Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 39 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN BÁ VŨ
LỚP : 13DLH1

MSSV: 1321000951

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN TỈNH PHÚ YÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ LAN ANH

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2016


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN BÁ VŨ

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


DU LỊCH BIỂN TỈNH PHÚ YÊN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ LAN ANH

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2016


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Trang i


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

LỜI CẢM ƠN
Đối với những sinh viên học chuyên ngành Quản trị Lữ hành, bốn năm học với
hai chuyến thực hành nghề nghiệp không phải là nhiều; nhưng qua đó, em đã học hỏi
và tự trau dồi được cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp không thể nào
tìm thấy trong giáo trình, sách vở. Thông quá đó, chúng em có thể áp dụng các kiến
thức được truyền đạt trên giảng đường đại học vào môi trường hoạt động kinh doanh
Du lịch – lữ hành thức tế.
Để hoàn thành được báo cáo Thực hành nghề nghiệp lần 2 – Chuyên ngành
Quản trị Lữ hành này, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Tài Chính –
Marketing, Khoa Du Lịch cùng với phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp đã
tổ chức một chuyến kiến tập thật thú vị, ý nghĩa và đầy bổ ích. Qua chuyến kiến tập
này, em đã có cái nhìn khách quan hơn về các hoạt động trong ngành Du lịch, có sự
yêu thích và muốn gắn bó lâu dài với nó trong tương lai sau này.
Tiếp theo, em cũng xin cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Công Hoan và ThS.
Nguyễn Lê Vinh đã đồng hành cùng em và lớp 13DLH trong suốt chuyến đi kiến tập
5 ngày 4 đêm tại thành phố Nha Trang và thành phố Đà Lạt từ ngày 14/11/2016 đến

ngày 18/11/2016. Nhờ kiến thức và hiểu biết sâu rộng của các thầy mà chúng em đã
học hỏi nhiều hơn về kiến thức thực tế chuyên ngành bổ ích.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. Lê Thị Lan Anh đã
nhiệt tình hướng dẫn cũng như có những góp ý tận tình để em hoàn thành tốt nhất bài
báo cáo Thực hành nghề nghiệp này.
Cuối cùng, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô về bài báo
cáo để em hoàn thiện hơn ở bài Luận văn tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trang ii


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 4
1.1. Tổng quan về du lịch biển .................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm du lịch biển .................................................................................. 4
1.1.2. Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch biển.................................................. 4
1.1.3. Quan điểm về phát triển du lịch biển ............................................................ 5
1.2. Khát quát về du lịch tỉnh Phú Yên ....................................................................... 6
1.2.1. Sơ lược về tỉnh Phú Yên ............................................................................... 6

1.2.2. Tài nguyên du lịch biển ................................................................................ 7
1.2.2.1. Bãi biển Tuy Hòa .................................................................................... 7
1.2.2.2. Ghềnh Đá Đĩa .......................................................................................... 8
1.2.2.3. Bãi Xép .................................................................................................... 8
1.2.2.4. Vịnh Vũng Rô ....................................................................................... 10
1.2.2.5. Đầm Ô Loan .......................................................................................... 11
1.2.2.6. Vịnh Xuân Đài....................................................................................... 12
1.2.2.7. Danh thắng Bãi Môn – Mũi Điện (Hải đăng Đại Lãnh) ....................... 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH BIỂN TỈNH PHÚ YÊN ..................... 14
2.1. Tiềm năng phát triển .......................................................................................... 14
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển .............................................................................. 14
2.1.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................................ 15
2.1.3. Điều kiện về tổ chức quản lý và đầu tư ...................................................... 16
2.2. Thực trạng khai thác du lịch............................................................................... 17
2.2.1. Thực trạng hoạt động lưu trú ...................................................................... 17
2.2.2. Thực trạng khai thác tại các khu du lịch ..................................................... 18
2.2.3. Thực trạng về khách du lịch ....................................................................... 18
Trang iii


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

2.3. Lợi thế và hạn chế của phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên ............................. 20
2.3.1. Lợi thế ......................................................................................................... 20
2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 21
2.3.3. Cơ hội ......................................................................................................... 22
2.3.4. Thách thức .................................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN

TỈNH PHÚ YÊN ...................................................................................................... 25
3.1. Quy hoạch phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 ................................................................................................................... 25
3.1.1. Phát triển thị trường khách và sản phẩm du lịch: ....................................... 25
3.1.2. Tổ chức không gian du lịch ........................................................................ 25
3.1.3. Tổ chức hệ thống các điểm, khu du lịch, tuyến du lịch: ............................. 26
3.1.4. Đầu tư phát triển du lịch ............................................................................. 27
3.2. Các giải pháp và kiến nghị ................................................................................. 29
3.2.1. Giải pháp cho chiến lược tập trung. ............................................................ 29
3.2.2. Giải pháp cho chiến lược thu hút đầu tư du lịch. ........................................ 30
3.2.3. Giải pháp cho chiến lược liên kết kinh doanh. ........................................... 30
3.2.4. Giải pháp cho chiến lược về quản lý du lịch. ............................................. 31
3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch .......................................................... 31
3.2.6. Giải pháp về quảng bá xúc tiến................................................................... 31

Trang iv


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa
– xã hội, một ngành kinh tế quan trọng của nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Du lịch
không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho từng địa phương mà còn
góp giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, du lịch
biển đang là một xu thế của khách du lịch trên toàn thế giới.
Với những đặc trưng đặc sắc của mình cùng tài nguyên du lịch biển đa dạng,

Phú Yên có nhiều sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Thực tế nhiều
năm qua đã cho thấy hoạt động của du lịch Phú Yên đã có những phát triển đáng
khích lệ, lượng khách du lịch ngày càng tăng, nhưng vẫn chưa khẳng định được vị
thế của mình trong du lịch Việt Nam. Quy mô và chất lượng loại hình du lịch biển
chưa ngang tầm với tiềm năng, hiệu quả kinh doanh còn khiêm tốn, chưa quảng bá
được hình ảnh một cách rộng rãi để thu hút du khách. Mặc dù đã có những định hướng
được ưu tiên đặc biệt, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất du lịch biển Phú Yên vẫn chưa
tích cực phát huy hết lợi thế của mình và cũng chưa khai thác đúng tiềm năng mà
thiên nhiên ban tặng. Sản phẩm du lịch hầu hết khá đơn điệu, trùng lắp, chất lượng
dịch vụ còn yếu.
Thực tế cho thấy, sản phẩm du lịch biển của Phú Yên chỉ dừng lại ở việc đưa
du khách đi ngắm Ghềnh Đá Đĩa, Bãi Môn – Mũi Điện; ngắm san hô tại các hòn đảo
ven bờ và thưởng thức đặc sản biển. Những tour độc đáo hấp dẫn du khách còn hạn
chế. Theo ước tính, có tới 60% số du khách chỉ ghé qua Phú Yên rồi đến các điểm du
lịch khác, không lưu trú hoặc lưu trú 1 đêm. Một trong những nút thắt khiến du lịch
Phú Yên chưa thực sự tạo được bứt phá là sự thiếu sự kết nối của các điểm đến. Cùng
với sự thiếu hấp dẫn và tính liên kết trong xây dựng các sản phẩm du lịch, hạn chế về
cơ sở vật chất có lẽ cũng là lý do khiến cho Phú Yên kém hấp dẫn.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển du
lịch biển của tỉnh nhà, nhằm thúc đẩy ngành du lịch biển Phú Yên bắt kịp với xu thế

Trang 1


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

phát triển của các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ; tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp
phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về “Giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên” nhằm
tìm hiểu những tiềm năng của các tài nguyên du lịch lịch biển Phú Yên hiện có; đồng
thời tiếp cận, tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại các điểm du lịch này, sau đó
đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển của tình. Qua đó đề xuất một số
giải pháp trọng tâm để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, thu hút đầu tư và quảng
bá hình ảnh du lịch biển Phú Yên một cách hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh
điểm đến của Phú Yên so với các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ nói
riêng, và trong cả nước nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được giới hạn về không gian tại các địa điểm có tài nguyên
du lịch biển của tỉnh Phú Yên và mối quan hệ của việc phát triển các điểm này với sự
phát triển chung của ngành du lịch của tỉnh. Đề tài không đi sâu nghiên cứu các vấn
đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến thực trạng
khai thác tài nguyên du lịch biển vốn có và đưa ra các giải pháp phát huy các điểm
mạnh, hạn chế các điểm yếu hiện tại, nhằm phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn
chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Dữ liệu sử dụng
để phân tích trong phương pháp nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ
cấp được thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo
của tỉnh Phú Yên, Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê và của ngành du lịch tỉnh Phú
Yên…

Trang 2


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh


5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng du lịch biển tỉnh Phú Yên
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên

Trang 3


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về du lịch biển
1.1.1.

Khái niệm du lịch biển: Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với

biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao biển
(bóng chuyền bãi biển, lướt ván...).
1.1.2.

Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch biển

1.1.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển: Cơ sở hạ tầng là một trong
những nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm
bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện.

Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm: phát triển hệ thống cơ sở lưu trú; phát
triển hệ thống nhà hàng; phát triển các trung tâm mua sắm, các khu bán hàng lưu
niệm, các khu vui chơi, giải trí; phát triển các công ty kinh doanh du lịch.
Tiêu chí phản ánh phát triển về cơ sở hạ tầng du lịch biển: số lượng cơ sở lưu
trú, số cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng cao; số nhà hàng, số nhà hàng đạt tiêu
chuẩn phục vụ theo chuẩn quốc gia, quốc tế; số trung tâm mua sắm, các khu vui chơi
giải trí; số các cơ sở, doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch; vốn đầu tư phát triển
du lịch biển.
1.1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch biển
* Phát triển số lượng sản phẩm du lịch biển bằng cách:
- Gia tăng số lượng các sản phẩm riêng rẽ bằng cách tạo ra sản phẩm mới hoặc
bổ sung hoàn thiện sản phẩm hiện có.
- Liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm trọn gói mới như: Nghỉ dưỡng - tắm
biển - thể thao - mua sắm; Nghỉ dưỡng - tắm biển - thể thao - hội thảo ….
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bao gồm phát triển cả du lịch biển, du lịch
sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch công vụ.... tạo nên sự hấp dẫn níu
chân du khách.
Trang 4


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

* Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển: Chất lượng sản phẩm du lịch
được thể hiện qua những thuộc tính độc đáo, đặc thù, sự thân thiện, bầu không khí
trong lành, sự hoang sơ của thiên nhiên… mang lại sự hài lòng, thích thú cho khách
hàng khi hưởng thụ nó. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển được thể
hiện thông qua: nâng cao mức độ hài lòng, thỏa mãn của khách du lịch, gia tăng khả
năng thu hút khách hàng.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản phẩm du lịch biển:
- Gia tăng số lượng các dịch vụ du lịch biển.
- Gia tăng mức độ hài lòng của khách du lịch biển.
1.1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch biển: bao gồm cả phát triển về
số lượng và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực du lịch biển.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch biển: gia tăng số lượng
lao động ngành du lịch biển; trình độ nguồn nhân lực du lịch biển và chất lượng phục
vụ ngày càng nâng cao.
1.1.2.4. Gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch biển: Sự phát triển của
du lịch biển cuối cùng được thể hiện bằng sự gia tăng các kết quả tạo ra trong ngành
du lịch và gia tăng sự ñóng góp của du lịch biển vào ngành du lịch nói chung và gia
tăng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và đóng góp của du lịch biển: gia tăng lượng
khách du lịch biển và số ngày lưu trú; gia tăng mức chi tiêu của du khách; mức gia
tăng doanh thu của du lịch biển; gia tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch biển vào doanh
thu ngành du lịch; gia tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch biển vào giá trị sản xuất/GDP
của địa phương; gia tăng việc làm, thu nhập cho người dân địa phương; gia tăng đóng
góp vào ngân sách.
1.1.3.

Quan điểm về phát triển du lịch biển: là sự tăng trưởng; Mức độ thay

đổi phương thức tiến hành theo hướng ngày càng hiện đại; Phát triển du lịch hiện tại
không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ của thế hệ tương lai; Phát triển du lịch
bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trang 5


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

1.2. Khát quát về du lịch tỉnh Phú Yên
1.2.1. Sơ lược về tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.
Diện tích tự nhiên: 5.060 km², phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh
Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị
trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố Tuy Hòa,
cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 560 km
về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Ngoài ra, Phú Yên còn có 1 thị xã là Sông Cầu
và 7 huyện: Đông Hòa, Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa và Tuy
An.
Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo
Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy
Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân
Hòa; là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp.
Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816 km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm
500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng
đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ.
Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ
tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông
và giảm dần về phía Tây 26,00C. Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc tại Tuy
Hòa là 2.450 giờ/năm. Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80%. Lượng mưa năm
trung bình nhiều năm: 1.500-3.000 mm/năm.
Phú Yên có hệ thống sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện
tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới
cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên.

Phú Yên có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, rừng
đặc dụng Krông Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng.
Trang 6


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng. Phú
Yên còn có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, với nguồn
khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau như: Diatomit, đá Granit, Vàng sa
khoáng, Nhôm (Bôxít), Sắt, Fluorit, Titan… được phân bố rải rác ở nhiều vùng của
địa phương.
1.2.2. Tài nguyên du lịch biển
1.2.2.1. Bãi biển Tuy Hòa
Đến với Phú Yên, địa điểm đầu tiên du khách nên ghé thăm là bãi biển còn
nguyên sơ của thành phố Tuy Hòa. Bãi biển Tuy Hòa trải dài hơn 10km, với những
trảng cát lớn dãi dầu nắng nóng mưa sa. Đây là một bãi ngang hứng trọn bao mùa gió
cùng vị mặn biển khơi thổi vào. Dọc bãi biển Tuy Hòa là rừng dương xanh mát ngút
ngàn, như tô điểm thêm cho vẻ đẹp còn đậm nét hoang sơ của bờ biển rì rào sóng vỗ.
Nằm giữa trung tâm thành phố Tuy Hòa, thu hút rất nhiều du khách, nhưng điều thú
vị là bãi biển vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có.
Từ lâu, nơi đây đã là điểm đến yêu thích của người dân địa phương. Mỗi dịp
cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ, bãi biển Tuy Hòa lại trở nên nhộn nhịp với các hoạt
động vui chơi, giải trí, tắm biển, nhất là vào các tháng hè oi ả. Vài năm gần đây, khu
vực xung quanh bãi biển Tuy Hòa cũng đang dần chuyển mình, với sự xuất hiện của
một vài khu resort tiện nghi có thiết kế đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du
khách gần xa.
Đến đây, sau khi thỏa thích đắm mình trong làn nước mát, du khách có thể ngồi

vùi chân xuống cát mà thẩn thơ ngắm biển, hay ghé vào những quán xếp đơn sơ
“nhâm nhi” một ít rượu gạo Quy Hậu nồng nàn, và thưởng thức những món hải sản
tươi ngon của vùng biển Tuy Hòa, Phú Yên như: sò huyết, cua, ốc nhảy, tôm bạc,
cháo hàu... Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Tuy Hòa bãi biển tuyệt vời, trong
tương lai nơi đây hứa hẹn là điểm đến du lịch đặc biệt hơn, khi thành phố đang đầu
tư xây dựng khu du lịch sinh thái liền kề trên 200 ha với nhiều kiến trúc hiện đại.

Trang 7


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

1.2.2.2. Ghềnh Đá Đĩa
Ghềnh Đá Đĩa hay gành Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh
quan và độc đáo hiếm thấy về địa chất ở Việt Nam, thắng cảnh này nằm trong xã An
Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ thành phố Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A
về hướng Bắc khoảng 30 km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về phía Đông khoảng 12
km là đến ghềnh Đá Đĩa hoặc đi theo tuyến đường ven biển từ Tuy Hòa đến ghềnh
Đá Đĩa dài khoảng 35 km.
Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những
khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Những
trụ đá hoặc nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển, hoặc xếp thẳng đứng chồng chất
lên nhau, cao thấp khác nhau tựa như những chồng dĩa được xếp ngay ngắn. Cũng
bởi vậy, mà tên gọi Ghềnh Đá Đĩa vừa thân thuộc, vừa gần gũi.
Ghềnh Đá Đĩa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh
cấp quốc gia với hình dạng giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra biển, là một kỳ
quan thiên nhiên độc đáo.
Mặc dù đã được công nhận là một thắng cảnh quốc gia vào năm 1997, nhưng cái

tên Ghềnh Đã Đĩa vẫn chưa được mấy ai biết đến, khách du lịch đến tham quan vẫn còn
thưa thớt vì nơi đây vẫn chưa có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết để mọi người có thể nghỉ
ngơi qua đêm, mặc khác, đường đi còn hơi khó khăn là yếu tố hạn chế du khách.
1.2.2.3. Bãi Xép
Bãi Xép thuộc xã An Chấn huyện Tuy An, dài khoảng 500m, đẹp hoang dã với
hai bãi đá đen bao bọc hai đầu bãi biển. Đây là một bãi cát vàng óng kéo dài giữa hai
mũi đá lớn nhô ra biển, bãi như một thiên đường hoang sơ với cảnh quan rất đẹp phía
Bắc thành phố Tuy Hòa. Sau thành công của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh",
khung cảnh bao la trong phân đoạn thả diều của những nhân vật nhí trong bộ phim đã
thu hút rất nhiều khách du lịch ghé đến, nhất là khi đường vào đây còn có hẳn một bảng
quảng cáo "Nơi đây được làm phân cảnh phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".

Trang 8


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Hình 1 - Một bảng quảng cáo về nơi được làm phân cảnh bộ phim
"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" thu hút nhiều người đến với Gành Xép hơn.
Phía trái bãi là những cụm đá đen to lớn với sóng vỗ ì ầm tung những lớp bụi
nước li ti, từ đây trải dài bờ cát vàng mịn có độ lài vừa phải đến tận mũi đá phía Nam,
nhìn từ xa thì nơi này trông như một ngọn đồi phủ cỏ xanh mướt. Mặt bằng trên ngọn
đồi này bằng phẳng, rất rộng nên là nơi lý tưởng để các bạn trẻ căn lều cắm trại để
chờ đón ánh bình minh hay hoàng hôn trên biển nếu không muốn đầy đủ sự tiện nghi
tại resort Sao Việt.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển du lịch ở mảnh đất hoa vàng cỏ xanh vốn bình
yên này, người dân lại phải đối mặt với sự thiếu ý thức của một số du khách tham
quan. Những bải cỏ xanh và những vạt xương rồng đã xuất hiện đầy rác sinh hoạt do

người dân vứt lại. Đó là bao nilon, chai nhựa, bìa các-tông, thậm chí bộ bài của du
khách ghé đến chơi cũng bị vứt bừa bãi trên thảm cỏ xanh mướt, điều này cũng khiến
người dân địa phương dấy lên lo ngại về việc cảnh quan đẹp đẽ của vùng quê xứ Nẫu
sẽ bị hủy hoại trong tương lai.

Trang 9


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

1.2.2.4. Vịnh Vũng Rô
Vũng Rô là một vịnh thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên,
nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả. Vịnh là ranh giới tự nhiên trên biển giữa Phú Yên
với Khánh Hòa.
Vũng Rô nằm tiếp giáp với biển Đại Lãnh thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh
Hòa. Vịnh Vũng Rô có diện tích 16,4 km² mặt nước. Phía Nam vịnh là đảo Hòn Nưa
cao 105 m như 1 pháo đảo canh gác, trên đảo có ngọn đèn biển lớn. Ven bờ biển Vũng
Rô có nhiều bãi cát vừa và nhỏ. Một số bãi đẹp như Bãi Chùa, Bãi Bàng, Bãi Lau.
Trong lòng vịnh có nhiều loại tôm cá trú ngụ. Dưới đáy biển còn có nhiều loại san hô
rất đẹp và độc đáo.
Trong lịch sử, vịnh Vũng Rô từng là một điểm dừng quan trọng của đường Hồ Chí
Minh trên biển, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con tàu không số lịch sử vận
chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước 1964 - 1965. Trong khoảng thời gian đó, Vũng Rô đã tiếp nhận 4 chuyến tàu
cập bến an toàn, đưa được hàng ngàn tấn vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngày nay, ở đây vẫn còn xác một con tàu không số nằm sâu
dưới lòng biển cùng một tấm bia tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống vì sự
nghiệp thống nhất nước nhà. Vũng Rô đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Hiện đã có đường nối từ Tuy Hòa vào Vũng Rô. Đường Phước Tân- Bãi Nga
chạy dọc ven biển qua nhiều thắng cảnh như Mũi Điện, Bãi Môn tạo nhiều thuận lợi
để phát triển kinh tế xã hội.
Vũng Rô là một trong ba địa điểm có điều kiện tự nhiên tốt nhất tại Việt Nam
để xây dựng cảng biển lớn (hai địa điểm còn lại là Cam Ranh và Vân Phong). Hơn
nữa việc nằm cạnh cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong tạo cho Vũng Rô
lợi thế rất lớn cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu với thế giới.
Nhằm khai thác lợi thế cảng Vũng Rô, khu kinh tế Nam Phú Yên đã được thành lập.
Trang 10


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

1.2.2.5. Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan nằm về phía Nam thị trấn Chí Thạnh thuộc địa phận huyện Tuy
An, dưới chân đèo Quán Cau, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố
Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do
đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều
lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào.
Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Do thế đất đồi là đất
sỏi nhớt nên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm.
Trong đầm còn có những rạng ngầm dưới mặt nước, là nơi để những con hàu
bám vào sinh sống, một loại hải sản ngon, mát bổ. Đầm Ô Loan có nhiều hải sản sinh
sống như tôm, cá, ghẹ, cua huỳnh đế, điệp, cá mú… nhưng ngon và nổi tiếng nhất
vẫn là con sò huyết Ô Loan cơm dày, thịt ngọt và rất thơm, thơm hơn sò huyết các
nơi khác, được du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Trước đây, sò huyết
Ô Loan không chỉ có mặt khắp nơi trong nước mà còn xuất khẩu sang Singapore,

Thái Lan…
Món đặc sản khác ở Ô Loan là hàu. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) nhà thơ nổi
tiếng sành ăn đã từng đi khắp nước, ăn khắp nơi, đến Phú Yên nếm món ngon vật lạ
cũng khen rằng: "Lấy chi vui với thu tàn, Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu”. Hàu
sống dựa vào các tảng đá ngập mặn, có cạnh rất sắc. Hàu dùng để nấu cháo, nấu canh,
xào, nhưng ngon và hấp dẫn nhất là món hàu tái hoặc hàu trộn với đậu phụng và cà
chua. Món ngon vật lạ ở Ô Loan còn có cua đế, còn gọi là huỳnh đế hay hoàng đế.
Mai cua hoàng đế màu đỏ hoặc vàng đậm, ngay khi cua còn sống ở dưới nước, đằng
sau có một chùm lông vàng, ngắn. Ngoài ra, Ô Loan còn có tôm rằn, tôm bạc, mực,
sứa, rau câu, điệp. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng.
Năm 2008, đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hóa – Thông (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) tin xếp vào di tích danh thắng cấp quốc gia. Hàng năm, vào ngày
mùng 7 tháng Giêng âm lịch, nhân dân sống quanh đầm tổ chức lễ hội đua ghe truyền
thống, thu hút nhiều đội ghe đua ở các địa phương khác đến tham gia. Đây là một nét

Trang 11


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

đẹp của văn hóa dân gian truyền thống Phú Yên. Trước đó, ngư dân cũng tổ chức
cúng thần, cầu ngư, hò bá trạo…
Hiện đầm Ô Loan đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi việc đắp đập khoanh vùng
để nuôi thủy sản.
1.2.2.6. Vịnh Xuân Đài
Vịnh Xuân Đài là một vịnh nhỏ nằm dưới chân dốc Găng thuộc địa phận Thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước 130,45
km², được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km tạo thành bán

đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu
con kỳ lân. Khi đi đường bộ lên đến đỉnh dốc Găng nằm trên quốc lộ 1A, người ta có
thể nhìn thấy quang cảnh của vịnh này với rừng dừa bao bọc khu vực bờ của vịnh và
vòng cung núi bao bọc khu vực vịnh Xuân Đài. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy
hài hòa và thơ mộng. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm dẹp như Vũng La,
Vũng Sứ, Vũng Chào... và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn,
Mũi Đá Mài, mũi Tai Mã....
Ngày nay, Xuân Đài là một trong những vịnh được các chuyên gia đánh giá là
có tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung với cảnh sắc hữu tình, có nhiều đảo,
bãi tắm rất đẹp và hoang sơ. Nơi đây đang được quy hoạch đẻ phát triển các loại hình
du lịch nghỉ dưỡng,du lịch thể thao nước, du lịch sinh thái biển. Xuân Đài còn nổi
tiếng vì có nhiều loại hải sản ngon, quý như ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú,... Năm
2011, Vịnh Xuân Đài được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc
gia.
1.2.2.7. Danh thắng Bãi Môn – Mũi Điện (Hải đăng Đại Lãnh)
Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Bãi Môn- Mũi Điện, tỉnh Phú Yên
còn gọi là mũi Đại Lãnh là địa điểm du lịch rất hấp dẫn, đặc biệt là với những du
khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Đây là nơi được xem là điểm
đón bình minh đầu tiên của Việt Nam.

Trang 12


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Mũi Điện thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên;
qua nhiều thời kỳ, mảnh đất nổi tiếng này mang nhiều cái tên khác nhau, như: Mũi
Điện, Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà hay Cap Varella. Mũi Điện là một nhánh của dãy

Trường Sơn đâm ra biển. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn
núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách núi ra khỏi đất liền, nhưng
thực chất nó lại là đất liền...
Dưới chân Mũi Điện là Bãi Môn yên ả, cát biển trắng phau mịn màng. Nhiều
du khách đến đây đã không khỏi trầm trồ về vẻ đẹp hoang sơ, không khí trong lành.
Một người khách nói: Cảnh sắc Bãi Môn, Mũi Điện rất hài hòa, giữa biển và núi, bãi
biển hoang sơ hiếm thấy. Nhưng cần có các dịch vụ tốt hơn để khách ở lại, đến thăm
nhiều hơn”.
Thắng cảnh Bãi Môn- Mũi Điện nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hoà tỉnh
Phú Yên khoảng 35km về phía Nam. Đặc biệt nơi đây có vị trí địa lý được xem là
điểm cận cực đông của nước Việt Nam. Chính điều này tạo sự hấp dẫn cho du khách.
Bãi Môn- Mũi Điện cũng là nơi được nhiều sách về hàng hải Quốc tế ghi nhận là một
trong những điểm rất quan trọng trong hàng hải Quốc tế đi qua vùng biển đông Việt
Nam. Ở nơi đây còn có hệ sinh thái tự nhiên của vùng lục địa tiếp giáp với biển, chính
vì vậy tại khu du lịch này ngoài vẻ đẹp về mặt cảnh quan thiên nhiên còn có những
điều kiện rất tốt về khai thác du lịch, khám phá những điều kỳ thú về hệ sinh thái tự
nhiên.

Trang 13


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH BIỂN TỈNH PHÚ YÊN
2.1.

Tiềm năng phát triển
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển


Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa 2 đèo lớn là
đèo Cả và đèo Cù Mông. Hệ thống giao thông Phú Yên khá thuận lợi, có quốc lộ 1A
và đường sắt Bắc - Nam đi qua; sân bay Tuy Hòa cách trung tâm TP. Tuy Hòa khoảng
7km về phía Nam, có khả năng tiếp nhận loại máy bay Boing 747, hiện đang khai
thác tuyến bay Tuy Hòa - TP. Hồ Chí Minh 01 chuyến/ngày, tuyến bay Tuy Hòa - Hà
Nội 5 chuyến/tuần; cảng Vũng Rô có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 5.000
tấn; tuyến đường quốc lộ 25 và liên tỉnh lộ 645 nối với các tỉnh Tây Nguyên.
Phú Yên với bờ biển dài 190km, núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang
vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: đầm Cù Mông; đầm Ô Loan; vịnh Vũng Rô gắn liền
với di tích lịch sử Tàu Không số và con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển.
Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông là nơi chứng kiến các cuộc giao tranh của quân Tây
Sơn và nhà Nguyễn, danh thắng quốc gia Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng bởi hiện tượng địa
chất độc đáo, kỳ lạ có một không hai ở Việt Nam; Bãi Môn – Mũi Điện, nơi đón ánh
bình minh sớm nhất trên dải đất liền Việt Nam.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên trên 20 bãi tắm có thể phát triển loại hình
du lịch nghỉ dưỡng biển và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa
núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển luôn trong xanh và lặng sóng
bên những rặng phi lao, rừng dừa. Một số bãi tắm tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu,
Bãi Rạng, Xuân Hải, Bãi Nồm, An Hải, Phú Thường, Long Thủy, Tuy Hòa, Bãi Góc...
Phú Yên còn có nhiều gành đá và đảo nhỏ ven bờ như: hòn lao Mái Nhà, hòn Yến,
hòn Chùa, hòn Nưa...
Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, Phú Yên có diện tích rạn san hô ngầm trên
400ha, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh
thái biển ở Phú Yên trong tương lai. Ngoài ra, các nguồn nước khoáng nóng Phú Sen,
Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức với nhiệt độ từ 50 đến 70oC rất thích hợp cho phát triển
loại hình du lịch chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng.
Trang 14



Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Bên cạnh những tài nguyên du lịch biển tự nhiên, Phú Yên có nhiều lễ hội đặc
trưng gắn với cư dân vùng biển, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc như:
Hô bài chòi, Hò khoan, hò kéo lưới…; những làng nghề truyền thống như: nghề chế
biến nước mắm, bánh tráng, sản phẩm mỹ nghệ ốc đá, võ gáo dừa... Ẩm thực Phú
Yên với những đặc sản nổi tiếng như: ốc nhảy Sông Cầu, ghẹ đầm Cù Mông, hàu, sò
huyết đầm Ô Loan, gỏi sứa, gỏi cá ngừ đại dương, các loại nước mắm... sẵn sàng
phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.
2.1.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật
Nhờ nguồn ngân sách từ Chương trình Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam
Trung Bộ - Phú Yên năm 2011 mà cơ sở hạ tầng của Phú Yên được đầu tư nâng cấp.
Trong đó đáng chú ý nhất là con đường ven biển nối các điểm du lịch nổi tiếng như
bãi biển Tuy Hòa với Bãi Xép (Khu du lịch Sao Việt), đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa và
một điểm tham quan thuộc huyện Tuy An; con đường nối từ Quốc lộ 1A đến với danh
thắng Ghềnh Đá Đĩa cũng được nâng cấp thuận tiện cho việc di chuyển của các đoàn
khách du lịch. Một khách sạn 5 sao cũng được xây dựng nhân sự kiện du lịch quốc
gia này là khách sạn CenDuluxe Thuận Thảo.
Sân bay Tuy Hòa được nâng cấp, xây mới từ năm 2011. Đến năm 2013, tỉnh
Phú Yên đã tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào Cảng
hàng không Tuy Hòa, có vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng. Dự án đã mở rộng mặt đường
bêtông nhựa hiện trạng từ 0,6m lên 9m nối tuyến tránh Quốc lộ 1A vào Cảng hàng
không Tuy Hòa dài gần 1,9km. Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng mới đường từ Cảng
hàng không Tuy Hòa đến dự án hai của tuyến đường ven biển dài hơn 2,1km, có hệ
thống thoát nước và điện chiếu sáng. Hiện nay, sân bay Tuy Hòa đang khai thác các
đường bay TP. Hồ Chí Minh – Tuy Hòa – TP. Hồ Chí Minh mỗi tuần 9 chuyến bằng
máy bay ATR72; Hà Nội – Tuy Hòa – Hà Nội mỗi tuần 7 chuyến bằng máy bay
Fokker. Nhà ga hiện hữu của cảng hàng không Tuy Hòa có công suất khoảng 100.000

khách/năm, đường băng đủ sức tiếp nhận các loại máy bay lớn nhưng sân đỗ chỉ đáp
ứng được một máy bay. Công trình được hoàn thành sẽ góp phần từng bước hoàn
chỉnh hệ thống giao thông từ Khu kinh tế Nam Phú Yên với Quốc lộ 1A, tạo điều
Trang 15


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

kiện lưu thông hàng hóa từ khu kinh tế Nam Phú Yên nói chung và Khu công nghiệp
Hòa Hiệp 1, 2 với bên ngoài, bảo đảm giao thông cho hành khách đi về Cảng hàng
không Tuy Hòa.
2.1.3. Điều kiện về tổ chức quản lý và đầu tư
Những năm qua, dù đã có nhiều nỗ lực, tập trung đầu tư cho du lịch, song du
lịch Phú Yên vẫn phát triển chưa tương xứng tiềm năng. Nhằm thay đổi hiện trạng
này, tỉnh Phú Yên đang triển khai chương trình hành động về đầu tư phát triển đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
Vùng biển, đảo Phú Yên đang từng bước đầu tư khai thác. Một số tài nguyên du
lịch đang được lập dự án đầu tư với quy mô lớn như: Khu du lịch liên hợp cao cấp
Phú Yên của Công ty TNHH New City Việt Nam tại đảo Hòn Chùa; Khu du lịch
Thiên đường Xuân Thiện tại Hòn lao Mái Nhà của Công ty TNHH Xuân Thiện; Khu
Du lịch sinh thái đảo Hòn Nưa (Công ty Varela của Nga); các khu nghỉ dưỡng biển
trải dài trên 10km nằm dọc bãi biển Tuy Hòa đến Long Thủy và một số dự án đang
trong thời gian chuẩn bị đầu tư tại vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa. Trong
tương lai không xa, Phú Yên sẽ trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn dành cho du
khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và khám phá.
Trong 5 năm (2011 - 2015), tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư cơ sở
hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch. Trong đó ưu tiên
phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không, như tuyến đường động lực ven

biển từ thành phố Tuy Hòa đến di tích thắng cảnh quốc gia ghềnh Đá Đĩa; tuyến
đường từ thành phố Tuy Hòa đi Bãi Môn - Vũng Rô… Đề xuất nâng cấp, mở rộng
sân bay Tuy Hòa, đưa vào khai thác các tuyến bay TP. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Hà
Nội - Tuy Hòa và ngược lại… Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng được
chú trọng; đến nay, toàn tỉnh có 19 di tích cấp quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh.
Tỉnh Phú Yên đã thu hút đầu tư và tạo điều kiện để nhà đầu tư phát triển cơ sở
vật chất phục vụ du lịch, như: khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí
và các dịch vụ liên quan. Đến nay, đã có 28 dự án du lịch trong và ngoài nước sử

Trang 16


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư đăng ký
45.935 tỷ đồng; trong đó 8 dự án đã đi vào hoạt động từng phần.
2.2.

Thực trạng khai thác du lịch

Du lịch Phú Yên đã có những bước khởi đầu rất ấn tượng khi đăng cai tổ chức
Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011. Tưởng như những kết quả đạt
được sẽ là tiền đề để thúc đẩy du lịch nơi đây phát triển nhưng sau đó, ngành du lịch
Phú Yên vẫn đang "mắc kẹt" trong những tiềm năng, thế mạnh của chính mình.
2.2.1. Thực trạng hoạt động lưu trú
Thống kê đến hết ngày 12/12/2016, toàn tỉnh mới có 135 cơ sở lưu trú du lịch,
trong đó có 2 khách sạn và khu du lịch 5 sao (Cendeluxe, Khu du lịch Sao Việt), 2
khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn - Phú Yên), 2 khách sạn 3 sao (Hùng Vương, Long

Beach), 4 khách sạn 2 sao, 45 khách sạn 1 sao, 1 biệt thự đạt chuẩn, 61 nhà nghỉ đạt
tiêu chuẩn và một số cơ sở lưu trú đang làm thủ tục đăng ký thẩm định công nhận loại
hạng theo quy định. Một số khu du lịch gắn với điểm tham quan du lịch biển như:
Khu du lịch Hòn Ngọc – Bãi Tràm, Khu Thuận Thảo Golden Beach Resort, Khu du
lịch Bãi Xép. Tổng số buồng lưu trú là 2.770 buồng, trong đó có 500 buồng đạt tiêu
chuẩn 3-5 sao. Tuy nhiên con số này còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng đủ yêu cầu
của thực tế.
Số lượng phòng khách sạn từ 3 – 5 sao còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về cơ sở
lưu trú. Đối với những đoàn khách lớn lên tới vài trăm người, chỉ chọn khách sạn từ
3-5 sao, một khách sạn không đủ phải chia đoàn ra tới mấy khách sạn. Thực tế, không
phải đoàn khách nào cũng chấp nhận việc chia đoàn ở nhiều khách sạn. Vào mùa cao
điểm, mặc dù khách sạn 3-5 sao cháy phòng nhưng khách sạn 1-2 sao còn rất nhiều.
Ông Nguyễn Hồng Đài, Giám đốc lữ hành công ty APT Travel, Chủ tịch Câu
lạc bộ du lịch Thủ Đô (Captour) nhận định: “Hạn chế và thách thức lớn nhất của du
lịch Phú Yên là cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hệ thống lưu trú rất hạn chế”.

Trang 17


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

2.2.2. Thực trạng khai thác tại các khu du lịch
Đường bờ biển của Phú Yên dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, nhưng cơ
sở hạ tầng dịch vụ trên bờ hiện nay hầu như không có gì. Các điểm tham quan vẫn
giữ nguyên lợi thế về vẻ hoang sơ vốn có thể thu hút du khách nhưng vẫn chưa đáp
ứng được các nhu cầu cơ bản về nghỉ dưỡng của khách du lịch như vệ sinh sạch sẽ,
đi lại dễ dàng, an toàn thuận tiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thưởng
thức vẻ đẹp các điểm tham quan; vì vậy, Phú Yên chưa thu hút nhiều khách du lịch.

Hệ thống các nhà hàng, điểm ăn uống tại các khu du lịch vẫn còn rất nghèo nàn,
chưa đảm bảo đủ số lược cũng như chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách
du lịch. Xứ Nẫu – Phú Yên là vùng đất có nhiều đặc sản ẩm thực truyền thống nổi
tiếng như cá ngừ đại dương, nước mắm, bánh hỏi lòng heo, hải sản tươi sống, các loại
mắm… nhưng số lượng các nhà hàng chỉ có hạn và quy mô phục vụ vẫn còn rất
khiêm tốn. Hiện nay cả Phú Yên chỉ có khoảng 3-4 nhà hàng có thể phục vụ khách
du lịch còn thường vẫn sử dụng các nhà hàng trong khách sạn lẫn với tổ chức đám
cưới.
Bắt đầu từ 01/01/2016, Phú Yên đã tổ chức thu vé tham quan đối với du khách
tại các điểm du lịch nổi tiếng như Ghềnh Đá Đĩa và Bãi Môn – Mũi Điện với mức
thu là 10.000 đồng/người/lượt. Đồng hành với việc thu phí tham quan này, tỉnh lập
ra đội ngũ Ban quản lý các danh thắng với nhiệm vụ bảo vệ cảnh quan, đảm bảo vệ
sinh môi trường, … Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực quản lý của bộ phận này
còn nhiều hạn chế, để lộ nhiều bất cập như thiếu nhà vệ sinh công cộng, chưa có biển
báo hay đội ngũ nhân viên nhắc nhở khách du lịch bảo vệ cảnh quan – môi trường,
đội ngũ vệ sinh tại điểm đến làm việc chưa hiệu quả.
2.2.3. Thực trạng về khách du lịch
Lượng khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân
20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng trưởng khoảng 17%/năm; doanh thu du lịch
thuần túy tăng 30%/năm. Tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên năm 2015 ước khoảng
900.000 lượt, tăng 19,2% so với năm 2014, trong đó khách quốc tế khoảng 45.000
lượt. Doanh thu khoảng 850 tỉ đồng, tăng 33,3% so với năm 2014.
Trang 18


Báo cáo Thực hành nghề nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Lan Anh

Tuy nhiên, so với Quảng Bình và Bình Định, con số này của Phú Yên còn rất

khiêm tốn.
Tổng lượng khách

Khách quốc tế

Doanh thu

(người)

(người)

(tỷ đồng)

900.000

45.000

850

Bình Định

2.602.000

205.950

1.037

Quảng Bình

2.860.000


46.900

1.930

Phú Yên

Bảng 1 – So sánh lượng khánh và doanh thu du lịch tỉnh Phú Yên so với tỉnh
Bình Định và Quảng Bình.
Trong hai năm qua, lượng khách du lịch đến với Phú Yên tăng đột biến, nhất là
trong các ngày lễ, Tết. Gần đây nhất là trong dịp lễ 30/4 và 1/5/2016, lần đầu tiên tất
cả các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch tại TP. Tuy Hòa (tổng cộng hơn 2.600 phòng)
đều kín chỗ. Tại các điểm du lịch nổi tiếng, như ghềnh Đá Đĩa, bãi Môn - mũi Điện
mỗi ngày đón từ 4.000 đến 6.000 lượt khách đến tham quan. Lượng khách đến với
Phú Yên tăng cao là kết quả từ quá trình tuyên truyền, quảng bá, liên kết của ngành
du lịch Phú Yên với các tỉnh; trong đó có hiệu ứng tích cực của bộ phim nổi tiếng
“Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ, có nhiều cảnh quay đẹp
ở những địa điểm danh thắng nổi tiếng của Phú Yên, đã thu hút sự chú ý của khách
thập phương đến để trải nghiệm.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, lượng khách du lịch đến Phú yên tăng cao, toàn
tỉnh đã đón hơn 580.000 lượt khách, đạt 58% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ
(trong đó có hơn 28.300 lượt khách quốc tế, tăng 11%). Doanh thu đạt hơn 550 tỉ
đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015 (trong đó, doanh thu lưu trú 215,6 tỉ đồng).
Các điểm Gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện đón trên 300.000 lượt khách đến tham
quan, thu bán vé hơn 1,4 tỉ đồng…
Riêng trong tháng 8 vừa qua, toàn tỉnh đón gần 115.790 lượt du khách, tăng
47% so với tháng 8 năm 2015, trong đó gần 2.000 lượt khách quốc tế, doanh thu từ
du lịch đạt 267 tỷ đồng.
Trang 19



×