Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Mô Hình Cộng Đồng Tham Gia Quản Lý Chất Thải, Bảo Vệ Môi Trường Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )

MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ CHẤT THẢI - BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, việc xây dựng và thực hiện mô hình cộng đồng tham gia Bảo vệ môi
trường là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với nghị quyết 41/NQ/TW về “Bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Mặc dù tất cả
các mô hình về Quản lý chất thải – Bảo vệ môi trường đều có sự tham gia nhiệt tình
của nhân dân địa phương - đó là thuận lợi lớn nhất, là động lực để triển khai mô hình.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai các mô hình Bảo vệ
môi trường với sự tham của cộng đồng và đã đem lại hiệu quả thực sự đối với công tác
quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt. Tuy
nhiên các mô hình mới chỉ mang tính tự phát, xuất phát từ thực trạng môi trường địa
phương mà chưa có đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy tối
đa vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó nhân rộng các mô
hình trong cả nước. Sau đây xin giới thiệu một vài mô hình đã được thực hiện tốt.

1


Đà Nẵng: Xây dựng phong trào “Tổ dân phố không rác”
Các mô hình như “Mái nhà xanh -2T”, “Đội Thiếu niên Tiền phong bảo vệ môi
trường” hay phong trào thu gom, bán phế liệu ở một số tổ dân phố các phường Thuận
Phước (quận Hải Châu), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) đã trở thành những mô
hình tiêu biểu vì số tiền thu được từ phế liệu đã trở nên hữu ích với người nghèo, với
những em học sinh nghèo vượt khó… Và đặc biệt, những mô hình đó còn được nhân
rộng ra nhiều địa phương khác.
Phong trào “Biến rác thành tiền” ở phường Thuận Phước
Phong trào thu gom, bán phế liệu trong các gia đình tại khu dân cư được triển
khai ở phường Thuận Phước từ năm 2008, có 9 khu dân cư tham gia. Nhưng mọi thành
tích thực sự nổi bật kể từ khi 2 tổ dân phố 35 và 36 cùng đồng loạt hưởng ứng phong
trào. Bà Trần Thị Khen, Trưởng ban Công tác mặt trận tổ dân phố 35 đã cùng các chị
trong chi hội phụ nữ, tổ dân phố đến từng nhà vận động bà con giữ lại đồ phế liệu để


các chị gom góp quỹ. Vào ngày nghỉ, các chị đẩy xe đến từng nhà gom phế liệu hay
chủ động nhặt rác là vỏ lon, chai nhựa…Ban đầu nhiều người dân còn thờ ơ, nhưng
khi đã hiểu ra hành động của các chị, họ đã chủ động nhặt nhạnh những thứ rác thải
hữu ích, có thể bán thành tiền để số tiền đó quay lại làm việc thiện. Và số tiền có được
từ thu gom phế liệu chưa nhiều, chỉ mới hơn 13 triệu đồng (tính đến cuối năm 2012),
nhưng hơn 12 triệu đồng trong đó đã được tổ chức trao học bổng, hỗ trợ các gia đình
khó khăn tại khu dân cư.

“Tổ dân phố không rác” phường Hòa Minh
Cũng sơ khởi từ năm 2010, Ban Công tác mặt trận và Chi hội Phụ nữ, tổ dân phố
56 phường Hòa Minh đã phát động từng nhà phân loại rác thải, tận dụng vỏ lon và chai
nhựa để thu gom hằng tuần. Năm 2010, số tiền thu được ban đầu gần 5 triệu đồng.

2


Nhưng sang đến năm 2011 đã có 5 tổ dân phố và năm 2012 phát triển thành 9 tổ dân
phố tham gia phong trào, thu được gần 55 triệu đồng.

Người dân phường Hòa Minh ra quân dọn dẹp những điểm tập trung nhiều rác, cây bụi trong ngày chủ
nhật xanh-sạch-đẹp

Mô hình tận dụng phế liệu, biến rác thải thành tiền được đánh giá là có chất
lượng và hiệu quả khá tốt, nhận được lời khen ngợi của các đại biểu Cộng đồng nghèo
các nước châu Á, khu vực ASEAN nhân hội nghị được tổ chức ở Quảng Nam và đại
diện Hội LHPN thành phố đưa đoàn đến thăm. Mô hình này cũng được bà Hồng đích
thân báo cáo điển hình tại diễn đàn Cộng đồng nghèo đô thị châu Á tổ chức tại
Philippin tháng 3-2012. Mô hình tận dụng rác thải đã được triển khai ở 64/96 tổ dân
phố trong năm 2012 và năm nay dự kiến sẽ nhân rộng ra tại 199/274 tổ, trở thành
phong trào rộng khắp trong tất cả các khu dân cư.

Sau một thời gian mô hình “Tổ dân phố không rác” triển khai ở một số tổ dân
phố trên địa bàn quận Hải Châu, đến cuối năm 2012, bộ tiêu chuẩn “Tổ dân phố/thôn
không rác” giai đoạn 2012-2015 đã được triển khai toàn thành phố. Những tuyến
đường, từng khu dân cư không còn rác thải, giảm hẳn cảnh người dân vứt xác súc vật
chết ra đường… dáng dấp một đô thị sạch, theo tiêu chuẩn thành phố môi trường ngày
càng rõ nét.
Nguồn: Báo Đà Nẵng

3


Hà Nội: Cộng đồng tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý rác khu vực ngoại thành

Cổ Nhuế là một xã ven đô nằm về phía Tây Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ thành phố
từ sân bay quốc tế Nội Bài qua cầu Thăng Long vào nội thành. Đường bộ và đường sắt
nối với một số tỉnh phía Tây - Bắc Hà Nội đan xen trên địa bàn xã. Diện tích đất tự
nhiên của xã trên 615 ha với số dân khoảng 24.000 người. Nhà ở phần lớn là nhà 1 - 2
tầng và kiểu nhà nông thôn nằm trong thôn xóm hoặc ven đường. Trên địa bàn xã có
72 cơ quan đơn vị thuộc nhiều ngành Trung ương và Hà Nội cùng một số di tích văn
hóa lịch sử, một số trường học. Cả xã có 5 chợ các loại và một trung tâm thương mại.

Phế thải xây dựng đổ bừa bãi tại Khu đô thị mới Cổ Nhuế

Tình hình chất thải đã khác trước nhiều, cả về tính chất lẫn số lượng. Lượng rác
thải hàng ngày của xã trung bình khoảng 5 tấn (trong đó khoảng 1 tấn là do các cơ sở
sản xuất thải ra). Thành phần chủ yếu là nguồn rác hữu cơ chiếm 70 – 80%. Khoảng
70% số rác được Xí nghiệp Môi trường Đô thị Từ Liêm vận chuyển đến bãi chôn lấp
của thành phố, số còn lại tồn đọng trôi nổi khắp nơi trên mặt đất và mặt nước. Những
hoạt động xã hội đa dạng xuất hiện ngày một gia tăng, cùng với tốc độ đô thị hóa
nhanh diễn ra trên địa bàn xã đang gây ra tác động xấu đến môi trường.

Việc chọn xã Cổ Nhuế để thực hiện mô hình thí điểm, vì đây là một xã điển hình
trong huyện mang đầy đủ các tính chất của nhiều xã khác. Đây là xã vừa sản xuất nông
nghiệp, vừa là xã thuộc diện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nên có những hoạt động dạng
đô thị và đời sống kiểu đô thị. Xã có điều kiện về kinh tế xã hội phát triển. Nhân dân
trong xã bước đầu có nhận thức đúng cần phải bảo vệ môi trường.
Việc phân loại rác trong từng hộ gia đình là ưu việt. Với việc làm này giảm được
khối lượng thu gom và có biện pháp xử lý dễ dàng từng loại, tránh được ô nhiễm do
chúng gây ra. Mỗi hộ đều có thùng đựng để phân loại, tách riêng rác hữu cơ với các
loại rác khác để sử dụng hoặc tái chế.

4


Công việc thu gom và vận chuyển rác đến địa điểm tập trung của xã được giao
cho một chủ thầu dịch vụ rác được cộng đồng chọn thông qua đấu thầu do Ban Môi
trường của xã đứng ra tổ chức. Ban Môi trường xã là một bên ký hợp đồng với chủ
thầu. Trong hợp đồng, ngoài chữ ký của đôi bên giao nhận thầu còn có chữ ký của Chủ
tịch UBND xã, là người chứng kiến việc ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng,
và cũng là trọng tài xử lý các tranh chấp của đôi bên trong qúa trình thực hiện hợp
đồng.
Rác được thu gom theo từng tổ dân cư, mỗi tổ cử ra đại diện tổ để tham gia vào
Ban Môi trường xã, thu phí rác của tổ viên nộp cho Ban Môi trường xã hoặc đóng trực
tiếp cho chủ thầu, đồng thời là người giám sát việc thu gom của các dịch vụ viên của
chủ thầu. Việc thu gom tuỳ điều kiện cụ thể mà thực hiện theo một trong hai phương
thức sau: Hoặc là các hộ gia đình tự đem rác đến gom tại địa điểm qui định của tổ dân
cư, tiếp đó các dịch vụ viên của chủ thầu hàng ngày đến chở rác tới bãi rác toàn xã;
hoặc là dịch vụ viên của chủ thầu định kỳ đến gom rác của từng hộ rồi chở đến bãi rác
toàn xã. Phương thức đầu thích hợp với khu dân cư thuần nông, phương thức thứ hai
phù hợp với số hộ dân phi nông nghiệp.
Ngoài ra, Cổ Nhuế còn phát động phong trào hạn chế dùng bao, túi ni lông;

Không vứt túi ni lông bừa bãi mà thu gom lại để chuyển cho cơ sở tái chế. Tổ chức các
đợt hoạt động làm sạch đường phố, khơi thông dòng chảy, thu gom rác, chất phế
thải… Tổ chức sắp xếp hợp lý việc buôn bán ở chợ Cổ Nhuế.
Qua việc xây dựng mô hình và tiến hành việc thực hiện thí điểm mô hình tại một
xã ngoại thành đang trong bối cảnh có tốc độ đô thị hóa khá cao, điều trước tiên có thể
nhận thấy rõ là nhân dân trong xã được tăng thêm sự nhận thức về môi trường. Họ đã
nhận rõ sự cần thiết phải tham gia BVMT, hạn chế những tư tưởng ỷ lại là mọi việc
đều trông chờ vào Nhà nước, nhất là về vấn đề môi trường là việc liên quan trực tiếp
đến cuộc sống hàng ngày của từng người dân. Trong việc thực hiện xã hội hóa xông
tác BVMT, mọi người đều thấy là cần thiết và phù hợp, vì đó chính là một việc làm
nhằm mục đích BVMT sống của chính mình. Với suy nghĩ như vậy nên khi thực hiện
làm thí điểm đã mang lại một khí thế mới trong xã, mọi người nhiệt tình hưởng ứng
những công việc mà mô hình đã đề cập thông qua Đảng uỷ và UBND xã.

5


Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình thu gom rác thải ở phường Phong Cốc
Trước đây phường Phong Cốc (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) được biết đến là
vùng “ao tù nước đọng” do diện tích đất của toàn xã nằm thấp hơn so với mực nước
biển, vào mùa mưa thì lầy lội, ngập úng, mùa khô thì bụi bẩn. Bên cạnh đó có nhiều ao
đầm kênh rạch đan xen, nguồn nước bị ô nhiễm, diện tích đất hẹp, dân số lại đông, do
sự phát triển và tốc độ đô thị hoá tăng cao, kết hợp với đó là nhiều loại rác thải rắn, rác
thải hữu cơ… vứt ra bừa bãi, khắp các trục đường, kênh mương đâu đâu cũng ngập rác
thải.
Để giải quyết vấn nạn này năm 2008, Đội Vệ sinh môi trường thu gom rác thải
của phường được thành lập gồm 20 thành viên do Ban Văn hoá thông tin phường quản
lý giám sát, đội được chia thành 8 tổ hoạt động ở 7 khu dân cư trên địa bàn phường,
mỗi tổ từ 2-3 người chịu trách nhiệm thu gom rác tại địa bàn do tổ của mình quản lý.
Khi mới đi vào hoạt động Đội gặp rất nhiều khó khăn do thói quen của người dân

vẫn vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, ngoài ngõ, không đóng tiền phí. Đứng trước tình
trạng đó, bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương, phối hợp tuyên truyền
cho người dân hiểu về nguy cơ rác thải đối với đời sống con người, từ đó người dân đã
hiểu, không còn vứt rác bừa bãi nữa mà để rác vào đúng nơi quy định.
Sau 5 năm đi vào hoạt động, đội thu gom rác thải của Phong Cốc duy trì 20 thành
viên và hoạt động chủ yếu từ nguồn đóng góp của người dân, hiện tại mỗi một hộ gia
đình đóng góp từ 12.000-15.000 đồng/tháng cho đội thu gom rác thải. Với 37 xe đẩy
rác chuyên dụng do thị xã Quảng Yên trang bị mỗi ngày đội đi thu gom rác một lần
vào buổi chiều, rồi đưa tới bãi chứa rác, để cho xe ô tô của Công ty môi trường thị xã
đem đi xử lý.

Với sự hoạt động tích cực của Đội vệ sinh môi trường thu gom rác thải nên hệ thống kênh mương của phường
Phong Cốc giờ đã không còn bị rác thải lấn chiếm

Dù điều kiện hoạt động còn rất khó khăn, thù lao thấp, môi trường làm việc độc
hại nhưng đội thu gom rác thải đã góp phần giải quyết cơ bản vấn nạn về rác thải dân
6


sinh của phường, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị. Không chỉ làm sạch môi
trường, hoạt động rất chuyên nghiệp của Đội thu gom rác thải cũng đã góp phần đáng
kể làm thay đổi nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi
trường xung quanh mình và cộng đồng, góp phần để phường Phong Cốc trở thành đô
thị văn minh, hiện đại trong tương lai.
Nguồn: Báo Quảng Ninh

7


Yên Bái: Mô hình thu gom rác thải - hiệu quả cần được nhân rộng

Mô hình tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư tại xã Nam Cường,
thành phố Yên bái là một mô hình điểm của dự án "Nâng cao nhận thức kiến thức bảo
vệ môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân" do Trung tâm Môi trường nông thôn
(Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam) thực hiện tại xã
Nam Cường từ tháng
11.2010.

Ông Khu đang thu gom rác tại thôn Đồng Tiến - xã Nam Cường

Mới chỉ đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng cho đến nay đã trở
thành hoạt động bảo vệ môi trường thiết thực, góp phần xây dựng môi trường nông
thôn xanh -sạch - đẹp tại địa phương
Ông Lê Xuân Khu là thành viên nhóm 1 - đội tự quản thu gom rác xã Nam
Cường là một trong những thành viên tích cực của xã tham gia gia vào mô hình thu
gom rác này. Nhận thức rõ tầm quan trọng về việc đảm bảo vệ sinh môi trường, cũng
như để tổ tự quản thu gom rác thải hoạt động có hiệu quả nhất. Ban chỉ đạo tổ tự quản
thu quản thu gom rác thải được thành lập. Trong đó, hội nông dân xã điều hành trực
tiếp mọi hoạt động của tổ tự quản. Tổ tự quản thu gom rác thải của xã Nam cường
được chia thành 5 nhóm nhỏ hoạt động tại 4 thôn của xã Nam cường, gồm các ông bà
trưởng thôn, cán bộ y tế thôn bản, hội viên phụ nữ của thôn làm công tác tuyên truyền,
giám sát và 5 người trực tiếp đi thu gom rác thải đều là hội viên nông dân.
Để tổ thu gom rác hoạt động thuận tiện, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã
cho xây dựng 4 bể đựng rác tại 4 thôn Nam Thọ, Đồng Phú, Cầu Đền, Đồng Tiến và
hỗ trợ 10 chiếc xe chở rác chuyên dụng cùng quần áo bảo hộ lao động cho thành viên
trực tiếp làm việc. Hàng ngày, cứ đều đặn vào buổi sáng từ 4h30 – 6h và buổi chiều từ
4h – 6h, không kể thời tiết nắng mưa, thành viên ở các nhóm đều đi làm đúng giờ, cần
mẫn, chăm chỉ tại các khu vực mà mình được phụ trách.
Trung bình mỗi ngày, mỗi nhóm thu gom khoảng 1 khối rác thải trên 6 km đường
làng, ngõ xóm nơi mà không có công nhân của công ty vệ sinh môi trường làm việc.

Sau đó rác được tập kết ra khu vực thuận tiện để công ty công trình môi trường đô thị
yên bái thu gom và vận chuyển về bãi rác. Mặc dù hầu hết thành viên của tổ tự quản
8


trực tiếp tham gia thu gom rác thải đều là những người cao tuổi, trong đó có người đã
gần 70 tuổi, nhưng với suy nghĩ vì môi trường sạch đẹp, vì “bộ mặt” của làng xóm nên
đã nhiệt tình, không nề hà tham gia ngay từ buổi đầu khi mô hình được thành lập.
Hàng ngày, với khối lượng công việc không hề nhỏ, nhưng thu nhập của những
thành viên trực tiếp đi thu gom rác còn rất khiêm tốn. Người có thu nhập nhiều nhất
trong 1 tháng chỉ tới hơn 400 nghìn đồng, còn thu nhập bình quân từ 100 đến 200
nghìn đồng/tháng. Số tiền để trả cho hoạt động của tổ tự quản thu gom rác được 240
hộ dân tại 4 thôn tham gia mô hình đóng góp, mỗi gia đình từ 5 đến 10 nghìn đồng
hàng tháng, tuỳ theo khu vực mình sinh sống. Tuy nhiên hiện nay, tổ tự quản thu gom
rác thải mới chỉ phụ trách khoảng 60% địa bàn. Còn một số khu vực ở xa, ít dân sinh
sống thì hội nông dân xã phải vận động mỗi hộ gia đình tự xây dựng một bể xử lý rác
gia đình, vừa thuận tiện cho việc xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh, môi trường nơi mình
sinh sống.
Vừa trực tiếp thu gom rác thải vừa làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung, nên mặc dù vừa mới đi vào
hoạt động gần 7 tháng, nhưng trên từng con đường nhỏ tại xã Nam Cường dường như
được lột xác. Nhất là là tại khu vực hồ Nam Cường không còn cảnh ô nhiễm như trước
đây. Ý thức chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường của người dân xã Nam
Cường đã có
chuyển
biến
tích cực. Từ
chỗ vứt, đổ rác
tùy tiện ra
đường

làng,
ngõ xóm, nay
bà con đã đổ
rác vào thùng,
tập kết rác
đúng giờ theo
quy định. Qua
việc thực hiện
Bây giờ không còn cảnh vứt rác xuống hồ Nam Cường
mô hình chúng
tôi thấy hiệu quả rất là tốt. Đường làng ngõ xóm luôn sạch sẽ, nhất là khu vực hồ Nam
Cường không còn cảnh rác thải vứt bừa bãi.
Với sự ra đời và hoạt động hiệu quả của mô hình thu gom rác thải sinh hoạt ở xã
Nam Cường, thành phố Yên bái không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng
bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng. Đây là
mô hình bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực cần nhân rộng trên địa bàn các xã
vùng ven của thành phố.
9


Nguồn: Báo Lao động

10


Lào Cai: Xã hội hóa thu gom rác thải ở Sơn Mãn
Thôn Sơn Mãn I (xã Vạn Hoa, thành phố Lào Cai) có 97 hộ dân cùng chung sống
với trên 200 nhân khẩu chủ yếu làm nông nghiệp. Từ năm 2005, thực hiện qui hoạch
đô thị, khu tái định cư mới hình thành. Trước khi mô hình xã hội hóa thu gom rác thải

xuất hiện, rác thải vứt bừa bãi trên đường, nơi đất trống chất thành đống gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và cảnh quan môi trường xung
quanh.
Trước thực trạng này, năm 2010, xã Vạn Hòa đã cùng khu dân cư bàn, tìm biện
pháp giải quyết vấn đề rác thải vệ sinh môi trường. Bên cạnh sự hỗ trợ của thành phố,
khu dân cư đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng ga tập kết rác và thống nhất mức
đóng góp hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Lào Cai thuê công nhân thu gom
rác thải. Đồng thời, xây dựng qui trình thu gom rác vị trí tập kết rác, quy chế giám sát,
kiểm tra dịch vụ thu gom, qui định thời điểm đổ rác, công khai mức thu phí.
Anh Nguyễn Bỉnh Dũng, Trưởng thôn Sơn Mãn I xã Vạn Hòa cho biết: Ban công
tác mặt trận, tổ dân phố cùng các tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động
nhân dân trong khu dân cư hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong
việc giữ gìn môi trường sống. Xác định rõ vai trò trách nhiệm đơn vị hợp đồng dịch vụ
của công nhân thu gom rác, tổ dân phố và mọi người; trách nhiệm của người dân trong
việc đóng phí vệ sinh môi trường. Hiệu quả từ khi thực hiện mô hình có sự tham gia
của cộng đồng trong công tác thu gom rác thải đã làm cho tình hình vệ sinh môi
trường khu dân cư được đảm bảo.
Theo quy định, tổ trưởng tổ dân phố thực hiện thu phí theo định kỳ 3 tháng một
lần, mỗi kỳ các hộ dân trong thôn đóng góp 2,6 triệu đồng phục vụ cho dịch vụ thu
gom rác thải. Bà con khu dân cư rất đồng tình ủng hộ chủ trương của xã triển khai mô
hình này, bởi đường sá sạch đẹp và mọi người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn
môi trường sống, hàng ngày các hộ dân thường xuyên cùng nhau quét dọn vệ sinh, đổ
rác vào thùng đúng nơi qui định, vệ sinh nơi ở, đường phố, góp phần vào thực hiện
tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Sau hai năm triển khai thực hiện mô hình xã hội hóa thu gom rác thải ở thôn Sơn
Mãn, xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) đã cho thấy hiệu quả rõ nét. Đường phố thông
thoáng, sạch đẹp, ý thức của người dân được nâng cao, họ chủ động tích cực tham gia
giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, làm đẹp cảnh quan môi trường sống.
Hiện nay, xã Vạn Hòa đã có 6 thôn thực hiện mô hình xã hội hóa thu gom rác
thải. Đây là mô hình mới đang được nhà nước, thành phố và các ngành quan tâm, cần

được nhân rộng để huy động sự tham gia vào cuộc của cả cộng đồng chung tay bảo vệ
và phát triển môi trường bền vững.
Theo: Báo Lào Cai

11


Thừa Thiên - Huế: Những mô hình thu gom rác thải nông thôn
Làm phần vi sinh rừ rác ở thôn La Chữ
Người dân ở thôn La Chữ (thị xã Hương Trà) được hướng dẫn thu gom rác thải
để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, một trong những biện pháp vừa làm sạch môi trường,
vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện từ tháng 8/2010. Nhiều hộ dân ở đây đã
thực hiện việc thu gom rác thải, xử lý và chế biến phân sinh học thông qua mô hình
cộng đồng với chủ thể là người dân địa phương. Họ trực tiếp thu gom rác thải từ vườn,
nhà và rác thải ở chợ Hương Chữ vận chuyển đến điểm tập kết. Tại đây, rác sẽ được
các đoàn viên của phường Hương Chữ tiến hành phân loại và tiến hành ủ với chế
phẩm vixura để làm thành phân vi sinh. Cứ 5m 3 rác hữu cơ sau gần 2 tháng ủ bằng chế
phẩm sinh học này sẽ cho ra 1 tấn phân vi sinh. Số phân này được các hộ nông dân sử
dụng bón cho cây lúa, hoa màu, cây cảnh cho kết quả rất tốt. Bên cạnh hiệu quả kinh
tế, việc làm này còn giải quyết được vấn nạn ô nhiễm rác thải sinh hoạt tại địa bàn
nông thôn. Tính ra, một tấn phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, người nông dân tiết kiệm
được hơn 1,1 triệu đồng. Không những vậy, hiện nay việc trồng rau màu của nông dân
trong vùng chỉ bón hoàn toàn phân sinh học tự sản xuất, nên cho ra những sản phẩm
rau màu sạch, an toàn, dễ tiêu thụ.
Xử lý chất thải làng bún Ô Sa
Tại làng bún Ô Sa, cũng là tình trạng chung trong các làng nghề ở Thừa Thiên Huế là rác và chất thải từ các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp ra ngoài, kể cả sông,
suối, ao, hồ, gây ô nhiễm môi trường. Từ ngày làng bún Ô Sa được đầu tư 2,9 tỷ đồng
để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bằng cách xây dựng mới các tuyến mương có
nắp đậy bêtông cốt thép, nước thải từ các lò bún chảy vào hồ sinh học và tuyến mương
nhỏ dẫn từ các hộ gia đình đấu nối vào hệ thống mương chung, hoặc các hộ gia đình

xây dựng hầm biogas để tận dụng khí thải làm chất đốt phục vụ trở lại cho nghề làm
bún. Cách làm này vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường vừa tăng hiệu quả
đầu tư. Bên cạnh giải quyết
được vấn đề ô nhiễm môi
trường, làng bún xây dựng
được hình ảnh mới trong mắt
người tiêu dùng, từng bước
khẳng định thương hiệu truyền
thống bún Ô Sa, nâng mức sản
xuất lên gấp đôi so với trước.

Phụ nữ ở nhiều địa phương rất có ý thức trong việc phân loại, xử
lý rác thải

12


Phong Điền: Phụ nữ tiên phong trong xử lý rác thải
Trong khi nhiều địa phương lúng túng và gặp khó khăn trong thu gom và xử lý
rác thải, thì việc hình thành các mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác tại gia đình do
Hội Phụ nữ Phong Điền thực hiện là một trong những mô hình hay, cần phát huy.
Năm 2012, Hội Phụ nữ và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền
đã chọn thôn Bồ Điền (Phong An) và thôn Tả Hữu Tự (Phong Bình) thực hiện thí điểm
việc phân loại rác, xử lý rác thải tại gia đình.
Hiện nay, nhiều địa phương chưa có bãi xử lý rác thải tập trung đảm bảo vệ
sinh, tiêu chuẩn. Tình trạng rác thải chất đống nằm lộ thiên gây ô nhiễm môi trường
đang trở nên bức xúc nơi. Đơn cử như ở xã Phong Bình, với một bãi tập kết rác của
xã quy mô nhỏ được quy hoạch ở thôn Phò Trạch, cách khu dân cư khoảng 2 km đến
nay cũng bắt đầu quá tải, có hiện tượng gây ô nhiễm. Hình thức tự phân loại và xử lý
rác trong từng hộ gia đình xem là giải pháp tình thế nhưng phù hợp nhất.

Từ khoảng tháng 11/2012, mô hình này được khởi động. Có hơn 530 lượt chị em
phụ nữ ở Phong An và Phong Bình được tham gia tập huấn, hướng dẫn cách thu gom,
phân loại và xử lý rác tại nhà. Để thực hiện mô hình này, tổ chức hội cấp miễn phí 972
thùng rác cho các hộ dân để tiến hành phân loại; đồng thời phân công các tổ phát
động, hướng dẫn các hộ dân đào hố rác tại nhà để xử lý đối với các loại rác thải hữu cơ
dễ phân hủy. Các chi hội còn thành lập đội thu gom rác thải do hội viên phụ nữ đảm
nhận, phụ trách việc thu gom rác thải từ các hộ gia đình để chuyển đến điểm tập kết để
đưa ra bãi rác tập trung. Nhờ vậy tình trạng rác thải vứt bừa bãi được giảm thiểu, góp
phần xây dựng cảnh quan, đường làng ngõ xóm sạch, đẹp hơn.
Triển khai mô hình ở thôn Bồ Điền, xã Phong An, chính quyền địa phương đã
quan tâm đầu tư kinh phí trang cấp thùng rác đặt tại các xóm trong thôn, mua sắm một
số xe đẩy để thu gom rác đảm bảo vệ sinh và hỗ trợ kinh phí thuê xe vận chuyển rác
theo định kỳ 1 tuần/1 lần. Qua gần 5 tháng thực hiện, đến nay các hộ dân trong thôn đã
ý thức được trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, đóng góp vào công
cuộc xây dựng nông thôn mới.
Sự tham gia của phụ nữ trong công tác môi trường không chỉ đem lại hiệu quả
cao, mà còn giúp cho công tác tuyên truyền được lan toả rộng khắp hơn. Từ mô hình
sẽ rút ra kinh nghiệm và tiếp tục nhân rộng, tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ ở
các địa phương khác cùng thực hiện việc tự thu gom, phân loại và xử lý rác tại gia
đình nhằm bảo vệ môi trường. Trong năm 2013, Hội phụ nữ tiếp tục triển khai sâu
rộng các hoạt động tuyên truyền gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3
sạch” đến toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện; phấn đấu 100% hộ gia
đình được tuyên truyền, vận động, trong đó 70% hộ hội viên, phụ nữ thực hiện việc
phân loại, xử lý rác tại gia đình.
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế

13


Ninh Thuận: Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thải ở thôn Vạn phước

Xã Phước Thuận có 3.847 hộ dân, với 16.370 nhân khẩu. Đa số bà con địa
phương thường có thói quen vứt rác ra đường, đổ rác ở bãi sông, kênh, mương nước và
những khu đất trống tạo thành những bãi rác tự phát trong khu dân cư, làm ảnh hưởng
đến vệ sinh môi trường và mỹ quan thôn xóm.

Người dân thôn Vạn Phước bỏ rác vào xe thu gom rác

Trước thực trạng trên, cuối năm 2012, UBND xã Phước Thuận đã triển khai Đề
án Thu gom rác thải trong khu dân cư, và chọn thôn Vạn Phước thực hiện thí điểm. Để
mô hình phát huy hiệu quả, ngoài việc tổ chức họp dân lấy ý kiến, bàn biện pháp thu
gom rác thải, triển khai mức thu phí vệ sinh trong nhân dân, UBND xã Phước Thuận
còn hỗ trợ 10 triệu đồng để mua 2 xe đẩy rồi giao cho thôn Vạn Phước quản lý. Huyện
Ninh Phước hợp đồng với Công ty TNHH TM&SX Nam Thành, vào các ngày thứ 3,
5, 7 hàng tuần đưa xe tải đến các điểm tập kết để chở rác thải đến nơi xử lý.
Mỗi tháng mỗi hộ dân trong thôn đóng 10.000 đồng, hộ kinh doanh buôn bán
đóng 12.000 đồng/hộ. Số tiền thu được hàng tháng, ngoài việc chi trả lương cho công
nhân 1,5 triệu đồng/người/tháng, số còn lại dùng chi trả cho công tác quản lý và duy
tu, sửa chữa xe đẩy rác.
Từ ngày thực mô hình đến nay, người dân đã nâng cao ý thức rất nhiều, rác thải
đã được bỏ vào bao đặt trước cổng nhà đúng giờ quy định, tạo điều kiện thuận lợi để
chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trước đây, khu vực cổng làng có rất
nhiều rác thải, bốc mùi hôi rất khó chịu, nhưng từ ngày có đội xe thu gom rác, xóm
làng đã thay đổi hẳn, sạch đẹp hơn trước rất nhiều.
Từ kết quả của mô hình thu gom rác thải ở thôn Vạn Phước, dự kiến xã Phước
Thuận tiếp tục nhân rộng ra các thôn còn lại. Đây cũng là mục tiêu mà xã đang tập
trung hướng tới, nhằm thực hiện tốt tiêu chí số 17 trong Chương trình xây dựng nông
thôn mới.
Theo: Báo Ninh Thuận
14



Thái Bình: Hiệu quả từ mô hình tổ tự quản thu gom rác thải
Song Lãng là xã thuần nông, có 2.100 hộ dân với 8.200 nhân khẩu thuộc 7 thôn
hành chính. Những năm trước đây, trên địa bàn xã tình trạng rác thải không có nơi tập
kết, người dân xả rác tùy tiện bất cứ chỗ nào diễn ra khá phổ biến. Nhưng từ khi tổ tự
quản thu gom rác thải được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2012 thì
chuyện đó đã chấm dứt. Bộ mặt nông thôn mới ở Song Lãng dần hiện diện từ chính
những con đường làng, ngõ xóm thông thoáng, sạch sẽ. Ý thức bảo vệ môi trường
được người dân tiếp thu có hiệu quả.
Ba lao động, một chiếc xe chuyên chở rác, người cầm rễ, người cầm bao, người
dùng xẻng làm việc liên tục từ 6 giờ sáng tới 12 giờ trưa mới gom được lượng rác của
nửa thôn với hơn 400 hộ dân. Những hôm rác nhiều, cả tổ phải tăng ca làm thêm từ 16
giờ tới 19 giờ mới tập kết toàn bộ rác ra bãi rác xa khu dân cư hơn 1 km. Ông Nguyễn
Văn Thơm, phụ trách tổ thu gom rác thôn 3 tâm sự: “Một tuần chúng tôi đi thu gom
rác 2 lần vào thứ tư và chủ nhật. Vì cách nhật nên lượng rác rất nhiều, phải dùng xe cải
tiến nhỏ thu gom rác từ các ngõ xóm ra đường xã chuyển sang xe chuyên chở mới kéo
ra bãi rác. Tuy vất vả nhưng được sự động viên của chính quyền và nhân dân nên
chúng tôi luôn có trách nhiệm với công việc”.

Một ngày làm việc của tổ thu gom rác thải thôn Phú Mãn - xã Song Lãng

Là xã rộng, đông dân cư nên mỗi thôn ở Song Lãng đều có tổ thu gom rác riêng.
Hiện cả xã có 7 xe chuyên chở rác với hơn 20 lao động, hoạt động tự chủ dưới sự hỗ
trợ của chính quyền và các đoàn thể trong xã. Thời gian đầu khi tổ tự quản thu gom rác
thải đi vào hoạt động, nhiều hộ gia đình chưa quen với cách làm mới, vẫn xả rác ra
môi trường. Qua nhiều lần nhắc nhở và tuyên truyền sâu rộng, liên tục thói quen để rác
đúng nơi quy định đã hình thành, được quần chúng nhân dân đồng thuận. Chị Phạm
Thị Bé, tổ thu gom rác thôn Phú Mãn chia sẻ: “Hàng tháng, chi hội phụ nữ các thôn
15



cùng đoàn thanh niên tổ chức các đợt dọn vệ sinh môi trường nơi công cộng. Những
hộ gia đình chưa đóng phí thu gom rác thì Hội Phụ nữ xã đến tận nhà vận động họ
chấp hành. Sau 1 năm, bây giờ hầu hết các hộ đều có ý thức và thực hiện tốt quy định
bảo vệ môi trường”.
Chỉ với 10.000 đồng/tháng phí thu gom rác thải, đó là số tiền nhỏ với 1 hộ gia
đình nhưng đã góp công lớn để duy trì hoạt động cho các tổ tự quản thu gom rác thải
của xã. Mỗi lao động thu gom rác nhận được 200.000 – 300.000 đồng/tháng. Hành
động nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực với phong trào “Xây dựng khu dân cư xanh,
sạch, đẹp”. Không chỉ thu gom rác thải trong khu dân cư, các tổ tự quản thu gom rác
thải ở Song Lãng còn huy động lực lượng tổ chức các buổi lao động nội đồng, thu gom
vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, khơi thông cống rãnh tại địa bàn tổ quản lý. Hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận, các tổ tự quản thu gom và xử lý rác thải luôn có ý
thức vượt qua mọi khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Từ khi thành lập mô hình tổ tự quản thu gom rác thải, việc bảo vệ môi trường
thôn xóm ở Song Lãng được cải thiện, các ngõ xóm, sông ngòi không còn rác thải ô
nhiễm, đời sống và sức khỏe của nhân dân được bảo đảm. Bên cạnh đó, nhận thức của
người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên, từng bước đưa công tác giữ gìn vệ
sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng. Đây là mô hình bảo vệ môi
trường có hiệu quả thiết thực cần được nhân rộng.
Theo: Báo Thái Bình

16


Quảng Ngãi: Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thải trên đảo Lý Sơn
Từ năm 2008, môi trường ở huyện đảo Lý Sơn đã trở nên sạch đẹp hơn, bởi dự
án thu gom xử lý rác thải được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt. Điều
đáng mừng nữa là đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường.
Huyện đảo Lý Sơn có

diện tích gần 10km2, với trên
4.000 hộ dân tập trung ở ba xã
An Vĩnh, An Hải và An Bình.
Những năm trước đây, do chưa
có nơi thu gom rác thải nên hầu
hết rác thải được thải ra đổ
ngoài bãi biển, khiến môi
trường trên đảo bị ô nhiễm
nặng, cảnh quan thiên nhiên
trên đảo dần bị phá huỷ. Trước
tình hình đó, đầu năm 2008,
một dự án thu gom xử lý rác
Đã có một thời gian dài, các đơn vị truyền thông nói rất nhiều về
thải được triển khai do Phòng
tình trạng ô nhiễm rác thải của Lý Sơn
Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện tổ chức thực hiện.
Để thay đổi được nhận thức và thói quen của người dân trên đảo, UBND hai xã
An Vĩnh, An Hải, cùng với khu dân cư đã triển khai đến tận các hộ dân về việc thu
gom rác, bên cạnh đó còn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân
biết hưởng ứng tham gia. Nhờ
cách tuyên truyền thiết thực như
trên, bà con trên đảo đã hiểu
được rằng để giữ cho môi
trường xanh, sạch, đẹp không
chỉ vì cuộc sống trên đảo mà
còn góp phần đưa Lý Sơn thành
điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh.

Xe thu gom rác thải tại huyện Lý Sơn


Từ khi triển khai mô hình thu gom rác thải thì môi trường trên đảo đã cải thiện
đáng kể, tình trạng xả rác thải ra bãi biển đã được hạn chế. Hiện nay trên địa bàn
huyện đảo Lý Sơn đã trang bị 1 xe thu gom rác chuyên dụng, với đội thu gom gồm 12
người phụ trách việc thu gom rác tại hai xã An Vĩnh và An Hải. Huyện đã bố trí 62
thùng rác đặt rải rác khắp các thôn, xóm, đặc biệt là ở những nơi khu dân cư đông và
các chợ.
17


Rác sau khi được thu gom, tập trung về bãi rác tại Đường Cỏi (khu vực giáp hai
xã An Vĩnh và An Hải), cách khu dân cư trên 500m, nên không ảnh hưởng gì đến khu
dân cư. Trời nắng thì rác được phơi khô, đốt và chôn xuống đất. Còn trời mưa thì phun
chế phẩm IEM để khử mùi, rắc vôi khử trùng và rác sẽ tự phân huỷ. Trong thời gian
tới, Phòng TNMT huyện Lý Sơn sẽ tiến hành phun thuốc diệt ruồi, muỗi tại bãi rác,
nhằm hạn chế tình trạng xuất hiện ruồi muỗi do bãi rác gây ra.
Ông lão 8 năm thầm lặng dọn rác ở Lý Sơn
Đã tám năm nay, ông Võ Nhuận (76 tuổi, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) túc trực ở cảng cá và
mọi nơi ông đi qua để dọn sạch rác làm đẹp cho đảo tỏi Lý Sơn.
Công việc của ông Nhuận ngày nào cũng bắt đầu lúc 3 giờ sáng đến tối mịt 10 giờ khuya mới về. “Khi chuông
báo thức gọi đúng 3 giờ, tôi dậy chuẩn bị một chiếc vợt, một chiếc xe rùa ra cảng cá Lý Sơn. Sáng sớm thì nhắc
nhở người dân đi biển về cập bến chuyển hàng hóa, không vứt bỏ bậy bao nilon, chai lọ, phao... Khi mặt trời lên,
cảng tấp nập tàu thuyền, nào là rác xả từ trong đất liền trôi dạt, rác người dân sinh sống bỏ bậy, tôi dùng vợt gom
hết lại rồi bỏ lên xe rùa chở đến bãi rác phân loại đem chôn. Chiều xong việc ở cảng, tôi đi dọc hết bờ kè đảo để
dọn cho đến tối thì về”, ông Nhuận nói.

Việc làm của ông Nhuận được nhiều người biết đến và quý trọng
Ông tâm sự: “Lý Sơn là vùng đất linh thiêng của cha ông. Trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ đảo là trách nhiệm chung
của bất cứ ai. Trên đảo còn có nhiều di tích lịch sử, di tích cấp quốc gia, hằng năm đón nhiều du khách đến thăm,
việc tạo ấn tượng với du khách về môi trường trong sạch rất quan trọng. Còn sức thì mình làm việc to, sức khỏe
không còn sung thì làm việc nhỏ, việc nhẹ. Miễn sao đem lại niềm vui mỗi ngày là sống khỏe thôi”.

Từ ngày có ông Nhuận đi dọn vệ sinh đảo, người dân hiểu việc làm tốt của ông mà có ý thức hơn, không còn xả
rác bừa bãi nhiều nữa. Mỗi sáng, họ lại trìu mến mời ông chén cơm nóng, ổ bánh mì hay con cá để cuối ngày nấu
ăn.
Chị Trần Thị Minh, đội 5, thôn Tây chia sẻ: “Việc làm của ông Nhuận người dân nơi đây ai cũng biết, đều quý
trọng ông. Ông chính là người thầm lặng bao năm qua làm đẹp môi trường cho đảo Lý Sơn”.

Tuy nhiên, một khó khăn trong việc thu gom và xử lý rác thải trên đảo hiện nay
là số lượng rác sinh hoạt, rác thải sản xuất nông nghiệp hằng ngày quá lớn (trung bình
từ 6 đến 10 tấn/ngày), trong khi đó toàn huyện chỉ có 1 xe thu gom rác, nên phải thay
phiên 2 ngày thu gom rác một xã. Bên cạnh đó, thùng rác công cộng cũng quá thiếu,
công nhân làm thu gom rác lại ít, công việc thì nhiều nhưng lương lại thấp (trung bình
900 ngàn đồng/người/tháng). Một nỗi lo nữa là với gần 4.000 hộ dân trên đảo thì chỉ
có 2.500 hộ đăng ký hợp đồng thu đổ rác, vì vậy vẫn còn tình trạng người dân lén lút
đem rác ra bãi biển đổ. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường tỉnh, huyện cần bổ
sung kinh phí, xe chở rác... để việc thu gom và xử lý rác thải trên đảo được tốt hơn.
18


Huyện đảo Lý Sơn là điểm du lịch sinh thái biển đang thu hút du khách trong và
ngoài nước. Tuy nhiên muốn trở thành điểm đến hấp dẫn, ấn tượng thì yếu tố đầu tiên
là môi trường phải xanh, sạch, đẹp. Song muốn làm tốt được điều này thì cần phải có
sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân trên huyện đảo.
Theo: www.quangngai.gov.vn

19


Phú Thọ: Hiệu quả mô hình thu gom, xử lý rác thải ở Lâm Thao
Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, hầu hết các xã, thị trấn của huyện

Lâm Thao chỉ có quy mô diện tích từ 4-7km2. Trong bối cảnh nhà cửa dân sinh phát
triển mạnh, nhu cầu đất cho sản xuất khó khăn nên việc bố trí nơi xử lý chất thải càng
khó hơn. Trước năm 2012 huyện có hai thị trấn và xã Tứ Xã thực hiện thu gom, xử lý
một phần rác thải còn lại các hộ dân tự xử lý. Trong đó thị trấn Hùng Sơn do Công ty
supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao hỗ trợ chi phí phục vụ thu gom; xã Tứ Xã thực
hiện thu gom, phân loại xử lý theo cách ủ lên men làm phân bón, còn thị trấn Lâm
Thao thu gom chôn lấp, thuê xử lý. Nhìn chung cách xử lý này chưa triệt để, chỉ thực
hiện được một phần ở địa
phương. Trong khi nguồn rác
thải ngày một gia tăng, hầu hết
lại là rác khó tiêu hủy như túi
nilon, mảnh thủy tinh, sành
sứ… cách giải quyết tốt nhất
của đa số người dân là tìm nơi
trống vắng như bờ đê, bờ
ruộng, kênh, mương, ven đồi
để vứt.

Tổ thu gom rác khu Tân Tiến (thị trấn Lâm Thao) vận chuyển
rác về nơi xử lý

Túi nilon chứa rác thải vứt đầy, những ngày nắng khô, bay khắp nơi. Các hộ ở
sâu trong đồng, xa bờ sông thì khu vực vứt rác tiện lợi nhất, nhiều nhất là lòng kênh,
mương, bờ ruộng, ven rừng. Thật là trớ trêu, những nơi thanh vắng, cảnh sắc đẹp đẽ
thay vì làm chốn dạo chơi của nam thanh, nữ tú
Hình ảnh những người đẩy xe đi từng ngõ
lại là nơi vứt rác thải; lòng kênh, lòng ngòi thay xóm, đường làng thu gom rác đã xuất hiện
vì khơi thông lại là nơi chứa rác. Đây là một ngày một nhiều và thường xuyên ở các xã
thách thức với cuộc sống, trong đó có vấn đề xây thuộc huyện Lâm Thao. Đây là mô hình mới
để hướng tới thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới.
dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường
cuộc sống ngày một sạch đẹp, văn minh.

Trước tình hình này, năm 2012 huyện Lâm Thao đã thành lập Ban quản lý dịch
vụ công cộng thực hiện xử lý rác thải theo cách tổ chức thu gom, vận chuyển đến nơi
xử lý.

20


Bước đầu trong năm Ban quản lý đã tiến hành ký hợp đồng thu gom, vận chuyển
xử lý rác với các xã, thị trấn theo hình thức: Huyện cấp xe vận chuyển, xã tổ chức lực
lượng thu gom, tập kết, Ban quản lý dịch vụ công cộng vận chuyển bán cho xí nghiệp
xử lý rác thải Việt Trì xử lý thành phân bón. Theo đồng chí trưởng ban quản lý dịch vụ
công cộng của huyện cho biết: Tuy mô hình mới triển khai thực hiện được gần nửa
năm nay nhưng các xã và nhân dân rất đồng tình. Thực tế lượng rác thải sinh hoạt
trong dân cư rất lớn, nếu để địa phương tự xử lý bằng hình thức xây lò ủ theo mô hình
của Tứ Xã rất tốn kém mà năng suất không cao, không triệt để. Những xã nhỏ như
Hợp Hải, Kinh Kệ mỗi tháng có vài ba chục tấn rác thải, riêng thị trấn Lâm Thao mỗi
tháng số lượng rác sinh hoạt đã lên tới trên trăm tấn. Thời gian qua huyện đầu tư kinh
phí mua hơn ba chục xe đẩy thu gom cấp cho các xã, xã bố trí người thu gom tập kết ở
vị trí quy định, huyện thuê xe rác của thị xã Phú Thọ vận chuyển bán cho xí nghiệp xử
lý rác thải với giá trên 194 ngàn đồng/tấn. Hiện nay các xã thực hiện chi phí thu gom,
xử lý rác theo quy định chung là thu mỗi khẩu 4 ngàn đồng/tháng, trong đó để lại 70%
chi trả cho người thu gom tại địa phương, còn lại 30% nộp cho Ban quản lý dịch vụ
công cộng tiến hành thuê xe vận chuyển, xử lý. Hiện Lâm Thao đã có 11/14 xã, thị
trấn thực hiện theo mô hình nà.
Mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung được dư luận đồng tình. Mức
chi phí hộ dân không nhiều, địa phương không phải đầu tư xây dựng khu xử lý theo

quy định tiêu chí 17 xây dựng nông thôn mới, môi trường sạch sẽ. Song thực tế mô
hình cũng đặt ra những vấn đề cần quan tâm. Người dân ở các xã lâu nay quen nếp
sống tùy tiện trong xử lý rác, không phải chi tiền để thu gom rác, nay triển khai hình
thức này một số hộ vẫn tỏ ra băn khoăn, do vậy ở các xã số hộ tham gia chỉ đạt 7080%. Do vậy, các xã cần tiếp tục tuyên truyền, vận động để các hộ dân hiểu rõ chủ
trương, trách nhiệm trong thu gom xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; quy hoạch đầu tư
xây dựng khu tập kết rác thuận tiện. Huyện tiếp tục nghiên cứu đầu tư thêm xe, thêm
người thu gom rác, hướng tới 1-2 khu dân cư có một người chuyên thu gom tập kết rác
ở bãi tập trung. Đặc biệt cần sớm đầu tư mua xe chở rác chuyên dùng cho thu gom,
vận chuyển rác về nơi xử lý, giảm bớt việc phải thuê xe vừa tốn kém, vừa không chủ
động. Việc thu gom rác thải nông thôn phức tạp và chi phí cao hơn đô thị, song hiện
nay mức phí thu gom lại thấp không đủ chi phí nên tỉnh cần xem xét nâng mức thu để
đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững.
Theo: Báo Phú Thọ

21



×