Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là công
trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết
quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.
Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ
những nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tp. HCM, tháng 08 năm 2016
Tác giả

Đặng Thị Việt Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp.
HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô,
gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán –

Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Dương Thị Mai Hà Trâm đã tận tâm hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng
dẫn tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tp. HCM, tháng 08 năm 2016
Tác giả

Đặng Thị Việt Hà


iii

TÓM TẮT
Kế toán là một quá trình liên quan đến chi tiết, liên quan đến các quy định,
luật lệ, thuế và nhiều tính toán phức tạp khác. Một phần mềm kế toán đã được thiết
kế phù hợp với quy định, luật lệ, thuế… hiện hành sẽ giúp doanh nghiệp luôn tuân
thủ với luật pháp. Điều doanh nghiệp cần làm là nhập liệu thật chính xác, đầy đủ và
in ra báo cáo.
Các chương trình kế toán có độ chính xác rất cao và hiếm khi gây ra lỗi. Sai
sót duy nhất doanh nghiệp có thể gặp phải là do nhập dữ liệu và thông tin sai lệch từ
ban đầu và không nắm rõ được quy trình hạch toán trên phần mềm.
Độ chính xác của thông tin do phần mềm kế toán cung cấp là khá cao. Vì dữ

liệu được cung cấp bằng phần mềm kế toán mang tính nhất quán cao. Trong khi với
công tác kế toán thủ công, thông tin trên một chứng từ có thể do nhiều kế toán viên
ghi chép trên nhiều sổ sách theo bản chất nghiệp vụ phụ trách, dễ dẫn đến trình
trạng sai lệch dữ liệu trên các sổ sách khi tổng hợp lại, kéo theo công tác kế toán
tổng hợp sai lệch gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp.
Với những ưu điểm vừa nêu trên, phần mềm kế toán đã trở thành một công
cụ hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý của đơn vị. Chính vì vậy, thực tế đã có
không ít tác giả tiến hành nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần
mềm nhằm khai thác tối đa lợi ích của nó trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp.
Trong nghiên cứu này mục tiêu chính của tác giả trước hết là xác định được
các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán, cũng như
đánh giá thực trạng sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao tính
hữu hiệu, hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán. Nghiên cứu này sẽ trả lời những câu
hỏi: Các tiêu chuẩn nào là thang đo hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của doanh
nghiệp; Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán và


iv
mức độ ảnh hưởng của chúng là cao hay thấp, là cùng chiều hay ngược chiều đến
hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên thang đo hiệu
quả sử dụng phần mềm kế toán; trong đó 06 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng phần mềm kế toán gồm: Chất lượng thông tin, năng lực quản lý, chất lượng
phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn và thái độ chấp nhận phần mềm
là những nhân tố tác động tỷ lệ thuận đến hiệu quả sử dụng phần mềm. Tức là khi
CLTT, NLQL, CLPM, CLPC, HQTV, CNPM càng cao thì hiệu quả sử dụng phần
mềm kế toán trong doanh nghiệp càng cao. Trong 6 nhân tố này thì nhân tố có sự

ảnh hưởng mạnh nhất là chất lượng phần mềm (  = 0.501), tiếp đến là nhân tố chất
lượng phần cứng (  = 0.167), năng lực quản lý (  = 0,164), hiệu quả tư vấn (  =
0,135), chất lượng thông tin (  = 0,123)và cuối cùng là thái độ chấp nhận phần
mềm(  = 0.1).
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động
trực tiếp đến các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, chưa đại diện hết cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh hay toàn bộ các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế
toán trên cả nước, ngoài ra do hạn chế về mặt thời gian, cũng như kích thước mẫu
nhỏ tương đối nhỏ cũng ảnh hưởng tính tổng quát của đề tài.


v

ABSTRACT
Accounting is a process that involves detailed, concerning the regulations, laws,
taxes and other more complex calculations. An accounting software has been
designed in accordance with the regulations, rules, ... the current tax will help
businesses comply with the law always. It now needs to do is to input accurate,
complete and print out the report.
The accounting program has a very high accuracy, and rarely causes problems. The
only flaws enterprises may encounter due to data entry and misinformation from the
beginning and did not understand the process accounting software.
The accuracy of the information provided by accounting software provider is quite
high. Because the data is provided by accounting software brings consistency.
While the accounting work manually, the information on a voucher may be because
many accountants recorded in many books to charge professional nature, easily lead
to the fraudulent data on books when considered together, accompanied by the work
of general accounting discrepancies that cause serious damage to the business.

With the advantages mentioned above, accounting software has become a tool in
the active support of the management of the unit. Therefore, the fact there are no
less authors conducted a study of solutions to improve the efficiency of software to
maximize its benefits in the course of business operations.
In this study, the main goals of the first authors to identify the key factors affecting
the effective use of accounting software, as well as assessment of the actual use of
the accounting software on local businesses Ho Chi Minh city, from which to make
recommendations and solutions to improve the effectiveness, efficiency accounting
software. This study will answer the question: What criteria are used effectively
scale accounting software of the enterprise; What factors are affecting the effective
use of accounting software and their impact level is high or low, is in the same
direction or opposite to the effective use of accounting software.
Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies related directly and
indirectly to the subject, the author initially formed the scale efficiency of


vi
accounting software; 06 factors that affect the efficiency of accounting software
including information quality, capacity management, software quality, hardware
quality, efficiency consulting and software acceptable attitude is the impact factor
proportional to effectively use the software. Ie when CLTT, NLQL, CLPM, CLPC,
HQTV, the higher the efficiency of Software Technology used accounting software
in the enterprise increasing. 6 factors are factors that most strongly influence the
quality of the software (= 0.501), followed by the quality of the hardware elements
(= 0167), administrative capacity (= 0.164), investment efficiency problems (=
0.135), the quality of information (= 0.123) and finally accepted attitude software (=
0.1).
From the study results, the authors have proposed a number of measures have a
direct impact on the factors to improve the efficiency of using accounting software.
However, this study is only done in a sample group of enterprises in Ho Chi Minh

city, not represented by all businesses in the province of Ho Chi Minh City or entire
enterprises accounting software used in the country, in addition due to time
constraints, as well as the small sample size is relatively small also affect the
generality of the subject.


vii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt nội dung ....................................................................................................... iii

Abstract ...............................................................................................v
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt ...............................................................................................xii
Danh mục bảng biểu................................................................................................ xiii
Danh mục hình vẽ .................................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
3.Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
6.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 3
6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3
7. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 5
1.1 Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................... 5

1.2 Nghiên cứu trong nước....................................................................................... 8
1.3 Hướng phát triển nghiên cứu của đề tài ............................................................. 9
1.3.1 Những điểm kế thừa của các nghiên cứu trước đây ........................................ 9
1.3.2 Những điểm khác biệt của đề tài ................................................................... 11
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ................................................................. 11
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
KẾ TOÁN ............................................................................................................ 13
2.1 Cơ sở xây dựng phần mềm kế toán .................................................................. 13
2.1.1 Hệ thống kế toán ........................................................................................... 14
2.1.2 Hệ thống thông tin kế toán ........................................................................... 15


viii
2.1.2.1 Chức năng chủ yếu của hệ thống thông tin kế toán ................................... 15
2.1.2.2 Phân loại hệ thống thông tin kế toán .......................................................... 15
2.1.2.2.1 Phân loại theo mục tiêu cung cấp thông tin ............................................ 15
2.1.2.2.2 Phân loại theo phương thức xử lý ........................................................... 16
2.1.3 Yêu cầu của thông tin kế toán ...................................................................... 17
2.1.4 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong xây dựng phần mềm kế toán . 18
2.2 Tổng quan phần mềm kế toán .......................................................................... 19
2.2.1 Định nghĩa phần mềm kế toán ..................................................................... 19
2.2.2 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán ................................................... 20
2.2.2.1 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán ................................................ 20
2.2.2.2 Phân loại Phần mềm kế toán ..................................................................... 21
2.2.2.3 Các hình thức và đặc điểm phần mềm kế toán .......................................... 22
2.2.2.4 Lợi ích từ việc sử dụng phần mềm kế toán ................................................ 23
2.2.2.5 Một số hạn chế sử dụng phần mềm kế toán ............................................... 24
2.3 Hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán ............................................................... 24
2.4 Lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế
toán ........................................................................................................................ 25

2.4.1 Lý thuyết khuyếch tán công nghệ ................................................................. 25
2.4.2 Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp................................................................ 26
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 ................................................................. 28
CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 29
3.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 29
3.1.1 Phương pháp chung ................................................................................... 29
3.1.2 Phương pháp cụ thể ................................................................................... 29
3.1.3 Khung nghiên cứu của luận văn .................................................................... 30
3.1.4 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 32
3.2 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 33
3.2.1 Xây dựng thang đo ........................................................................................ 34
3.2.1.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại
các doanh nghiệp .................................................................................................... 36
3.2.1.2 Thang đo hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp ....... 36


ix
3.2.2 Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần
mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .............. 36
3.2.2.1 Chất lượng thông tin .................................................................................. 36
3.2.2.2 Năng lực quản lý ........................................................................................ 36
3.2.2.3 Chất lượng phần mềm ................................................................................ 37
3.2.2.4 Chất lượng phần cứng ................................................................................ 37
3.2.2.5 Hiệu quả tư vấn .......................................................................................... 38
3.2.2.6 Thái độ chấp nhận phần mềm .................................................................... 38
3.2.3 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tại
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh......................................... 38
3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ............................................ 39
3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 39
3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát ............................................................................ 39

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3 ................................................................. 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 41
4.1 Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................. 41
4.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha ................. 41
4.1.1.1 Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Chất lượng
thông tin” ................................................................................................................ 41
4.1.1.2

Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Năng lực

quản lý” .................................................................................................................. 42
4.1.1.3 Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Chất lượng
phần mềm” ............................................................................................................. 43
4.1.1.4 Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Chất lượng
phần cứng” ............................................................................................................ 44
4.1.1.5 Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Hiệu quả tư
vấn” ........................................................................................................................ 45
4.1.1.6 Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Thái độ chấp
nhận phần mềm” ................................................................................................... 46
4.1.1.7 Kiểm định hệ số tin cậy Crobach’s Alpha cho thang đo biến “ Hiệu quả sử
dụng phần mềm kế toán”........................................................................................ 46


x
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 47
4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc ......................................... 47
4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho phụ thuộc “Hiệu quả sử dụng phần
mềm kế toán” ......................................................................................................... 49
4.2 Phân tích tương quan Pearson .......................................................................... 50
4.3 Phân tích hồi quy.............................................................................................. 51

4.3.1 Phương trình hồi quy tuyến tính ................................................................... 51
4.4 Kiểm định các giả thiết trong mô hình phân tích hồi quy ................................ 55
4.4.1.1 Kiểm định giả thiết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy................................ 55
4.4.1.2 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi............... 55
4.4.1.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ......................................................... 56
4.4.1.5 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư .............................................. 56
4.4.1.6 Kiểm định về tính độc lập của phần dư...................................................... 56
4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ...................................................... 57
4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi................... 58
4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ...................................... 58
4.6. Một số bàn luận .............................................................................................. 58
4.6.1. Về kết quả của hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .......................................... 58
4.6.2. Về kết quả của phân tích nhân tố khám phá ................................................. 61
4.6.3. Về kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................ 62

4.6.4. Về kết quả thống kê thực tế các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng phần
mềm kế toán trong các doanh nghiệp tại TP.HCM ................................................ 63
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4 ................................................................. 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 66
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 66
5.2.Một số kiến nghị............................................................................................... 66
5.2.1 Đối với chất lượng phần mềm ...................................................................... 66
5.2.2 Đối với chất lượng phần cứng ....................................................................... 67
5.2.3 Đối với năng lực quản lý ............................................................................... 68
5.2.4 Đối với hiệu quả tư vấn ................................................................................ 70
5.2.5 Đối với chất lượng thông tin ......................................................................... 72


xi
5.2.6 Đối với thái độ chấp nhận phần mềm ........................................................... 74

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 75
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5 ................................................................. 76
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên gọi

viết tắt

1

Chuẩn mực kế toán

CMKT

2

Công nghệ thông tin

CNTT

3


Doanh nghiệp

DN

4

Hệ thống thông tin kế

HTTTKT

toán
5

Phần mềm kế toán

PMKT


xiii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng thông tin”

40

Bảng 4.2. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Năng lực quản lý”

40

Bảng 4.3. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng phần mềm”


41

Bảng 4.4. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chất lượng phần cứng”

42

Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Hiệu quả tư vấn” lần 1

42

Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Hiệu quả tư vấn” lần 2

43

Bảng 4.7. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Thái độ chấp nhận phần mềm”

43

Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
phần mềm kế toán”
44
Bảng 4.9:Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần

45

Bảng 4.10:Bảng phương sai trích

46


Bảng 4.11: Bảng ma trận xoay

47

Bảng 4.12:Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần

48

Bảng 4.13: Phương sai trích

48

Bảng 4.14: Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc
49
Bảng 4.15: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình

50

Bảng 4.16: Bảng phân tích ANOVA

51

Bảng 4.17: Bảng kết quả hồi quy

52

Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan Spearman giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc
54

Bảng 4.19: Kết quả chạy Durbin-Watson

56

Bảng 4.20: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số

56


xiv

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kế toán thủ công ...............................................................13
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống kế toán máy vi tính ..........................................................14
Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống thông tin kế toán ..............................................................15
Hình 2.4: Hệ thống thông tin kế toán thủ công .........................................................17
Hình 2.5: Hệ thống thông tin kế toán trên máy vi tính .............................................17
Hình 2.6: Mô hình hoạt động PMKT ........................................................................20
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................27
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu..........................................................................30
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

.................57

Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa....................................

58

Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .........................................59



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay việc tin học hóa công tác kế toán đã trở thành phổ biến ở các tổ
chức, doanh nghiệp.Phần mềm kế toán (PMKT) góp phần cơ giới hóa công tác kế
toán mang lại tiện ích không chỉ người sử dụng mà cả nhà quản lý. Về mặt kinh tế,
phần mềm kế toán nói chung (bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị) là một
sản phẩm cụ thể như hàng hóa khác chịu sự tác động của quy luật thị trường. Nhưng
xét về mặt khoa học PMKT là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Ở góc độ
công nghệ thông tin thì phần mềm kế toán là phần mềm ứng dụng tin học xử lý
công việc của kế toán để đưa ra báo cáo kế toán, tài chính phục vụ cho nhà quản lý
thông qua khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình, cài đặt, bảo trì và nâng cấp, ... Với
góc độ kế toán, phần mềm kế toán không chỉ giải quyết về mặt phương pháp kế
toán mà còn đáp ứng các vấn đề thu thập, xử lý, kiểm soát, bảo mật, tuân thủ các
quy định của Nhà nước, xây dựng doanh nghiệp điện tử, …. các lĩnh vực trên không
được tách rời mà phải có sự tác hợp lẫn nhau. Đây cũng chính là thử thách lớn đối
với phần mềm kế toán.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Từ mối quan hệ đa lĩnh vực nêu trên. Nếu thiếu định hướng các nhà sản xuất
phần mềm sẽ lúng túng không lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp, doanh
nghiệp sử dụng phần mềm không tìm được phần mềm thích hợp phục vụ cho nhu
cầu thông tin quản lý. Vì vậy các doanh nghiệp cần biết chất lượng phần mềm kế
toán tại doanh nghiệp mình cũng như nhân tố nào tác động mạnh đến chất lượng
phần mềm kế toán.Trên cở sở đó sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác hiệu quả trên
phần mềm kế toán có chất lượng, đưa ra quyết sách chính xác, kịp thời trong giai đoạn
hội nhập kinh tế hiện nay. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thông qua việc sử dụng hiệu quả phần mềm kế
toán để kiểm soát chặt chẽ tài sản, vòng quay vốn, … cung cấp thông tin trung thực,
đáng tin cạy. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải hiểu và biết được hiệu quả sử dụng phần

mềm kế toán tại doanh nghiệp mình cũng như các nhân tố nào tác động mạnh đến hiệu


2
quả sử dụng phần mềm kế toán giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác,
kịp thời trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .
Với lý do nêu trên, người viết muốn chọn tên đề tài luận văn “Giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp tại Tp.HCM”
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Yếu tố nào tác động hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán (PMKT)?
+ Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả sử dụng PMKT?
+ Giải pháp nào để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quảsử dụng PMKT?
4. Nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như một số khó khăn
khách quan khác, cho nên luận văn này sẽ đi sâu vào một số lĩnh vực sau:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
phần mềm kế toán trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào hiệu quả sử dụng phần mềm kế
toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành
20/01/2016 đến 30/7/2016.


3
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính:
- Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phỏng vấn nhà
quản lý, lãnh đạo, nhân viên tại doanh nghiệp, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp
với điều kiện của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định lượng
- Khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức
độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán
tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa khoa học
-

Vận dụng được cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán và kết

quả khảo sát để phát triển mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán.

-

Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để

đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần
mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
cậy của chúng. Xác định được nhân tố hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các doanh nghiệp có
những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


4

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các vấn đề tổng quát về nghiên cứu, những nghiên cứu
liên quan ở trong và ngoài nước để đưa ra hướng phát triển của luận văn.
1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Hệ thống thông tin mang đến cơ hội nâng cao hiệu quả và giá trị của doanh
nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh tranh (Kimberly & Evanisko, 1981; Porter và
Millar, 1985). Và kế toán là một trong một trong lĩnh vực đầu tiên được hưởng lợi
từ các tổ chức giới thiệu đểứng dụng tin học (Doost, 1999).
Zulkarnain Muhamad Sori,(2009) cho rằng việc tự động hóa thông tin kế toán
trên phần mềm kế toán có lợi thế tăng tốc độ xử lý thông tin và khắc phục những
điểm yếu của phương pháp kế toán thủ công truyền thống.
Wang shunjin, (2012) lập luận rằng chuẩn mực kế toán trên máy vi tính được
hình thành bằng cách nung chảy các lý thuyết về kế toán và các quy tắc của công
nghệ thông tin, phân tích chức năng, các mo-đum và các cấu trúc tương tự của các
phần mềm kế toán hiện hành dựa trên các lý thuyết, phương pháp cơ bản hướng
dẫn về kế toán. Các chuẩn mực kế toán trên máy vi tính đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện xử lý dữ liệu kế toán nhằm tiêu chuẩn hóa công nghệ thông tin
điện tử kế toán, nâng cao chuẩn mực, chất lượng kế toán và khả năng vận dụng kế
toán, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển lý thuyết công nghệ kế toán v.v
Cùng quan điểm với Azleen Llias, (2011). Ahmad Al-hiyari, và các cộng sự
(2013) chứng minh sử dụng gói phần mềm thông tin kế toán trên hệ thống máy vi
tính nâng cao tính chính xác, dễ sử dụng, độ tin cậy, kịp thời, hài lòng về nội dung,
thay đổi phương pháp làm việc và chất lượng dữ liệu, hiệu quả quản lý.
Mikko Siponen và Juhani Heikka (2008), tác giả vai trò của các gói phần mềm
điều tra cho rằng không thể thiếu các tính năng bảo mật trong phần mềm kế toán.
Phương pháp thiết kế hệ thống thông tin an toàn phải được đề xuất trong thời gian
cài đặt gói phần mềm của doanh nghiệp để đảm bảo độ tin cậy của thông tin. Đổi
lại, nhà tư vấn, thiết kế an toàn hệ thống cần đảm bảo rằng mô hình thiết kế hệ


6
thống thông tin an toàn cung cấp hỗ trợ toàn diện trong tương lai – nói cách khác là
có tính di động.
Các tính năng vượt trội của gói phần mềm kế toán đã đề cập ở trên được phát

huy thông qua sự hiểu biết về kế toán, tài chính của nhà quản lý bằng cách cung cấp
kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện
hệ thống thông tin kế toán bằng phần mềm kế toán tại doanh nghiệp; Marriot &
Marriot (2000).
Cùng quan điểm trên; Thong và cộng sự (1996), Yap và Thong (1997), Thong
(2001) đã chứng minh rằng các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp như chuyên gia tư
vấn, nhà cung cấp phần mềm, nhà quản lý đóng vai trò quan trọng vì họ đem cơ
hội cho doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng mô hình phần mềm kế toán phù hợp với
doanh nghiệp mình. Đồng thời còn chỉ ra rằng kiến thức, sự tham gia của các nhà
quản lý, họ là yếu tố quan trọng đưa nguồn lực vào việc thực thi hệ thống thông tin
kế toán nói chung hay phần mền kế toán nói riêng vì các nhà quản lý chính là
người hiểu rõ doanh nghiệp mình nhất. Mặt khác, sẽ khuyến khích người dùng phát
triển thái độ tích cực đối với việc sử dụng phần mềm dẫn đến xây dựng được ekip
làm việc thuận lợi dễ dàng từ phương pháp truyền thống sang sử dụng kế toán
máy. Có thể nhận định rằng đối với doanh nghiệp bị hạn chế kinh nghiệm, thiếu
thông tin thì sẽ gặp những trở ngại trong việc triển khai phần mềm kế toán, ảnh
hưởng chất lượng sử dụng phần mềm của doanh nghiệp.
Onalapo AA và Odetayo TA, (2012) chỉ ra rằng sử dụng các gói phần mềm kế
toán có thể cung cấp công cụ cho bộ phận tài chính nâng cao năng suất, chất lượng
đặc biệt là trong thời đại tiến bộ của công nghệ toàn cầu. Do đó, bộ phận tài chính
cần thiết phải có kiến thức về kỹ năng máy tính để thể hiện vai trò tương tác trong
mối quan hệ với nhà quản lý hàng đầu thực hiện phân tích và thiết kế phần mềm
phù hợp nhất.
Thông qua việc triển khai các chương trình đào tạo toàn diện nhằm cung cấp
đầy đủ kiến thức quản lý chất lượng dữ liệu góp phần để phần mềm kế toán khẳng
định ưu thế trong môi trường kinh doanh, mới có thể phục vụ thông tin tài chính tốt


7
hơn, tạo sự tin cậy hơn, phù hợp hơn, có tính so sánh (Ahmad Al hiyari và cộng sự,

2013).
Emeka Nwokeji (2012), đã cho thấy việc quản lý chất lượng dữ liệu làm giảm
chi phí và cải thiện hiệu suất tổ chức. Khuyến nghị chính của nghiên cứu này là tất
cả các hệ thống thông tin kế toán người dùng phải được trải qua đào tạo để cập
nhật kiến thức về công cụ phần phần mềm sẽ giúp ngăn chặn hậu qủa của chất
lượng dữ liệu kém
Mô hình chất lượng dịch vụ Sevqual (Parasura & cộng sự, 1988) được chấp
nhận và sử dụng phổ biến trong đo lường chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu được thực
hiện dựa theo mô hình này vì nó phù hợp mục tiêu đo lường mức độ thỏa mãn hiệu
quả sử dụng PMKT của khách hàng. Mô hình Sevqual đưa ra năm khoảng cách,
khoảng cách thứ 5 (khoảng cách khách hàng tiếp cận thực tế với dịch vụ khách hàng
mong đợi) đây là tiêu chí thể hiện chất lượng dịch vụ đo lường bởi năm thành phần:
Tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm và phương tiện hữu hình. Đây
cũng là nền tảng để xây dựng mô hình chất lượng phần mềm kế toán theo ISO9126.
Cơ sở quan trọng khác mà nghiên cứu này dựa vào là Sriwidharmanely*&
Vina syafrudin. Một nghiên cứu thực nghiệm sự chấp nhận phần mềm kế toán của
sinh viên thành phố Bengkulu Malaysia; nghiên cứu dựa trên mô hình chấp nhận
công nghệ (TAM) phát triển bởi Davis, 1989 từ nền tảng mô hình lý luận hành động
(TRA) được phát triển bởi Fishbein và Ajzen (1975) lý luận rằng phản ứng và nhận
thức của một người về vấn đề gì sẽ xác định thái độ và hành vi của người đó. Mô
hình này đã được tin cậy, chấp nhận rộng dãi và mở rộng bởi Iqbaria (1995, 1997),
Ferguson (1997), Chin & Told (1995) nhằm đánh giá thái độ chấp nhận công nghệ
của người sử dụng phần mềm kế toán dựa trên nhận thức, niềm tin, thái độ, ý định,
hành vi người sử dụng sẽ cảm thấy PMKT rất hữu ích cho họ.


8
1.2. Nghiên cứu trong nước
Theo tiêu chuẩn chất lượng phần mềm VietNam được phát triển từ mô hình
(ISO 9126, và các tiêu chuẩn của hiệp hội nghề quốc tế như ISO 8402) thì chất

lượng tổng thể sản phẩm phần mềm cần phải được quan tâm từ chất lượng quy trình
tới chất lượng phần mềm nội bộ (chất lượng phần mềm gốc – bên trong) cho đến
chất lượng phần mềm đặt theo yêu cầu của người dùng (chất lượng ngoài) và chất
lượng sử dụng (TCVN XXX-1, 2010). Theo đó chất lượng ngoài được đo bằng
chức năng, tin cậy, tính khả dụng, tính hiệu quả, khả năng bảo trì và tính khả
chuyển của phần mềm. Chất lượng sử dụng được đo lường bằng tính hiệu quả, tính
năng suất, tính thỏa mãn và độ an toàn của phần mềm (TCVN XXX-1, 2010).Đây
là tiêu chíchung để các đối tượng cung cấp, sử dụng phần mềm làm cơ sởđánh giá
chất lượng phần mềm kế toán.
“Tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán” của
Nguyễn Thị Hồng Nga, (2014) chịu sự tác động bốn yếu tố (1) Nguồn nhân lực kế
toán và nhà quản lý: năng lực trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, ý
thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp và nhân lực kế toán; (2)
hệ thống thông tin kế toán (IT): hệ thống thiết bị công nghệ thông tin truyền thông
như phần mềm quản lý, phần mềm kế toán ảnh hưởng đến tính kịp thời, tính chính
xác đầy đủ của thông tin kế toán cung cấp; (3) Môi trường doanh nghiệp: văn hóa
doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ, áp lực công việc…; (4) hệ thống
văn bản pháp quy: luật, chuẩn mực kế toán và sự giám sát thông qua các quy định
tuân thủ.
Võ văn Nhị và các cộng sự (2014) tổng kết theo Jadhav A.S. & R.M. Sonar
(2009) các nghiên cứu của rất nhiều tác giả công bố về tiêu chí đánh giá phần
mềmcó năm tiêu chí phổ biến (1) Chất lượng phần mềm; (2) Nhà cung cấp phần
mềm; (3) chi phí và lợi ích; (4) đặc điểm đầu ra của gói phần mềm; (5) Ý tưởng
thiết kế phần mềm. Ngoài ra còn có chất lượng dịch vụ hỗ trợ gồm các tiêu chí:
Hướng dẫn sử dụng phần mềm, sự hỗ trợ của nhà cung cấp, hướng dẫn xử lý sự cố,
huấn luyện, bảo trì và nâng cấp phần mềm, khả năng tư vấn của nhà cung cấp phần


9
mềm, bản dùng thử, số lần cài đặt của phần mềm, thời gian phản hồi, kinh nghiệm

của nhà cung cấp, lịch sử phát triển sản phẩm, tính phổ biến và kỹ năng kinh doanh,
kinh nghiệm kinh doanh của nhà cung cấp.
Cơ sở quan trọng sau cùng mà nghiên cứu này dựa vào là “Hệ thống thông tin
kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong
cộng đồng kinh tế ASEAN” của Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015). Trong
bài nghiên cứu này tập trung ở khía cạnh ứng dụng hiệu quả phần mềm trong công
tác kế toán góp phần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, tăng năng suất lao động
của kế toán để các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh, thúc
đẩy xây dựng thương hiệu, đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Để trả lời cho câu
hỏi những yếu tố nào tác động đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán trên máy
tính? Kết quả cho thấy những người thực hiện công tác kế toán chú ý nhiều nhất
đến (1) Các yếu tố liên quan đến phần cứng bao gồm: hệ thống đủ mạnh đáp ứng
nhu cầu nhanh chóng, khả năng chia sẻ dữ liệu, có thể nâng cấp trong tương lai. (2):
các yếu tố liên quan đến phần mềm: dễ dàng cài đặt, dễ sử dụng, linh hoạt và tự
động hoạt động, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi có sự cố, phù hợp tùy
chỉnh cho từng đối tượng người dùng. (3) Chất lượng thông tin: thông tin phải
chính xác, đáp ứng kịp thời và có độ bảo mật cao.
1.3 Hướng phát triển nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Những điểm kế thừa của các nghiên cứu trước đây
Mục tiêu nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán
tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”nên chỉ xem xét lại các yếu tố
tác động có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng phần mềm vàđo lường chúng.
Người viết sẽ kế thừa từ nghiên cứu của của Phan Đức Dũng & Phạm Anh
Tuấn (2015) ba biến độc lập cho giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm
kế toán gồm các yếu tố liên quan đến 1- phần cứng, 2- phần mềm; 3- chất lượng
thông tin;. Trong nghiên cứu này người viết vẫn dựa trên mô hình nghiên cứu và
bảng câu hỏi của nghiên cứu trước, nhưng để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu



×