BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY
DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY
DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN MỸ HẠNH
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 9 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
Chủ tịch
2
TS. Trần Văn Tùng
Phản biện 1
3
TS. Hà Huy Tuấn
Phản biện 2
4
PGS.TS. Lê Quốc Hội
5
TS. Nguyễn Quyết Thắng
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC MINH THƯ
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20/09/1992
Nơi sinh: Mỹ tho – Tiền giang
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
MSHV: 1441850071
I- Tên đề tài:
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN TP.HCM.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu chủ yếu phân tích ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất
lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây
dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014. Từ
kết quả hồi quy, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu giúp nhà quản lý xây dựng tổ
chức kiểm soát nội bộ hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tài
chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán
TP.HCM.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ……………………………………………………………..
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .......................................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. PHAN MỸ HẠNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Ngọc Minh Thư
ii
LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ
TP.HCM. Cảm ơn thầy cô đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báo giúp em
có được những kiến thức bổ ích cho cuộc sống và sự nghiệp mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Mỹ Hạnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành lận văn thạc sĩ.
Học viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Minh Thư
iii
TÓM TẮT
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều
hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế,
toàn cầu hóa hiện nay thì các nhà quản lý rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp mình, và do đó không thể không quan tâm đến hệ thống kiểm soát trong
đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của kiểm toán
viên (KTV). Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB là điều rất quan trọng đối
với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của KTV về mức rủi ro
kiểm soát cũng như tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống thông tin KTTC, đồng
thời còn thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực
hiện kiểm toán.
Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của thị trường vốn, các công ty
niêm yết (CTNY) và thông tin k ế t o á n tài chính của CTNY được công khai
theo luật định trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không thể thiếu. Các nhà
đầu tư, chính phủ hay bất kỳ người quan tâm nào khi tiến hành đầu tư vào các
CTNY đều xem xét tới những thông tin về chiến lược kinh doanh, về tình hình
tài chính của các công ty đó. Để nâng cao chất lượng thông tin KTTC tại các CTNY
trên thị trường chứng khoán TP.HCM và một trong các cách là CTNY phải hoàn thiện
tổ chức kiểm soát nội bộ tại chính công ty, ngoài ra còn tăng cường tính trung thực
và tính chính xác của các BCTC thông qua các báo cáo của KTV độc lập và kiểm
soát của Nhà Nước, và một trong số đó là các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng
trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và xác định những mối quan hệ của các
yếu tố trong tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY
thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn
2011 – 2014.
Trong phương pháp định tính, luận văn đã dùng phương pháp khảo sát, điều
tra, tổng hợp bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng tổ chức KSNB
iv
tại các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Còn trong phương pháp định lượng, luận văn đã tiến hành khảo sát 32 CTNY thuộc
nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM ( dựa vao danh sách phân ngành năm
2014), sau đó thông qua mô hình hồi quy tương quan và phần mềm Stata để tiến hành
kiểm định mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và chất lượng thông tin KTTC của các
CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM.
Thông qua phần mềm Stata, luận văn đã thống kê mô tả từng yếu tố của tổ
chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC, phân tích hệ số tương quan giữa các
biến và kiểm định các giả thuyết hồi quy (thông qua kiểm định VIF và kiểm định
WHITE), sau đó tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tổ chức KSNB, chất lượng
thông tin KTTC và phân tích.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố môi trường kiểm soát (EC) có ảnh
hưởng lớn nhất tới tổ chức KSNB cũng như ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC
và kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Conor O’Leary (2006) về tầm
quan trọng của môi trường kiểm soát trong hệ thống KSNB ( với hệ số β là 0,414,
mức trung bình là 4,375 và độ lệch chuẩn là 0,516).
Cuối cùng, thông qua kết quả phân tích, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị
và các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất lượng
thông tin kế toán tài chính của các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK
TP.HCM.
v
ABSTRACT
Internal control (IC) is an important tool in the management and business operations
of an organization, especially in terms of economic integration, globalization, the
managers are interested in performance of your business, and therefore can not be
indifferent to the control system of unit. Besides, IC also greatly influenced the work
of auditors. The research and evaluation of IC system are very important for the
auditor, are the foundation for the initial evaluations of auditor about risk control as
well as the accuracy and reliability of financial accounting information systems, at
the same time also show to demonstrate compliance with the professional standards
for auditors when performing audit.
In the modern economy, with the development of capital market, listed
companies (LCs) and its financial accounting information which is disclosure
public legally on the stock exchange is necessary. Investors, governments and
other stakeholders who concern about the LCs are always considering the
information on business strategy, on the financial situation of these companies
when investing in. To improve the FAIQ of LCs on the stock market Ho Chi Minh
City and one of the ways is LCs which must improve organizing of internal control
(OIC) in the company, in addition to also intensify the truthfulness accuracy of the
financial statements by independent auditor’ reports and the national control, and one
of which is the LCs construction industry group on the stock market Ho Chi Minh
City.
The aim of the thesis is research and determine the relationships between
OIC with financial accounting information quality ( FAIQ) of LCs construction
industry group on the stock market Ho Chi Minh City, the research period from the
year 2011 to the year 2014.
In qualitative methods, the thesis has used research questionnaire, investigate,
synthesize questionnaire and data collection in order to bring out the reality of OIC
of LCs construction industry group on the stock market Ho Chi Minh City. In
vi
quantitative methods, the thesis has conducted the survey of 32 LCs construction
industry group on the stock market Ho Chi Minh City (in the list of 2014), then
through the correlation regression model and Stata software to conduct testing for the
relationship between the OIC and FAIQ of LCs construction industry group on the
stock market Ho Chi Minh City.
Through Stata softwave , the thesis has described statistic each element of the
OIC with FAIQ, analyze correlations between variables and test hypotheses in
regulation ( through test VIF and test WHITE), then proceed to test the relationship
between the OIC, FAIQ and analysis.
Results of regression analysis showed that the control environment factors (EC)
have the greatest impact to the OIC as well as affect the FAIQ and the results are
consistent with researches previous by Conor O'Leary (2006) about the importance
of environmental control in the IC system (with β coefficient is 0.414, an average of
4.375 and a standard deviation of 0.516).
Finally, through the results of the analysis, the thesis has made some petition
and solutions to improve OIC to enhance the FAIQ of the LCs construction industry
group on the stock market Ho Chi Minh City.
vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………...................................................
i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….
ii
TÓM TẮT…………………………………………………………………….....
iii
ABSTRACT.................................................................................................................
v
MỤC LỤC………………………………….………………………………..…..
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................
xiii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.............................................................
xiv
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài…………………..……………………………………….
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………
2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………..
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..
3
1.5. Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu của đề tài………………………………..
3
1.6. Ý Nghĩa Thực Tiễn………………………………………………………..
4
1.7. Tổng quan nghiên cứu……………………………………………………..
4
1.8. Kết cấu của đề tài………………………………………………………….
8
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
viii
2.1. Tổng quan về tổ chức kiểm soát thông tin…….………..………………….
9
2.1.1. Kiểm soát thông tin………………………………………………
9
2.1.1.1. Kiểm soát trong quản lý………………………………….
9
2.2.1.2. Thông tin………………………………………………..
10
2.1.1.3. Kiểm soát thông tin……………………………………..
11
2.1.2. Tổ chức kiểm soát thông tin…………………………………….
12
2.2. Tổng quan về tổ chức kiểm soát nội bộ.........................................................
12
2.2.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ................................................................
12
2.2.2. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ...............................
13
2.3. Chất lượng thông tin KTTC của các CTNY………………………………
19
2.3.1. Những tiêu chí phản ánh chất lượng thông tin KTTC…………..
19
2.3.1.1. Chất lượng thông tin……………………………………..
19
2.3.1.2. Tiêu chuẩn hóa thông tin kế toán tài chính……………….
20
2.3.1.3. Chất lượng thông tin kế toán tài chính…………………...
22
2.3.2. Chất lượng thông tin KTTC của các CTNY……………..……..
24
2.3.2.1. Thị trường chứng khoán và công ty niêm yết……………
24
2.3.2.2. Những yêu cầu về thông tin kế toán tài chính của
CTNY…………………………………………………………………………...
27
2.3.3. Vai trò của chất lượng thông tin KTTC của các CTNY………....
29
ix
2.3.4. Một số nguyên nhân chính của các CTNY cung cấp thông tin KTTC
kém chất lượng………………………………………………………..………….
30
2.4. Ảnh hưởng của tồ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của các
CTNY……….…………..……….……………………………………………….
34
Kết luận chương 2………………………………………………………………
36
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………
37
3.1.1. Cơ sở xây dựng mô hình…………………………………………...
37
3.1.2. Mô hình nghiên cứu………………………………………………..
38
3.2. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………………
40
3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….
41
3.3.1. Quy trình nghiên cứu.....…………………………………………...
41
3.3.1. Phương pháp định tính...…………………………………………...
42
3.3.2. Phương pháp định lượng.…………………………………………..
44
3.4. Dữ liệu nghiên cứu………………………………………………………….
45
3.4.1. Cách lấy dữ liệu nghiên cứu………………………………………
45
3.4.2. Mẫu nghiên cứu…………………………………………………...
45
3.4.3. Cách xử lý số liệu………………………………………………….
46
Kết luận chương 3………………………………………………………………
46
x
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Một số đặc điểm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM
đối………………………………………………………………………………..
47
4.2.Thực trạng chất lượng thông tin kế toán tài chính của các CTNY thuộc nhóm
ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM…………………………
54
4.3. Thực trạng tổ chức kiểm soát nội bộ tại các công ty niêm yết thuộc nhóm
ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP. HCM………………………..
55
4.3.1. Phân tích thống kê mô tả…………………………………………...
55
4.3.2. Phân tích tương quan….…………………………………………...
56
4.3.3. Kiểm định các biến hồi quy………………………………………...
58
4.3.4. Kết quả mô hình nghiên cứu……………………………………...
59
4.3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu…..…………………………………...
61
4.4. Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm soát nội bộ tại các công ty niêm yết thuộc
nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM………………….
68
4.4.1. Những kết quả đạt được của tổ chức kiểm soát nội bộ……………
68
4.4.2. Một số hạn chế của tổ chức kiểm soát nội bộ……………………..
70
Kết luận chương 4……………………………………………………………..
71
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận…………………………………………………………………….
73
5.2. Kiến nghị………………………………………………………………...…
74
xi
5.3. Đề xuất một số hướng nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện tổ chức kiểm
soát nội bộ giúp tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các CTNY
76
thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM………………….………….
Kết luận chương 5……………………………………………….……………..
77
KẾT LUẬN………..……………………………………………………………
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
79
PHỤ LỤC
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Giải thích
BCTC
Báo Cáo Tài Chính
BGĐ
Ban Giám Đốc
CFFF
Khuôn Khổ Lý Thuyết Lập Báo Cáo Tài Chính
COSO
Hiệp Hội Các Tổ Chức Tài Trợ
CTNY
Công Ty Niêm Yết
HCSN
Hành Chính, Sự Nghiệp
HĐQT
Hội Đồng Quản Trị
HTKSNB
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
IASB
Ủy Ban Chuẩn Mực Kiểm Toán Quốc Tế
IFRS
Chuẩn Mực Lập Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế
KSNB
Kiểm Soát Nội Bộ
KTNB
Kiểm Toán Nội Bộ
KTTC
Kế Toán Tài Chính
KTV
Kiểm Toán Viên
NS – TSNN
Ngân Sách – Tài Sản Nhà Nước
PVFC
Tổng Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dầu Khí Việt Nam
SGDCK
Sở Giao Dịch Chứng Khoán
TCTD
Tổ Chức Tín Dụng
TTCK
Thị Trường Chứng Khoán
UBCKNN
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mã hóa các thành phần trong tổ chức KSNB…………………...........
35
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài……………………………………...........
41
Bảng 4.1: Phân loại CTNY trên SGDCK TP.HCM dựa theo danh sách phân
ngành năm 2014…………………………………………………………………
48
Bảng 4.2. Bảng thống kê số lượng CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên
SGDCK TPHCM trong giai đoạn 2011 – 2014………….……………………...
51
Bảng 4.3 : Thống kê tỷ lệ các loại ý kiến kiểm toán đối với BCTC của các
CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM (2011
- 2014)……..………………………...………………………...…………………
54
Bảng 4.4 : Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích……………..
56
Bảng 4.5 : Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu………………..........
57
Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định VIF………………………………………...…...
58
Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định White……………………………………...……
59
Bảng 4.8 :Ảnh hưởng tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của
các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên TTCK TP.HCM……………..…..
60
Bảng 4.9 : Mã hóa các thành phần trong môi trường kiểm soát…..……...……
62
Bảng 4.10 : Mã hóa các thành phần trong hệ thống thông tin……………...….
64
Bảng 4.11 : Mã hóa các thành phần trong thủ tục kiểm soát……………...…...
66
xiv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ……………..14
1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hệ thống KSNB là một hệ thống các chính sách và thủ tục nhằm bảo vệ tài
sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế
độ, chính sách của Nhà nước. Hệ thống KSNB cũng là một công cụ quản lý hữu hiệu
và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của công ty, góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ tin cậy của BCTC, đảm
bảo được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp một cách đầy đủ về việc xây
dựng và thực hiện các quy chế kiểm soát trong công ty, từ đó giúp KTV đánh giá rủi
ro kiểm soát, xây dựng c á c kế hoạch kiểm toán và thiết kế c á c phương pháp
kiểm toán cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của thị trường vốn, các công ty
niêm yết (CTNY) và thông tin tài chính của CTNY được công khai theo luật
định trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không thể thiếu. Các nhà đầu tư,
chính phủ hay bất kỳ người quan tâm nào khi tiến hành đầu tư vào các CTNY đều
xem xét tới những thông tin về chiến lược kinh doanh, về tình hình tài chính của
các công ty đó. Những thông tin kế toán tài chính (KTTC) của các CTNY được
các công ty kiểm toán, soát xét và đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý. Bên
cạnh đó, những thông tin này còn được các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK)
và các ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) kiểm tra, giám sát. Do đó,
khi đầu tư vào các CTNY những nhà đầu tư cảm thấy độ an toàn cao hơn những
công ty chưa niêm yết nhưng mức độ tin cậy của thông tin vẫn đang có những
điểm hoài nghi.
Hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin ảnh hưởng đến các nhà
đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung dẫn đến yêu cầu cấp thiết của
kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. Kiểm soát được xét trên các
bình diện khác nhau nhằm đảm bảo sự kiểm soát toàn diện, bao gồm kiểm soát
2
nội bộ (KSNB) của CTNY - chủ thể lập và trình bày thông tin KTTC và kiểm
soát bên ngoài – kiểm soát c ủ a n ề n kinh tế, trong đó KSNB cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng thông tin KTTC các công bố của CTNY.
Để nâng cao chất lượng thông tin KTTC tại các CTNY trên thị trường chứng
khoán TP.HCM và một trong các cách là các CTNY phải hoàn thiện tổ chức kiểm
soát nội bộ tại chính công ty, ngoài ra còn tăng cường tính trung thực và tính chính
xác của các BCTC thông qua các báo cáo của KTV độc lập và kiểm soát của Nhà
Nước, và một trong số đó là các CTNY thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường
chứng khoán TP.HCM.
Do đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường chất
lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây
dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM” là mang tính cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát : Bài viết tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của tổ chức
kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm
yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Các mục tiêu
chính là:
1. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát nội bộ tới chất lượng thông
tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên
thị trường chứng khoán TP.HCM.
2. Đánh giá thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thông tin kế toán tài chính của công ty thông qua việc xây dựng tổ chức kiểm
soát nội bộ.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng
trên thị trường chứng khoán TP.HCM ảnh hưởng như thế nào đến các nhà đầu tư?
3
- Tổ chức kiểm soát nội bộ như thế nào nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán
tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành xây dựng trên thị trường chứng
khoán TP.HCM?
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chính được sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu định
lượng trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Mẫu dữ liệu bao gồm 32 công ty ứng với số liệu được lấy từ báo cáo tài chính
đã kiểm toán có công bố trên Website của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành
xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 4 năm từ 2011 –
2014.
Xem xét sự tác động của các thành phần trong tổ chức kiểm soát nội bộ lên
chất lượng thông tin kế toán tài chính bằng mô hình hồi quy theo phương pháp: ước
lượng bình phương bé nhất (OLS).
Tiến hành kiểm định hiện tượng tương quan và phương sai của sai số thay đổi
để chọn ra mô hình hồi quy phù hợp.
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát nội bộ
đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm
ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 4 năm từ 2011
– 2014.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo của công ty niêm yết thuộc nhóm ngành
xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 4 năm từ 2011 –
2014. Dữ liệu được trích từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE
từ năm 2011 – 2014, kỳ quan sát tính theo năm.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ website .
4
1.6. Ý Nghĩa Thực Tiễn.
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào hiểu biết chung về tổ chức kiểm soát nội
bộ đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết thuộc nhóm
ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Các kết luận được rút ra từ
quá trình phân tích sẽ góp phần giúp cho các công ty đưa ra các quyết định đúng đắn
của mình trong việc tổ chức kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế
toán tài chính.
1.7. Tổng quan nghiên cứu.
Tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) với luận án tiến sỹ về “Tổ chức hệ thống
kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc Phòng”. Luận án đã
nêu được đặc điểm của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng với tổ chức
KSNB, đã tìm hiểu và rút được các kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm soát
ngân sách trong các đơn vị quân đội. Đề tài cũng nêu ra một số hạn chế (nhận thức
về hệ thống KSNB của một số lãnh đạo chưa đầy đủ, phân cấp quản lý chưa đi đôi
với quyền hạn và trách nhiệm, đội ngũ cán bộ có trình độ không đồng đều, hoạt
động kiểm soát thiếu sự đồng bộ, hệ thống định mức không đầy đủ) và nguyên
nhân của hạn chế về hệ thống KSNB (cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của hệ
thống KSNB chưa hình thành đồng bộ, trình độ hiểu biết hệ thống KSNB còn hạn
chế, công tác chỉ đạo và kiểm tra còn thiếu cụ thể và chưa rõ ràng) trong các đơn vị
dự toán trực thuộc bộ quốc phòng, từ đó vận dụng đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện (xác định mô hình tổ chức hệ thống KSNB, tạo dựng môi trường kiểm soát
khoa học và có hiệu lực, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tài chính, hoàn thiện
hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát). Tuy nhiên đề tài còn chưa phân tích được
mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB, chưa xây dựng được
mô hình với mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập để tìm ra được quy
luật của sự tác động đó, từ đó thiết kế hệ thống KSNB cho hiệu quả. Đề tài cũng
chưa xây dựng được các thước đo để đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị từ đó đưa
ra nhận định về sự yếu kém của hệ thống KSNB còn mang tính định tính.
5
Tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) với luận án tiến sỹ về “Hoàn thiện hệ thống
KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt
Nam” điểm mới của luận án này đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin, luận án cũng nêu ra được đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng, từ
đó đánh giá được thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện (ứng dụng ERP, hệ thống
đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát). Tuy
nhiên đề tài cũng chỉ nghiên cứu được những vấn đề thuộc hệ thống KSNB của các
doanh nghiệp thuộc tổng công ty xi măng Việt nam chưa khái quát được hướng
nghiên cứu trong toàn ngành. Khi đánh giá thực trạng mới chỉ ra được những hạn
chế của kiểm soát trên quan điểm định tính, chưa đánh giá được hệ thống KSNB trên
quan điểm định lượng để đề xuất các biện pháp hoàn thiện.
Tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) với luận án tiến sỹ về “Hoàn thiện hệ thống
KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, luận án đã khái quát được lý
luận chung về KSNB và hệ thống KSNB, trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm chung của
Ngành May toàn cầu tác động đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp trong ngành
và rút r a được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp may mặc.Tác giả cũng đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đã lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra các
doanh nghiệp, thông qua việc khỏa sát các yếu tố ( môi trường kiểm soát, hệ thống
thông tin, các thủ tục kiểm soát) từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Luận án
đã đưa ra được những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
kiếm soát nội bộ tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phần lý luận luận án cũng
chưa phân biệt được kiểm soát, kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, chưa
nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm hiện đại là hỗ trợ cho tổ chức để tạo
ra giá trị gia tăng cho tổ chức đó.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013) với luận án tiến sỹ về “Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn hóa chất Việt Nam”, luận án đã tổng hợp toàn
diện các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, đồng thời chỉ ra được những đặc
6
điểm của các tập đoàn nói chung và Tập đoàn Hóa Chất nói riêng tác động đến việc
thiết kế và vận hành HTKSNB tại Tập đoàn (tập đoàn được thành lập dựa trên cơ
sở tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty Hoá chất Việt Nam mà không phải được hình
thành qua quá trình tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành tập đoàn).
Luận án khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành của HTKSNB tại Tập đoàn Hoá
chất Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các yếu
tố cấu thành nên HTKSNB. Các nguyên nhân được luận giải và là cơ sở sở đề xuất
được những quan điểm và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện HTKSNB tại tập đoàn.
Tác giả Nguyễn Đức Thọ (2015) với luận án tiến sỹ về “Đổi mới hoạt động
kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính,
sự nghiệp thuộc Bộ Tài Chính”, luận án đã hệ thống hoá, phát triển mở rộng và từng
bước hoàn thiện nhận thức về mặt lý luận của hoạt động KSNB, góp phần xây dựng
hệ thống lý luận khoa học về hoạt động KSNB về sử dụng NS – TSNN tại các cơ
quan HCSN đảm bảo theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam. Luận
án đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị, xác định lộ trình và điều kiện để thực hiện
thành công giải pháp, kiến nghị đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng NS – TSNN
tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính và của Việt Nam.
Tác giả Hoàng Thị Thanh Thủy (2010) với luận văn thạc sỹ về “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam”, luận
văn đã góp phần làm rõ lý luận về hệ thống KSNB tại các TCTD. Đánh giá thực tế
hệ thống KSNB tại PVFC, ưu nhược điểm của hệ thống này trong môi trường kiểm
soát, thủ tục kiểm soát và hệ thống thông tin. Qua đó, luận án đã đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại PVFC trên nền tảng có sẵn, nhằm bảo đảm Tổng
công ty hoạt động hiệu quả, an toàn và đạt được các mục tiêu đề ra.
Tác giả Trần Thị Minh Hà (2010) với luận văn tốt nghiệp về “Hoàn thiện quy
trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công
ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và kế toán AAC”, tác giả đã nêu được một trong
hai nhiệm vụ chính của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán tại công ty khách
7
hàng là tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Để hiểu được hệ thống kiểm
soát nội bộ của một đơn vị, kiểm toán viên phải nắm được sự thiết kế và vận hành
của nó. Bài viết này dựa vào lý luận về kiểm soát nội bộ và đánh giá kiểm soát nội
bộ, qua thực tế đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng tại công ty kiểm toán
AAC để đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.
Tác giả Huỳnh Xuân Lợi (2013) với luận văn thạc sỹ về “Nghiên cứu hệ thống
kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định”, luận văn đã lý
luận chung về hệ thống KSNB. Những hạn chế mà tác giả đề xuất sửa đổi là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ không quan tâm đến nội quy, quy chế làm việc, chế độ
tiền lương, và phân tích rủi ro của hoạt động kinh doanh, rủi ro về môi trường hoạt
động. Các đề xuất giải pháp là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống
KSNB nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống KSNB ở các doanh nghiệp.
Tác giả Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012) với tạp chí ngân hàng về “Hệ
thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã chỉ ra những rủi ro đối với ngân hàng, các
đánh giá về công tác KSNB, và đã đề xuất các giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, một số tác giả cũng đề cập tới hệ thống KSNB trên góc độ xây
dựng hệ thống KSNB. Tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) với đề tài “Xây dựng
hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu
chính viễn thông Việt Nam” đề tài nghiên cứu đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
để từ đó thiết kế và vận hành hệ thống KSNB phù hợp với doanh nghiệp. Tác giả Lê
Thị Minh Hồng (2002) với đề tài “Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
khách sạn” đã đề cập tới tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực kinh
doanh khách sạn.
Các tác giả đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu (định tính hoặc định lượng)
cũng như các đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức KSNB. Các công ty cần nâng cao
chất lượng và độ tin cậy của Báo Cáo Tài Chính nhằm gia tăng sự tin tưởng của các