Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên học viện an ninh nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 138 trang )

LÊ VĂN TRUNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

*

LÊ VĂN TRUNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO
SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN

*
2016

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

LÊ VĂN TRUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO


SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Chƣơng
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI DỒNG

Giáo viên hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm
Luận văn Thạc sĩ

TS. Nguyễn Huy Chƣơng

PGS.TS. Trần Thị Quý

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Văn Trung



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣơ ̣c luâ ̣n văn này , tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến TS. Nguyễn Huy Chƣơng đã tận tình hƣớng dẫn , chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có
thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng
Đại học Khoa ho ̣c xã hô ̣i & Nhân văn – Đa ̣i ho ̣c Quố c Gia Hà Nô ̣i , Phòng Đào tạo
Sau đại học, Ban chủ nhiê ̣m Khoa Thông tin – thƣ viê ̣n, Trung tâm Thông tin Khoa
học & Tƣ liê ̣u giáo khoa đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp,
những ngƣời luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể
hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Đề tài “ Phát triể n năng lực thông tin cho sinh viên Học viê ̣n An

ninh nhân

dân” đƣơ ̣c hoàn thành trong thời gian ngắ n , với khả năng kiế n thƣ́c còn ha ̣n chế nên
không tránh khỏi nhƣ̃ng thiế u sót . Tôi rấ t mong nhâ ̣n đƣơ ̣c các ý kiế n đóng góp của
thầ y cô, đồ ng nghiê ̣p và các đô ̣c giả để tôi tiế p tục hoàn thiện nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Văn Trung


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................... 1
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7

4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 9
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 9
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................... 10
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH
NHÂN DÂN .................................................................................................. 11
1.1. Những lý luận chung về năng lực thông tin ........................................ 11
1.1.1. Khái niệm phát triển năng lực thông tin .............................................. 11
1.1.2. Nô ̣i dung năng lực thông tin ................................................................ 17
1.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển năng lực thông tin .. 21
1.2. Khái quát Học viện An ninh nhân dân và Trung tâm Thông tin khoa
học và Tƣ liệu giáo khoa .............................................................................. 26
1.2.1. Khái quát về Học viện An ninh nhân dân ............................................ 26
1.2.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin Khoa học & Tƣ liệu giáo khoa ..... 31
1.2.3. Vai trò của Trung tâm trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển năng lƣ̣c
thông tin cho sinh viên ................................................................................... 40
1.3. Vai trò năng lực thông tin đối với sinh viên Học viện An ninh nhân
dân ................................................................................................................. 43


Tiểu kết .......................................................................................................... 48
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN ........................... 50
2.1. Mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng hỗ trơ ̣ công tác phát triể n năng lƣc̣ thông tin cấ p
Học viện ......................................................................................................... 50
2.1.1. Các h oạt động hỗ trợ phát triển năng lực thông tin của lãnh đạo Học
viê ̣n An ninh nhân dân ................................................................................... 50

2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ công tác phát triển năng lực thông tin của giảng
viên ................................................................................................................. 53
2.1.3. Các hoạt động hỗ trợ phát triển năng lực thông tin của các tổ chức
Đoàn, hô ̣i ........................................................................................................ 57
2.2. Các hoạt động phát triển năng lực thông tin của Trung tâm Thông
tin khoa học và tƣ liệu giáo khoa ................................................................ 58
2.3. Các yếu tố tác động đến công tác phát triển năng lực thông tin cho
sinh viên Học viện An ninh nhân dân ........................................................ 62
2.4. Đánh giá năng lực thông tin của sinh viên Học viện An ninh nhân
dân ................................................................................................................. 69
Tiểu kết .......................................................................................................... 93
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG
TÁC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO HỌC VIÊN HỌC
VIỆN AN NINH NHÂN DÂN ..................................................................... 95
3.1. Giải pháp chung của Học viện An ninh nhân dân ............................. 95
3.1.1. Đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác phát triển năng
lực thông tin cho sinh viên ............................................................................. 95
3.1.2. Tăng cƣờng hợp tác, trao đổi với các đơn vị thƣ viện trong và ngoài
lực lƣợng vũ trang. ......................................................................................... 96
3.1.3. Xây dựng, lồng ghép nội dung chuyên đề năng lực thông tin vào các
chƣơng trình đào tạo dành cho sinh viên ....................................................... 97


3.2. Các giải pháp của Trung tâm Thông tin khoa học

& Tƣ liệu giáo

khoa ............................................................................................................... 99
3.2.1. Tạo điều kiện để cán bộ thƣ viện học các lớp bồi dƣỡng chuyên môn
thƣ viện, đặc biệt là số cán bộ an ninh chƣa đƣợc qua đào tạo ...................... 99

3.2.2. Tham mƣu cho Ban Giám đố c Ho ̣c viê ̣n trong công tác tổ chức và phát
triển năng lực thông tin cho sinh viên .......................................................... 100
3.2.3. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thƣ viện trong
việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên .......................................... 103
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ Thông tin thƣ viện ......... 104
3.2.5. Đa dạng hóa hình thức đào tạo ngƣời dùng tin .................................. 105
3.3. Giải pháp cho giảng viên, sinh viên .................................................. 109
3.3.1. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực thông tin
cho sinh viên ................................................................................................ 109
3.3.2. Chủ động phối hợp với Trung tâm thông tin khoa học & Tƣ liệu giáo
khoa xây dựng, triển khai các chƣơng trình đào tạo năng lực thông tin cho
sinh viên ....................................................................................................... 110
3.3.3. Tích cực khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ..... 113
Tiểu kết ........................................................................................................ 114
KẾT LUẬN ................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

1

ALA


2

ANND

An ninh nhân dân

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu

4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

HTSĐ

Học tập suốt đời

6

NCKH

Nghiên cƣ́u khoa học


7

NCT

Nhu cầu tin

8

NDT

Ngƣời dùng tin

9

NLTT

Năng lƣ̣c thông tin

10

TT – TV

Thông tin - thƣ viện

11

TTKH&TLGK

American Libarary Association


Thông tin khoa học & tƣ liệu giáo khoa


DANH MỤC BẢNG
Nô ̣i dung

STT

Trang

Bảng 2.1

Tỷ lệ giảng viên áp dụng các phƣơng pháp dạy học

54

Bảng 2.2

Tỷ lệ giảng viên áp dụng phƣơng pháp kiểm tra đánh giá

56

Bảng 2.3

Đánh giá hiể u biế t của cán bô ̣ lañ h đa ̣o đố i với công tác đào ta ̣o
năng lƣ̣c thông tin

63

Bảng 2.4


Ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo về NLTT của học viên

64

Bảng 2.5

Đánh giá nhu cầu học năng lực thông tin cho học viên

65

Đánh giá tính hữu ích của chƣơng trình đào tạo và
Bảng 2.6

Bảng 2.7

thời điểm đào tạo NLTT cho học viên năm thứ nhất
Bảng đánh giá mức độ tìm kiếm thông tin và các nguồn tìm
kiếm thông tin của học viên

70

73

Bảng 2.8

Khảo sát nhu cầu nội dung thông tin của học viên

77


Bảng 2.9

Tiêu chí đánh giá thông tin của học viên

79

Bảng 2.10

Mức độ trích dẫn tài liệu tham khảo

82

Bảng 2.11

Mức độ hiểu biết và thực hiện bản quyền – Luật sở hữu trí tuệ

85


DANH MỤC HÌ NH VẼ
STT

Nô ̣i dung

Trang

Hình 1.1

Cơ cấu tổ chức cán bộ Học viện An ninh nhân dân


30

Hình 1.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm TTKH&TLGK

32

Hình 1.3

Công cụ tra cứu trực tuyến Opac

36

Hình 2.1

Website nô ̣i bô ̣ Học viện ANND

52

Hình 2.2

Chức năng tìm kiếm nâng cao kết hợp toán tử AND

76


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong “xã hội thông tin” và nền “kinh tế tri thức”, thông tin thực sự trở
thành mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố đảm bảo quốc
phòng an ninh của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới.Trƣớc đây nguồn tri
thức cung cấp cho con ngƣời đơn thuần là những tài liệu dƣới dạng in ấn nhƣ
sách, báo, tạp chí,.. Ngày nay, với sự tấn công nhƣ vũ bão của mạng truyền
thông Internet, lƣợng thông tin khổng lồ với tốc độ tăng trƣởng phi mã, có
mặt ở mọi lúc mọi nơi, với loại hình đa dạng mà bạn đọc có thể đọc, nghe,
nhìn, xem.. Theo kết quả của một nghiên cứu do Công ty IBM thực hiện năm
2010 cho thấy, lƣợng thông tin số trên mạng toàn cầu tăng gấp hai lần chỉ sau
11 tiếng. Tuy nhiên vấn đề ở đây không nằm ở chỗ thông tin có đƣợc cung
cấp đầy đủ hay không mà nằm ở chỗ thông tin hiện đang cung cấp quá nhiều,
quá ồ ạt và hỗn tạp. Việc kiểm định chất lƣợng và độ tin cậy của thông tin
dƣờng nhƣ bị phó mặc cho ngƣời sử dụng. Điều này đòi hỏi mỗi ngƣời dùng
tin phải có năng lực sàng lọc và phản hồi thích hợp đối với các nguồn thông
tin không phù hợp, có chất lƣợng kém và không đáng tin cậy. Khả năng tiếp
cận và sử dụng thông tin hay gọi đó là năng lực thông tin của mỗi ngƣời trong
việc đáp ứng nhu cầu thông tin là khác nhau, năng lực thông tin có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn và giúp con ngƣời phát
triển năng lực tƣ duy độc lập và sáng tạo (Rockman, 2004).
Từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, năng lực thông tin đã
trở thành một chủ thể quan tâm đối với đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng
dạy, cũng nhƣ đội ngũ cán bộ làm công tác TTTV nói chung trên các phạm vi,
vấn đề này quan trọng đến mức mà trong cơ cấu tổ chức của mình, IFLA đã
thành lập hẳn một bộ phận chuyên theo dõi vấn đề này ( Information Literacy
Section). Học tập mô hình này, nhiều tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu, xây
1


dựng và phổ biến các tiêu chuẩn và mô hình về năng lực thông tin nhƣ; Các
trƣờng đại học ở Mỹ đều xây dựng các tiểu chuẩn năng lực thông tin cho các

sinh viên đại học dựa trên các tiêu chuẩn mà Hiệp hội các thƣ viện Đại học và
thƣ viện nghiên cứu Mỹ (ACRL) đƣa ra; 9 tiêu chuẩn về năng lực thông tin do
Hiệp hội cán bộ thƣ viện trƣờng học Mỹ ( AASL) và Hiệp hội Truyền thông
và công nghệ giáo dục Mỹ (AECT) xây dựng và phổ biến năm 2004. Ở Anh
có mô hình năng lực thông tin 7 trụ cột ( 7 Pillars Model for Information
Literacy) do Hiệp hội thƣ viện đại học, quốc gia và cao đẳng Anh (SCONUL)
phổ biến năm 2004 và ở một số nƣớc khác nhƣ: Ausxtralia, New Zeland và ở
Thái Lan,... đã đề ra những tiêu chuẩn năng lực thông tin riêng để đào tạo cho
sinh viên của mình. Nhìn chung việc đào tạo và phát triển năng lực thông tin
ngày càng đƣợc chú trọng và phát triển trên thế giới, nó không chỉ là công
việc của cán bộ thƣ viện hay của các thƣ viện đại học. Đây là công việc đòi
hỏi phải có sự quan tâm đúng mực của các bộ, ngành, các nhà lãnh đạo có liên
quan trực tiếp đến công tác giáo dục.
Từ đầu những năm 2013 một số nghiên cứu định nghĩa lại kiến thức
thông tin theo một cách hiể u mới đó là “năng lực thông tin” (NLTT), nội hàm
khái niệm NLTT bao quát đƣợc những vấn đề cơ bản về thông tin và khả
năng thông tin của ngƣời dùng tin trƣớc sự bùng nổ thông tin trong xã hội
hiện nay, tác giả thấy khái niệm này phù hợp nên tác giả lựa chọn khái niệm
NLTT theo cách hiể u mới này.
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang từng bƣớc có những thay đổi phù
hợp với yêu cầu phát triển, đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy và học trong các trƣờng
đại học, nhƣ Nghị quyết Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng khóa VIII đã khẳng định “ Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục đào
tạo... bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất
là sinh viên đại học; phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thƣờng
2


xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”[2 ]. Có nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, một sinh viên đƣợc trang bị kỹ năng và năng lực thông tin

tốt sẽ đọc đƣợc nhiều hơn, biết tranh luận bằng cách sử dụng thông tin từ
nhiều nguồn và ở nhiều góc độ khác nhau, biết sử dụng dẫn chứng để bảo vệ ý
kiến của mình, có thể nối các ý tƣởng, các khái niệm, biết phân tích và tổng
hợp thông tin, có thể trích dẫn thông tin một cách thống nhất và chính xác,
đánh giá đƣợc mức độ tin cậy và giá trị của thông tin, quản lý và tổ chức
thông tin.. Chính vì vậy, trong môi trƣờng đại học, sinh viên phải luôn biết
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Nhƣng làm thế nào để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo?
Rất nhiều vấn đề đƣợc đặt ra, mà cốt lõi của nó chính là việc trang bị cho sinh
viên và sinh viên cũng tự trang bị cho mình năng lực thông tin để nắm bắt tri
thức. Vấn đề này càng ý nghĩa và phù hợp cho hình thức đào tạo theo tín chỉ
đƣợc Học viện an ninh thực hiện từ năm học 2012, với hình thức đào tạo này,
đòi hỏi sinh viên phải chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu, cho nên
việc trang bị năng lực thông tin sẽ giúp sinh viên dễ dàng, chủ động trong
việc tìm kiếm, nắm bắt những thông tin mà mình nghiên cứu.
Học viện An ninh nhân dân là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu
của lực lƣợng công an nhân dân, hàng năm có hàng ngàn sinh viên, chiến sĩ
đƣợc tốt nghiệp và trở về công tác trong lực lƣợng công an nhân dân. Hiện
nay, Học viện An ninh nhân dân đào tạo cả ba cấp học: Cử nhân, Thạc sỹ,
Tiến sỹ và nhiều loại hình đào tạo, bồi dƣỡng khác cho toàn ngành Công an
và cán bộ của Bộ An ninh nƣớc Cô ̣ng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Bộ nội vụ
Vƣơng quốc Campuchia, các lớp hệ dân sự thuộc chuyên ngành công nghệ
thông tin và ngành luật.
Thực tiễn hoạt động phát triển năng lực thông tin cho sinh viên trong các
trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam nói chung và ở Học viện An ninh nhân
3


dân nói riêng còn kém, các cấp lãnh đạo chƣa hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng,
chƣa quan tâm đúng mức trong việc trang bị năng lực thông tin cho sinh viên.

Nhiều sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ, mơ hồ trong việc tiếp cận nguồn tri thức mà
mình cần, hay chƣa rõ các loại hình, dịch vụ hoạt động của thƣ viện để khai
thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin. Sinh viên Học viện ANND
chƣa trang bị cho mình các kỹ năng trong việc chủ động nhận dạng nhu cầu
tin, tìm kiếm thông tin, đánh giá thông tin và hiể u biế t về mă ̣t pháp lý khi sử
dụng thông tin trong học tập và nghiên cứu khoa học. Để đào tạo nguồ n nhân
lực chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác đòi hỏi Học viện ANND
cần tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo trong đó phải trú trọng đến
việc phát triển năng lực năng lực thông tin cho sinh viên, cán bộ, giáo viên.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu thực tiễn trong việc phát triển
năng lực thông tin cho hinh viên Học viện An ninh nhân dân, tác giả quyết
định lựa chọn nghiên cứu đề tài "Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên
Học viện An ninh nhân dân” làm luận văn tốt nghiệp của mình, đây là đề tài
cấp thiết, mang ý nghĩa quan trọng cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu vấn đề năng lực thông tin cho sinh viên và các vấn đề liên
quan đã đƣợc nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, các hội thảo khoa học ngành
Thông tin – thƣ viện đƣa ra qua một số công trình nghiên cƣ́u:
Khái niệm “Kiến thức thông tin”, “Thông thạo thông tin” hay “Kỹ năng
thông tin”... Định nghĩa về thuật ngữ này đƣợc trình bày trong các tác phẩm
nhƣ: “ Kiến thức thông tin với giáo dục đại học” (Nghiêm Xuân Huy);
“Những tiêu chuẩn kiến thức thông tin trong giáo dục đại học Mỹ và các
chương trình đào tạo kĩ năng thông tin cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin
Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” (Nguyễn Huy Chƣơng, Nguyễn Thanh
Lý); “Thông thạo thông tin” (Nguyễn Hƣ̃u Viêm )… Các tác giả có những
4


cách dịch và định nghĩa khác nhau nhƣng phần lớn các ý kiến đều thống nhất
nội hàm của thuật ngữ này đƣợc hiểu rằng: “năng lực thông tin là khả năng và

kỹ năng tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả,
đúng nhu cầu và hợp pháp của mọi người trong mọi lĩnh vực của họ”
Bên cạnh sự tranh luận về mặt khái niệm thì việc bàn luận về sự cấp
thiết phải phát triển năng lực thông tin cho cộng đồng ngƣời dùng tin nói
chung, đặc biệt là sinh viên nói riêng là vấn đề cấ p thiết trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay và đƣợc đề cập trong các bài viế t : “ Vai trò của kiến
thức thông tin trong giáo dục- đào tạo từ giác độ thư viện” của tác giả
Nguyễn Thị Việt Bắc (2006), “Tăng cường kiến thức thông tin cho sinh viên –
giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học” (Tô Thị
Hiền); “Kiến thức thông tin – lượng kiến thức cần thiết cho người dùng tin
trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” (Trần Thị Quý); “Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu và đào tạo kiến thức thông tin ở Việt Nam” (Lê
Văn Viết), “ Đổi mới công tác dào tạo kiến thức thông tin tại Đại học Thái
Nguyên” của tác giả Hà Tố Lâm, 2014...
Trong hầu hết các tác phẩm này đều nêu bật vai trò và tầm quan trọng
của năng lực thông tin trong thời đại ngày nay và sự cần thiết phải đẩy mạnh
đào tạo năng lực thông tin ở các trƣờng đại học. Để phát triển năng lực thông
tin cho sinh viên, đa phần các ý kiến đều cho rằng cần phải đáp ứng các yêu
cầu sau: Đổi mới nội dung, phƣơng pháp và chƣơng trình đào tạo; Đƣa năng
lực thông tin thành môn học bắt buộc trong chƣơng trình giảng dạy cho sinh
viên; Thiết kế chƣơng trình năng lực thông tin phù hợp đồng thời nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy về năng lực thông tin…
Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài, ở trong nƣớc đã có một số công
trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số
các cơ quan thông tin - thƣ viện nhƣ; Luận án tiến sĩ, “ Phát triển kiến thức
5


thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam” của tác giả Trƣơng Đại Lƣợng
(2015), Luận văn thạc sỹ: “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên

trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ngà, năm 2010 và đề tài:
“Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên tại trường Đại học Bách khoa
Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2011).
Các đề tài này đều tập trung nghiên cứu nội dung và vai trò của năng lực
thông tin với giáo dục đại học; tiêu chuẩn của năng lực thông tin đối với sinh
viên và các giải pháp nhằm phát triển năng lực thông tin cho sinh viên; trên
cơ sở đó xây dựng nội dung phát triển năng lực thông tin phù hợp với đặc
điểm riêng của sinh viên mỗi trƣờng. Những giải pháp đó cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị và có thể áp dụng trong việc phát triển NLTT cho Sinh
viên Học viện ANND. Trên thực tế, NLTT đã trở thành môn học chính trong
chƣơng trình đào tạo của trƣờng Đại học Hà Nội từ năm học 2012-2013.
Các khía cạnh tiếp cận nghiên cứu liên quan đến đơn vị khảo sát là
Trung tâm TTKH&TLGK đã có mô ̣t số đề tài nghiên cứu nhƣ:
Luận văn “Tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông
tin khoa học và tư liệu giáo khoa Học viện An ninh nhân dân” của tác giả
Hoàng Thị Dung, năm 2011
Luận văn thạc sĩ “Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông
tin khoa học và tư liệu giáo khoa – Học viện An ninh nhân dân” của tác giả
Nguyễn Minh Hoàng, năm 2013.
Luận văn thạc sĩ “ Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin khoa học
& tư liệu giáo khoa” của tác giả Vũ Thị Hiền Lƣơng, năm 2015
Các luận văn này đã nghiên cứu đƣợc những vấn đề cơ bản về tình hình
hoạt động của Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa, thực trạng
công tác tổ chức bảo quản vốn tài liệu tại trung tâm, những ƣu điểm nhƣợc
điểm trong công tác tổ chức và đƣa ra những giải pháp trong công tác bảo
6


quản tài liệu, các luận văn trên cũng nêu đƣợc thực trạng nguồn lực thông tin
của Trung tâm và nhu cầu tin trong quá trình học tập của sinh viên Học viện

ANND . Trên góc độ nào đó, kết quả nghiên cứu của các đề tài này đƣợc sử
dụng làm căn cứ cho việc phát triển năng lực thông tin phù hợp với sinh viên
Học viện An ninh nhân dân.
Tuy nhiên về góc độ đánh giá năng lực thông tin, các kỹ năng thông tin
của sinh viên các tác giả chƣa đề cập đến. Hơn nữa, ở Học viện An ninh nhân
dân chƣa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cƣ́u chuyên sâu đến công
tác phát triển năng lực thông tin cho sinh viên. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn
đề tài này làm luận văn tốt nghiệp là yêu cầu cấp thiết và không trùng lặp với
các công trình khoa học nghiên cứu trƣớc đó.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn đã
kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc kết hợp những
kinh nghiệm của bản thân để làm rõ thực trạng phát triển năng lực thông tin
của sinh viên Học viện ANND , trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển
NLTT cho sinh viên Học viện ANND.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát thực tiễn trong quá trình công tác phát triển năng lực
thông tin trong Học viện An ninh nhân dân, tác giả sẽ làm rõ thƣ̣c tra ̣ng công
tác phát triển năng lực thông tin , các khái niệm năng lực thông tin, các tiêu
chuẩn đánh giá năng lực thông tin, những đánh giá, đánh giá khả năng năng
lực thông tin của sinh viên Học viện An ninh nhân dân, từ đó xác định một số
mặt còn hạn chế để đƣa ra những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao năng lực
thông tin cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau:
7


- Nghiên cứu những cở sở lý luận về năng lực thông tin.
- Nghiên cứu nội dung năng lực thông tin, các tiêu chuẩn năng lực thông

tin và một số khái niệm liên quan
- Khảo sát thực trạng nhu cầu về năng lực thông tin của sinh viên Học
viện ANND
- Đƣa ra những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiểu biết về năng lực
thông tin cho sinh viên.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, công tác phát triển năng lực thông tin ở Học viện ANND vẫn
còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu học và tự học theo hình thức đào tạo
theo tín chỉ, chƣa có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo đối với vấn
đề này. Nhiều sinh viên vẫn còn mơ hồ trong việc tiếp cận và khai thác thông
tin, hay các em chƣa đƣợc trang bị đầy đủ những kỹ năng để đáp ứng nhu cầu
tin cho bản thân. Những hạn chế này do những yếu tố chủ quan và khách quan
gây ra, nếu nhƣ có sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng trong việc phát triển
năng lực thông tin, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc
dạy và học thì việc phát triển năng lực thông tin sẽ đƣợc đảm bảo và hiệu quả
hơn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phát triển năng lực thông tin cho
sinh viên Học viện an ninh nhân dân
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận văn đƣợc tác giả giới hạn nghiên cứu công
tác phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện ANND
+ Phạm vi nội dung: Công tác phát triển năng lực thông tin cho sinh viên
Học viện ANND
8


+ Phạm vi thời gian: Công tác phát triển năng lực thông tin cho sinh viên
Học viện ANND tƣ̀ năm 2012 đến nay (Từ năm 2012 Học viện An ninh nhân

dân bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ)
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; các
quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, các chỉ thị, nghị quyết của các bộ, ngành về
công tác giáo dục- đào tạo và công tác thƣ viện.
- Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu hiệu quả đề tài luận văn tác giả sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích nghiên cứu tài liệu
+ Phƣơng pháp điều tra qua bảng hỏi, (đối với đối tƣợng là sinh viên hệ
chính quy đƣợc áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ).
+ Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn công tác
+ Phƣơng pháp quan sát
+ Phƣơng pháp thống kê
+ Phƣơng pháp so sánh
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa về mặt lý luận
Đề tài góp phần hoàn thiện lý luận phát triển năng lực thông tin trong các
trƣờng đại học, cao đẳng nói chung và Học viện An ninh nhân dân nói riêng.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên cao
học, nghiên cứu sinh và sinh viên chuyên ngành Thông tin – thƣ viện trong
việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát năng lực thông tin trong các
trƣờng đại học hiện nay.
9


- Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Qua việc nghiên cứu, luận văn đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp

đối với công tác phát triển năng lực thông tin tại Học viện ANND. Qua đó
ứng dụng một số phƣơng pháp dạy và học mới nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác giáo dục của Học viện An ninh nhân dân.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Đề tài sẽ phản ánh đƣợc thực trạng công tác phát triển năng lực thông
tin tại Học viện An ninh nhân dân
- Luận văn sẽ đƣa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
công tác phát triển năng lực thông tin và thỏa mãn nhu cầu tin cho sinh viên
Học viện An ninh nhân dân.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực thông tin cho sinh viên
Học viện An ninh nhân dân
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển năng lực thông tin của sinh viên Học
viện An ninh nhân dân
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực thông tin cho sinh
viên Học viện An ninh nhân dân

10


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH
NHÂN DÂN
1.1. Những lý luận chung về năng lực thông tin
1.1.1. Khái niệm phát triển năng lực thông tin
* Khái niệm “phát triển”
Trong phép biện chứng duy vật, Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Phát triển
dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”. Quá trình đó vừa diễn ra
dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tƣợng mới về chất ra đời. Phát
triển là sự tự thân. Động lực của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật, hiện tƣợng, phát triển đi theo đƣờng “xoáy ốc”, cái mới
dƣờng nhƣ lặp lại một số đặc trƣng, đặc tính của cái cũ nhƣng trên cơ sở cao
hơn; thể hiện tính quanh co phức tạp, có thể có những bƣớc thụt lùi tƣơng đối
trong sự phát triển.
Phát triển là một trƣờng hợp đặc biệt của vận động. Trong quá trình phát
triển, sự vật, hiện tƣợng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn;
làm cho cơ cấu, tổ chức, phƣơng thức vận động và chức năng của sự vật ngày
càng hoàn thiện hơn. Phát triển có tính khách quan, phổ biến, đa dạng. Từ
nguyên lý của sự phát triển, con ngƣời rút ra đƣợc những quan điểm, nguyên
tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
* Khái niệm năng lực thông tin
Sự bùng nổ thông tin từ những năm 60 của thế kỷ XX, đã đặt nền tảng
cho sự ra đời của xã hội thông tin. Xã hội thông tin đã mang lại những thay
đổi lớn về phƣơng thức sinh hoạt và những khả năng mới cho con ngƣời. Để
thích nghi với một xã hội luôn luôn biến động đó, con ngƣời cần phải có kiến

11


thức và một số kỹ năng nhất định. Trong đó phải trang bị cho bản thân “ năng
lực thông tin” cần thiết.
Có thể nhận thấy khái niệm năng lực thông tin (Infomation – Literacy)
đƣợc quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây. Đồng thời, đã có rất
nhiều nghiên cứu về NLTT của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đặc
biệt là Anh, Úc và Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa
thống nhất về NLTT. Câu hỏi đƣợc đặt ra ở đây là NLTT đƣợc hiểu nhƣ thế
nào, hay NLTT đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào dựa trên những quan điểm của

các nhà nghiên cứu để giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về NLTT.
NLTT có thể đƣợc xem là một khái niệm có nhiều khía cạnh khác nhau,
hay còn đƣợc gọi là một thuật ngữ đa chiều [33, pg. 20] . Điều này làm cho
NLTT có thể đƣợc hiểu khác nhau ở những đối tƣợng khác khau nhƣ cá nhân,
tổ chức, xã hội hay toàn cầu. Wepworth đã chỉ ra rằng có hai cách tiến cận
chính đối với việc nghiên cứu NLTT.
Thứ nhất: NLTT đƣợc nhận diện là những kỹ năng và thái độ riêng biệt
có thể học và đo lƣờng đƣợc.
Thứ hai: NLTT đƣợc nhận diện thông qua cách mà một cá nhân trải
nghiệm với thông tin và gắn kết nó với thế giới riêng của họ, hay nói cách
khác gắn kết nó với yêu cầu của họ trong cuộc sống.
Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh đến cách tiếp cận dựa trên những kỹ
năng. Quan điểm thứ hai dựa vào cách tiếp cận có chủ đích đối với NLTT.
Cách tiếp cận thông tin dựa trên các kỹ năng của ngƣời dùng tin: Nhiều
tác giả thừa nhận NLTT nhƣ là một tập hợp các kỹ năng và thái độ. Quan
điểm này đƣợc thể hiện trong những định nghĩa dƣới đây.
Khái niệm NLTT đƣợc giới thiệu lần đầu vào năm 1974 bởi Paul
Zurkowski – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Mỹ (US Information
Industry Association). Theo Zurkowski, ngƣời có NLTT là ngƣời đƣợc huấn
12


luyện trong việc áp dụng các nguồn tin vào công việc của họ. Họ học tập
phƣơng pháp và kỹ năng sử dụng các công cụ thông tin, cũng nhƣ các nguồn
tin chính thống nhằm hình thành các giải pháp để giải quyết các mu ̣c đích của
họ [26]. Trong cách giải thích này, Zurkowski đã xem NLTT nhƣ là các
phƣơng pháp và kỹ năng đồng thời nhìn nhận NLTT trong mối liên hệ với
môi trƣờng công việc, học tập và chia sẻ thông tin với nhau.
Đến năm 1984, khái niệm NLTT đƣợc định nghĩa lại bởi Kuhlthau,
nhƣng tác giả đã nhìn nhận lại NLTT trong mối quan hệ với công nghệ thông

tin khi cho rằng NLTT bao gồm việc nhận ra nhu cầu tin và tìm kiếm thông
tin cần thiết trong đời sống hàng ngày. Nó cũng bao gồm việc nhận ra nhu cầu
tin và tìm kiếm thông tin để đƣa ra những quyết định có ích cho nhu cầu tin
của mình. NLTT đòi hỏi khả năng có thể quản lý một khối lƣợng thông tin
phức tạp đƣợc tạo ra bởi máy tính và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
Khả năng học tập suốt đời của mỗi ngƣời có thể bị thay đổi bởi sự phát triển
của xã hội và khoa học kỹ thuật, đòi hỏi mỗi ngƣời phải trang bị cho mình
những kỹ năng và tri thức mới [31].
Một trong những định nghĩa về NLTT đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện
nay là từ Hiệp hội Thƣ viện Mỹ ( American Libarary Association – ALA). Tổ
chức này cho rằng NLTT là một tập hợp các khả năng đòi hỏi các cá nhân
nhận ra khi nào cần thông tin và có khả năng để định, đánh giá và sử dụng
thông tin cần thiết một cách hiệu quả [27] . ALA cũng nhấn mạnh rằng, ngƣời
có NLTT là ngƣời học cách để học, họ là ngƣời chuẩn bị cho việc học tập
suốt đời, bởi vì họ có thể luôn luôn tìm thấy thông tin cần thiết cho bất cứ
nhiệm vụ hay quyết định nào. Quá trình này chỉ ra thực tiễn của việc tìm
kiếm, lựa chọn và đánh giá thông tin, cũng nhƣ cho phép ngƣời sử dụng tạo ra
những ý tƣởng mới để chuyển giao thông tin cho ngƣời khác bằng cách sử
dụng các phƣơng tiện và công nghệ khác nhau. Định nghĩa này cũng nhìn
13


nhận NLTT nhƣ là một tập hợp các kỹ năng và đặt nó trong bối cảnh học tập
suốt đời.
Told xem NLTT nhƣ là khả năng sử dụng thông tin có mục đích và hiệu
quả. Nó là quá trình học tập có tính tƣơng tác và toàn diện bao gồm những kỹ
năng nhƣ: Xác định những đặc điểm, định vị, lựa chọn, tổ chức, trình bày và
đánh giá thông tin từ các nguồn bao gồm sách, phƣơng tiện truyền thông đại
chúng, kinh nghiệm và con ngƣời. Những thông tin đó có thể đƣợc xem xét
dựa trên tri thức sẵn có, bổ sung vào những hiểu biết hiện tại và đƣợc áp dụng

một cách tự tin, thành thạo để giải quyết nhu cầu tin [34]. Viện chuyên gia
Thƣ viện và thông tin Hoàng gia Anh quốc (The UK’s Chartered Institute of
Library and Information Professional – CILIP) nhận định rằng, Ngƣời có
NLTT là ngƣời biết khi nào và tại sao bạn cần thông tin, nơi để tìm chúng,
cách đánh giá, sử dụng và truyền tải nó theo các tiêu chuẩn đạo đức. Cơ quan
này cũng cung cấp, hƣớng dẫn về những kỹ năng cần thiết để trở thành ngƣời
có NLTT nhƣ sau:
Khả năng nhận biết nhu cầu tin, nhận diện đƣợc nguồn tin sẵn có, biết
cách tìm tin, khả năng đánh giá kết quả, biết cách làm việc hay khai thác kết
quả, hiểu đƣợc những vấn đề liên quan đến đạo đức và trách nhiệm của việc
sử dụng tin, biết cách truyền tải hay chia sẻ kế quả; biết cách quản lý kết quả
[28].
Một trong những định nghĩa đƣợc biết đến nhiều nhất, đƣợc giới thiệu
vào năm 2011 bởi Hiệp hội Thƣ viện các trƣờng đại học quốc gia và cao đẳng
(Society of College, National and University Libraries – SCONUL) cơ quan
này cho rằng, ngƣời có NLTT cần chứng minh rằng, họ nhận thức được cách
để tập hợp, sử dụng, quản lý, tổng hợp,tạo ra thông tin và dữ liệu một cách có
đạo đức và sẽ có những kỹ năng để làm điều đó một cách hiệu quả [32].

14


Hiện nay, rất nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức đang xem xét lại và cập
nhật về định nghĩa NLTT để làm cho chúng phù hợp với sự thay đổi của môi
trƣờng thông tin và công nghệ, trong đó Hiệp Hội Thƣ viện nghiên cứu và đại
học Mỹ (Association of College & Research Libraries – ACRL) là một ví dụ
điển hình. ACRL đã giới thiệu một khái niệm và một mô hình mới đƣợc biết
đến nhƣ là khung NLTT dành cho giáo dục đại học ( Framework for
information literacy for higher education). ACRL định nghĩa NLTT là tổng
hợp của sự hiểu biết , thực tiễn và khuynh hƣớng tập trung vào sự gắn kết linh

động với hệ sinh thái thông tin, đƣợc củng cố bởi sự tự phản ánh mang tính
phản biện. Sự tổng hợp trên bao gồm tìm, đánh giá, làm sáng tỏ, quản lý và sử
dụng thông tin để trả lời các câu hỏi và phát triển câu hỏi mới. Tạo ra những
tri thức mới thông qua sự hợp tác mang yếu tố đạo đức trong các cộng đồng
học tập, học tập và thực tiễn [25]. Định nghĩa trên chứng tỏ rằng ACRL đá
nhấn mạnh đến yếu tố tự phản ánh và nhìn nhận sự phát triển của NLTT trong
mối quan hệ với cộng đồng.
Ngày nay, NLTT gắn kết chặt chẽ với thực tiễn thông tin và tƣ duy phản
biện trong môi trƣờng công nghệ thông tin và truyền thông . Trở thành ngƣời
có tƣ duy phản biện đồng nghĩa với việc các cá nhân phải có tƣ duy tự đối
chiếu khi tƣơng tác với thông tin trong bối cảnh thông tin của chính mình để
tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi của mình.
Nhiều tác giả lại xem xét NLTT trong mối liên hệ với thực tiễn thông tin.
Virkus cho rằng NLTT đã chuyển từ cách tiếp cận dựa trên kỹ năng sang một
cách hiểu rộng hơn và có tính liên kết với thực tiễn thông tin [36]. Khi xem
xét phƣơng thức,con ngƣời kết nối với bối cảnh thông tin để hình thành nên
thực tiễn thông tin của chính họ, Lloyd nhận định rằng, NLTT là một thực
tiễn mang tính xã hội [29]. Thay vì nhận diện NLTT nhƣ là một tập hợp các

15


×