GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CONG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ
3.1 Định hướng hoạt động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc
tế
Nền kinh tế trong nước đang có những bước hội nhập mạnh mẽ với nền kinh
tế các nước trong khu vực và trên thế giới và theo đó sự cạnh tranh của thị trường
càng ngày càng gay gắt hơn. Sự canh tranh này từ cả trong nước và nước ngoài.
Các Doanh nghiệp dược phẩm trong nước với xu thế phát triển khưâu sản xuất và
đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ trực tiếp. Điều này giúp cho các Doanh nghiệp có lợi
thế rất lớn trong chính sách giá và chính sách khuyến mãi. Bên cạnh đó hàng hoá
từ nước ngoài tràn vào thị trường trong nước ngày càng nhiều, gây ra không ít khó
khăn cho các Doanh nghiệp trong nước. Hàng ngoại nhập với chất lượng cao, giá
cả cạnh tranh, những chính sách bán hàng, khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng,
đội ngũ nhân viên với trình độ cao, được đào tạo bài bản và thường xuyên được bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu về chất lượng
của sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm ngày càng cao. Tất cả đòi hỏi Doanh
nghiệp phải không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời có
những chính sách bán hàng, hậu bán hàng, khuyến mãi hấp dẫn khách hàng.
Về thị trường tiêu thụ, có thể thấy Việt Nam là một nước đang phát triển do
đó về cơ bản mô hình chung về tiêu thụ thuốc vẫn là: các loại thuốc thông thường
như thuốc chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giảm đau… đã và vẫn chiếm tỷ trọng cao
về giá trị tổng thuốc tiêu thụ. Các loại thuốc về tim mạch, tâm thần, các loại thực
phẩm chức năng cũng được tiêu thụ ngày càng nhiều. Một số bệnh hiểm nghèo như
AIDS, ung thư đang có xu hướng gia tăng tuy nhiên giá của những loại thuốc này
còn khá cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam. Thị trường tiêu thụ
thuốc ở Việt Nam có thể nói là rất tiềm năng, theo ước tính tổng lượng tiêu thụ
thuốc của cả nước trong năm 2010 là 1800 đến 2000 USD, mức tiêu thụ trung bình
trên đầu người là 18 – 20 USD. Công ty cần có những chính sách, chiến lược đúng
đắn để có thể khai thác hết tiềm năng của thị trường trong nước, tạo cơ sở cho sự
phát triển của mình.
Để khai thác thị trường một cách hiệu quả, phát huy được những thành tựu
đã đạt được đồng thời ngày càng khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường dược
phẩm trong nước Công ty cố phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã đề ra những
chiến lược và kế hoạch cụ thể trong thời gian tới.
Trước hết về mặt hàng kinh doanh, Công ty có kế hoạch mở rộng mặt hàng
kinh doanh trong thời gian tới. Những thuốc chuyên khoa, thực phẩm chức năng,
các loại thuốc kháng sinh mới với chất lượng vượt trội, thuốc chữa ung thư, thực
phẩm dưỡng sinh ... Công ty cũng dự kiến mở rộng mảng kinh doanh các loại máy
móc và thiết bị y tế. Những máy móc dùng trong nghành y như máy siêu âm, chụp
cắt lớp, mổ nội soi … phải nhập ngoại, Công ty đang nỗ lực hết sức để cung cấp
cho thị trường trong nước những thiết bị chất lượng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho
cộng đồng.
Về nguồn nhân lực: Công ty đã và đang tuyển chọn những dược sĩ, trình
dược viên có trình độ, đẩy mạnh công tác huấn luyện nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong Công ty. Yếu tố con người là quan trọng đối
với sự phát triển lâu dài của Công ty, do đó Công ty cũng đã có những chính sách
thu hút nhân tài, có chính sách lương hợp lý.
Về thị trường tiêu thụ, Công ty tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên
những thị trường đã có và tiếp tục mở rộng thị trường ra các thị trường tiềm năng
trong nước.
Công ty phát triển theo định hướng bền vững, không ngừng cải thiện đời
sống cán bộ nhân viên, kết hợp phát triển kinh tế xã hội, con người và môi trường.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của
Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động là việc làm
nhằm mục đích đạt được kết quả kinh doanh cao nhất từ việc sử dụng vốn đầu tư
vào tài sản lưu động có hạn. Để làm được điều này các nhà quản lý phải có những
giải pháp và việc làm cụ thể, chi tiết đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị
mình. Phải đi vào chi tiết từng khoản mục trong mục vốn đầu tư vào tài sản lưu
động, vận dụng ưu, nhược điểm của từng khoản mục vào hoạt động kinh doanh cụ
thể một cách tối ưu.
Cụ thể đối với từng khoản mục như sau:
3.2.1 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
a Quản lý tiền mặt
Tiền mặt là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của Doanh nghiệp
trong ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong
quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan
trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết.
Do những nguyên nhân sau:
Doanh nghiệp có những giao dịch hàng ngày cần tới tiền mặt như thanh toán
cho khách hàng hay thu tiền từ khách hàng.
Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho Doanh
nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu về dự phòng trong trường hợp biến động không lường
trước được của các luồng tiền vào và ra.
Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết
nhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng.
Khi mua các hàng hoá, dịch vụ nếu có đủ tiền mặt công ty có thể được hưởng lợi
thế chiết khấu. Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp
Doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức
tín dụng rộng rãi. Giữ đủ tiền mặt giúp Doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội
thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả. Khi
có đủ tiền mặt, giúp Doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn
cấp như đình công, hoả hoạn, chiến dịch maketing của đối thủ cạnh tranh, vượt qua
khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự
quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt
như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao.
Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một bước đệm cho
tiền mặt. Vì nếu số dư tiền mặt nhiều Doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán
có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng
sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí.
Trong kinh doanh, Doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó để
trả cho các hoá đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền này hết, Doanh nghiệp phải
bán các chứng khoán thanh khoản cao để lại có lượng tiền như ban đầu.
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp rất hiếm khi
mà lượng tiền vào, ra của Doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đó
tác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như việc tính toán. Bằng việc
nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiền
mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền mặt dữ trữ sẽ biến thiên
từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở dưới mức thấp nhất
thì Doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến,
ngược lại tại giới hạn trên Doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn để
mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.
Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế cần xác định cụ thể mức
dự trữ tiền mặt hợp lý đối với đơn vị mình. Một lượng tiền mặt hợp lý có tác dụng
rất lớn đối với khả năng thanh toán của Công ty và sẽ giúp Công ty có được
b Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Tín
dụng thương mại có thể làm cho Doanh nghiệp trở nên giàu có và đứng vững trên
thị trường nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp. Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả
tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của Doanh nghiệp hơn, từ đó làm
cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên
Doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền. Tín dụng thương mại làm giảm chi
phí tồn kho của hàng hoá. Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử
dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào hao mòn vô hình. Bên cạnh đó việc cấp
tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí hoạt động của Doanh
nghiệp, tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ
để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng
càng lớn. Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu
thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn. Những tác động này buộc các
nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó để quyết định
có nên cấp tín dụng thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được
việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng của các nhà quản lý là phải
phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng một tiêu
chuẩn tín dụng hợp lý sau đó là việc xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng
tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu
mà Doanh nghiệp đưa ra thì thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Việc thiết lập
các tiêu chuẩn tín dụng phải của các nhà quản trị tài chính phải đạt tới sự cân bằng
thích hợp.
Thuốc là một mặt hàng đặc thù, có chu kỳ tiêu thụ khác so với các hàng hoá
tiêu dùng thông thường. Khi cung cấp thuốc cho khách hàng Công ty thường
không thể thu được tiền mặt ngay. Thời gian thu hồi nợ thường là ba tháng. Có thể
nói việc chậm thu hồi nợ từ khách hàng đã gây cho công ty không ít khó khăn.
Công ty cần có chính sách tín dụng phù hợp hơn để hạn chế việc bị chiếm dụng
vốn, Cụ thể là chính sách chiết khấu, một chính sách chiết khấu hấp dẫn có thể đẩy
nhanh tốc độ thu hồi công nợ của Công ty. Công ty cần xác định cụ thể mức dự trữ
tiền mặt hợp lý đối với đơn vị mình để tránh tình trạng lãng phí vốn.