Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.63 KB, 23 trang )

Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I..................................................................................................................3
DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH SÓC
TRĂNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ AN SINH XÃ
HỘI............................................................................................................................... 3
I.1. DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH
SĨC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...................................................3
I.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ........................................................3
I.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam........................................................3
I.1.3. Các biểu hiện biến đổi khí hậu đến tài ngun, mơi trường, KTXH tỉnh Sóc
Trăng..........................................................................................................................3
I.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ
AN SINH XÃ HỘI........................................................................................................8
I.2.1. Tác động đời sống dân cư...............................................................................8
I.2.2. Tác động đến văn hóa – xã hội.....................................................................13
CHƯƠNG II............................................................................................................... 16
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ
GIẢI PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI.........................................................................16
II.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHỊNG CHỐNG DỊCH BỆNH, Ơ NHIỄM MÔI
TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG..................................16
II.1.1. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vệ sinh phòng dịch, nâng cao sức
khoẻ con người........................................................................................................16
II.1.2. Giải pháp vệ sinh môi trường – đặc biệt là môi trường nông thôn.............17
II.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI........................................................19
II.2.1. Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với


giải quyết việc làm...................................................................................................19
II.2.2. Quy hoạch vùng dân cư tránh ngập, nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân:...........................................................................................................................19
II.2.3. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên nghiên cứu xây dựng và áp
dụng các cơ chế bảo hiểm thích hợp để giúp người dân tham gia được nhằm
chuyển rủi ro cho các tổ chức tín dụng...................................................................20
II.2.4. Thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo bền vững..........20
II.2.5. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội
trong tỉnh..................................................................................................................20
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

II.2.6. Huy động sự tham gia của toàn cộng đồng để thực hiện tốt an sinh xã hội
..................................................................................................................................21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người được đánh giá là đa
dạng và nghiêm trọng nhất, làm tăng số người chết do bệnh tật (dịch tả, thương hàn,
sốt xuất huyết...) chủ yếu do thời tiết ngày một khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, lũ lụt
hoành hành với thời gian ngập lâu hơn… Ơ nhiễm mơi trường do biến đổi khí hậu và
nước biển dâng ngày một tăng, chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo, dịch bệnh ở
người và vật nuôi vẫn xảy ra không những làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người mà
ảnh hưởng cả về kinh tế người dân và an sinh xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu gây ra những tác nhân làm thay đổi môi
trường sống, thay đổi tập quán sinh hoạt và sản xuất một cách trầm trọng. Do đó, việc

“Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội” là rất cần thiết
trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Sóc Trăng.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

2


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

CHƯƠNG I
DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
I.1. DIỄN BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH
SĨC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC về biến đổi khí hậu cho thấy vào
cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Nam có thể tăng so
với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 là 2,4°C và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày
càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy, số lượng các trận bão
không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên,
đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số
lượng các trận bão lớn, lốc xốy cường độ mạnh tăng gấp đơi, trùng hợp với nhiệt độ
bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng
225.000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây
thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD. Gần

đây nhất “siêu bão” Nargis tại Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất
năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%
cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình
trạng ấm lên của Trái đất.
I.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Trên thực tế, tại Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí
hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa...) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn
hán...). Được biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C,
mực nước biển dâng 20 cm. Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới,
Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã
diễn ra với cường độ mạnh hơn trước.
Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố năm 2009, nhiệt độ trên tăng ít nhất 1,1 – 1,9°C, nhiều nhất 2,1 –
3,6°C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều nhất từ 1,8 – 10,1%, mực nước biển
dâng ít nhất 65cm, nhiều nhất 100cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Tác động
tiềm tàng BĐKH ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu: tài nguyên
nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe.
I.1.3. Các biểu hiện biến đổi khí hậu đến tài ngun, mơi trường, KTXH tỉnh Sóc
Trăng
I.1.3.1. Nhiệt độ
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khơ từ tháng 12 đến tháng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội


4 với gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 25 năm (1985 2009) dao động trong khoảng 26,5 - 270C, và đỉnh điểm là vào năm 2009 (đạt 27 0C),
nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu
hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”.
Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên tồn cầu và biến đổi khí hậu đã thể
hiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt
độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng
từ 35,1 - 37,10C (chênh lệch 2,00C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 20,70C (chênh lệch 4,00C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua
các năm 14,4 - 19,50C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày
càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,4 0C,
năm 2006, 2008 là 15,10C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.
Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do tháng 4 là thời kỳ chuyển
tiếp từ gió mùa Đơng Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây cũng là thời kỳ nắng nóng nhất
trong mùa khơ. Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời
tiết nóng trên tồn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau
so với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,4 0C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005,
2006, 2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 270C). Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng
của hiện tượng La Nina (giảm nhiệt độ bề mặt đại dương – trái ngược với hiện tượng
El Nino) nên nhiệt độ trung bình của năm tại tỉnh đã giảm xuống còn 26,6 0C (là một
trong những năm thấp nhất trong giai đoạn 1985 - 2009) và đây cũng là năm mà viện
nghiên cứu không gian NASA cho là lạnh nhất kể từ đầu thập kỷ đến nay. Tuy nhiên
tổ chức khí tượng thế giới (WMO) sau khi tổng hợp dữ liệu từ hai cơ quan giám sát
khí hậu của Anh và Mỹ lại kết luận, năm 2008 vẫn nằm trong số 10 năm nóng nhất
lịch sử, Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 15,1 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình năm
1961-1990, mức tham chiếu chuẩn.
Biểu đồ: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1985 - 2009

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
I.1.3.2. Lượng mưa
Tại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các

tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Mưa ở Sóc Trăng thường khơng kéo dài
liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau số ngày mưa bình quân
khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả
năm với tổng lượng mưa đạt khoảng 1,176mm. Tuy nhiên vào những tháng mùa khơ
trùng với thời kỳ gió mùa Đơng Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tổng lượng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

mưa chỉ đạt khoảng 171mm. Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 50mm, Lượng mưa thấp hoặc không mưa thường xảy ra vào tháng 1 - 2.
Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng
cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp,
thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng
thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên tồn cầu là vào mùa mưa, tần suất
mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể, trong những năm qua mưa thường đến
sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ khơng cịn theo quy luật của mấy chục năm
trước. Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1
năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ
thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc
triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm
2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15
ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10).
Biểu đồ: Diễn biến lượng mưa ngày lớn nhất trong năm (1985 – 2009)

Biểu đồ: Diễn biến tổng lượng mưa năm (1985 – 2009)


Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
I.1.3.3. Mực nước
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sơng rạch trong tỉnh Sóc Trăng
diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối
năm và đầu năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc nửa tháng 3 năm
sau hàng năm), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao
hơn những năm trước.
Biểu đồ: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1985 – 2009

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
I.1.3.4. Xâm nhập mặn
Biểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985 - 2009)
được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Maspero
cho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm từ (tháng 1 đến nửa đầu tháng 5) xâm
nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ xâm nhập mặn vào hệ
thống sơng ngịi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp
từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn. Có
những năm do mùa mưa kết thúc sớm hơn và xâm nhập mặn đã nhập quá sâu vào
trong cửa sông và nội đồng. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc
vào lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy
triều trên tồn vùng theo thời gian và tổng lượng.
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sơng Cửu Long theo sơng Hậu thì vào mùa kiệt,

lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lịng sơng
nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khơ
lượng dịng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm
nhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Những dòng chảy trên tồn hệ thống sơng
Mekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dịng chảy đổ ra
cửa biển rất thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những
ngày triều cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km.

Biểu đồ: So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo

Biểu đồ: So sánh độ mặn thấp nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

6


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Biểu đồ: Độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng, cao
nhất vào năm 2005 do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng
thời tiết nóng trên tồn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khơ hạn
kéo dài. Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến
thất thường và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối
tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở
mức thấp hơn cùng kỳ năm ngối. Trong khi đó gió Đơng Bắc hoạt động khá mạnh và
thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã

xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của
hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các
nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong
tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần
Đề 26,6‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc Trăng 5,2‰.
I.1.3.5. Hạn hán
Hạn hán Sóc Trăng đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm, mùa
khô trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 hàng năm
và kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau hàng năm. Tuy nhiên, theo số
liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn
biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những
năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng vào
năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 - 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9);
năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 - 9/6, đợt 2 từ 17/7 - 27/7, đợt 3
từ 5/9 - 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ 10/7
- 21/7, đợt 3 từ 22/8 - 31/8).
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

7


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

I.1.3.6. Bão, áp thấp nhiệt đới
Trong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệt
đới là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật. Đối với bão trước đây tại nước ta thường
xảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ;
tháng 8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Theo số
liệu thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam Việt Nam đã xuất

hiện 33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển Sóc Trăng. Tuy ít
bão nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão lịch sử đã ghi nhận
bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Sóc
Trăng).
Những năm gần đây quy luật đó khơng cịn nữa mà nó đã trở nên bất thường,
số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh
rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn.
Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá
khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Sự biến đổi khí
hậu cịn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến sự hạn
hán và mưa không theo quy luật. Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuất
hiện El Nino đã xảy ra nhiều cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số khơng khí lạnh
(gió mùa đơng bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đơng ấm hơn
bình thường ở các tỉnh phía Bắc. Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng
La Nina với biểu hiện là những cơn bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gây
mưa nhiều trên diện rộng kèm theo giông lốc. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới
thườmg xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nói
chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc
Trăng khơng nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình
thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đơng, một số cơn bão có cường độ
rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng
về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và
trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề và người và của. Riêng trong
năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả
nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.
I.1.3.7. Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng
nóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xốy đã có sự thay đổi, tăng lên
và tác động ngày càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khơ, mùa mưa có lượng mưa

tương đối nhiều, thường xun xảy ra lốc xốy, giơng, sét
I.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ
AN SINH XÃ HỘI
I.2.1. Tác động đời sống dân cư
• Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng thiên nhiên gây ảnh hưởng rất lớn đến tự
nhiên, quá trình phát triển KTXH của tỉnh. Thực tế nhiều dẫn chứng đưa ra về tác
động ban đầu của BĐKH đối với sức khỏe con người là nguy cơ đối mặt với các hiện
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

8


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

tượng thời tiết thái cực ngày càng tăng (lốc xoáy, bão, lũ lụt...). Dưới tác động của
BĐKH, sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm cho mơi trường sống
của con người bị thay đổi là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi. BĐKH ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe người dân tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là người dân tộc, người già, trẻ
em và phụ nữ. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người,
dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần
kinh.
Đặc biệt, thời gian qua tỉnh Sóc trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung cũng đang
xuất hiện một số bệnh thường gặp ở người và động vật, như sốt suất huyết, bệnh tả, cúm
gia cầm, bệnh heo tai xanh... Tuy nhiên nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường
hơn (như bệnh sốt xuất huyết), mức độ lây lan rộng hơn và gây ra những thiệt hại đáng
kể.
- Về vệ sinh mơi trường:
Với tình hình vệ sinh môi trường hiện nay của tỉnh chưa cao, tỷ lệ số hộ dân có

nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế cịn rất thấp và khơng đồng đều ở các
vùng, tại khu vực nông thôn phần lớn các hộ đều sử dụng các loại hình nhà tiêu không
đảm bảo tiêu chuẩn như nhà tiêu ao cá, nhà tiêu 2 ngăn nhưng khơng có ống thơng
hơi... Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh trong tỉnh cũng chưa cao, phần lớn người dân vùng
nông thôn sử dụng nước mưa, giếng khoan làm nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt.
Nước sạch và vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng do bão lũ làm phát tán các loại
chất thải sinh hoạt và chăn nuôi vào môi trường, gây ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là môi
trường đất, nước. Hàm lượng các chất độc hại, cặn lơ lửng, vi sinh vật trong nước tăng
cao vào mùa lũ, người dân một số khu vực sẽ phải sử dụng các nguồn nước không đảm
bảo chất lượng, sức khỏe bị ảnh hưởng và có thể phát sinh các đợt dịch bệnh mới. Cụ
thể, lượng mưa tăng cùng với mực nước biển dâng cao vào mùa mưa lũ sẽ phá huỷ hệ
thống nước thải và các nhà vệ sinh tại các huyện trũng thấp như Mỹ Tú, Ngã Năm,
Thạnh Trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vùng trũng. Điều đó tạo ra mơi
trường sinh sôi cho các loại vi khuẩn là những tác nhân trực tiếp gây ra những loại
bệnh tật thường gặp như tiêu chảy, bị bệnh về đường hô hấp,... thành phần vật truyền
nhiễm (véc tơ truyền bệnh) có giai đoạn sống trong nước thay đổi, cùng với các bệnh
lây lan theo nguồn nước khác, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự
nhiên, bệnh từ nơi khác đến làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong vùng và các
vùng lân cận.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

9


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Hình: Mưa gây ngập úng tại xã Long Hưng huyện Mỹ Tú
Mặt khác, BĐKH sẽ làm thay đổi môi trường nước vào mùa khô hạn, mực nước

ngầm tầng nông bị tụt giảm, giảm trữ lượng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của con người. Hiện tại, trên toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 90% người dân sử dụng
nguồn nước ngầm làm nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn
nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn đã khiến người dân tại các huyện ven biển như Vĩnh
Châu, Cù Lao Dung và một phần huyện Trần Đề bị thiếu nước ngọt sử dụng. Thiếu
nước sử dụng dẫn đến việc khai thác nước ngầm tràn lan càng làm gia tăng tình trạng
thiếu nước ngọt sử dụng, rất nhiều hộ dân phải khai thác sâu vào lòng đất trên 100 m
mới có nước sử dụng, tuy nhiên nguồn nước này cũng không ổn định. Việc thiếu
nguồn nước sạch sử dụng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân và nguy cơ
mắc bệnh cao.
Thêm vào đó, các bãi rác tại các thị trấn huyện đa phần đều là các bãi rác hở,
ẩm thấp. Khi nước triều dâng cao thì các bãi rác này đều bị ngập, nước rác rò rĩ ra
ngồi mơi trường xung quanh gây tác động đến mơi trường và sức khỏe người dân tại
khu vực.
• Biến đổi khí hậu đe dọa đến sinh kế của người dân
BĐKH tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại tỉnh Sóc Trăng bao gồm
nhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật, sản lượng cây trồng và
vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp… Khi những yếu tố môi trường, môi trường sống,
cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Từ đó kéo theo tập qn canh
tác của người dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều hướng khơng có
lợi. Đồng thời, những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con người trong
việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo.
- Tác động do giảm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi tự nhiên, ảnh hưởng tới
an ninh lương thực trong tỉnh:
Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả đời sống người dân tỉnh Sóc Trăng, đặc
biệt là những người nghèo khu vực nơng thơn, khu vực trũng thấp, ven biển…, họ
chính là một trong những nhân tố luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc
đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ dân số nơng thơn
cao chiếm 81,56% dân số tồn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 11,84% (theo điều tra sơ
bộ ngày 01/4/2010). Về hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đứng thứ hạng cao trong

khu vực ĐBSCL và cả nước, đặc biệt hộ nghèo thuộc đối tượng là bà con dân tộc. Cho
đến nay, tỷ lệ đói nghèo ở Sóc Trăng theo tiêu chuẩn mới cịn 25% tương đương với
58.868 hộ. Ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cịn trên 32%.
Để kiếm kế sinh nhai người dân các vùng nơng thơn tỉnh Sóc Trăng sống cuộc sống tự
cung tự cấp. Sinh kế của họ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời tiết và nguồn
nước tự nhiên, phương thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứng
nhu cầu cơ bản của mình thường là những hoạt động sinh kế có liên quan tới môi
trường tự nhiên và những người nghèo ở đây chủ yếu làm nơng ngiệp và nghề đánh
bắt. Do đó, họ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi BĐKH và nước biển dâng. Khi
môi trường bị xuống cấp, đa dạng sinh học bị mất đi, hoặc khả năng tiếp cận của họ tới
những nguồn tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo.
Tại tỉnh Sóc Trăng, nơng nghiệp và thủy sản là hai thế mạnh của tỉnh, thành
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

10


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

phần phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tỷ lệ dân số nông nghiệp và lao
động nông nghiệp của tỉnh cao, hiện chiếm khoảng 72% dân số và 63% lao động. Đời
sống của một bộ phận dân cư nông thơn trong tỉnh đến nay vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn nhất là vùng đồng bào Khmer, sản xuất còn mang nặng tính thủ cơng, chưa đa
dạng hóa cây trồng vật nuôi,... là những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống
của người dân dưới tác động của BĐKH gây ra. Đồng thời, trong những năm gần đây,
Sóc Trăng ln phải gánh chịu những thay đổi thất thường của thời tiết. Các hiện
tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn, nhiệt độ tăng cao hơn, tình trạng hạn hán,
mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều

cường tăng đột biến ảnh hưởng ngày càng nhiều đến sinh kế người dân trong tỉnh, đặc
biệt là 03 huyện vùng ven biển, các huyện trũng thấp, cụ thể:
+ Các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành là những huyện có địa
hình tương đối thấp và là khu vực trồng lúa và cây hoa màu chính của tỉnh. Do đó khi
BĐKH và nước biển dâng xảy ra đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và hoạt
động sản xuất của vùng. Là khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều (lên
xuống 2 lần/ngày, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m, triều cường kết
hợp với mưa nhiều đã gây ra hiện tượng ngập úng, làm thiệt hại hàng trăm hecta lúa và
hoa màu như ở Mỹ Tú, Hưng Phú, Long Hưng, ....
+ Tại khu vực tỉnh Sóc Trăng, một trong những biểu hiện BĐKH đó là hiện
tượng xâm nhập mặn, yếu tố nhiệt độ và xâm nhập mặn sẽ quyết định đến lịch thời vụ
sản xuất trên địa bàn tỉnh, ngoài ra vấn đề đất phèn – nước phèn luôn là một thử thách
cho canh tác nông nghiệp ở đây. Hàng năm, hàng ngàn hecta đất trồng bị nhiễm mặn,
hàng ngàn ha khác không thể xuống giống. Mặt khác, thời gian mặn kéo dài và có
những diễn biến phức tạp, khi đó diện tích sản xuất của vùng ngọt và ngọt hóa sẽ bị
thu hẹp một cách đáng kể, diện tích vùng mặn sẽ tăng lên (diện tích đất nhiễm mặn
ven biển Vĩnh Châu, Long Phú, Trần Đề sẽ mở rộng về phía nội đồng). Theo Sở
NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2010, hiện tượng xâm nhập
mặn sớm đã làm 118 ha lúa bị mất trắng ở 2 huyện và thành phố (Trần Đề: 110 ha;
Thành phố Sóc Trăng: 14 ha và Long Phú: 05 ha) và Mỹ Xuyên có 434 ha ước thiệt
hại 10 - 30%, riêng huyện Ngã Năm ước 13.000 ha lúa mới gieo sạ bị ảnh hưởng do
thiếu nước và xâm nhập mặn ở 1 số xã giáp ranh tỉnh Bạc Liêu. Xâm nhập mặn có thể
lên tới huyện Kế Sách làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái nước lợ, ảnh hưởng khoảng
2.300 ha cây ăn trái gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân.
+ Nông nghiệp và thủy sản là hai thế mạnh của tỉnh, thủy sản được xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp,
nông thôn. Tuy nhiên, dưới tác động của BĐKH thì ngành ni tôm bị ảnh hưởng
nặng nề nhất, do thay đổi số lượng và chất lượng nước. Những năm gần đây, do những
yếu tố bất thường của thời tiết, nắng nóng kéo dài,…làm biến động các yếu tố môi
trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, thiệt hại về ngành nuôi trồng tại tỉnh

trong thời gian qua cũng rất lớn, chỉ trong năm 2009 diện tích tơm sú thiệt hại 2.535
ha/257 triệu con/2.478 hộ (Mỹ Xuyên 976 ha, Vĩnh Châu 1.086 ha, Long Phú 328 ha,
…). Bão, nước biển dâng sẽ gây thiệt hại tồn vùng ni tơm cận biển vì đê điều ở
những khu vực này chưa được kiên cố. Nước mặn xâm nhập làm cho diện tích ngọt bị
thu hẹp dần và có thể phá vỡ mơ hình sản xuất tôm - lúa của địa phương, sinh kế người
dân ngày càng bấp bênh.
Đồng thời là tỉnh có bờ bờ biển chạy dài 72 km với 03 cửa sơng chính là cửa
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Định An, cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thanh là nơi trú ngụ nhiều loại thủy, hải sản nước lợ
và nước mặn có giá trị kinh tế và cũng là nguồn sinh kế chủ lực của người dân sống
nghề đánh bắt.. Khả năng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn tấn năm,
ngồi ra cịn có điều kiện vươn ra khai thác xa bờ để tăng sản lượng và hiệu quả khai
thác lên hơn nữa. Tuy nhiên, nguồn lợi hải sản và nghề cá sẽ bị tác động mạnh mẽ
trong thời gian tới nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu
đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm
sút. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các lồi cá cận nhiệt đới
có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn.
- Tác động về nhà ở, cơ sở hạ tầng
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ gia tăng, lốc xoáy, bão, áp thấp
nhiệt đới xảy ra do BĐKH cũng góp phần tác động không nhỏ tới xây dựng dân dụng
và nhà cửa của nhân dân tỉnh Sóc trăng, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng trũng
thấp, ven biển, hàng năm tại vùng trũng có khoảng 5.900 hộ bị ngập úng vào mùa mưa
lũ. Trong những năm qua, theo nguồn báo cáo tổng kết công tác phát triển thủy lợi

năm 2009 và kế hoạch 2010 của tỉnh đã có 82 căn nhà sập 100% (huyện Mỹ Tú: 36
căn; huyện Thạnh Trị: 23 căn; huyện Vĩnh Châu: 8 căn; Long Phú 4 căn, Ngã Năm 9
căn, Kế Sách 2 căn), nhà tốc mái 226 căn (huyện Mỹ Tú: 63 căn; huyện Thạnh Trị: 27
căn; huyện Vĩnh Châu: 33 căn; Long Phú 12 căn, Ngã Năm 68 căn, Kế Sách 23 căn,
Mỹ Xuyên 5 căn) do thiên tai tại Sóc Trăng.
Những năm gần đây các đợt triều về thường diễn biến phức tạp hơn so với năm
trước về phạm vi, thời gian và mức độ ngập cao hơn. Cụ thể, năm 2010 tại vùng trũng
thấp ảnh hưởng triều lũ xuất hiện sớm hơn vào đầu tháng 7 dương lịch đã làm ngập
hàng trăm nhà dân, nhiều tuyến đường giao thơng hư hỏng nặng, tính riêng huyện Mỹ
Tú đợt ngập lũ vừa rồi làm thiệt hại hàng ngàn ha lúa và hoa màu (khoảng 500 – 600
ha lúa), khoảng 200 căn nhà bị ngập, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng, kể cả trường học,
trạm y tế hầu hết các huyện vùng trũng bị ngập và hư hại, các tuyến đường giao thông
thấp bị ngập và xói lở (chủ yếu là các tuyến đường đan). Ngồi ra, đợt gió lốc xảy ra
vào tháng 08/2010 đã làm hàng trăm mái nhà bị lốc mái và hư hỏng nặng, hàng chục
người bị thương tại Thành phố Sóc Trăng, Mỹ Xuyên...
Tại khu vực ven biển, tác động của BĐKH là những đợt triều cường, gió lốc và
bão, nước biển dâng sẽ làm hàng ngàn hộ dân sinh sống ngoài đê bị ngập hoàn toàn.
Tại huyện Cù Lao Dung xảy ra đợt triểu 30/09/ 2010 vừa qua có khoảng 15 nghìn dân
bị ngập do nước biển dâng. Ngồi ra, sạt lở bờ mạnh từ đầu cồn Cù Lao Dung, dọc
sông Tả Hữu, sông Mỹ Thanh….

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Hình: Nhà khơng kiên cố khu dân cư sinh sống phía ngồi đê(xã An Thạnh III-CLD)

Nhìn chung, những tác động của biến đổi khí hậu, tác động gây thiệt hại lên các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động dường như sẽ giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo do giảm cơ hội tạo thu nhập.
I.2.2. Tác động đến văn hóa – xã hội
I.2.2.1. Tác động do sự thay đổi các phong tục tập quán của địa phương, tình trạng
mất cân đối lương thực, đói nghèo ...
• Tác động đến cơng tác xóa đói giảm nghèo, di dân
Tác động BĐKH có thể làm cho nền kinh tế chậm phát triển, đời sống và chất
lượng cuộc sống của con người giảm đi kéo theo là sự gia tăng dân số, đồng thời là sự
mất cân đối về dân số sẽ xảy ra. Mặt khác, khi nước biển dâng, triều cường dâng cao
sẽ làm thu hẹp diện tích khu dân cư sinh sống ven biển, ven sông trực tiếp đe dọa đến
cuộc sống người dân, người dân phải di cư vào sâu trong nội địa, đô thị và giữa các
vùng, làm mất nguồn sinh kế và xáo trộn cuộc sống người dân. Gây ra hiện tượng quy
hoạch đô thị bị phá vỡ, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số.
BĐKH, nước biển dâng làm suy giảm diện tích canh tác, thiếu lượng thực, nơi
ở và nghèo kiệt tài nguyên thiên nhiên sẽ có chuyển dịch dịng di cư của nơng dân
nghèo vùng nông thôn, vùng trũng tại các huyện Ngã Năm, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh
Trị; vùng ven biển như Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Trần Đề…bị tổn thương. Đặc biệt,
hiện nay khu vực nơng thơn tồn tỉnh đang có 3.655 căn nhà làm trên cọc, trong đó
huyện chiếm số lượng cao nhất là huyện Mỹ Tú 804 hộ, kế đến là huyện Thạnh Trị
678 hộ, huyện Mỹ Xuyên 505 hộ, huyện Vĩnh Châu 498 hộ, các căn nhà không kiên
cố ngoài đê cũng đang chiếm số lượng lớn. Điều này khiến hiện tượng di dân và đổi
chổ ở mang tính cơ học gia tăng nếu khơng có biện pháp đối phó, đồng thời khó khăn
trong quy hoạch sắp xếp lại dân cư khắc phục hậu quả khu vực bị thiên tai và phịng
tránh thiên tai.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

13



Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Hình: Tác động đến văn hóa xã hội từ việc di dân, nguồn: TS. Lê Anh Tuấn,
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
Tóm lại, BĐKH tác động rất lớn đến vấn đề xã hội của tỉnh Sóc Trăng. Nếu các
cấp, các ngành khơng có những chính sách chiến lược trong phịng tránh và thích ứng
với BĐKH thì trong những năm tới mức độ ảnh hưởng đến xã hội sẽ cao hơn, về thu
nhập bình quân đầu người giảm, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, tình trạng đói kém, thiếu
lương thực sẽ thường xuyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lây lan khơng thể kiểm
sốt được... là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của xã hội.
I.2.2.2. Tác động do mất các khu di tích lịch sử, văn hóa; các khu bảo tồn và các
điểm du lịch
Sóc Trăng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, bản sắc văn hố đa dạng
nơi hội tụ của 3 dịng văn hố người Kinh, người Khmer và người Hoa. Ngồi những
nét đặc thù chung của ĐBSCL, Sóc Trăng cịn có những đặc trưng riêng, có thể gọi
vùng đất này là xứ sở của những ngôi chùa, của những lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa
ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer.
Tồn tỉnh có gần 400 chùa, đình, thánh thất, miếu mạo, nơi lưu giữ hàng trăm di
vật, cổ vật có giá trị lâu đời, có khoảng 90 ngơi chùa Khmer, 47 chùa Hoa và trên 30
chùa Việt. Trong đó có những ngơi chùa nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Khleng,... được
Bộ Văn hóa Thể thao cơng nhận là Di tích lịch sử văn hóa; chùa Đất Sét, Đại Giác,
chùa Long Hưng (chùa Một Cột),... của người Việt, người Hoa.
Dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng sẽ làm tổn hại đến các cơng trình
di tính lịch sử, đặc biệt là các ngôi chùa đã được bảo tồn, bảo dưỡng từ lâu đời. Thời
tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao, bão lũ xảy ra kèm theo gió lốc làm tổn hại đến các cơng
trình kiến trúc của những ngơi chùa, đổ ngã và dễ bị hư hỏng nặng tại khu vực ven
biển. Theo kịch bản BĐKH tỉnh, tại vùng trũng thấp, mực nước dâng cao khi triều lên
sẽ gây ngập đa số các ngôi chùa tại khu vực, tùy thuộc vào thời gian ngập dài hay ngắn

và có thể gây thiệt hại hồn tồn, diện tích bị thu hẹp hoặc mất đi nét độc đáo của
những ngôi chùa cổ kính lưu giữ từ ngàn xưa… Đồng thời, làm gia tăng chi phí cho
việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng khó có thể trở lại vẻ nguyên vẹn ban đầu.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

14


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Không chỉ nổi tiếng với những ngơi chùa, Sóc Trăng cịn có nhiều lễ hội truyền
thống 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, chỉ riêng người Khmer có đến hàng chục lễ hội
hàng năm. Lớn nhất là tết Cốl Chnam Thmay (giữa tháng 4 DL hàng năm), lễ Dolta
(tháng 7 AL), lễ hội Oc Om Boc - đua ghe Ngo (rằm tháng 10 AL), v.v. Nền văn hóa
vốn kết tinh từ vùng sơng nước này rất nhạy cảm với BĐKH. Khí hậu cực đoan, gió
lốc, nắng mưa thất thường, ngập lũ diện rộng… sẽ cản trở việc hội tụ của ba dịng văn
hóa với nhau, nước ngập ảnh hưởng đến sức khỏe con người (đặc biệt là những vùng
sâu, ven biển, cù lao) bị cô lập hạn chế việc tham gia các Lễ hội truyền thống như đua
ghe Ngo của dân tộc Khmer, giảm dần khơng khí náo nhiệt, sơi nổi vốn có.
Là lợi thế nằm cuối nguồn sơng Hậu, tỉnh Sóc Trăng cịn được thiên nhiên ban
tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp là những cù lao (cồn) lớn nhỏ trên sông như: Cồn
Mỹ Phước, Cồn Phong Nẫm, Cù Lao Dung... Ngồi ra, cịn có sự ưu đãi này của thiên
nhiên có hàng ngàn ha rừng ngập mặn ven biển, khu du lịch sinh thái, vườn cò… như
khu du lịch sinh thái Hồ Bể (ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu); Vườn cò
Tân Long – Thạnh Trị... cũng là nơi dễ bị ảnh hưởng bởi triều cường, nước biển dâng,
bão lũ sẽ gây cô lập bởi các ốc đảo, làm giảm số lượng cũng như độ đa dạng của một
số lồi thủy sản, rừng mặn hiện có bị thu hẹp.
I.2.2.3. Ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục

Ngành giáo dục cũng là ngành không chịu tác động trực tiếp của BĐKH nhưng
là ngành chịu tác động gián tiếp. BĐKH, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa mưa
lũ gây ngập lụt một số điểm trường gây hư hỏng các cơ sở vật chất trường học làm
gián đoạn thời gian đến trường của các em học sinh. Đồng thời tăng chi phí đầu tư cho
việc kiên cố trường học.
Ngồi ra, suy dinh dưỡng và bệnh tật cũng là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ giáo
dục và khả năng học tập của trẻ em; thay đổi nơi sống và di cư sẽ làm giảm khả năng
đến trường, học tập của trẻ em; chính sách đầu tư xây dựng trường, lớp sẽ bị ảnh
hưởng do nhu cầu kinh phí sẽ giảm đáng kể.
Vì vậy, ngành giáo dục của tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL nói riêng cần có
những chính sách tun truyền cho học sinh, phụ huynh hiểu rõ những tác động tiêu
cực, những giải pháp đơn giản để phòng ngừa những tác động của BĐKH đến sự phát
triển chung của ngành giáo dục.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

15


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

CHƯƠNG II
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHỊNG
CHỐNG DỊCH BỆNH, Ơ NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ GIẢI
PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI
II.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
II.1.1. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vệ sinh phòng dịch, nâng cao sức

khoẻ con người
BĐKH và NBD ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân tỉnh Sóc Trăng và
tính dễ bị tổn hại do BĐKH gây ra đối với bệnh tật (đặc biệt là người dân tộc, người
già, trẻ em và phụ nữ), dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm
khác. Vì vậy, để đối phó và thích ứng với BĐKH toàn cầu gây ra ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng cần thực hiện một số các giải pháp sau:
- Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe từ cấp tỉnh đến cấp xã, ấp.
- Xây dựng các bể tự hoại tại mỗi hộ gia đình theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo
không xả trực tiếp nước thải sinh hoạt ra môi trường.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường: xử lý rác
thải không xả rác bừa bãi; bảo vệ rừng ngập mặn và các hệ sinh thái tự nhiên; sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học đúng cách v.v.
- Xây dựng những quy chế xử lý rác thải, nước thải, giảm ô nhiễm và bảo vệ
môi trường.
- Tổ chức phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
- Xây dựng, thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực các đội vệ sinh phòng
dịch ở xã. Phối hợp với các cơ quan chun mơn cấp trên tổ chức vệ sinh phịng dịch,
nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
- Xây dựng và nhân rộng mơ hình cộng đồng ứng phó với BĐKH và nước biển
dâng, từ một mơ hình thí điểm tại một xã của một huyện trong tỉnh sẽ nhân rộng đến
các huyện.
- Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để giám sát BĐKH, trong đó chú ý đến các
bệnh dịch, các bệnh tái xuất hiện và mới nổi.
- Nâng cao nhận thức cho người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sức khỏe và
nguy cơ phát sinh, phát triển các bệnh mới, triển khai các biện pháp phòng chống các
bệnh truyền nhiễm lây lan.
- Xây dựng kế hoạch và Chương trình nhằm kiểm soát và giám sát sức khỏe ở
những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao tại các khu vực ven biển như Cù Lao Dung,
Vĩnh Châu và Trần Đề, khu vực có diện tích đất bị ngập thường xun tại các huyện
Thạnh Trị, Mỹ Tú, Châu Thành và Ngã Năm (đặc biệt là khu vực nông thôn).

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

16


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

- Đề phòng sự lây nhiễm và truyền bệnh tật từ bên ngồi, kiểm dịch chặt chẽ
các bệnh dịch có thể phát sinh giữa các tỉnh khu vực ĐBSCL do BĐKH gây ra.
- Cần có các giải pháp can thiệp y tế khi cần thiết và ở những nơi có điều kiện
chưa tốt:
Ngành y tế cần chuẩn bị những cơ số thuốc men, dụng cụ y khoa, đào tạo các
bác sỹ có tay nghề cao trong việc chữa trị và phòng ngừa những tác động của BĐKH
khi xảy ra.
Thiết lập chuẩn y tế về vệ sinh môi trường cho các khu vực đông dân cư (thị
trấn, thành phố), xây dựng các chuẩn y tế về bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Tăng cường các giải pháp khoa học công nghệ, trang thiết bị, hệ thống kiểm
soát bệnh tật phát sinh, phát triển lây lan trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh phòng dịch của người
dân. Giải pháp tuyên truyền dưới nhiều hình thức (tờ bướm, hội đàm,…) về những tác
động tiềm ẩn, tác động đến đời sống con người do những BĐKH gây ra đối với từng
cán bộ, học sinh, sinh viên một cách sâu rộng. Tuyên truyền một cách thường xuyên
và liên tục, nhân rộng một số mơ hình điểm về bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài nguyên,
bảo vệ sức khỏe,… ra toàn thể cộng đồng.
Các hoạt động sẽ tập trung vào các khu vực dễ bị ảnh hưởng do BĐKH và nước
biển dâng, khu vực thường xuyên bị ngập úng tại các xã trong các huyện của tỉnh như
huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành; khu vực ven biển như Cù Lao
Dung, Vĩnh Châu, Trần Đề.
Công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường: Phối hợp với Ban Liên hiệp Sở Xây

dựng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Sở Tài nguyên và Mơi trường Sóc Trăng xây dựng
quy ước bảo vệ mơi trường cho khu dân cư; thành lập mơ hình Tổ tự quản về bảo vệ
mơi trường; xã hội hóa về thu gom, xử lý rác thải các huyện, thành phố trên địa bàn
tỉnh.
II.1.2. Giải pháp vệ sinh môi trường – đặc biệt là môi trường nông thôn
- Cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với các hộ sống riêng lẻ, xa khu tập trung dân cư: sử dụng các giếng
khoan có đường kính nhỏ D48 - D60, độ sâu giếng phụ thuộc vào độ sâu tầng chứa
nước.
+ Ðối với các khu vực được xác định khơng có nước ngầm phải khuyến cáo
người dân khơng tiếp tục khoan nước. Để khắc phục tình trạng thiếu nước nên xây
dựng các bể chứa nước mưa theo phương pháp truyền thống.
+ Tại các khu vực ven biển xa nguồn nước mặt, nước mặt bị ô nhiễm, nhiễm
mặn (huyện Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Long Phú) người dân sử dụng nước
ngầm làm nguồn nước cấp sinh hoạt, khuyến khích người dân tiết kiệm nước ngọt, sử
dụng nước mưa phục vụ cho sinh hoạt, hạn chế khai thác nguồn nước ngầm.
+ Tại khu vực có nguồn nước mặt phong phú, đủ trữ lượng và chất lượng đảm
bảo như huyện Mỹ Tú, Kế Sách, Châu Thành... có thể sử dụng nguồn nước mặt làm
nguồn cấp nước chủ yếu.
- Nhà tiêu hợp vệ sinh:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

17


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

+ Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ (sinh thái): Nhà vệ sinh này có thể áp dụng
tại những khu vực khan hiếm nguồn nước, khô ráo, không ngập úng. Ưu điểm là diệt

hết mầm bệnh nếu ủ và bảo quản đúng cách, giá thành phù hợp, không gây ô nhiễm
nguồn nước, có thể tận dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng.
+ Nên khuyến khích và hỗ trợ cho người dân sử dụng nhà tiêu tự hoại. Loại nhà
vệ sinh này được thiết kế gồm có 3 ngăn, có chức năng chứa và lên men trong bể. Loại
nhà tiêu này thích hợp cho các khu vực thị trấn các huyện, ven đơ thị, nơi có nguồn
nước mặt phong phú.
Tuy nhiên, do khó khăn từ nhiều yếu tố, trước mắt nên khuyến khích người dân
tại các khu vực nơng thơn của tỉnh xây dựng nhà tiêu thấm dội nước. Nhà tiêu thấm
dội nước phải đặt ở vị trí thấp hơn nguồn nước và cách nguồn nước ít nhất 10m. Có
thể xây 1 hoặc 2 bể chứa phân tùy từng gia đình. Chèn một lớp cát xung quanh làm
tăng khả năng lọc cho bể. Đáy bể chứa không xây. Các thành bể xây bỏ trống nhiều lỗ
thấm. Thành bể xây cao hơn mặt đất khoảng 20 cm để ngăn nước mưa tràn vào bể. Bệ
xí và nhà che mưa nắng có thể đặt trực tiếp trên hố chứa phân hoặc đặt trên nền đất. Bệ
xí có ống xi phơng để tạo nút nước và ống dẫn phân đổ vào bể.

Hình: Mơ hình nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn
- Kiểm soát tình hình quản lý thu gom và xử lý rác tại các huyện trong tỉnh
+ Thành lập các bãi trung chuyển, tập trung rác thải và định kỳ, huyện cần có
đội ngũ đến các điểm tập trung để thu gom rác đến bãi rác của huyện. Riêng tại các
huyện khơng có bãi chơn lấp nên kết hợp với các huyện lân cận để xây dựng bãi rác
hợp vệ sinh.
+ Đối với những khu vực trũng thấp, ngập lũ, huyện cần có đội ngũ thu gom rác
và khuyến khích người dân nên thu gom rác triệt để trước khi mùa lũ đến.
+ Cần xây dựng bãi rác hợp vệ sinh tại các huyện, đặc biệt là các huyện vùng
trũng. Nhằm giải quyết được vấn đề cấp bách trong công tác quản lý, xử lý rác thải và
vệ sinh môi trường tại các bãi rác tập trung các huyện, cụ thể trước mắt là khắc phục
tình trạng rác tràn lan, lượng nước rỉ rác chảy tràn ra khu vực xung quanh, mùi hôi
thối, côn trùng gây mất vệ sinh. Về lâu dài là ngăn cản sự xâm nhập gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm cho khu vực.


TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

18


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

Rác tái sinh

Rác thải

Phân
loại

Rác độc hại

Đưa đi tái chế

Chôn lấp hợp vệ
sinh

Rác hữu cơ
Tiêu hủy giảm thể
hữu cơ phân
tích
loại
Hình: Quy trình cơng nghệ xử lý rác
II.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ AN SINH XÃ HỘI
II.2.1. Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với

giải quyết việc làm
Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát
triển mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợ người dân có
việc làm, tăng thu nhập là giải pháp xố đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
tích cực, hiệu quả, bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, một mặt phải hồn thiện
các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh
doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn nông thôn; mặt khác phải tiếp tục thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm gắn với thực hiện đề án Đổi mới và
phát triển dạy nghề đến năm 2020, chương trình dạy nghề cho lao động nơng thơn với
các giải pháp tồn diện, đồng bộ và có hiệu quả. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ
cho cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay ưu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên.
II.2.2. Quy hoạch vùng dân cư tránh ngập, nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân:
- Chính sách di dời các hộ dân cư đang sinh sống tại những khu vực nhiều rủi
ro.
Tại tỉnh Sóc Trăng, số lượng nhà dân sinh sống ngoài đê biển, đê sơng đang cịn
nhiều, là những khu vực gặp rủi ro cao do tác động của BĐKH và nước biển dâng. Do
đó, cần thớng kê sớ hợ và sớ dân hiện đang cư trú dọc bờ biển, đê sông những nơi bị
đe dọa xâm thực, bố trí dân cư theo tuyến, cụm, đến nơi cư trú mới an toàn trên từng
độ cao mà không làm tổn hại đến sự ổn định của địa mạo, cụ thể tại các xã Vĩnh Châu,
Lai Hòa, Vĩnh Tiến – huyện Vĩnh châu, xã An Thạnh III – huyện Cù Lao Dung…
- Chính sách hỗ trợ tôn cao nền nhà khu vực dân cư nông thôn thuộc vùng trũng
thấp như các xã nông thôn thuộc huyện Châu Thành, Mỹ Tú… hầu hết bị ngập vào
mùa mưa lũ.
- Chính sách hỗ trợ, tái định cư và xây dựng nhà kiên cố cho nhân dân khu vực
thường xuyên chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Xác định các địa bàn cư trú mới tiềm năng, xây dựng các khu tái định cư cho
nhân dân các vùng đất bị ngập nước có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện,
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


19


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

đường, trường, trạm, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường phù hợp với
phong tục tập quán và văn hóa của nhân dân.
- Xây dựng các mơ hình nhà ở thích hợp cho các hộ dân cư nhằm thích ứng với
BĐKH và nước biển dâng.
II.2.3. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên nghiên cứu xây dựng và áp
dụng các cơ chế bảo hiểm thích hợp để giúp người dân tham gia được nhằm
chuyển rủi ro cho các tổ chức tín dụng
Trong điều kiện có những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh có xu hướng gia tăng cùng với tác động tiêu cực kinh tế thị trường, việc phát
triển hệ thống bảo hiểm và sự tham gia rộng rãi của người dân được coi là giải pháp
quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các tác
động bất lợi về xã hội, mơi trường:
Cần khẩn trương hồn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách
nhằm phát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững, với chất
lượng được nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh và xã hội.
Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động, trong đó
có chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp, lao động ở nơng thơn tham gia
các loại hình bảo hiểm xã hội.
Tiếp tục hồn thiện đồng bộ các chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và khám
chữa bệnh. Đặc biệt, cần được sự hỗ trợ phù hợp của Nhà nước cho các đối tượng
tham gia trong tỉnh, nhất là người dân tộc Khơme, người nghèo, cận nghèo, trẻ em, các
đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội.
II.2.4. Thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo bền vững.

Trong thập kỷ tới, xố đói giảm nghèo vẫn là một nhiệm vụ bức thiết với quy
mô rộng lớn, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và là một trọng tâm
trong công tác bảo đảm an sinh xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói
riêng. Các chính sách và giải pháp xố đói giảm nghèo phải thiết thực, đồng bộ cả về
hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống, nâng cao khả năng tự vươn lên thoát nghèo bền
vững của người dân khu vực.
Các chính sách và giải pháp xố đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên
cả 3 phương diện, đó là:
- Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y
tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất,
tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề.
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn.
II.2.5. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội
trong tỉnh.
Hiện nay, nhu cầu trợ giúp đột xuất còn rất lớn do tỷ lệ người nghèo hộ nghèo,
cận nghèo trong tỉnh còn cao, đa số người già chưa được hưởng chế độ hưu trí, tác
động của dịch bệnh, thiên tai gây thiệt hại ngày càng lớn. Hồn thiện các chính sách và
phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

20


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

ro, theo hướng cùng với việc tăng cường trợ giúp thường xuyên và đột xuất từ ngân
sách. Đồng thời, thực hiện cơ chế cho vay bền vững để tăng cường khả năng kinh tế
cho các hộ gia đình để họ có thể thực hiện ứng phó với BĐKH và NBD một cách hiệu

quả… Tiếp tục mở rộng đối tượng và điều kiện hưởng thụ trợ giúp xã hội đến các hộ
dân dễ bị tổn thương với mức trợ giúp phù hợp.
Đẩy mạnh việc chủ động phịng chống và ứng phó kịp thời có hiệu quả thiên
tai, tác động của biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại về người và của, nghiên cứu
hình thành các quỹ dự phịng và cơ chế trợ giúp tại các địa phương để hỗ trợ kịp thời
cho nhân dân khi có rủi ro đột xuất.
II.2.6. Huy động sự tham gia của toàn cộng đồng để thực hiện tốt an sinh xã hội
An sinh xã hội có bản chất xã hội sâu sắc gắn kết hữu cơ giữa quyền lợi và
trách nhiệm của mỗi người với mỗi đơn vị trong tỉnh, phải thực hiện chủ trương “các
chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hố”. Phải huy động các nguồn
lực của tồn xã hội để nâng cao an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách nhằm mở rộng sự tham gia của mọi chủ
thể vào cung cấp ngày càng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn các dịch vụ công cộng.
Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân nơi đây đề cao trách nhiệm, nâng cao năng
lực và tham gia thiết thực vào việc bảo đảm an sinh xã hội. Khuyến khích phát triển
các mơ hình an sinh xã hội tự nguyện ở cộng đồng, các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ công cộng theo cơ chế phi lợi nhuận và các hình thức hợp tác công - tư. Đẩy mạnh
các cuộc vận động xã hội như: ngày vì người nghèo, phong trào tương thân tương ái,
xây dựng nhà tình nghĩa.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG (CEE)

21


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng là vùng đất

thấp ven biển của Việt Nam, đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH gây
ra. Nhiệm vụ trước mắt hiện nay của tỉnh cần rà soát, thống kê lại số tài sản thiệt hại,
nắm lại tình hình di dân, nhà cửa, kho tàng, bến bãi, các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
diện tích ao đầm, vng ni trồng thủy sản; hệ thống cống đập, đê ngăn mặn, rừng
phòng hộ, lộ giao thông... ở các địa bàn dân cư và khu vực ven biển. Trên cơ sở đánh
giá mức độ của yếu tố khí hậu cực đoan xảy ra trên địa bàn tỉnh như biểu hiện thời tiết
ngày một khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, lũ lụt hồnh hành với thời gian ngập lâu
hơn… Ơ nhiễm mơi trường do BĐKH và nước biển dâng ngày một tăng, chất lượng
nước sinh hoạt không đảm bảo, dịch bệnh ở người và vật nuôi vẫn xảy ra làm ảnh
hưởng tới sức khoẻ và kinh tế người dân.
Do đó, trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Sóc Trăng cần có
giải pháp phịng chống dịch bệnh, ơ nhiễm mơi trường và an sinh xã hội cụ thể:
- Tăng cường công tác bảo vệ mơi trường vệ sinh phịng dịch, vệ sinh môi
trường nông thôn, tăng cường năng lực y tế cơ sở.
- Tổ chức thực hiện và liên tục bổ sung, hồn thiện Chương trình hành động
cộng đồng ứng phó với BĐKH và NBD
- Trên cơ sở đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
gắn với giải quyết việc làm.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên nghiên cứu xây dựng và áp
dụng các cơ chế bảo hiểm thích hợp để giúp người dân được tham gia nhằm chuyển
rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo bền vững.
- Huy động sự tham gia của tossssàn cộng đồng để thực hiện tốt an sinh xã hội.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

22


Nghiên cứu các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến

sức khỏe cộng đồng và các giải pháp về an sinh xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo cáo HTMT năm 2006-2009 - Sở TNMT - Năm 2009

2.

Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng – Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam
Bộ - Năm 2010.

3.

Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2009 – Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng – Năm
2009.

4.

Báo cáo Quy hoạch bố trí dân cư nơng thơn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2006 2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở NN&PTNT - Năm 2007

5.

Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường năm 2009 Sở TNMT - Năm 2009

6.

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2009 và kế hoạch nhiệm vụ
công tác năm 2010 ngành Tài nguyên và Mơi trường Sóc Trăng - Sở TNMT Năm 2009


7.

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 - Sở Công thương - Năm 2007

8.

Dự án rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch và VSMT nơng thơn
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020 - Sở
NN&PTNT - Năm 2009

9.

Kế hoạch KTXH 2006-2010 và phương hướng 2011-2015 - Sở TNMT - Năm
2009

10. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng - UBND
tỉnh - Năm 2009

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

23



×