chƣơng trình học của
học sinh lớp 7-12, có nơi bắt đầu từ lớp 5, lớp 6. Học sinh tiếp cận với kiến
thức giới tính thuộc 2 kiểu: toàn diện kiến thức chung hoặc kiến thức sâu về
một khía cạnh, vấn đề.
Tuy nhiên, Mỹ lại là một trong những nƣớc có tỷ lệ sinh ở trẻ vị thành
niên cao nhất thế giới (có khoảng 20% số phụ nữ sinh con trƣớc tuổi 20, tỷ lệ
nhiễm bệnh qua đƣờng tình dục ở thanh thiếu niên cũng là cao nhất[3].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trên thế giới, việc triển khai các chƣơng trình
giáo dục giới tính đã đƣợc thực hiện khá phổ biến và cũng đã đem đến những

kết quả nhất định.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều vấn đề nảy
sinh từ tình trạng QHTD THN, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những nhìn nhận
và giải pháp hiệu quả hơn cho vấn đề này.
( [1], [2], [3]: Theo giáo dục giới tính toàn cầu của trang )
2.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt nam, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, GDGT

cũng đã bắt đầu đƣợc quan tâm rộng rãi.Lứa tuổi THPT đang ở giai đoạn cuối
thời kỳ dậy thì và bắt đầu giai đoạn thanh niên nên các em có sự thay đổi
mạnh mẽ về tâm sinh lý. Ở đây, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả
11


xin đƣợc điểm qua một số nét về tình hình nghiên cứu có liên quan tại Việt
Nam trong khoảng thời gian gần đây.
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính,
tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu đƣợc công bố. Các tác giả Đặng Xuân
Hoài, Trần Trọng Thùy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị
Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu
nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và GDGT-SKSS. Đặc biệt
từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về đời sống gia đình và
giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có ký hiệu
VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã đƣợc Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực
hiện với sự tài trợ của UNEPA và UNESCO khu vực. Dƣới sự chỉ đạo trực
tiếp của GS.Trần Trọng Thủy và GS. Đặng Xuân Hoài, đề án đã đƣợc tiến
hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề nhƣ:
quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và GDGT

của giáo viên, phụ huynh, học sinh… ở nhiều nơi trong cả nƣớc, đẻ chuẩn bị
cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia,
nhiều đề tài liên kết với các nƣớc, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính
và những vấn đề có liên quan nhƣ: giáo dục SKSS; giáo dục về tình yêu trong
thanh niên, học sinh; giáo dục đời sống gia đình; GDGT cho học sinh… Việc
nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã đƣợc sự quan tâm nhiều của Nhà
nƣớc, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ
huynh.
Cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ
nhất, đƣợc công bố cuối năm 2007. Đây là cuộc điều tra có quy mô lớn và
toàn diện nhất về thanh thiếu niên đƣợc triển khai, với gần 7.600 ngƣời tại 42
12


tỉnh, thành phố tham gia trả lời về giáo dục, việc làm, tình trạng sức khỏe sức khỏe sinh sản. Kết quả điều tra cho thấy: 7,6% số ngƣời trong độ tuổi
thanh niên có QHTDTHN, trong đó tỉ lệ nam thanh niên là 11,1%, nữ chỉ có
4%. QHTDTHN phổ biến nhất ở khu vực dân tộc thiểu số với 39,8% ở nam
thanh niên và 26,1% với nữ thanh niên. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của
thanh niên Việt Nam là 19,6…
Theo nghiên cứu gần đây của tác giả Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học
Việt Nam) về vấn đề “Tình dục trước hôn nhân: Nghiên cứu so sánh thanh
niên Hà Nội, Thượng Hải và Đài Loan - Trung Quốc”, phần khảo sát 6.363
thanh niên Hà Nội ở độ tuổi 15-24 cho thấy: Tuổi trung bình khi quan hệ tình
dục lần đầu của nam, nữ thanh niên Hà Nội lần lƣợt là 20,15 và 20,34, thấp hơn
thanh niên ở Thƣợng Hải và Đài Loan. Đại đa số thanh niên đã sinh hoạt tình
dục cho biết họ tham gia lần đầu với ngƣời yêu hay vợ, chồng tƣơng lai.Những
ngƣời này chiếm 83% ở Thƣợng Hải và 90% ở Đài Loan.Ở Hà Nội, tỷ lệ
những ngƣời này chỉ là 63%. Đặc biệt, 4% thanh niên trong số nghiên cứu đã
từng có hoạt động tình dục ở Hà Nội đã có lần đầu tiên làm tình với ngƣời bán

dâm, trong khi tỷ lệ này ở Thƣợng Hải, Đài Loan chỉ là 1%.
Theo số liệu chính thức điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên
thì 7,6% số thanh thiếu niên có quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân. Tuổi quan
hệ tình dục lần đầu tiên của thanh niên Việt Nam là 19,6%, gần 80% thanh
niên chỉ quan hệ tình dục (QHTD) khi đã lập gia đình. Có tới 66,7% nam giới
chấp nhận QHTD trƣớc hôn nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, con số ấy có thể
lớn hơn rất nhiều. Điều đáng lƣu tâm ở đây là các nghiên cứu cho thấy, xu
hƣớng quan hệ tình dục ngày càng trẻ hóa, có những em khoảng 12 đến 15
tuổi đã QHTD lần đầu. Nhiều ngƣời sẵn sàng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân
trong khi những hiểu biết về sức khỏe tình dục, sinh sản của nhóm đối tƣợng
này còn rất hạn chế.
13


Trong “Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam – những điều đã biết và chưa
biết” (Khuất Thu Hồng – 2001) đã chỉ ra sự biến đổi trong quan niệm, thái độ
và hành vi tình dục ở Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Quan niệm về QHTD
và ý nghĩa của nó trong lớp trẻ hiện nay đã thay đổi rất nhiều, những ngƣời
càng trẻ càng có xu hƣớng tự do hơn, không coi chuyện QHTD THN là điều
kinh khủng nhƣ thế hệ trƣớc đã nghĩ.
Trong nghiên cứu “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khoẻ sinh sản VTN
qua nghiên cứu thư gửi về Chương trình “Cửa sổ tình yêu” của Đài tiếng nói
Việt Nam” (Nguyễn Thị Tuyết Minh, 2002) đã chỉ ra hiện tƣợng QHTD THN
ngày càng trở nên phổ biến hơn, 70 % học sinh - sinh viên gọi điện xin tƣ vấn
về tình dục, mang thai ngoài ý muốn và các biện pháp tránh thai.
Công trình về Quan điểm của sinh viên trường Đại học Khoa học xã
hội – nhân văn và Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội về
QHTD THN, Khoa Xã hội học 2B, 2006cũng đề cập đến thực trạng QHTD
THN trong sinh viên có tới 23,1% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời đã từng QHTD.
Tỷ lệ nam sinh viên QHTD THN cao gấp 2,2 lần so với nữ sinh viên. Có tới

5,4% QHTD lần đầu tiên khi 15 tuổi; từ 15 – 17 tuổi chiếm 17,9%. Tuổi trung
bình có QHTD lần đầu tiên là 19,7% tuổi tƣơng đƣơng kết quả điều tra của
SAVY (19,6 tuổi trong đó nam là 20 tuổi, nữ là 19,4 tuổi).
Dựa trên số liệu định lƣợng của cuộc “Điều tra cơ bản thực trạng bình
đẳng giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ, nam giới nhằm phục vụ
công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam” (Viện Khoa học xã hội, 2006),
bài viết “Thái độ về quan hệ ngoài hôn nhân và tình dục” đã phân tích vấn đề
thái độ về QHTD THN trong mối tƣơng quan với các yếu tố khu vực, nhóm
tuổi và trình độ học vấn ngƣời trả lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy những
quan niệm và giá trị đạo đức truyền thống vẫn là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ
đến thái độ về tình dục ngoài hôn nhân nói chung và trƣớc hôn nhân nói riêng.
14


QHTD THN nhìn chung không đƣợc chấp nhận. Nam đồng ý với vấn đề này
nhiều hơn nữ.Nếu hai ngƣời có ý định tiến tới hôn nhân thì quan hệ tình dục
dễ đƣợc chấp nhận hơn. Thái độ đồng ý với QHTD THN tăng theo nhóm tuổi
và trình độ học vấn.
Một nghiên cứu về “Thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục trước
hôn nhân (nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội)” (Mai Thanh Tú, Hà Nội,
2007) đã đề cập đến thực trạng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của sinh viên
có tới 22,6% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời đã từng quan hệ tình dục trong đó
31,4% nam sinh viên đã từng quan hệ tình dục, nữ là 14,1%, tỷ lệ nam cao
hơn 2,2 lần so với nữ, tuổi quan hệ lần đầu tiên là 19 tuổi. Trong số những
ngƣời đã từng QHTD, có 73,9% đã từng sử dụng một trong số các biện pháp
tránh thai. Tỷ lệ sinh viên chấp nhận QHTD THN là 21,4%, tƣơng đƣơng với
1/5 số sinh viên trong mẫu điều tra. Đề tài cũng chỉ ra rất rõ các yếu tố tác
động tới thái độ của sinh viên về vấn đề này.
Thực tế cho thấy, từ trƣớc tới nay có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về
QHTD THN chủ yếu đối với đối tƣợng thanh niên là học sinh, sinh viên.Các

nghiên cứu đều chỉ ra tình trạng báo động về QHTD THN và những thiếu hụt
trong việc thực hiện chƣơng trình GDGT.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mô tả về nhận thức, thái độ, hành vi về vấn đề
QHTD THN của học sinh và khái quát về chƣơng trình GDGT tại trƣờng
THPT Thanh Thủy dƣới góc độ CTXH. Từ đó, đƣa ra những giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao chƣơng trình để trang bị đầy đủ các kiến thức về
chăm sóc SKSS-GDGT cho các em học sinh.
Đồng thời, nghiên cứu mong muốn các bậc phụ huynh, nhà trƣờng và
toàn xã hội cần có hiểu biết rõ ràng và sự quan tâm cần thiết tới tâm sinh lý
của các em học sinh để đƣa ra những định hƣớng cụ thể cho các em. Qua đó,
15


giúp các em có cái nhìn đúng đắn về tình bạn, tình yêu để xây dựng cuộc sống
lành mạnh, tích cực.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu về thực trạng vấn đề QHTD THN của học sinh và

tìm hiểu chƣơng trình giáo dục giới tính hiện hành, chúng tôi muốn hƣớng đến
việc nâng cao chƣơng trình để từ đó nâng cao nhận thức cho học sinh về sức
khỏe giới tính nhằm đảm bảo một cuộc sống văn minh, lành mạnh thông qua
những đề xuất nhằm thúc đẩy chƣơng trình giáo dục giới tính hiệu quả hơn.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tập trung nghiên cứu tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh
hiện nay về vấn đề QHTD THN.
- Làm rõ những nguyên nhân dẫn đến các suy nghĩ, quan niệm đó.
- Phát hiện các hệ quả xã hội nảy sinh từ những quan niệm đó.
- Xem xét, đánh giá về các chƣơng trình giáo dục giới tính hiện hành và
vai trò của nhân viên CTXH trong đó.
- Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp, kết luận, đề xuất một vài
khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của học sinh nói riêng và thế hệ
trẻ nói chung về vấn đề QHTD THN nhằm giảm bớt tỷ lệ nạo phá thai,
các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, giảm tỷ lệ ngƣời nhiễm
HIV/AIDS.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Hỗ trợ hoàn thiện chƣơng trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình

trạng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân trong học sinh Trung học phổ thông
hiện nay.
5.2.

Khách thể nghiên cứu
16


- Học sinh trƣờng THPT Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
- Cán bộ, giáo viên trong trƣờng THPT Thanh Thủyvà các ban ngành có
liên quan.
- Một số phụ huynh học sinh.
5.3.


Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2016 đến tháng 05/2016.
- Địa bàn nghiên cứu: trƣờng THPT Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tình trạng QHTD THN và hiểu
biết của học sinh trƣờng THPT Thanh Thủy về SKSS.
+Nghiên cứu đánh giá về chƣơng trình giáo dục giới tính hiện hành tại
trƣờng THPT Thanh Thủy.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.

Phƣơng pháp luận Mác xít
Những lý luận và phƣơng pháp luận của triết học Mác – Lênin trong đó

bao gồm chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở
xuyên suốt của đề tài nghiên cứu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cần phải nhận thức, giải
quyết các hiện tƣợng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vì thế, cần tìm
hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh hiện nay về vấn đề QHTD THN
cần phải đặt trên cơ sở nghiên cứu trong khoảng thời gian và không gian nhất
định để từ đó đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết vấn đề phù hợp.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét và giải thích
các quá trình, hiện tƣợng của đời sống xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau, có tính chất quy luật giữa chúng. Điều đó có nghĩa nghiên cứu nhận
thức, thái độ, hành vi của học sinh hiện nay về QHTD THN phải đƣợc xem
17



xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác nhƣ điều kiện kinh tế, văn hoá, xã
hội….
Việc nhận thức và giải quyết các hiện tƣợng xã hội phải khách quan,
phải xuất phát từ tình hình thực tế. Ở đây, khi tìm hiểu về thực trạng vấn đề,
chúng ta không thể áp đặt những suy nghĩ chủ quan của riêng mình để kết
luận một cách vội vã, mà phải tìm hiểu các nguyên nhân chủ quan và khách
quan tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh, từ đó mới có thể
nhìn nhận chính xác vấn đề này.
6.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

6.2.1. Phương pháp định lượng
 Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
Phiếu trƣng cầu ý kiến đƣợc chuẩn bị sẵn với 37 câu hỏi xoay quanh
vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin bằng việc điều tra
dựa vào phiếu trƣng cầu ý kiến với cơ cấu 200 phiếu cho học sinh các khối
10, 11, 12 tại trƣờng THPT Thanh Thủy.
 Phương pháp thống kê xã hội học.
Với 200 phiếu hỏi thu đƣợc, chúng tôi tiến hành xử lý kết quả điều tra
bằng phƣơng pháp thống kê xã hội học. Chƣơng trình thống kê SPSS sẽ đƣợc
sử dụng để xử lý thông tin thu đƣợc từ các bảng hỏi đó.
6.2.2. Phương pháp định tính.
 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu.
Đây là phƣơng pháp mà chúng tôi thực hiện dựa trên việc tiến hành tra
cứu, rà soát các công trình nghiên cứu đã hoàn thành, các bài viết đăng trên
báo, tạp chí cũng nhƣ các sách, kỷ yếu khoa học đã đƣợc công bố. Trên cơ sở
đó, chúng tôi sẽ có sự hình dung khái quát về vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở
cho việc thiết kế và triển khai đề tài này, đảm bảo tính kế thừa và tránh trùng

lặp với các nghiên cứu trƣớc đó.
18


 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 17 trƣờng hợp:
- 1 Lãnh đạo trƣờng.
- 5 thầy cô giáo.
- 2 phụ huynh.
- 9 học sinh đại diện cho 3 khối: 10, 11, 12 (3 học sinh/ 1 khối)
Quá trình phỏng vấn dƣới hình thức trò chuyện xung quanh vấn đề
QHTD trƣớc hôn nhân, SKSS và giáo dục giới tính.Từ đó tìm hiểu những
nhận định của ngƣời đƣợc hỏi về vấn đề nghiên cứu.Kết quả của cuộc phỏng
vấn sẽ đƣợc sử dụng định tính trong báo cáo.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣờng THPT
Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, T.Phú Thọ về vấn đề tình dục, QHTD
THN nhƣ thế nào?
- Thực trạng chƣơng trình giáo dục giới tính tại trƣờng THPT Thanh Thủy
ra sao?
- Vai trò của nhân viên xã hội trong chƣơng trình GDGT tại trƣờng THPT
Thanh Thủy nhƣ thế nào?
- Cần làm gì để nâng cao chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng
THPT Thanh Thủy?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh trƣờng THPT Thanh Thủy chƣa có nhận thức đầy đủ về tình
dục, quan hệ tình dục an toàn, quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân và những
ảnh hƣởng tiêu cực của việc QHTD trƣớc hôn nhân. Học sinh có thái độ,
quan niệm cởi mở, phóng khoáng trong quan hệ nam nữ.
- Chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng THPT Thanh Thủy đã đƣợc

triển khai nhƣng chƣa thực sự hiệu quả.
19


- Nhân viên CTXH – trong vị trí là các cán bộ Đoàn hội, cũng đã tham gia
vào các chƣơng trình GDGT nhƣng chƣa thực sự sát sao và vai trò của
họ chƣa đƣợc đánh giá đúng nghĩa.
- Để nâng cao chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng THPT Thanh
Thủy cần tăng cƣờng các hoạt động nhằm trang bị đầy đủ kiến thức về
SKSS-GDGT cho học sinh; vận động sự phối hợp của các ban ngành tại
địa phƣơng, gia đình, nhà trƣờng; tổ chức các câu lạc bộ giao lƣu giữa
các trƣờng trong khu vực; kết hợp GDGT trong các môn học chính
khóa…
9. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung,
phần kết luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của Luận
văn gồm ba chƣơng. Nội dung chính tập trung trong ba chƣơng là:
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QHTD THN CỦA HỌC SINH THPT
HIỆN NAY VÀ CHƢƠNG TRÌNH GDGT ĐÃ ĐƢỢC TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN.
CHƢƠNG 3.HỖ TRỢ HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT THANH THỦY DỰA TRÊN
TRÊN ĐIỀU KIỆN CỦA ĐỊA PHƢƠNG VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

20


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm tình dục
Tình dục là xung lực nội tại của ngƣời muốn có khoái cảm, muốn thoả
mãn những nhu cầu sinh lý của con ngƣời.Trong điều kiện thông thƣờng, nhu
cầu mạnh mẽ nhất và cũng đem lại khoái cảm cao nhất là nhu cầu quan hệ
nam nữ.Nhƣ vậy, tình dục là bản năng tự nhiên.
Tình dục là sự phát triển tự nhiên và tất yếu của tính dục khi con ngƣời
bƣớc vào tuổi dậy thì. Đó là ham muốn khoái lạc tập trung vào đối tƣợng khác
giới, kèm theo những tình cảm tốt đẹp.
Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con ngƣời, bắt đầu xuất hiện ở
tuổi dậy thì và là một bản năng duy trì nòi giống. tình dục là một hoạt động
sống mạnh mẽ nhất, đam mê nhất, đồng thời đem lại khoái cảm mãnh liệt
nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản để duy trì nòi giống.
Tình dục là sản phẩm xã hội, bị quy định bởi các yếu tố văn hóa và xã
hội. Chúng ta nghĩ và làm theo giống nhƣ ngƣời khác trong cộng đồng của
mình. Các nền văn hoá khác nhau có những quan niệm, thái độ và hành vi
tình dục khác nhau.
(Theo Đào Xuân Dũng, “Giáo dục giới tính”, NXB Thanh niên, 1995)
1.1.2. Khái niệm quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thƣờng chỉ hành vi
đƣa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ. Quan hệ tình dục
cũng có thể diễn ra giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lƣỡng
tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ
phận sinh dục (quan hệ đƣờng miệng, đƣờng hậu môn, hoặc dùng ngón tay)
cũng đƣợc bao gồm trong định nghĩa này.
21



×