Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.22 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC
CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC
CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. LƢU KHÁNH THƠ

HÀ NỘI, 2016



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
7. Đóng góp mới ................................................................................................ 9
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ CHÂN
DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI .............. Error! Bookmark not defined.
1.1. Thể chân dung văn học .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái quát về quá trình phát triển của thể chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đƣơng đại ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Hành trình sáng tác của Hồ Anh TháiError!

Bookmark

not

defined.
1.3.1. Con người ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Quá trình sáng tác .............................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ
ANH THÁI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNGError!

not defined.

1

Bookmark


2.1 Đặc điểm trong cảm hứng dựng chân dungError!

Bookmark

not

defined.
2.1.1. Cung cấp tư liệu .................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Cắt nghĩa một thời văn học ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cảm hứng ngợi ca ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tƣợng dựng chân dung .......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Đối tượng dựng chân dung là những nhà văn, nhà văn hóa ........ Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Chân dung văn học được tái hiện qua các tác phẩmError! Bookmark
not defined.
2.3. Đặc điểm về góc độ lựa chọn đối tƣợng Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tiếp cận từ góc độ người trong cuộc .... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tiếp cận từ điểm nhìn hiện tại .............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ
ANH THÁI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨCError! Bookmark
not defined.
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............. Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Miêu tả ngoại hình ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Miêu tả tâm lý....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Ngôn ngữ ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Giọng điệu ............................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chân dung văn học là một thể loại đã xuất hiện trong nền văn học nước
ta từ lâu, thời văn học trung đại, một số bài tựa, bình… của các tác giả cũng
đã mang dáng dấp chân dung, hoặc có yếu tố chân dung. “Bước vào thời kì
văn học hiện đại, thể chân dung văn học được du nhập từ phương Tây vào
nước ta, ban đầu cũng bị lẫn vào phê bình (Thi nhân Việt Nam của Hoài
Thanh - Hoài Chân, 1941; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, 1942…) sau
dần dần tách ra trở thành một thể độc lập. Từ sau 1945 trở lại đây, nền văn
học Việt Nam hiện đại chứng kiến hàng loạt các bài chân dung văn học của
chính các nhà văn viết về nhau và của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Những tác phẩm như Những gương mặt - Chân dung văn học của Tô Hoài
(Nxb Hội Nhà văn, 1997), những bài viết của Nguyễn Đức Bính về Hồ Xuân
Hương và Ngô Tất Tố, của Nguyễn Tuân về Thạch Lam, Nguyên Hồng… là
những ví dụ.”[11,tr.1]
Từ sau Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986,
đất nước ta có nhiều đổi mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội. Bước
vào Đổi mới, nền văn học của nước ta chuyển động mạnh mẽ về nhiều mặt.
Đây cũng là thời kỳ nhiều giá trị văn hoá, văn chương được nhìn nhận, định
vị lại. Cùng với sự cởi mở hơn về quan niệm văn chương, sự tự do dân chủ

hơn trong không khí sáng tác và tiếp nhận, đời sống văn học đã phát triển trên
cả bề rộng lẫn bề sâu. Nền kinh tế thị trường từng bước phát triển giúp cho
quyền con người, quyền cá nhân được đề cao, tạo điều kiện cho văn học “mở
rộng cách nhìn”, mở rộng đề tài, mở rộng hướng thể hiện. Nhiều sự kiện văn
học quá khứ, nhiều số phận văn chương cùng nhiều vấn đề phức tạp của quá
khứ gần, xa… đã được tái dựng theo một cái nhìn mới, thấu tình đạt lý hơn.
3


Đây là tiền đề cho sáng tác văn học, trong đó có thể chân dung văn học phát
triển lên một bước mới. Và vì thế thể tài chân dung văn học đáng trở thành
một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu, độc lập.
Văn nghệ sĩ là những nhân vật của cuộc sống. Khi nghiên cứu văn học,
nghiên cứu các tác giả, tác phẩm, dựa vào những tập chân dung người đọc sẽ
được cung cấp rất nhiều tư liệu về tiểu sử, cuộc đời không chỉ của một con
người bình thường mà còn là một nhân vật văn học. Đối tượng chính của chân
dung văn học là các văn nghệ sĩ – phần lớn là các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
Tuy nhiên, những kiến thức cần thiết về tiểu sử, con người lại chỉ được gói
gọn trong những mục tiểu dẫn ngắn. Và như thế là chưa đủ để tạo nên những
hứng thú cho học sinh và giáo viên khi học, khi dạy. Đôi khi, những mẩu
chuyện tiểu sử tác giả mà giáo viên giảng lại thu hút học sinh, giúp học sinh
nhớ lâu hơn về tác phẩm, tăng sự say mê ở các em. Chính vì thế, để giúp học
sinh và giáo viên chủ động sáng tạo thì việc vận dụng các kiến thức của thể
chân dung văn học là rất cần thiết.
Nhà văn Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ An.
Ông đã lao động nghiêm túc, cật lực trên từng con chữ, đã chứng tỏ được một
sức viết mãnh liệt và trở thành một trong những tác giả viết nhiều nhất trong
vòng 20 năm nay với hơn 30 đầu sách. Sách của ông thường được phát hành
với số lượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ.
Hồ Anh Thái được biết đến như một hiện tượng văn học, khi nghiên

cứu về văn nghiệp của ông mà không nói về thể chân dung văn học thì quả là
một thiếu sót không nhỏ. Hồ Anh Thái là người từng trải, sống ở nhiều nơi,
làm việc nhiều, giỏi ngoại ngữ, nền tảng học vấn vững chắc, có vốn sống
phong phú, quen biết rất nhiều các nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng, am hiểu nhiều
vùng miền, nhiều nền văn hóa vì thế thể chân dung văn học của ông có nhiều
đặc sắc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
4


Trên đây là những lý do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn Đặc điểm thể
chân dung văn học của Hồ Anh Thái làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy có hai vấn đề sau:
Thứ nhất là thể chân dung văn học đã từng được đề cập tới trong một
số tài liệu:
Trên thế giới cũng như ở nước ta có nhiều tác giả viết về chân dung văn
học như: M. Gorky, K. Pautopxki… hay Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Xuân
Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh, Hồ Anh Thái…
Đến với Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu được xem là tiếp cận khá
sớm với thể chân dung văn học qua các cuốn Chân dung văn học (NXB
Thuận Hóa, 1990). Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đưa ra ý kiến của
mình về chân dung văn học. Tại Lời giới thiệu cuốn Nhà văn Việt Nam hiện
đại - chân dung và phong cách, NXB Trẻ TP.HCM: “Phát hiện ra một cách
đầy đủ và chính xác phong cách nghệ thuật của một nhà văn, tôi cho là một
điều cực khó. Khó nhất là tìm ra tính thống nhất của phong cách. Còn dựng
chân dung văn học lại có cái khó khác. Phải làm sao “chớp” được những nét
tiêu biểu, những chi tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với
văn sáng tác. Nó là một thứ bút ký về người thật việc thật. Phải có điều kiện
tiếp xúc nhiều với người thật. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để
dựng cảnh, dựng người, tạo không khí… Có người vẽ chân dung chỉ dựa vào

những chi tiết của con người nhà văn trong đời sống. Có người thì chỉ dựa
vào văn của ông ta. Riêng tôi muốn phối hợp cả hai. Làm sao văn và người
soi sáng lẫn cho nhau. Tôi quan niệm cái tôi ngơài đời và cái tôi trong văn của
người nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thống nhất- không phải thống nhất ở bề
ngoài, ở bề nổi (bề nổi nhiều khi có vẻ rất khác nhau), mà ở bề sâu, ở bản chất
tâm hồn của ông ta. Tìm ra chỗ thống nhất này cũng là điều thú vị nhưng rất
5


khó”[29,tr.9]. Ta được chiêm ngưỡng hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà
thơ gạo cội của văn học Việt Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Nguyễn Huy Thiệp, Hoài Thanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế
Lan Viên, Hoàng Cầm, Quang Dũng, … Tất cả họ đều là những tác giả từ đầu
thế kỉ XX đến nay, mà Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Đây là thời kì, trong
giới cầm bút, có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân.”
Mở đầu cuốn Chân dung văn học do Vương Trí Nhàn tuyển chọn,
NXB Hội nhà văn, nhà nghiên cứu này đã viết: “Chân dung văn học là một
thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình văn học. Nhiệm vụ
của nó là phác họa ra hình ảnh của một nhà văn, một nghệ sĩ, một nhà hoạt
động xã hội… Mỗi chân dung văn học thường được hình thành từ sự tổng hợp
hồi ức, kỷ niệm nhưng cũng có thể chỉ gồm suy nghĩ, tưởng tượng của nhà
văn về đối tượng được nói tới (thường xảy ra trong trường hợp vẽ lại chân
dung một người đã qua đời từ lâu). Đằng nào cũng vậy, ở đây không chỉ có
khuôn mặt của người được phác họa chân dung, mà còn cho thấy một phần
hình ảnh của tác giả tức “họa sĩ” đã đứng ra “vẽ” bức chân dung đó” [32,tr.5].
Năm 2005, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Vương Trí Nhàn tiếp tục
bổ sung những ý kiến của mình về chân dung văn học. Trong cuốn Những bài
giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, NXB ĐHSP, Nguyễn Đăng
Mạnh viết: “Dựng chân dung tất phải dựa vào nhiều chi tiết trong cuộc sống

ngoài đời của nhà văn. Tuy nhiên, theo tôi, cái đích cao nhất của chân dung
vẫn là nhằm vào người cầm bút. Vì chân dung cũng là một dạng của phê bình
văn học. Nắm được sự thống nhất từ trong chiều sâu, trong phần hồn cốt giữa
văn và người để từ người mà rọi sáng cho văn, đó là quan niệm của tôi về
chân dung văn học. Quan niệm như thế thì những chân dung cũng có thể xem
là những “trợ thủ” rất hữu ích cho các bài giảng về tác gia văn học” [30,tr.6].
6


Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục (tái bản 2007) định nghĩa:
“Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó không
thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử
chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần
của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội
nổi tiếng”[14,tr.55].
Chân dung văn học cũng được đề cập đến trong một số bài viết trên các
tờ báo - tạp chí. Các tác giả như Nguyên An, Lại Nguyên Ân, Đức Dũng, Văn
Giá… đã đề xuất những ý kiến của mình về thể chân dung văn học trong một
số bài viết trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nhà văn, Văn học, tuần báo
Văn nghệ…
Không thể nào không kể đến bài viết sâu sắc “Thể chân dung văn học từ
1986 đến nay” của tác giả Văn Giá, đăng trên ,
ngày 3/9/2014. Trước khi đi vào nội dung chính, tác giả đã đưa ra định nghĩa
về thể chân dung văn học, sau đó ông lý giải những nguyên nhân thúc đẩy sự
phát triển của thể chân dung văn học ở nước ta từ năm 1986 (nhất là quãng từ
năm 2000) đến nay. Ông nêu rõ “Thể chân dung văn học được coi là một thể kí
đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp giữa việc dựng chân dung tinh thần nhà văn (theo
cách gần với sáng tác) và đánh giá, phân tích các sáng tác cũng như phong cách
nhà văn (theo cách gần với phê bình văn học).”
Bên cạnh đó, chân dung văn học cũng là đề tài nghiên cứu của khá

nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Đã có một số công trình nghiên
cứu thể tài này như: luận án Tiến sĩ Chân dung văn học – lịch sử thể loại đặc trưng (Nguyễn Quốc Luân -1993), các khoá luận tốt nghiệp Đại học như:
So sánh nghệ thuật dung chân dung văn học của Nguyễn Tuân và Vũ Bằng
(Cao Thị Thuỷ – 2005, Đại học Vinh), các luận văn thạc sĩ như: Cảm hứng
7


nghiên cứu phê bình trong thể chân dung văn học từ 1986 đến nay (Nguyễn
Song Hào - 2015- Đại học sư phạm Hà Nội 2), Đặc điểm nổi bật của thể tài
chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại (Phan An Na – Đại học
Vinh)… các công trình này đều xoay quanh một số vấn đề cơ bản về khái
niệm thể chân dung văn học; đặc điểm, khía cạnh nổi bật của thể tài chân
dung văn học cũng như phong cách của người dựng chân dung. Một số bài
viết đi vào phân tích, đánh giá một số tác phẩm chân dung văn học cụ thể như
Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa.
Có thể thấy rằng chân dung văn học đã và đang trở thành một thể loại
hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới sáng tác.
Thứ hai là, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương
Hồ Anh Thái. Điều đó chứng tỏ các sáng tác của Hồ Anh Thái luôn nhận
được sự quan tâm của công chúng, càng khẳng định ông là một hiện tượng
của nền văn chương. Chỉ tính riêng những khóa luận, luận văn nghiên cứu về
tác phẩm và phong cách văn chương của ông cũng không ít: Mai Thanh Hiền
(2013), Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Đà Nẵng; Phan Thị Thanh Hoài (2014), Tiểu luận văn học của Hồ Anh
Thái, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh; Vũ Đình Vụ (2014), Nhân vật
tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội...
Tuy nhiên, chưa có một công trń h nào đi sâu vào nghiên c ứu thể chân
dung văn học của Hồ Anh Thái một cách cụ thể, bài bản, hệ thống. Trên cơ sở
những công trình đi trước, người viết đã học hỏi, nghiên cứu về đặc điểm nổi

bật thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái với hy vọng luận văn của mình
có thể trở thành một nguồn tư liệu cần thiết cho những ai yêu thích về thể
chân dung văn học và tác giả Hồ Anh Thái.

8


3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm nói chung và đặc
điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái để từ đó thấy những đóng góp của
ông trên phương diện thể chân dung vào nền văn học đương đại nước nhà.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung tìm hiểu sự phát triển thể chân dung văn học
trong nền văn học đương đại.
- Tìm hiểu những điểm đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật thể chân
dung văn học của Hồ Anh Thái thông qua việc phân tích những tác phẩm của
ông. Qua đó thấy được những đóng góp cũng như tài năng của ông trên văn đàn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào đặc điểm nổi bật về mặt nội
dung và hình thức nghệ thuật thể chân dung văn học của tác giả Hồ Anh Thái
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khảo sát qua các tác phẩm Họ đã trở thành nhân vật của tôi; Tự kể
và Lang thang trong chữ của Hồ Anh Thái
+ So sánh với chân dung văn học của các tác giả khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, trong quá trình làm chúng tôi
đã sử dụng nhiều phương pháp: Phương pháp phân tích văn bản, Phương pháp
hệ thống – cấu trúc, Phương pháp phân tích – tổng hợp kết hợp một số thao
tác: Thống kê, phân loại, so sánh được sử dụng một cách thường xuyên nhằm
làm nổi bật những tương đồng và khác biệt giữa thể chân dung văn học của

Hồ Anh Thái với các tác giả khác.
7. Đóng góp mới
- Khẳng định đóng góp của thể chân dung văn học vào đời sống văn học.

9


- Mang lại nguồn tư liệu cần thiết, chân thực, cụ thể cho những ai yêu
thích và nghiên cứu về tác giả Hồ Anh Thái cũng như thể chân dung văn học
của ông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam và
hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái
Chương 2: Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ
phương diện nội dung
Chương 3: Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ
phương diện hình thức

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyên An (2005), Chân dung văn học ở Việt Nam - nguồn gốc và sự
ra đời, Tạp chí Nhà văn, (số 10), tr.43-54.

2.


Tạ Duy Anh (chủ biên) (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.

3.

Lại Nguyên Ân (1984), Xung quanh thể tài chân dung văn học, tuần báo
Văn nghệ, (số 49), tr.9-10.

4.

Vũ Bằng (2002), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

5.

Vũ Thị Búp (2012), Chân dung nhà văn qua phỏng vấn văn học của Lê
Thanh và Nguyễn Ngu Í, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường
ÐHSP Hà Nội, Hà Nội.

6.

Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lí luận văn học so sánh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

7.

Phạm Thị Thuỳ Dương (2002), Chân dung và đối thoại: Chân dung văn
học, Bình luận văn học, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh.


8.

Đặng Anh Đào (2006), Tháng ba đi tìm thời gian đã mất, in trong Tiếng
nói tri âm, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

9.

Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài - đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà
Nội.

10.

Văn Giá (2008), Viết cùng bạn viết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

11.

Văn Giá (2014), Thể chân dung văn học từ 1986 đến nay,
, 03/09/2014.

12.

Nguyễn Thị Xuân Giang (2003), Nghệ thuật dựng chân dung văn học
của Vương Trí Nhàn, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh.

13.

Macxim Gorki (1970), Gorki bàn về văn học, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
11



14.

Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15.

Nguyễn Song Hào (2015), Cảm hứng nghiên cứu, phê bình thể chân
dung văn học từ 1986 đến nay, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa
Việt Nam, trường ĐHSP Hà Nội 2, Hà Nội.

16.

Mai Thanh Hiền (2013), Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh
Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

17.

Tô Hoài (2000), Cát bụi chân ai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

18.

Phan Thị Thanh Hoài (2014), Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, Luận
văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh.

19.

Lại Thị Thu Huyền (2006), Chân dung văn học của Tô Hoài, Luận văn
thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.


20.

Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà
Nội.

21.

M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

22. Nguyễn Quốc Luân (1992), Về chân dung văn học trong sách giáo khoa,
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (số 5), tr.7
23. Nguyễn Quốc Luân (1993), Thể chân dung văn học trong văn học Việt
Nam từ đầu những năm 1930 đến nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ
Văn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Quốc Luân (1999), Chân dung văn học – lịch sử thể loại - đặc
trưng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
25. Quý Long, Kim Thý (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Lao động, Hà Nội.
26.

Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hoà, Thành Thế Thái Bình (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
12


27.

Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.


28.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh.

29.

Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và
phong cách, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

30.

Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác gia văn học Việt
Nam hiện đại, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

31.

Phan An Na (2008), Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học
trong văn học Việt Nam đương đại, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học
Vinh, Nghệ An.

32.

Vương Trí Nhàn (tuyển chọn) (2000), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.

33.

Phan Ngọc (2001), Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Hà Nội.


34.

Ý Nhi (2008), Những gương mặt – những câu thơ, Nxb Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.

35.

Nhiều tác giả (1995), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

36.

Nhiều tác giả (2006), Chân dung các nhà văn hiện đại Việt Nam, tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37.

Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.

38.

Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.

39.

Mai Văn Phấn (1999), Người cùng thời, Nxb Hải Phòng.

40.


Nguyễn Văn Quang (1996), Mảng chân dung văn học trong sáng tác
của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.

13


41.

Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng
tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.

42.

Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.

43.

Bùi Ngọc Tấn (2005), Viết về bè bạn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

44. Hồ Anh Thái (2000), Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, Hà Nội
45. Hồ Anh Thái (2000), Tự kể, Nxb Trẻ, Hà Nội.
46. Hồ Anh Thái (2005), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
47. Hồ Anh Thái (2006), Bốn lối vào nhà cười, Nxb Đà Nẵng.
48. Hồ Anh Thái (2007), Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội
49. Hồ Anh Thái (2006), Mười lẻ một đêm, Nxb Đà Nẵng.
50.


Hoài Thanh, Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

51.

Nguyễn Huy Thắng (2008), Những chân dung song hành, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.

52.

Đỗ Lai Thúy (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng
và thách thức, Nxb Thế Giới.

53.

Cao Thị Thuỷ (2005), So sánh nghệ thuật dung chân dung văn học của
Nguyễn Tuân và Vũ Bằng, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh.

54.

Trần Nhã Thụy (2005), Chuyện lạ văn nghệ sỹ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội.

55.

Lê Hữu Tỉnh, Phạm Khải (2007), Kể chuyện bút danh nhà văn, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

56.

Xuân Tùng (1994), Nhà văn qua con mắt những người thân, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.


57.

Tạ Tỵ (1996), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

58.

Đoàn Nhã Văn (2007), Phác thảo mười lăm chân dung văn học, Nxb
Văn học, Hà Nội.
14


59.

Vũ Đình Vụ (2014), Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái,
Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà
Nội...

60.

A.Xâytlin (1986), Lao động nhà văn, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

15



×