Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Định hướng chiến lược phát triển du lịch cho tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.63 KB, 95 trang )

i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 1
3. Phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6. Kết cấu của luận văn: 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch 4
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội 10
1.2 Lý luận về chiến lược 12
1.2.1 Khái niệm về chiến lược 12
1.2.2 Các loại chiến lược 12
1.2.3 Quy trình xây dựng chiến lược 15
1.3 Công cụ đề hình thành chiến lược 16
1.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 16
1.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 17
1.3.3 Ma trận SWOT 17
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch từ các quốc gia trên thế giới 20
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan 20
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore 20
Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN QUA 24

2.1 Vài nét về ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua 24
2.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên 27


2.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 27
2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội 28
ii
2.3 Phân tích môi trường hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua34

2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 35
2.3.2 Phân tích môi trường bên trong 39
2.4 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch
tỉnh Phú Yên 49

2.4.1 Những điểm mạnh của du lịch tỉnh Phú Yên (S) 49
2.4.2 Những điểm yếu của du lịch tỉnh Phú Yên (W) 50
2.4.3 Những cơ hội để phát triển du lịch tỉnh Phú Yên (O) 51
2.4.4 Những thách thức của du lịch tỉnh Phú Yên (T) 52
Kết luận chương 2 54
CHƯƠNG 3: 55
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 55

3.1 Những xu hướng du lịch hiện nay 55
3.2 Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 56
3.2.1 Mục tiêu phát triển của cả nước 56
3.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên đến năm 2020 57
3.2.3 Định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 60
3.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Phú Yên 62
3.4 Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 64
3.4.1 Chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 64
3.4.2 Chiến lược liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trên cả nước 66
3.4.3 Chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch Phú Yên 68
3.4.4 Chiến lược thu hút và đào tạo nguồn nhân lực 69

3.4.5 Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 69
3.5 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược 70
3.5.1 Giải pháp về vốn 70
3.5.2 Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng mang đặc sắc riêng
dựa trên thế mạnh và tiềm năng du lịch Phú Yên 71

3.5.3 Giải pháp quảng bá, tiếp thị phát triển du lịch 74
3.5.4 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý
phục vụ phát triển du lịch 75

iii
3.5.5 Giải pháp liên doanh, liên kết với các công ty du lịch 76

3.5.6 Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước 79
3.5.7 Giải pháp an toàn và an ninh trong du lịch 80
3.6 Kiến nghị 81
3.6.1 Kiến nghị đối với Trung Ương 81
3.6.2 Kiến nghị đối với địa phương 81
Kết Luận 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
CÁC WEBSITE 86
















iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast
Asian Nations).
 GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).

MICE: Hội họp, khen thưởng, hội nghị và tổ chức sự kiện (Meeting,
Incentive, Conference, Event).
WTO: Tổ chức du lịch thế giới (World Travel Organization).
UBND: Ủy ban nhân dân.
VH,TT& DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch.
NXB: Nhà xuất bảng.
EFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation).
IFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation).
SWOT: Ma trận kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và mối đe dọ
a
(Strengths and Weaknesses – Opportunities and Threats).
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 2:
Bảng 2.1: Các số liệu cơ bản về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010
– 2012.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2012.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế mà Phú Yên đạt được trong năm 2007 -2012.

Bảng 2.4:Các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015.
Bảng 2.5: Dân số Phú Yên giai đoạn 2002 – 2012.
Bảng 2.6 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Phú Yên và các t
ỉnh lân cận.
Bảng 2.7: Lao động trong ngành du lịch của Phú Yên và các tỉnh lân cận.
Bảng 2.8 Số lượng khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2008 – 2012.
Bảng 2.9 Doanh thu du lịch Phú Yên giai đoạn 2008 – 2012.
Bảng 2.10 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2008 – 2012 trên địa bàn Tỉnh Phú Yên.
Bảng 2.11 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2008 – 2012 trên địa bàn Tỉnh Phú Yên,
phân phối theo đối tác đầu tư chủ yếu.
Bảng 2.12 Đầu tư trực ti
ếp nước ngoài từ năm 2008 -2012 trên địa bàn Tỉnh Phú
Yên phân theo ngành kinh tế.
Bảng 2.13 Tình hình lao động trong ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2008 -2012.
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Chương 2:
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012.
Biểu đồ 2.2: Diễn biến khách du lịch nội địa ở Việt Nam ( 2005 – 2012).
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1:
Hình 1.1: Ma trận SWOT.
vii
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Kính gửi: Quý chuyên gia
Với mục đích tìm hiểu các thông tin về những mặt mạnh, mặt yếu của du lịch
tỉnh Phú Yên, từ đó có đánh giá khách quan, chính xác về thực trạng của Ngành, rất
mong Ông (Bà) vui lòng giành ít thời gian để trả lời phiếu câu hỏi sau đây. Sự nhiệt
tình tham gia cung cấp thông tin của Ông (Bà) sẽ góp phần quan trọng giúp cho
Ngành du lịch tỉnh Phú Yên có cơ sở đánh giá về thực trạng phát triển của Ngành,

qua đó s
ẽ xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
Số liệu Ông(bà) cung cấp chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, không phục vụ
mục đích kinh doanh.
Xin vui lòng đọc kĩ phần hướng dẫn trả lời phía dưới và trả lời đầy đủ các
câu hỏi.
Chân thành cảm ơn sự hổ trợ của Ông(bà).
HƯỚNG DẪN CUNG CẤP THÔNG TIN
Kính đề nghị quý chuyên gia cung cấp thông tin gồm 2 mục:
1. Thông tin cá nhân
-
Giới tính: Nam:……… Nữ:………
- Tuổi:………………………………
- Trình độ học vấn:…………………
- Chức vụ:……………………………
- Đơn vị công tác:……………………
2. Cung cấp thông tin theo Phiếu cung cấp thông tin các yếu tố bên trong
và Phiếu cung cấp thông tin các yếu tố bên ngoài bằng cách phân loại
như sau:
- Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn đị
nh cho các
nhân tố này phải bằng 1.0
- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy
cách thức mà các chiến lược hiện tại của Ngành phản ứng với yếu tố này.
Trong đó, 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng
trung bình, 1 là phản ứng ít.
- Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác
định số điểm
về tầm quan trọng.


viii
I. PHIẾU CẤP THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Các Yếu Tố Chủ Yếu Bên Ngoài
Mức độ
quan
trọng
Phân
loại (1-
4)
Số
điểm
quan
trọng
O1
Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng,
có kỳ quan của Thế Giới, chính trị ổn định.

O2
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái
và mạo hiểm là những lĩnh vực có tốc độ tăng
trưởng nhanh.

O3
Ngành du lịch được Chính Phủ khuyến khích đầu tư
và là ngành công nghiệp mũi nhọn, có nhiều nguồn
lợi lớn.

O4

Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Yên nằm
trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia.

O5
Xu hướng đi du lịch ngày càng tăng trong dân cư

O6
Chính sách mở cửa hội nhập của Nhà nước

T1
Thiên tai, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát
T2
Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoạt động thiếu
sự liên kết, hợp tác.

T3
Các nguồn lực phát triển chưa được tập trung cao
làm mất dần lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của du lịch
Việt Nam.

T4
Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch còn yếu
T5
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ

Tổng cộng
1.0




ix
II. PHIẾU CẤP THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Các Yếu Tố Chủ Yếu Bên Trong
Mức
độ
quan
trọng
Phân
loại
(1-4)
Số
điểm
quan
trọng
S1
Với lợi thế về vị trí địa lý Phú Yên có tiềm năng về du
lịch lớn.

S2
Phú Yên có ưu thế là nằm trong vùng phát triển du lịch
Miền Trung - Tây Nguyên.

S3
Có nguồn tự nhiên đa dạng, phong phú và thu hút vốn
đầu tư lớn vào ngành này.

S4
Có ưu thế về loại hình du lịch văn hóa: Tham quan thắng
cảnh và di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển.


S5
Cơ sở lưu trú tiện nghi, đáp ứng nhu cầu phát triển du
lịch

W1
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch còn yếu.

W2
Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến chưa được đầu
tư mạnh mẽ, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp.

W3
Tình trạng ô nhiễm môi trường còn tồn tại ở một số điểm
di tích, danh thắng gây cái nhìn khó thiện cảm đối với du
khách.

W4
Chưa có sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị kinh doanh
du lịch trong việc đầu tư tôn tạo và khai thác các giá trị
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

W5
Kinh phí đầu tư du lịch còn khiêm tốn.
W6
Chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực

Tổng cộng
1.0


Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Quý chuyên gia




1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Du lịch đã xuất hiện từ lâu của lịch sử phát triển loài người, là một trong
những ngành kinh tế phát triển mạnh đa dạng và phong phú.Ngày nay, du lịch đã trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội, một ngành kinh tế
quan trọng của nhiều quốc gia. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu
nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hi
ện chính sách mở cửa, giao lưu văn
hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết
nhiều vấn đề mang tính chất xã hội.
Việt Nam, với tiềm năng đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân
tộc vừa mang tính hiện đại. Đảng – Nhà nước ta đã xác định: “Phát triển du lịch thật
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên cơ sở khai thác tri
ệt để tiềm năng sẵn có
để hội nhập.
Với những đặc trưng đặc sắc của mình, Phú Yên đã từng bước phát triển ngành
du lịch đã được Đảng và nhà nước ủng hộ. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các
loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của các ngành
du lịch còn khiêm tốn, chưa quảng bá được hình ảnh một cách rộng rãi để thu hút du
khách. Mặc dù
đã có những định hướng được ưu tiên đặc biệt, nhưng nhìn chung cơ
sở vật chất du lịch Phú Yên vẫn chưa tích cực phát huy hết lợi thế của mình và cũng

chưa khai thác đúng tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Sản phẩm du lịch hầu hết
khá đơn điệu, trùng lắp, chất lượng dịch vụ còn yếu.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách củ
a vấn đề, chúng tôi chọn
đề tài: “ Định hướng chiến lược phát triển du lịch cho tỉnh Phú Yên đến năm
2020.”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thị trường du lịch Phú Yên nhằm tìm hiểu hiện trạng hoạt động
của ngành du lịch Phú Yên và phân tích đánh giá môi trường, thực trạng phát triển
của ngành du lịch. Qua đó vận dụng rút ra một số vấn đề phát triển du lịch cốt lõi
cần quan tâm trong thời gian t
ới, đồng thời đề xuất một số chiến lược phát triển du
2


lịch mới nhằm cùng chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong
nhận thức của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong khu vực cũng như
trên thế giới. Góp phần điều chỉnh, hoàn thiện định hướng phát triển du lịch Phú
Yên đến năm 2020 một cách chủ động, toàn diện và bền vững, từng bước đưa ngành
du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế động lực của Tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được giới hạn về không gian ngành du lịch tỉnh Phú Yên
trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành trong cả nước. Đề tài không đi sâu
nghiên cứu các vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề tổng
quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh
Phú Yên.Các chính sách, kế hoạch đề ra được giới hạn về
thời gian trong giai đoạn
2010 – 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện giai đoạn từ năm 2015 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ đạo, kết hợp với

nghiên cứu định lượng.Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp nghiên cứu
này là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệ
u sơ cấp là chủ yếu. Nguồn
dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, các tài
liệu, báo cáo của tỉnh Phú Yên, Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê và của ngành
du lịch tỉnh Phú Yên…Dữ liệu sơ cấp chủ yếu là quan sát thực tế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu và phân tích xu hướng chiến lược phát triể
n du lịch Phú Yên
đến năm 2020, đề tài sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn và có căn cứ để so
sánh với những đề tài khác về những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Phú Yên.
Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 là bước cụ thể hóa chủ trương đường lối phát
triển kinh tế
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh về khả năng đột
phá, tăng tốc phát triển du lịch Phú Yên xứng đáng là một trong những địa bàn
trọng điểm du lịch của cả nước.
3


Trước tình hình khó khăn của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, du lịch Phú Yên cần phải có chiến lược phát triển dài hạn phù hợp, đặc biệt là
định hướng phát triển chiến lược phát triển du lịch thành phố Tuy Hòa để có những
giải pháp tối ưu nhất trong xu thế hội nhập.
Nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và để nghiên cứu đi sâu vào trọng tâm
là tìm hiểu về định hướng chiến lược phát tri
ển du lịch Phú Yên nên đề tài chỉ tập
trung vào du lịch Phú Yên chứ chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có
liên quan.

6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được thực hiện gồm 3 chương để làm rõ những quan điểm đã được
đưa ra từ đầu:
Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển du lịch.
Chương 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
trong thời gian qua.
Chương 3: Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu để phát triển du
lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, những mặt đạt được của đề tài, hạn
chế và hướng nghiên cứu ti
ếp theo.

4


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH

1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ thỏa
mãn các nhu cầu của con người.Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ đã làm cho thời gian thực hiện công việc nhanh hơn và thời gian nhàn rỗi
tăng lên, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện đã tạo động cơ
thúc đẩy du lịch phát triển không ngừng.
Theo luật du lịch mới ban hành ngày 14/06/2005 thì: “ Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của

mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoản
thời gian nhất định”. Đây là khái niệm có tính cô đọ
ng và phản ánh được những nội
dung cốt lõi nhất của hoạt động kinh tế du lịch, nên chúng tôi thống nhất chọn để sử
dụng trong luận văn.
Do những thay đổi theo hướng tiêu cực của môi trường, năm 1999, Hội đồng
thế giới về tham quan và du lịch (WTTC), Hội đồng trái đất (CT), và WTO đã đưa
ra định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là loạ
i hình du lịch
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của du khách và những vùng đón tiếp mà vẫn
đảm bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương
thức quản lý tất cả các nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một
phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh t
ế, xã hội
và thẩm mỹ mà vẫn gìn giữ được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”.




5


1.1.1.2 Sản phẩm du lịch:
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất
hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn,
hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi
nghỉ mát”,(Michael M. Coltman)
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các dịch vụ du l
ịch, các hàng hóa
và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự

nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương
nào đó. Do sản phẩm du lịch ở xa với khách hàng và cố định, nên các đơn vị cung
ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hàng đến với sản phẩm.
Theo cách sắp xếp sản phẩm du lịch củ
a Michael M. Coltman theo hướng
marketing thì tài nguyên sản phẩm du lịch được cấu thành từ 7 yếu tố sau:
 Tài nguyên thiên nhiên: Đồi, núi, sông, bãi biển, thác, suối, rừng, đảo, dốc
đá, đèo, hệ động thực vật và thực vật, hải cảng…
 Nơi tiêu biểu văn hóa và lịch sử: Chùa chiền, đền thờ, bảo tàng, các công
trình kiến trúc, tượng đài, thực phẩm đặc sản, nghi thức, phong tục, tập quán.
 Nơ
i giải trí: Công viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bơi lội, nơi
chơi ski.
 Các tiện nghi du lịch: Chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua sắm,
trung tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chỗ.
 Khí hậu.
 Các tài nguyên thiên nhiên khác.
 Hấp dẫn tâm lý: Mỹ quan, thái độ hài lòng.
Mô hình sản phẩm du lịch: Từ các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể
rút ra những yếu tố cơ b
ản để lập nên mô hình sản phẩm du lịch. Tùy yếu tố thiên
nhiên và quan niệm của mỗi tác giả mà có thể tiếp cận các mô hình khác nhau như:
Mô hình 4S: Sea (Biển), Sun ( Mặt trời), Shop ( Cửa hàng lưu niệm), Sex (
Hấp dẫn).
Mô hình 3H: Heritage ( Di sản), Hospitality (Sức khỏe), Honesty ( Uy tín).
6


Mô hình 6S: Sanitaire (Vệ sinh), Sante (Sức khỏe), Securite (An ninh),
Serenite (Thanh thản), Service (Dịch vụ), Satisfaction (Thỏa mãn).

Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng lưu trú. Do đó cần phải có
hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung gian như các đại lý du
lịch, các cơ quan du lịch…tức là các đơn vị có khả năng ảnh hưởng đến nguồn du
khách tiềm năng. Sản phẩm du lịch có chu kỳ sống ngắn, dễ
bị thay đổi vì sự biến
động của tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế, chính trị xã hội…và nó cũng không thể
tăng theo ý muốn của khách du lịch một cách nhanh chóng.
1.1.1.3 Thị trường du lịch
Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong
quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch vì mục đích thỏa mãn nhu cầu
mong muốn của du khách. Mâu thuẫn cơ bả
n của thị trường là mâu thuẫn giữa cung
và cầu sản phẩm du lịch, để khai thác được thị trường du lịch phải xuất phát từ thực
tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược.Trong đó, phân tích thị trường
thông qua điều tra và dự đoán cung – cầu là tiền đề quan trọng.
Cung của du lịch:Được hiểu là khả năng cung ứng các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ nh
ằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch. Nó cũng bao gồm 3 yếu tố: Tài
nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Đặc điểm cung của du lịch: Cung của du lịch mang tính chất thụ động, nó
không tự đến với cầu, mà chỉ có thể đến với cầu ở một vị trí nhất định, nơi có tài
nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Cung trong du lịch thường chỉ cung cấp một hoặc một số sản phẩm nhất
định, trong khi đó cầu của du lịch là một nhu cầu tổng thể bởi nhiều nhu cầu khác
nhau.Cung trong du lịch chịu ảnh hưởng bởi tài nguyên du lịch cả về không gian và
thời gian.Hàng hóa, dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du l
ịch phải phù hợp
với tài nguyên du lịch.Cung trong du lịch ít thay đổi.Còn việc tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ mới đòi hỏi nhiều thời gian, vốn đầu tư và các yếu tố liên quan khác.
Cầu của du lịch: Là thành phần quyết định tạo nên thị trường du lịch, một tập

hợp những khách du lịch ( du khách và khách tham quan). Cầu của du lịch phụ
thuộc vào các tầng lớp du khách khác nhau về mứ
c độ thu nhập, phong tục tập quán
7


– tín ngưỡng, tâm sinh lý, giá cả và nhất là thời vụ.Các nhân tố ảnh hưởng này tạo
cơ cấu phức tạp đa dạng nên độ co giãn của cầu về du lịch rất lớn.Các đơn vị kinh
doanh du lịch cần đặc biệt chú trọng vấn đề dự báo và “ đào sâu” công tác tiếp thị,
nhất là du khách quốc tế. Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn
chỉnh, phản ánh nhu cầu của khách hàng về một loạt những sản phẩm có liên quan
đến du lịch.
Mối quan hệ cung – cầu du lịch: Do đặc thù của thị trường du lịch, cung cầu
cách xa nhau nên công tác phát triển du lịch là hết sức cần thiết. Động cơ du lịch là
nhu cầu sinh học và nhu cầu tình cảm của con người. Động lực thúc đẩy cung – cầu
du lịch là yếu tố kinh tế, sự mở rộng quan hệ quốc tế
, tâm lý du khách, cơ sở vất
chất, thông tin quảng cáo, tài nguyên du lịch, thời gian nhàn rỗi của du khách và sự
tác động của Nhà nước.
Trong lĩnh vực du lịch, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.Thị trường là đối tượng chủ yếu, là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả của các hoạt động du lịch. Thông qua mối quan hệ cung - cầu của thị trườ
ng
nhằm giải thích phương thức tương tác giữa năm khu vực chính của ngành du lịch:
(1) Các tổ chức lưu trú;(2) Các tổ chức vận chuyển;(3) Các tổ chức lữ hành;(4) Các
tổ chức xúc tiến;(5) Các điểm du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách.
1.1.1.4 Khách du lịch
Tháng 9/1968, Hội nghị của WTO họp tại Roma đã chính thức xác định
phạm trù khách du lịch và khách du lịch Quốc t
ế như sau:

Khách du lịch là những người lưu lại ít nhất một đêm tại một nơi mà không
phải là nhà mình và mục đích của sự duy chuyển này không phải là để kiếm tiền.
Khách du lịch quốc tế là những người đi ra nước ngoài với mục đích viếng
thăm người thân, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham gia vào các hội nghị, hội thảo quốc
tế, ngoại giao, thể thao, th
ực hiện công vụ ( ký kết hợp đồng mua bán, thăm dò thị
trường…) và có lưu trú qua đêm tại đó.
1.1.1.5 Ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều khu vực ngành
khác nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
8


Theo Victor T.C. Middleton trong tác phẩm Marketing in Travel and
Tourism ( tái bản lần thứ hai, NXB Bulterworth Heinemann, Oxford 1994, tr.4) thì
năm khu vực chính trong ngành du lịch gồm:
Khu vực vận chuyển: Bao gồm các hãng hàng không, hãng tàu biển, phà
thuyền, tàu hỏa, nhà điều hành xe bus, xe khách, công ty cho thuê xe…
Khu vực lưu trú: Bao gồm các khách sạn, lữ quán, nhà hàng, khu nghỉ mát,
trung tâm hội nghị, trung tâm triển lãm, căn hộ, biệt thự, nông trại…
Khu vực tổ chức lữ hành: Nhà điều hành du lịch, nhà bán sỉ, mô giới du lịch,
đại lý du lịch bán lẽ, nhà tổ ch
ức hội nghị, đại lý đặt chỗ…
Khu vực điểm du lịch: Bao gồm công viên giải trí, viện bảo tàng và trưng
bày nghệ thuật, công viên quốc gia, công viên hoang dã, di tích lịch sử và các trung
tâm thể thao, thương mại…
Khu vực tổ chức điểm đến: Bao gồm cơ quan du lịch quốc gia (NTO), cơ
quan du lịch vùng, cơ quan du lịch địa phương và các Hiệp hội du lịch…
1.1.1.6 Các loại hình du lịch
Theo các tiêu chí như: Phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, nhu cầu làm

nảy sinh hoạt động du lịch, đối tượng khách du lịch, phương tiện giao thông,
phương tiện lưu trú được sử dụng, thời gian đi du lịch, vị trí địa lý sẽ có các sản
phẩm tương ứng.
Căn cứ vào nhu cầu của du khách: Có thể có những loại hình sau
Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Đáp ứng nhu cầu điều tr
ị bệnh, phục hồi sức
khỏe của khách. Ngày nay, một số nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã biết kết
hợp có hiệu quả việc khai thác sử dụng các nguồn nước khoáng, suối nước nóng,
khí hậu biển trong lành…với kinh doanh dịch vụ phục vụ đối tượng khách du lịch
này. Nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe của khách du lịch đôi khi chỉ
đơn giản là
muốn được gần gũi với thiên nhiên hay thay đổi môi trường sống hằng ngày. Vì
vậy, loại hình du lịch này đòi hỏi phải có điều kiện thiên nhiên tốt như bờ biển, sông
suối, hồ nước, cao nguyên… những nơi có khí hậu trong lành.
Du lịch tham quan: Là những chuyến đi qua nhiều địa danh du lịch, đặc biệt
là các khu di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc… nó gắn liền với nhu
9


cầu làm tăng thêm sự hiểu biết của khách về kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của
người dân địa phương nơi mà họ đến thăm. Khách du lịch thường rất quan tâm đến
phương tiện di chuyển và các thông tin về điểm tham quan.
Du lịch thể thao: Nhu cầu, sở thích của khách gắn liền với một môn thể thao
nào đó như leo núi, bơi lội…
Du lịch có tính chuyên nghiệp: Nó gắn liền vớ
i yêu cầu nghề nghiệp. Khách
du lịch đi đến một địa danh nào đó với những mục đích rõ ràng và có sự chuẩn bị
cho những nội dung cần giải quyết tại nơi đến. Khách du lịch của loại hình này
thường là các nhà khoa học về tự nhiên, môi trường hoặc văn hóa nghệ
thuật…Khách đề ra mục đích rõ ràng và yêu cầu tìm hiểu về những nơi họ tham

quan thường rất cao, rấ
t cụ thể, đồng thời họ cũng có nhu cầu cao về trang thiết bị,
tiện nghi và người giúp việc phục vụ cho các nội dung liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu.
Du lịch công vụ hay còn gọi là du lịch kết hợp với công tác: Đối tượng khách
chủ yếu là những người đi dự hội nghị, hội chợ, lễ kỷ niệm, đi thảo luận trao đổi ký
kết vă
n bản hợp tác, trao đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…Loại
khách này có nhu cầu cao về phòng ngủ, nhà hàng, phòng họp và hệ thống tiện nghi
đi kèm như dịch thuật, máy chiếu phim, điện thoại… các chương trình tham quan
du lịch, vui chơi giải trí phụ trợ.
Du lịch có tính chất xã hội: Khách đi du lịch kết hợp với thăm viếng người
thân, quê hương…loại khách này chủ yếu phát triển
ở những nước có kiều dân nước
ngoài như Việt Nam, Anh…
Du lịch sinh thái, du lịch xanh…: Là những loại hình du lịch đang có xu
hướng phát triển rất mạnh. Chúng ta đang sống trong một môi trường công nghiệp,
tiếp xúc với máy móc tiếng ồn, không khí nóng bức bụi bặm, tác phong làm việc
khẩn trương theo khuôn phép và luôn căng thẳng…Do đó mới phát sinh nhu cầu
được trở về với thiên nhiên, được thư giãn trong không khí trong lành của môi
trường nguyên sinh; tìm hiểu về con người, cuộc sống và những điều huyền bí, kỳ
diệu của tự nhiên, đồng thời góp tay gìn giữ bảo tồn tài nguyên và môi trường đó
10


bằng cách tạo cơ hội về việc làm và làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương,
lợi ích kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý.
Căn cứ theo quốc tịch của khách: có thể chia thành 2 loại
Du lịch nội địa: Là loại hình mà công dân của một nước đi du lịch dưới bất
kỳ hình thức nào trong phạm vi quốc gia của nước mình.

Du lịch quốc tế
: Là loại hình du lịch mà công dân của một nước đi du lịch ở
các nước khác. Quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các nước trên cơ sở hai bên cùng có
lợi tác động tích cực đến sự phát triển du lịch quốc tế.
Căn cứ theo phương tiện giao thông mà khách sử dụng để đi du lịch: Có thể
có các loại hình như du lịch bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy
bay…Thời gian gần đây đã có xuất hiệ
n loại hình du lịch bằng tàu vũ trụ để bay vào
không gian, tuy còn khá mới và chi phí khá cao nhưng loại hình này hứa hẹn sẽ phát
triển mạnh mẽ trong tương lai.
1.1.2 Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch phát triển làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, củng
cố mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thờ
i góp phần phân phối lại thu nhập quốc
dân giữa các địa phương, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, thúc đẩy các
nền kinh tế khác phát triển, mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế. Giải quyết
việc làm cho xã hội.Làm giảm quá trình đô thị hóa; du lịch là phương tiện truyền
thông quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà; Đánh thức các nghề thủ công
mỹ nghệ cổ truyề
n.Thắt chặt đoàn kết, hữu nghị giữa các vùng, các quốc gia.
Phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ cho địa
phương và cho đất nước. Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định: Du lịch là một ngành
xuất khẩu vô hình hoặc du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế
cao. Khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng, họ sẽ tiêu thụ một khối lượng
lớn nông sản, thực phẩm dưới dạng những món ăn, đồ uống và mua hàng hóa, sản
phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ
nghệ…Như vậy địa phương sẽ thu được một khoản ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả
cao.
11



Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan
hệ hai chiều. Khi nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch
của người dân càng tăng lên, do đó ngành du lịch có điều kiện để phát triển. Ngành
du lịch phát triển sẽ là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên
quan, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện đời sống của một bộ phận
dân cư, như vậy sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển hơn nữa.
Ngành du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh
của các ngành khác trong nền kinh tế.Đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủ công mỹ
nghệ và hàng tiêu dùng. Ngành du lịch đã mở ra thị trường tiêu thụ ngay tại đất
nước mình thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn các sả
n phẩm của những
ngành này cho du khách. Từ đó thúc đẩy các ngành cải tiến kỹ thuật, quy trình sản
xuất kinh doanh…để tạo ra nhiều loại sản phẩm mới. Ngoài ra nó còn gián tiếp kéo
theo sự phát triển của một số ngành có liên quan như xây dựng, giao thông vận tải,
ngân hàng, bưu chính viễn thông…
Ngành du lịch góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối
ngoại và giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế gi
ới thông qua việc mở rộng các
phương tiện giao thông vận chuyển khách du lịch, trao đổi hàng hóa…và quan trọng
hơn là làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước khác nhau trên
thế giới.
Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái của cùng địa phương thông
qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, việc phát triển
các ngành nghề để cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch và việc giao lưu giữa
người dân địa phương và khách du lịch.
Phát triển du lịch nội địa không những góp phần sử dụng triệt để công suất
của cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho người dân địa phương được sử dụng các

dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động đồng tiền nhàn rỗi trong nhân
dân…mà nó còn là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con
người, là phương tiện quan trọng giúp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống đấu
tranh dân tộc, lòng yêu nước và niềm tin giữa con người với con người.
12


1.2 Lý luận về chiến lược
1.2.1 Khái niệm về chiến lược
Theo Alfred chandler “Chiến lược là sự xác định các mục đích và mục tiêu
cơ bản lâu dài của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn
lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”. Còn trong quản trị kinh doanh, người ta
định nghĩa: “Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các
kế ho
ạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó”.Theo William J.Glueck: “Chiến
lược là kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết
kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện”.
Theo Michael E. Porter (1996) “ Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là sự
tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (What not
to do), bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive
afvantages).
Như vậy có thể kết luận lại, chiến lược là những định hướng một cách bài
bản cho những bước đi của công ty từ hiện tại hướng tới tương lai, ở đó t
ổ chức
phải giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một
môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường và đáp ứng
mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức. Các chiến lược này giúp
công ty định hình được con đường đi của mình, từng bước tích lũy các nguồn lực và
sử dụng một cách tập trung các nguồn lực

đó một cách tối ưu.
1.2.2 Các loại chiến lược
Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở ba cấp độ khác
nhau: Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, chiến lược đơn vị kinh doanh, chiến
lược bộ phận hay chức năng. Tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức
giống nhau gồm các giai đo
ạn cơ bản: Phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ mà
mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến
lược. Ba cấp chiến lược này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp
13


dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới
có khả năng thành công và đạt hiệu quả.
Chiến lược có thể được xây dựng để nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo
sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ lại được phát
triển ở cấp độ các đơn vị kinh doanh.Vai trò của doanh nghiệp là quản lý các đơn vị
kinh doanh và phát triển sản phẩm sao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có
tính cạnh tranh và có khả năng đóng góp vào thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh
nghiệp.
1.2.2.1 Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp
Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định những định hướng của tổ
chức trong dài hạn nhằm hoàn thiện nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tă
ng trưởng.
Chiến lược ở cấp doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh
doanh ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và
phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau. Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp có các
đặc điểm như sau:
Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp: Bao gồm việc

xác định các mục tiêu, các dạng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến
hành cách thức quản lý và phối kết hợp các hoạt động.
Định hướng cạnh tranh: Đó là việc xác định thị trường hoặc đoạn thị trường
mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh.
Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng: Chiến
lược tổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng (synergy) giữ
a các
hoạt động thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị
độc lập hoặc giữa các hoạt động riêng rẽ.
Thực hành quản trị: Chiến lược cấp doanh nghiệp cho phép xác định cách
thức quản lý các đơn vị kinh doanh hoặc các nhóm hoạt động. Doanh nghiệp có thể
thực hiện công tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức
quản lý tậ
p quyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh ( đối với
phương thức quản lý phân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng.
14


Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo giá trị gia tăng thông qua việc quản lý
danh mục tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự thành công đối với
mỗi hoạt động trong dài hạn, phát triển các đơn vị kinh doanh và hơn nữa đảm bảo
các hoạt động được phối kết hợp hài hòa với nhau.
1.2.2.2 Chiến lược các đơn vị kinh doanh
Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là mộ
t bộ phận trong doanh nghiệp,
một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kết hợp hóa một
cách độc lập. Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng
chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty. Để thực hiện
chiến lược này, doanh nghiệp phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ
cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty.

Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối
kết hợp giữa các đơn vị tác nghiệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo
vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị
quản lý. Chiến lược quản
trị kinh doanh liên quan đến:
Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.Dự đoán những thay đổi
của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích
nghi và đáp ứng những thay đổi này. Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh
tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặ
c thông
qua các hoạt động chính trị.
Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản ( chiến lược giá thấp,
chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng ở cấp
độ đơn vị chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các tác
động bất lợi từ năng lực cạnh tranh.
1.2.2.3 Chiến lược bộ phận chức n
ăng
Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp.Chiến lược
ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh
và các bộ phận của chuỗi giá trị.Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính,
nguồn lực hay nghiên cứu và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các
15


nguồn lực mà thông qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện
một cách hiệu quả.
Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các
cấp cao hơn. Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào cho chiến lược cấp đơn
vị kinh doanh và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ như việc cung cấp
thông tin về nguồn nhân lực và các chức năng cơ bản mà chiến lược ở các cấp cao

hơn cần phải dựa vào; các thông tin về khách hàng, sản phẩm và cạnh tranh.Một khi
các cấp chiến lược cao hơn được thiết lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai
đường lối này thành các kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo s
ự thành
công của chiến lược tổng thể.
1.2.3 Quy trình xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong tiến trình quản
trị chiến lược. Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh gồm năm bước
1.2.3.1 Thiết lập mục tiêu
Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được
trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện
chính xác những gì công ty muốn thu được.
Mục tiêu được phát triển từ sứ mạng, nhưng riêng biệt và cụ thể hơn.Nó xác
định những trạng thái, cột mốc hay kết quả, mà doanh nghiệp mong muốn đạt được
sau một thời gian nhất định. Mục tiêu tổng quát thường đề cập đến trạng thái hay
cột mốc. Còn mục tiêu cụ thể thường là những chỉ tiêu về mức lợ
i nhuận, năng suất,
vị thế cạnh tranh….
1.2.3.2 Phân tích môi trường
Phân tích môi trường không chỉ là nhiệm vụ trong xây dựng chiến lược mà
còn là trong tất cả các giai đoạn của quản trị chiến lược. Phân tích môi trường
không chỉ giúp nhà quản trị nhận dạng được các yếu tố bên trong, bên ngoài có ảnh
hưởng đến quản trị chiến lược mà còn nhận dạng các cơ hội và nguy cơ từ môi
trường bên ngoài đem lại, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của môi trường
bên trong. Người ta chia môi trường của tổ chức thành môi trường bên ngoài và môi
trường bên trong.
16


1.2.3.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
sản xuất kinh doanh đó. Bao gồm năm yếu tố cơ bản: Các yếu tố đối thủ cạnh tranh,
những khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn mới và sản phẩm thay thế.
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tấ
t cả các ngành kinh doanh nhưng không
nhất thiết phải theo một cách nhất định. Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp
doanh nghiệp nhận thấy được mình đang trực diện với những gì. Các nhà quản trị
của các doanh nghiệp thường chọn các yếu tố chủ yếu sau đây của môi trường vĩ
mô để nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế, các yếu tố Chính Phủ và chính trị, những
yếu tố xã hội, yế
u tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật – công nghệ và yếu tố dân số.
1.2.3.2.2 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong là phân tích tất cả các yếu tố và hệ thống bên
trong của doanh nghiệp nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của tổ chức
trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm
để đạt được l
ợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức
năng: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế toán,
marketing và nề nếp tổ chức chung.
1.3 Công cụ đề hình thành chiến lược
1.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận này cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin
kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, chính phủ, công
nghệ và cạnh tranh. Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài:
Liệt kế các yếu tố bên ngoài chủ yếu.
Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố.Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải
bằng 1.0.

Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để
cho thấy
cách thức mà các chiến lược hiện tại của ngành phản ứng với yếu tố này. Trong đó,

×