Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------------------------------------

NGUYỄN THỊ HUẾ PHƯƠNG

HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
------------------------------

NGUYỄN THỊ HUẾ PHƯƠNG

HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: kế toán
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THỊ MỸ LINH



TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ngày 25 tháng 9
năm 2016.
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS.Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS.Trần Văn Tùng

Phản biện 1


3

TS.Hà Huy Tuấn

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS.Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. HCM, ngày 25 tháng 7 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Huế Phương

Giới tính: nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/03/1990

Nơi sinh: Mỹ Tho-Tiền Giang

Chuyên ngành: kế toán

MSHV: 1341850076

I- Tên đề tài:
Hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là dựa trên những lý luận cơ bản về thuế TNCN, tập
trung phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng thuế TNCN tại Việt Nam từ năm
2009 đến năm 2015; tham khảo việc áp dụng thuế TNCN ở một số quốc gia trên thế
giới. Từ đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện luật thuế TNCN phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/7/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGUYỄN THỊ HUẾ PHƯƠNG


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và người thân. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, quý thầy cô Phòng đào tạo sau đại học, trường Đại Học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh- Phó Trưởng khoa Tài Chính Ngân Hàng trường Đại

học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh- một người đáng kính trong công việc
cũng như trong cuộc sống. Cô đã động viên giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi rất nhiều để
tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những
đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em, các bạn đồng nghiệp yêu quý đã luôn ở
bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.


iii

TÓM TẮT
Trong hơn bảy năm từ khi Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực vào ngày 01/01/2009,
đây là sắc luật gây nhiều tranh cãi nhất từ trước tới nay. Điều đó cho thấy sự phức tạp cũng
như ít đồng thuận, từ không chỉ người dân mà cả trong giới công chức. Tất nhiên trong

bối cảnh thực hiện cam kết Quốc tế nói chung, cam kết thuế nói riêng, chính sách
thuế cần thiết phải cải cách để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên cơ sở khái quát đặc
điểm, thực trạng vận dụng luật thuế thu nhập cá nhân và những hạn chế, luận văn đưa ra
một số giải pháp nhằm góp phần làm cho luật thuế thu nhập cá nhânáp dụng vào thực tiễn
dễ dàng hơn, cụ thể 2 nhóm giải pháp được đề cập chủ yếu: (1) một số nội dung cần
thiếtđược sửa đổi của luật thuế thu nhập cá nhân:đề xuất mức giảm trừ gia cảnh, biểu

thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, bổ sung thu nhập từ quà
tặng vào thu nhập chuyển nhượng bất động sản;bổ sung quy định miễn thuế thu
nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa cha dượng với
con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng; (2) một vài kiến nghị: đẩy
mạnh công tác tuyên truyền trong toàn dân, xây dựng hành lang pháp lý cho đại lý
thuế, đa dạng hóa các hình thức thanh toán, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan quản
lý, phát triển nguồn nhân lực quản lý thuế chuyên nghiệp.



iv

ABSTRACT
In more than seven years after the personal income tax Law in effect on May 1,
2009, this is the most controversial Act ever. It shows the complexity as well as less
consensus, from not only the people but also among public servants. Of course in
the context of the implementation of international commitments in General,
committed in particular tax, tax policy reform need to be consistent with
international practices. On the basis of essential characteristics, status use the
personal income tax law and the limitations, the thesis put forward a number of
solutions in order to contribute to the personal income tax Act applied into practice
easier, specifically mentioned Solutions Group 2 mainly: (1) some of the content
needed to be modified by the individual income tax law : suggest reduced levels
except for background, the personal income tax for the transfer of property,
abolished the income from gifts; supplement the provisions of the personal income
tax exemption for income from transfer of property between his stepfather with sons
and between the stepmother with stepchildren; (2) a few recommendations: promote
advocacy work in the whole population, to build a legal corridor for tax agents,
diversify the forms of payment, synchronizing data between the management
bodies, development of human resources to manage the professional tax.


v

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................ii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN............................. 8
1.1.Tổng quan về thuế.......................................................................................................... 8
1.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................... 8

1.1.2.

Vai trò của thuế ................................................................................................ 10

1.1.3.

Đặc điểm của thuế ........................................................................................... 11

1.2.Hệ thống thuế ............................................................................................................... 12
1.3.Thuế thu nhập cá nhân................................................................................................ 12
1.3.1. Lịch sử ra đời của thuế thu nhập cá nhân ......................................................... 13
1.3.2.

Khái niệm thu nhập và thu nhập cá nhân ..................................................... 14

1.3.3.

Khái niệm thuế thu nhập và thuế thu nhập cá nhân .................................... 17

1.3.4.

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân............................................................. 17


1.3.5.

Sự cần thiết xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân ....................................... 17

1.3.6.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân ................................................................. 19

1.3.7.

Nguyên tắc và phương pháp đánh thuế thu nhập cá nhân .......................... 20

1.3.8.

Cơ sở xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân ................................................. 23

1.4.Kinh nghiệm xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân của một số nước trên thế giới
............................................................................................................................................. 30
1.5.Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam ............................................................. 30
1.5.1. Về xây dựng mô hình đánh thuế......................................................................... 30
1.5.2. Về phương pháp đánh thuế................................................................................. 31
1.5.3. Đơn vị tính thuế.................................................................................................... 32
1.5.4.Xác định thu nhập chịu thuế................................................................................ 33
1.5.5. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân ....................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
............................................................................................................................................. 36


vi


2.1. Quá trình phát triển của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam .............................. 36
2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam............................... 40
2.2.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ............................................................... 40
2.2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với cá nhân cư trú ............................... 44
2.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với cá nhân không cư trú ................... 49
2.2.4. Đăng ký, khấu trừ thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế ................. 51
2.3. Thực trạng áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành tại Việt Nam............. 51
2.3.1.Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh...................................................................... 57
2.3.2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công ...................................................................... 58
2.3.3. Thu nhập từ đầu tư vốn....................................................................................... 59
2.3.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, nhượng quyền thương mại, bản quyền .... 59
2.3.5.Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản . 62
2.3.6. Thu nhập từ trúng thưởng .................................................................................. 63
2.3.7. Các khoản thu nhập khác ................................................................................... 65
2.4. Đánh giá thực trạng luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành tại Việt Nam ............ 65
2.4.1. Một số ưu điểm của luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành............................. 67
2.4.2. Một số hạn chế...................................................................................................... 70
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế của luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành ở Việt
Nam ................................................................................................................................. 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 75
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
............................................................................................................................................. 77
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam ................. 77
3.3.Kiến nghị đến các cơ quan chức năng khác .............................................................. 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 86
PHỤ LỤC................................................................................................................................



vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tiếng Anh
ADB

APEC

ASEAN

Ngân hàng Phát triển châu Á

The Asian Development Bank

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á

Asia-Pacific Economic

– Thái Bình Dương

Cooperation

Hiệp hội các quốc gia

Association of Southeast

Đông Nam Á


Asian Nations

Diễn đàn hợp tác Á–Âu
(còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á
ASEM

- Âu)

BĐS

Bất động sản

BTC

Bộ tài chính

CP

Chính Phủ

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

The Asia-Europe Meeting

Consumer Price Index

Mác Đức
DM


(đơn vị tiền tệ của Đức)

ĐTCK

đầu tư chứng khoán

EU

Khối liên minh Châu Âu

FR

Franc Pháp là tiền tệ Pháp

FTA

Hiệp định thương mại tự do

Free trade agreement

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

Gross Domestic Product

Deutsche Mark

European Union


International Finance
IFC

Tập đoàn tài chính quốc tế

Corporation

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

International Monetary Fund



nghị định
Nhân dân tệ

NDT

(đơn vị tiền tệ của Trung Quốc)

NN

Nhà nước


viii


NSNN

Ngân sách nhà nước

PwC

PricewaterhouseCoopers

TNCN

thu nhập cá nhân

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệp định đối tác kinh tế chiến

TPP

lược xuyên Thái Bình Dương

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

TT

thông tư

UBND


Ủy ban nhân dân

USD

đô la mỹ (đơn vị tiền tệ của Mỹ)

VBHN

Văn bản hợp nhất

VND

Việt nam đồng

VPQH

Văn phòng quốc hội

WB

Ngân hàng Thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization


United States dollar


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao qua các năm .. 37
Bảng 2.2.Biểu thuế lũy tiến từng phần ................................................................................ 46
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số thu ngân sách Nhà Nước qua các năm ................................... 52
Bảng 2.4. Tỷ trọng nguồn thu thuế TNCN qua các năm ..................................................... 56
Bảng 2.5 Tỷ trọng nguồn thu thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn, nhượng quyền thương
mại, bản quyền qua các năm ................................................................................................ 59
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp mức lương cơ sở qua từng thời kỳ ............................................... 77
Bảng 3.2: Đề xuất mức giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.......... 79
Bảng 3.3: Đề xuất biểu thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản ......... 80


ii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao qua các năm

……………..38

Hình 2.2: Thu thuế TNCN qua các năm .............................................................................. 55
Hình 2.3:Tình hình tăng giá hàng hóa qua chỉ số giá giai đoạn 2006-2015 ........................ 71


1


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng như
nhiều định chế tài chính như WB, ADB, IMF... Việc gia nhập WTO vào năm 2007 đã
mở ra quan hệ thương mại bình đẳng giữa Việt Nam với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đây là một thành tựu quan trọng của việc thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, đưa
Việt Nam trở thành quốc gia bình đẳng trong thương mại với các nước trên thế
giới. Những quy luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh
lại nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia.Quá trình mở cửa,
hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là
một quy luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp quá trình này, thì mỗi quốc gia phải liên
tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài.Việt
Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán 6 FTA khác, gồm Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh châu Âu (EU), với Liên minh thuế quan
Nga, Belarus,Cộng hoà Kazakhstan, với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) gồm
các nước Thụy Sỹ, NaUy,... Ngoài ra, ta cũng tích cực chủ động tham gia sâu vào diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC 2006
và tiến tới sẽ đăng cai APEC năm 2017 với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến
cấp cao. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn được Chính Phủ Việt Nam
đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về
mọi mặt của quốc gia.Trong quá trình xây dựng chính sách, Bộ Tài chính luôn mong
muốn xây dựng cơ chế, chính sách về thuế nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp,
qua đó hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập.Theo thông lệ
các quốc gia, thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dần thuế gián thu.Do
vậy tất cả các chính sách thuế hiện hành đều đã được thay đổi theo hướng giảm nghĩa
vụ thuế, chẳng hạn từ năm 2000 đến nay, thuế chuyển quyền sử dụng đất được giảm tới


2


25 lần, lệ phí trước bạ giảm 50%.Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ
32% (năm 1997) xuống 28% (năm 2003), 25% (năm 2009), 22% (năm 2014) và 20%
(năm 2016)1. Hiện nay ngành thuế cũng đã xóa bỏ trên 300 loại phí không cần thiết,
một số loại như phí đường bộ, hàng hải... giảm tới 30%-40%. Theo tính toán ban đầu,
khi cắt giảm các loại thuế và phí này, Nhà nước bị thất thu trên 1.000 tỷ đồng. NSNN
phụ thuộc vào 3 khoản thu chủ yếu gồm xuất nhập khẩu chiếm 25% ngân sách, tương
đương khoảng 60.000 tỷ đồng mỗi năm. Số thu từ xuất khẩu dầu thô cũng vào khoảng
25%. Như vậy, 50% NSNN là các khoản thu nội địa. Chính vì thế, để bù đắp cho sự
giảm sút này Chính phủ cần quan tâm hơn đến thuế trực thu: thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế TNCN.
Thuế TNCN là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nềnkinh tếthịtrường.
Hiện nay, hơn 180 nước trên thế giới đã áp dụng Luật Thuế TNCN, tỷtrọng thuế thu
nhập chiếm khoảng 13-40% tổng sốthu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuếcủa
từng nước. Chẳng hạn như ởMỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đứclà 30-40%; Các nước trong
khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines... chiếm khoảng 13-14%, Việt Nam
chiếm khoảng 4%.
Ở Việt Nam, thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng từ năm 1991 với tên gọi “thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao”.Qua 7 lần (bảy lần) sửa đổi bổ sung để điều chỉnh
và quản lý nguồn thuế TNCN, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2009. Sau 3 năm đi vào cuộc sống, Luật Thuế TNCN đã bộc
lộ một số bất cập và chưa theo kịp diễn biến phức tạp của thị trường, tạo tâm lý không
thoải mái đối với một bộ phận người nộp thuế. Vì thế ngày 22/11/2012, Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII đã sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân số26/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1

Nguyễn Bích Ngọc (2015), Thành tựu cải cách thuế trong 30 năm đổi mới (1986-2016), Tạp chí tài chính số 8 kỳ

1-2015.



3

01/07/2013. Ngày 26/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII đã thông
qua Luậtsửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Qua hơn 7 năm thực hiện triển khai Luật thuế TNCN và hai lần sửa đổi bổ sung đã đạt
được những kết quả nhất định như mở rộng được đối tượng chịu thuế, từng bước góp
phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội;
đóng góp trong tổng thu NSNNtừ thuế TNCNtrong năm 2013 đạt 46.612tỷ đồng, năm
2014 đạt 47.432 tỷ đồng, năm 2015 đạt 56.730 tỷ đồng. Tuy nhiên, đểLuật thuế TNCN
thực sự phát huy được vai trò là công cụ phân phối thu nhập, đảm bảo tính công bằng
xã hội khi áp dụng vào thực tiễn thì cần giải quyết một số bất cập như:cần bổ sung về
nội dung luật thuế TNCN: thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế lũy
tiến;tổchức thực hiện chính sách chưa hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh và kiểm
soát thực hiện chính sách, công tác tin học hóa trong quản lý thuế TNCN cũng chưa
được nâng cao dẫn đến việc gây phiền khó khăn cho người dân trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế,làm giảm hiệu quả của chính sách thuế TNCN trong xã hội. Vì những lý
do trên đây nên tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt
Nam”.
2.Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: hoàn thiện luật thuế TNCN phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn hướng tới giải quyết những nhiệm vụ cụ thể:
-

Đánh giá thực trạng việc áp dụng thuế TNCN tại Việt Nam từ năm 2009 đến
năm 2015.


-

Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật thuế TNCN phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu: những cơ sở lý luận về thu nhập, thuế TNCN.
Phạm vi nghiên cứu: luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện hành, giai đoạn 2009-2015.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính từ lý thuyết khái quát lên những
lý luận cơ bản về thuế TNCN; bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm từ thực tế,
kết hợp thêm phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá quá trình áp dụng thuế
TNCN tại Việt Nam hiện nay.Từ đó tác giả đưa ra một số tồn tại và định hướng một số
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện luật thuế TNCN phù hợp với chủ trương phát triển
kinh tế xã hội của Nhà Nước.
3.Tổng quan các nghiên cứu trước
Ở Việt Nam, trong thời gian qua có một số nghiên cứu liên quan đến thuế TNCN với
góc độ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu khác nhau, có thể khái quát như sau:
Trước khi có luật thuế TNCN số 04/2007/QH12
Đề tài “Chính sách Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế” của Mai Thị Mai Hoa (năm 2004), Nguyễn Thị Liên (năm 2007) nghiên cứu
“Hoàn thiện chính sách Thuế thu nhập góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập WTO” các tác giả đã làm rõ lý luận, thực trạng áp dụng chính sách thuế
TNCN, thông qua việc tham khảo việc áp dụng thuế TNCN ở một số nước và từ đó đưa
ra những vấn đề cần hoàn thiện và xây dựng chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt

Nam.
Đàm Phương Lan (2008) với đề tài “Thuế thu nhập cá nhân – những bất cập trong vận
dụng ở Việt Nam và điểm mới trong sửa đổi”.Trên cơ sở khái quát đặc điểm và thực
trạng vận dụng pháp lệnh thuế TNCN qua sự đóng góp và những hạn chế để dẫn đến sự
ra đời của Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009, bài viết đưa ra một số
nhận xét về những tích cực và hạn chế của Luật mới này trong quá trình vận dụng vào
thực tế tại Việt Nam.


5

Nguyễn Thị Thanh Thủy (2009) nghiên cứu “Các giải pháp thực thi luật thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam”. Tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp thực thi luật thuế TNCN: một là
nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động và hoạt động của cơ quan quản lý thuế,
hai là nâng cao năng lực cán bộ quản lý thuế và ba là một số giải pháp nhằm bảo đảm
công bằng trong quá trình thực thi luật thuế TNCN.
Sau khi luật thuế TNCN số 04/2007/QH12ban hành
Năm 2011, Bộ Tài Chính phối hợp với Wolrd Bank nghiên cứu đề tài “Cải cách thuế ở
Việt Nam: hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn”.Mục đích của loạt bài
nghiên cứu trong tập sách này là làm rõ các vấn đề mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong
quá trình cải cách chính sách và công tác quản lý thuế của mình.Các bài nghiên cứu đề
xuất các khuyến nghị chính sách cụ thể đóng góp vào công tác chuẩn bị các chính sách
và văn bản pháp quy quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu về thu NSNN
và các mục tiêu cải cách ngành quản lý thuế khác trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội năm 2011- năm 2015.
Cùng thời gian năm 2011, Nguyễn Thị Mỹ Linh nghiên cứu về “Thuế thu nhập cá nhân
đối với chuyển nhượng bất động sản thực trạng và giải pháp”. Mục tiêu của nghiên cứu
nhằm hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS để phát triển thị
trường BĐS Việt Nam lành mạnh, đồng thời tăng thu ngân sách nhà nước.Để đạt được
mục tiêu nêu trên, bài nghiên cứu tập trung hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: (i) cơ
sở thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS; (ii) đánh giá chính sách thuế TNCN đối

với chuyển nhượng BĐS hiện hành; (iii) đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS trên cơ sở có nghiên cứu và chọn lọc kinh
nghiệm thu thuế của các nước.
Nguyễn Thị Diễm Châu & Nguyễn Thị Kim Tuyển (2012) nghiên cứu "Những vấn đề
cần bổ sung sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân”. Tác giả tổng hợp kết quả đạt được từ
khi Việt Nam ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập của những người có thu nhập cao và
kế đến là Luật thuế TNCN ra đời (thực hiện từ ngày 1/1/2009): (1) Góp phần tăng thu


6

ngân sách, góp phần điều tiết thu nhập các tầng lớp dân cư, thể hiện công bằng xã hội,
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, hạn chế mức chênh lệch thu nhập các dân cư
trong xã hội; và (2) Góp phần quản lý các thu nhập của dân cư, hạn chế được những
hoạt động phi pháp, tham nhũng, tiêu cực, khuyến khích tính tích cực làm giàu của
người dân trong xã hội. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy một số điều quy định trong Luật
thuế TNCN chưa được phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là trong điều kiện khủng
hoảng kinh tế, tiền tệ, lạm phát cao và giá cả tăng vọt trong những năm qua, những
điều đó là: mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế, thuế suất giữa các bậc thuế quá
dày.Khoảng cách thu nhập giữa các bậc thuế gần nhau quá. Bài viết này đề cập đến
những vấn đề về mức giảm trừ gia cảnh, thuế suất và khoảng cách thu nhập giữa các
bậc thuế. Điều chỉnh được các vấn đề này sẽ giải quyết được những hạn chế cơ bản của
Luật thuế TNCN. Nếu các nhà hoạch định chính sách khi nghiên cứu sửa đổi chính
sách, cần lưu ý, có mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thuế suất và khoảng cách các
bậc thuế hợp lý thì Luật thuế TNCN sẽ được nhiều người đồng thuận và khả năng thực
thi cao góp phần tăng thu ngân sách, khuyến khích người lao động tăng năng suất,
khuyến khích họ làm giàu chính đáng. Đó là cơ sở vững chắc tăng thu, phát triển kinh
tế, và tạo điều kiện dân giàu nước mạnh.
Qua 3 năm vận hành chính sách thuế TNCN tại Việt Nam, đặc biệt đây là lần đầu tiên
hoạt động thừa kế, quà tặng tại Việt Nam được đưa vào điều chỉnh trong luật thuế này.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh (2012) nghiên cứu “Thu thuế đối với tài sản thừa kế và
quà tặng tại Việt Nam – nhìn từ các nước”. Trong bài nghiên cứu này tác giả lựa chọn 3
quốc gia có các điều kiện về kinh tế, xã hội và hệ thống chính sách thu thuế đối với tài
sản thừa kế và quà tặng khác nhau để nghiên cứu: Đài Loan, Pháp, Mỹ. Qua 3 quốc gia
đại diện trên sẽ rút ra những kinh nghiệm bổ ích về chính sách thu thuế đối với thu
nhập từ hoạt động thừa kế và quà tặng cho Việt Nam.
Gần đây nhất, đầu năm 2015, nhóm tác giả Sử Đình Thành, Bùi Thanh Trung, Trần
Trung Kiên nghiên cứu “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc


7

tế đến năm 2020”. Nội dung bài nghiên cứu cho thấy: hệ thống thuế tại Việt Nam đã
được điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường và các
điều kiện pháp lý cần thiết cho việc gia nhập WTO cũng như hội nhập quốc tế. Gần
đây, Thủ Tướng đã phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2010-2020
với mục tiêu nâng tổng thu thuế lên đến 23%-24% GDP. Tuy nhiên, nghiên cứu phát
hiện rằng tăng quy mô thu thuế gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, thời gian
tới Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức trong quá trình cải cách thuế, cụ thể: mở
rộng cơ sở thuế, đơn giản hóa quản lý thuế theo tiêu chuẩn quốc tế và hài hòa hệ thống
thuế giữa các thành viên ASEAN.
4. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có ý nghĩa về mặt khoa học góp phần làm rõ cơ sở lý luận về thuế TNCN.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua đánh giá thực trạng luật thuế TNCN ở Việt Nam luận
văn đề xuất một số giải pháp mới nhằm hoàn thiện nội dung luật thuế TNCN ở Việt
Nam:
-Thay đổi mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc theo mức
lương cơ sở.
-Bãi bỏ căn cứ tính thuế đối với khoản thu nhập từ quà tặng, thêm từ “quà tặng” vào
khoản 4, khoản 5 điều 2 của luật thuế TNCN hiện hành.

-Quy định thời hạn đăng ký vốn hoạt động kinh doanh là 5 năm đối với các loại hình
doanh nghiệp.
-Bổ sung quy định miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
giữa cha dượng với con riêng của vợ và giữa mẹ kế với con riêng của chồng.
5.Bố cục dự kiến của luận văn:
Luận văn được chia thành 3 chương, có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Thực trạng luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam


8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1.Tổng quan về thuế
1.1.1. Khái niệm
 Khái niệm về thuế
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã
chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát
triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của
mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội.
Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn
vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế.
Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes,
đứng trên góc độ đối tượng chịu thuế đã cho rằng: “thuế là một biện pháp của chính
phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp
(thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) trên tài sản”.
Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.

Trên góc độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng
quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công,
nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Theo từ điển tiếng
Việt - Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân
hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp buộc phải nộp cho
Nhà Nước theo mức quy định.
Những khái niệm về thuế nêu trên nhấn mạnh một chiều theo quan niệm của từng góc
độ khác nhau nên chưa thật đầy đủ và chính xác được bản chất của thuế. Đến nay, tuy
chưa có định nghĩa về thuế thống nhất, nhưng các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng để


9

làm rõ được bản chất của thuế thì định nghĩa về thuế phải nêu bật được các khía cạnh
sau đây:
- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa Nhà
Nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp;
- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách
quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt
buộc theo mệnh lệnh của Nhà Nước;
- Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã
được pháp luật quy định.
- Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung.
Từ việc phân tích những quan niệm về thuế nêu trên, chúng ta có thể đưa ra một định
nghĩa tổng quát về thuế như sau:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo
mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp,
nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
 Khái niệm Công bằng chiều ngang, công bằng chiều dọc

Công bằng chiều ngang là sự đối xử như nhau với những người có tình trạng kinh tế
giống nhau. Công bằng ngang thể hiện sự nhìn nhận cơ bản về bình đẳng, mọi phân biệt
đối xử giữa các cá nhân theo màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính… đềi bị coi là vi
phạm nguyên tắc công bằng ngang.
Công bằng chiều dọc là đối xử có phân biệt giữa những người có khả năng kinh tế
khác nhau nhằm giảm bớt những khác biệt sẵn có, luật thuế phải phân phối gánh nặng
thuế công bằng cho mọi người phù hợp với từng khả năng chi trả.
Cụ thể trong việc xây dựng chính sách thuế: Những người có khả năng ngang nhau cần
phải đóng một khoản thuế ngang nhau (công bằng theo chiều ngang), và những người


10

có khả năng hay thu nhập không ngang nhau cần phải áp dụng những khoản thuế khác
nhau (công bằng theo chiều dọc).
1.1.2. Vai trò của thuế
Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà Nước
Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế. Sử
dụng công cụ thuế để huy động tiền thuế cho Nhà Nước có ưu điểm: phạm vi thu thuế
rộng, nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân trong nước tạo ra, tính ưu thế của động viên thông qua thuế so với các công
cụ tài chính khác còn thể hiện ở chổ thuế kết hợp giữa phương thức cưỡng chế, được
quy định dưới hình thức pháp luật với kích thích vật chất, nhằm tạo ra sự quan tâm của
đối tượng nộp thuế đến chất lượng hiệu quả kinh doanh.
Vì những ưu nhược điểm nêu trên, thuế luôn được coi là nguồn thu chủ yếu của NSNN.
Nguồn thu của NSNN có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tăng trưởng và
đạt năng suất hiệu quả cao.
Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà Nước có khả năng sử dụng chính sách thuế để điều

tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều chỉnh của thuế. Vì lợi ích
xã hội, Nhà Nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp
dân cư và doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực các ngành
nghề khác nhau của nền kinh tế.
Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân
phối
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là kết quả nổ lực của cộng đồng xã hội. Mọi
thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định, được hưởng lợi ích thỏa
đáng, hài hòa từ thành quả của sự phát triển kinh tế. Để thực hiện được yêu cầu này,
Nhà Nước phải sử dụng công cụ thuế để quản lý điều hòa thu nhập xã hội.


11

Vấn đề then chốt là quá trình thực hiện phân phối thu nhập xã hội của thuế phải đảm
bảo nguyên tắc bình đẳng, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Nhà Nước áp
dụng chính sách thuế phải thống nhất giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân
cư, không phân biệt giữa các đơn vị, cá nhân. Khi các tổ chức, cá nhân có điều kiện
kinh doanh và có thu nhập giống nhau đều phải nộp thuế như nhau (công bằng theo
chiều ngang). Người có thu nhập quá thấp không đủ bảo đảm đời sống thì không phải
nộp thuế (công bằng theo chiều dọc). Sự bình đẳng của chính sách thuế sẽ tạo điều kiện
cho mọi thành viên trong xã hội kinh doanh có hiệu quả, có năng suất cao sẽ đạt thu
nhập cao hơn. Từ đó, kích thích mọi tổ chức, cá nhân tập trung sự đầu tư phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao một cách chính đáng.
Vai trò phân phối lại của thuế được thực hiện thông qua việc Nhà Nước sử dụng tiền
thuế đã nộp vào NSNN để chi tiêu cho các hoạt động chức năng của Nhà Nước, dịch
vụ công cộng phục vụ chung cho toàn xã hội. Do đó, việc phân phối lại thu nhập xã hội
là biện pháp mà chính phủ phải thực hiện, nhằm góp phần điều hòa thu nhập, làm giảm
bớt những chênh lệch do phân phối thu nhập quốc dân tạo ra, đồng thời cung cấp
những nhu cầu rất cần thiết cho nhân dân.

Thứ tư, ngoài những vai trò nêu trên thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát
các hoạt động sản xuất kinh doanh
Thông qua hình thức khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và công tác kiểm tra
kiểm soát, cơ quan thuế biết được thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó, các cơ quan chức năng có thể phát hiện ra những
vấn đề gian lận trong thương mại, thuế, khai báo sai tình hình sản xuất kinh doanh so
với thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vai trò
giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan thuế.
1.1.3. Đặc điểm của thuế
Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện
thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các công cụ


×