Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm gạch block bê tông khí chưng áp tại công ty cổ phần vật liệu SUDICO giai đoạn 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

--------O0O---------

NGUYỄN NGỌC LÂM
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
SẢN PHẨM GẠCH BLOCK BÊ TÔNG KHÍ
CHƢNG ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU SUDICO GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60340102

TP.HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

--------O0O---------

NGUYỄN NGỌC LÂM

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
SẢN PHẨM GẠCH BLOCK BÊ TÔNG KHÍ
CHƢNG ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU SUDICO GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60340102
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI LÊ HÀ

TP.HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2016


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. BÙI LÊ HÀ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 18 tháng 09 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

TT
1

GS.TS. VÕ THANH THU

Chủ tịch

2

PGS.TS. LÊ THỊ MẬN


Phản biện 1

3

TS.MAI THANH LOAN

Phản biện 2

4

TS.PHẠM THỊ HÀ

5

TS.NGUYỄN QUYẾT THÁNG

Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

XÁC NHẬN CỦA
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC LÂM

Giới tính: NAM

Ngày, tháng, năm sinh: 03 / 02 / 1987

Nơi sinh: BÌNH DƢƠNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820065

I- Tên đề tài:
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH SẢN PHẨM GẠCH BLOCK BÊ
TÔNG KHÍ CHƢNG ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU SUDICO GIAI
ĐOẠN 2017 -2020
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Xây dựng chiến lƣợc và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh cho sản phẩm gạch block bê
tông khí chƣng áp tại công ty cổ phần vật liệu SUDICO giai đoạn 2017-2020. Đề tài
nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính bao gồm 3 chƣơng :
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận CLKD
Chƣơng 2: Phân tích cơ sở hình thành các CLKD

Chƣơng 3: Lựa chọn CLKD
III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .......................................................................................
V- Cán bộ hƣớng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) .................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng bản luận văn này là công trình nghiên cứu và nỗ lực
cá nhân của tôi. Các kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các
phần đƣợc trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2016
Học viên

NGUYỄN NGỌC LÂM


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm gạch Block bê tông
khí chưng áp của Công ty cổ phần Vật liệu SUDICO giai đoạn 2017-2020” đƣợc

hoàn thành với sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy PGS.Bùi Lê Hà - chuyên giảng dạy
về bộ môn kinh tế và quản trị kinh doanh tại nhiều trƣờng đại học có uy tín : Đại
học Nông Nghệ Tp.HCM, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Bình Dƣơng, ….
Về phần mình, luận văn này là kết quả học tập, nghiên cứu của tác giả đối
với các môn học trong chƣơng trình Cao học ngành Quản trị kinh doanh do Khoa
Sau đại học - Quản trị kinh doanh thuộc trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM tổ
chức.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể đội ngũ các giảng viên của Khoa Sau đại
học - ngành Quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM, đã giảng
dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với anh chị học viên, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm bản luận văn này.
Đồng thời, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, Ban lãnh đạo
Tập đoàn Sông Đà, lãnh đạo Công ty cổ phần vật liệu SUDICO và toàn thể lãnh
đạo, tập thể nhân viên của Công ty cổ phần Vật liệu SUDICO, đặc biệt là các các
chuyên gia đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cần thiết trong việc cung cấp thông tin, số
liệu và cho ý kiến nhận xét quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2016
Học viên

NGUYỄN NGỌC LÂM


iii

TÓM TẮT
Luận văn về đề tài “Xây dựng Chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm gạch
Block bê tông khí chƣng áp của Công ty cổ phần Vật liệu và Đầu tƣ SUDICO
giai đoạn 2017-2020” bao gồm 3 phần chính nhƣ sau:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận để xây dựng CLKD của DN.
Chƣơng này t nh bày những phần lƣ thuyết có liên quan đến đề tài gồm các
khái niệm cơ bản về CLKD của DN, quy trình quản trị chiến lƣợc và các công cụ
cần thiết để xây dựng chiến lƣợc, là cơ sở căn cứ để ngƣời viết áp dụng trong lựa
chọn, phân tích và tổng hợp, đánh giá các yếu tố thực tiễn để đƣa ra chiến lƣợc ở
các phần sau của luận văn này.
Chƣơng 2: Phân tích cơ sở hình thành CLKD sản xuất VLXD của
SUDICO-M.
Chƣơng này trình bày Giới thiệu tổng quan về SUDICO-M, phân tích và
đánh giá môi trƣờng bên ngoài, môi trƣờng bên trong, các yếu tố trong chuỗi giá trị
của DN; tổng hợp kết quả phân tích chiến lƣợc, hình thành ma trận SWOT và các
phƣơng án chiến lƣợc cơ bản cho DN.
Chƣơng 3: Lựa chọn chiến lƣợc và xây dựng giải pháp thực hiện chiến lƣợc
kinh doanh sản phẩm gạch Block bê tông khí chƣng áp của SUDICO-M GIAI
ĐOẠN 2017 – 2020.
Từ các kết quả tổng hợp phân tích tại chƣơng 2, chƣơng 3 sẽ đề ra lựa chọn
chiến lƣợc phù hợp cho DN và đƣa ra một số giải pháp triển khai thực thi chiến
lƣợc lựa chọn trong giai đoạn 2017-2020


iv

ABSTRACT
This topic’s dissertation consists of 3 main parts :
Chapter 1 : Rationale to construct business strategy of the enterprise
This chapter introduces the theory which relates to this topic including some
basic concepts about business strategy,strategic management processes and tools
needed to construct a strategy, which is the basis backgrounds for writers to apply in
selection, analysis and synthesis and evaluation of reality elements to give the
strategy in the next sections of this essay.

Chapter 2: The analysis about the basis form in the business strategy of
SUDICO-M.
This chapter introduces an overview of SUDICO-M, analyze and evaluate
the external environment, internal environment, the elements of the value chain of
the company; the overall results of strategic analysis, make SWOT matrix and
strategic projects for the company.
Chapter 3: Choosing strategic and building solutions for the business
strategy
From the analysis and aggregate results in Chapter 2, Chapter 3 will give
appropriate strategic options for enterprise and give some solutions deployed to
perform the strategy.


v

MỤC LỤC
LỜI C M ĐO N ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
TÓM TẮT..................................................................................................................III
ABSTRACT ............................................................................................................. IV
MỤC LỤC .................................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... X
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ........................................................4
1.1.1 Khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc kinh doanh ...................................4
1.1.2 Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh đối với DN ..........................................4

1.1.3 Các loại chiến lƣợc kinh doanh ..................................................................5
1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH..........................................5
1.2.1 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lƣợc của DN ......................................6
1.2.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài của DN ....................................................7
1.2.2.1 Phân tích môi trƣờng vĩ mô (PEST) ...................................................7
1.2.2.2 Phân tích môi trƣờng ngành (mô hình 5 lực lƣợng của M.Porter)......9
1.2.3 Phân tích môi trƣờng bên trong của DN ..................................................11
1.2.3.1 Các yếu tố nội tại...............................................................................11
1.2.3.2 Mô hình chuỗi giá trị (Value chain) ..................................................12
1.2.3.3 Lợi thế cạnh tranh bền vững của DN ................................................13
1.2.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc ............................................................15
1.2.4.1 Xây dựng chiến lƣợc - Mô hình SWOT ............................................15
1.2.4.2 Lựa chọn chiến lƣợc - Mô hình QSPM .............................................16
1.3 CÁC LOẠI CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH TRONG TỪNG LĨNH VỰC KINH DOANH ...18
1.3.1 Chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí..................................................................18
1.3.2 Chiến lƣợc khác biệt hóa ..........................................................................20


vi
1.3.3 Chiến lƣợc trung tâm (tập trung) .............................................................21
1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ DN TRONG NGÀNH ................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................25
CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH

CƠ SỞ

HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU SUDICO GI I ĐOẠN 20172020 ...........................................................................................................................26
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ


SUDICO-M .............................................................26

2.1.1 Tầm nhìn ..................................................................................................26
2.1.2 Sứ mệnh ...................................................................................................26
2.1.3 Thông tin về công ty ................................................................................26
2.1.4 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm, dịch vụ ...............................................26
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy DN ......................................................................27
2.1.6 Kết quả SXKD của SUDICO-M trong các năm qua ...............................28
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA SUDICO-M ................................30
2.2.1 Phân tích môi trƣờng bên ngoài ...............................................................30
2.2.1.1 Phân tích môi trƣờng vĩ mô (Mô hình PEST) ...................................30
2.2.1.2 Phân tích môi trƣờng vi mô...............................................................38
2.2.2 Phân tích môi trƣờng bên trong ...............................................................51
2.2.2.1 Phân tích chuỗi giá trị của SUDICO-M ............................................51
2.2.2.2 Xác định năng lực cốt lõi & lợi thế cạnh tranh của SUDICO-M......61
2.2.3 Tổng hợp kết quả các yếu tố nhằm phân tích...........................................64
2.2.3.1 Điểm mạnh ........................................................................................64
2.2.3.2 Điểm yếu ...........................................................................................64
2.2.3.3 Cơ hội ................................................................................................64
2.2.3.4 Thách thức .........................................................................................65
2.3 PHÂN TÍCH CÁC BẢNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ..................................66
2.3.1 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): .........................66
2.3.2 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):...........................67
2.3.3 Ma trận SWOT và các phƣơng án chiến lƣợc cơ bản ..............................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................71


vii
CHƢƠNG 3 LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP THỰC

HIỆN CHIẾN LƢỢC ................................................................................................72
3.1 MỤC TIÊU CỦA SUDICO-M.............................................................................72
3.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN QSPM - LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO
SUDICO -M ..........................................................................................................72
3.3 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA SUDICO-M ................79
3.3.1 Giải pháp về tài chính: .............................................................................80
3.3.2 Giải pháp về thị trƣờng ............................................................................82
3.3.3 Giải pháp về tổ chức ................................................................................85
3.3.3.1 Giải pháp về quản lý bán hàng ..........................................................85
3.3.3.2 Giải pháp về nhân sự .........................................................................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLKD
DN

Chiến lƣợc kinh doanh
Doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD

Vật liệu xây dựng


SWOT

Ma trận Điểm mạnh – Điểm yếu - Cơ hội – Thách thức

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SUDICO-M

Công ty cổ phần Vật liệu SUDICO

CSHT

Cơ sở hạ tầng

UBND

Ủy ban nhân dân

Vốn CHS

Vốn Chủ sở hữu

TSCĐ

Tài sản cố định

SPDV


Sản phẩm dịch vụ

IFE

EFE
CPM
QSPM
GDP
CPI

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( Internal Factor
Evaluation Matrix)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( External Factor
Evaluation Matrix)
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix)
Ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng (Quantity
Stratergy Planning Management Matrix)
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price index) Chỉ số nhận thức
tham nhũng (Corruption Perceptions Index)


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1. MÔ HÌNH PEST MỞ RỘNG PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN
NGOÀI ........................................................................................................................8
BẢNG 1.2 PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG ..........................14
BẢNG 1.3: MÔ HÌNH MA TRẬN QSPM...............................................................17

BẢNG 1.4: TÓM LƢỢC CÁC LỰA CHỌN THÍCH HỢP CHO TỪNG CHIẾN
LƢỢC ........................................................................................................................18
HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY SUDICO-M .........................................27
BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA SUDICO-M GI I ĐOẠN
2013-2015..................................................................................................................28
BẢNG 2.2: BẢNG DỰ BÁO TỔNG CẦU VỀ GẠCH KHÍ CHƢNG ÁP GI I
ĐOẠN 2017-2020 .....................................................................................................42
BẢNG 2.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TƢƠNG QU N GIỮA SUDICO-M VÀ ĐỐI
THỦ GI I ĐOẠN 2013-2015 ..................................................................................45
BẢNG 2.4: PHÂN BỔ NHÂN SỰ ...........................................................................55
BẢNG 2.5: BẢNG TỔNG HỢP THÀNH PHẦN CBCNV CHUYÊN TRÁCH
THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ........................................................................56
BẢNG 2.6: SO SÁNH TƢƠNG QUAN GIỮA SUDICO-M VỚI CÁC ĐỐI THỦ
CHÍNH TRONG NGÀNH ........................................................................................62
BẢNG 2.8: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE) .......................66
BẢNG 2.9: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE) .......................67
BẢNG 2.10: MA TRẬN SWOT ...............................................................................68
BẢNG 3.1: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC TỐI ƢU THEO MÔ HÌNH QSPM TẠI
SUDICO-M ...............................................................................................................73


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1.1: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC .............................................6
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH NĂM LỰC LƢỢNG CẠNH TRANH CỦA MICHAEL
PORTER....................................................................................................................10
HÌNH 1.3 MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ TỔNG QUÁT ...........................................13
HÌNH 1.4: QUY TRÌNH NHẬN BIẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG
...................................................................................................................................14

HÌNH 1.5: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT .........................................16
HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY SUDICO-M .........................................27
HÌNH 2.2: CHỈ TIÊU DOANH THU, LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA SUDICO-M
...................................................................................................................................29
HÌNH 2.3: CHỈ TIÊU VỀ TỔNG TÀI SẢN, TỔNG NỢ, NỢ NGẮN HẠN ..........29
HÌNH 2.4: CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN/ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN/ TỔNG TÀI
SẢN ...........................................................................................................................30
HÌNH 2.5: TĂNG TRƢỞNG GDP VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ ..................33
HÌNH 2.6: DIỄN BIẾN CHI SỐ CPI CỦA VIỆT N M GI I ĐOẠN 2006-2015 .33
HÌNH 2.7: TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG GI I ĐOẠN 2013-2015 .......................34
HÌNH 2.8: CƠ CẤU GDP VIỆT NAM 6 THÁNG NĂM 2016 VÀ CÙNG KỲ
NĂM 2015 ................................................................................................................40
HÌNH 2.9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CÁC NGÀNH 6 THÁNG NĂM
2016 VÀ CÙNG KỲ 2015 ........................................................................................41
HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA SUDICO-M......................................................................................................75
HÌNH 3.2: SƠ ĐỒ MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP THEO CHIẾN LƢỢC ĐÃ LỰA
CHỌN CỦA SUDICO-M .........................................................................................79


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
“Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho sản phẩm gạch Block bê tông khí chƣng
áp tại Công ty cổ phần Vật liệu và Đầu tƣ giai đoạn 2017-2020”
2. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nƣớc ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức. Tình trạng lạm phát cao ở mức 2 con số, có lúc lên đến xấp xỉ
20%; lãi suất tín dụng duy trì ở mặt bằng cao, trung bình 20%/năm; thanh khoản của
ngân hàng và của cả nền kinh tế đều khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng lên; Việc thắt

chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát có kết quả, nhƣng hệ quả là các DN gặp nhiều khó
khăn trong tiếp cận vốn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng. Theo thống kê
của các bộ ngành, hiệp hội cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2016, có trên 48.700 DN
giải thể, ngừng hoạt động, tăng 21,8% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó có nhiều DN
hoạt động trong ngành xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng, xi măng, thép bị
ảnh hƣởng khá nặng nề.
Với mục tiêu kế hoạch xây dựng và phát triển mà Đảng và Chính phủ đã định
hƣớng các bộ, nghành, DN phải tạo ra các sản phẩm tự cung, tự cấp trong nƣớc,
giảm bớt việc nhập khẩu các sản phẩm nƣớc ta hoàn toàn sản xuất đƣợc trong đó có
gạch Block bê tông khí chƣng áp. Gạch Block Bê tông khí chƣng áp là sản phẩm
thay thế gạch đất sét nung, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng đƣợc chính phủ
khuyến khích các DN sản xuất đƣa vào sử dụng các công trình dự án nhà cao tầng
tại quyết định 567QĐ-TTg ký ngày 28 tháng 4 năm 2009.
SUDICO-M là một công ty mới đƣợc thành lập và hoạt động trong ngành sản xuất
vật liệu xây dựng do Tập đoàn Sông Đà quản lý. DN đã đầu tƣ nhà máy sản xuất
gạch Block bê tông khí chƣng áp với công suất 200.000m3/năm, bƣớc đầu tham gia
vào nghành sản xuất VLXD nên gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các
nhà sản xuất mà đã có thƣơng hiệu.
Bên cạnh khó khăn chung nhƣ các DN khác đang phải đối mặt, SUDICO-M còn
đƣơng đầu với thách thức đặc thù của ngành nhƣ sản phẩm tiêu thụ chậm, nhà máy
hoạt động dƣới công suất thiết kế, việc cung ứng hàng cho gặp khó khăn do các dự


2
án, công trình bị đình hoãn, giãn tiến độ thậm chí nhiều dự án phải hủy bỏ. Một
trong những vấn đề trăn trở thƣờng trực cho Ban lãnh đạo DN là làm sao đẩy mạnh
doanh số tiêu thụ gạch Block khí chƣng áp do DN sản xuất tới đƣợc các khách hàng
tiềm năng. Qua đó, từng bƣớc tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trƣờng, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng với sản phẩm gạch không nung.
Đứng trƣớc vấn đề cấp bách đó, việc xây dựng chiến lƣợc cho SUDICO-M để lựa

chọn hƣớng đi riêng nhằm tận dụng tốt các cơ hội, phát huy đƣợc lợi thế cạnh tranh,
đồng thời giảm thiểu, hạn chế đƣợc nguy cơ, thách thức từ môi trƣờng bên ngoài và
phía đối thủ cạnh tranh là việc làm hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
Với mong muốn đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn đề tài “Xây dựng
Chiến lƣợc kinh doanh cho sản phẩm gạch Block bê tông khí chƣng áp của
Công ty cổ phần vật liệu SUDICO GIAI ĐOẠN 2017 – 2020” để tìm lời giải đáp
cho chiến lƣợc của SUDICO-M trong thời gian tới. Đồng thời, thông qua việc
nghiên cứu, xây dựng CLKD cho SUDICO-M, tác giả hy vọng rằng, đây là bƣớc đi
quan trọng, có tính thực tiễn cao nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của
tác giả về các đề tài tƣơng tự trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho sản phẩm gạch
Block bê tông khí chƣng áp tại Công ty cổ phần Vật liệu SUDICO giai đoạn
2017-2020 .
Đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đây:
 Khảo sát, đánh giá môi trƣờng kinh doanh vĩ mô, vi mô của SUDICO-M.
 Xây dựng một số phƣơng án CLKD cho lĩnh vực sản xuất VLXD của
SUDICO-M dựa trên sự phân tích và đánh giá của các chuyên gia qua các ma
trận IFE, EFE, SWOT.
 Lựa chọn CLKD phù hợp cho lĩnh vực sản xuất VLXD của SUDICO-M thông
qua ma trận QSPM.
 Xây dựng kế hoạch thực thi CLKD lĩnh vực sản xuất VLXD của SUDICO-M


3
4. Đối tƣợng nghiên cứu:
Sản phẩm gạch block bê tông khí chƣng áp tại công ty cổ phần vật liệu
SUDICO
5. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến chiến

lƣợc kinh doanh cho sản phẩm gạch Block bê tông khí chƣng áp và lựa chọn CLKD
cho của SUDICO-M tại thị trƣờng miền Bắc giai đoan 2017 – 2020 .
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả vận dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính, đƣợc khảo sát lấy ý
kiến chuyên gia trong ngành vật liệu xây dựng. Dựa trên công cụ chính là các ma
trận gồm EFE, IFE, SWOT và cuối cùng dùng QSPM để lựa chọn chiến lƣợc.
7. Hạn chế của luận văn
Do luận văn đƣợc thực hiện trong điều kiện hạn chế về thời gian, do sự thay đổi của
chính sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣa đầy đủ nên số liệu
trình bày trong luận văn có sự thiếu sót nhất định. Mặt khác, hiểu biết của tác giả về
chủ đề chiến lƣợc, công tác quản trị chiến lƣợc còn hạn chế. Do đó, các giải pháp đề
cập trong luận văn còn chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan của tác giả.
Việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng của DN và đối thủ cạnh tranh, số liệu
thống kê về kinh tế vĩ mô, ngành xây dựng…cần nhiều thời gian với sự tham gia
của nhiều bộ phận và đội ngũ chuyên gia để đảm bảo tính khách quan. Trong phạm
vi luận văn này tác giả không có điều kiện tiến hành trên số mẫu đủ lớn nên có thể
giải pháp còn hạn chế. Mặt khác, việc kiểm tra độ chính xác về số liệu thống kê từ
nhiều nguồn khác nhau cũng là một khó khăn lớn.
Vì vậy, các giải pháp đề cập trong luận văn chỉ mang tính tham khảo, có tính chất
khuyến nghị. Theo đó, mọi cá nhân, DN, chủ thể khác khi tham khảo về đề tài này
cần tiến hành nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng để tìm ra các giải pháp có tính thực
tiễn cao hơn so với các giải pháp đã đề cập của tác giả. Nội dung của tác giả đề cập
cơ bản mang tính tƣ duy, logic khoa học nghiên cứu.


4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về chiến lƣợc kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc kinh doanh

Theo Chandle, “chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn
của DN và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn
lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” [1]
Theo Quinn, “chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính, các
chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”. [2]
Theo Jonhson và Schloes, “chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về
dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các
nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng các nhu cầu thị trường và
thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. [3]
Theo Brace Henderson thuộc tập đoàn tƣ vấn Boston, “chiến lược là sự tìm kiếm
thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của
tổ chức” [4]
Theo M.Porter, “chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa
chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc
đáo”. [5]
1.1.2 Vai trò của chiến lƣợc kinh doanh đối với DN
Thứ nhất, CLKD giúp cho DN nhận thức rõ đƣợc mục đích, hƣớng đi của mình trong
tƣơng lai, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN. CLKD đóng vai trò
định hƣớng dài hạn của DN, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác
nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lƣợc hoặc chiến lƣợc không rõ ràng sẽ làm cho hoạt động
của DN mất phƣơng hƣớng, không có sự hoạch định dài hạn và thiếu tầm nhìn bao
quát trên bình diện rộng lớn.
Thứ hai, CLKD giúp cho DN nắm bắt và vận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có
biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thƣơng trƣờng.
Thứ ba, CLKD góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cƣờng vị thế
của DN nhằm bảo đảm cho DN phát triển liên tục và bền vững.


5
Thứ tư, CLKD tạo ra các căn cứ vững chắc cho DN đƣa ra các quyết định hợp lý trong

bối cảnh môi trƣờng kinh doanh thay đổi liên tục.
CLKD quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Việc hoạch định, xây
dựng một CLKD đúng đắn, có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn là một trong
những điều kiện tiền đề quan trọng bảo đảm sự thành công của tổ chức đó trong tƣơng
lai.
1.1.3 Các loại chiến lƣợc kinh doanh
- Chiến lƣợc cấp DN: Chiến lƣợc ở cấp DN thƣờng là các chiến lƣợc tổng quát và
hƣớng tới việc phối hợp các chiến lƣợc kinh doanh trong mối tƣơng quan với những
mong đợi của những ngƣời chủ sở hữu. Với một triển vọng dài hạn, chiến lƣợc cấp
DN luôn hƣớng tới sự tăng trƣởng và phát triển trong dài hạn.
- Chiến lƣợc cấp cơ sở: còn gọi là SBU – Đơn vị kinh doanh chiến lƣợc. Chiến lƣợc
cấp cơ sở xác định những căn cứ để chúng có thể hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ
của mình đóng góp cho việc hoàn thành chiến lƣợc chung của công ty trong phạm vi
mà nó đảm trách.
- Chiến lƣợc cấp chức năng: Đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lƣợc công ty và
chiến lƣợc cấp cơ sở kinh doanh. Cấp này xây dựng các chiến lƣợc cụ thể theo từng
chức năng và lĩnh vực quản trị. Đó là chiến lƣợc marketing, tài chính, sản xuất, hậu cần
và nguồn nhân lực.
1.2 Quy trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh
Xây dựng chiến lƣợc bao gồm việc phân tích môi trƣờng bên ngoài để xác định các
cơ hội và nguy cơ, phân tích môi trƣờng bên trong để tìm ra những điểm mạnh và
điểm yếu. Dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lƣợc, kết hợp với việc
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của DN để vạch ra các chiến
lƣợc và lựa chọn chiến lƣợc thích hợp nhất. Mô hình dƣới đây thể hiện rõ nét quá
trình xây dựng CLKD của một DN:


6

Hình 1.1: Quy trình xây dựng chiến lƣợc

(Nguồn: Ngô Kim Thanh, 2014, trang 22, Giáo trình Quản trị Chiến lược, NXB Đại
học KTQD)
1.2.1 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lƣợc của DN
- Sứ mệnh: Sứ mệnh của DN chỉ rõ lý do vì sao nó tồn tại. Thông qua sứ mệnh, DN
thể hiện sự cam kết chính thức của mình với các bên liên quan. Chiến lƣợc của DN
là nhằm từng bƣớc thực hiện sứ mệnh mà DN đã đƣa ra. Sứ mệnh của DN là một
trong những căn cứ để xây dựng chiến lƣợc cho DN đó. Các chiến lƣợc đƣợc xây
dựng phải phù hợp và nhất quán với sứ mệnh của DN.
- Tầm nhìn: Tầm nhìn là hình ảnh của DN trong tƣơng lai, là mục tiêu dài hạn mà
DN cần đạt tới. Tầm nhìn không chỉ là lời tuyên bố ghi trên một tấm th , mà nó còn
bao hàm những giá trị cốt lõi, những triết lý kinh doanh. Tầm nhìn của tổ chức sẽ
truyền cảm hứng và dẫn dắt các thành viên trong tổ chức hành động.


7
Tầm nhìn đƣợc cụ thể hóa thành các mục tiêu chiến lƣợc của DN. Mục tiêu chiến
lƣợc của DN phải đƣợc xác định dựa trên nguyên tắc SM RT. Đó là:
+ S: Specific (cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu)
+ M: Measurable (đo đếm đƣợc, có khả năng theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành)
+ A: chievable (có thể đạt đƣợc bằng chính khả năng của mình, thích ứng và thúc
đẩy. Không quá dễ hay quá khó)
+ R: Realistic (tính thực tế, có thể chuyển mục tiêu thành hành động)
+ T: Time-bound (theo đúng thời hạn mà mục tiêu đã đề ra)
1.2.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài của DN
Mô hình PEST dùng phân tích môi trƣờng kinh tế vĩ mô bên ngoài, giúp DN đánh
giá đƣợc các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến hoạt động của DN và các thay
đổi cơ bản trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ: chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa,
xã hội, nhân khẩu học, công nghệ. Những thay đổi trong môi trƣờng vĩ mô của một
ngành có thể tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lƣợng nào đó trong ngành, do đó có
thể làm ảnh hƣởng tƣơng đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng là làm

thay đổi tính hấp dẫn của một ngành.
1.2.2.1 Phân tích môi trƣờng vĩ mô (PEST)
DN tham gia thị trƣờng luôn chú ý đến các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạch
định và xây dựng chiến lƣợc của mình nhƣ: chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, dân
số, văn hóa, công nghệ, tự nhiên. Việc phân tích các yếu tố này giúp cho DN chủ
động đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng đến hoạt động hoạch định chính sách chiến lƣợc
của mình. Mô hình áp dụng cho phân tích môi trƣờng vĩ mô đƣợc sử dụng phổ biến
là mô hình PEST.
P: Polistic (chính trị)
E: Economics (kinh tế)
S: Social (xã hội)
T: Technology (công nghệ)


8
Bảng 1.1. Mô hình PEST mở rộng phân tích môi trƣờng bên ngoài
Yếu tố
P
Chính trị, pháp


Nội dung
- Các vấn đề chung nhƣ luật lao động, bảo vệ ngƣời tiêu dùng,
quy định về môi trƣờng, quy định về cạnh tranh…
- Hội nhập quốc tế: SE N, PEC, WTO…
- Nghị quyết của Quốc hội; Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ…
- Tăng trƣởng/suy thoái kinh tế; lạm phát, thất nghiệp, lãi suất;

E
Kinh tế

S
Văn hóa Xã hội
T
Công nghệ
N
Tự nhiên

tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chu kỳ kinh doanh
- Đầu tƣ công của nhà nƣớc, các tổ chức ngoài nhà nƣớc
- Trào lƣu, xu hƣớng hiện tại trong ngành
- Hành vi của ngƣời tiêu dùng
- Công nghệ sản xuất, kinh doanh sản xuất VLXD, thi công xây
dựng
- Trình độ hiện đại của máy móc, thiết bị
- Thời tiết khí hậu; Địa hình khó khăn
- Tài nguyên thiên nhiên

(Nguồn: Vận dụng từ Hill và Jones, 1998; Massey và các cộng sự, 2005)
- Môi trường chính trị và luật pháp
Các yếu tố của môi trƣờng chính trị và luật pháp bao gồm: sự ổn định của thể
chế chính trị, các chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng tới ngành mà DN theo
đuổi. Những quy định của nhà nƣớc nhƣ ngành nghề khuyến khích hoặc hạn chế;
bảo vệ môi trƣờng; các sắc luật về thuế, ngoại thƣơng, đầu tƣ trong và ngoài
nƣớc; các chế độ ƣu đãi đặc biệt có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DN.
- Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hƣớng trong tƣơng lai có ảnh hƣởng đến thành công
và chiến lƣợc của một DN. Trạng thái của môi trƣờng kinh tế vĩ mô xác định sự
lành mạnh, thịnh vƣợng của nền kinh tế, luôn gây ra những tác động đến các DN và
các ngành. Vì thế, DN phải nghiên cứu môi trƣờng kinh tế để nhận ra các thay đổi,
khuynh hƣớng và các hàm ý chiến lƣợc của nó. Bốn nhân tố quan trọng của môi

trƣờng kinh tế vĩ mô bao gồm:


9
 Tăng trưởng kinh tế
 Lãi suất
 Tỷ giá hối đoái
 Lạm phát
- Văn hóa, xã hội, dân số
Môi trƣờng văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố triết học, tôn giáo, ngôn ngữ, văn
học nghệ thuật. Môi trƣờng xã hội bao gồm sự hình thành và biến động của các tầng
lớp xã hội, cơ cấu dân cƣ, tỷ lệ tăng dân số, tình hình di chuyển dân cƣ, phƣơng
thức sinh hoạt, sự thay đổi về quan điểm sống, mức sống, thói quen tiêu dùng,
phong tục tập quán, sự xuất hiện của các hiệp hội…Giống nhƣ những thay đổi về
công nghệ, các thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa.
- Môi trường công nghệ
Đây là loại nhân tố có ảnh hƣởng lớn, trực tiếp cho CLKD của các lĩnh vực, ngành
cũng nhƣ nhiều DN. Những phát minh kỹ thuật đem lại những thay đổi to lớn, tác
động mạnh đến các DN, nó có thể tạo cơ hội hoặc rủi ro cho DN. Các yếu tố công
nghệ bao gồm: sự phát triển của công nghệ, sự ra đời của những nguyên liệu mới, của
các phƣơng thức kinh doanh mới. Thực tế, sự biến đổi công nghệ ảnh hƣởng đến mọi
DN, thậm chí cả DN vừa và nhỏ.
- Môi trường tự nhiên
Điều kiện thời tiết, khí hậu nhƣ mƣa, nắng sẽ tác động ảnh hƣởng đến mức tiêu thụ
sản phẩm VLXD của các DN.
Bên cạnh đó, việc tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt sẽ là nhân tố tác động
không nhỏ đến nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, hoặc ảnh hƣởng đến giá
thành của DN.
1.2.2.2 Phân tích môi trƣờng ngành (mô hình 5 lực lƣợng của M.Porter)
Môi trƣờng ngành tác động trực tiếp đến DN, quy định tính chất và mức độ cạnh

tranh trong một ngành kinh doanh. Năm lực lƣợng ảnh hƣởng tới DN trong môi
trƣờng ngành là: đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế. Mô hình năm lực lƣợng của M. Porter


10
đƣợc sử dụng khá phổ biến trong việc phân tích các yếu tố tác động mạnh đến cạnh
tranh từ môi trƣờng bên ngoài.

Hình 1.2: Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: M.Porter, 2009, trang 35, Lợi thế cạnh tranh, NXB trẻ)
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Là những DN đang hoạt động trong ngành và cạnh tranh trực tiếp với DN. Mỗi DN
đều có mặt mạnh, yếu riêng biệt, do đó, việc nhận diện đƣợc tất cả đối thủ cạnh
tranh để xác định ƣu thế, nhƣợc điểm, khả năng, vận hội, mối đe dọa mục tiêu và
chiến lƣợc của họ là rất quan trọng nhằm giúp DN hoạch định chiến lƣợc một cách
chủ động.
- Các đối thủ tiềm năng
Không chỉ các đối thủ hiện tại mới tạo ra nguy cơ đe dọa các DN trong một ngành,
mà khả năng các DN mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hƣởng đến cuộc cạnh
tranh.
Các DN kinh doanh trong ngành có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhau.Việc nghiên cứu
về các công ty sẽ gia nhập, hay rút lui khỏi thị trƣờng và mức độ ảnh hƣởng đến
hoạt động của DN sẽ giúp nắm rõ cơ hội hoặc những nguy cơ mà sự xuất hiện hoặc


11
sự rút lui đó mang lại, đồng thời đó cũng là bài học kinh nghiệm cho con đƣờng
hoạch định và thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc của DN.
- Khách hàng

Quyền năng khách hàng là ảnh hƣởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất
nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì họ có thể ép giá các DN
giảm xuống khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Nói cho cùng, khách hàng là lý
do tồn tại của DN. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của
DN. Nghiên cứu khách hàng sẽ tập trung vào các khía cạnh: sở thích, tập quán, khả
năng tài chính của khách hàng đối với sản phẩm, quan điểm của khách hàng đối với
DN, hành vi mua sắm và khả năng thay đổi sản phẩm.
- Nhà cung cấp
Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô, bao gồm lao động, nguyên
vật liệu đầu vào. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua - bên cung cấp giữa các
ngành sản xuất và các DN cung cấp các yếu tố đầu vào. Sức mạnh của nhà cung cấp
thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với DN.
Nghiên cứu nhà cung cấp chính là việc nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các đối tƣợng
cung cấp vật tƣ, thiết bị, lao động, tài chính đối với hoạt động SXKD của DN.
- Các sản phẩm thay thế
Theo Michael Porter, các sản phẩm thay thế đề cập đến các sản phẩm từ các ngành
khác. Sản phẩm thay thế sẽ tác động đến khả năng tăng giá của DN trong một
ngành, phạm vi nhất định có thể làm hạn chế khả năng tăng giá của DN. Sự cạnh
tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thƣờng đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành.
Trong khi nguy cơ của sản phẩm thay thế thƣờng tác động vào ngành kinh doanh
thông qua cạnh tranh giá cả, hoặc từ các nguồn khác.
1.2.3 Phân tích môi trƣờng bên trong của DN
1.2.3.1 Các yếu tố nội tại
Đánh giá các tác động môi trƣờng bên trong DN là nghiên cứu những gì
thuộc về bản thân DN tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động SXKD với
những đặc trƣng mà nó tạo ra. Thực chất là phân tích, đánh giá nhằm tìm ra điểm


×