Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bài số 2 khảo sát kiến thức và các yếu tố liên quan của bà mẹ có con bị tiêu chảy vào điều trị tại bệnh viện năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.91 KB, 33 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử
vong cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiêu chảy là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Hàng năm ước
tính vẫn còn 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, và không dưới 3,4 triệu trẻ
tử vong vì tiêu chảy. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi mắc 3,3 – 9 đợt tiêu chảy
trong 1 năm.
Theo thống kê của Bệnh viên Nhi Trung ương trung bình trẻ bị tiêu chảy 3
lần/năm trong đó nhóm trẻ tại vùng nông thôn có tỷ lệ mắc cao 5-6 lần/năm do ý
thức vệ sinh kém, trẻ không được chăm sóc cẩn thận.
Tại khoa nhi Bệnh viện theo thống kê hàng năm tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy nhập
viện đứng sau viêm đường hô hấp và thường tăng vào các tháng mùa hè nóng ẩm
và mùa đông
Để phòng tránh mắc bệnh và giảm tử vong do tiêu chảy ngoài vấn đề điều trị
bằng thuốc thì một trong những điều dễ thực hiện và ít tốn kém là cải thiện kiến
thức về bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ qua truyền thông và tư vấn. Hiện tại chưa có
nghiên cứu nào về kiến thức của bà mẹ trong phòng chống và điều trị bệnh tiêu
chảy cũng như các mối liên quan đến bệnh này. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Khảo sát kiến thức và các yếu tố liên quan của bà mẹ có con bị tiêu
chảy vào điều trị tại Bệnh viện năm 2016”. Với mục tiêu :
1.

Khảo sát kiến thức và các yếu tố liên quan của các bà mẹ có con ở độ tuổi 0 – 5

2.

tuổi đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức của các bà mẹ với bệnh tiêu
chảy.


1


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN
1.1

Định nghĩa
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước 3 lần hoặc hơn trong 24h.
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày.
1.2 Dịch tễ học
Bệnh lây truyền qua đường phân – miệng : Thức ăn, nước uống bị nhiễm
bẩn do phân của người hoặc súc vật mang mầm bệnh là nguồn gây bệnh.
1.2.1 Các yếu tố nguy cơ
- Vật chủ :
+ Tuổi trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn, giảm kháng
thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện.
+ Suy dinh dưỡng : Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy
thường kéo dài hơn.
+ Suy giảm miễn dịch : Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời sau khi mắc bệnh sởi,
nhiễm virus khác hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài dễ mắc tiêu chảy và tiêu chảy
kéo dài.
- Tập quán, điều kiện môi trường sống :
+ Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh
+ Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
+ Nước uống không sạch hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
+ Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
+ Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách.
+ Không rửa tay sau khi đi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ

ăn.
1.2.3 Tác nhân gây bệnh
- Virus : Rota virus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy nặng và đe dọa tình
mạng cho trẻ dưới 2 tuổi. Các virus khác gây tiêu chảy : Adenovirus, Enterovirus,
Norwalkvirus.
2


- Vi khuẩn : Echerichia Coli, trực khuẩn lị Shigella, Campylobacter jejuni,
Samonella enterocolitica, Vi khuẩn tả Vibrio cholerae.
- Kí sinh trùng : Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Cryptosporidium.
1.3 Hậu quả của tiêu chảy phân nước
Do tiêu chảy chưa số lượng lớn và Bicarbonat, nên hậu quả cáp tính của tiêu
chảy phân nước là :
- Mất nước, mất Natri : Tùy theo sự tương quan giữa số lượng nước và
muối, người ta chia ra ba loại mất nước.
- Nhiễm toan chuyển hóa : Do mất nhiều bicarbonat trong phân, nếu chức
năng thận bình thường thận sẽ điều chỉnh và bù trừ, nhưng khi giảm khối lượng
tuần hoàn gây suy giảm chức năng thận, nhanh chóng dẫn tới nhiễm toan.
- Thiếu Kali : Do mất ion Kali trong phân khi bị tiêu chảy đặc biệt là ở trẻ
suy dinh dưỡng
1.4 Triệu chứng lâm sàng
1.4.1 Triệu chứng tiêu hóa
- Tiêu chảy : Xảy ra đột ngột. Phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày,
trường hợp do lị thì phân có nước lẫn máu hoặc máu mủ.
- Nôn : Thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do Rota virus
hoặc tiêu chảy do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần 1 ngày.
- Biếng ăn : Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ
thường từ chối các thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước.
1.4.2 Triệu chứng mất nước

Khi trẻ bị tiêu chảy cần phải tiến hành ngay đánh giá tình trạng mất nước.
- Khai thác bệnh sử : Phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy, phân lỏng
toàn nước. Bù ít hoặc không được bù nước bằng đường uống làm nguy cơ mất
nước càng tăng thêm, nếu vẫn được uống nước hay uống oresol tại nhà thì nguy cơ
mất nước sẽ giảm bớt.

3


- Toàn trạng : Trẻ tỉnh táo bình thường khi chưa có biểu hiện mất nước. Vật
vã, kích thích, quấy khóc khi có biểu hiện mất nước. Trẻ mệt lả, li bì, hôn mê khi
trẻ bị mất nước nặng hoặc sốc do giảm khối lương tuần hoàn.
- Khát nước.
- Mắt : Có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.
- Nước mắt : Quan sát khi trẻ khóc to có nước mắt không ? Trẻ khóc to
không có nước mắt khi bị mất nước trung bình.
- Miệng và lưỡi : Dùng ngón tay khô và sạch sờ trực tiếp vào trong miệng và
lưỡi trẻ để khám, nếu trẻ bị mất nước khi rút ngón tay thường khô, không có nước
bọt.
- Độ chun giãn da : Khi véo da thành nếp ở vùng bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp
véo da thường mất nhanh, khi nếp véo da mất đi chậm (hoặc rất chậm trên 2 giây)
là biểu hiện của mất nước nặng.
- Thóp trước : Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình, thóp trước lõm hơn bình
thường và rất lõm khi mất nước nặng.
- Chân tay : Bàn chân và tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu hồng.
Khi mất nước nặng và bị sốc bàn chân tay lạnh, ẩm, móng tay nhợt, da có nổi vân
tím khi trẻ bị sốc.
- Mạch : Khi bị mất nước nặng, mạch quay rất nhanh và yếu, khi bị sốc do
giảm khối lượng tuần hoàn mạch quay hoàn toàn không bắt được tuy nhiên mạch
bẹn vẫn có thể bắt được.

- Thở : Trẻ thở nhanh, khi bị mất nước nặng và toan chuyển hóa. Cần phân
biệt với viêm phổi nếu trẻ không có ho hoặc co kéo lồng ngực.
- Cân bệnh nhi : Ban đầu rất quan trọng để xác định khối lượng dịch uống và
truyền tĩnh mạch, cần cân lại sau khi đã hoàn toàn hồi phục nước và theo dõi quá
trình bù nước.
1.4.3 Triệu chứng toàn thân :
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cần đánh giá :
- Tình trạng dinh dưỡng
4


- Sốt và nhiễm khuẩn : Trẻ tiêu chảy có thể bị nhiễm khuẩn phối hợp hoặc bị
sốt rét nếu ở các vùng có dịch sốt rét lưu hành tại địa phương hoặc ở trẻ nhỏ mất
nước có thể gây sốt.
1.4.4 Các xét nghiệm lâm sàng
- Điện giải đồ : Xác định tình trạng rối loạn điện giải
- Công thức máu : Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong bệnh nhiễm
khuẩn.
- Soi phân tươi :
+ Tìm hồng cầu, bạch cầu trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập hoặc lị.
+ Tìm ký sinh trùng : Cấy phân : thường ít giá trị chẩn đoán và điều trị vì kết quả
muộn.
1.5 Chẩn đoán
Bảng đánh giá tình trạng mất nước của bệnh nhân tiêu chảy cấp (theo Tổ
chức Y tế Thế giới)
Dấu hiệu

Không mất nước

Có mất nước


Mất nước nặng

Nhìn
Toàn trạng

Tốt. Tỉnh táo*

Vật vã. Kích thích*

Li bì,hôn mê, mệt lã *

Mắt

Bình thường

Trũng

Rất trũng và khô

Nước mắt



Không có

Không có

Miệng lưỡi


Ướt

Khô

Rất khô

Khát

Không khát, uống
bình thường*

Khát, uống háo
hức*

Uống kém hoặc không
thể uống*

Sờ

Nếp véo da mất
nhanh*

Nếp véo da mất
chậm < 2 giây*

Nếp véo da mất rất
chậm > 2 giây *

Bệnh nhi không có
dấu hiệu mất nước


Nếu có 2 dấu hiệu
Nếu có 2 dấu hiệu trở
trở lên,trong đó có ít lên,trong đó có ít nhất

Véo da
Chẩn đoán

5


nhất 1 dấu hiệu *
Điều trị

Phác đồ A

1 dấu hiệu *

Phác đồ B

Phác đồ C

Dấu * là những dấu hiệu quan trọng.
1.6 Điều trị
1.6.1 Hồi phục nước điện giải :
Tùy theo mức độ mất nước mà bù nước và điện giải đã mất theo phác đồ A,
phác đồ B, phác đồ C.
Phác đồ A điều trị tại nhà : có 4 nguyên tắc
+ Cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung
dịch pha chế tại nhà như nước cháo muối, nước gạo rang hoặc ORS, 1 gói ORS

hòa với 1 lít nước uống được, có thể để trong 24 giờ. Cho uống 50ml – 100ml sau
mỗi lần tiêu chảy ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi; 2 – 10 tuổi, cho uống 100ml – 200ml; trẻ
trên 10 tuổi uống tới lúc hết khát.
+ Tiếp tục cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường để phòng suy dinh dưỡng.
+ Không bắt nhịn ăn, kiêng khem, phải đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
Khi trẻ không có dấu hiệu mất nước tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn như thường.
+ Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, mất nước nặng, khi các dấu hiệu mất nước đã bớt
tiếp tục cho trẻ bú mẹ, cho ăn dần thức ăn khác và trở lại chế độ ăn bình thường
càng sớm càng tốt.
+ Khi trẻ khỏi tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm một bữa một ngày để trẻ lấy lại cân nhanh
chóng.
+ Cho trẻ uống bổ sung kẽm hàng ngày trong 10 – 14 ngày.
+ Đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ có 1 trong những biểu hiện : Đi ngoài rất nhiều
lần, nôn tái diễn, khát nước nhiều, ăn uống kém, bỏ bú, sốt cao hơn, có máu trong
phân.
Phác đồ điều trị B
Phác đồ điều trị C
1.6.2 Điều trị nhiễm khuẩn
6


Không được dùng kháng sinh cho mọi trường hợp tiêu chảy, kháng sinh
dùng không đúng chỉ định sẽ làm tiêu chảy kéo dài. Kháng sinh chỉ được chỉ định
trong : Lỵ trực khuẩn, lỵ amip, đơn bào Giardia, tả, Campylobacter.
Thuốc phiện, imodium làm giảm nhu động ruột, có nhiều tai biến khi sử
dụng như liệt ruột, chướng bụng, ngộ độc, không được dùng để điều trị tiêu chảy
cấp.
1.7 Phòng bệnh tiêu chảy
1.7.1 Nuôi con bằng sữa mẹ
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho ăn dặm sau 6

tháng
- Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, không phải dùng chai đầu vú, thức ăn dễ bị ô
nhiễm, bú mẹ giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy.
- Sữa mẹ có chứa kháng thể, là thức ăn hoàn hảo trong 6 tháng đầu.
- Sữa mẹ không tốn kém.
- Sữa mẹ không bị dị ứng hoặc dung nạp sữa.
1.7.2 Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam
- Thức ăn bổ sung đủ chất dinh dưỡng : đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và
chất khoáng.
- Chế biến, bảo quản thức ăn, nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
1.7.3 Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống
1.7.4 Rửa tay sạch bằng xà phòng
Sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ và trước khi làm thức ăn, cho trẻ ăn và
chăm sóc trẻ.
1.7.5 Tiêm phòng sởi
Trẻ em mắc bệnh sởi sau khi khỏi dễ mắc tiêu chảy, lỵ nặng dễ bị tử vong.
Tiêm vắc xin sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan tới tiêu chảy trẻ
dưới 5 tuổi [1], [2].
1.8 Chế độ ăn khi bị tiêu chảy

7


Mặc dù trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm
hơn bình thường, nhưng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt
quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng
khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu
không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
* Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy :
- Gạo (bột gạo), khoai tây.

- Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
- Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose.
- Dầu thực vật.
- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế
độ ăn thích hợp.
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ : Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số
lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà
trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.
+ Trẻ từ 6 tháng tuổi : Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm
nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc,
trứng, sữa ... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu
để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã
nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước
quả như : chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm ... để tăng thêm lượng kali, beta
caroten, vitamin C ...
* Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy :
+ Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều
đường vì những thức uống, đồ ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực
thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
+ Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng.
8


+ Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc
nhiều hơn.
+ Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng
cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền[1],[2].


9


CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm tất cả các bà mẹ có con ở độ tuổi 0 – 5 tuổi bị tiêu chảy nhập viện với
chẩn đoán bệnh chính là Tiêu chảy tại khoa Nhi Bệnh viện từ tháng 2 năm 2016
đến tháng 12 năm 2016.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn như : câm, điếc, tâm thần ...
- Bà mẹ không thể trả lời hoàn chỉnh bộ câu hỏi phỏng vấn.
Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu thuận tiện
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu
Bảng câu hỏi gồm 14 câu hỏi ngắn gọn, phù hợp mọi loại trình độ của bà mẹ
2.2.3 Phương pháp tiến hành
Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có
con ở độ tuổi 0 – 5 tuổi đang điều tri tiêu chảy tại khoa Nhi Bệnh viện.
2.2.4 Các hằng số giá trị trong nghiên cứu
- Tuổi : gồm 3 giá trị ( dưới 25 tuổi, từ 25 – 30 tuổi, trên 30 tuổi)
- Nghề nghiệp : gồm 4 giá trị ( Làm ruộng, công nhân, cán bộ viên chức,
khác)
- Trình độ học vấn :
+ Cấp I, II : từ lớp 1 đến lớp 9.

+ Cấp III : từ lớp 10 đến lớp 12.
+ Trên cấp III : Trung cấp, cao đẳng , đại học, sau đại học.
10


- Các câu hỏi liên quan đến kiến thức của bà mẹ trả lời với 2 giá trị Đúng và
Sai.
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học .

11


CHƯƠNG III

DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm xã hội học của mẹ
Bảng 3.1 Đặc điểm xã hội học của bà mẹ
Đặc điểm của mẹ
Địa chỉ

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Thành thị

29

72,5%


Nông thôn

11

27,5%

40

100

< 25 tuổi

16

40%

25 – 30 tuổi

20

50%

>30 tuổi

4

10%

40


100

Cấp I, II

14

35%

Cấp III

20

50%

Trên cấp III

6

15%

Cán bộ nhân viên

6

15%

Công nhân

22


55%

Làm ruộng

12

30%

Khác

0

0

Tổng cộng

Tuổi

Tổng cộng

Trình độ học vấn

Tổng cộng

Nghề nghiệp

Tổng cộng

Nhận xét : 72,5% bà mẹ sống ở thành thị và 27,5% sống ở nông thôn. 50%

đối tượng nghiên cứu ở nhóm tuổi 25 đến 30 tuổi. Về trình độ học vấn, 50% bà mẹ
có trình độ cấp III, 35% cấp I, II và 15% Cao đẳng hay Đại học.
12


3.2 Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy
Bảng 3.2 Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy
Dấu hiệu

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Đi ngoài phân lỏng

38

95%

Nôn

39

97,5%

Bụng chướng

31

77,5%


Kém ăn, kém bú

05

12,5%

Nhận xét : - Có 95% số bà mẹ cho rằng ỉa phân lỏng là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy
- Có 97,5% số bà mẹ cho rằng nôn là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy
Bảng 3.3 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Virus

36

90%

Vi khuẩn

02

5%

Ký sinh trùng


03

7,5%

Nấm

02

5%

Khác

06

15%

Nhận xét : Tỷ lệ bà mẹ cho rằng virus là nguyên nhân gây bệnh chiếm: 90%
có thể tác dụng của truyền thông đối với bênh tiêu chảy do rotavirus

Đường lây

Bảng 3.4 Đường lây của bệnh tiêu chảy
Số bà mẹ
Tỷ lệ %

Đường máu

01

2,5%


Đường tiêu hóa

36

90%

13


Đường hô hấp

03

7,5%

Khác

04

10%

Nhận xét : Tỷ lệ bà mẹ được hỏi cho rằng đường lây của bệnh tiêu chảy là
đường tiêu hóa : 90% phù hợp với các khảo sát trước đây
Bảng 3.5 Thói quen làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp
Nguy cơ làm tăng tiêu chảy

Số bà mẹ

Tỷ lệ %


15

37,5%

Cai sữa mẹ trước 1 tuổi

06

15%

Cho trẻ bú bình

10

25%

Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn

32

80%

Không xử lý phân hợp lý

24

60%

Chế biến thức ăn không hợp vệ sinh


09

22,5%

Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu

-

Nhận xét :
Tỷ lệ bà mẹ trả lời không rửa tay sau khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ tiêu chảy:
80%
Tỷ lệ bà mẹ trả lời nguy cơ làm tăng tiêu chảy do cai sữa mẹ trước 1 tuổi
thấp:15%
15% do việc truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ bị hạn chế có thể liên quan
đến nhóm đối tượng là công nhân
Bảng 3.6 Cho trẻ ăn khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy
Cho trẻ ăn khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Ăn nhiều hơn thường ngày

37

92,5%


Ăn như thường ngày

03

7,5%

Ăn ít hơn thường ngày

01

2,5%

Không cho ăn, kiêng khem

01

2,5%

14


Tổng cộng

40

100%

Nhận xét : Tỷ lệ bà mẹ trả lời cho trẻ ăn nhiều hơn thường ngày khi trẻ mắc
tiêu chảy: 92,5% phù hợp với nhiều khảo sát trước đây
Bảng 3.7 Cho trẻ bú khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy

Cho trẻ bú khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Bú nhiều hơn thường ngày

37

92,5%

Bú như thường ngày

03

7,5%

Bú ít hơn thường ngày

01

2,5%

Ngưng cho bú khi trẻ hết tiêu chảy

01

2,5%


Tổng cộng

40

Nhận xét : Tỷ lệ bà mẹ trả lời cho trẻ bú nhiều hơn thường ngày khi trẻ mắc
tiêu chảy: 92,5% phù hợp với nhiều khảo sát trước đây
Bảng 3.8 Cách sử dụng và tác dụng của gói Theresol ( ORS)
Cách sử dụng và tác dụng của gói Theresol (ORS)

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Nước pha

Nước sôi để nguội

39

97,5%

Theresol

Nước nóng

01

2,5%

(ORS)


Nước cháo

0

0

Thay thế dịch và muối đã bị mất

40

100%

Làm ngưng tiêu chảy

03

7,5%

Diệt vi khuẩn

0

0

Cung cấp dinh dưỡng

01

2,5%


Không rõ tác dụng

01

2,5%

*Tác dụng của
dung dịch
Theresol
(ORS)

Nhận xét:
15


-

Tỷ lệ bà mẹ trả lời dùng nước sôi để nguội để pha gói Theresol là: 97,5%
Tỷ lệ bà mẹ trả lời đúng tác dụng của dung dịch Theresol: 100%
Bảng 3.9 Hiểu biết của bà mẹ về nước bù dịch cho trẻ khi không có Theresol
(ORS)
Nước bù dịch cho trẻ khi không có Theresol (ORS)

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Nước chanh


01

2,5%

Nước dừa

04

10%

Nước cháo muối

40

100%

Nước sôi để nguội

0

0

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ biết dùng nước cháo muối thay thế Theresol :100%
Bảng 3.10 Dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Số bà mẹ

Tỷ lệ %


Đi vệ sinh nhiều lần, phân nhiều nước

28

70%

Ăn uống kém, bú kém

18

45%

Nôn nhiều lần

36

90%

Sốt cao

28

70%

Khát nước nhiều

15

37,5%


Có máu trong phân

4

10

Nhận xét :
-

Tỷ lệ bà mẹ cho rằng nôn nhiều là dấu hiệu nặng: 90%
Tỷ lệ bà mẹ cho rằng khát nước nhiều là dấu hiệu nặng thấp : 37,5% đây chính là
nguyên nhân trẻ vào viện trong tình trạng nặng

16


Bảng 3.11 Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

24

60%

Cho ăn dặm sau 6 tháng


14

35%

24

60%

35

87,5%

29

72,5%

07

17,5%

Chế biến, bảo quản thức ăn, nguồn nước đảm bảo vệ
sinh
Rửa tay bằng xà phòng : sau khi đi ngoài, thay tã lót
cho trẻ và trước khi làm thức ăn, cho trẻ ăn và chăm
sóc trẻ
Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh và xử lí an toàn
phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy
Tiêm phòng sởi


Nhận xét :
-

Tỷ lệ bà mẹ biết cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy là rửa tay bằng xà phòng chiếm

-

87,5%
Tỷ lệ bà mẹ trả lời sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh và xử lý an toàn phân trẻ nhỏ
bị tiêu chảy là phòng ngừa bệnh tiêu chảy:72,5%

17


Bảng 3.12 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với sự hiểu biết về
đường lây của bệnh tiêu chảy
Đặc điểm của mẹ

Đúng

Sai

Tổng số

n

10

4


14

%

71,4%

28,6%

100%

n

20

0

20

%

100%

0%

100%

Trên

n


6

0

6

Đại học

%

100%

0%

100%

n

36

4

40

%

90%

10%


100%

n

13

3

16

%

81,25%

18,75%

100%

n

19

1

20

%

95%


5%

100%

n

4

0

4

%

100%

0%

100%

n

36

4

40

%


90%

10%

100%

Cấp I, II

Cấp III

Tổng số
< 25 tuổi

25-30 tuổi

> 30 tuổi

Tổng số

Nhận xét :
-

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về đường lây của bệnh tiêu chảy tăng theo trình độ

-

văn hóa
Tỷ lệ bà mẹ ≤ 25 tuổi hiểu sai kiến thức về đường lây của bệnh tiêu chảy: 18,75%

18



Bảng 3.13 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với cho ăn,bú khi trẻ
mắc bệnh tiêu chảy
Đặc điểm của mẹ

Đúng

Sai

Tổng số

n

11

3

14

%

78,57%

21,43%

100%

n


20

0

20

%

100%

0%

100%

Trên

n

6

0

6

Đại học

%

100%


0%

100%

n

37

3

40

%

92,5%

7,5%

100%

n

14

2

16

%


87,5%

12,5%

100%

n

19

1

20

%

95%

5%

100%

n

4

0

4


%

100%

0%

100%

n

37

3

40

%

92,5%

7,5%

100%

Cấp I, II

Cấp III

Tổng số


< 25 tuổi

25-30 tuổi

> 30 tuổi

Tổng số

Nhận xét : Có mối liên quan giữa trình độ văn hóa và tuổi của mẹ với kiến thức
cho ăn khi trẻ mắc bệnh:
-

Tỷ lệ bà mẹ trình độ cấp I, II trả lời sai chiếm 21,43%
Tỷ lệ bà mẹ ≤ 25T trả lời sai chiếm 12,5%

19


Bảng 3.14 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với hiểu biết về cách
pha gói Theresol (ORS)
Đặc điểm của mẹ

Đúng

Sai

Tổng số

n


13

1

14

%

92,85%

7,15%

100%

n

20

0

20

%

100%

0%

100%


Trên

n

6

0

6

Đại học

%

100%

0%

100%

n

39

1

40

%


97,5%

2,5%

100%

n

15

1

16

%

93,75%

6,25%

100%

n

20

0

20


%

100%

0%

100%

n

4

0

4

%

100%

0%

100%

n

39

1


40

%

97,5%

2,5%

100%

Cấp I, II

Cấp III

Tổng số

< 25 tuổi

25-30 tuổi

> 30 tuổi

Tổng số

Nhận xét : Có mối liên quan chặt chẽ giữa trình độ văn hóa và tuổi của mẹ với
sự hiểu biết về cách pha gói Theresol (ORS)
-

Tỷ lệ bà mẹ trình độ cấp I, II trả lời sai chiếm 7,15%
Tỷ lệ bà mẹ ≤25T trả lời sai chiếm 6,25%


20


CHƯƠNG IV

BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm xã hội học của mẹ
Về đặc điểm xã hội học của bà mẹ, chúng tôi ghi nhận có 72,5% bà mẹ sống
ở thành thị và 27,5% sống ở nông thôn, 50% đối tượng nghiên cứu ở nhóm tuổi 25
đến 30 tuổi. Về trình độ học vấn, 50% bà mẹ có trình độ cấp III, 35% cấp I, II và
15% Cao đẳng hay Đại học. Tỷ lệ bà mẹ sống ở thành thị , trình độ học vấn từ cấp
III trở lên cao cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị cũng như tiên lượng bệnh
4.2 Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy
4.2.1 Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy 95% bà mẹ biết đi ngoài phân lỏng là dấu hiệu
của bệnh tiêu chảy, trong khi đó chỉ có 12,5 % đối tượng nghiên cứu cho rằng kém
ăn, bú là dấu hiệu của bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Phan Quốc Bảo, có
55,93% số bà mẹ hiểu biết đúng về định nghĩa bệnh tiêu chảy, các dấu hiệu mất
nước và dấu hiệu bệnh nặng[3] thì kết quả của chúng tôi cao hơn lý do có thể do
yếu tố địa lý , thời điểm nghiên cứu
4.2.2 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp như vi khuẩn, virus, nấm, kí
sinh trùng. Bảng 3.3 cho thấy phần lớn bà mẹ cho rằng nguyên nhân virus, chiếm
90%, vi khuẩn 5%, ki sinh trùng 7,5%, nấm 5%. Nguyên nhân do tác động của
truyền thông đối với bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus, các nguyên nhân khác như ký
sinh trùng, nấm còn xa lạ với cộng đồng và nhiều người chưa hiểu biết hết tầm
quan trọng của các tác nhân này trong việc gây ra bệnh tật cho con người, trong đó
có bệnh tiêu chảy cấp.
4.2.3 Đường lây của bệnh tiêu chảy

Việc nhận biết đường lây truyền của một bệnh rất quan trọng trong công tác phòng
chống bệnh đó. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy 90% số bà mẹ biết bệnh tiêu chảy lây
qua đường tiêu hóa cao hơn nghiên cứu của Trần Phan Quốc Bảo khi nghiên cứu

21


tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 51,3 % số bà mẹ xem bệnh tiêu chảy là bệnh
không lây lan[3]. Tỷ lệ này rất có ý nghĩa dịch tễ
4.2.4 Thói quen làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm
tăng lây lan cũng như tăng khả năng mắc bệnh tiêu chảy cấp. Bảng 3.5 chỉ ra rằng
có 80% số bà mẹ biết rằng việc không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn là
thói quen làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, không xử lý phân hợp lý 60% , không bú
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm 37,5% ,chế biến thức ăn không hợp vệ
sinh 22,5%. Những thói quen liên quan đến nuôi dưỡng trẻ như cai sữa mẹ trước 1
tuổi,cho trẻ bú bình chiếm tỷ lệ thấp, điều này cần lưu ý hơn nữa vì các kiến thức
này ít được nhắc đến trong tư vấn bệnh tật.
4.2.5 Cho trẻ ăn và bú khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy
Trong và sau khi bị tiêu chảy cấp, trẻ cần ăn và bú nhiều hơn thường ngày
để bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt do quá trình bệnh lý. Qua nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bà mẹ hiểu biết vấn đề này tương đối cao có 92,5% số bà
mẹ biết cho trẻ ăn nhiều hơn và cho bú nhiều hơn thường ngày.cao hơn nhiều so
với các nghiên cứu trước của Mạc Hùng Tắng và Trần Đỗ Hùng ghi nhận có
33,1% số bà mẹ cho con ăn nhiều hơn thường ngày khi bị tiêu chảy cấp[8]. Theo
Bùi Dũng và cộng sự thì có 74.15%

số bà mẹ cho ăn, bú nhiều hơn bình

thường[4]. Nguyễn Thị Gái và cộng sự khi nghiên cứu tại Bình Thuận đã ghi nhận

68,87% số bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy cấp [5].
Kiến thức cho ăn nhiều hơn khi bị tiêu chảy tưởng chừng như đơn giản, nhưng là
mối liên quan hết sức quan trọng trong vòng bệnh lý : tiêu chảy – suy dinh dưỡng –
bệnh tật và tử vong.
4.2.6 Cách sử dụng và tác dụng của gói Theresol (ORS)
ORS từ lâu đã được khẳng định là loại dung dịch tốt nhất để bù nước , điện
giải trong bệnh tiêu chảy và đã được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Do vậy,
việc hiểu biết về tác dụng cũng như cách pha dung dịch ORS có tầm quan trọng
trong điều trị bệnh tiêu chảy cũng như hạn chế biến chứng. Kết quả ở bảng 3.8 cho
22


thấy 97,5% bà mẹ biết dung nước sôi để nguội để pha gói ORS và 100% biết đúng
tác dụng của dung dịch ORS cao hơn của tác giả Trương Thanh Phương (84%) bà
mẹ biết sử dụng gói ORS[7]. Nguyễn Thị Gái, 75,4% bà mẹ biết cách pha gói
ORS[5]. Đây là kết quả tuyên truyền của các bộ y tế trong những năm qua, việc
cán bộ y tế cần phải hướng dẫn tuyên truyền sử dụng gói ORS làm thử và quan sát
bà mẹ pha gói ORS là rất quan trọng
4.2.7 Hiểu biết của bà mẹ về nước bù dịch cho trẻ khi không có ORS
Phần lớn các trường hợp tiêu chảy có thể điều trị ở nhà và nên điều trị càng
sớm càng tốt, trong trường hợp đó bà mẹ thường không có sẵn ORS. Vì thế hiểu
biết các dung dịch thay thế ORS giúp cho bà mẹ chủ động hơn trong điều trị. Bảng
3.9 ghi nhận 100% bà mẹ dùng nước cháo muối cao hơn kết quả của Trần Phan
Quốc Bảo nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế đã chỉ có 29,06% bà mẹ biết sử dụng
các dung dịch thay thế để bù nước khi con bị tiêu chảy[3] và của Trần Đỗ Hùng thì
69,6% bà mẹ biết dùng nước dừa và 16,1% biết sử dụng dung dịch muối đường khi
không có ORS[8]. Đây có thể ảnh hưởng do yếu tố vùng miền trình ,độ dân trí
,thời gian
4.2.8 Dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Như đã bàn luận ở trên phần lớn trẻ bị tiêu chảy cấp được điều trị tại nhà

hoặc cơ sở y tế. Dấu hiệu nặng quan trọng nhất để đưa trẻ đến cơ sở y tế là khát
nước nhiều và nôn nhiều lần. Bảng 3.10 cho thấy 70% số bà mẹ cho rằng đi vệ sinh
nhiều lần, phân nhiều nước hoặc sốt cao cũng là dấu hiệu nặng chỉ có 37,5% bà mẹ
cho rằng khát nước nhiều lần là dấu hiệu nặng Đây là điểm mà cán bộ y tế cần lưu
ý đẩy mạnh tuyên truyền vì nó là yếu tố quyết định đến yếu tố tiên lượng điều trị .
4.2.9 Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh tiêu chảy bao gồm vệ sinh ăn uống, tiêm
chủng phòng ngừa bệnh tật. Bảng 3.11 ghi nhận số bà mẹ cho rằng rửa tay bằng xà
phòng 87,5% là cách phòng ngừa tiêu chảy, 72,5% biết sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ
sinh và xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy,60% bà mẹ biết chế biến bảo quản
thức ăn, nguồn nước đảm bảo vệ sinh , nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Theo Trần
23


Phan Quốc Bảo, bà mẹ không có thói quen rửa tay bằng xà phòng thì tỷ lệ tiêu
chảy ở con cao hơn 17,3% so với bà mẹ có thói quen rửa tay bằng xà phòng,[3]
4.3 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với kiến thức bệnh
tiêu chảy
4.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với kiến thức về đường lây
của bệnh tiêu chảy
Việc hiểu rõ đường lây của bệnh tiêu chảy rất quan trọng bởi vì kiến thức
này giúp ta ngăn ngừa và hạn chế xuất hiện ở một vài cá thể cũng như cả cộng
động.
4.3.2 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với kiến thức cho ăn và cho
bú khi trẻ mắc bệnh
Bảng 3.13 ghi nhận có mối liên quan giữa trình độ văn hóa và tuổi của mẹ với
kiến thức cho ăn, cho bú khi trẻ mắc bệnh Tỷ lệ bà mẹ trình độ cấp I, II trả lời sai
chiếm 21,43% Tỷ lệ bà mẹ ≤25T trả lời sai chiếm 12,5%. Chúng ta đều biết rằng
phong tục chăm sóc trẻ em ở Việt Nam được lưu truyền từ bà mẹ sang con, trước
đây phần lớn các bà mẹ đều kiêng ăn, uống khi con bị tiêu chảy. Vì vậy, nhiều bà

mẹ không kể trình độ học vấn hay tuổi tác vẫn còn quan niệm cũ. Đây là điều
chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong công tác tư vấn dinh dưỡng bởi lẽ những kiến
thức này quyết định đến vấn đề hồi phục của trẻ sau điều trị trách cho trẻ bị suy
dinh dưỡng sau khi bị tiêu chảy.
4.3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với hiểu biết về cách pha
Theresol (ORS)
Bảng 3.14 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tuổi và trình độ học vấn
của mẹ với sự hiểu biết về cách pha gói ORS. Các bà mẹ có tuổi đời và học vấn
cao hơn có hiểu biết tốt hơn về cách pha gói ORS. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Mạc Hùng Tắng và cộng sự đã ghi nhận các bà mẹ trên 25 tuổi có hiểu
biết tốt hơn về gói ORS trong tiêu chảy cấp[8]. Điều này có thể được lý giải bà mẹ
tuổi đời lớn hơn sẽ có nhiều trải nghiệm hơn về bệnh tiêu chảy cấp, trong đó có
việc sử dụng gói ORS. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy cấp được điều trị tại nhà,
24


bà mẹ được phát gói ORS để tự pha cho trẻ uống. Sử dụng gói ORS cũng như dung
dịch ORS sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giúp trẻ chóng hồi phục hơn.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu 40 bà mẹ có con mắc bệnh tiêu chảy đang điều trị
tại khoa Nhi Bệnh viện 71 TW, chúng tôi có một số kết luận sau:
5.1.Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy






95% số bà mẹ biết được dấu hiệu của bệnh tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng
90% số bà mẹ cho rằng virus là nguyên nhân gây bệnh
90% số bà mẹ cho rằng đường lây của bệnh tiêu chảy là đường tiêu hóa
80% số bà mẹ biết rằng việc không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn




là thói quen làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp.
92,5% số bà mẹ biết cho trẻ ăn,bú nhiều hơn thường ngày khi trẻ mắc tiêu chảy
97,5% số bà mẹ biết dùng nước sôi để nguội để pha gói Theresol và 100% biết




đúng tác dụng của dung dịch ORS
100% số bà mẹ biết dùng nước cháo muối khi không có dung dịch ORS
90% số bà mẹ biết dấu hiệu nặng là nôn nhiều lần và 70% biết đi vệ sinh nhiều lần,



sốt cao là dấu hiệu đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Có 87,5% rửa tay bằng xà phòng, 72,5% biết sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh và
xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy,60% bà mẹ biết chế biến, bảo quản thức ăn,
nguồn nước đảm bảo vệ sinh,60% nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để phòng ngừa
bệnh tiêu chảy
5.2 Một số yếu tố liên quan liên quan giữa đặc điểm xã hội của mẹ với kiến
thức bệnh tiêu chảy




Có mối liên quan chặt chẽ giữa trình độ văn hóa và tuổi của mẹ với kiến thức về



đường lây của bệnh tiêu chảy
Có mối liên quan chặt chẽ giữa tuổi và trình độ học vấn của mẹ với sự hiểu biết về
cách pha gói Theresol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
25


×