Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích tác động của các yếu tố bên trong công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.33 KB, 14 trang )

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trên thị trường chứng khoán, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết được
quan tâm từ nhiều nhóm đối tương khác nhau và khá phức tạp, không chỉ là các
nhà quản lý doanh nghiệp, mà BCTC còn được quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu
tư, các chuyên gia phân tích, tư vấn đầu tư, cơ quan quản lý. BCTC là hệ thống báo
cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin
kinh tế tài chính tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển
tiền tệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên số liệu trên BCTC nhiều khả năng có thể bị
xuyên tạc vì lợi ích của nhà quản lý doanh nghiệp và những người lập BCTC
không phải vì mục đích của các nhà đầu tư. Chất lượng của BCTC phụ thuộc vào
cả nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó nhân tố bên trong có thể từ phía doanh
nghiệp niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ thiết lập, trình bày công bố BCTC.
Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của các yếu tố
bên trong công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” phản ánh tính cấp thiết, góp
phần làm sáng tỏ vấn đề được quan tâm, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng BCTC cuả các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố trong công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá thực trạng các yếu tố đó nhằm giúp nâng cao chất lượng thông tin
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, vận dụng các mô hình đã nghiên cứu
để kiểm chứng số liệu, phân tích kết quả và đưa ra kết luận, gợi ý nhằm nâng cao


chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
1.4.
Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu, phụ lục…
được bố cục gồm 3 chương:


2

2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢI THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
TRONG CÔNG TY ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.5.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
2.1.
2.1.1.


Thông tin báo cáo tài chính
Khái niệm thông tin
Thông tin kế toán (TTKT) là thông tin do hệ thống kế toán xử lý và cung

cấp, là những thông tin có tính hiện thực, đã xảy ra, có độ tin cậy và có giá trị pháp
lý. Theo Gelinas và Dull (2010) thì thông tin kế toán là những sự kiện, con số được
thể hiện trong một hình thức hữu ích với người sử dụng để phục vụ cho việc ra
quyết định.
2.1.2.

Đặc điểm và vai trò của thông tin báo cáo tài chính trong CTNY
Đặc điểm của báo cáo tài chính của công ty niêm yết
Đặc điểm BCTC của CTNY chịu sự chi phối bởi đặc điểm của CTNY, qua


đó tác động tới quan điểm về chất lượng thông tin BCTC cũng như mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố tới chất lượng thông tin BCTC của các CTNY.
Trường hợp tổ chức phát hành (CTNY) là công ty mẹ cần có BCTC hợp
nhất, BCTC cuả DNNY có những đặc điểm chính sau:


3

3

Thứ nhất, BCTC của CTNY đòi hỏi độ tin cậy cao và rất nhạy cảm.
Thứ hai, BCTC theo dõi và phản ánh nhiều chỉ tiêu đặc thù.
Thứ ba, BCTC phản ánh khối lượng nghiệp vụ lớn và phức tạp.
Thứ tư, BCTC của CTNY phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn của

TTCK, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán.

Vai trò của thông tin BCTC đối với CTNY
Đối với công tác quản lý thị trường: BCTC có vai trò và ý nghĩa quan trọng
trong việc cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị
trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành
mạnh. BCTC giúp cho các tổ chức công bố thông tin một cách chính xác thông tin
công bố, theo dõi liên tục quá trình phát triển của các tổ chức và cũng là công cụ
quản lý gián tiêp có tác động trở lại CTNY đó.
Đối với nhà đầu tư: BCTC của CTNY giúp nhà đầu tư đảm bảo nhận được
thông tin một cách chính xác, đảm bảo tính công bằng chống các hành vi gian lận
và đảm bảo cung cấp thông tin liên tục và đa dạng
Đối với Trung tâm giao dịch chứng khoán: BCTC của CTNY là công cụ
giúp cho TTGDCK và SGDCK công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời
2.2.

Chất lượng thông tin báo cáo tài chính

2.2.1. Định nghĩa chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin tùy thuộc cảm nhận của người sử dụng thông tin. Nó có
nhiều đặc tính khác nhau tùy thuộc vào quan điểm triết lý của người sử dụng hay
người nghiên cứu và nó cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể của người sử dụng
(Knight and Burn, 2005).
2.2.2. Đối tượng quan tâm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC

Với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình
hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh
sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra
được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của

doanh nghiệp trong tương lai.


4

4

Với các cơ quan hữu quan của nhà nước: thông tin BCTC là tài liệu quan
trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện
các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay: thông tin BCTC giúp họ nhận biết
khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh
lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa
chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
Với nhà cung cấp: thông tin BCTC giúp họ nhận biết khả năng thanh toán,
phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa
hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.
Với khách hàng: thông tin BCTC giúp cho họ có những thông tin về khả
năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp,
chính sách đãi ngộ khách hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua
hàng của doanh nghiệp.
Với cổ đông, công nhân viên: họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng
như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên
quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
2.2.3. Các quan diểm về chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Sau khi phân tích, đánh giá, các tiêu chuẩn chất lượng thông tin báo cáo tài
chính lựa chọn trong đề tài là:














Hữu hiệu
Hiệu quả
Bảo mật
Toàn vẹn
Sẵn sàng
Tuân thủ
Đáng tin cậy
Trung thực
Khách quan
Đầy đủ
Kịp thời
Dễ hiểu


5

5


Có thể so sánh được

2.3.

Tác động của các yếu tố trong công ty đến CLTT BCTC
Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến CLTT BCTC gồm những nhân tố

thuộc về tình hình tài chính của CTNY và cấu trúc quản trị CTNY.
Nhân tố về tình hình tài chính






Quy mô doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính
Nhân tố về quản trị
Tỉ lệ thành viên HĐQT không điều hành
Quy mô HĐQT
Quy mô ban kiểm soát
Nhân tố về cấu trúc sở hữu






Sở hữu Nhà nước
Sở hữu nước ngoài

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.

Xây dựng giả thuyết khoa học
H1: Doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì có CLTT BCTC cao hơn.
H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa đòn bẩy tài chính và CLTT BCTC.
H3: Khả năng sinh lời càng lớn, CLTT BCTC càng cao.
H4: Có một mối liên hệ thuận chiều giữa tỷ lệ giám đốc không điều hành
trong HĐQT và CLTT BCTC.
H5: Số thành viên HĐQT có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT kế
toán.
H6: Số thành viên Ban kiểm soát làm tăng CLTT BCTC của công ty.
H7: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao, CLTT BCTC càng cao.


6

6

H8: Tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao, CLTT BCTC càng cao.
H9: CTNY có thời gian hoạt động lâu năm thì có CLTT BCTC tốt hơn các
công ty mới thành lập.
H10: CTNY có thời gian niêm yết trên TTCK lâu năm thì có CLTT BCTC
tốt hơn các công ty mới tham gia vào TTCK.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu

3.2.1.

Chọn mẫu
Đối tượng của nghiên cứu là các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013.
Do số lượng tương đối lớn của các công ty niêm yết trên HNX và HOSE ,
chúng tôi xem xét và đưa vào cuộc khảo sát 200 công ty, 100 công ty trên HNX và
100 công ty trên HOSE.

3.2.2.

Đo lường CLTT BCTC
Bảng 3.1. Lượng hóa các tiêu chuẩn thông tin BCTC
Sự phù hợp (Relevance)
R1 BCTC bao gồm bảng phân tích và dự báo tài chính tương lai của công ty
R2 Trong BCTC, công ty có trình bày những thông tin phi tài chính (báo cáo
quản lý) mô tả về tình hình kinh doanh của công ty và những vấn đề rủi
ro liên quan đến thông tin tài chính


7

7

R3 BCTC cung cấp các thông tin bổ sung để giúp cho người sử dụng hiểu
được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình
hình tài chính của công ty
R4 BCTC trình bày đánh giá khả năng hoạt động liên tục của công ty
Trình bày trung thực (Faithful representation)
F1 BCTC cung cấp những giả định và ước tính kế toán có căn cứ

F2 Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp theo chế độ kế toán
và chuẩn mực kế toán hiện hành trong BCTC.
F3 BCTC cung cấp và đánh giá những sự kiện ảnh hưởng tốt hoặc ảnh
hưởng xấu đến kết quả kinh doanh trong năm tài chính
F4 Ý kiến của KTV về BCTC của công ty
F5 BCTC cung cấp thông tin về quản trị doanh nghiệp trong công ty
Xác nhận (Verifiability)
V1 Tầm quan trọng của uy tín, danh tiếng của các công ty kiểm toán thực
hiện kiểm toán BCTC công ty
V2 Tầm quan trọng của ý kiến KTV độc lập
Dễ hiểu (Understandability)
U1 BCTC được trình bày theo đúng mẫu quy định (có đề mục rõ ràng, được
sắp xếp theo thứ tự và có thuyết minh đầy đủ)
U2 Những thuyết minh cho Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh được trình bày rõ ràng
U3 Ngôn ngữ trong BCTC sử dụng dễ hiểu
U4 Trong BCTC có Bảng chú thích đính kèm (viết tắt, thuật ngữ)
So sánh được (Comparability)
C1 BCTC cung cấp thuyết minh mô tả sự thay đổi trong chính sách kế toán
của công ty trong năm tài chính (nếu có)
C2 BCTC cung cấp sự đánh giá lại những ước tính và công bố kế toán của
công ty trong năm tài chính (nếu có)
C3 BCTC cung cấp giải thích cho những điều chỉnh hồi tố số liệu BCTC lỳ
trước có ảnh hưởng đến số liệu kế toán trong năm tài chính hiện hành
C4 BCTC so sánh thông tin với thông tin năm trước
C5 BCTC so sánh thông tin của công ty với thông tin tài chính cảu ngành
C6 Trong BCTC có bảng phân tích tỷ suất
Đúng kỳ (Timeliness)
T Thời gian công ty công bố BCTC đã được kiểm toán sau ngày kết thúc
năm tài chính

3.2.3.

Thiết kế mô hình và đo lường biến độc lập


8

8

FAQ = β(1) + β(2)*CAPITAL + β(3)*CC + β(4)*FL + β(5)*FO + β(6)*OD +
β(7)*ROE + β(8)*SO + β(9)*TIME + β(10)*YEARS + β(11)*MS + e
Trong đó:
FAQ: CLTT BCTC
β(1): tham số tự do
e: sai số ngẫu nhiên
Ký hiệu của các biến độc lập được trình bày dưới đây:
Bảng 3.2: Các biến độc lập của mô hình
Ký hiệu Biến/Nhân Thang đo
biến
tố
DF
Đòn bẩy tài 1: < 1
chính
2: >= 1, < 5
3: >= 5, < 10
4: >= 10, < 20
5:> 20
CAPITAL Vốn điều lệ 1: bằng hoặc nhỏ hơn 120 tỷ đồng
(tỷ đồng)
2: từ 120 tỷ đồng- dưới 200 tỷ đồng

3: từ 200 tỷ đồng- dưới 500 tỷ đồng
4: từ 500 tỷ đồng- dưới 1000 tỷ đồng
5: bằng hoặc trên 1000 tỷ đồng
ROE
ROE
1: lỗ 2 năm
2: lỗ 1 năm
3: >= 0, <50
4: >=50, < 100
5:>=100
OD
Tỉ lệ thành 1: tỉ lệ 0%
viên HĐQT 2: tỉ lệ từ 0%- dưới 20%
không điều 3: tỉ lệ từ 20%- dưới 40%
hành
4: tỉ lệ từ 40%- dưới 50%
5: tỉ lệ bằng hoặc trên 50%
MS
Quy
mô 1: số thành viên ít hơn 2 người
HĐQT
2: số thành viên từ 2người- dưới 5 người
3: số thành viên từ 5người- dưới 8 người
4: số thành viên từ 8người- dưới 10 người
5: số thành viên nhiều hơn 10 người
CC
Quy mô ban 1: gổm 1 thành viên
kiểm soát
2: gổm 2 thành viên
(người)

3: gổm 3 thành viên
4: gổm 4 thành viên
5: gổm 5 thành viên
SO
Tỉ lệ sở hữu 1: chiếm tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 20%

Chiều ảnh
hưởng
+

+

+

+

+

+

+


9

9
nhà nước

3.2.4.


FO

Tỉ lệ sở hữu
nước ngoài

YEARS

Số
năm
thành lập
công ty

TIME

Số
năm
công
ty
niêm
yết
trên sàn CK

2: chiếm tỉ lệ từ 20% đến dưới 40%
3: chiếm tỉ lệ từ 40% đến dưới 60%
4: chiếm tỉ lệ từ 60% đến dưới 80%
5: chiếm tỉ lệ bằng hoặc trên 80%
1: chiếm tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 10%
2: chiếm tỉ lệ từ 10% đến dưới 20%
3: chiếm tỉ lệ từ 20% đến dưới 30%
4: chiếm tỉ lệ từ 30% đến dưới 40%

5: chiếm tỉ lệ bằng hoặc trên 40%
1: dưới 5 năm
2: từ 5 năm- dưới 10 năm
3: từ 10 năm- dưới 15 năm
4: từ 15 năm- dưới 20 năm
5: trên 20 năm
1: dưới 2 năm
2: từ 2 năm- dưới 5 năm
3: từ 5 năm- dưới 8 năm
4: từ 8 năm- dưới 10 năm
5: trên 10 năm

+

+

+

Xử lý dữ liệu
Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này: Phân
tích mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
CÔNG TY ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

4.1.

Sự phát triển của thị trường Chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây

Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán,
kéo dài thời gian giao dịch… đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy
mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc
ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện
thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy,


4.2.2.

10

10

TTCK Việt Nam những năm gần đây đã có những diễn biến và kết quả khả quan.
Ngoài ra, UBCKNN hiện đang nghiên cứu xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ
theo mô hình đối tác trung tâm; Hệ thống vay và cho vay chứng khoán phục vụ cho
việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; phối hợp Ngân hàng Nhà nước xây
dựng và triển khai đề án chuyển chức năng thanh toán tiền TPCP từ ngân hàng
thương mại sang Ngân hàng Nhà nước.
4.2.

Phân tích tác động của các yếu tố trong công ty đến CLTT BCTT của các công
ty niêm yết trên TTCK

4.2.1.

Phân tích thống kê mô tả
Bảng 4.1. Thống kê mô tả cho từng nhân tố
Mean
Median

Maximum
Minimum
Std. Dev.
Skewness
Kurtosis

FAQ
4.068408
4.088333
5.000000
2.658333
0.376659
-0.625442
4.221513

CC
3.105000
3.000000
5.000000
2.000000
0.515074
1.700925
8.330988

Capital
2.380000
2.000000
5.000000
1.000000
1.380263

0.572496
2.027580

FL
1.815000
2.000000
4.000000
1.000000
0.626689
0.893281
5.664904

FO
1.560000
1.000000
5.000000
1.000000
1.035258
1.936763
5.924657

MS
2.965000
3.000000
5.000000
2.000000
0.405707
0.184664
8.407507


OD
1.895000
1.000000
5.000000
1.000000
1.009490
0.593084
2.054320

ROE
3.955000
4.000000
5.000000
1.000000
0.983775
-0.544887
2.739734

SO
1.910000
1.000000
5.000000
1.000000
1.117202
0.828077
2.517094

TI
2.875000
3.000000

5.000000
2.000000
0.873608
0.652404
2.530864

YE
2.665000
2.000000
5.000000
1.000000
0.892613
1.004907
3.514918

Jarque-Bera
Probability

25.47335 333.2668 18.80506 85.77928 196.3152 244.8128 19.17754 10.46122 24.80036 16.02176 35.87079
0.000003 0.000000 0.000083 0.000000 0.000000 0.000000 0.000068 0.005350 0.000004 0.000332 0.000000

Sum
813.6817 621.0000 476.0000 363.0000 312.0000 593.0000 379.0000 791.0000 382.0000 575.0000 533.0000
Sum Sq. Dev. 28.23253 52.79500 379.1200 78.15500 213.2800 32.75500 202.7950 192.5950 248.3800 151.8750 158.5550
Observations

200

200


200

200

200

200

200

200

200

200

Theo số liệu thống kê của bảng trên, ta nhận thấy:
CLTT của BCTC trung bình là 4.068408 đạt giá trị lớn nhất là 5 và giá trị
nhỏ nhất là 2.658333
Có thể nhận thấy CLTT BCTC của các doanh nghiệp là ở mức khá cao.
Kiểm định mô hình
Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính
Đòn bẩy tài chính, ROE và vốn điều lệ đều có ảnh hưởng cùng chiều đến
CLTT BCTC và số năm thành lập, số năm niểm yết của công ty có ảnh hưởng với
độ tin cậy 95%.

200


11


11

Ảnh hưởng của nhóm nhân tố quản lý
Quy mô HĐQT và quy mô BKS có ảnh hưởng cùng chiều đến CLTT BCTC
và số năm thành lập, số năm niêm yết của công ty có ảnh hưởng với độ tin cậy
95%.
Ảnh hưởng của nhóm nhân tố cấu trúc sở hữu
Sàn HNX:
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng cùng chiều đến CLTT BCTC của các
CTNY trên SGDCK Hà Nội (HNX) và số năm thành lập , số năm niêm yết có ảnh
hưởng với độ tin cậy 95%.
Sàn HOSE:
Ngược lại với sàn HNX, tỷ lệ sở hữu nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến
CLTT BCTC của các CTNY trên SGDCK TP. Hồ Chí Minh.
Ảnh hưởng chung của các nhân tố
FAQ = β(1) + β(2)*CAPITAL + β(3)*CC + β(4)*FL + β(5)*FO + β(6)*OD +
β(7)*ROE + β(8)*SO + β(9)*TIME + β(10)*YEAR + β(11)*MS +e
Ta có hàm hồi quy mẫu:
FAQ = 4.082898+ 0.007804 * CAPITAL + 0.021659 * CC - 0.001981 * FL
+ 0.008123 * FO - 0.027238 * OD – 0.002036 * ROE - 0.037497 * SO + 0.003856
* TIME + 0.006931 * YEARS - 0.005008*MS
Từ kết quả xây dựng mô hình hồi quy:
Nhận xét: β(CC)= 0.021659 , P-value(Fqs)= 0.0381< α=0.05 => có ý nghĩa
thống kê có ảnh hưởng khi sô thành viên trong ban kiểm soát tăng 1 người thì
CLTT BCTC tăng lên 0.021659 đơn vị khi các yếu tố khác không thay đổi
Do đó, số lượng thành viên trong ban kiểm soát nội bộ là nhân tố ảnh hướng
tới CLTT BCTC



4.2.3.

12

12

Để xác định xem mô hình đã được xây dựng có ước lượng bị chệch hay
không tác giả đưa ra những kiểm định dựa trên các tiêu chí sau:

Kiểm định Dạng hàm của mô hình
Mô hình có dạng hàm đúng.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Mô hình bị khuyết tất về phương sai sai số thay đổi
Mô hình hồi quy gốc phương sai sai số thay đổi

Kiểm định tự tương quan
Mô hình hồi quy gốc không bị khuyết tật tự tương quan bậc 1


Kiểm định tính đa cộng tuyến giữa các biến
Các hệ số tương quan của các biến trong mô hình đều thấp hơn 0.8
Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
• Kiểm định tính phân phối chuẩn
Mô hình bị lệch phải
Mô hình đã được xây dựng tương đối chính xác qua các kiểm định nếu trên.
Cho thấy việc ước lượng mô hình không bị chệch và các kết luận là chính

xác.
Kết luận qua kết quả chay mô hình

Như vậy, kết quả phân tích và thực hiện kiểm định các nhân tố anh hướng
đến chất lượng thông tin kế toán đã cho thấy:
Thứ nhất, vai trò của ban kiểm soát công ty ảnh hưởng đến CLTT BCTC của
CTNY.
Thứ hai, vai trò của cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông
tin của BCTC.
Thứ ba, đòn bẩy tài chính của công ty niêm yết cũng tác động lớn đến CLTT
BCTC, đòn bẩy tài chính cang lớn thì BCTC có CLTT càng tốt.
Thứ tư, ROE của CTNY có ảnh hưởng đến CLTT BCTC, ROE cang lớn thì
CLTT BCTC càng tốt.
Thứ năm, tỉ lệ sở hữu trong nước và nước ngoài có ảnh hưởng khác nhau
giữa các 2 sàn chứng khoán HNX và HOSE


13

13

Thứ sáu, số năm thành lập và số năm niêm yết có ảnh hưởng cùng chiều đến
CLTT BCTC của CTNY.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Các nội dung sau đây tóm tắt kết quả cho hai câu hỏi nghiên cứu:
-

Về tình hình CLTT BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
Các kết quả của nghiên cứu cho thấy CLTT BCTC trung bình theo thang đo
là ở mức 4.07/5. Nhìn chung, CLTT BCTC của doanh nghiệp là ở mức khả quan.
Tuy nhiên, nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC đã được kiểm toán cũng nhưcải thiện

và hoàn thành hệ thống yêu cầu vềCBTT kế toán vẫn là một vấn đề cần thiết cần quan
tâm.

-

Về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam
Kết quả thu được từ mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy, trong số 10 yếu tố
ban đầu, có 8 yếu tố ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến CLTT BCTC: Đòn bẩy tài
chính, ROE, Quy mô HĐQT, Quy mô Ban kiểm soát, Tỉ lệ sở hữu nhà nước, Tỉ lệ
sở hữu nước ngoài, Số năm thành lập, Số năm niêm yết; 2 yếu tố còn lại ảnh hưởng
đến rất thấp hoặc không có ý nghĩa với CLTT BCTC.
5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty




Nâng cao chất lượng quản lý trong nội bộ doanh nghiệp Việt Nam

Nâng cao hiệu quả, chất lượng của kiểm toán nội bộ
Sửa đổi một số quy định nội dung thông tin trong BCTC
5.3. Một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Thứ nhất, về thời gian, do điều kiện của nhóm tác giả, nghiên cứu này chỉ
được tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015.Mặc dù, nó giúp các kết quả
mang tính cập nhật, nhưng trong một thời gian ngắn như vậy, nó chỉ phản ánh


14

14


tương đối về tình hình thực tế của CLTT BCTC của các công ty bất niêm yết trên
SGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian.
Thứ hai, nghiên cứu này không tập trung vào các công ty của một lĩnh vực
cụ thể như một nhóm ngành (BĐS, Ngân hàng, Xây dựng…) hay một khu vực (Hà
Nội, TP.HCM) mà là nghiên cứu về tất cả các công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam. Kết quả là, sẽ xuất hiện một số những thành kiến không thể tránh khỏi trong
việc thu thập thông tin mà theo đó làm cho kết quả cuối cùng ít thực tế hơn và khó
có kết quả thực sự chính xác.
Thứ ba, nghiên cứu này mang tính tương đối trong việc đánh giá CLTT
BCTC. Cụ thể, trong quá trình định lượng biến CLTT, rất khó có thể đánh giá chất
lượng thông tin nếu chỉ thông qua thông tin từ các phiếu khảo sát. Vì vậy, cần xem
xét một cách thận trọng và suy nghĩ một cách logic. Tuy nhiên, với những hiểu biết
nhất định và sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhóm tác giả đã cố gắng để
hạn chế vấn đề này đến mức tối thiểu.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhóm tác giả hy vọng rằng các nghiên
cứu sâu hơn sẽ được tiến hành với quy mô nhỏ hơn (chẳng hạn như các công ty dệt
may...) hoặc trong thời gian dài hơn để tạo ra kết quả hoàn chỉnh hơn và đáng tin
cậy về tình hình CLTT BCTC thực tế cũng như tác động của các yếu tố đến CLTT
BCTC của các doanh nghiệp. Tựu chung lại, với những kết quả thu được từ quá
trình nghiên cứu này, nhóm tác giả hy vọng sẽ cung cấp cho khán giả cái một cái
nhìn khách quan về tác động của các yếu tố trong công ty đến CLTT BCTC của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.



×